Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt Đức Hùng

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Thương Mại Hóc Môn qua hai năm 2001-2002 ta thấy bên cạnh những thành công nhất định của Công ty còn có những hạn chế mà Công ty phải quan tâm và có biện pháp giải quyết, để từ đó có những sách lược phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn. Công ty nên mua hàng từ nhiều nguồn cung ứng để tránh lệ thuộc vào người cung ứng dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế. Các nhân viên thu mua nên cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng chính yếu. Hiện nay tốc độ bổ sung vốn cố định bằng nguồn vốn tự bổ sung của Công ty còn chậm, do đó Công ty cần lưu ý thanh lý những tài sản cố định không cần dùng hoặc đã lạc hậu nhằm bổ sung nguồn vốn cố định bởi vì việc Công ty dùng tiền vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm tài sản cố định là không hợp lý. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn lưu động Công ty cần thuờng xuyên phân tích xem vốn lưu động đang nằm ở khâu nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi hình thức tồn tại của vốn lưu động hiện có, xem xét cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động có hợp lý không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không? Trên cơ sở nắm chắc thực trạng của vốn lưu động, tiến hành cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Khi phát hiện cơ cấu vốn và nguồn hình thành bất hợp lý cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Hạn chế đến mức tối thiểu phần vốn bị chiếm dụng. Trong thời gian tới Công ty cần theo dõi chặt chẽ vốn lưu động và việc thanh toán với các đơn vị kinh tế cũng như trong nội bộ Công ty cần nắm sơ những đơn vị mà Công ty có quan hệ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bị mất vốn. Đặc biệt đối với những đối tác nước ngoài Công ty cần nghiên cứu kỹ tình hình tài chính trước khi ký hợp đồng, có kế hoạch dự phòng khả năng chiếm dụng vốn nhằm khi cần thiết sẽ đề ra những điều kiện ràng buộc phía đối tác. Công ty cần phấn đấu giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng để giữ vững và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

doc64 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt Đức Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hàng vừa giảm được việc ứ đọng vốn. Với mức độ tiêu thụ như vậy góp phần tăng vòng quay vốn và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tóm lại để đánh giá tình hình hàng tồn kho tốt hay xấu ta phân tích hệ số vòng quay hàng tồn kho ở phần sau. 3.2.2 Đánh giá tình hình luân chuyển tiền qua 2 năm 2001-2002: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN TIỀN Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Tiền mặt tại quỹ -Tiền gởi ngân hàng 581.396.975 5.831.972.175 9.07 90.93 461.041.602 3.525.587.338 11.56 88.44 -120.355.373 -2.306.384.837 -20.7 -39.5 Tổng 6.413.369.150 100 3.986.628.940 100 -2.426.740.210 -37.8 Vốn bằng tiền giảm đi mo65y cách hợp lý, giảm với số tuyệt đối là 2.426.740.210đ tương ứng với tỷ lệ 37.8% so với đầu năm. Trong đó tiền mặt giảm 120.355.373đ tương ứng giảm 20.7%. Tiền gửi ngân hàng giảm một lượng 2.306.384.837đ tương ứng 39.5% so với đầu năm. Nguyên nhân do cuối năm khách hàng tập trung thanh toán tiền mua hàng hóa bằng hình thức tiền mặt, đồng thời công ty tập trung nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước và thanh toán với người bán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. 3.3 Đánh giá tình hình thanh toán của Công ty qua 2 năm 2000-2001: .1 Phân tích các khoản phải thu: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Phải thu của khách hàng - Trả trước cho người bán -Thuế GTGT được khấu trừ -Phải thu nội bộ -Phải thu khác 5.156.923.305 2.008.000.000 954.469.983 2.469.289.513 48.7 18.96 9.01 23.33 7.455.889.510 14.762.228.816 281.245.200 1.993.543.778 30.44 60.27 1.15 8.14 2.298.966.205 12.754.228.816 -673.224.783 -475.745.735 44.58 635.2 -70.5 -19.27 Tổng 10.588.682.801 100 24.492.907.304 100 13.904.224.503 131.3 Qua bảng trên ta thấy các khoản phải thu của Doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 tăng 13.904.224.503đ tỷ lệ tăng 131.3%. Nguyên nhân là do phải thu của khách hàng tăng 2.298.966.205đ tỷ lệ tăng 44.58%. Chứng tỏ Doanh nghiệp đã thả lỏng chính sách bán chịu. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc đôn đốc, thu hồi các khoản nợ mà các khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian thanh toán, để giảm bớt rủi ro không thu hồi được nợ . Trả trước cho người bán tăng nhanh từ 2.008.000.000đ lên đến 14.762.228.816đ với mức tăng 12.754.228.816đ hay tăng 635.2%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thể hiện được nguồn vốn lưu động của mình cực mạnh, khả năng thanh toán rất lành mạnh tạo nên mối quan hệ tốt với khách hàng. Nhưng vấn đề đáng lưu ý là doanh nghiệp không nên để khoản đó quá cao vì khách hàng sẽ chiếm dụng vốn của mình và không được đảm bảo được vòng quay vốn. Thuế GTGT và khoản phải thu khác giảm với tỷ lệ tương đối, đây là một thuận lợi lớn của công ty. Tuy nhiên vấn đề này phụ thuộc vào tình hình thị trường vì các khoản trả trước người bán chỉ tăng khi thị trường trở lại mức bình thường. Tóm lại: Những khoản phải thu tăng la do công ty đẩy mạnh khâu bán buôn và giải quyết vấn đề tồn kho và tăng vòng quay của vốn vì tháng 7 năm 2001 có bốn cửa hàng xăng dầu của công ty đã bị giải tỏa trắng trong dự án mở rộng và nâng cấp đường xuyên á. 3.3.2. Phân tích các khoản phải trả: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ Hàng tồn kho Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Vay ngắn hạn - Nợ dài hạn đến hạn trả -Phải trả cho người bán - Người mua trả tiền trước - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước - Phải trả cho CNV -Phải trả cho các đơn vị nội bộ -Các khoản phải trả phải nộp khác -Vay dài hạn -Nợ dài hạn khác 14.312.400.000 5.826.766.273 6.741.702.000 2.823.693.692 868.126.767 11.524.333.871 34 13.84 16.01 6.7 2.06 27.39 6.251.000.000 6.031.291.584 387.291.525 674.779.146 525.746.249 18.442.549.797 19.3 18.6 1.2 2.1 1.6 57.2 -8.061.400.000 204.525.311 -6.354.410.475 -2.148.914.546 -342.380.518 6.918.215.926 -56.3 3.5 -94.26 -76.1 -39.4 60 Tổng 42.097.022.683 100 32.354.658.301 100 -9.742.364.382 -23.14 Tổng nợ phải trả năm 2002 giảm 9.742.364.382đ hay giảm 23.14%, điều này được đánh giá là tốt, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp cao. -Vay ngắn hạn, người mua trả tiền trước, thuế và các khỏam phải nộp Nhà nước, phải trả cho công nhân viên đều giảm xuống. Chứng tỏ năm 2002 so với năm 2001 Doanh nghiệp đã tiến triển rất khả quan. Tuy nhiên nợ phải trả cho người bán và khoản phải trả phải nộp khác tăng. Điều này được đánh giá là không tốt chứng tỏ Doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, Doanh nghiệp cần phải cân nhắc tạo vòng quay vốn lưu động nhanh hơn để kịp thời thanh toán các khoản khi đến hạn, tranh vi phạm kỷ luật thanh toán, nhằm duy trì uy tín của Doanh nghiệp trên thương trường. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Đánh giá tình hình doanh thu: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Doanh thu hoạt động SXKD +Doanh thu hàng xuất khẩu Trừ : các khoản giảm trừ Hàng bán bị trả lại Thuế doanh thu,xuất khẩu phải nộp 683.494.197.998 2.498.148.784 17.972.667 100 0.36 572.697.173.887 2.496.431.766 21.469.167 100 0.44 -110.797.024.111 7.282.982 -3.496.500 -16.2 0.29 Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu từ thu nhập bất thường 683.476.225.331 6.338.930.601 5.387.558.071 98.3 0.9 0.8 572.675.704.720 5.916.337.200 729.057.628 98.8 1 0.2 -110.800.520.611 -422.593.401 -4.658.500.443 -16.2 -6.7 -86.5 Tổng 1+2+3 695.202.714.003 100 579.321.009.548 100 -115.881.614.455 -16.7 Qua bảng trên ta thấy doanh thu hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong năm 2001, năm 2002 tăng từ 0.36% lên 0.44% hay tăng 7.282.982đ, tỷ lệ tăng 0.29% của năm 2002 so với năm 2001. Điều này cho thấy doanh thu hàng nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn hàng xuất khẩu bởi vì tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 giảm 110.797.024đ hay giảm 16.2% chủ yếu là tiêu thụ trong nước. Tóm lại : Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy ở 2 năm 2001 & 2002 việc sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả, doanh thu không những bù đắp chi phí bỏ ra mà còn đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp để thực hiện tái đầu tư đây là xu hướng phát triển của Doanh nghiệp. Đánh giá tình hình lợi nhuận : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh -Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 3.281.370.938 -403.309.439 560.374.335 95.43 -11.73 16.3 2.360.185.451 784.171.713 17.644.880 74.64 24.8 0.56 -921.185.487 1.187.481.152 -542.729.455 -28.7 294.4 -96.85 Tổng cộng 3.438.435.834 100 3.162.002.044 100 -276.433.790 8.03 Lợi nhuận ở năm 2002 so với năm 2001 giảm 276.433.790đ hay giảm 8.03%. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính từ âm 403.309.439đ năm 2001 tăng lên 784.171.713đ hay tăng 24.8% năm 2002 Sở dĩ lợi nhuận bất thường năm 2002 so với năm 2001 mang số âm là do năm 2002 Doanh nghiệp thanh lý TSCĐ có giá trị còn lại cao hơn giá trị thanh lý. Lợi nhuận bất thường giảm 542.729.455đ, tỷ lệ 96.85% trong tổng lợi nhuận. Khoản lợi nhuận mang lại thu nhập lâu dài, thường xuyên cho Doanh nghiệp là lợi nhuận từ hoạt động SXKD nên Doanh nghiệp thường xuyên xem xét để tăng lợi nhuận như giảm chi phí không thực sự cần thiết và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận của Doanh nghiệp còn ít nên việc phân phối lợi nhuận chưa thực hiện đầy đủ, chủ yếu là do Doanh nghiệp dùng để bổ sung cho việc mua bán tài sản cố định và xây dựng cơ bản. BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Doanh thu thuần Trừ : Giá vốn hàng bán Lãi gộp + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Lãi từ hoạt động kinh doanh 683.476.225.331 666.806.298.499 16.669.926.832 9.784.930.103 3.603.625.791 3.281.370.938 100 97.6 2.4 1.4 0.5 0.5 572.675.704.720 561.882.555.734 10.793.148.986 6.526.112.317 1.906.851.218 2.360.185.451 100 98.1 1.9 1.2 0.3 0.4 -110.800.520.611 -104.923.742.765 -5.876.777.846 -3.258.817.786 -1.696.774.573 -921.185.487 -16.2 -15.7 -35.3 -33.3 -47.1 -28.1 Tất cả các Doanh nghiệp dù hoạt động trên bất cứ lãnh vực nào thì đều có chung một mục đích là tìm kiếm lợi nhuận cho Doanh nghiệp mình, do đó lợi nhuận là tiêu chuẩn chính xác nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh còn có hoạt động khác. Tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều nguồn lợi nhuận khác nhau. Doanh nghiệp còn biết đâu là hoạt động chính để tập trung sức mạnh của mình vào hoạt động đó. Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận Doanh nghiệp từ hoạt động SXKD có chiều hướng giảm xuống 16.2% hay giảm 110.800.520.611đ, tỷ trọng so với doanh thu cũng giảm 921.185.487đ hay giảm 28.1%. Nguyên nhân là do chủ trương mỡ rộng tuyến đường Quốc lộ 1A và quốc lộ 22, dẫn đến một số cửa hàng của công ty bị giải tỏa vì vậy đây không phải là khuyết điểm của công ty mà là nguyên nhân khách quan. Mặt khác một yếu tố chủ quan cũng cần đề cập đến đó là việc cơ cấu lại vốn cho công việc cổ phần hóa công ty. Chi phí bán hàng cũng giảm tương ứng với mức giảm của doanh thu 3.258.817.786đ hay giảm 33.3% của năm 2002 so với năm 2001. Chi phí quản lý Doanh nghiệp cũng vậy giảm 1.696.774.573đ hay giảm 47.1% năm 2002 so với năm 2001. Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp rất nỗ lực trong việc quản lý, đào tạo đội ngũ công nhân viên, siêng năng, cán bộ quản lý giỏi và năng động trong làm việc, loại bỏ những cái không cần thiết mang tính chất thủ công thay vào đó là trình độ kỷ thuật hoá máy móc nhằm giảm bớt chi phí trong việc quản lý Doanh nghiệp. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH: Chỉ số về khả năng thanh toán : 1.1 Chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành: Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) = Nợ ngắn hạn 49.800.027.880 Rc (2001) = = 1.19 42.097.022.683 41.796.173.517 Rc(2002) = = 1.29 32.312.658.301 Tỷ số thanh toán hiện hành càng lớn hơn 1 càng tốt. Nhưng ở đây năm 2001 có tỷ số thanh toán hiện hành là 1.19 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo hoàn trả bằng 1.19 đồng TSLĐ. Năm 2002 là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn cũng được thanh toán bằng 1.29 đồng TSLĐ. Với tình hình này đối với Doanh nghiệp không được coi là hiện tượng tốt bởi lẽ khả năng thanh toán hiện hành không được đảm bảo lại còn có xu hướng giảm sút, chứng tỏ khả năng trả nợ của Doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng . Sự thay đổi của chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là do ảnh hưởng của các nhân tố. + Nhân tố tài sản lưu động : TSLĐ (2002) TSLĐ (2001) _ Nợ ngắn hạn (2001) Nợ ngắn hạn (2001) 41.796.173.517 49.800.027.880 = _ 42.097.022.683 42.097.022.683 = 0.99 _ 1.18 = - 0.19 + Nhân tố nợ ngắn hạn : TSLĐ (2002) TSLĐ (2002) _ Nợ ngắn hạn (2002) Nợ ngắn hạn (2001) 41.796.173.517 41.796.173.517 = _ 32.312.658.301 42.097.022.683 = 1.29 _ 0.99 = + 0.3 Tổng mức độ ảnh hưởng (-0.19) + 0.3 = + 0.11 Tỷ số thanh toán hiện hành của Doanh nghiệp thấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất bằng vốn góp bổ sung (cụ thể là khoản phải trả người bán từ 5.826.766.273đ lên đến 6.031.291.584đ, các khoản phải trả khác cũng tăng nhưng hàng hoá tồn kho từ 24.276.221.804đ giảm còn 12.779.889.604đ. Điều này chứng tỏ các khoản phải trả tăng không phải chủ yếu là nhập hàng hóa, thế nhưng lượng hàng này cũng tiêu thụ chậm Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc biến chúng thành tiền để thanh toán công nợ. Công ty nên luôn đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá, tăng vòng quay vốn, tạo khả năng sinh lời cao để thanh toán nợ đúng hạn. Trong hoạt động kinh doanh thương mại ở một thời điểm kinh doanh có nhiều khoản phải thu và nhiều khoản phải trả, để thực hiện thu, trả cần phải có thời gian. Cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các công ty trong một giới hạn nào đó là vấn đề bình thường.Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau thì hậu quả của một công ty bị phá sản sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản của các công ty khác, đây là hiện tượng không bình thường, vi phạm kỷ luật tài chính và pháp luật của Nhà nước. Để tránh những tình trạng công nợ dây dưa, các nhà kinh doanh cần thường xuyên phân tích công nợ và khả năng thanh toán công nợ của công ty. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp càng lớn. Nhưng nếu giá trị của hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh sự việc Doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào TSLĐ so với nhu cầu của Doanh nghiệp. Và TSLĐ dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu Doanh nghiệp đầu tư quá nhiều số vốn của mình vào TSLĐ thì số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả. Hệ số thanh toán hiện hành được các chủ nợ chấp nhận là K=2. Nhưng để đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn cuả một Doanh nghiệp là tốt hay xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số K còn phải xem xét ba yếu tố sau : Bản chất ngành kinh doanh. Cơ cấu TSLĐ - Hệ số quay vòng của một số loại TSLĐ như hệ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng, hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay vốn lưu động. Trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi nếu hàng hoá tồn kho là những loại hàng khó bán thì Doanh nghiệp khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến chỉ số khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số thanh toán nhanh : Chỉ số này được tính toán dựa trên những TSLĐ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. TSLĐ - Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = Nợ ngắn hạn 49.800.027.880 - 21.807.687.471 Rq (2001) = = 0.66 42.097.022.683 41.796.173.517 - 12.837.994.239 Rq (2002) = = 0.89 32.312.658.301 Năm 2001 Công ty có 66% tài sản lưu động, năm 2002 tăng lên 89% tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền. Mặc dù cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1 đồng TSLĐ có khả năng thanh toán ngay nhưng tỷ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều TSLĐ nằm dưới dạng hàng hoá tồn kho các loại do đó Công ty cần đánh giá lại lượng hàng tồn kho. Khả năng của Công ty 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được bảo đảm hoàn trả 0.66đ TSLĐ năm 2001 và 0,89đ năm 2002. Điều này cho phép kết luận rằng tình hình tài chính của Doanh nghiệp dùng trong thanh toán rất đáng lo ngại. Các chủ nợ sẽ không an tâm khi các chỉ số này không hứa hẹn khả năng hoàn trả đúng hẹn, Doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động vốn. Doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh tốc độ lưu thông sản phẩm tránh ứ đọng hàng hoá trong khi đang cần vốn. Nhân tố nợ ngắn hạn tăng lên đã làm cho Rq giảm xuống. Tỷ số thanh toán bằng tiền : Vốn bằng tiền Tỷ số thanh toán bằng tiền = x 100 Nợ ngắn hạn 6.413.369.150 Tỷ số thanh toán bằng tiền (2001) = x 100 = 15.23 % 42.097.022.683 3.986.628.940 Tỷ số thanh toán bằng tiền (2002) = x 100 = 12.33 % 32.312.658.301 Tỷ số thanh toán bằng tiền năm 2002 so với năm 2001 có phần tăng lên nhưng rất ít. Tuy nhiên tỷ số này còn quá thấp, cụ thể 100đ nợ ngắn hạn chỉ có 15.23đ tiền mặt thanh toán ngay năm 2001 và năm 2002 là 12.33đ tiền mặt đảm bảo cho 100đ nợ ngắn hạn. Chỉ số đòn bẩy : Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro. 2.1 Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết về công nợ so với tổng số vốn của Doanh nghiệp. Công thức tính : Tổng nợ Tỷ số nợ = x 100 Tổng tài sản 42.097.022.683 Tỷ số nợ (2001) = x 100 = 75.96% 55.420.421.657 32.354.658.301 Tỷ số nợ (2002) = x 100 = 50.84% 63.643.412.780 Tỷ số nợ thể hiện % vốn vay trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì thể hiện mức độ phụ thuộc về vốn kinh doanh của doanh nghiệp vào vốn vay, và điều này làm gia tăng rủi ro tài chính của Doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ Phần thương mại Hóc Môn qua 2 năm đều có tỷ trọng và chiếm tỷ lệ cao, trong năm 2001 chiếm 75.96% tức là trong 100đ vốn bỏ ra thì có tới 75.96đ nợ. Năm 2002 tỷ lệ này có phần giảm xuống chiếm 50.84% tức là trong 100đ vốn bỏ ra thì có tới 50.84đ nợ (gồm cả vay ngắn hạn và nợ khác). Như vậy ta có thể kết luận rằng công ty Thương Mại Cổ Phần Hóc Môn đang gánh nặng nợ nần, mặc dù đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên để có một cái nhìn chính xác hơn chúng ta sẽ xem xét từng khoản nợ ngắn hạn và nợ khác một cách riêng lẻ. Bởi vì nợ ngắn hạn thể hiện việc sử dụng đòn cân nợ. Một trong những chính sách tài chính quan trọng của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % - Nợ ngắn hạn - Nợ khác - Nợ phải trả 42.097.022.683 0 42.097.022.683 100 0 100 32.312.658.301 42.000.000 32.354.658.301 99.87 0.13 100 Nợ khác tăng lên một khoản 42.000.000đ hay tăng 0.13% mặc dù nợ ngắn hạn có phần giảm đi tức là đã giảm đi rủi ro tài chính nhưng không đáng kể (tỷ lệ tăng tương ứng với tình hình kinh doanh tại công ty trong năm 2002 nên không được xem là giảm) chiếm tỷ trọng 99.87% trong tổng nợ phải trả. Đây là khoản chiếm dụng vốn đối với các đơn vị khác. Doanh Nghiệp nên khắc phục thanh toán những khoản đã đến hạn hoặc quá hạn để giữ uy tín lâu dài cho Doanh nghiệp. Với một tỷ lệ cao như thế, Công ty cần chấn chỉnh lại tình hình vay nợ nhằm giảm thiểu rủi ro. 2.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần : Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = x 100 Vốn cổ phần 42.097.022.683 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (2001) = x 100 = 315.96 % 13.323.398.974 32.354.658.301 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (2002) = x 100 = 103.4% 31.288.754.479 Năm 2002 so với năm 2001 tỷ số nợ trên vốn cổ phần giảm xuống từ 315.96% còn 103.4%. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã giảm đi một lượng sử dụng vốn vay đáng kể. Tuy nhiên hầu hết các khoản vay vốn là tín dụng thương mại, là những khoản phải trả ngắn hạn 2.3 Tỷ số tự tài trợ: Trong điều kiện lý tưởng nhất thì nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động SXKD và hoạt động đầu tư mà không phải đi vay hay chiếm dụng. Điều này khó xảy ra trong thực tế, còn Công ty Cổ Phần Thương Mại Hóc Môn thì sao? Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = x 100 Tổng nguồn vốn 13.323.398.974 Tỷ số tự tài trợ (2001 ) = x 100 = 24.04 % 55.420.421.657 31.288.754.479 Tỷ số tự tài trợ (2002) = x 100 = 49.16% 63.643.412.780 Năm 2001 tỷ số tự tài trợ là: 24.04% tổng tài sản của Công ty gấp 4.1 lần vốn sở hữu. Điều này cho thấy sự vay nợ của Công ty quá lớn. Lãi vay từ các khoản vay ngắni hạn sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, nếu lợi nhuận của Công ty làm ra không đủ trả lãi. Năm 2002 tỷ số này tăng lên 49.16% tổng tài sản của Công ty gấp 2.1 lần vốn chủ sở hữu. Cho thấy số nợ vay năm 2002 ít hơn số nợ vay năm 2001 Trước tình hình này Doanh nghiệp cần phải vay vốn Ngân hàng và chiếm dụng vốn bên ngoài dưới hình thức trả chậm, thanh toán chậm so với thời hạn. Mặc dù việc đi vay và chiếm dụng vốn trong thời hạn thanh toán đều là hợp pháp. Tuy nhiên điều cần thiết là xem xét việc huy động vốn để có biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng chiếm dụng bất hợp pháp xảy ra làm giảm uy tín của Doanh nghiệp trên thương trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là trong tình hình khó khăn như hiện nay mà vốn là nguồn chủ sỡ hữu của Doanh nghiệp đều tăng lên trong năm 2002. Đây là một bước tiến mới cần phải phát huy hơn vào năm 2003. Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự chủ của Doanh nghiệp về vốn. Tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ không phải bao giờ cũng là thước đo tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp mà còn phải đặt trong mối quan hệ về cơ cấu tài chính-đòn cân nợ . 2.4 Khả năng thanh toán lãi vay: Lãi trước thuế và lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay 3.281.370.938 Khả năng thanh toán lãi vay (2001) = = 0.49 lần 6.742.240.040 2.360.185.451 Khả năng thanh toán lãi vay (2002) = = 0.46 lần 5.132.165.487 Năm 2001 khả năng thanh toán lãi vay 0.49 lần. Điều này có nghĩa là số tiền tạo ra thì hoạt động kinh doanh lớn hơn số tiền lãi vay là 0.49 lần. Sang năm 2002, khả năng thanh toán lãi vay có phần giảm xuống chỉ còn 0.46 lần. Chứng tỏ năm 2002 Doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều hơn năm 2001, nhưng vẫn đảm bảo cho Doanh nghiệp trả lãi cho các đơn vị đầy đủ và đúng hạn. 3. Chỉ số về hoạt động : Số vòng quay các khoản phải thu: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu 683.476.225.331 Số vòng quay các khoản phải thu(2001) = = 64.5vòng/năm 10.588.682.801 572.675.704.720 Số vòng quay các khoản phải thu(2002) = = 23.4 vòng/năm 24.492.907.304 Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ thu hồi các khoản nợ của Doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ Phần Thương Mại Hóc Môn thì tốc độ này có phần giảm xuống ở năm 2002. Cụ thể năm 2001 số vòng quay các khoản phải thu là 64.5vòng/năm, bình quân khoản 365/64.5 = 6 ngày Doanh nghiệp thu hồi được nợ. Sang năm 2002 số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống là 23.4vòng/năm, bình quân 365/23.4 = 16 ngày Doanh nghiệp mới thu hồi được nợ. Như vậy việc tăng vòng quay các khoản phải thu trong năm 2002 là do doanh thu thuần giảm xuống, mặc dù khoản phải thu tăng lên chứng tỏ năm 2002 công ty kinh doanh kém hiễu quả hơn năm 2001. Tuy nhiên công ty đã thực hiện chính sách thu hồi nợ của mình. Tỷ số này có thể ở dạng khác, đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân. * Kỳ thu tiền bình quân : Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân 1 ngày 10.588.682.801 Kỳ thu tiền bình quân (2001) = = 6 ngày 683.476.225.331/360 24.492.907.304 Kỳ thu tiền bình quân (2002) = = 16 ngày 572.675.704.720/360 Kỳ thu tiền bình quân có phần tăng vào năm 2002, chứng tỏ Doanh nghiệp đã kéo dài số ngày thu hồi nợ trong chính sách bán chịu của mình. Tuy nhiên số ngày này tương đối cao, hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt, vốn sẽ bị chiếm dụng lâu. 3.2 Số vòng quay hàng tồn kho: Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 683.176.225.331 Số vòng quay hàng tồn kho (2001) = = 29.9 lần (21.807.687.471+ 23.752.691.963) 2 572.675.704.720 Số vòng quay hàng tồn kho (2002) = = 33.1 lần (12.837.994.239 + 21.807.687.471) 2 Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm… Vòng luân chuyển hàng tồn kho là một tỷ số cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm đã bán và hàng tồn kho, tỷ lệ này càng cao thì càng cho thấy: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong chừng mực có liên quan đến hàng tồn kho. Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng tồn kho. Rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền. Giảm thiểu nguy cơ để hàng tồn kho trở thành ứ đọng. Đối với Cty Cổ phần thương mại Hóc Môn, năm 2001 vòng quay hàng tồn kho là 29.9lần /năm hay trung bình 12 ngày trên 1 vòng. Đến năm 2002 vòng quay hàng tồn kho giảm 33.1lần/năm hay trung bình khoản 11 ngày trên 1 vòng. Vòng quay hàng tồn kho thấp làm cho lượng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến lượng vốn lưu động của Công ty và Công ty không thực sự quản lý vốn lưu động có hiệu quả. Công ty cần thiết đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để kịp thời thu hồi vốn trả cho nhà cung cấp và chủ nợ, tránh tình trạng sản phẩm không còn hợp thời. 3.3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định : Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = x 100 Vốn cố định bình quân 683.476.225.331 Hiệu suất sử dụng VCĐ (2001) = x 100 = 10.990% (5.620.393.777 + 6.816.862.036) 2 572.675.704.720 Hiệu suất sử dụng VCĐ (2002) = x 100 = 4.170% (21.847.239.263 + 5.620.393.777) 2 Năm 2001 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 10.990% hay 1 đồng TSCĐ thì tạo ra được 10.990đ doanh thu. Nhưng trong năm 2002 hiệu suất sử dụng TSCĐ đã có phần giảm xuống 1 đồng TSCĐ tạo ra được 4.170 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư vào một dự án mới ở năm 2002 hoạt động chưa hiệu quả. Trong tương lai, hiệu suất sử dụng TSCĐ sẽ tăng lên. 3.4 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động : Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ = x 100 Vốn lưu động bình quân 683.476.225.331 Hiệu suất sử dụng VLĐ (2001) = x 100 = 1.379% (49.800.027.880 + 49.328.698.584) 2 572.675.704.720 Hiệu suất sử dụng VLĐ (2002) = x 100 = 1.250% (41.796.173.517 + 49.800.027.880) 2 Trong năm 2001, 1 đồng VLĐ tạo ra 13.79đ doanh thu, sang năm 2002 một đồng VLĐ tạo ra 12.5đ doanh thu. Ta thấy việc sử dụng VLĐ trong năm 2002 tuy có đem lại lợi nhuận cho Công ty nhưng chưa cao lắm so với năm 2001, Công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu, giảm lượng hàng hoá ứ đọng hơn nữa để tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động. 3.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn : Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = Toàn bộ tài sản bình quân 683.476.225.331 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn (2001) = = 12.25đ (55.420.421.657 + 56.145.560.620) 2 572.675.704.720 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn (2002) = = 9.6đ (63.643.412.780 + 55.420.421.657) 2 Năm 2001 Công ty có 1 đồng tài sản tạo ra được 12.25đ doanh thu, năm 2002 hiệu suất giảm xuống một lượng 1 đồng tài sản tạo được 9.6đ doanh thu. Tuy hiệu suất sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh nhưng Doanh nghiệp cần phải có phương thức tốt hơn trong việc sử dụng tài sản của mình để 1 đồng tài sản có thể tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn nữa. 4. Tỷ số phản ánh doanh lợi: 4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100 Doanh thu thuần 2.267.062.950 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(2001) = x 100 = 0.33% 683.476.225.331 3.163.002.044 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(2002) = x 100 = 0.55% 572.675.704.720 Năm 2001 một đồng doanh thu thuần tạo ra 0.33đ lợi nhuận thì sang năm 2002 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0.55đ lợi nhuận. Tuy doanh thu giảm xuống nhưng lợi nhuận ròng tăng lên. Tất cả điều này cho thấy chi phí về hoạt động tài chính năm 2001 chiếm khá lớn so với năm 2002. Công ty cần phấn đấu hạ thấp chi phí một cách hợp lý như giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn, tích cực tăng doanh thu bán hàng hợp lý bằng cách nắm vững nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Có như vậy lợi nhuận ròng của Công ty mới tăng lên. 4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản : Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = x 100 (ROA : Return On Asset) Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận ròng Doanh thu ROA = x Doanh thu Tổng tài sản bình quân 2.267.062.950 ROA (2001) = x 100 = 4.06% (55.420.421.657 + 56.145.560.620 ) 2 3.162.002.044 ROA (2002) = x 100 = 5.31 % (63.643.412.780 + 55.420.421.657 ) 2 Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 4.06% tức là 100 đồng vốn đầu tư vào Doanh nghiệp tạo ra được 4.06đ lợi nhuận ròng. Nhưng năm 2002 tỷ số này tăng lên 100 đồng vốn đầu tư vào Doanh nghiệp, tạo ra 5.31%đ lợi nhuận ròng. Điểu này chứng tỏ năm 2002 đạt được mức lợi nhuận cao hơn năm trước. 4.3 Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE ) : Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu = x 100 (ROE : Return On Equity ) Vốn chủ sở hữu bình quân 2.267.062.950 ROA (2001) = x 100 = 20.63 % (13.323.177.559 + 8.649.840.751 ) 2 3.162.002.044 ROA (2001) = x 100 = 14.18 % (31.288.754.479 + 13.323.398.974 ) 2 Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khả năng sinh lời của 1 đồng vốn họ bỏ ra đầu tư vào Doanh nghiệp. Năm 2001, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 20.63% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư tạo ra được 20.63đ lợi nhuận sau thuế, năm 2002 tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 14.18% - một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư tạo ra được 14.18đ lợi nhuận. Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do Công ty sử dụng đòn cân nợ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất trên tổng tài sản. Điều này cho thấy Công ty sử dụng nợ vay có hiệu quả đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi của vốn cổ phần. Phân tích tỷ suất sinh lời bằng phương trình DUPONT : ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Vốn chủ sở hữu là một phần nguồn vốn hình thành tài sản, ROE sẽ lệ thuộc vào ROA ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản ROA (2001) = 0.33 x 12.25 = 4.04 % ROA (2002) = 0.55 x 9.6 = 5.28 % Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân ROE (2001 ) = 0.33 x 12.25 x 5.04 = 20.4 % ROE (2002 ) = 0.55 x 9.6 x 2.85 = 15.1 % Qua phân tích liên hoàn các chỉ số ta thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ROE. Từ đó có những tác động đúng đối tượng để làm gia tăng các chỉ tiêu ROA và ROE của Doanh nghiệp. * Các biện pháp tăng ROE : Tăng doanh thu, giảm bớt những chi phí không cần thiết. Tăng số vòng quay tài sản để nhằm tăng ROA và từ đó có tác động tăng ROE. Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Khi doanh thu tăng, Doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, sự tăng nợ sẽ làm cho ROE tăng cao. Nhưng với 1 tỷ lệ nào đó nợ vay sẽ làm cho ROE giảm đi nghiêm trọng. Đòn bẩy tài chính càng có sức mạnh làm cho mức sinh lời cao của vốn chủ sở hữu tăng lên cao khi Doanh nghiệp hoạt động có lãi. Ngược lại sẽ là động lực giảm mạnh mức sinh lời của vốn chủ sở hữu khi kết quả hoạt động kinh doanh giảm và sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chánh của Doanh nghiệp vào kết cục bi thảm. 5. Tỷ số phản ánh tình hình đầu tư : 5.1 Tỷ số đầu tư: Tài sản cố định Tỷ số đầu tư = Tổng tài sản 5.620.393.777 Tỷ số đầu tư (2001) = x 100 = 10.14 % 55.420.421.657 21.847.239.263 Tỷ số đầu tư (2002) = x 100 = 34.33 % 63.643.412.780 Tỷ số đầu tư thể hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa tài sản cố định trong tổng tài sản của Công ty. Qua 2 năm 2001 - 2002 Doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ, điều này theo tôi là hoàn toàn phù hợp bởi vì: Công ty đầu tư do mua sắm, xây dựng thêm và do những công cụ lao động nhỏ được chuyển thành TSCĐ do Nhà nước nâng giá. Tuy vậy công ty cần phải cố gắng trong việc cơ cấu lại, trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu đặt ra trong thời gian qua cũng như trong tương lai. 5.2 Tỷ số tự tài trợ Tài sản cố định: Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = x 100 Giá trị tài sản cố định 13.323.398.974 Tỷ số tự tài trợ TSCĐ (2001) = x 100 = 237.05% 5.620.393.777 31.288.754.479 Tỷ số tự tài trợ TSCĐ (2001) = x 100 = 143.22% 21.847.239.263 Tỷ số này cho thấy vốn tự có của Doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản cố định là bao nhiêu. Doanh nghiệp có tình hình tài chính vững vàng và lành mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1, sẽ rất nguy hiểm và rủi ro nếu Doanh nghiệp dùng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho việc mua sắm TSCĐ. Bởi vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể nhanh chóng thu hồi vốn và không trực tiếp hoạt động để tạo ra lợi nhuận, mà lợi nhuận được tạo ra chủ yếu là do sự luân chuyển của tài sản lưu động. Năm 2001 tỷ suất tự tài trợ TSCĐ là 237.05%, năm 2002 tỷ số này đã giảm xuống còn 143.22%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong năm 2001-2002, nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của TSCĐ. Do đó Doanh nghiệp phải vay thêm vốn từ bên ngoài. Nhận xét tổng quát : Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn thông qua tỷ số tài chính được tính toán có thể cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty như sau: Khi phân tích các báo cáo tài chính cho ta thấy Công ty không đủ nguồn vốn để trang trải cho TSCĐ, tỷ suất tự tài trợ thấp. Bên cạnh đó việc phân bổ vốn chưa hợp lý mặc dù tình hình đầu tư chiều sâu có tăng lên. Lợi tức thu được chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng thanh toán của Công ty tốt, khả năng thu hồi tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng khá, bên cạnh đó chi phí tăng nhiều làm kìm hãm tốc độ tăng của lợi nhuận. Nói chung tình hình tài chính của Công ty năm 2002 so với năm 2001 có tiến triển song vẫn còn chậm. Công ty cần phát huy hơn nữa, mặt khác cần khắc phục những mặt tồn tại và yếu kém. Như vậy việc phân tích tình hình tài chính cho thấy hình ảnh tương đối đầy đủ về hoạt động của Doanh nghiệp, nhưng có một khiếm khuyết quan trọng đó là yếu tố thời gian đã không được đề cập. Các tỷ số là một hình ảnh chụp nhanh ở một thời điểm nhưng có thể có những chuyển biến thăng trầm theo thời gian, làm thay đổi theo chiều hướng bất lợi hay thuận lợi. Do đó sẽ là thiếu xót nếu không nghiên cứu yếu tố thời gian trong phân tích tỷ số tài chính. Từ khiếm khuyết đó đã đặt ra yêu cầu là nhà phân tích tài chính phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp để thấy được những thay đổi liên tục của các tỷ số tài chính, từ đó có thể biểu diễn dưới một biểu đồ theo thời gian của sự thay đổi các chỉ số tài chính. 6.Phân tích điểm hoà vốn và tác động của đòn bẩy lên doanh lợi: 6.1 Phân tích điểm hoà vốn: Việc xác định sản lượng hoà vốn không thực hiện được đối với Doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Đối với loại hình Doanh nghiệp này, chỉ xác định được sản lượng hoà vốn của từng mặt hàng. Nhưng do gặp khó khăn về số liệu nên chỉ phân tích doanh thu hoà vốn. Chi phí không luôn luôn cố định thực sự đối với tất cả mức độ của sản lượng hoặc tất cả thời gian. Do đó ta phân tích trong thời gian một năm. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Theo cơ cấu tỷ trọng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tổng số % Tổng số % - Doanh thu Trừ : biến phí Số dư đảm phí Trừ : định phí EBIT 683.494.197.998 546.795.358.398 136.698.839.600 133.417.468.662 3.281.370.938 100 80 20 572.697.173.887 455.866.950.414 116.830.223.473 114.470.038.022 2.360.185.451 100 79,6 20,4 Tổng định phí Doanh thu hoà vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí 133.417.468.662 Doanh thu hoà vốn (2001) = = 667.087.343.310(đ) 20% 114.470.038.022 Doanh thu hoà vốn (2002) = = 561.127.637.362 (đ) 20,4% Doanh thu hoà vốn Thời gian hoà vốn = Doanh thu bình quân 1 ngày 667.087.343.310 Thời gian hoàn vốn (2001 ) = = 352 ngày 683.476.225.331 / 360 561.127.637.362 Thời gian hoàn vốn (2002 ) = = 353 ngày 572.675.704.720 / 360 Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hoà vốn Doanh thu an toàn (2001) =683.476.225.331 - 667.087.343.310 = 16.388.882.021đ Doanh thu an toàn (2002)=572.675.704.720 - 561.127.637.362= 11.548.067.358đ Năm 2001 doanh thu hoà vốn là 667.087.343.310đ. Điều này có nghĩa là phần doanh thu này đã bù đắp cho chi phí bỏ ra. Nếu vượt qua doanh thu này thì bắt đầu tạo ra lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Trong năm 2001 Doanh nghiệp đạt được doanh thu an toàn là 16.388.882.021đ. Điều này được xem là tích cực vì phần doanh thu an toàn đạt được khá lớn, góp phần hạn chế bớt rủi ro cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên thời gian hoàn vốn cao (352 ngày) cần phải tích cực giảm đi thời giàn hoàn vốn cũng như làm giảm thiểu bớt rủi ro cho Doanh nghiệp. Năm 2002, doanh thu hoà vốn là 561.127.637.362đ. Điều này có nghĩa là phần doanh thu này đã bù đắp cho chi phí bỏ ra. Nếu vượt qua doanh thu này thì đã bắt đầu tạo lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Trong năm 2002, Doanh nghiệp đạt được doanh thu an toàn là 11.548.067.358đ tăng so với năm 2001. Thời gian hoàn vốn năm 2002 là 353 ngày cao hơn so với năm 2001. 6.2 Tác động của đòn bẩy lên doanh lợi : a. Đòn cân định phí (DOL) : % thay đổi của EBIT EBIT + F DOL = = % thay đổi của doanh số EBIT 3.281.370.938 + 133.417.468.662 DOL (2001) = = 41.7 (lần) 3.281.370.938 2.360.185.451 + 114.470.038.022 DOL (2002) = = 49.5 (lần) 2.360.185.451 Năm 2001, 1% thay đổi của doanh số làm cho EBIT thay đổi 41.7%. Năm 2002, độ nghiêng của đòn cân định phí là 49.5. Điều này có nghĩa là khi doanh số thay đổi 1% thì EBIT sẽ thay đổi 49.5%. Như vậy năm 2002, Doanh nghiệp gặp rủi ro kinh doanh lớn hơn năm 2001. Vì chỉ cần một sự giảm nhỏ về doanh số, EBIT bị khuếch đại giảm đi rất nhiều lần, nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số năm 2001 so với năm 2002 cao. Doanh nghiệp có tiến triển song cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng doanh số để làm giảm độ nghiêng của DOL. b. Độ nghiêng đòn cân nợ (DFL) : % thay đổi EPS EBIT DFL = = % thay đổi của EBIT EBIT - R 3.281.370.938 DFL (2001 ) = = 0.95 (lần) - 6.742.240.040 2.360.185.451 DFL (2002 ) = = 0.85 (lần) 2.360.185.451 – 5.132.165.487 Năm 2001, độ nghiêng đòn cân nợ là 0.95 nghĩa là 1% tăng hay giảm của EBIT sẽ làm EPS thay đổi 0.95%. Năm 2002, độ nghiêng đòn cân nợ là 0.85 nghĩa là 1% tăng hay giảm của EBIT sẽ làm cho EPS thay đổi 0.85%. Năm 2002 so với năm 2001 doanh nghiệp sử dụng nợ vay ít hơn làm cho DFL giảm xuống và rủi ro cũng được hạn chế hơn. c. Độ nghiêng đòn cân tổng hợp: % thay đổi của EPS DTL = = DOL x DFL % thay đổi của doanh số DTL (2001 ) = 41.7 x 0.95 = 39.6 DTL (2002) = 49.5 x 0.85 = 42.1 Năm 2001, doanh số chỉ tăng hoặc giảm 1% sẽ cho kết qủa là 39.6 tăng hay giảm của EPS. Năm 2002 độ nghiêng của đòn cân tổng hợp là 42.1 có nghĩa là doanh số chỉ cần tăng hay giảm 1% sẽ làm cho EPS tăng hay giảm 42.1%. Qua độ nghiêng đòn cân tổng hợp ta thấy được mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố DOL và DFL. Thấy rõ mức độ ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh mà Doanh nghiệp phải đối phó. Từ đó lựa chọn phương án kinh doanh với cấu trúc vốn hợp lý (nên hay không nên sử dụng nợ ở một mức khối lượng dự kiến) KIẾN NGHỊ š&› Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Thương Mại Hóc Môn qua hai năm 2001-2002 ta thấy bên cạnh những thành công nhất định của Công ty còn có những hạn chế mà Công ty phải quan tâm và có biện pháp giải quyết, để từ đó có những sách lược phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn. Công ty nên mua hàng từ nhiều nguồn cung ứng để tránh lệ thuộc vào người cung ứng dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế. Các nhân viên thu mua nên cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng chính yếu. Hiện nay tốc độ bổ sung vốn cố định bằng nguồn vốn tự bổ sung của Công ty còn chậm, do đó Công ty cần lưu ý thanh lý những tài sản cố định không cần dùng hoặc đã lạc hậu nhằm bổ sung nguồn vốn cố định bởi vì việc Công ty dùng tiền vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm tài sản cố định là không hợp lý. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn lưu động Công ty cần thuờng xuyên phân tích xem vốn lưu động đang nằm ở khâu nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi hình thức tồn tại của vốn lưu động hiện có, xem xét cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động có hợp lý không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không? Trên cơ sở nắm chắc thực trạng của vốn lưu động, tiến hành cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Khi phát hiện cơ cấu vốn và nguồn hình thành bất hợp lý cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Hạn chế đến mức tối thiểu phần vốn bị chiếm dụng. Trong thời gian tới Công ty cần theo dõi chặt chẽ vốn lưu động và việc thanh toán với các đơn vị kinh tế cũng như trong nội bộ Công ty cần nắm sơ những đơn vị mà Công ty có quan hệ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bị mất vốn. Đặc biệt đối với những đối tác nước ngoài Công ty cần nghiên cứu kỹ tình hình tài chính trước khi ký hợp đồng, có kế hoạch dự phòng khả năng chiếm dụng vốn nhằm khi cần thiết sẽ đề ra những điều kiện ràng buộc phía đối tác. Công ty cần phấn đấu giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng để giữ vững và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, để giải quyết hiện trạng vốn lưu động bị chiếm dụng, Công ty cần đưa ra một tỷ lệ chiết khấu như: nếu khách hàng thanh toán tiền hàng trong vòng 10 đến 15 ngày kể từ ngày mua thì sẽ được hưởng chiết khấu 5-10% trên tổng số tiền hàng. Có như vậy Công ty sẽ tiêu thụ hàng nhanh hơn và việc thu hồi công nợ cũng tốt hơn. Nhưng trước khi thực hiện chính sách chiết khấu này Công ty cũng nên cân nhắc xem việc thu hồi công nợ sớm, với số vốn đó sẽ đem lại hiệu quả hơn không so với khoản chiết khấu mà Công ty đã mất. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty cần nâng cao doanh số bán, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, hạn chế hàng tồn kho. Kiểm tra, kiểm kê hàng hóa, thành phẩm tồn kho theo định kỳ để phát hiện các mặt hàng chậm luân chuyển, hơi lỗi thời để kịp xử lý. Trong phương hướng tới, Công ty cần tổ chức đa dạng hóa phương thức mua bán, phương thức thanh toán nhằm trong thời gian sớm nhất đưa hàng tồn kho vào mạng lưới tiêu thụ. Các đơn vị trực thuộc nên phát huy mối quan hệ sẵn có trong nội bộ để hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh góp phần nâng cao doanh thu. Công ty ngày càng gặp nhiều cạnh tranh trên thị trường. Để khắc phục Công ty cần sử dụng linh hoạt tất cả các nguồn vốn tự có, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị bạn. Thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho những cán bộ chủ chốt tham quan, học tập kinh nghiệm để có những sáng kiến độc đáo trong kinh doanh. Công ty nên thường xuyên tổ chức công tác phân tích tài chính nói chung cũng như phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn nhằm thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình. Trên cơ sở đó, phát huy những mặt mạnh và giải quyết những mặt còn yếu kém. Đồng thời thông qua việc phân tích này, lãnh đạo công ty sẽ name bắt chính xác tình hình tài chính hiện tại của công ty, từ đó có thể ra những quyết định chính xác hơn. Đối với các tài sản cố định công ty nên có chiến lược tái đầu tư, xây dựng lại các cửa hàng xăng dầu đã bị giải tỏa trong dự án nâng cấp đường xuyên á, nhằm cân đối tỷ trọng giữa tài sản cố định và tài sản lưu động cho phù hợp. Về phía Nhà nước nên có những chế độ ưu tiên cho công ty trong thời gian mới được cổ phần hóa, Giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. Trợ giúp doanh nghiệp từ phía các cơ quan chức năng nhằm đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định hơn. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẵng giữa các công ty trong cơ chế thị trường và chuẩn bị cho quá trình hội nhập AFTA trong thời gian tới. Trên đây là một số nhận định của bản thân về tình hình tài chính chắc hẳn nhiều ý kiến chưa được phù hợp với khả năng thực tế của Công ty. Mong quý Công ty tham khảo và đóng góp ý kiến. KẾT LUẬN šg› Trong những năm trở lại đây, mặc dù ảnh hưởng kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do công tác quản lý tốt đã giúp công ty không ngừng phát triển, đem lại lợi nhuận và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Từ năm 2000, sau khi được duyệt xong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã tổ chức các công tác để tiến hành cổ phần hóa và công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu tư Tổng hợp huyện Hóc Môn chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2002. Đây là một thành tích rất lớn của Ban quản lý đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nhằm đưa công ty tiếp tục phát triển và có thể hội nhập được trong thời gian tới. Trong năm qua, về lợi nhuận thực hiện cao hơn năm trước nhưng qui mô vốn giảm xuống nhưng không đáng kể, là do một số yếu tố khách quan và việc cơ cấu lại vốn trong quá trình cổ phần hóa. Việc phát huy hơn nữa những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong bản thân Công ty, cộng với hướng phát triển của Công ty trong năm qua chắc chắn sẽ làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng lành mạnh, hoàn thiện hơn, góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Khóa luận này được viết với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp phân tích đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp, để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, và có tầm quan trọng hơn khi có một thị trường chứng khoán ra đời. Với kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô tận tình chỉ bảo thêm, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTHU~1.DOC
  • xlsBCDKT.XLS
  • docBIA 2.doc
  • docBIA.doc
  • docChuyen de TN P1.doc
  • docChuyen de TN P2.doc
  • xlsKQHDKD.XLS
  • docloi cam on.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docMUCLUC.DOC
  • docnhanxet 1.doc
  • docnhanxet 2.doc
  • docsodoDUPONT.doc
Tài liệu liên quan