Phân tích sự tác động của toàn cầu hóa với văn hóa Việt Nam

Phân tích sự tác động của toàn cầu hóa với văn hóa Việt NamMỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Các khái niệm cần tìm hiểu 1. Văn hoá là gì? 2. Toàn cầu hoá là gì? II. Phân tích sự tác động của toàn cầu hóa với văn hóa Việt Nam 1. Về lịch sử giáo dục 2. Lối sống III. Thách thức 1. Toàn cầu hoá kinh tế ảnh hưởng đến xã hội, con người 2. Môi trường sinh thái (nhân tố tạo nên đời sống văn hoá) 3. Sự thống trị về văn hoá thông tin của các nước tư bản lớn IV. Thay đổi tại Hà Nội 1. Trên lĩnh vực tâm lý xã hội 2. Về lĩnh vực giáo dục 3. Về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật 4. Về hoạt động báo chí, xuất bản 5. Ngôn ngữ V. Vài suy nghĩ về vấn đề đó 1. Thời cơ 2. Về thách thức KẾT LUẬN

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích sự tác động của toàn cầu hóa với văn hóa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Khi tiếng chuông ngân vang lên từ những tháp chuông nhà thờ, khi tiếng còi tàu lanh lảnh vọng từ hàng nghìn bến cảng ven các đại dương và khi những loạt pháo hoa sáng loà rực rỡ bừng nở giữa náo nức hàng tỷ con ngời chào đón thiên niên kỷ thứ 3, thì cũng là lúc lịch sử đã sang trang mới an bình hay bất trắc, chưa ai lường hết. Và có một sự thật là ở thời khắc ấy, khi dõi mắt nhìn vào tương lai, loài người ấp ủ bao nhiêu hy vọng, tin rằng rồi đẩy mọi đau khổ sẽ qua đi, thế giới này chỉ còn lại tiếng cười chỉ còn lại niềm vui. Nhưng giữa bao dự định tốt lành, người ta không thể lãng quên, không thể ngậm ngùi khi nhìn lại con đường đã qua, vì có thế nào chẳng nữa thì các vấn đề (dở hay không dở) của thế kỷ trước vẫn vắt qua 2 thế kỷ, thế hệ đương dại dù muốn hay không vẫn cứ phải đối diện, phải giải quyết mọi vấn đề vốn khai sinh của ngày hôm qua. Trong đó có vấn đề toàn cầu hoá, một vấn đề đang là mối quan tâm không chỉ của một cá nhân, một tập thể, một quốc gia, một châu lục mà là toàn thế giới. Bởi toàn cầu hoá đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế chính trị xã hội của từng quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Và ở đây ta chỉ tìm hiểu tác động của toàn cầu hoá đối với văn hoá Việt Nam nói khác đi là những xu hướng biểu hiện toàn cầu hoá với văn hoá Việt Nam dưới góc độ triết học. I. Các khái niệm cần tìm hiểu 1. Văn hoá là gì? Nếu tất cả chúng ta đều đồng ý là con người luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian thì vấn đề đặt ra là cái gì? tạo ra sự khác biệt giữa các thời kỳ, giữa các khu vực các dân tộc có rất nhiều yếu tố tạo ra sự khác biệt đó nhưng cái cơ bản vẫn là văn hoá, vậy văn hoá là gì? Khái niệm văn hoá có ngoại diên rất rộng nó bao gồm sự sáng tạo của con người về mặt tinh thần từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đến mọi lĩnh vực sinh tồn của con người trong tự nhiên xã hội. Theo nghĩa rộng văn hoá là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần của con người tạo ra trong quá trình hoạt động xã hội và lịch sử thực tiễn, theo nghĩa hẹp văn hoá là hệ tư tưởng các hệ thống các thể chế đi theo nó giữa văn học nghệ thuật triết học… Do vậy có thể đoán văn hoá là toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. 2. Toàn cầu hoá là gì? Một định nghĩa về toàn cầu hoá: nếu chỉ nặng về tinh tế về sự tự do mậu dịch buôn bán giữa các quốc gia sẽ thừa hẹp vừa phiếm diệm trọng toàn cầu hoá còn có yếu tố văn hoá… II. Phân tích sự tác động của toàn cầu hóa với văn hóa Việt Nam 1. Về lịch sử giáo dục Lĩnh vực giáo dục từ xưa đến nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia vào Việt Nam, cũng vậy tuy nhiên cho đến ngay nay thì để giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập đầu tiên phải nhắc đến tính không khoa học trong các phương pháp giảng dạy nặng nề về lý thuyết cơ sở vật chất thiếu thốn, tình trạng lớp học 3 ca, lớp học tranh tre lứa dồi cơ sở hạ tầng thiết bị kỹ thuật dành cho học tập còn rất ít… Với những nguyên nhân như thế và với tác động của toàn cầu hoá hoạt động giáo dục đào tạo đang đứng trước yêu cầu có tính bức xúc phải phát triển nhưng về nội dung chương trình quy mô và chất lượng cần cải tiến và nội dung chương trình và phương pháp dạy học cần sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động giáo dục và đào tạo …Từ những yêu cầu bức xúc đó mà nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng phát triển theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực. - Tích cực: Hiện nay bên cạnh sự phân hoá giàu nghèo còn có một sự phân hoá nữa đó là phân hoá giữa những người có khả nưng tiếp cận tri thức và văn hoá và những người bị tước bỏ khả năng này. Hiểu rất rõ điều đó nên thế hệ trẻ ngày nay rất ham học và chưa bao giờ thanh niên đua nhau đến trường như hiện nay. Các trường đại học mở rộng quy mô, các trường dân lập được hình thành nhiều hơn theo điều tra gần đây nhất là ở Hà Nội hiện nay: 97,1% số người được hỏi cần thiết phải học ngoại ngữ và có nhu cầu học ngoại ngữ trong đó: + 87,3% cho rằng phải học tiếng Anh + 25% cho rằng cần phải học tiếng Pháp + 23,5% cho rằng cần phải học một số tiếng Trung Quốc, Nhật, … + 60,3 % thấy rằng cần phải học tin học + 66,2% cho rằng cần phải giáo dục dân số + 82,8% cho rằng cần giáo dục giới tính. + 77,9% cho rằng cần giáo dục luật giao thông. Ở nước ta hiện nay đã tiến hành phổ cập tiểu học, áp dụng các phương pháp giảng dạy mới như: giảm tại chương trình đào tạo, khuyến khích sinh viên học sinh tự học tự tìm tòi trong các kỳ đại hội Đảng thấy vấn đề giáo dục thì vấn đề giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu. Chúng ta đã và đang phát triển ở những vùng sâu vùng xa. Học sinh ngay từ cấp bậc tiểu học đã được tiếp xúc với ngoại ngữ và tin học. - Tiêu cực: Bên cạnh những nhu cầu và xu hướng học ngoại ngữ ngày càng tăng thì theo khảo sát của ngành giáo dục, học sinh ở các cấp viết chữ sấu, sai chính tả, và ngữ pháp là hiện tượng phổ biến từ bậc tiểu học đến đại học, cách đây khoảng 5 năm không ai hình dung được mỗi sáng trước khi vào lớp trẻ em luôn ồn ào bàn tán về những Rivaldo, David Backham cùng những trận đấu Real Mandrrit hay AC. Milan. Trước những tác động và nhu cầu của cuộc sống một bộ phận học sinh sinh viên đã biến mình thành cái máy học tập nhồi nhét tất cả những gì có thể. Tình trạng thất nghiệp ở sinh viên ở nước ta đang là vấn đề bức xúc. Chính vì sự xa rời giữa học tập và thực tế đã khiến cho sinh viên đi vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Một vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây là vấn đề tuyển sinh. Mặc dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn nhiều điều cần bàn từ khâu chọn trường trở đi. Nạn bằng giả, ngày càng tinh vi các hiện tượng tiêu cực trong một số nơi ở ngành giáo dục vẫn đang còn. 2. Lối sống Không chỉ đối với giáo dục, dưới tác động của toàn cầu hoá, lối sống hiện nay cũng có nhiều biến động tích cực, nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở nước ta từ hàng ngàn trước đây đã tạo những thói quen lề mề, luộm thuộm thiếu khoa học. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 chúng ta đã bắt đầu ý thức qua những hạn chế đó nhưng do trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài nên những tàn dư đó chậm được khắc phục. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay nếp suy nghĩ và lối sống đã bắt đầu thay đổi, các nhu cầu về học tập, công tác, và sinh hoạt diễn ra rất khá khẩn trương thúc đẩy mọi người nhất là lớp trẻ phải sắp xếp thời gian hợp lý, cuộc sống đòi hỏi một sự kế hoạch hoá không thể tuỳ tiện khái niệm về tâm lý quý trọng thời gian đã bắt đầu hình thành. Tạo ra nhiều cơ hội phát triển thì đồng thời nhiều thách thức. Hàng ngàn năm qua lối sống ở dân tộc ta đó là lối sống cộng đồng lấy tình nghĩa và đạo lý làm thước đo nhân cách vốn là nền tảng tinh thần là một trong các giá trị làm nên niềm tự hào của dân tộc đã khai sinh ra một nền văn hoá nâu đời, trước những tác động của toàn cầu hoá nối sống tốt đẹp đó đang bị đe doạ bởi trong xã hội xuất hiện đề cao lợi ích cá nhân cực đoan, quan niệmlệch lạc về đồng tiền đã tấn công vào văn hoá, đưa tới sự xuất hiện hiện tượng đánh giá con người, đánh giá các quan hệ người trên cơ sở vật chất, trong một số trường hợp các giá trị văn hoá được xem xét dưới góc độ của lợi ích cá nhân hơn là lợi ích cộng đồng. Nhìn một cách sâu xa hơn từ trong lối sống mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì vật chất đang quyết định chi phối ý thức. Từ những khả năng phát triển một lối sống tích cực giữa tác động của toàn cầu hoá hiện thực cho thấy chủ nghĩa tiêu thụ phương tây và lối sống của nó trên một quy mô rộng đang xâm nhập vào đời sống của nước ta làm thay đổi bộ mặt văn hoá. Gây lên sự bùng nổ của “lối sống hiện đại”, làm biến dạng “tính nhân diện văn hoá đặc thù”. Cuộc đổ bộ của “lối sống hiện đại” vào nước ta đang tìm đường phát triển không dừng lại ở những lon cô ca, quần Jean may giây Nike sau những đó chỉ là …các hiện tượng còn bản chất của các hiện tượng đó là làm cho sinh hoạt văn hoá bị lai tạp, bị thay đổi. Ngay cả những nơi sâu kín nhất của tâm hồn nó cũng có khả năng xâm thực có khả năng làm biến động cả những giá trị tinh thần tưởng bất khả xâm phạm. III. Thách thức 1. Toàn cầu hoá kinh tế ảnh hưởng đến xã hội, con người Tuy nhiên, cùng với tác động tích cực, xu thế toàn cầu hoá cũng đặt ra những thách thức đối với sự phát triển văn hoá của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những thách thức này cũng khởi đầu từ kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa đang tạo nên những bất công, phi lý trong đời sống giữa các quốc gia, giữa các tầng lớp xã hội trong một quốc gia. Nguy cơ thất nghiệp ngày càng tăng, tạo ra sự bất ổn trong đời sống. Bản chất tha hoá của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không những tạo nên sự suy thoái về quan hệ xã hội trong các quốc gia tư bản mà còn cả trên phạm vi rộng lớn hơn. Sự gia tăng của các loại tội phạm có tính quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế này. Khi nói vấn đề tha hoá là nói đến vấn đề đánh mất nhân cách và nhân tính. C.Mác đã chỉ ra rất rõ quy luật tha hoá người lao động làm thuê trong chế độ tư bản, nhưng cần hiểu thêm một khía cạnh khác: quy luật tha hoá không chỉ diễn ra đối với người làm thuê mà còn đối với cả nhà tư sản. Khi đã trở thành một tên tư sản kếch sù, thì tình cảm thường chỉ còn lại với đồng tiền. Trước đây vài thập kỷ, nguy cơ tan vỡ gia đình chỉ xảy ra ở các nước phương Tây, các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngay nay dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ tan vỡ gia đình chỉ xảy ra ở các nước phương Tây, các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngày nay dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ đó không loại trừ một quốc gia nào. 2. Môi trường sinh thái (nhân tố tạo nên đời sống văn hoá) Cùng với sự suy thoái trong quan hệ xã hội là sự phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Điển hình là khu vực Mỹ la tinh vốn rất màu mỡ, đã bị các tập đoàn tư bản Bắc Mỹ và Tây Âu còn rút, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Công cuộc toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa dù có đặt ra những yêu cầu mới về sản xuất và xuất khẩu cho khu vực này thực chất cốt chỉ nhằm phục vụ cho các tập đoàn tư bản. Các doanh nghiệp liene hiệp nông sản thực phẩm ra đời thay thế cho các doanh nghiệp truyền thống. Trong 00 năm, từ 1970đến 1980, là thời gian công cuộc toàn cầuhoá chỉ mới bắt đầu ở khu vực này, mà diện tích trồng trọt tăng từ 97 triệu héc – ta lên 117 triệu héc – ta. Xu thế kinh doanh theolợi nhuận tối đa của các tập đoàn tư bản đã dẫn đến hai hậu quả lớn: - Tới 60% diện tích rừng ở Mỹla tinh đã bị phá huỷ. Việc khai thác gỗ xảy ra ồ ạt, đặc biệt ở Bra – xin. Người ta ước tính mỗi năm rừng A – Ma – zôn bị phá huỷ tới 5,8 triệu héc –ta. - Nhằm mục đích khai thác nhanh, thu lãi nhanh, các tập đoàn tư bản đã ra sức sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu và những công nghệ mới, bất chấp các hậu quả của chúng. Nếu trong năm 1970 mới sử dụng 288.3000 tấn phân hoá học thì đến 1999 là 9 263000 tấn/ năm. Hai hậu quả trên chứng minh mặt trái của xu thế toàn cầu hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa đối với vấn đề môi trường sinh thái – một lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người, và cũng là nhân tố tạo nên đời sống văn hoá và sự phát triển bền vững. 3. Sự thống trị về văn hoá thông tin của các nước tư bản lớn Sự chuyển giao công nghệ, vốn, cùng với các hình thức liên doanh kinh tế, đã tạo điều kiện để lối sống tư sản xâm nhập vào các quốc gia, đã tạo điều kiện để lối sống tư sản thâm nhập vào các quốc gia. Cách kinh doanh theo kiểu tư sản, quan hệ chủ thợ mang tính tư bản đang thâm nhập vào các quốc gia, kể cả những nước xa lạ với chủ nghĩa tư bản. Những hiện tượng đối xử bất bình đẳng với người lao động thường diễn ra trong các tổ chức liên doanh kinh tế với người nước ngoài. Tâm lý sùng bái vật chất, tính cạch tranh khốc liệt trong sản xuất tư bản…đều có ảnh hưởng xấu đến cách suy nghĩ và tâm lý của người lao động. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Phần lớn các công nghệ thông tin đang nằm trong tay các tập đoàn tư bản, bị sự khống chế của các ông trùm tư bản. Hiện tại 70% nội dung chương trình được chuyển tải trên mạng In – tơ - net là của Mỹ. Giao lưu văn hoá thế giới đang bị mất thăng bằng, bị chi phối bởi những nước giàu có nhất. Hiện nay, ngành xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ không phải là máy bay, ô tô mà là ngành vui chơi giải trí. Phim của Hô - ly – út có tổng thu nhập hàng năm lên tới 30 tỷ USD, và nó đã thâm nhập đến tận những ngõ ngách các vùng hẻo lánh nhất trên địa cầu. Có nghĩa là, lối sống Mỹ ngang nhiên cong khai truyền bá trên toàn thế giới, bất chấp mọi hàng rào thuế quan. Kênh truyền hình CNN của Mỹ cũng vươn tới mọi nơi, mặc sức đưa tin và bình luận các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá…của nước khác, theo con mắt của giới tư bản truyền thông Mỹ. Theo công bố của tổ chức văn hoá Giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), thương mại thế giới trong lĩnh vực văn hoá - ấn phẩm, văn học, âm nhạc, hội hoạ, phim ảnh, các thiết bị âm thanh và điện tử, có số lượng tăng gấp ba lần trong thời gian từ 1980 – 1991 (giá trị tăng từ 97 tỷ lên 200 tỷ USD). Sự tác động của “văn hoá tiêu dùng” đang dẫn đến nguy cơ đồng nhất về văn hoá. Các nhà sản xuất đẩy mạnh tuyên truyền cho các sản phẩm mang tính toàn cầ. Các nhãn hiệu Nike và Sony, các dịch vụ quảng cáo và giải trí, các loại mỹ phẩm, các loại đồ uống, đồ ăn, các phương tiện đi lại và trao đổi toàn cầu… đang góp phần lan truyền văn hoá phương tây, văn hoá Mỹ ra toàn thế giới; và, đã làm băng hoại nếp sống cổ truyền của các dân tộc, thay đổi theo nguy cơ “phương Tây Hoá” và “Mỹ hoá”. IV. Thay đổi tại Hà Nội Để hiểu sâu hơn và bước đầu đánh giá mức độ tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với văn hoá ở nước ta, chúng tôi tổ chức khảo sát điều tra một số lĩnh vực trên địa bàn thủ đô Hà Nội, kết quả rất bất ngờ và lý thú: 1. Trên lĩnh vực tâm lý xã hội Ngoài những đức tính mà người Việt Nam và người Hà Nội vẫn đề cao như trung thực, thuỷ chung, vị tha… đã xuất hiện những phẩm chất mới, theo hướng tích cực như: - Có khả năng thích nghi (47,6% số người ủng hộ) - Có khả năng kiếm tiền (45,3% số người ủng hộ) - Tay nghề giỏi (43,7 % số người ủng hộ) Bên cạnh đó cũng xuất hiện những nhân tố khá xa lạ, tuy số người ủng hộ chưa nhiều, nhưng cũng là vấn đề phải quan tâm. Ví dụ, trong khi số người không ủng hộ ly hôn là 75,7% thì số người ủng hộ vẫn là 20,4%, hoặc xuất hiện trong đời sống tình trạng hôn nhân thử nghiệm… 2. Về lĩnh vực giáo dục Ngoài những giá trị truyền thống, đã xuất hiện những nhân tố mới thể hiện nhu cầu đa dạng hoá giáo dục: - 97,1% số người được hỏi thấy cần thiết phải học ngoại ngữ và có nhu cầu học ngoại ngữ. - 60,3% thấy cần học tin học. - 66,2% cho tằng cần giáo dục dân số. - 82,8% cho rằng cần giáo dục giới tính. - 77,9% cho rằng cần giáo dục Luật Giao thông. Nhưng câu hỏi ấn tượng sâu sắc đối với thầy cô giáo thì có 47,5% người được hỏi không trả lời. Phải chăng đây cũng là biểu hiện tiệc đối với hoạt động giáo dục – dào tạo ở nước ta? 3. Về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật Có 73,1% số người được hỏi yêu thích ca nhạc quốc tế phát triển chương trình MTV của Đài truyền hình Việt Nam. Điều đó chứng tỏ người Hà Nội đã sớm nắm bắt được các thành tựu nghệ thuật thế giới. Đã có 9,8% số người được điều tr tán thành, thậm chí 1,1% rất tán thành việc một số diễn viên nước ta bắt chước thời trang và phong cách biểu diễn của diễn viên nước ngoài. Ngược lại, số người ưa thích các loại hình nghệ thuật dân tộc: chèo, tuồng, cải lương ngày càng ít dần. Đây là hiện tượng đáng suy nghĩ. 4. Về hoạt động báo chí, xuất bản Tuy đã có phương diện nghe nhìn, số người đọc sách và báo vẫn đông, chiếm 58,04% (đọc sách) và 79,68% (đọc báo). Đáng chú ý, số người đọc sách báo nước ngoài nhập khẩu rất đông. Người đọc quan tâm đến rất nhiều chủ thể. Người đọc quan tâm đến rất nhiều chủ đề: Về kinh tế có 62%; về ngoại giao, khoa học công nghệ, văn hoá…có trên 50% số người quan tâm. Điều đó thể hiện nhu cầu hiểu biết của người dân được nâng cao, và báo chí xuất bản trong nước đã cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của quần chúng. Tuy vậy, 65,17% ban đọc cho rằng lượng thông tin là quá nhiều, 15,9% cho là trùng lặp thông tin, 34,82% cho rằng có những thông tin là quá nhiều, 15,9% cho là trùng lặp thông tin, 34,82% cho rằng có những thông tin không cần thiết và 37,3% cho là có những thông tin có hại. Trước tác động của toàn cầu hoá, đòi hỏi người làm công tác báo chí xuất bản phải nâng cao trình độ mọi mặt về chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, biết sử dụng công nghệ thông tin hiện đại: 87,5% những người hoạt động trên lĩnh vực này trả lời cần nâng cao trình độ chính trị, 85% cho rằng phải nâng cao trình độ ngoại ngữ. Gần đây, hầu hết các báo đều tăng kỳ xuất bản và số lượng phát hành, tăng phụ trương để chuyển tải kịp thời các thông tin mới, nhưng xu hướng thương mại háo cũng đã có mặt trong hoạt động báo chí. Đây là điều rất mới và không thể không quan tâm. Trên các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá cũng có những vấn đề đáng quan tâm. Ví dụ, tiếng nói của các dân tộc thiểu số, một bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức. 5. Ngôn ngữ Trong xu thế hiện nay, tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ phổ biến trên phạm vi quốc tế. Tình hình đó đòi hỏi các dân tộc phải biết sử dụng tiếng Anh. Nắm được tiếng Anh cũng là điều kiện để nắm thông tin, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Theo điều tra gần đây nhất ở Hà Nội thì 87,3% cho rằng phải học tiếng Anh 23,5% cho là cần học tiếng Trung Quốc. Chưa bao giờ nhu cầu học ngoại ngữ lại tăng lên như vậy. Tuy nhiên, nhu cầu học ngoại ngữ lại dẫn tới xu thế coi nhẹ tiếng mẹ đẻ. Cũng theo khảo sát ở ngành giáo dục, học sinh ở các cấp viết chữ sấu, sai chính tả và ngữ pháp là hiện tượng rất phổ biến từ tiểu học đến đại học. Dùng sai từ cũng là điều thường diễn ra trong cuộc sống, kể cả trên các phương diện thông tin đại chúng. Như vậy, trước một thực tế khách quan của đời sống, không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ chấp nhận toàn cầu hoá về kinh tế mà lảng tránh toàn cầu hoá về văn hoá. Điều đó là không tưởng. Vì giữa kinh tế và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ không tách rời nhau. Cố nhiên, kinh tế có quy luật vận động khác với văn hoá. Cần nhận thức rằng trong những thời cơ do toàn cầu hoá đưa lại cho kinh tế, đồng thời có những thời cơ mang tới cho văn hoá. Ví dụ, việc tiếp thu các công nghệ mới, những kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế từ các nước tư bản phát triển cũng là những thành tựu của văn hoá nhân loại. Những thách thức mà toàn cầu hoá kinh tế đặt ra cho nền kinh tế của các nước, xét ở khía cạnh nào đó cũng là những thách thức về phương diện văn hoá, bởi những thách thứ đó bao gồm cả mặt hiệu quả xã hội của nền kinh tế. Nói hiệu quả xã hội là nói đến mục tiêu văn hoá của kinh tế, Đồng thời, tác động của toàn câu hoá đối với kinh tế và văn hoá cũng phải nhìn ở hai phương diện: thời cơ và thách thức: V. Vài suy nghĩ về vấn đề đó 1. Thời cơ Toàn cầu hoá tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung và làm giàu cho nên văn hoá, bổ sung và làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mỗi nước. Điều này rất phù hợp với quy luật vận động và phát triển của văn hoá. Để phát triển, các nền văn hoá dân tộc cần mở rộng cánh cửa giao lưu quốc tế. Văn hoá chứa đựng trong nó sự bao dung. Trong xu thế giao thoả đó, ngoài việc tiếp thu những giá trị của văn hoá các dân tộc khác, mỗi dân tộc có điều kiện suy ngẫm nhiều hơn, từ đó soát xét lại về các giá trị của văn hoá dân tộc mình. Hiện nay, khi cuộc đấu tranh về ý thức hệ vẫn diễn ra gay gắt, khi một số cường quốc kinh tế và kỹ thuật đang muốn lợi dụng sức mạnh để áp đặt lối sống, tư tưởng của mình đối với các nước khác, thậm chí cả những cuộc “xâm lăng văn hoá”, thì ý thức về dân tộc và về văn hoá dân tộc của các quốc gia càng cần phải được nâng cao trên một tinh thần tự tôn dân tộc. 2. Về thách thức Thông qua toàn cầu hoá kinh tế, các nước tư bản tăng cường phổ biến ý thức hệ và lối sống của mình nên hàng loạt văn hoá phẩm mang tính độc hại đang được tung vào mọi quốc gia, nhằm làm suy thoái đời sống tinh thần, gây mất ổn định xã hội. Lợi dụng xu thế này, chủ nghĩa tư bản tìm cách bóp chết các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc và áp đặt mô hình văn hoá tư bản vào mọi quốc gia. Tính chát đa dạng phương pháp của các nền văn hoá dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hoá đồng dạng và ngoại lai. Xu hướng toàn cầu hoá có thể gây phương hại tính sáng tạo và đa dạng văn hoá của thế giới tạo ra sự đồng nhất nghìn năm về văn hoá. Trước tình hình đó việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải trở thành một chiến lược văn hoá của đất nước. Đó sẽ là nền văn hoá luôn mở rộng cánh cửa để tiếp nhận những giá trị tiến bộ của thời đại đồng thòi là sự kế thừa và phát huy những nhân tố nội sinh những giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam. Không nên nghĩ rằng trong quá trình toàn cầu hoá, chúng ta chỉ làm một nhiệm vụ tiếp nhận, cho dù có chọn lọc, những giá trị từ bên ngoài. Lẽ đời là vậy đã vay thì phải trả, đã nhận thì phải cho. Văn hoá Việt Nam từ mấy ngàn năm qua đã tạo ra giá trị to lớn. Các giá trị đã là giá đỡ tinh thần tạo nên sức mạnh giúp dân tộc ta vượt qua bao thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Vì vậy, chiến lược phát triển và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sức dân tộc không chỉ tạo nên bức tường thành kiên cố chống lại sự sói mòn bởi những nhân tố độc hại trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển văn hoá Việt Nam ở thời đại mới với những đỉnh cao mới. KẾT LUẬN Bài học từ một vài quốc gia không biết dựa trên nội lực của chính mình để phát triển chính là sự cảnh tỉnh thiết thực nhất cho những dân tộc đang cố gắng phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Phát triển trên nền tảng văn hoá, hội nhập với nhân loại mà không đánh mất quyền tự chủ, không sa rời định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn phải trở thành nguyên tắc sống còn khi tham gia vào toàn cầu hoá. Chiến lược hội nhập với thế giới phải được hoạch định trên cơ sở một khảo sát đầy đủ, chính xác, đồng bộ về những điều kiện khách quan và chủ quan, đồng thời cần dự liệu những tình huống ngược chiều có thể xảy ra. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta còn nhiều cam go, nhiều thách thức mà chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình, của khối đoàn kết dân tộc chúng ta mới hội đủ những điều kiện cần thiết tạo dựng nên một bản lĩnh mới để cùng nhau vượt qua. Và bất luận trong trường hợp này cũng không để xảy ra tình trạng sung túc về vật chất mà khô kiệt về tinh thần. Muốn vậy, một trong những yếu tố bảo đảm cho sự vững vàng trước toàn cầu hoá là phải giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá đã làm nên bản sắc dân tộc, sao cho văn hoá dân tộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai luôn là mọt dòng chảyliên tục, không ngừng được bồi đắp, để văn hoá xứng đáng với sứ mệnh là động lực tinh thần chô sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrietHoc1000.doc