Phân tích thống kê tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU Nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đối ngoại, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới. Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, với nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đa phương hoá, đa dạng hoá có sự quản lý của Nhà nước, đã tạo ra một chuyển biến sâu sắc về chất ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh quốc dân. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến công tác Ngoại thương đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Đứng trước những nhiệm vụ vô cùng nặng nề như vậy, với những thách thức mới và những giải pháp mới trong nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, công tác Xuất nhập khẩu đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa bộ phận kinh tế của nước ta với phần còn lại của thế giới bên ngoài. Nằm trên tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở. Là một tỉnh biên giới phía Đông Bắc của tổ quốc, lại giáp ranh với Trung Quốc, một trong những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu mà Trung Quốc là một trong những thị trường lớn của nước ta cũng như của một số công ty xuất nhập khẩu mà đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Quảng Ninh . Vì chỉ là sinh viên thực tập trong thời gian ngắn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Quảng Ninh, trong quá trình trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình do khả năng có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những khiếm khuyết nên mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và những đóng góp thêm của độc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo GS.TS Phạm Ngọc Kiểm đã hướng dẫn cho tôi hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Quảng Ninh , Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, đơn vị đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp của mình.

doc70 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất kinh doanh trong nước. Đối với mặt hàng chè việc đánh thuế vào từng mặt hàng là khá ưu đãi. + Giấy phép xuất khẩu. Mục đích của chính phủ khi sử dụng giấy phép xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều chỉnh loại hàng hoá xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo vệ tài nguyên cũng như điều chỉnh cán cân thanh toán. Giấy phép xuất khẩu được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia và thời gian nhất định. + Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu. · Một chính sách hối đoái thích hợp thuận lợi cho xuất khẩu chính là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức giá tương quan với chi phí và giá trong nước. · Trợ cấp xuất khẩu cũng là một biện pháp có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. Việc trợ cấp thường được thể hiện dưới các hình thức: Trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu... - Các quan hệ kinh tế quốc tế Khi xuất khẩu hàng hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác, người xuất khẩu phải đối mặt với hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các hàng rào chặt chẽ hay lỏng lẻo phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào liên minh và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở một quốc gia. Tóm lại, có được các mối quan hệ quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia. - Các yếu tố chính trị và pháp luật Các yếu tố chính trị, và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đông mua bán quốc tế. Công ty cần phải tuân thủ các quy định của chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Chương II HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU I.NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU 1.Khái niệm hệ thống chỉ tiêu - Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. Do đó chỉ tiêu phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hoặc nhóm tổng thể. Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: Khái niệm và mức độ. Khái niệm có nội dung là định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, số lượng, thời gian của hiện tượng. Còn mức độ có thể biểu hiện bằng các loại thang đo khác nhau, phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện tượng. - Hệ thống chỉ tiêu: là một tập hợp những chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phản ánh các mặt các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ với các hiện tượng có liên quan. Hệ thống chỉ tiêu xuất khẩu là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt các tính chất quan trọng về xuất khẩu, các mối liên hệ của xuất khẩu tới các vấn đề có khác có liên quan: quy mô xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu... 2.Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Trong công tác thống kê nói chung và thống kê xuất khẩu nói riêng, không chỉ đơn thuần là việc đưa ra những chỉ tiêu chỉ mang tính hình thức mà cốt lõi của nó là phải phản ánh được nội dung kinh tế – xã hội của chỉ tiêu đó và phải làm nổi bật được vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác nó còn phải đảm bảo công tác thu thập thông tin, số liệu để phân tích, tính toán sau này. Vì vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần đảm bảo các nguyên tắc sau: a. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo tính hướng đích Hệ thống chỉ tiêu cần xây dựng phải được xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, nhiệm vụ nào thì hệ thống chỉ tiêu đó.Các chỉ tiêu xuất khẩu phải đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá, phân tích tình hình xuất khẩu (cụ thể ở đây là mặt hàng mủ cao su khô của Việt Nam trong thời gian qua) b. Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tính hệ thống - Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các mặt các bộ phận giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu). Muốn vậy phải phân tích lý luận để hiểu bản chất mối liên hệ. - Trong hệ thống chỉ tiêu có chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh đầy đủ hiện tượng nghiên cứu - Đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính của các chỉ tiêu cùng loại để có thể so sánh các chỉ tiêu với nhau c. Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính khả thi Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đòi hỏi phải đảm bảo tính khả thi tức là phải phải đảm bảo về khả năng nhân tài vật lực để có thể cho phép tiến hành thu thập thông tin tổng hợp các chỉ tiêu. Từ nguyên tắc này đòi hỏi người xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, xác định những chỉ tiêu căn bản nhất, quan trọng nhất làm sao đảm bảo số lượng không nhiều mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu d. Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính hiệu quả Bất cứ một việc gì trước khi quyết định thực hiện cũng đòi hỏi phải xem xét xem việc đó có hiệu quả hay không, hiệu quả ở đây có thể là hiệu quả kinh tế, hay là hiệu quả xã hội. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cũng đòi hỏi phải đảm bảo tính hiệu quả. Tức là toàn bộ chi phí bỏ ra để xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê (gồm cả vật chất, sức lực và trí óc) phải không được lớn hơn những kết quả thu được. II.HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU 1.Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh xuất khẩu * Qui mô xuất khẩu tính theo đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị cho từng doanh nghiệp, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân: - Quy mô xuất khẩu tính theo đơn vị hiện vật: Chỉ tiêu hiện vật chủ yéu áp dụng với các hàng hoá là sản phẩm vật chất, trong thống kê có tác dụng như sau: + Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị xuất khẩu. + Là cơ sở để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của từng loại sản phẩm. + Là cơ sở để cân đối sản xuất, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp Theo đơn vị hiện vật thì quy mô xuất khẩu được tính theo lượng hàng xuất khẩu trong mỗi giai đoạn là bao nhiêu, đơn vị tính là tấn, triệu tấn,… , áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Quy mô xuất khẩu tính theo đơn vị giá trị: + Quy mô xuất khẩu theo mặt hàng: Xi = Trong đó: Xi : Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng i Pxk : Đơn giá xuất khẩu mặt hàng i theo mức giá k qxk : Lượng hàng hoá của mặt hàng i theo mức giá k ( Giá xuất khẩu được tính theo giá FOB, tức là giá giao hàng tại biên giới, cảng, sân bay, trạm cửa khẩu,…) + Quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu. X = Trong đó: X : tổng kim ngạch xuất khẩu. Xi Giá trị xuất khẩu của mặt hàng i. Quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu có thể tính cho các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu quan trọng nhất về hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả ngoại tệ xuất khẩu. Chỉ tiêu này được xác định từ quan hệ giữa kết quả và chi phí. Kết quả của xuất khẩu là doanh thu ngoại tệ thu về từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, còn chi phí là tổng các khoản chi ra để sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu đó. Hx = Trong đó: Hx : Hiệu quả ngoại tệ của xuất khẩu. Dx : Doanh thu ngoại tệ của xuất khẩu ( giá trị quốc tế thường tính bằng USD) bằng tổng các tích số giữa giá trị xuất khẩu với lượng đã xuất khẩu trong kỳ ( ) . Zx : Chi phí để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ( giá trị trong nước) bằng tổng chi phí trong kỳ ( ) được tính theo Việt Nam đồng ( VND). Do vậy chỉ tiêu hiệu quả ngoại tệ của xuất khẩu ( Hx ) chỉ rõ một đơn vị tiền tệ trong nước chỉ ra cho hàng hoá xuất khẩu thông qua quan hệ ngoại thương đem về được bao nhiêu đơn vị ngoại tệ cho doanh nghiệp. 3. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu mủ cao su khô giai đoạn 1998 – 2004. a. Đảm bảo tính hướng đích Trong phân tích thống kê giữa các phương pháp đều có mối liên hệ với nhau và đều phản ánh một khía cạnh nào đó của nội dung phân tích, do đó chúng ta cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất, phản ánh được đầy đủ nhất nội dung nghiên cứu vừa đỡ tốn kém nhân tài vật lực mà vẫn làm nổi bật nội dung cần phân tích Đảm bảo tính hệ thống Nhiều khi việc phân tích không thể làm nổi bật ngay được nội dung nghiên cứu mà ta phải kết hợp các phương pháp phân tích có mối liên hệ với nhau để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện hơn, tránh nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện và loại bỏ được những ảnh hưởng không tốt khi nhận xét kết quả. Mặt khác, cùng một vấn đề nhưng tính toán bằng các phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, vì vậy ta nên xem xét lựa chọn kết hợp với nhau để làm nổi bật nội dung nghiên cứu Đảm bảo tính khả thi Phương pháp được lựa chọn là tối ưu nhất khi phương pháp đó thoả mãn các nguyên tắc trên nhưng đồng thời phải đảm bảo tính khả thi tức là phải đảm bảo nhân tài vật lực để thực hiện việc phân tích, từ thu thập thông tin đến việc tính toán các chỉ tiêu và phân tích. Đảm bảo tính hiệu quả Cũng giống như bất kỳ một công việc nào khác, phân tích thống kê cũng đòi hỏi tính hiệu quả. Vì vậy, ngay từ khâu lựa chọn phương pháp cần phải chọn phương pháp nào vừa đơn giản đối với người phân tích vừa dễ hiểu đối với người đọc mà khả năng phản ánh được đầy đủ nhất. 4. Kiến nghị lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty cổ phần-đẩu tư xuất nhập khẩu Quảng Ninh. a. Kiến nghị về số lượng phương phương pháp Để phân tích đánh giá được một cách toàn diện và chi tiết về tình hình xuất khẩu, đòi hỏi không chỉ một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ mà còn phải sử dụng các phươn pháp khác nhau. Vì mỗi phương pháp lại nhìn nhận vấn đề dưới một góc độ khác nhau. Qua xem xét, đánh giá các phương pháp thống kê đang sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty thời gian qua. Trong phạm vi chuyên đề này, Em xin kiến nghị lựa chọn một số phương pháp dùng cho việc nghiên cứu: Phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp dãy số thời gian và phương pháp chỉ số b. Tác dụng của các phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu mủ cao su khô. - Phương pháp hồi quy tương quan Theo quan điểm duy vật biện chứng thì các hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Không có một hiện tượng nào phát sinh phát triển một cách cô lập tách rời khỏi các hiện tượng khác. Xuất khẩu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi lượng (giá trị) xuất khẩu một mặt hàng nào đó thay đổi sẽ kéo theo một loạt các vấn đề khác bị ảnh hưởng và ngược lại.Ví dụ: Khi sản lượng chế biến cao su giảm chắc chắn sẽ làm cho lượng xuất khẩu cao su giảm và ngược lại. Thống kê nghiên cứu hiện tượng này bằng một phương pháp là phương pháp hồi quy tương quan. Phương pháp hồi quy tương quan là phương pháp biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng có liên hệ tương quan bằng một phương trình là phương trình hồi quy Trong mô hình hồi quy tương quan có một tiêu thức kết quả (Y- Biến phụ thuộc) và một hay nhiều tiêu thức nguyên nhân (X- Biến độc lập) Mô hình tổng quát: Yi= f(x) - Phương pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế phức tạp. Phương pháp chỉ số có tác dụng: Nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian, không gian; phân tích các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch; ngoài ra còn dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp Phương pháp dãy số thời gian. a.Lượng tăng giảm tuyệt đối Phản ánh sự thay đổi về quy mô (khối lượng)mủ cao su xuất khẩu qua thời gian. Tuỳ vào mục dích nghiên cứu cụ thể ta có các loại lượng tăng (giảm) sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: là hiệu số giữa quy mô mủ cao su xuất khẩu kỳ nghiên cứu so với quy mô kỳ đứng liền trước đó. : lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Yi : Quy mô xuất khẩu thời gian i Yi-1 : Quy mô xuất khẩu thời gian i-1 - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: là chênh lệch giữa Quy mô xuất khẩu thời kỳ nghiên cứu với Quy mô xuất khẩu kỳ được chọn làm gốc: Trong đó: : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc Yi : Quy mô xuất khẩu thời gian i Y1 : Quy mô xuất khẩu thời gian được chọn là gốc - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. b. Tốc độ phát triển: Là chỉ tiêu tươg đối động thái, phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Đơn vị tính là lần hoặc %, tuỳ vào mục đích nghiên cứu ta có các tốc độ phát triển sau: - Tốc độc phát triển liên hoàn: phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau: Trong đó ti: là tốc độ phát triển liên hoàn - Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong thời gian dài. Trong đó Ti: là tôc độ phát triển định gốc - Tốc độ phát triển trung bình: là số bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn. c. Tốc độ tăng giảm Chỉ tiêu này phản ánh Quy mô xuất khẩu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau, ta có 3 loại tốc độ tăng ( giảm) sau: - Tốc độ tăng( giảm) liên hoàn: phản ánh tốc độ tăng hoặc (giảm) giữa hai thời gian liền nhau. Trong đó ai: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng (giảm) định gốc: phản ánh sự tăng (giảm) của hiên tượng trong thời gian dài. Ai = i = Trong đó: Ai là tốc độ tăng (giảm ) định gốc - Tốc độ tăng (giảm) trung bình: là mức bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. Trong đó là tốc độ tăng (giảm) trung bình là tốc độ phát triển trung bình d. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu. Ta có: Năm chỉ tiêu phân tích trên có nội dung, công thức tính khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau giúp cho việc phân tích dễ dàng chính xác hơn. Trong thống kê xuất khẩu mủ cao su, phương pháp dãy số thời gian cho phép xác định xu hướng biến động của quy mô doanh thu xuất khẩu mủ cao su; mức độ biến động tương đối và tuyệt đối của quy mô doanh thu xuất khẩu mủ cao su theo thời gian; Qua sự phân tích đó có thể thấy được xu hướng, tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán các mức độ của chỉ tiêu trong tương lai. Để có một dãy số thời gian đảm bảo các điều kiện phân tích cần xây dựng theo các yêu cầu cơ bản sau: Đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất tránh tình trạng sử dụng nhiều phương pháp tính gây khó khăn trong tính toán. Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí giúp cho thu thập số liệu dễ dàng chính xác. Phải thống nhất về đơn vị tính toán. Các khoảng cách thời gian nên bằng nhau đặc biệt đối với dãy số thời kỳ thì khoảng cách thời gian phải tuyệt đối bằng nhau. Chương III  Phân tích thống kê tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh thời kỳ 1998 – 2004 I. Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Quảng Ninh thành lập ngày 27/03/1964. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã phát triển qua nhiều thời kỳ với những tên gọi khác nhau: a. Giai đoạn 1964 - 1975: Thời kỳ sản xuất kinh doanh phục vụ chiến tranh Trên cơ sở hợp nhất hai công ty của tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng, công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là "Công ty XNK kiêm kinh doanh hàng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh", với mô hình gồm các trạm kinh doanh chuyên thu mua hàng xuất khẩu được tổ chức đến hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Nhiệm vụ chính của công ty giai đoạn này là: - Tổ chức sản xuất, khai thác thu mua hàng hoá xuất khẩu giao cho các Tổng công ty thuộc Bộ Ngoại thương. - Mở rộng buôn bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu với tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lâm, hải sản, khoáng sản như: quế, hồi, ba kích, tôm, mực, than, gỗ đặc sản… và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: mành trúc, chiếu cói, thảm đay… Nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, tiêu dùng trong nước và an ninh quốc phòng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 200.000 - 300.000 USD/năm. b. Giai đoạn 1976 - 1985: Thời kỳ sản xuất kinh doanh trong cơ chế bao cấp. Năm 1980, công ty đổi tên thành "Công ty Liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh" với bộ máy gồm các trạm ngoại thương ở các huyện, thị xã trong tỉnh, các trạm chuyên doanh ở văn phòng công ty và các phòng ban tham mưu, quản lý. Tháng 3/1982, công ty là một trong ba doanh nghiệp của ba địa phương trên địa bàn miền Bắc được phép mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài và đổi tên thành "Công ty Liên hiệp xuất nhập khẩu Quảng Ninh". Tháng 7/1984, công ty tiến hành bàn giao phân cấp các trạm ngoại thương ở các huyện, thị xã về cho chính quyền huyện, thị xã quản lý. Nhiệm vụ chủ yếu xuyên suốt giai đoạn này là "khai thác tiềm năng địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu để nhập khẩu". Các mặt hàng như: than, quế, hồi, ba kích, thảo quả, sa nhân, rau câu, tùng hương, tắc kè, khỉ, sắt vụn, hàng thủ công mỹ nghệ… tiếp tục được khai thác để xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Hồng Kông và các nước XHCN. Đặc biệt, công ty còn đầu tư xây dựng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (hàng thủ công mỹ nghệ, than) và các vùng chuyên canh (cói - Hà Nam, quế, hồi - Quảng Hà). Nhận khẩu các mặt hàng phục vụ các ngành sản xuất trong nước: gạo, phân đạm, tàu thuyền, xăng dầu, thiết bị phục vụ khai thác than, sắt thép… và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn này đạt 42 triệu USD, trong đó: kim ngạch xuất khẩu: 268 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu: 15,2 triệu USD tăng mạnh so với giai đoạn trước. c. Giai đoạn 1986 - 1993: Sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng và khó khăn của nền kinh tế, bước đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn này là "ra sức tăng kim ngạch xuất khẩu để nhập khẩu" Tháng 6/1988 công ty tiếp tục cải cách mô hình tổ chức theo 2 khối: - Khối văn phòng công ty; gồm các phòng ban - Khối các đơn vị trực thuộc: gồm xí nghiệp thêu ren xuất khẩu, công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu nông, lâm, khoáng sản, giao nhận kho vận, xí nghiệp dịch vụ xuất khẩu. Năm 1990, công ty xúc tiến hoạt động kinh doanh với đô thị trưởng Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh xuất nhập khẩu với thị trường Hồng Kông và Nhật Bản, thành lập chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, huyện Hải Ninh và hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Hòn Gai và Yên Hưng nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của địa phương, chú trọng tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực với chất lượng cao, số lượng lớn và ổn định. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thốn, một số mặt hàng mới được mở rộng thêm như: chè, vàng, lạc nhân, song mây… riêng hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng giảm. hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước như: ô tô, xe máy, xăng dầu… Kim ngạch xuất nhập khẩu những năm 86 - 93 đạt 50,3 triệu USD trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 31,2 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 19,1 triệu USD. d. Giai đoạn 1993 - 1998: Thời kỳ phục hồi và phát triển: Tháng 11/1993, công ty đổi tên thành "Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh". Tháng 8/1998, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hòn Gai được sáp nhập vào công ty. ở thời kỳ này, bên cạnh XNK trực tiếp, công ty còn mở rộng một số loại hình hoạt động như tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan ….đạt hiệu quả kinh doanh cao, thị trường chính là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hongkong và một số nước khác. Tuy nhiên, đến những năm 97 -98 các hoạt động của công ty còn đơn điệu, mới chỉ tập trung chủ tyếu vào lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ Bước sang 1998, đứng trước những biến động mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, công ty đã mở hướng đa dạng các hoạt động SXKD: bên cạnh việc duy trì các hoạt động hiện có, công ty còn mở rộng một số hoạt động mới như: chế biến hải sản XK, dịch vụ du lịch… thực hiện đổi mới trong quản lý tài chính, sử dụng nhân lực… do đó công ty vẫn duy trì tốt các hoạt động và kinh doanh có hiệu quả. Các mặt hàng xuất khẩu được đa dạng: đá tấn mài, cao su, quế, chè đen… Mặt hàng chính qua kho ngoại quan gồm ô tô, thuốc lá… Hàng tạp nhập tái xuất gồm: lông cừu, hạt nhựa, đồng, nhôm, dầu cọ, tân dược… Kim ngạch XNK các năm 83-88 đạt 344,5 triệu úD trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 179,7 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 164,8 triệu USD. e. Từ 1999-trở đi: Giai đoạn tăng tốc phát triển doanh nghiệp, tăng tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh Đây là thời kỳ phát triển, mở rộng các hoạt động theo hướng Thương mại-Công nghiệp-Dịch vụ, tiến hành đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện. Đẩy mạnh đầu tư trung-dài hạn vào các dự án nhằm khai thác các tiềm năng của địa phương; tìm hướng mở rộng, phát triển ra bên ngoài nhằm tăng tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo sự ổn định lâu dài và tăng tốc độ phát triển. Qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty XNK Quảng Ninh luôn nỗ lực tìm ra cho mình những hướng đi, cách làm phù hợp trong từng giai đoạn để doanh nghiệp vững bước trên con đường phát triển. Công ty XNK Quảng Ninh luôn mong muốn và thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác - kinh doanh với các doanh nghiệp, các thương gia trong và ngoài nước. 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. A. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH BAN GIÁM ĐỐC - Giám đốc - Các phó Giám đốc PHÒNG THAM MƯU QUẢN LÝ - Kế hoặch tổng hợp - Phòng kế hoạch tài vụ - Tổ chức lao động - Phòng hành chính PHÒNG KINH DOANH - Phòng kinh doanh I - Phòng kinh doanh II CÁC CÔNG TY KINH DOANH - Công ty XNK nông lâm khoáng sản - Công ty XNK miền đông - Công ty XNK tổng hợp - Công ty dịch vụ – du lịch Bặch Đằng XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH - XN chế biến hàng XK Yên Hưng - XN thủ công mỹ nghệ XK CÁC CHI NHÁNH BAN ĐẠI DIỆN - Chi nhánh TP Hà Nội - Chi nhánh TP HCM - Ban đại diện Hải Ninh - Ban đại diện Hải Phòng B. MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Với nhiệm vụ được đề ra như trên Công ty phải có một tổ chức bộ máy vô cùng chặt chẽ và khăng khít. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt để đi đến thành công trong kinh doanh của Công ty hiện nay. * Các công ty xí nghiệp - Công ty XNK nông lâm khoáng sản - Công ty XNK Miền Đông - Công ty XNK tổng hợp - Công ty Dịch vụ du lịch Bạch Đằng - Xí nghiệp XK thủ công mỹ nghệ - Xí nghiệp chế biến hàng XK Yên Hưng * Bộ máy giúp việc cho Giám đốc bao gồm - Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng kinh doanh I + II - Phòng kế toán tài vụ - Phòng tổ chức cán bộ - Phòng tổ chức hành chính tổng hợp * Các chi nhánh, đại diện - Chi nhánh tại hà Nội - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh - Đại diện tại thành phố Hải Phòng - Đại diện tại Móng Cái huyện Hải Ninh tỉnh Quảng Ninh 3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1. XUẤT KHẨU 1. Cao su tự nhiên - Khả năng xuất khẩu: trên 20.000 tấn/năm - Chủng loại: CSV5L, CSVCV60, SVR5, SVR10, SVR20… - Thị trường chính: Trung Quốc 2. Chè - Khả năng xuất khẩu: trên 1.000 tấn/năm - Chủng loại: OP STD CY23/27, OPA STD CY1416, BPS STD CY20, OPA STD QN1/QN2/QN3; PS STD CY19… - Thị trường: Trung đông, Ba lan, Malaixia, Indonexia, Đài loan, Hà lan, Ấn độ… 3. Tùng hương - Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 1500 tấn/năm - Chủng loại: WW, WX - Thị trường: Hàn quốc, Nhật bản, Đức 4. Quế - Khả năng xuất khẩu mỗi năm trên 400 tấn - Chủng loại: QN4, QNV1/V2, YBI/II/III/IV, YBV1/V2 - Thị trường chủ yếu: Hồng kông, Hàn Quốc, Nhật bản, Mỹ 5. Đất sét Xuất khẩu một số loại có thành phẩm chính như sau: Content Specification(1) SiO2 MgO CaO Al2O3 TiO2 Fe2O3 K2O NaO Ig loss 61.72% 1.00% 0.07% 18.60% 0.75% 1.10% 1427% 0.158% 6.66% 6. Đá cao lanh - Khả năng xuất khẩu: 30.000 tấn/năm - Chủng loại: Loại 1, loại 2, loại 3 - Thị trường chủ yếu: Nhật Bản, Indonexia Ngoài ra, công ty còn cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đồ gốm sứ trong nước. 7. Ngoài các loại hàng hoá chủ yếu trên, công ty còn khai thác và xuất khẩu một số hàng hoá như: Hoa hồi, nấm hương, rau câu, vải thiều, long nhãn, hàng thủ công mỹ nghệ… 3.2. NHẬP KHẨU - Ô tô, lốp ô tô, xe máy các loại. Hàng điện tử, điện lạnh - Nguyên vật liệu, phụ tùng máy móc, vật tư thiết bị 1. KINH DOANH NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU THAN - Kinh doanh than thu mua, kinh doanh dịch vụ vận tải, san gạt nhỏ và xuất than - Công ty có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng và chủng loại than như sau: Specification of Hongai anthracite Grade of coal Size (mm) Moisture (%) Ash Content (%) Volate Matter (%) Fixed Carbon (%) Sunphur (%) Calorific Value (Keal/kg) 2B 35-200 4 6-8 6-8 88.5 0.5 8100-7600 3 35-50 5 4-6 5-8 86.5 0.5 8000-7800 4 15-35 5 4-6 5-7 86.5 0.5 8200-7900 5 6-18 5 5-7 5-7 86 0.5 8100-7900 8 0-15 8 10-15 6-8 77 0.5 7600-720 9 0-15 8 15-22 6-8 70 0.5 7200-8500 10 0-15 8 22-32 6-8 65 0.5 6500-5500 11 0-15 8 32-35 6-8 62 0.5 5500-4600 2. THU MUA VÀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN XUẤT KHẨU Như: Thịt Cá cầu gai, mực khô… 3. KINH DOANH THEO HÌNH THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT; KHO NGOẠI QUAN 1. Ký kết các hợp đồng theo hình thức tạm nhập-tái xuất các loại hàng hoá: nguyên vật liệu, ô tô, xe máy, hàng điện tử, dược liệu… 2. Cho thuê kho ngoại quan tại thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái 4. DU LỊCH – DỊCH VỤ 1. Tổ chức các tour du lịch trọng gói hoặc từng phần từ Việt Nam đi Trung Quốc, từ Trung Quốc vào Việt Nam và các tuyến du lịch nội địa Bắc - Nam 2. Tổ chức các hoạt động văn hoá, du thuyền, thưởng ngoạn phong cảnh Vịnh Hạ long 3. Cho thuê và đưa đón khách bằng các loại xe sang trọng tại mọi địa điểm Quý khách yêu cầu II. Phân tích thống kê tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu mủ cao su khô tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh A. Phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty 1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu mặt hàng mủ cao su khô tại công ty QUNIMEX Trong phần này chúng ta phân tích biến động quy mô doanh thu xuất khẩu mặt hàng mủ cao su khô tại Công ty QUNIMEX Bảng 1: Biến động quy mô doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004 chỉ tiêu năm Doanh thu XK (đồng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) (đồng) 1999 1074340884 2000 1081735522 7394638 100,68 0,68 10743408 2001 1159035664 77300142 107,14 7,14 10817355 2002 2730902523 1571866859 235,62 135,62 11590356 2003 2384027611 -346874912 87,3 -12,7 27309025 2004 5150870395 2766842784 216,06 116,06 23840276 BQ 2263485433 679421585,2 136,81 36,81 Biểu đồ1: Doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004 Đơn vị: Đồng Năm Từ bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân hàng năm doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004 là 679421585,2 (đồng). Với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 136,81 (%) tương ứng với tốc độ tăng(giảm) bình quân hàng năm là 36,81 (%). 2.Phân tích biến động quy mô sản lượng mủ cao su khô xuất khẩu. Bảng 2: Biến động quy mô sản lượng xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004. chỉ tiêu năm Sản lượng XK (tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) 1999 424 2000 524 100 123,58 23,58 4,24 2001 815 291 155,53 55,53 5,24 2002 3556 2741 436,32 336,32 8,15 2003 1290 - 2266 36,27 -63,73 35,56 2004 3853 2563 298,68 198,68 12,9 BQ 1743,667 685,8 155,48 55,48 Biểu đồ2: Biến động quy mô sản lượng xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004. Qua bảng 2 và biểu đồ 2 cho thấy quy mô sản lượng xuất khẩu mủ cao su khô tăng bình quân hàng năm của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004 là 685,8 (tấn). Với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 155,48 (%) tương ứng với tốc độ tăng(giảm) bình quân hàng năm là 55,48(%). 3. Phân tích chỉ tiêu giá xuất khẩu bình quân. - Phương pháp tính Mức giá xuất khẩu bình quân tại một thời điểm, thời vụ có thể giúp các nhà kinh tế học dự đoán một cách tương đối chính xác giá hàng hoá trong thời gian tới để có thể xây dựng kế hoạch xuất khẩu một cách hợp lý nhất. Hoặc có thể dựa vào việc nghiên cứu biến động của mức giá trong những giai đoạn vừa qua để có thể có kế hoạch giãn tiến độ xuất khẩu, tức là kéo dài hay thu hẹp thời gian xuất để đẩy mức giá lên hay kéo mức giá xuống, tiến tới thu được nhiều lợi ích nhất. Do tầm quan trọng của chỉ tiêu này, tôi kiến nghị nên tính chỉ tiêu này thường xuyên theo định kỳ, nghiên cứu một cách có hệ thống mức giá, động thái giá chi tiết theo từng mặt hàng, từng nhóm hàng và toàn bộ hàng hoá tham gia vào quá trình xuất khẩu. - Hệ thống tổ chức thông tin Để tính được chỉ tiêu giá xuất khẩu bình quân đòi hỏi những thông tin cụ thể về đơn giá và lượng của từng mặt hàng tính giá. Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc phân tích tình hình xuất khẩu, đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, vì vậy thông tin nên thu thập theo định kỳ 5 ngày một, để đảm bảo cho việc lập và thực hiện kế hoạch. Bảng 3: Biến động giá xuất khẩu bình quân mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004. Chỉ tiêu năm Giá xuất khẩu bình quân (đ/tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (đ/tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) 1999 2533822 2000 2064380 -469442 81,47 -18,53 25338 2001 1422129 -642251 68,89 -31,11 20643 2002 767970 -654159 54 -46 14221 2003 1848083 1080113 240,64 140,64 7679 2004 1336846 -511237 72,4 -27,6 18480 BQ 1662205 -239395 87,97 12,03 Biểu đồ 3: Biến động giá xuất khẩu bình quân mủ cao su khô của Công ty QUNIMEX thời kì 1999 – 2004. Đơn vị: đồng/tấn Năm 4.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xuất khẩu Trước khi đưa ra quyết định thực hiện một hoạt động nào đó, bao giờ cũng phải xem hoạt động đó có hiệu quả hay không. Tương tự đối với hoạt động xuất khẩu, cũng cần phải đánh giá xem xét về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó. Chỉ tiêu quan trọng nhất về hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả ngoại tệ xuất khẩu. Chỉ tiêu này được xác định từ quan hệ giữa kết quả và chi phí. Kết quả của xuất khẩu là doanh thu ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu, còn chi phí là tổng các khoản chi phí để sản xuất ra hàng xuất khẩu đó. - Phương pháp tính + Hiệu quả hoạt động xuất khẩu là chỉ tiêu tương đối thời kỳ + Công thức tính · Hiệu quả thuận: · Hiệu quả nghịch: Trong đó: Hx: Hiệu quả ngoại tệ của hoạt động xuất khẩu Dx: Doanh thu ngoại tệ của hoạt động xuất khẩu (giá trị quốc tế thường tính bằng USD) Zx: Là chi phí để sản xuất hàng xuất khẩu (giá trị trong nước, bằng tổng chi phí trong kỳ được tính theo Việt Nam đồng). Do vậy chỉ tiêu hiệu quả ngoại tệ của xuất khẩu chỉ rõ một đơn vị tiện tệ trong nước chi ta cho hàng xuất khẩu thông qua quan hệ ngoại thương đem dề được bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. + Phạm vi áp dụng: Chỉ tiêu chủ yếu được tính cho từng đơn vị xuất khẩu - Hệ thống tổ chức thông tin Để tính toán được chỉ tiêu này đòi hỏi phải có các thông tin cụ thể về doanh thu ngoại tệ của hoạt động xuất khẩu (giá trị quốc tế thường tính bằng USD) và chi phí sản xuất ra lượng hàng xuất khẩu đó (tính bằng VNĐ). Để có được những thông tin đó đòi hỏi phải thu thập ở nhiều nguồn. Thông tin về doanh thu ngoại tệ sẽ phải lấy ở Hải quan, thông tin về chi phí sẽ phải lấy tận đơn vị sản xuất (chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho phạm vi doanh nghiệp). 5.Phương pháp hồi quy tương quan và dự đoán doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô. Vận dụng phần mềm SPSS vào phân tích doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty trong giai đoạn 1999 – 2004 và dự đoán cho những năm tiếp theo. Chúng ta có thể dùng phần mềm thống kê SPSS để hỗ trợ việc tính toán và tìm mô hình biểu hiện xu thế cho hiện tượng. Biểu đồ biểu hiện xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu mặt hàng mủ cao su khô của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh giai đoạn 1999 – 2004: Một số mô hình hàm xu thế có thể biểu hiện cho xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu mặt hàng mủ cao su khô của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh giai đoạn 1999 – 2004 : Phương trình đường thẳng: = - 989320310,6 + 881704519,5t SE = 742622509,499 Phương trình hyperbol. 3858026439,73 – 4313161648,72(1/t) SE = 1292119937,62 Phương trình parabol. = 194103117,4 – 5813544,79t + 126795366,32t2 SE = 731606074,049 Đồ thị biểu hiện các phương trình hồi qui: Qua 3 mô hình hồi qui như trên ta thấy mô hình đường thẳng là phù hợp nhất vì có SE nhỏ nhất. Do đó nó phản ánh chính xác nhất xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Dự đoán: theo ứng dụng phần mềm SPSS ta có doanh thu xuất khẩu mủ cao su khô của Công ty năm 2005 là 5182957835 đồng, năm 2006 là 6064711854 đồng. III. Những thành tựu đã đạt được và một số đề xuất kiến nghị giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 1.Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua - Hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối thuận lợi: lĩnh vực dịch vụ chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan dù cuối năm nhịp độ có giảm do thay đổi chính sách nhưng vẫn đặt hiệu quả cao, giữ được quan hệ tốt và uy tín với khách hàng. - Các hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, văn phòng cho thuê tại Hà Nội, TP HCM; các liên doanh chế biến cao su Triệu nghiệp, Mã Thái vẫn hoạt động ổn định đạt hiệu quả tốt. - Hoạt động khai thác kinh doanh khoáng sản (đá Tấn Mài) tại Hải Hà có bước tăng trưởng đột biến, đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay (tổng sản lượng tiêu thụ 62,4 ngàn tấn, trong đó XK 16 ngàn tấn), thị trường xuất khẩu được mở rộng, tiêu thụ trong nội địa cũng tăng về số lượng và ổn định. Công ty đã đầu tư đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng đổ bê tông sân kho cảng Hải Tân, mua 01 máy xúc, 01 máy gạt mới, quy hoạch cải tạo, án gạt thải mở rộng các khai trương, tạo nền tảng vững chắc chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm tới. - Hoạt động của công ty Tùng Lâm tại Yên Tử cũng đạt hiệu quả tốt, năm qua đã đầu tư tôn tạo cảnh quan, khuôn viên, làm đường… từng bước làm tăng sức hấp dẫn của Yên Tử đối với du khách, lượng khách đến Yên Tử sau lễ hội ngày càng tăng. - Khách sạn 04 sao tại Bãi Cháy đang được triển khai xây dựng. Trụ sở Chi nhánh TP HCM cũng đang được xúc tiến đầu tư xây dựng làm văn phòng cho thuê, dự kiến khởi công vào đầu năm 2006. Các dự án này hoàn thành sẽ tạo nên một lĩnh vực hoạt động có nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp. - Dự án phát triển, chăn nuôi bò sữa hoạt động tốt, có tính xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Triều. Tổng đàn Bò hiện nay là hơn 350 con, trong đó có 130 con bò đẻ, lượng sữa trung bình đạt 1 tấn/ngày. - Hoạt động XKLĐ vẫn rất khó khăn về thị trường; kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng gặp nhiều khó khăn do mạng không phát triển và sức ép cạnh tranh lớn. Lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe máy ngày càng co hẹp thị trường không còn mang lại hiệu quả nhưng vẫn duy trì để giải quyết lao động. - Nền tài chính của Doanh nghiệp lành mạnh và tiếp tục ổn định, tạo nền tảng về khả năng huy động vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển Doanh nghiệp. Công ty đang định hướng phát triển hoạt động đầu tư tài chính nhằm tạo thêm lĩnh vực hoạt động có tính cạnh tranh lâu dài. - Đời sống vật chất, tinh thần của CB-CNV-người lao động từng bước được cải thiện, nâng cao. Năm qua, Công ty đã đầu tư hơn 400 triệu đồng xây mới VP làm việc Phòng kho cảng, nhà ăn công trường Lam Sơn-XN 911. Sửa chữa, nâng cấp VP làm việc XN công trường của 2 XN. Từng bước đổi mới cơ chế tiền lương theo hướng khuyến khích tinh thần lao động và nâng cao thu nhập. Chú trọng phát triển sản xuất tạo, bố trí việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định. Quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động: tổ chức cho CB-CNV đi tham quan học tập kinh nghiệm cả trong và ngoài nước; thăm hỏi, động viên gia đình gặp khó khăn, thương binh, liệt sỹ, ốm đau, bệnh tật. Gặp mặt động viện, khen thưởng cho học sinh giỏi, tiên tiến là con em người lao động. Động viên, tặng quà cho chị em phụ nữ ngày 8/3, 20/10; cho người tham gia lực lượng vũ trang nhân dân ngày 22/12. Tổ chức hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao trong doanh nghiệp, tạo nên bầu không khí phấn khởi, đoàn kết. Tổng chi phí cho các hoạt động này gần 500 triệu đồng. - Trong năm Công ty thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tập thể, đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi, phát huy sáng kiến cải tiến, kỹ thuật; khai thác thị trường, khách hàng mới. Tuyên truyền giáo dục CB-CNV tự giác chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của công ty. Duy trì thực hiện các phong trào tự quản ANTT, phòng chống ma tuý; chú trọng công tác an toàn – VSLĐ-PCCN, bảo vệ môi trường, không để xảy ra vụ tai nạn nào. Hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, người nghèo, trẻ em tàn tật… Tăng cường mối quan hệ phối kết hợp với chính quyền, đoàn thể, lực lượng trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn Doanh nghiệp và hoạt động SXKD, không để thất thoát tiền hàng và các vụ việc vi phạm pháp luật. Nguyên nhân đạt được những thành tích trên 1. Ban lãnh đạo công ty và đội ngũ lãnh đạo các đơn vị năng động, nhạy bén nghiên cứu diễn biến thị trường, nắm bắt thời cơ, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm; CB-CNV nỗ lực, tận tâm với công việc, nên đẫ tận dụng được cơ hội kinh doanh, giữ được sự tín nhiệm của khách hàng. - Các đơn vị SXKD đều chủ động, sáng tạo có nhiều cố gắng hoàn thành kế hoạch được giao, một số đơn vị đã nắm bắt cơ hội và khai thác mở rộng thị trường, khách hàng, hoàn thành vượt mức kế hoạch như: Phòng kinh doanh 2,3,4,5, bộ phận KNQ Móng Cái, XKLĐ. Một số đơn vị trước đay khó khăn nay đã tự cân đối và bước đầu có lãi như: Chi nhánh TP HCM, Vĩnh Phúc. Một số đơn vị gặp khó khăn khách quan chung không đạt kế hoạch nhưng vẫn nỗ lực hoạt động giải quyết việc làm và duy trì thị trường: SFone, XN xe máy, XN khoáng sản Hạ Long. Các đơn vị khai thác, kinh doanh khoáng sản tại Hải Hà (XN 911, Tấn Mài, phòng kho cảng) đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bố trí cơ cấu lại lao động đưa hoạt động SXKD khoáng sản từng bước đi vào ổn định và chuyên môn hoá, đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay. - Biết tận dụng khái thác tiềm lực trong xã hội thông qua các phương thức liên doanh, liên kết, hợp tác cùng có lợi, nâng cao vị thế, uy tín và văn hoá kinh doanh. 2. Phương thức quản lý luôn được đổi mới, công tác chỉ đạo và điều hành bám sát thực tiễn được điều chỉnh kịp thời theo biến động của thị trường và tình hình thực tiễn của Doanh nghiệp. Có cơ chế khuyến khích thưởng thích đáng những đơn vị vượt kế hoạch và khai thác khách hàng mới, các mặt hàng kinh doanh mới. - Duy trì và phát huy được những ưu điểm của cơ chế khoán quản, các đơn vị khoán đã chủ động đổi mới cả về bố trí cán bộ, sắp xếp lao động và phương pháp điều hành hoạt động SXKD, tạo ra được không khí làm việc mới có hiệu quả. - Cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu SXKD. Nền tài chính lành mạnh, ổn định, đồng vốn được quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả. - Công tác chỉ đạo SXKD tập trung thống nhất, phat huy được vai trò độc lập sáng tạo và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng các đơn vị bằng sự phân cấp uỷ quyền, các biện pháp khuyến khích thưởng phạt. - Duy trì phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng hiệu quả kinh doanh. - Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ phù hợp với yêu cầu của SXKD. Mô hình tổ chức gọn nhẹ, sắp xếp phù hợp, cơ cấu lao động hợp lý. - Công tác tuyển dụng, đào tạo lao động đã được coi trọng, từng bước có sự đổi mới, chất lượng lao động đã được nâng lên. 3. thực hiện tốt quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, nội bộ đoàn kết, thống nhất, phát huy đựơc sức mạnh tổng hợp cảu các tổ chức đoàn thể quần chúng. 4. Đảm bảo được việc làm, thu nhập. Cơ chế trả lương ngày càng được đổi mới, đặc biệt là việc trả lương theo kết quả công việc và hiệu quả công tác, đã tạo ra được tinh thần và thái độ làm việc mới. 5. Thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CB-CNV, cải thiện điều kiện lao động, làm cho người lao động an tâm, phấn khởi, tin tưởng. 6. Duy trì tốt các phong trào tự quản an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ, không để xảy ra mất trật tự trị an, bảo vệ an toàn tài sản doanh nghiệp, không có người vi phạm các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. 7. Tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội, và tham gia cùng địa phương cùng giải quyết, giúp đỡ các gia đình khó khăn nên được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh. Tóm lại: Với sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể CB-CNV, năm 2005 Công ty đã đạt được thành tích đáng khích lệ: 1. Hiệu quả SXKD cao, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, các hoạt động chính của Công ty được tập trung đầu tư phát triển bền vững, đảm bảo được việc làm ổn định và thu nhập khá cho người lao động, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước. 2. Nội bộ Công ty đoàn kết, nhất trí, tập thể lãnh đạo thống nhất, phát huy được sức mạnh tập thể, bảo đảm tính dân chủ công khai. 3. Đời sống vật chất và tinh thần của CB-CNV ngày càng được cải thiện, nâng cao. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các phong trào thi đua ngày càng sôi nổi và có nề nếp, góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD ngày càng phát triển. 2. Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. 2.1 Định hướng 1.Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp cả về hình thức và nội dung, đặc biệt là công tác quản lý. 2. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch SXKD năm 2006, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, bảo đảm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. 3. Tích cực nghiên cứu đón bắt thời cơ, mở rộng thị trường, khách hàng và quy mô SXKD, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, đồng thời tiếp tục định hướng tập trung nguồn lực đầu tư chiều sâu phát triển các hoạt động chính, ổn định lâu dài tạo nền tảng phát triển bền vững. 4. Phát triển SXKD đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. 2.2 Về khó khăn và một số vấn đề còn tồn tại 1. Một số lĩnh vực SXKD chưa ổn định, còn bị phụ thuộc vào cơ chế chính sách: chuyển khẩu, TNTX-KNQ. Khó khăn cơ chế quản lý trong đầu tư mở rộng như phát triển du lịch, dịch vụ tại Yên Tử. 2. Chưa mở rộng xây dựng được nhiều loại hình kinh doanh chủ lực, ổn định lâu dài, làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp lâu dài. 3. Hoạt động mở rộng phát triển thị trường, khách hàng còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. 4. Hoạt động sản xuất lắp ráp, kinh doanh xe gắn máy đang ngày càng khó khăn nhưng chưa có giải pháp chuyển hướng khai thác cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và lực lượng lao động. 5. Việc triển khai các dự án đầu tư còn chậm, một phần do ảnh hưởng của các chính sách quản lý Nhà nước. Nguyên nhân tồn tại 1. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển SXKD của Công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận và lao động trẻ, số lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học giỏi chưa nhiều. Vẫn còn tình trạng đơn vị, cá nhân thụ động trong công việc, trông chờ, ỷ lại. 2. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước và các nành hữu quan chưa phù hợp với thực tế và không đồng bộ đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 3. Cơ chế chính sách của Công ty, đặc biệt là cơ chế lương thưởng đến nay đã bộc lộ hạn chế, không khuyến khích được người lao động và tạo khó khăn trong quá trình điều động, luân chuyển bố trí lao động. 3. Đề xuất và kiến nghị 1.Xu hướng hội nhập kinh tế của Việt Nam và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cao su trong thời gian tới Hội nhập quốc tế, mà trước hết là hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế quốc dân của ta, đáp ứng yêu cầu kết hợp sự phát huy nội lực với ngoại lực hợp tác quốc tế, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Các cơ hội và nguy cơ hiện nay trên thị trường đã rõ. Vấn đề cần thiết, đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su nói riêng là phải so sánh điểm mạnh với điểm yếu của ngành mình. Cần xem trọng cơ hội và sức mạnh và cần chuyển các nguy cơ và yếu điểm thành cơ hội và sức mạnh sẽ là động lực thúc đẩy việc triển khai chiến lược thành công Ngành công nghiệp khai thác và chế biến cao su của Việt Nam muốn phát triển đòi hỏi một giải pháp cho sự phát triển đồng bộ từ nông nghiệp, công nghiệp chế biến đến thương nghiệp phát triển thị trường. 2. Những đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su Mộti là, triển khai bằng được quyết định 80 của Chính phủ tiến tới thực hiện mô hình "Nhà máy của nông dân, nông dân của nhà máy" Hai là, phát huy lợi thế và kinh nghiệm của dân tộc để sản xuất mủ cao su chất lượng cao. Ba là, xây dựng bằng được thương hiệu chung cho các sản phẩm từ cao su của Việt Nam, tạo điều kiện các doanh nghiêp xuất khẩu giới thiệu thương hiệu riêng trên thương trường. Bốn là, tổ chức hệ thống kiểm tra đảm bảo cao su thương phẩm khi ra khỏi nhà máy đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Năm là, phối hợp các hiệp hội tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm từ cao su trong khu vực và thế giới tạo điều kiện các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Sáu là, các trung tâm Giống, Công nghệ, Thị trường, Nguồn nhân lực, Thông tin thuộc hiệp hội cần tập trung phục vụ cho việc phát triển và bán các sản phẩm từ cao su. Bảy là, Quỹ BHXK đã được thành lập cần sớm được đưa vào hoạt động. Nhằm bảo đảm an toàn cho các tổ chức sản xuất và kinh doanh xuất khẩu mủ cao su. 3. Những đề xuất kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác thống kê xuất khẩu. Cũng như bao ngành nghề khác, công tác thống kê nói chung và thống kê xuất khẩu nói riêng, đều góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đưa nền kinh tế đất nước ta đi lên kịp với các nước phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa như hiện nay, thì việc nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời là rất cần thiết. Số liệu thống kê xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu mủ cao su khô nói riêng đều hướng tới đối tượng phục vụ nhất định. Người sử dụng số liệu thống kê là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý Chính phủ, doanh nhân ở trong nước, nước ngoài và các tổ chức Quốc tế. Như vậy điều này đặt ra vấn đề phải thống nhất cách ghi chép hay thống kê trị giá hàng hoá thì mới đảm bảo tính sánh Quốc tế của số liệu, có như thế thì mới đáp ứng được yêu cầu khác nhau. Cũng như bao hoạt động khác hoạt động thống kê rất cần kinh phí. Do đó Nhà nước cần phải có chính sách thích đáng về đào tạo cán bộ; lương bổng phù hợp để góp phần đưa công tác thống kê Việt Nam đuổi kịp với những nước tiên tiến. Bất cứ ở đâu, ở thời kỳ nào thì tính bảo mật số liệu là rất cần thiết, nó góp phần đưa giá trị thông tin lên cao và làm cho vị trí của công tác thống kê đứng vững trong nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần có quy định cụ thể về tính bảo mật của số liệu thống kê. Kết luận Sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới đất nước ta đang ở trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bắt đầu phát triển. Thương mại quốc tế đã đóng góp không nhỏ vào quá trình thúc đẩy sản xuất trong nước, ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu không thể nào tránh khỏi những khó khăn vướng mắc ban đầu. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cùng với nhà nước, và các cơ quan chức năng cùng nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển . Trong những năm qua Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã đạt được những bước tiến bộ đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào kết quả chung của kinh doanh quốc tế, cụ thể là lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, so với những nhu cầu đòi hỏi rất lớn của đất nước hiện nay thì những thành tích đó vẫn còn rất khiêm tốn, đồng thời công ty cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cạnh tranh thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu. Vì vậy Công ty phải cố gắng hơn nữa trong vai trò xuất nhập khẩu để hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam và mang lại lợi nhuận. Qua thời gian thực tập ở Công ty , tôi đã tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mủ cao su khô. Từ thực trạng của hoạt động xuất khẩu đã đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần giải quyết những hạn chế và tồn tại trước mắt của Công ty , nhằm nâng cao công tác xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Phạm Ngọc Kiểm và các cán bộ Công ty cổ phần đàu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 25.doc
Tài liệu liên quan