Phân tích mô hình s.w.o.t của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Sản phẩm, dịch vụ khá hoàn chỉnh, và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của nhiều đốI tượng khách hàng. đặc biệt trong năm 2006 vừa qua, Ngân hàng An Bình đã được nhắc đến như một cái tên mới nổi, tấn công vào thị trường tài chính bằng các giải pháp tài chính tối ưu, cụ thể là chuỗi sản phẩm bán lẻ đa năng bao gồm: YOUhouse, YOUmoney, YOUcard, YOUstock, YOUshop, YOUspend, YOUsaving tính linh hoạt của chuỗi sản phẩm này thể hiện ở chỗ, ngược lại, khách hàng có thể sử dụng các giải pháp này để “lái” kế hoạch tài chính của mình hay gia đình. Chuỗi sản phẩm này đang được ABBank tiếp tục phát triển, và được khách hàng đón nhận.

ppt31 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mô hình s.w.o.t của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích mô hình S.W.O.T của NHTM Cổ Phần AN BÌNH MP4 Giới Thiệu: Nội Dung Phân Tích: * Điểm mạnh * Điểm yếu * Cơ hội * Thách thức * Ma Trận SWOT * Chiến lược SWOT Thế mạnh: Sự hỗ trợ của EVN như 1 cổ đông chiến lược và chi phối (nắm giữ 40% vồn điều lệ), sự hợp tác này không những mang lại giá trị hình ảnh mà còn mang đến cho ABBank những cơ hội kinh doanh tiềm năng to lớn. Trong năm 2006, ABBank đã có những thành công đàng khích lệ trong nhiều lĩnh vực như: - Cung cấp các dịch vụ tài khoản, quản lý nguồn tiền, dịch vụ cho vay, tài trợ các công ty, nhà thầu của EVN - Kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ thống thanh toán của EVN và EVN Telecom để triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện và hoá đơn của viễn thông điện lực - Triển khai các quầy thu tiền điện tại các công ty điện lực tại các tỉnh miền Nam để thu tiền điện của khách hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho các CBCNV của ngành điện. Thế mạnh: Mức lãi suất huy động vốn của ABB rất cạnh tranh: Mức lãi suất kỳ hạn của các NHTM Nguồn: Hiệp hội NHVN Đ.vị: %/tháng Thế mạnh Ngân hàng đang sở hữu một cơ cấu thu nhập từ tài sản có khá hiện đại: trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập phi lãi là tương đương nhau trong năm 2006, nếu ABB tiếp tục phát triển như thế này thì đây sẽ là một thế mạnh rất lớn, giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro. Thế mạnh Sản phẩm, dịch vụ khá hoàn chỉnh, và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của nhiều đốI tượng khách hàng. đặc biệt trong năm 2006 vừa qua, Ngân hàng An Bình đã được nhắc đến như một cái tên mới nổi, tấn công vào thị trường tài chính bằng các giải pháp tài chính tối ưu, cụ thể là chuỗi sản phẩm bán lẻ đa năng bao gồm: YOUhouse, YOUmoney, YOUcard, YOUstock, YOUshop, YOUspend, YOUsaving…tính linh hoạt của chuỗi sản phẩm này thể hiện ở chỗ, ngược lại, khách hàng có thể sử dụng các giải pháp này để “lái” kế hoạch tài chính của mình hay gia đình. Chuỗi sản phẩm này đang được ABBank tiếp tục phát triển, và được khách hàng đón nhận. Thế mạnh Là một Ngân hàng đô thị trẻ, nhưng có kinh nghiệm hơn chục năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ABBank có nhiều tham vọng vươn lên một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu của Việt Nam. Tham vọng này thể hiện ở việc Ngân hàng này tăng nhanh về Vốn điều lệ, mở rộng chi nhánh… với tốc độ có thể xem là chóng mặt. - Quy mô vốn tăng nhanh: từ 165 tỷ đồng cuối năm 2005 lên 990 tỷ tháng 8/2006, tháng 8/2007 tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ. - Mạng lưới mở rộng nhanh, từ 8 điểm vào cuối năm 2005 lên 14 điểm vào cuối năm 2006 và 31 điểm trên 9 tỉnh thành phố lớn vào cuối tháng 5 năm 2007, mục tiêu cuối năm 2007, con số này là 50. Thế mạnh ĐộI ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên có trình độ, là những lãnh đạo cao cấp và trung cấp được đào tạo ở nước ngoài, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng uy tín khác ở Việt Nam. Ngân hàng có một chiến lược dài hạn rõ rang và đầy tham vọng sẽ là kim chỉ nam cho Ngân hàng tiếp tục phát triển. Điểm Yếu Quy mô của Ngân hàng còn nhỏ: Tổng tài sản Đ.vị: tỷ đồng Điểm yếu Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp: Hiệu quả sử dụng vốn Đ.vị: Điểm yếu Thiếu một cổ đông chiến lược là một Ngân hàng nước ngoài: Điều này gây ra những hạn chế cho ABB trong việc tận dụng các công nghệ mới cũng như kỹ năng quản lý tiên tiến... trên con đường hội nhập và phát triển của mình Điểm yếu Số lượng các chi nhánh,mạng lưới còn ít. Đến nay mới chỉ có hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc, điều này cản trở tới việc mở rộng thêm khách hàng, kha năng tiếp cận với khách hàng. Các kênh phân phối hiện đại của ABBank còn thiếu, đến đầu năm 2007 mới chỉ có 13 máy ATM tại Hà Nội và TPHCM, Ngân hàng vẫn chưa có dịch vụ Internet banking, home banking, đây sẽ là những cản trở lớn cho ngân hàng trên con đường phát triển của mình Điểm Yếu Công tác MARKETING,PR còn yếu. Bằng chứng là chưa có nhiều người biết đên ngân hàng AN BÌNH Cơ hội Môi trường kinh tế: * Điều khiện kinh tế vĩ mô ổn định,tăng trưởng bền vững        Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc có điều kiện kinh tế ổn định và tăng trưởng cao trong 10 năm qua * Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội(GDP)            Năm 2003: 7.34%            Năm 2004: 7.69%                                                                                Năm 2005: 8.4%           Năm 2006: 8.17%           Năm 2007:phấn đấu 8.5% * Chỉ số giá tiêu dung(CPI)            Năm 2004:9.5%            Năm 2005:8.4%            Năm 2006:6.6% Ta thấy mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao và ở mức ổn định,cùng với đó là tỷ lệ lạm phát giảm. Từ đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành ngân hàng Việt Nam phát triển tốt Cơ hội Thị trường chứng khoán phát triển: - Giải quyết bài toán vốn cho Ngân hàng, Theo ADB, TTCK phát triển đã giúp các NH giải quyết được các bài toán về vốn, nhiều NH cổ phần trong đó có ABBank đã tăng vốn trong năm 2006, 2007 và giúp tăng hệ số an toàn vốn của họ, Đồng thời tạo điều kiện cho các NH trong nước tìm kiếm được các đối tác chiến lược là các NH quốc tế. - Tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng giúp NH kiểm soát được nợ xấu tốt hơn Cơ hội Nhu cầu Dịch vụ Ngân hàng vẫn còn rất tiềm năng: VN là một quốc gia đông dân, chủ yếu là dân số trẻ, 60 dân số dưới 30 tuổi, thế hệ này mong muốn có một mức sống cao... Đây là cơ hội cho NH triển khai các dịch vụ khách hàng cá nhân như cho vay du học, cho vay mua nhà... Cơ hội Nhu cầu Dịch vụ Ngân hàng vẫn còn rất tiềm năng: - Trình độ dân trí của người dân không ngừng được nâng cao trong khi số người biết và sử dụng dịch vụ NH vẫn còn ít. VN có khoảng 88 triệu dân nhưng số lượng tài khoản chưa đến 10 dân số, chưa đến 400,000 thẻ tín dụng trong khi số người biết sử dụng thẻ còn rất khiêm tốn Cơ hội: Nhu cầu dịch vụ Ngân Hàng vẫn còn rất tiềm năng. Việt Nam đang dần chuyển sang nước công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490.82 tỷ đồng,tăng 17% so với năm 2005, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lớn trong tổng giá trị sản xuất. Mà những ngành này đòi hỏi vốn lớn để áp dụng ngay khoa học công nghệ hiện đại. Trong khi đó ngân hàng  Việt Nam mới chỉ cho vay bằng 60% so với GDP của cả nước,cả năm 2006 tổng dư nợ cho vay của nganh ngân hàng  tăng 137.000 tỷ đổng , bình quân tăng trưởng cả năm khoảng 19%(bao gồm cả các khoản thấu chi qua thẻ ,cho vay trực tiếp doanh nghiệp…)trong khi đó ở Trung Quốc tổng cho vay bằng 150 % GDP của nước này. Rất nhiêu ngành nghề đang phát triển và rất có tiềm năng, nhu câu mở rộng vốn của họ là rất lớn vì vậy ngân hàng có thể yên tâm cho vay hơn. Cơ hội Cơ hội hợp tác quốc tế: - Năm 2006 được đánh dấu bằng việc VN gia nhập WTO, Hoa Kỳ thông qua PNTR, Nguồn vốn FDI và ODA đạt mức kỷ lục 15 tỷ USD...Và được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn thứ 2 Châu Á , sau Trung Quốc. Đã tạo điều kiện cho các NH trong nước tranh thủ được công nghệ, trình độ quản lý tiến tiến thông qua việc hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế lớn Thách Thức Khó khăn từ phía khách hàng: - Hiệu quả kinh doanh và kết quả tài chính của DN đi vay giảm khi thuế quan lần lượt được cắt giảm do yêu cầu hội nhập làm khả năng cạnh tranh của DN thời gian đầu sẽ giảm xuống, từ đó khó khăn trong việc trả nợ Ngân Hàng, làm NH đối mặt với rủi ro tín dụng Thách thức Khó khăn từ các quy định của cơ quan quản lý: Chỉ thị 03/2007 của NHNN về việc hạn chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán và Quyết định1141 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho Ngân hàng trong việc duy trì mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2007 Thách thức Đối mặt với các ngân hàng ngoại: Việc loại bỏ các hạn chế đối với các Ngân hàng nước ngoài, cho phép họ được hưởng đầy đủ quyền như một ngân hàng trong nước sẽ gây ra những khó khăn lớn cho Ngân hàng trên các lĩnh vực như: thị trường tín dụng, dịch vụ thanh toán, hoạt động tư vấn và môi giới, hoạt động huy động vốn Thách thức Đối mặt với các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Như Bảo Hiểm, Tài chính, Chứng Khoán trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay... Thách thức Đối mặt với sự lạc hậu về công nghệ: Bao gồm cả công nghệ trong thanh toán, trong thẩm định dự án, mức độ bảo mật của các dịch vụ ngân hàng điện tử... Luôn đặt ra những thách thức cho ngân hàng trong quá trình phục vụ khách hàng của mình. Thách thức Những thách thức khác: Như sự biến động ngoài dự tính về tỷ giá, lãi suất..., sự biến động của thị trường tài chính quốc tế. Khách hàng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về các dịch vụ của Ngân hàng Ma trận SWOT Chiến lược SWOT Những chiến lược có thể áp dụng: Chiến lược mà ABBank đang sử dụng Tận dụng điểm mạnh và cơ hội: * Tận dụng mạng lưới của EVN và các dự án đầu tư của EVN ở các nước Lào và Campuchia thì ABB sẽ mở các chi nhánh của mình tại 2 quốc gia này nhằm cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của EVN và khách hàng của EVN * ABB tiếp tục phát triển đa dạng hoá và đưa ra thị trường chuỗi sản phẩm bán lẻ đa năng, linh hoạt bắt đầu bằng chữ YOU nhằm tiếp tục tấn công vào thị trường bán lẽ vốn còn nhiều tiềm năng, tăng thị phần của mình trên thị trường tài chính Chiến lược mà ABBank đang áp dụng Vượt qua điểm yếu, tận dụng cơ hội: * Ngân hàng tiếp tục phát triển mạng lưới chi nhánh, bình quân sẽ mở thêm 20-30 điểm giao dịch/năm, nhằm thu hút thêm những khách hàng mới, tận dụng cơ hội nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng ổn định, qua đó mà đạt mục tiêu từ năm 2007-2010 doanh thu, dư nợ tín dụng, và thu nhập tăng trưởng từ 250%-300%. * Thông qua thị trường chứng khoán, ABBank tiếp tục tăng quy mô hoạt động của mình, bằng việc phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi. Chiến lược mà ABBank đang áp dụng Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức: * Tận dụng mạng lưới của EVN, đưa ra mức lãi suất huy động vốn đầy tính cạnh tranh, chuỗi sản phẩm bán lẻ đa dạng, linh hoạt... giúp ABB có được cách thức cạnh tranh để không bị loại khỏi cuộc chơi trước những cạnh tranh ngày càng gay gắt. * Tiếp tục phát triển cơ cấu tài sản có theo hướng hiện đại, tăng dần tỉ trọng thu nhập thuần phi lãi, giảm dần tỉ trọng thu nhập thuần từ lãi sẽ giúp ABB tránh phải phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng khi các khách hàng đi vay của mình gặp phải những khó khắn về tài chính trong những giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, từ đó giúp NH phân tán được rủi ro. Chiến lược ABB đang áp dụng: Vượt qua điểm yếu tránh những thách thức: * Tăng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh được đánh giá là rất khốc liệt sắp tới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptQTDN004SWOT ANBINHBANKMP4.ppt
  • pptQTDN005SWOTEximbank.ppt
  • pptQTDN006SWOTtechcombank NHC k7.ppt
  • pptQTDN007Phan tich SWOT VPBank.ppt
Tài liệu liên quan