Niên luận Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: Giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Giao thông là một hoạt động mang tính xã hội cao vì nó gắn liền với cuộc sống của con người, thông qua kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy giao thông đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi giao thông phát triển và tình hình trật tự an toàn giao thông được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền đề thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yều tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Do đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp. Trước diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và hậu quả do tai nạn gây ra. Song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ cấu, phân luồng giao thông, tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, kiểm định phương tiện, cấm các loại xe không đủ thông số kĩ thuật lưu hành, Chính phủ và các cấp ngành liên quan cũng chú trọng tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thể hiện được một cách đầy đủ chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ ta đối với lĩnh vực an toàn giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành luật giao thông đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và tài sản. Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình, với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua và nhiều tuyến đường nhánh giao thông khác, với mật độ xe lưu thông lớn. Cùng với xu hướng phát triển chung của Đất nước, Lệ Thủy đang từng bước đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các dự án đầu tư cho việc phát triển giao thông vận tải ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Lệ Thủy đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch, giải tỏa mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng vè phương tiện tham gia giao thông, tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn diễn ra rất phức tạp, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình diễn biến và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, trong phạm vi của bài niên luận này, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ” và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục này; c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này; d. Gây tổn hại cho sức khỏe năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những nhười này từ 200% trở lên; e. Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này; g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên. Khung 4: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đó là khả năng rõ ràng, tất yếu đối với hành vi vi phạm đó. Trong hoàn cảnh cụ thể ấy, nếu không được ngăn chặn, khắc phục kịp thời thì hậu quả nghiêm trọng tất yếu sẽ xảy ra. Hình phạt bổ sung: Ngoài những hình phạt chính được nêu ở trên, người phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 4. Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ: Luật Hành chính và luật Hình sự có nhiều điểm tương đồng nhau và có nhiều mối quan hệ bởi cả hai ngành luật này đều là luật công. Trong cùng một lĩnh vực quản lý Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, cả hai ngành luật đều được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm. Người phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều là chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Về nguyên tắc, một cá nhân không đồng thời bị truy cứu cả hai loại trách nhiệm trên về cùng một hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ và hành vi “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa hai hành vi này là tình chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra. Nếu một hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác thì chỉ bị xử phạt hành chính chứ không phải là tội phạm. CHƯƠNG HAI TÌNH HÌNH TỘI “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ TẠI HUYỆN LỆ THỦY-TỈNH QUẢNG BÌNH. 1. Tình hình tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tại huyện Lệ Thủy- Quảng Bình: Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ là thị trấn Kiến Giang. Nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía nam giáp huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp Lào, phía đông là biển. Dân số 15 vạn dân, đơn vị hành chính gồm 28 xã, thị trấn. Với vị trí địa lý như vậy, Lệ Thủy có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển với nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường 16… Bên cạnh đó là mạng lưới đường giao thông liên thôn, liên xã phát triển rất nhanh. Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để nâng cao cuộc sống con người. Giao thông mang chức năng giao lưu gắn liền hoạt động của con người từ địa phương này đến địa phương khác và trên phương diện toàn cầu. Do đó, giao thông đường bộ có mối quan hệ gắn kết quan trọng đối với các hoạt động của đời sống, đồng thời góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội như vậy thì một trong những mặt trái của giao thông đó là “tai nạn giao thông”. Trong những năm gần đây, toàn quốc nói chung và trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Nguyên nhân thường là do người dân khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ không chấp hành luật An toàn giao thông đường bộ, có những hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như vi phạm về tốc độ, tránh vượt sai quy định, không quan sát, sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện…và điều quan trọng nhất, nguyên nhân chủ yếu nhất là do người tham gia giao thông không có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, không tìm hiểu cũng như có ít hiểu biết về luật an toàn giao thông đường bộ và các quy định pháp luật liên quan. Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về các giải pháp nhằm kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 22-CT-CT/TW ngày 24/02/2003 của ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ năm 2003 đến 2005, các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực triển khai và thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ đã có những diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông đường bộ tăng so với những năm trước. Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2007, cả nước đã xảy ra 7386 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 6320 người, bị thương 5866 người, giảm 165 vụ, 771 người bị thương nhưng lại tăng 536 người chết so với cùng kỳ năm 2006. Và theo thống kê của tổng cục cảnh sát, trong sáu tháng cuối năm 2007, cả nước đã xảy ra 7616 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 6465 người, bị thương 5929 người. So với sáu tháng cuối năm 2006 thì số vụ tai nạn giao thông đã giảm 205 vụ, số người bị thương giảm 881 người, tuy nhiên số người chết lại tăng 523 người. Số vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng ngày càng tăng. Trên cả nước, tỷ suất tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là 27,6 người/100000 dân, như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 40 đến 50 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trên cả nước, đây là tỷ lệ đứng đầu về nguyên nhân tử vong ở Việt Nam. Lệ Thủy là một huyện đang có những bước phát triển về kinh tế, với vị trí địa lý khá đặc biệt với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của đất nước chạy ngang qua, có đủ các loại hình giao thông thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế, xã hội. Lệ Thủy đang trong quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng dần được chỉnh trang, mức sống người dân ngày càng được nâng cao. Những năm gần đây, do tình trạng nhập ồ ạt các loại phương tiện ô tô, xe máy trong nước ngày càng nhiều nên hầu hết các gia đình ở huyện Lệ Thủy đều có xe gắn máy, nhiều gia đình còn có xe ô tô, xe tải để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Cũng như cả nước, thời gian gần đây, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tai nạn giao thông đường bộ. Theo thống kê, chỉ riêng trong quý I năm 2008, trên địa bàn huyện đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 16 người, bị thương 9 người, thiệt hại về tài sản ước tính lên tới 124 triệu đồng, phần lớn các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển xe môtô, xe gắn máy gây ra. Bảng 1: Năm TNGT (vụ) Số người chết Số người bị thương Thiệt hại tài sản (triệu đ) 2005 2006 2007 2008 28 34 35 43 4 45 29 9 21 45 129 305 Tổng 126 139 87 500 Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ Trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2005-2008 (Nguồn: Công an huyện Lệ Thủy) Theo những số liệu có được, có thể thấy rằng, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2002 – 2008 có diễn biến rất phức tạp. Giai đoạn 2005 – 2006 có sự gia tăng lớn về tổng số vụ tai nạn giao thông và cả những thiệt hại mà nó gây ra. Số vụ tai nạn giao thông tăng 23 vụ, số người chết tăng 6 người, bị thương tăng 41 người, thiệt hại về tài sản tăng 24 triệu đồng. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc kiềm chế đi tới giảm dần tai nạn giao thông, công an huyện Lệ Thủy đã tăng cường thực hiện giám sát tuần tra giao thông đường bộ thông, phối hợp với các ban, ngành, địa phương đề ra được những phương án kịp thời, hiệu quả như tăng cường công tác tuyên truyền việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, không lấn chiếm lòng lề đường, mở nhiều lớp học về luật giao thông và tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, vv... Song song với các giải pháp giáo dục tuyên truyền, các biện pháp xử lý vi phạm giao thông đường bộ bao gồm công tác giải tỏa hành lang đường bộ bị lấn chiếm, phương tiện tham gia lưu thông không đủ tiêu chuẩn, các hành vi vi phạm giao thông nói chung, người điều khiển phương tiện giao thông nói riêng gây ra được tăng cường xử lý nghiêm nên đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn, trật tự trên các tuyến đường. Vì vậy công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian qua đã có những bước tiến mới. Theo số liệu hàng năm báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện trong những năm từ 2006-2008, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn huyện liên tục giảm, từ 44 vụ năm 2006 xuống còn 33 vụ năm 2007 và đến năm 2008 thì chỉ còn 28 vụ tai nạn giao thông . Số người bị thương do tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể, nhất là năm 2008 chỉ còn 9 người bị thương. Mặc dù tổng số vụ tai nạn giao thông có giảm đáng kể nhưng mức độ hậu quả và số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có xu hướng tăng. Từ 2006-2008, số ngừời chết do tai nạn giao tăng lên 9 người, thiệt hại về tài sản tăng cao, từ 45 triệu đồng năm 2006 lên 305 triệu đồng năm 2008. Trên thực tế, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xảy ra trên tất cả mọi tuyến đường và trên tất cả địa bàn các xã thị trấn. Tuy nhiên trên các tuyến đường như Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường Tỉnh lộ 16. Các “điểm đen” – điểm thường xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản là các các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy trên đường Quốc lộ 1A đi qua trong đó “điểm đen” nổi nhất là xã Hồng Thuỷ và xã Sen Thuỷ; Trên đường Hồ Chí Minh là cá đoạn chạy qua các xã Phú Thủy, Sơn Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Nông trường Lệ Ninh. Bảng 2: Tuyến đường Tai nạn giao thông (vụ) Va chạm giao thông (vụ) Quốc lộ 1A Đường Hồ Chí Minh Đường 16 Đường liên xã khác 22 6 1 4 50 6 12 23 Bảng thống kê số vụ tai nạn giao thông xảy ra tại các tuyến đường trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2007 (Nguồn:Công an huyện Lệ Thủy). Từ những số liệu thu thập được về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm qua cho thấy cơ cấu và tính chất của các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hết sức phức tạp. Về cơ cấu lỗi: Người dân khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ, do không có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông nên dẫn đến hậu quả là tai nạn xảy ra. Những lỗi mà người tham gia giao thông đường bộ thường gặp là rất đa dạng nhưng nguyên nhân chủ yếu đều do người dân không nắm vững về luật an toàn giao thông đường bộ và một nguyên nhân mang tính chất nguyên nhân chính của các vụ tai nạn đó là ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ còn quá thấp dẫn đến việc vi phạm các quy định của luật an toàn giao thông đường bộ như đi không đúng phần đường quy định; thiếu quan sát; tránh vượt sai quy định; không làm chủ tốc độ… Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ là do người điều khiển phương tiện giao thông không đi đúng phần đường quy định (chiếm tới 50.79%) , đứng vị trí thứ hai trong các lỗi dẫn đến tai nạn giao thông là do thiếu quan sát khi tham gia giao thông (15.08%) và lỗi tránh vượt không đúng quy định (13.49%) … Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như do người đi bộ gây ra hoặc do người điều khiển phương tiện tự ngã… Bảng 3: Lỗi Tai nạn giao thông Va chạm giao thông Số vụ Tỉ lệ (%) Số vụ Tỉ lệ (%) Đi không đúng phần đường Tránh vượt không đúng quy định Thiếu quan sát Không làm chủ tốc độ Không chấp hành biển báo Do người đi bộ Nguyên nhân khác 64 17 19 8 7 4 7 50.79 13.49 15.08 6.35 5.56 3.17 5.56 181 62 59 25 34 12 14 46.77 16.02 15.25 6.46 8.79 3.1 3.61 Bảng cơ cấu lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2005-2008 (Nguồn: Công an huyện Lệ Thủy). Về hậu quả do tai nạn giao thông đường bộ gây ra: Trong thời gian từ năm 2005-2008, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã xảy ra 126 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 139 người, bị thương 87 người, thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng. Mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu của ngành y tế tỉnh Quảng Bình, cứ 100 người vào cấp cứu thì đã có 21 người là do tai nạn giao thông đường bộ, và có tới 59% bệnh nhân chết nếu cần đến phẫu thuật. Các phương tiện giao thông sau khi xảy ra tai nạn thường hư hỏng rất nặng và không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Thiệt hại về tài sản là rất lớn. Về cơ cấu các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ: Những năm gần đây, hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Lệ Thủy đang có những bước đổi mới về mọi mặt. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được chú trọng nâng cấp, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại ngày càng tăng, cùng với đó là việc nhập ồ ạt các loại phương tiện xe môtô, xe gắn máy trên cả nước nên hầu như các gia đình ở Lệ Thủy đều có xe gắn máy, xe ô tô…phục vụ cho việc đi lại và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông thì số vụ tai nạn giao thông đường bộ cũng tăng theo. Theo thống kê của công an huyện Lệ Thủy thì chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ là xe môtô, tiếp theo đó là ôtô và xe đạp. Trong đó, loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất là xe môtô, luôn trên 50%. Bảng 4: Phương tiện Tai nạn giao thông Va chạm giao thông Số vụ Tỉ lệ (%) Số vụ Tỉ lệ (%) Môtô Ôtô Xe đạp Phương tiện khác 18 9 1 3 54.54 27.27 3.03 9.16 64 24 2 1 70.33 26.37 2.20 1.10 Bảng cơ cấu các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ Trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2007 (Nguồn: Công an huyện Lệ Thủy). Những năm gần đây, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ, công an huyện Lệ Thủy đã có những biện pháp cụ thể, hiệu quả góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn, số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ thông ngày càng đông với nhiềuloại hình khác nhau trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ còn mỏng khó có thể kiểm soát được cả địa bàn rộng lớn, vì vậy,dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng tai nạn giao thông vẫn xảy ra. Đối tượmg tham gia giao thông đường bộ thông đông nhất trên địa bàn huyện là thanh niên trong lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 70 % số người tham gia giao thông, và số người bị tai nạn giao thông đường bộ đông nhất cũng là thuộc nhóm này. 2. Thực tiễn đấu tranh, điều tra, xử lý đối với tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” trên địa bàn huyện Lệ Thủy-Quảng Bình. 2.1: Công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”: 2.1.1: Công tác tham mưu, tuyên truyền: Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc kiềm chế đi tới giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, những năm qua, công an huyện Lệ Thủy đã có những biện pháp cụ thể, hiệu quả, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hằng năm, tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành các công văn, chỉ thị về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Chỉ thị 06/2007 ngày 23 tháng 04 năm 2007; công văn số 259/ UBND-CA ngày 14 tháng 05 năm 2007…, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về việc giải quyết các điểm đen về tai nạn giao thông trên địa bàn huyện. Phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền về luật an toàn giao thông đường bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bài hò vè, pano, áp phích…Đồng thời, nhằm giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và luật an toàn giao thông đường bộ nói riêng cho cán bộ và nhân dân thì hằng quý,công an huyện Lệ Thủy sẽ gửi thông báo về tình hình tai nạn giao thông đường bộ và vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của cán bộ, giáo viên, học sinh đến từng đơn vị. 2.1.2: Công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ: Tăng cường việc tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, thành lập các ban an toàn giao thông ở các xã, thị trấn. Phối hợp với công an các xã, thị trấn tiến hành tuần ttra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về an toàn giao thông đường bộ…Chỉ tính riêng trong năm 2007, công an huyện Lệ Thủy đã tiến hành 237 ca tuần tra với số lượt các bộ chiến sĩ tham gia là 1007 đồng chí. Đã có 4131 phương tiện bị đón dừng, trong đó đã lập biên bản 1987 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 507295000 đồng. Đánh dấu vi phạm trên 87 giấy phép lái xe, tước giấy phép lái xe đối với 34 trường hợp và thu giữ 51 xe không có nguồn gốc hợp pháp. 2.1.3: Kết quả điều tra xử lý các hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”: Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục về luật an toàn giao thông đường bộ,tăng cường tuần tra kiểm soát hoạt đông giao thông trên các tuyến đường thì việc điều tra, xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là một nguyên tắc trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nói riêng. Xử lý nghiêm minh những người thực hiện hành vi phạm tội là nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự nước ta. Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội mà họ gây ra. Việc xử lý nghiêm minh người phạm tội không chỉ nhằm mục đích trừng phạt, giáo dục chính họ mà còn nhằm răn đe, giáo dục người khác không phạm tội, mang tính phòng ngừa chung trong xã hội. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Lệ Thủy, hầu hết các loại tội phạm đều được xử lý nghiêm minh, đúng theo quy định pháp luật, trong đó có tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lệ Thủy từ năm 2005-2008, riêng đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, đã khởi tố 75 vụ với tổng số bị can là 97 bị can. Theo báo cáo kết quả điều tra xử lý tai nạn giao thông đường bộ của Công an huyện Lệ Thủy, năm 2007 đã có 33 vụ tai nạn giao thông đường bộ, trong đó đã khởi tố 14 vụ về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” ; không khởi tố 9 vụ; chuyển qua PC:14 là 2 vụ; chuyển quân đội 1 vụ và xử lý hành chính 7 vụ. Để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ , bên cạnh việc xử lý nghiêm minh đối với những người vi phạm, giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ trong cộng đồng dân cư thì lãnh đạo địa phương cũng đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ như đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, thường xuyên tổ chức thi sát hạch lấy bằng lái xe cho người diều khiển phương tiện, tuyên truyền cho người tham gia giao thông nắm vững luật an toàn giao thông đường bộ với nhiều hình thức phong phú. Các cơ quan chức năng tích cực tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đã giải quyết căn bản những xe quá thời hạn sử dụng theo đúng NĐ92/CP của Chính phủ. Đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ đảm bảo các điều kiện tiêu chẩn theo đúng quy định pháp luật, tổ chức đăng ký biển số các phương tiện chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ . 2.2: Một số vướng mắc trong công tác điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Mặc dù công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được tăng cường hơn trước, luật giao thông đường bộ, các nghị định được ban hành, nhiều chủ trương, biện pháp của Nhà nước, của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện được áp dụng và thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên trong quá trình thực hiện công tác điều tra, xử lý, giải quyết đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn gặp phải những khó khăn vướng mắc như hiện trường vụ án; xác định hậu quả ban đầu; công tác giám định; công tác khám nghiệm… Do các điểm đen về tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện thường tập trung chủ yếu trên dọc tuyến đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua các xã Hưng Thủy, Sen Thủy, Hồng Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy…và đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua các xã Phú Thủy, Sơn Thủy,Trường Thủy, Văn Thủy…Đây là những địa bàn khá thưa dân, nhà dân ít, xe chạy trên những tuyến đường này lại chủ yếu là xe chạy đường dài, chạy tuyến Bắc-Nam…Tai nạn phần lớn xảy ra ban đêm nên thường khó phát hiện sớm được. Do vậy, khi các cơ quan chức năng đến giải quyết thì hiện trường vụ án thường đã có sự thay đổi, không được giữ nguyên như ban đầu. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ sau khi gây tai nạn thường có tâm lý hoảng sợ, mất bình tĩnh nên đã không có những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Sau khi gây tai nạn, thay vì phải có hành vi cứu giúp người bị nạn và phải báo ngay cho cơ quan chức năng đến giải quyết thì do hoảng sợ, người gây tai nạn lại bỏ mặc người bị nạn và có ý chạy trốn khỏi hiện trường để che giấu hành vi phạm tội và trốn tránh trách nhiệm. Điều này không những gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan chức năng, mà trên thực tế thì trong nhiều trường hợp nếu họ bình tĩnh, có những hành động cụ thể để cứu giúp người bị nạn, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn mà họ gây ra thì hậu quả nghiêm trọng đã không xảy ra. Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều tra phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng là mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực sự việc đầu tư trang bị máy móc kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, công tác điều tra xử lý vi phạm hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Việc trang bị máy móc kỹ thuật phục vụ công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ như máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn trong máu…vẫn còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng do những hạn chế về điều kiện vật chất kỹ thuật nên công tác giám định hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân cũng gặp nhiều khó khăn, khi có những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra thì thường phải đợi đội ngũ chuyên gia giám định của tỉnh lên thực hiện. Theo nguyên tắc của Luật hình sự thì mọi nguyên nhân chết mà phải xử lý hình sự đều phải được kết luận bằng kết luận tại bản kết luận Giám định pháp y. Tuy nhiên, trong thực tế, công việc này đã gặp không ít trở ngại do phía gia đình bị hại trong vụ tai nạn giao thông cản trở không cho mổ tư thi vì nhiều lý do.Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật của ta vẫn có sự chồng chéo, gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống tội phạm về trật tự an toàn giao thông nói riêng. CHƯƠNG BA NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1. Nguyên nhân của tội " Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ": Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,việc tìm hiểu, xác định những nguyên nhân dẫn đến tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ giúp các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xét xử tội phạm mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giúp các cơ quan thẩm quyền trong việc tìm ra được những giải pháp hợp lý, kịp thời để hạn chế, ngăn chặn tội phạm phát triển. Đối với tội " Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ " trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, có thể nêu lên được một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Hòa với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, Lệ Thủy là địa phương đang trong quá trình chuyển mình phát triển. Dù có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở, nhưng thật sự cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đảm bảo an toàn giao thông đường bộ vẫn còn nhiều khó khăn. Đường sá cầu cống chưa được nâng cấp đúng mức trong khi mật độ phương tiện tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng, tất yếu dẫn đến tình trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn không được đảm bảo. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đường bộ còn hạn chế. Người dân ít có điều kiện tiếp xúc hoặc ít được trang bị những kiến thức về luật an toàn giao thông đường, luật hình sự, luật dân sự…và những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ . Trong khi đó, hoạt động tuyên truyền vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia vào hoạt động giao thông dù được quan tâm nhưng vẫn chưa đồng bộ, nhiều nơi bị bỏ ngõ. Thứ hai: Quá trình đấu tranh với những hành vi phạm tội cũng như những người vi phạm các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được tăng cường, các văn bản pháp luật liên quan được ban hành và thực hiện. Nhưng trên thực tế, trong quá trình thực hiện lại thiếu những biện pháp duy trì, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương còn thiếu đồng bộ, có nơi, có lúc còn bị buông lỏng. Hiện tượng coi thường kỷ cương trật tự, vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ trong xã hội còn mang tính phổ biến. Bên cạnh đó là những khó khăn về phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và công tác điều tra xử lý tội phạm " Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ". Ngoài ra còn có những khó khăn về thời hạn điều tra cũng như khó khăn về định giá tài sản thiệt hại. Công tác tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe cũng gặp khó khăn, cả huyện chỉ có một điểm thi sát hạch trong khi nhu cầu sử dụng, điều khiển xe là rất lớn. Tính đến năm 2008 cả huyện đã có hơn 3000 xe được đăng ký tại cơ quan công an huyện. Thứ ba: Một nguyên nhân nữa, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông đường bộ và tội phạm " Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ " ngày càng tăng, đó là do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông quá thấp. Hành vi của con người trong xã hội bao giờ cũng thể hiện sự tương tác lẫn nhau giữa người đó với môi trường bên ngoài. Hành vi phạm tội là kết quả sự tác động lẫn nhau giữa nhân tố bên ngoài của hiện thực khách quan và trạng thái tâm lý bên trong con người. Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý. Tuy nhiên, sự xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ luôn gắn liền và chịu sự chi phối bởi các hoạt động có ý thức của người tham gia giao thông. Phần lớn trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, trước đó người điều khiển phương tiện vẫn luôn ý thức được tình trạng của mình khi tham gia giao thông, hoặc ý thức được hành vi của mình có nguy hiểm không, nhưng do chủ quan hoặc do thói quen tùy tiện nên người điều khiển phương tiện vẫn tiếp tục tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ bất chấp hậu quả có thể xảy ra. Ý thức của người dân trong việc tự giác chấp hành luật giao thông là rất thấp. Theo thống kê cho thấy, gần 80% số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra là do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện; 70% người điều khiển xe môtô không sử dụng phanh tay; 40% người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không sử dụng đèn tín hiệu khi cho xe chuyển hướng (lỗi này tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn)… Hiện nay mật độ xe lưu thông ngày càng lớn, số người tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ngay càng tăng, trong đó số người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia vào hoạt đông giao thông đường bộ là không ít. Do nhu cầu đi lại và nhiều lý do khác mà người tham gia giao thông bất chấp những quy định của pháp luật, sử dụng và điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe theo quy định hoặc không có chút hiểu biết gì về luật an toàn giao thông đường bộ…Với tình trạng đó thì việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và để xảy ra tai nạn là điều không thể tránh được. Bên cạnh việc người dân không nắm vững luật, hoặc chưa có những kiến thức luật cần thiết khi tham gia giao thông thì một tình trạng khá phổ biến hiện nay là có nhiều người điều khiển phương tiện khi tham gia vào các hoạt động giao thông đường bộ dù đã biết các quy định của luật giao thông đường bộ nhưng vẫn bất chấp, không chấp hành và xem việc không chấp hành đó là thói quen của họ. Một vài ví dụ về những hành vi cố tình không chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ thường gặp nhất là: Ai cũng biết, khi đi qua những giao lộ có đèn tín hiệu, nếu đèn đỏ bật lên hướng bên mình thì phải dừng lại. Tuy nhiên, có rất nhiều người trong trường hợp đó nếu quan sát thấy không có xe hoặc không có công an thì vẫn cho xe chạy. Hoặc có nhiều người lấy việc chạy xe lạng lách đánh võng, gây hoảng sợ cho những người đi đường khác là thú vui cho bản thân…Nhiều người khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ xem việc chấp hành luật giao thông đường bộ chỉ là để đối phó với công an chứ không phải là trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện để tự bảo vệ mình và những người xung quanh. Có thể nhận thấy một cách dễ dàng là ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của những người điều khiển phương tiện tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ là còn rất thấp, và đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Thứ tư: Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan được nêu ở trên thì có một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” gia tăng, đó là những hạn chế trong các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, nhiều điều khoản trong các văn bản pháp luật hiện nay của nước ta đã thể hiện sự kém hiệu quả và lỗi thời. Những quy định của pháp luật trong việc xử lý đối với người vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ hoặc người phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội. Ví dụ: Khoản 5 Điều 13 Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng12 năm 2005 của Chính phủ về quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người điều khiển phương tiện xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự xe môtô như sau: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau: a/ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. b/ …. ’’ Rõ ràng hành vi vi phạm trên chứa đựng tính nguy hiểm cao, xâm hại đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhưng mức phạt quy định như vậy lại quá thấp. Hay tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” cũng không quy định rõ từng hành vi cụ thể để áp dụng một khung hình phạt cụ thể mà lại quy định khung hình phạt quá rộng. Thực tế cho thấy, các vụ án liên quan đến an toàn giao thông đường bộ thường được xử phạt ở khung hình phạt thấp hoặc dưới khung hình phạt do áp dụng quá nhiều tình tiết giảm nhẹ khung hình phạt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho người điều khiển phương tiện giao thông không nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, thậm chí là xem thường các quy định của pháp luật về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Tước giấy phép lái xe được xem là chế tài cần thiết đối với những tài xế gây tai nạn giao thông đường bộ nhưng chưa đến mức phải xử phạt hình sự. Tuy nhiên, chế tài này vẫn còn nhiều kẽ hở. Hiện nay, theo quy định, sở GTCC chỉ có quyền tước giấy phép lái xe của tài xế gây tai nạn khi phía cơ quan chưc năng thụ lý điều tra có văn bản yêu cầu. Tùy theo từng mức độ, các đơn vị đó sẽ yêu cầu tước giấy phép lái xe từ ba tháng đến vĩnh viễn. Tuy nhiên, người bị tước giấy phép lái xe ở địa phương này có thể đến địa phương khác để học và thi lại. Hoặc tài xế bị tước bằng lái do bị bấm ba lỗ thì được phép làm hồ sơ xin thi lại sau một năm. Từ những phân tích trên cho thấy, pháp luật quy định chế tài đối với người vi phạm quy định của luật an toàn giao thông đường bộ hoặc hình phạt đối với người phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” như trên là quá nhẹ, thiếu tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội và không phù hợp với tình hình hiện nay. 2. Một số giải pháp góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”: 2.1: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân: Nhằm trang bị cho người dân những kiến thức luật cần thiết khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần phải tuyên truyền luật Hình sự, luật Dân sự, luật An toàn giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông biết và hiểu, tạo điều kiện và là cơ sở để xủ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Việc tuyên truyền luật Hình sự, luật Dân sự, luật An toàn giao thông đường bộ nhằm mục đích giúp người tham gia giao thông thấy được những hậu quả do việc không tuân thủ quy định của pháp luật gây ra, từ đó buộc họ phải tự có ý thức chấp hành pháp luật để bảo vệ mình và người khác trước nguy cơ tai nạn xảy ra. Trên thực tế, có nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ mà cơ quan điều tra phải điều tra nhiều lần, còn cơ quan tố tụng phải mở nhiều phiên tòa xét xử để xác định lỗi và trách nhiệm của các bên. Cùng đó là các tranh cãi về vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ cũng không kém phần phức tạp và làm tốn nhiều công sức của cơ quan xét xử, thi hành án. Nhiều trường hợp, trước khi tai nạn giao thông xảy ra, người tham gia giao thông không nghĩ rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật và có thể gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc bị kết tội hay phải chịu bồi thường vật chất. Không hiểu biết pháp luật, không tự ý thức về hành vi khi tham gia giao là nguyên nhân khiến nhiều người phạm tội. Vì vậy, việc tuyên truyền những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự liên quan đến người tham gia giao thông sẽ có tác dụng cảnh báo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật của người dân khi tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ. Việc tuyên truyền pháp luật phải được tiến hành thường xuyên. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, có thể dẫn chứng bằng những vụ việc điển hình. Tuyên truyền một cách sâu rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các khẩu hiệu trực quan như báo, đài, panô, áp phích…để nhân dân có thêm hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, sống và làm việ theo hiến pháp và pháp luật. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Thành lập và đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Đưa công tác tuyên truyền, giảng dạy, phổ biến pháp luật vào các trường học, các cơ quan, tổ chức xã hội. Mở các cuộc vận động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông với những nội dung thiết thực, động viên kịp thời những gương tốt, phê phán những thói hư tật xấu xâm hại đến trật tự an toàn giao thông đường bộ. 2.2: Đối với các cơ quan chức năng: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự đô thị. Tập trung lực lượng mở các đợt cao điểm về an toàn giao thông đường bộ, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, giải quyết nhanh chống các tình huống ùn tắc giao thông. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ. Tiếp tục xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự-cơ động, lực lượng thanh niên xung kích có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Bảo đảm thực hiện đúng quy trình chế độ công tác và quy định của pháp luật. Không tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Tập trung nỗ lực giải quyết nạn “cơm tù”, “xe dù-xe cướp”. Kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ có tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ. Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật Hình sự. Ban hành các quy định pháp luật mới phù hợp để diều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Tăng cường áp dụng các quy định, chế tài xử phạt một cách nghiêm khắc. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ, xử phạt nghiêm những trường hợp không chấp hành việc đội mủ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông trên mọi tuyến đường. Thông báo cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học những trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để cơ quan, đơn vị xử lý. Bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, tổ chức sát hạch cấp giáy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn… 2.3: Xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ: Nâng cấp kết cấu hạ tầng, kiện toàn mạng lưới giao thông đường bộ là một định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Việc thi công các công trình giao thông đường bộ với tổ chức hệ thống thông tin, đèn tín hiệu, biển hướng dẫn, vạch kẻ đường chỉ dẫn giao thông…là rất cần thiết. Xây dựng, lắp đặt các thiết bị bảo vệ, phòng hộ ở các tuyến đường nguy hiểm. Xây dựng đường tránh, đường lánh nạn trên những đoạn đường nguy hiểm, đông dân cư, nhiều xe qua lại. Xây dựng các phần đường dành riêng cho người đi bộ và xe thô sơ. Lập thêm các trạm kiểm tra giao thông, kiểm soát tốt các điểm giao cắt giữa đường ngang và đường chính. Xây dựng các công trình giao thông đường bộ đảm bảo chất luợng, tiêu chuẩn thiết kế. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thi công các công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố gây tai nạn giao thông do công trình giao thông kém chất lượng gây ra. 2.4: Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ: Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường, nhất là tại những đoạn đường trọng điểm xảt ra tai nạn giao thông, các “ điểm đen’’ về tai nạn giao thông đường bộ. Tăng cường công tác kiểm định kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn quy định, kiểm tra hoạt động của các loại hình xe tham gia lưu thông. Trang bị cho lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông những thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho công tác tuần tra, giám sát giao thông. 2.5: Kiện toàn hơn nữa hệ thống các quy định pháp luật: Chế tài chưa nghiêm, quy định chưa theo kịp tình hình thực tế, mức xử phạt vẫn nhẹ, chưa có tính răn đe cao nên người dân vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có thái độ không sợ việc bị xử phạt, đó là một hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, với nhận thức của tác giả khi nghiên cứu vấn đề này,thiết nghĩ để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân thì cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong nội dung điều luật để việc vận dụng, xử lý dễ dàng và hiệu quả . Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” quy định tại Điều 202 Bội luật Hình sự 1999, nên quy định những hành vi cụ thể với những khung hình phạt cụ thể và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khung hình phạt một cách hợp lý. Đồng thời cũng không nên quy định khung hình phạt một cách quá nhẹ như hiện nay để người tham gia giao thông có ý thức tìm hiểu luật, nhận thức rõ trách nhiệm phải chấp hành pháp luật của mình khi tham gia giao thông. Có thể thấy rằng, để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, điều đầu tiên và trên hết là tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Tránh tình trạng ban hành chồng chéo các văn bản, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cần dành nhiều thời lượng cũng như trang mục hơn để tuyên truyền về an toàn giao thông. Đối với các đô thị, tại các trục đường chính, ngã ba, ngã tư, bùng binh…nên hệ thống lại một cách logich để thuận lợi cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Quy hoạch phải gắn với sự phát triển của từng địa phương. Trong khả năng có thể của mình, mỗi người dân khi tham gai vào hoạt động giao thông đường bộ hãy tuân thủ thực hiện những quy định của pháp luật đẻ tự bảo vệ bản thân và những người khác. Đạt được những yêu cầu đó mới hi vọng kiểm soát được tình hình tai nạn giao thông, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ hạnh phúc của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN Đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung, trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng, phòng ngừa, kiềm chế đi tới giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ là yêu cầu và nhiệm vụ hiện tại cũng như lâu dài của Nhà nước ta, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đấy nước trong thời kì đổi mới. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân. Phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tìm hiểu và chấp hành quy định của pháp luật nói chung và luật An toàn giao thông đường bộ nói riêng. Xử lý nghiêm minh, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, góp phần giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của các loại tội phạm nói chung và tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nói riêng. Các cơ quan, các cấp, ngành chức năng phải có những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu những hình vi vi phạm luật giao thông đường bộ, giảm tai nạn giao thông và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. Xây dựng kỷ cương trật tự trên lĩnh vực giao thông đường bộ, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tại địa phương, song vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế khó tránh khỏi việc không đề cập làm sáng tỏ được mọi vấn đề. Với những nội dung đã đưa vào báo cáo này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nói riêng, thể hiện được tin thần sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự chính trị và trật tự an toàn xã hội,tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển mọi mặt của xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ luật Hình sự 1999. 2/ Giáo trình Luật Hình sự ( NXB Công an nhân dân năm 2000). 3/ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999-Phần các tội phạm ( NXB Công an nhân dân. 4/ Giáo trình Luật hình sự 2-Đại học Khoa học-Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân-Huế 2000. 5/ Luật Giao thông đường bộ 2003. 6/ Luật Giao thông đường bộ 2008 7/ Nghị quyết số 02/2003/NQ HĐTPTANDTC ngày 17 tháng 04 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU..........................................................................Trang 1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài............................................................Trang 1 Phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................Trang 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................Trang 3 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................Trang 4 CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ..........................Trang 4 Cơ sở pháp lý ...........................................................................................Trang 4 Dấu hiệu pháp lý của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.........................................................................................Trang 4 Khách thể của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”..................................................................................Trang 4 Mặt khách quan của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ....................................................................................Trang 5 2.2.1- Hành vi khách quan của tội “ Vi phạm quy định về đều khiển phương tiện giao thông đường bộ.....................................................................Trang 6 2.2.2- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ..............................................Trang 7 2.2.3- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn..........................Trang 8 2.2.4- Những biểu hiện khác của mặt khách quan..............................Trang 9 Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.......................................................................................................Trang 9 2.4. Mặt chủ quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”..........................................................................................Trang 10 2.4.1- Lỗi......................................................................................................Trang 10 2.4.2- Động cơ và mục đích của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ....................................................................................Trang 11 3. Đường lối xử lý và chính sách hình sự đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ......................................................Trang 11 4. Phân biệt tội phạm “Vi phạm quy định về diều kiển phương tiện GT đường bộ” và vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ................Trang 15 CHƯƠNG HAI: TÌNH HÌNH TỘ PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ DIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ TẠI HUYỆN LỆ THỦY- TỈNH QUẢNG BÌNH....................................................Trang 16 Tình hình tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại huyện Lệ Thủy-tỉnh Quảng Bình.......................................Trang 16 Thực tiễn đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GT đường bộ tại huyện Lệ Thủy- tỉnh Quảng Bình...........Trang 22 Công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”..........................................Trang 22 Công tác tham mưu, tuyên truyền................................................Trang 22 Công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ...................................................................................................Trang22 Kết quả điều tra xử lý các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.................................................Trang 23 Một số vướng mắc trong công tác điều tra xử lý hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ...............................Trang 24 CHƯƠNG BA: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ”...................................................................................................................Trang 26 Nguyên nhân của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”...............................................................................................Trang 26 Một số giải pháp góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”...................................Trang 30 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân..............................................................................Trang 30 Đối với các cơ quan chức năng..........................................................Trang 31 Xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.....Trang 31 Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ............................................................................................Trang 32 Kiệm toàn hơn nữa hệ thống pháp luật..............................................Trang 32 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN..........................................................................Trang 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIÊN LUẬN LUẬT HÌNH SỰ.doc
Tài liệu liên quan