Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng An Cư

Mục lục chi tiết Lời mở đầu Chương 1 : Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1 Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1 Đối với cổ đông, nhà quản trị, lực lượng lao động trong doanh nghiệp 1.1.2.2 Đối với chủ nợ của doanh nghiệp 1.1.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 1.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 1.3.1 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp 1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán 1.3.1.2 Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh 1.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.3.1.4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 1.4 Các bước tiến hành phân tích 1.4.1 Thu thập thông tin 1.4.2 Xử lý thông tin 1.4.3 Dự đoán và ra quyết định 1.5 Các phương pháp phân tích tài chính 1.5.1 Phương pháp so sánh 1.5.2 Phương pháp loại trừ 1.6 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 1.6.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản 1.6.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn 1.6.1.2.1 Phân tích nợ phải trả 1.6.1.2. Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu 1.6.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.6.3 Phân tích tỷ số tài chính 1.6.3.1Tỷ số thanh toán 1.6.3.2 Tỷ số đòn cân tài chính 1.6.3.3 Tỷ số hoạt động kinh doanh 1.6.3.4 Tỷ số doanh lợi 1.6.3.5 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính Chương 2 : Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần tập đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư 2.1.1.1 Quá trình hình thành công ty 2.1.1.2 Sự phát triển của công ty từ khi thành lập đến 2.1.1.3 Quy mô sản xuất kinh doanh 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.2 Nhiệm vụ 2.1.2.3 Phương hướng phát triển của công ty 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh bốn năm qua 2.1.5 Bộ máy tài chính kế toán 2.1.5.1 Chức năng của bộ phận kế toán 2.2.5.2 Đặc điểm của bộ máy kế toán 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 2.2.1.1 Phân tích tình hình tài sản của công ty 2.2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.2.1 Phân tích hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.2.2.2 Phân tích hoạt động tài chính 2.2.3 Phân tích cơ cấu kinh doanh 2.2.3.1 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài trợ 2.2.3.2 Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu 2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán 2.2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 2.2.4.1.1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2.2.4.1.2 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2.2.3.1.3 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2.2.3.1.4 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2.2.5 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 2.2.5.1 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 2.2.5.2 Hệ số thanh toán lãi vay 2.2.6 Phân tích vòng quay vốn 2.2.6.1 Vòng quay hàng tồn kho 2.2.6.2 Vòng quay khoản phải thu 2.2.6.3 Vòng qua khoản phải trả 2.2.6.4 Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.2.6.5 Vòng quay tổng tài sản 2.2.6.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu 2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời 2.2.7.1 Tỷ lệ lãi gộp 2.2.7.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2.2.7.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 2.2.7.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2.2.7.5 Phân tích khả năng sinh lợi qua công thức Dupont Chương 3 :Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư 3.1 Nhận xét tình hình tài chính của công ty Tập Đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư 3.1.1 Thực trạng tình hình tài chính của công ty 3.1.2 Hoàn thiện công tác kế toán 3.1.3 Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên 3.1.4 Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính 3.2 Kết luận

docx63 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng An Cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cố định cuối năm giảm -5,955,490,333 đồng tương đương giảm 60%.Trong kỳ có phát sinh thanh lý tài sản cố định và khấu hao đạt 2,105,530,382 đồng nên giá trị còn lại tài sản cố định giảm.Qua đây có thể thấy trong năm 2009 nguồn máy móc,thiết bị của công ty có sẵn đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, với tỷ lệ khấu hao hợp lý công ty đã có chính sách sử dụng tài sản cố định hiệu quả. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào thời điểm cuối năm 2009 là 9,270,000,000 đồng, đây là phần tiền đầu tư vào công ty con.Ở năm 2009, doanh nghiệp đã được cơ cấu thành tập đoàn nên tài chính vững mạnh hơn, đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào công ty con. 2.2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty( Bảng số liệu ở trang sau) Trong năm 2009,để đủ nguồn vốn theo đuổi các công trình còn dở dang công ty đã lựa chọn phương án tăng nguồn vay ngắn hạn để lợi dụng đòn bẩy tài chính. Để xem sự thay đổi này có phù hợp hay không, ta cần đi sâu xem xét các khoản mục chi tiết. Nợ phải trả của công ty Nợ ngắn hạn cuối năm 2009 là 36,229,979,437 đồng tăng 24,854,553,140 đồng so với đầu năm với tốc độ tăng rất nhanh là 218.5%. nhưng xét về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn thì giảm 19.8% Trong đó, chủ yếu là do tăng ở các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác.Mặt khác tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm chứng rỏ công ty có khả năng hoàn tất các khoản nợ đúng sự kỳ vọng của chủ nợ. Vay và nợ ngắn hạn là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong Nợ ngắn hạn (56.8%).Vào cuối năm 2009, vay và nợ ngắn hạn là 20,635,000,000 đồng, tăng 15,660,000,000 đồng với tốc độ tăng rất nhanh là 314%.Sở dĩ công ty gia tăng các khoản vay, một phần đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt của công ty, thứ hai công ty tranh thủ chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp ở gói kích cầu của chính phủ.Tình hình vay và nợ ngắn hạn năm 2009 của công ty đã hợp lý hay chưa, ta còn cần xem xét đến chính sách tài trợ cũng như nhu cầu vốn thực tế của doanh nghiệp. Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng thứ hai trong nợ ngắn hạn (23.3%). Cuối năm 2009, phải trả người bán là 8,456,789,155 đồng, tăng 7,810,343,083 đồng.Trong năm 2009 công ty gia tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, điều này cho thấy uy tín của công ty ngày còn cao nên nhiều nhà cung cấp chịu cho nợ. Bên cạnh đó, có một số khoản trong nợ ngắn hạn lại giảm, như khoản người mua trả tiền trước. Người mua trả tiền trước vào cuối năm 2009 là 6,679,214,993 đồng, giảm -70,008,921 đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm 1.03%,tốc độ giảm này không lớn chứng tỏ công ty đã có chính sách bán hàng chặt chẽ hơn với khách hàng. Vì vậy, công ty vẫn chiếm dụng được một lượng vốn lớn với chi phí thấp từ phía đối tác. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét chính sách cung cấp dịch vụ để vẫn đảm bảo giữ chân những khách hàng quen thuộc và cạnh tranh với những công ty khác. Nợ dài hạn : Cuối năm 2009, nợ dài hạn tăng 412,620,000 đồng với tốc độ tăng 65.9%, khoản nợ này là nợ vay ngân hàng. Điều này cho thấy không những công ty tranh thủ nguồn vốn ngắn hạn mà còn vay dài hạn ở ngân hàng để tranh thủ đợt hỗ trợ lãi xuất. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2009 là 56,000,000,000 đồng, tăng 44,800,000,000 đồng so với đầu năm với tốc độ tăng rất nhanh là 400%. Sự gia tăng này của vốn chủ sở hữu xuất phát từ khoản viện trợ từ đầu tư xây dựng cơ bản, như khoảng mua TSCĐ 1,082,290,061 đồng và khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 1,716,047,248 tương đương tăng 95.9%. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối Năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 12,001,366,297 48 37,338,539,437 38.5 25,337,173,140 211 -19.8 I.Nợ ngắn hạn 11,375,426,297 45.5 36,229,979,437 37.4 24,855,553,140 218.5 -17.8 1.Vay và nợ ngắn hạn 4,975,000,000 19.9 20,635,000,000 21.3 15,660,000,000 314.7 7 2.Phải trả người bán 646,446,072 2.6 8,456,789,155 8.7 7,810,343,083 1208 234.6 3.Người mua trả tiền trước 6,749,223,914 27 6,679,214,993 6.9 -70,008,921 -1.03 -74.4 4.Thuế và các khoản phải nộp NN -1,249,371,306 -4.9 528,975,289 0.55 1,778,346,595 -142 -111.2 II.Nợ dài hạn 625,940,000 2.5 1,038,560,000 1.1 412,620 65.9 -56 2.Vay và nợ dài hạn 625,940,000 2.5 1,038,560,000 1.1 412,620 65.9 -56 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 12,989,143,185 51.9 59,505,190,433 61.4 46,516,047,250 358 18.3 I.Vốn chủ sở hữu 12,989,143,185 51.9 59,505,190,433 61.4 46,516,047,250 358 18.3 1.Vốn đầu tư CSH 11,200,000,000 44.8 56,000,000,000 57.8 44,800,000,000 400 29 10.Lợi nhuận chưa phân phối 1,789,143,185 7.2 3,505,190.433 3.6 1,716,047,248 95.9 -50 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 24,990,509,482 96,843,729,870 71,853,220,039 287.5 Bảng 2.4 : Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Bảng số liệu phân tích ở trang sau) Trong năm 2009, hoạt động kinh doanh của công ty thu được lợi nhuận sau thuế là 3,505,190,433 đồng, tăng 2,687,095,525 đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng là 328.5%. Ta sẽ đi sâu xem xét kết quả của từng hoạt động: 2.2.2.1 Phân tích hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2009 là 74,767,221,545 đồng, giảm 36,447,367,960 đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm khá nhanh là 32.7%.Sở dĩ có sự sụp giảm trên là daonh trong năm 2009 công ty không ghi nhận kịp doanh thu từ các công trình chưa hoàn thành hay chưa được nghiệm thu, phần doanh thu này sẽ được ghi nhận ở kỳ kế toán sau. - Giá vốn hàng bán năm 2009 là 63,552,138,313 đồng, giảm 40,824,527,490 đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm 39.1%. Như vậy giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn so với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.Điều này có ý nghĩa, công ty đã có chính sách tồn kho hợp lý nguyên liệu phụ vụ cho các công trình, nên trong năm 2009 giá vật liệu giao động tăng nhưng giá vốn của các công trình có thể giảm dẫn đến khả năng sinh lợi cao. 2.2.2.2 Phân tích hoạt động tài chính - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 là 70,602,876 đồng, giảm -67,590,373 đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm nhanh là 48.9%.Đầu năm 2009 thị trường tài chính bắt đầu hồi phục nên công ty không tham gia đầu tư nhiều để chờ những biến động tích cực và tập trung vốn vào hoạt động chính của mình là nghành xây dựng. - Chi phí hoạt động tài chính năm 2009 là 990,693,190 đồng, giảm 111,512,793 đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm 10.1%. Đây là phần lãi vay doanh nghiệp đã phát sinh trong năm 2009.Chi phí lãi vay giảm vì trong năm 2009 lãi xuất đã được cân bằng và có sự hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên việc phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doah chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có thể kết luận đúng đắn chính xác ta phải phân tích sâu tỷ số liên quan . STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối(%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 111,214,589,509 74,767,221,545 -36,447,367,960 -32.7 3 Doanh thu thuần từ BH và cung cấp DV 10 111,214,589,509 74,767,221,545 -36,447,367,960 -32.7 4 Giá vốn hàng bán 11 104,376,665,800 63,552,138,313 -40,824,527,490 -39.1 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 20 6,837,923,709 11,215,083,232 4,377,159,521 64 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 138,193,249 70,602,876 -67,590,373 -48.9 7 Chi phí tài chính 22 1,102,205,983 990,693,190 -111,512,793 -10.1 Trong đó: chi phí lãi vay 23 1,102,205,983 990,693,190 -111,512,793 -10.1 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,503,579,846 5,532,774,394 1,029,194,548 22.8 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1,370,331,129 4,762,218,523 3,391,887,395 247.5 11 Thu nhập khác 31 304,761,904 1,450,000,000 1,145,238,096 375.7 12 Chi phí khác 32 644,735,666 1,538,631,280 893,895,614 138.6 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 -339,973,762 -88,631,280 251,110,482 -73.8 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1,030,357,367 4,673,587,243 3,643,229,876 353.6 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 212,262,459 1,168,396,811 956,134,352 450.4 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50-51-52) 60 818,094,908 3,505,190,433 2,687,095,525 328.5 Bảng 2.5 : Phân tích các kết quả trên báo cáo kết quả kinh doanh 2.2.3 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh 2.2.3.1 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Nợ phải trả 12,001,366,297 37,338,539,437 211% 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 12,989,143,185 59,505,190,433 358% 3.Tổng nguồn vốn 24,990,509,482 96,843,509,482 287.5% 4.Tỷ lệ nợ (lần) (4) = (1) / (3) 0.48 0.385 - 19.7% 5.Tỷ lệ tự tài trợ (lần) (5)= (2)/(3) 0.52 0.61 17% Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ Ở năm 2009 trong 1 đồng vốn hoạt động có 0.61 đồng vốn chủ sở hữu, cao hơn năm trước là 0.09 đồng và 0.385 đồng nợ, thấp hơn 0.095 đồng so với năm trước, nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên, nợ phải trả giảm xuống. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn cuối năm 2009 tăng lên so với đầu năm, thể hiện quy mô hoạt động của đơn vị tăng lên, trong đó tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Vì vậy, tỷ lệ tự tài trợ năm sau lớn hơn năm trước. Với tỷ lệ trên thì phần lớn tài sản đơn vị đang sử dụng được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính, ít bị ràng buộc hoặc sức ép từ các khoản vay nợ. 2.2.3.2 Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Nợ phải trả 12,001,366,297 37,338,539,437 211% 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 12,989,143,185 59,505,190,433 358% 3.Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu 0.92 0.62 32.6% Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu Như vậy, năm 2009 bên cạnh 1 đồng vốn chủ sở hữu có 0.62 đồng của các chủ nợ tham gia cùng, thấp hơn năm trước là 0.3 đồng. Một lần nữa cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp tốt hơn năm trước, dễ thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn làm ăn hiệu quả thì cũng nên cân nhắc, xem xét đến việc gia tăng hệ số hơn để nâng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu 2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán 2.2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không 2.2.4.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Tổng tài sản 24,990,509,482 96,843,729,870 287.5% 2.Tổng nợ phải trả 12,001,366,297 37,338,539,437 211.1% 3.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 2.08 2.6 25% Bảng 2.8: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của năm 2009 như trên được đánh giá là tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Năm 2008, doanh nghiệp cứ đi vay nợ 1đồng thì có 2.08 đồng tài sản bảo đảm, còn ở thời điểm cuối năm thì cứ đi vay nợ 1 đồng thì có tới 2.6 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này ở thời điểm cuối năm tăng 0,52 lần so với năm 2008. Hệ số này tăng lên là do tổng tài sản đã tăng lên 287.5% trong khi nợ phải trả chỉ tăng 211.1% Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát chỉ phản ánh tình hình thanh toán tổng thể vì vậy cần xem xét các hệ số còn lại để xác định xem doanh nghiệp có gặp khó khăn gì trong ngắn hạn không. 2.2.4.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Tài sản ngắn hạn 15,075,159,100 83,613,869,821 454.6% 2.Nợ ngắn hạn 11,375,426,297 36,229,979,437 218.4% 3.Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1.325 2.3 73.6% Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành Năm 2008 và 2009, doanh nghiệp chỉ còn những khoản nợ dài hạn nhỏ đa phần nợ phải trả của công ty là khoản nợ ngắn hạn. Cũng như khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp với toàn bộ giá trị tài sản hiện có, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao thì ở khả năng thanh toán hiện hành, với giá trị tài sản ngắn hạn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vẫn tăng nhưng ở mức tăng thấp hơn. Đây là điều hợp lý với cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm 97% tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Năm 2009, hệ số thanh toán hiện hành là 2.3 tăng so với năm 2008 là 0.975 lần và nợ ngắn tăng lên với tốc độ 218.4%. Đáp ứng đà tăng của nộ ngắn hạn,tài sản ngắn hạn cũng tăng với tốc độ 454.6%, nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 2.3 >1 chứng tỏ công ty có khả năng trả nợ ngắn hạn tốt, khả năng thanh toán này còn cao hơn năm 2008 0.095 lần đáp ứng được đà tăng của nợ ngắn hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách chính xác hơn ta kết hợp sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh 2.2.4.1.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Tài sản ngắn hạn 15,075,159,100 83,613,869,821 454.6% 2.Hàng tồn kho 10,486,725,359 23,903,438,537 127.9% 3.Nợ ngắn hạn 11,375,426,297 36,229,979,437 218.4% 4.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.4 1.65 312.5% Bảng 2.10 Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Trong năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 1.65 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. So với thời điểm năm 2008, hệ số này đã tăng lên 1.25 lần do tài sản ngắn hạn củ công ty trong năm 2009 có tỷ lệ tăng cao(454.6%) .Với mức hệ số khả năng thanh toán tại năm 2009 của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, đảm bảo được uy tín với các chủ nợ. Doanh nghiệp nên giữ hệ số này ở mức phù hợp để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tránh bị ứ đọng 2.2.4.1.4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Tiền và các khoản tương đương tiền (đồng) 4,567,133,741 7,152,665,987 56.6% 2.Nợ ngắn hạn (đồng) 11,375,426,297 36,229,979,437 218.5% 3.Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần) (3) = (1) / (2) 0.4 0.19 -52.5% Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời Qua bảng phân tích cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm 0.21 lần so với năm 2008.Sở dĩ có điều này là do lượng nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều hơn lượng tăng của tiền mặt. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp không thanh toán đúng hạn các khoản nợ, dẫn đến việc mất uy tín với các chủ nợ. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần có kế hoạch nâng cao lượng tiền và tương đương tiền dự trữ để phù hợp với nhu cầu thanh toán. 2.2.5 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 2.2.5.1 Hệ số thanh toán nợ dài hạn Việc trang bị các tài sản cố định, xây dựng các bất động sản đầu tư hay đầu tư tài chính dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài, vì vậy doanh nghiệp thường dùng các khoản đi vay dài hạn, nợ dài hạn để đầu tư. Vì thế, người ta thường dùng tỷ lệ này để phân tích về khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn tại công ty đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản dài hạn. Tuy nhiên, tại công ty Cổ phần Tập Đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư, công ty đã có sự cố gắng phấn đấu thanh toán hết các khoản vay nợ dài hạn vào năm 2007 nên trong năm 2008 và 2009 công ty còn lại khoản nợ dài hạn là 1,038,560,000. Điều này đã chứng tỏ được doanh nghiệp đã chủ động hơn về tài chính trong thời gian vừa qua. 2.2.5.2 Hệ số thanh toán lãi vay Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1.Lợi nhuận trước thuế (đồng) 1,030,357,367 4,673,587,243 353.5% 2.Lãi nợ vay (đồng) 1,102,205,983 990,693,190 -10.1% 3.Hệ số thanh toán lãi vay (lần) (3) = [(1)+ (2)] / (2) 1.93 5.7 195.3% Bảng 2.12: Bảng phân tích thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2009 là 5.7 lần, tăng lên rất nhiều so với năm 2008, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 thì lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên rất nhanh tương đương 353.5%, còn tỷ trọng lãi vay giảm 10.1%, tuy tốc độ giảm ít nhưng điều này đã thể hiện được thêm khả năng tài chính vững mạnh của doanh nghiệp. 2.2.6 Phân tích vòng quay vốn 2.2.6.1 Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Giá vốn hàng bán (đồng) 104,376,665,800 63,552,138,313 -39% 2.Hàng tồn kho đầu kỳ (đồng) 24,009,226,710 10,486,725,359 -56.3% 3.Hàng tồn kho cuối kỳ (đồng) 10,486,725,359 23,903,438,537 127.9% 4.Bình quân hàng tồn kho trong kỳ (đồng) (4) = [(2) + (3)] / 2 17,247,976,603 17,195,081,940 -0.3% 5.Vòng quay hàng tồn kho (vòng) (5) = (1) / (4) 6.1 3.69 -39.5% 6.Thời gian một vòng quay hàng tồn kho (ngày) (6) =360 ngày/ (5) 59 98 66% Bảng 2.13: Bảng phân tích luân chuyển hàng tồn kho Trong năm 2008 công ty đã giải phóng một lượng hàng tốn kho lớn phụ vụ cho việc thi công các công trình. Năm 2009, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên khá nhanh đạt 127.9% .Để phục vụ cho nhu cầu của công ty trong năm 2009 và năm 2010 công ty đã gia tăng lượng hàn tồn kho khá lớn.Qua bảng phân tích thì số vòng quay hàng tồn kho giảm 2.41 vòng chứng tỏ số ngày quay vòng hàng tồn kho sẽ tăng lên, Thực tế , thời giam mmotj vòng quay trong năm 2009 là 98 ngày, đây là mức thời gian không tốt cho sụ lưu chuyển vốn của doanh nghiệp. Vì vậy sự sụt giảm trong tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có thể xuất phát từ sự thay đổi chính sách tồn trữ của doanh nghiệp cho phù hợp hơn. 2.2.6.2 Vòng quay các khoản phải thu Trong năm 2009, có hai công trình xây dựng đã bàn giao mà công ty vẫn chưa nhận đủ tiền nên xuất hiện khoản phải thu ở cuối kỳ là 52,557,765,297.Còn năm liền trước 2008 thì không còn tồn khoản phải thu ở cuối kỳ chứng tỏ công ty quản lý công nợ tốt nên không tồn các khoản nợ khó đòi như các doanh nghiệp khác.Sở dĩ trong năm 2009,cuối kỳ còn nợ phải thu là do giá trị công trình quyết toán lớn nên khách hàng phải để nợ sau kiểm tra nghiệm thu công trình sẽ quyết toán. 2.2.6.3 Vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Giá vốn hàng bán (đồng) 104,376,665,800 63,552,138,313 -39% 2.Hàng tồn kho đầu kỳ (đồng) 24,009,226,710 10,486,725,359 -56.3% 3.Hàng tồn kho cuối kỳ (đồng) 10,486,725,359 23,903,438,537 127.9% 4.Doanh số mua hàng (đồng) (4) = (1)+ [(3) - (2)] 90,854,164,440 76,968,851,490 -15.3% 5.Khoản phải trả người bán đầu kỳ (đồng) 10,113,657,524 646,446,072 -93.6% 6.Khoản phải trả người bán cuối kỳ (đồng) 646,446,072 8,456,789,155 1208% 7.Bình quân khoản phải trả người bán (đồng) (7) = [(5) + (6)] / 2 5,380,051,796 4,551,617,614 -15.4% 8.Vòng quay khoản phải trả (vòng) (8) = (4)/ (7) 17 17 0 9.Thời gian quay một vòng quay khoản phải trả (ngày) (9) = 360 ngày / (8) 21 21 0 Bảng 2.14: Bảng phân tích luân chuyển khoản phải trả Qua bảng phân tích cho thấy doanh số mua hàng năm 2009 giảm nhưng lượng hàng tồn kho gia tăng cao vì công ty có bước trù bị cho các công trình sẽ tham gia xây dựng vào năm 2010.Ở khoản phải trả người bán cuối kỳ có tốc độ gia tăng khá cao tương đương 1208%,công ty gia tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp mình đã có uy tín, đây là chính sách chỉ áp dụng được một thời gian ngắn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần phải xem xét chính sách trả nợ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển khoản phải trả, nhằm lấy lại uy tín của người bán đối với doanh nghiệp . 2.2.6.4 Vòng quay tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Doanh thu thuần (đồng) 111,214,589,509 74,767,221,545 -32.3% 2.Tài sản ngắn hạn đầu kỳ (đồng) 25,968,943,068 15,075,159,100 -41.9% 3.Tài sản ngắn hạn cuối kỳ (đồng) 15,075,159,100 83,075,869,821 451.1% 4.Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ (đồng) (4) = [(2) + (3)] /2 20,522,051,080 49,075,551,446 139.1% 5.Vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng) (5) = (1) / (4) 5.4 1.52 -71.8% 6.Thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn (ngày) (6)= 360 ngày / (5) 67 236 252.2% Bảng 2.15: Bảng phân tích luân chuyển tài sản ngắn hạn Qua bảng phân tích cho thấy trong năm 2009, nhờ doanh thu thuần cao,tài sản ngắn hạn ít nên thời gian một vòng quay tài sản chỉ là 67 ngày.Năm 2009, vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty là 1.52 vòng, giảm 3.88 vòng so với năm 2008 tương ứng vơi thời gian một vòng quay tăng lên 169 ngày. Như đã phân tích ở trên năm 2009 doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn cùng với khoản phải thu của khách hàng tăng cao đã làm cho tài sản ngắn hạn của năm 2009 tăng lên với tốc độ 139.1%.. Những điều này làm cho tốc độ tăng tài sản ngắn hạn bình quân tăng mà doanh thu thuần trong năm 2009 lại giảm -32.3% so với năm 2008 vì chưa ghi nhận kịp doanh thu vì các công trình còn chưa hoàn thiện, đó chính là nguyên nhân cho sự giảm sút của vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008. Chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng thực sự hiệu quả nguồn vốn tài sản ngắn hạn của mình để tạo ra doanh thu. Trong tương lai, doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng tài sản ngắn hạn để tránh việc vốn bị chiếm dụng nhiều 2.2.6.5 Vòng quay tài sản Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Doanh thu thuần (đồng) 111,214,589,509 74,767,221,545 -32.3% 2.Tài sản đầu kỳ (đồng) 31,764,508,226 24,990,509,482 -21.3% 3.Tài sản cuối kỳ (đồng) 24,990,509,482 96,843,729,870 287.5% 4.Tài sản bình quân trong kỳ (đồng) (4) = [(2) + (3)] /2 28,377,508,850 60,917,119,680 114.6% 5.Vòng quay tài sản (vòng) (5) = (1) / (4) 3.9 1.3 -68.5% 6.Thời gian một vòng quay tài sản (ngày) (6) = 360 ngày / (5) 92 295 220.6% Bảng 2.16: Bảng phân tích luân chuyển tài sản Như phân tích ở trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên khá nhanh trong năm 2009, ngoài ra năm 2009 doanh nghiệp có bắt đầu có góp phần đầu tư vào công ty con nên làm cho tài sản dài hạn của công ty cũng tăng lên đáng kể. Với những lý do đó làm cho tài sản của năm 2009 tăng lên với tốc độ 287.5%, cùng với tài sản năm 2009 tăng lên (đã phân tích ở phần phân tích tài sản) đã làm cho khoản tài sản bình quân tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ của doanh thu thuần. Đó là những nguyên nhân làm cho vòng quay tài sản của năm 2009 đã giảm 2.7 vòng tương ứng với thời gian một vòng quay là 203 ngày so với năm 2008. Điều đó đã cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng chưa thực sự hiệu quả nguồn tài sản của mình. Qua việc phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2009 không bằng năm 2008, các chỉ tiêu luân chuyển đều có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu chưa tốt lắm, công ty nên cải thiện để tăng hiệu quả sử dụng, việc tăng này sẽ có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn, công ty có thể giảm bớt số vốn bị chiếm dụng hoặc ứ đọng, đẩy mạnh tăng doanh thu là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 2.2.6.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Doanh thu thuần (đồng) 111,214,589,509 74,767,221,545 -32.3% 2.Vốn chủ sở hữu đầu kỳ (đồng) 10,800,000,000 11,200,000,000 3.7% 3. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ (đồng) 11,200,000,000 56,000,000,000 400% 4. Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (đồng) (4)= [(2) + (3)] /2 11,000,000,000 33,600,000,000 205% 5.Vòng quay vốn chủ sở hữu (vòng) (5) = (1) / (4) 10.1 2.23 -77.9% 6.Thời gian một vòng quay vốn chủ sở hữu (ngày) (6) =360 ngày/(5) 36 161 347.2% Bảng 2.17: Bảng phân tích luân chuyển vốn chú sở hữu Năm 2009, vòng quay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 2.23 vòng, giảm 7.87 vòng so với năm 2008 và thời gian một vòng quay vốn chủ sở hữu là 161 ngày, tăng 125 ngày so với năm 2008. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do trong năm 2009 lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp tăng làm cho vốn chủ sở hữu bình quân trong năm tăng, cộng với với sự giảm sút của doanh thu thuần đã tạo nên kết quả trên. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chưa thực sự hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình để tạo ra doanh thu như năm trước 2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời 2.2.7.1 Tỷ lệ lãi gộp Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1.Lợi nhuận gộp (đồng) 6,837,923,709 11,215,083,232 64% 2.Doanh thu thuần (đồng) 111,214,589,509 74,767,221,545 -32.7% 3.Tỷ lệ lãi gộp (%) 6.15 15 143.9% Bảng 2.18: Bảng phân tích tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp năm 2009 tăng so với năm 2008 với tỷ lệ cứ 100 đồng doanh thu thuần tăng 15 đồng lãi gộp.Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp có tốc độ tăng 64%, trong khi đó doanh thu thuần lại giảm tương ứng -32.7%. Điều này thể hiện tỷ lệ chi phí trong doanh thu thuần giảm, chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty đã có những cải thiện. 2.2.7.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1.Lợi nhuận sau thuế (đồng) 818,094,908 3,505,190,433 328.5% 2.Doanh thu thuần (đồng) 111,214,589,509 74,767,221,545 -32.3% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0.7 4.6 557% Bảng 2.19: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Trong năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 4.6%, tăng so với năm 2008 là 3.9%. Nói cách khác trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2009 có 4.6 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn 3.9 đồng so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng mạnh, doanh thu thuần lại giảm nên tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tăng. 2.2.7.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1.Lợi nhuận sau thuế (đồng) 818,094,908 3,505,190,433 328.5% 2.Tài sản bình quân trong kỳ (đồng) 28,377,508,850 60,917,119,680 114.6% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 2.9 5.75 98.3% Bảng 2.20: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Trong năm 2009 cứ 100 đồng đầu tư tài sản thì đem lại 5.75 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn năm trước là 2.85 đồng. Hệ số ROA tăng lên chứng tỏ hiệu quả sinh lời trên nguồn tài sản tăng lên. 2.2.7.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1.Lợi nhuận sau thuế (đồng) 818,094,908 3,505,190,433 328.5% 2.Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (đồng) 11,000,000,000 33,600,000,000 205% 3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 7.43 10.43 40.3% Bảng 2.21: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 3%, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2009 mang lại 10.43 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2008 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại tới 7.43 đồng lợi nhuận sau thuế.Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng chậm vì tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cũng khá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu không mấy hiệu quả. 2.2.7.5 Phân tích khả năng sinh lời qua công thức Dupont Ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua chỉ số Dupont Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối(%) 1.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) 7.43 10.43 3 40.3 2.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0.7 4.6 3.9 557 3.Vòng quay toàn bộ tài sản (vòng) 3.9 1.3 -2.6 -66.7 4.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (%) 36.74 57.33 20.59 56 Bảng 2.22: Bảng phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tài sản x (1/Tỷ lệ vốn chủ sở hữu) Năm 2008: 7.43% = 0.7x 3.9 x (1/36.74) Năm 2009: 10.43% = 4.6 x 1.3 x (1/57.33) Chênh lệch rT = 10.43%-7.43% = 3% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 3% - Do ảnh hưởng thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: rT1 =4.6% x 3.9 x (1/36.74) - 0.7% x 3.9 x (1/36.74) = 0.41 - Do ảnh hưởng thay đổi của vòng quay toàn bộ tài sản: rT2 = 4.6% x 1.3 x (1/36.74) – 4.6% x 3.9 x (1/36.74) =-0.322 - Do ảnh hưởng thay đổi của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản: rT3 = 4.6% x 1.3 x (1/57.33) – 4.6% x 1.3 x (1/36.74) =-0.058 Tổng hợp rT =( 0.41 + (-0.322) + (-0.058) ) x 100 = 3% Từ kết quả tính toán trên ta thấy được tỷ sất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 3% là do: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên 41%. Điều đó cho thấy công tác quản lý các khoản mục chi phí hiệu quả làm cho tốc độ tăng của lợi nhận cao, măc dù doanh doanh thu giảm. - Vòng quay tài sản giảm là đã làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đi 32.2% - Cuối cùng là với việc tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tăng cũng ảnh hưởng làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đi 5.8% Qua đây, tuy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tăng nhưng thấp, bởi vì công ty đã sử dụng tài sản không mấy hiệu quả thể hiện sự sụt giảm ở số vòng quay tài sản tương ứng với số ngày quay vòng tài sản tăng cao.Để cải thiện chỉ tiêu này công ty cần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN CƯ Nhận xét tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Tư vấn Đầu tư XD An Cư Sau quá trình phân tích tình hình tài chính công ty qua hai năm 2008 và 2009 có biến động như sau : Về tài sản : tổng tài sản và nguồn vốn năm 2008 là 24,990,509,482 và năm 2009 là 96,843,729,870.Ta có thể nhận thấy có sự biến động lớn trong việc sử dụng tài sản trong năm 2009 cho thấy công ty tăng cường sử dụng vốn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình trúng thầu. Về nợ phải trả : cuối năm 2008 là 12,001,366,297 và cuối năm 2009 là 37,338,539,437, trong năm 2009 công ty đã đẩy mạnh hoạt động xây dựng để khôi phục sau khủng hoảng kinh tế chung năm 2008, công ty đã nợ lại các khoản tiền của các nhà cung cấp vật liệu để xoay vòng vốn ở các dự án mới. Về nguồn vốn chủ sở hữu : Trong năm 2009 công ty đã sử dụng 59,505,190,433 để tài trợ cho các hoạt động đầu tư xây dựng của mình, mạnh tay hơn so với con số của năm 2008 la 12,989,143,185. Về kết quả hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 74,767,221,545 còn năm 2008 là 111,214,589,156 , sở dĩ có sự chênh lệch doanh thu khá lớn giữa năm 2009 và 2008 là ; đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên doanh thu sẽ được hạch toán tùy vào tốc độ giải ngân của từng công trình nên đã có một phần được ghi nhận ở năm 2008 hay sẽ được ghi nhận ở năm 2010. Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2008-2009 có khá nhiều biến động, sự tăng giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty còn thấp do công ty còn để ứ đọng vốn và hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu gia tăng chứng tỏ công ty chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của vốn còn thấp. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ là sơ bộ, để có những kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm liên tục cần phải tiến hành phân tích một cách chi tiết các số liệu trên các báo cáo tài chính, bên cạnh đó cần có thêm các thông tin cần thiết như: Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ, các số liệu trung bình của nghành và khảo sát ở các công ty cùng nghành khác. Tuy vậy, em cũng xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề về hoạt động tài chính của công ty như sau: 3.1.1 Thực trạng tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Tư vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình trong 2 năm liên tiếp 2008, 2009 ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn nhiều vấn đề cần lưu tâm : Những vấn đề về tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2009, qua phân tích đã nhận thấy và cần có những giải pháp cho những tồn đọng này như sau : - Về tình hình công nợ: Đây là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong những năm qua và đặc biệt là vào cuối năm 2009. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên. Qua phân tích ta nhận thấy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm rất lớn trong tổng số nợ phải trả. Kết hợp với phần phân tích khả năng thanh toán cũng như khả năng thanh toán tức thời của công ty là rất thấp. Do vậy, công ty không có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn( nếu có thể). Vay ngắn hạn trong công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho công ty trước mắt. Bên cạnh đó, qua phân tích về các khoản nợ phải thu, ta thấy công ty cũng bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng. Điều này phản ánh công ty chưa thực sự chú ý hoặc không thể thu hồi các khoản nợ đọng. Vì vậy, công ty cần phải có các biện pháp thu hồi nợ đọng, có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền đúng hạn. Các biện pháp này sẽ giúp công ty thanh toán các khoản nợ nần một cách tốt nhất, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty. - Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty : Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ xung thêm lượng tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục. - Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt càng lớn. -Tỷ trọng của hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của công ty là khá lớn, hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng, nhằm thu hồi vốn, góp phần cho vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản xuất kinh doanh. - Về tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn trong tổng tài sản của công ty, điều này là hợp lý bởi trong nghành xây dựng, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thi công chiếm một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng này trong công ty gia tăng hàng năm chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được tăng cường và quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và trong tương lai. - Một bất cập đối với công ty hiện nay đó là công ty chưa chú ý đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bởi đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, đầu tư vào lĩnh vực này càng nhiều thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty ngày càng lớn và ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng vẫn chưa sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Đôi khi sử dụng loại tài sản này phát huy hiệu quả rất lớn, giảm bớt được một lượng vốn lớn khi phải mua những tài sản giá trị lớn không thực sự cần thiết. Lượng vốn đó dùng vào đầu tư lĩnh vực khác mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty. Những công trình hoàn thành cần phối hợp với chủ đầu tư duyệt nhanh quyết toán để thanh toán hết kinh phí giữ lại 5% chờ quyết toán. - Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt công ty cần phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Hay nói một cách khác, mỗi ngành kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, ngay cả những doanh nghiệp cùng ngành kinh tế nhưng cũng có một cơ cấu nguồn vốn riêng và do đó cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi : Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh nào là hợp lý nhất. Song để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:. + Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong công ty. + Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn tự tài trợ của công ty: Qua phân tích ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty là quá nhỏ. Phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty là rất thấp,công ty không thể chủ động đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này phản ánh sự mất ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa qua và trong tương lai gần. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của công ty, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. - Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh về tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Do lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, vì vậy các tỷ suất này công ty đạt được là rất thấp, kéo theo rủi ro về tài chính đối với công ty sẽ rất cao, sự phụ thuộc về tài chính vào khách hàng và bạn hàng là rất lớn. Công ty cần chú trọng đến việc đầu tư tài chính của các công ty con để có nguồn thu tài chính bổ sung vốn cho hoạt động của mình. - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh doanh lợi : Qua phân tích ta thấy cả hệ số sinh lời của vốn kinh doanh và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay công ty đạt được trong các năm chưa cao. Điều này thể hiện công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định, giảm tới mức tối thiểu thời gian quay vòng của tài sản lưu động, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số nhận xét và kiến nghị đối với một số chỉ tiêu tài chính của công ty Tập Đoàn Tư Vấn Đầu Tư XD An Cư. Tuy mỗi chỉ tiêu có sự khác nhau về ý nghĩa kinh tế nhưng đều có tác dụng nhất định trong việc quan sát, nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh doanh nhất định. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết hữu cơ, bổ xung cho nhau nhằm đáp ứng cho việc đánh giá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản trị công ty có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục được những tồn tại yếu kém ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, tránh được những rủi ro không đáng có về tài chính. 3.1.2 Hoàn thiện công tác kế toán Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính đi từ việc thu thập thông tin, xử lý thông tin và cuối cùng dự đoán và đưa ra quyết định. Trong bước thứ nhất, công ty cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của công ty. Những thông tin này bao gồm những thông tin kế toán và thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua việc chỉ ra thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cho thấy để hoàn thiện công tác phân tích tài chính trước hết cần hoàn thiện công tác kế toán. Hoàn thiện công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin cần thiết, chính xác, đầy đủ cho phân tích tài chính. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của công ty và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về tài chính và đánh giá hoạt động của công ty. Những thông tin kế toán được phản ánh tập trung chủ yếu trên các báo cáo tài chính chính là nền tảng, là cơ sở nâng cao chất lượng phân tích tài chính bởi vì chúng ta chỉ có được những kết quả phân tích tin cậy dựa trên những thông tin toàn diện, đầy đủ, các số liệu chính xác, tỷ mỷ. Công tác kế toán bao gồm rất nhiều nội dung. Do đó để hoàn thiện công tác này, công ty cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các nội dung của kế toán, kiểm toán. Cụ thể : Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cần hoàn thiện các mặt sau: - Công tác hạch toán ban đầu. - Công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. - Các loại sổ sách sử dụng cho kế toán. - Công tác lập các BCTC. - Tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán. - Trang bị hệ thống phần mền kế toán tiên tiến - Kiểm tra kế toán Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, công ty đặc biệt chú ý đến công tác trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho công tác kế toán, mà cụ thể ở đây là việc ứng dụng tin học, sử dụng phần mềm kế toán trong công tác quản lý để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển ở nước ta và hội nhập với thế giới. Công tác kế toán thủ công sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật, chính xác, toàn diện, tốc độ xử lý thông tin nhanh, khối lượng thông tin xử lý lớn. Trên thực tế, công ty Cổ Phần Tập Đoàn TV-XD An Cư đã trang bị cho phòng kế toán cũng như đội ngũ quản lý một hệ thống máy tính hoàn chỉnh, phần mền kế toán sử dụng là phần mền kế toán Misa có bản quyền nên công tác kế toán được tổ chức khá tốt. Mặt khác công ty còn cần đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ để các thông tin về tình hình tài chính của công ty được đánh giá chính xác và có tính tin cậy cao khi công ty muốn chào bán cổ phiếu của mình ra công chúng. 3.1.3 Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tài công ty Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động tài chính, Công ty cần chú trọng tới công tác phân tích tài chính, cụ thể hơn công tác phân tích tài chính cần được tiến hành thường xuyên. Tại Công ty Tập Đoàn TV-ĐT-XD An Cư, công tác phân tích tài chính đã được tiến hành thông qua thuyết minh Báo cáo tài chính và nội dung phân tích đã được đề cập ở chương 2. Kết quả phân tích chủ yếu được sử dụng cho mục đích báo cáo, tổng kết chưa phục vụ cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty từ đó ra các quyết định tài chính phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh sau. Như vậy, ban lãnh đạo Công ty và các bộ phận phân tích cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác phân tích tài chính để nó trở thành công việc có vị trí, có quy trình thực hiện chặt chẽ như các công tác kế toán bắt buộc thực hiện của Công ty. Thường Công ty tiến hành phân tích vào cuối mỗi niên độ kế toán nhằm mục đích báo cáo thì bây giờ Công ty có thể tiến hành thường xuyên hơn. theo quý,hoặc theo tháng. Tuy nhiên, việc thay đổi trong tư duy không phải là việc có thể thay trong một sớm một chiều, do vậy Công ty cần hết sức lưu tâm. 3.1.4 Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính Một trong những tồn tại của Công ty Tập Đoàn TV-ĐT-XD An Cư trong công tác phân tích tài chính là việc sử dụng phương pháp phân tích cứng nhắc, đơn điệu thiếu linh hoạt giữa phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh làm giảm hiệu quả hoạt động phân tích tài chính. Để khắc phục tồn tại này cán bộ phân tích cần nhạy bén, linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp hai phương pháp này. Cán bộ phân tích khi sử dụng phương pháp so sánh không chỉ so sánh số đầu kỳ với số cuối kì mà cần kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính các tỷ lệ tài chính cũng như tỷ trọng các khoản mục, kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản, để từ đó có sự đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác.Từ đó ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Do vậy, cán bộ phân tích có năng lực chuyên môn, có đầu óc nhạy bén sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả phân tích tài chính. 3.2 Kết luận Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định. Đồng thời, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư là một công ty hoạt động chuyên về tư vấn, thiết kế và xây dựng nên doanh thu của từng năm là con số không nói lên được gì nhiều về tình hình tài chính của công ty nên ta phải nghiên cứu phân tích bằng cách tổng hợp các nhân tố khác có so sánh với các chỉ tiêu của ngành để có kết luận chính xác về thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo, các anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty Tập Đoàn Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Cư để em hoàn thiện thêm kiến thức của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNỘI DUNG LUẬN VĂN.docx
  • docxBÌA PHỤ.docx
Tài liệu liên quan