Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Định hướng lại thị trường tương lai, tự tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp, không phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực thị trường. Tăng cường công tác nghiên cứu, tham gia các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại với bạn hàng nước ngoài, nhưng phải chọn lọc và đánh giá được hiệu quả tham gia. - Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng tiêu thụ mặt hàng thủy sản chế biến, công ty cần có kế hoạch khai thác và đầu tư hợp lý vào thị trường rộng lớn này. - Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. - Đối với các nhà máy, xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, phải bù lỗ, công ty cần có hướng khắc phục, nếu không chuyển biến tích cực đề nghị giải thể. - Nghiên cứu và đề xuất lộ trình cổ phần hóa đối với những đơn vị hội đủ điều kiện cổ phần hóa.

doc92 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm 23,1% tổng vốn, tỷ lệ này tăng lên đến 27,79% năm 2002 và 26,94% năm 2003. Nguyên nhân do các khoản phải thu tăng lên, nhất là khoản phải thu khách hàng do mở rộng quy mô kinh doanh công ty tăng doanh số bán chịu và ứng trước cho nhà cung cấp. Việc tạm ứng cho nhà cung cấp và cho công nhân viên khá cao, công ty phải tính toán lại để giảm khoản vốn bị chiếm dụng này. Khoản phải thu khách hàng quá lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao, do vậy công ty phải lập dự phòng phải thu khó đòi và cần có biện pháp xử lý để tăng nhanh tốc độ thu hồi công nợ, giảm chi phí quản lý, thu hồi nợ góp phần tăng vòng quay vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. 3.4.1.2 Phân tích các khoản phải trả Bảng 3.17: Phân tích các khoản phải trả (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 ±∆ 02/01 ±∆ 03/02 I. Nợ dài hạn 68.554 62.509 55.904 -6.045 -6.604 - Vay dài hạn 56.078 49.116 42.228 -6.962 -6.888 - Nợ dài hạn 12.476 13.393 13.676 917 283 II. Nợ ngắn hạn 152.077 172.760 178.920 20.683 6.161 1. Vay ngắn hạn 126.463 145.958 143.629 19.495 -2.329 2. Phải trả người bán 6.069 9.868 21.121 3.799 11.253 3. Người mua trả trước 13.174 10.760 3.882 -2.413 -6.879 4. Phải trả CNV 168 905 1.315 737 410 5. Thuế & CKPN NN 225 446 1.362 221 916 6. Phải trả khác 5.978 4.822 7.612 -1.156 2.790 Tổng các khoản phải trả 220.631 235.268 234.825 14.638 -444 Nguồn vốn 298.473 342.826 320.197 44.354 -22.630 CKPTr/NV 73,92% 68,63% 73,34% -5,29% 4,71% Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 Số liệu trên cho thấy tỷ số nợ của công ty luôn ở mức cao, cụ thể: Năm 2002, mặc dù đã có sự bổ sung thêm vốn, nhưng do nhu cầu về vốn cao, công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn, đáng kể nhất là vay ngắn hạn tăng 19.495 triệu đồng, tăng 15,42%; phải trả người bán tăng 3.799 triệu đồng, tương ứng tăng 62,6%. Năm 2003 công ty gặp khó khăn, tích lũy từ nội bộ không còn như trước, công ty phải đi vay thêm để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tỷ số nợ của công ty 73,34%, tăng 4,71% so năm 2002 cho thấy trong tổng tài sản của mình phần tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty rất ít, phần lớn là từ nợ vay. Qua phân tích ta thấy rằng tỷ số nợ của công ty rất cao (trên 65%), mức độ tự chủ về tài chính của công ty thấp, tính rủi ro nhiều, thêm vào đó công ty phải trả lãi vay hàng năm với một lượng rất lớn. Tuy có gặp khó khăn về tài chính, nhưng nhìn chung quá trình hoạt động kinh doanh cũng được liên tục và đạt hiệu quả. 3.4.2 Khả năng thanh toán Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng đến hạn. Nếu không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt tài chính, hoạt động sẽ rất khó khăn. 3.4.2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) Đây là chỉ tiêu chỉ ra phạm vi, quy mô mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Bảng 3.18: Khả năng thanh toán hiện thời. (Từ năm 2001 đến năm 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Tài sản lưu động 147.894 188.612 176.464 40.717 27,53 -12.148 -6,44 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số thanh toán hiện thời (Rc) 0,91 1,09 0,99 0,18 19,27 -0,10 -9,59 Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến năm 2003 Hệ số thanh toán hiện thời của công ty có chiều hướng tăng. Năm 2002 là 1,09 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,09 đồng tài sản lưu động dùng để trả nợ trong khi năm 2001 chỉ có 0,91 đồng, tăng 0,18 đồng, tương ứng với 19,27%; tài sản lưu động của công ty tăng 40.717 triệu đồng, tương ứng 27,53% so năm 2001, trong đó tiền mặt, các khoản phải thu và tồn kho của công ty đều tăng, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng 11.197 triệu đồng nhưng tốc độ tăng chỉ 6,92% nên khả năng thanh toán hiện hành tăng theo. Sang năm 2003 hệ số này giảm 9,59%, tức là có 0,98 đồng tài sản lưu động dùng để thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn, sở dĩ thế do nợ ngắn hạn trong năm tăng 3,94%, tương ứng 6.031 triệu đồng, trong khi tài sản lưu động giảm 6,44%, tương ứng 12.148 triệu đồng, làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng gần bằng 1, điều này thể hiện những cố gắng của công ty trong việc thanh toán công nợ. Công ty cần phải duy trì và nâng cao khả năng này hơn. Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này cho thấy các tài sản mà khi cần có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng, nó không bao gồm hàng tồn kho. Bảng 3.19: Khả năng thanh toán nhanh (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Tài sản lưu động trừ hàng tồn kho 147.894 188.612 176.464 40.717 27,53 -12.148 -6,44 64.526 84.460 75.062 19.934 30,89 9.398 -11,13 83.369 104.152 101.402 20.783 24,93 -2.750 -2,64 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số thanh toán nhanh 0,52 0,60 0,57 0,09 16,84 0,04 -5,92 Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 Hệ số thanh toán nhanh năm 2002 cao hơn năm 2001 là 0,09, tăng 16,84%, khả năng thanh toán nhanh tăng lên, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Sang năm 2003 chỉ tiêu này giảm còn 0,57, giảm 5,92% do tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt của công ty giảm 2.750 triệu đồng, tương ứng với 2,64%, trong khi nợ ngắn hạn tăng lên 3,49% đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm. Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của công ty có chiều hướng gia tăng kể từ năm 2001, cho thấy công ty đã có cố gắng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, hệ số còn thấp, công ty phải giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ động, để nhanh chóng chuyển chúng thành những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh nhất. Khả năng thanh toán bằng tiền Bảng 3.20: Khả năng thanh toán bằng tiền (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Tiền + ĐTTCNH 1.979 5.042 12.797 3.063 154,76 7.755 153,80 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số thanh toán bằng tiền 0,012 0,029 0,072 0,017 138,26 0,042 145,24 Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 Năm 2002 khả năng thanh toán bằng tiền là 0,029, trong khi năm 2001 chỉ 0,012 như vậy khả năng thanh toán trong mức độ khắt nghiệt đã tăng 0,017, hay tăng 138,26%, lượng tiền tồn quỹ của công ty tăng lên rất nhiều, cụ thể lượng tiền năm 2002 là 5.042 triệu đồng, trong khi năm 2001 chỉ 1.979 triệu đồng, tăng 3.063 triệu đồng, tương ứng 154,76%, cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả bổ sung thêm tiền vào quỹ tiền mặt. Lượng tiền tồn quỹ tiếp tục tăng lên trong năm 2003, thêm vào đó công ty tham gia mua chứng khoán ngắn hạn làm cho các khoản tương đương tiền của công ty tăng 7.755 triệu đồng, khả năng thanh toán của công ty tăng 0,042, tức 145,24% so năm 2002. Khả năng thanh toán bằng tiền qua các năm có sự cải thiện đáng kể, công ty có nhiều cố gắng trong việc nắm giữ một lượng tiền nhằm đảm bảo tốt cho khả năng thanh toán. Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty luôn có đủ khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ. Song, khả năng thanh toán này còn ở mức thấp, đòi hỏi cần phải cải thiện tốt hơn trong thời gian tới. 3.4.2.2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Vốn phục vụ cho các hoạt động của công ty chủ yếu từ các khoản vay. Chính vì vậy mà công ty thường xuyên phải đối mặt với việc thanh toán lãi vay, muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi tiền vay đến mức độ nào ta xem xét khả năng thanh toán lãi vay của công ty. Bảng 3.21: Khả năng thanh toán lãi vay (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 19.891 20.047 18.125 Lãi vay 16.374 16.005 14.313 Hệ số thanh toán lãi vay 1,21 1,25 1,27 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến 2003 Lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở các năm đều thấp (nhỏ hơn 2). Nó cho thấy khả năng sinh lời của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Xét ở gốc độ hoạt động kinh doanh lâu dài, kết quả trên cho thấy khả năng thanh toán lãi vay tăng dần, cụ thể: Năm 2001 khả năng thanh toán lãi vay thấp, chỉ đạt 1,21 lần. Sang năm 2002 khả năng này lên đến 1,25 lần và tiếp tục tăng vào năm 2003 để đạt 1,27 lần. Nhìn chung, khả năng thanh toán dài hạn đang dần được cải thiện; lãi vay phải trả đã giảm dần cho thấy công ty cố gắng thanh toán bớt nợ dài hạn, song công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa. Tóm lại, khả năng thanh toán lãi vay rất thấp, công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng này có chiều hướng tăng lên đây là một biểu hiện tốt. Cần phải thấy rằng, do hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào phần vốn vay, vì vậy việc trả lãi vay nhiều là tất yếu, nó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ảnh tính cân bằng giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện cơ cấu tài chính của công ty. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 3.22: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Nợ phải trả 235.364 254.397 240.368 19.033 8,09 -14.029 -5,51 Vốn chủ sở hữu 63.108 88.429 79.828 25.321 40,12 -8.601 -9,73 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 3,73 2,88 3,01 -0,85 -22,86 0,13 4,67 Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 Bảng số liệu cho thấy hệ số này luôn ở mức cao. Năm 2001 là 3,73 lần, nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 21,14% trong tổng vốn. Năm 2002 hệ số này giảm 0,85 lần, nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng vốn lên đến 25,79%, tăng 40,12% so năm 2001. Sang năm 2003, hệ số này tăng trở lại đạt 3,01 lần, mức độ đầu tư của vốn chủ sở hữu giảm, chỉ chiếm 24,93% trong tổng vốn. Cơ cấu tài chính của công ty qua các năm chủ yếu được tài trợ từ các khoản vay. Điều này làm khả năng tự chủ về mặt tài chính giảm. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận thì việc đi vay thêm nhiều nợ là điều hợp lý. Tỷ lệ nợ tăng lên trong khi công ty hoạt động có lợi nhuận thì suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng (sẽ được nghiên cứu ở phần sau). Mặt khác, công ty phải trả lãi vay trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; do đó, khi tỷ lệ cao làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm. Một số nhà phân tích cho rằng, đây là lá chắn thuế của lãi vay. Hệ số quay vòng các khoản phải thu (H) Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 3.23: Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Số dư bình quân Các khoản phải thu 75.853 82.978 87.431 7.125 9,39 4.453 5,37 Hệ số H 5,91 6,88 8,78 0,97 16,34 1,90 27,62 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Hệ số quay vòng các khoản phải thu (H) có chiều hướng gia tăng cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đây là biểu hiện tốt. Năm 2001 hệ số H 5,91 lần, tức là bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được 5,91 đồng doanh thu. Năm 2002 hệ số này tăng lên 0,97 lần, tương ứng 16,34%, tốc độ tăng doanh thu cao hơn nhiều so tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải thu: doanh thu tăng 122.252 triệu đồng, tốc độ tăng 27,26%, trong khi số dư bình quân các khoản phải thu chỉ tăng 7.125 triệu đồng, tốc độ tăng 9,39%, đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Sang năm 2003, hệ số H tiếp tục tăng, bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu thì công ty thu được 8,78 đồng doanh thu, tăng 27,62%. Như vậy, tốc độ tăng doanh thu qua các năm lớn hơn tốc độ tăng số dư bình quân các khoản phải thu làm cho hệ số quay vòng các khoản phải thu liên tục tăng, điều này là tốt công ty cần phát huy. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét kỳ hạn thanh toán như thế nào để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, đến sự tin cậy lẫn nhau giữa công ty và khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân Bảng 3.24: Kỳ thu tiền bình quân (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Các khoản phải thu 53.887 68.906 69.628 15.019 27,87 722 1,05 Kỳ thu tiền bình quân 43,26 43,47 32,67 0,21 0,48 -10,80 -24,85 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng do công ty bán chịu cho các doanh nghiệp khác. Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2002 cao hơn năm 2001 nhưng không đáng kể, chỉ tăng 0,21 lần, mức chênh lệch này có thể chấp nhận và được đánh giá khá tốt, bởi vì công ty mở rộng quy mô hợp tác kinh doanh thì doanh thu bán chịu sẽ tăng và việc thu tiền bình quân tăng là điều hợp lý. Năm 2003 khả năng thu hồi tiền tăng lên, số ngày mà doanh thu chưa thu chỉ còn 32,67 ngày, có nghĩa là khi sản phẩm tiêu thụ thì trong khoảng 33 ngày công ty thu hồi được, đây là biểu hiện tích cực công ty cần phát huy. Tóm lại, kỳ thu tiền bình quân có chiều hướng giảm cho thấy tốc độ thu hồi các khoản công nợ của công ty tăng. Tuy nhiên, công ty cần phải theo dõi tình hình bán chịu và thu tiền của mình có ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng hay không. Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ảnh số lần mà hàng tồn kho được bán ra trong năm. Ta có bảng sau: Bảng 3.25: Vòng quay hàng tồn kho (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Tồn kho 64.526 84.460 75.062 19.934 30,89 -9.398 -11,13 Vòng quay tồn kho 6,95 6,76 10,22 -0,19 -2,77 3,47 51,30 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Năm 2002 số lần bán ra của hàng hóa tồn kho đạt thấp chỉ 6,76 lần, giảm 2,77% so năm 2001 là do công ty phải dự trữ một lượng hàng hóa lớn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2003 (tồn kho năm 2002 đạt 84.460 triệu đồng, tăng 19.934 triệu đồng, tương ứng 30,89% so năm 2001). Năm 2003 lượng hàng hóa tồn trong kho được tiêu thụ khá, số vòng quay trong năm đạt 10,22 lần, tăng 3,47 lần so năm 2002, hàng hóa tồn kho thấp, công ty sử dụng tồn kho hiệu quả, đây là điểm mạnh công ty cần phát huy. Tuy vậy, công ty cần tính toán lại xem việc dự trữ tồn kho như thế có quá cao so nhu cầu tiêu thụ để giảm bớt các khoản chi phí phải đầu tư cho hàng tồn kho. 3.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.5.1 Các tỷ số lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận chưa phản ánh được hết hiệu quả hoạt động của công ty, vì thế, chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, nó phản ánh kết quả của hàng loạt các quyết định và biện pháp kinh doanh của công ty. 3.5.1.1 Doanh lợi tiêu thụ (ROS) Bảng 3.26: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận sau thuế 2.391 2.749 2.733 357 14,93 -15 -0,55 Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 ROS 0,53% 0,48% 0,36% -0,05% -9,69 -0,13% -26,04 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến 2003 Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,53%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì công ty sẽ thu được 0,53 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2002 tỷ suất này giảm 0,05% về số tuyệt đối, hay giảm 9,69% về số tương đối do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận, trong năm cứ 100 đồng doanh thu thuần, công ty chỉ thu được 0,48 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2003 doanh thu tăng lên 196.679 triệu đồng, tăng 34,47% trong khi lợi nhuận giảm 0,55% khiến tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm 26,04%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty thu về được chỉ có 0,36 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty qua các năm có chiều hướng giảm, đây là biểu hiện không tốt, mặc dù doanh thu tăng, nhưng do chi phí còn quá cao cần phải có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí gia tăng suất sinh lời. 3.5.1.2 Doanh lợi vốn tự có Bảng 3.27: Doanh lợi vốn tự có (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận sau thuế 2.391 2.749 2.733 357 14,93 -15 -0,55 Vốn chủ sở hữu 63.108 88.429 79.828 25.321 40,12 -8.601 -9,73 ROE 3,79% 3,11% 3,42% -0,68% -17,98 0,32% 10,16 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Doanh lợi vốn tự có của công ty năm 2002 giảm 0,68%, tương ứng 17,98% do trong năm công ty đã bổ sung tăng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu 40,12% trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn chỉ có 14,93%, các nhân tố này tác động làm cho ROE giảm. Năm 2003 chỉ tiêu lên đến 3,42%, tăng 10,16%, do lợi nhuận giảm 0,55% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 79.828 triệu đồng, giảm 9,37%. Tốc độ giảm lợi nhuận thấp hơn tốc độ giảm vốn chủ sở hữu làm cho doanh lợi vốn tự có tăng. Các chỉ tiêu vừa phân tích phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư công ty thu được 3,79 đồng lợi nhuận trong năm 2001, sang năm 2002 giảm xuống chỉ còn 3,11 đồng lợi nhuận và đến năm 2003 lên đến 3,42 đồng lợi nhuận. Qua phân tích chỉ tiêu ROE có thể khẳng định: khi công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận thì việc sử dụng ít vốn tự có và tăng sử dụng nợ vay sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng và việc sử dụng nhiều nợ vay được xem là hợp lý. 3.5.2 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để có thể đánh giá kết quả tình hình sử dụng vốn và khả năng sản xuất của đồng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn Bảng 3.28: Hiệu suất sử dụng vốn (Từ năm 2001 đến 2003)  Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Vốn sử dụng BQ 289.750 320.650 331.512 30.900 10,66 10.862 3,39 Hiệu suất sử dụng vốn 1,55 1,78 2,31 0,23 15,00 0,54 30,06 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Hiệu suất sử dụng vốn của toàn công ty tăng dần qua các năm. Năm 2001 số vòng quay vốn 1,55 lần. Sang năm 2002 số vòng quay vốn tăng lên 15%, đạt 1,78 lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân (27,26% > 10,66%). Đến năm 2003 doanh thu tiếp tục tăng 34,47%, trong khi tốc độ tăng của vốn chỉ là 3,39% dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn tăng 30,06% đạt 2,31 vòng, nghĩa là 1 đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2001 thu về 1,55 đồng doanh thu, năm 2002 là 1,78 đồng và năm 2003 đạt 2,31 đồng. Qua phân tích số vòng quay vốn cho thấy số lần vốn luân chuyển trong năm có tăng, tuy còn thấp, nhưng đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty sử dụng vốn đạt hiệu suất cao, cần phát huy nhiều hơn nữa. Hiệu quả sử dụng vốn: hay còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) Bảng 3.29: Hiệu quả sử dụng vốn (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận 2.391 2.749 2.733 357 14,93 -15 -0,55 Vốn sử dụng bình quân 289.750 320.650 331.512 30.900 10,66 10.862 3,39 Hiệu quả sử dụng vốn 0,825 0,857 0,825 0,032 3,86 -0,033 -3,81 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn có chiều hướng tăng, cụ thể: năm 2001 tỷ lệ hoàn vốnđầu tư đạt 0,825%; năm 2002 tăng lên 3,86% về số tương đối, hay tăng 0,032% về số tuyệt đối do công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế tăng lên 14,93%, vốn sử dụng bình quân cũng tăng nhưng chỉ 10,66% khiến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tăng lên đạt 0,857%; năm 2003 lợi nhuận của công ty giảm 0,55% trong khi vốn sử dụng bình quân tăng lên 3,39% làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm, chỉ đạt 0,825% có nghĩa là cứ 100 đồng bỏ vào đầu tư thì công ty chỉ thu được 0,825 đồng lợi nhuận mà trước đó đã đạt 0,857 đồng. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty chúng ta rút ra được những nhận xét sau: doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, và cao hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư làm cho số vòng quay vốn của công ty tăng lên, đây là biểu hiện tốt công ty cần phát huy. Tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho doanh lợi tiêu thụ của công ty giảm thấp, sử dụng vốn của công ty kém hiệu quả. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng do không tiết kiệm được chi phí (chi phí sử dụng vốn còn cao) nên lợi nhuận giảm. Do vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chi phí để tăng lợi nhuận nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn. Mục 3.2 đã phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, ở đây ta xét đến hiệu quả sử dụng chúng. 3.5.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định và đầu tư dài hạn thể hiện quy mô, cơ sở vật chất để tiến hành kinh doanh. Bảng 3.30: Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Vốn cố định bình quân 145.348 152.396 148.974 7.048 4,85 -3.423 -2,25 Hiệu suất sử dụng vốn 3,085 3,744 5,151 0,660 21,38 1,406 37,56 Hiệu quả sử dụng vốn 2,420 2,652 2,559 0,233 9,62 -0,094 -3,54 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tăng lên qua các năm, đây là biểu hiện tốt cho thấy vốn cố định đã đem về doanh thu ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định 3,744 lần, tăng 21,38% so năm 2001 do trong năm công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định, một số công trình vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng khiến vốn cố định tăng 4,85% so năm 2001, tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn cố định quá nhỏ so tốc độ tăng của doanh thu (27,26%), nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng vốn cố định sẽ thu về 3,085 đồng (năm 2001) và tăng lên 0,66 đồng (năm 2002); năm 2003 công ty thu hẹp quy mô đầu tư ra bên ngoài và thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết làm cho vốn cố định của công ty giảm 2,25%, trong khi doanh thu tiếp tục tăng 34,47% so năm 2002 dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 37,56%, tương ứng tăng 1,406 lần; tức công ty bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì đã mang về 5,151 đồng doanh thu, đây là một biểu hiện tốt công ty cần phát huy. Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, việc sử dụng vốn cố định của công ty mang lại hiệu quả tương đối khá: năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt 2,652%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn cố định mang về 2,652 đồng lợi nhuận, tăng 0,233 đồng so năm 2001 do tốc độ tăng của lợi nhuận 14,93% trong khi tốc độ tăng của vốn cố định chỉ 4,85% đưa đến hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2002 cao hơn 2001. Sang năm 2003 tốc độ này giảm 2,25%, tốc độ tăng của lợi nhuận giảm nhiều hơn, lợi nhuận giảm 5,7% điều này làm cho việc sử dụng vốn cố định không đạt hiệu quả, theo đó cứ 100 đồng vốn cố định chỉ mang về 2,559 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,094 đồng, tương ứng 3,54%. Tóm lại, tình hình sử dụng vốn cố định có đạt hiệu quả nhưng còn thấp, công ty chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng vốn cố định, đòi hỏi cần có biện pháp thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tương lai. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Bảng 3.31: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Từ năm 2001 đến năm 2003)  Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Tài sản cố định 125.142 127.212 122.989 2.070 1,65 -4.223 -3,32 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,58 4,49 6,24 0,903 25,19 1,753 39,09 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 2,810 3,177 3,099 0,367 13,06 -0,078 -2,47 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản, qua bảng số liệu ta nhận thấy việc sử dụng vốn cố định chủ yếu là sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2002 là 4,49 lần, tăng 25,19% so năm 2001 và hiệu suất sử dụng tiếp tục tăng 39,09% về số tương đối ở năm 2003, hiệu suất sử dụng tài sản cố định đạt 6,24 lần. Việc sử dụng tài sản cố định của công ty đạt kết quả tốt. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 3,58 đồng doanh thu (năm 2001), đạt 4,49 đồng (năm 2002) và đạt 6,24 đồng (năm 2003). Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Năm 2001 cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,810 đồng lợi nhuận; hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng lên trong năm 2002 khi công ty thu về được 3,177 đồng lợi nhuận do lợi nhuận tăng thêm lớn hơn tài sản tăng thêm (14,93% > 1,65%), đây là biểu hiện tốt; Sang năm 2003 do khó khăn, lợi nhuận của công ty giảm 5,7% trong khi mức độ đầu tư vào tài sản cố định chỉ giảm 3,32% nên việc sử dụng tài sản cố định đạt hiệu quả chưa cao, trong năm này công ty chỉ thu về 3,099 đồng từ 100 đồng đã đầu tư cho tài sản cố định. 3.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hoạt động của quá trình kinh doanh có hợp lý hay không. Bảng 3.32: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 VLĐ bình quân 144.402 168.253 182.538 23.851 16,52 14.285 8,49 Tốc độ luân chuyển 3,105 3,392 4,204 0,286 9,22 0,812 23,95 Kỳ luân chuyển Bình quân 116 106 86 -10 -8,44 -21 -19,32 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thì số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm giảm xuống. Năm 2001 tốc độ này là 3,105 vòng, năm 2002 đạt 3,392 vòng, tăng 0,286 vòng so năm 2001 do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động (năm 2002 tốc độ tăng doanh thu 27,26%, tốc độ tăng của vốn lưu động 16,52%); tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động giảm (năm 2001 để thực hiện một vòng luân chuyển phải mất 116 ngày, năm 2002 số ngày để luân chuyển vốn lưu động chỉ còn 106 ngày, giảm 10 ngày so năm 2001), đây thật sự là biểu hiện tốt. Sang năm 2003, số ngày luân chuyển vốn lưu động tiếp tục giảm chỉ còn 86 ngày (giảm 20 ngày so năm 2002) dẫn đến số vòng quay tăng lên; tốc độ luân chuyển vốn lưu động đạt 4,204 vòng, tăng 0,812 vòng, hay tăng 23,95% do doanh thu tăng 34,47%, trong khi tốc độ tăng vốn lưu động chỉ đạt 8,49% điều đó còn cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau một năm sẽ thu về 3,105 đồng (năm 2001), thu được 3,392 đồng (năm 2002) và 4,204 đồng (năm 2003). Hiệu suất một đồng vốn hàng tồn kho Bảng 3.33: Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Vốn HTK bình quân 60.300 74.493 79.761 14.193 23,54 5.268 7,07 Hiệu suất sử dụng Vốn HTK 7,44 7,66 9,62 0,224 3,02 1,960 25,59 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Hiệu suất sử dụng một đồng vốn hàng tồn kho tăng cho thấy việc quản trị vốn hàng tồn kho tốt. Năm 2002 một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho khi được tiêu thụ mang về cho công ty 7,66 đồng doanh thu trong khi đó ở năm 2001 con số này là 7,44 đồng và nó tiếp tục tăng lên trong năm 2003 khi đạt đến 9,62 đồng do sản phẩm tồn kho của công ty tiêu thụ khá, doanh thu tăng, tốc độ tăng doanh thu qua các năm đều lớn hơn tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho (năm 2002 tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho 23,54% so với 27,26% tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2003 doanh thu lại tăng với tốc độ là 34,47% trong khi tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho bình quân chỉ là 7,07%) đây là một biểu hiện tốt công ty cần phát huy. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phản ảnh về hiệu năng quản trị trong công tác quản lý vốn lưu động. Bảng 3.34: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 VLĐ bình quân 144.402 168.253 182.538 23.851 16,52 14.285 8,49 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2,435 2,402 2,088 -0,033 -1,36 -0,314 -13,08 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Không như hiệu suất sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm xuống. Đây là biểu hiện chưa tốt do công ty sử dụng vốn lưu động đạt hiệu suất, nhưng không đạt hiệu quả mà nguyên nhân chính vẫn là chi phí còn cao, làm cho lợi nhuận công ty giảm. Năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2,435%, tức 100 đồng vốn lưu động kinh doanh mang về 2,435 đồng lợi nhuận. Năm 2002 công ty chỉ thu về được 2,402 đồng lợi nhuận, giảm 1,36% do lợi nhuận tăng 14,93% trong khi vốn lưu động tăng 16,52%. Sang năm 2003, do gặp khó khăn lợi nhuận công ty giảm 5,7%, trong khi vốn lưu động lại tăng lên 8,49% khiến cho số tiền thu về giảm, công ty chỉ thu được 2,088 đồng lợi nhuận từ việc bỏ ra 100 đồng vốn lưu động để kinh doanh. Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy công ty đạt hiệu suất sử dụng cao, nhưng hiệu quả chưa cao. Đây là biểu hiện chưa tốt, công ty cần phải có biện pháp tích cực hơn trong công tác quản lý chi phí. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua các năm chúng ta rút ra được những nhận xét sau: - Hiệu suất sử dụng vốn của công ty đạt khá trong khi hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh thu của công ty tăng qua các năm cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt, hàng hóa bán được nhiều, tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn chậm so tốc độ tăng của chi phí (năm 2003 là 37,66% trong khi tốc độ tăng doanh thu chỉ là 34,47%) làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm có xu hướng giảm. - Việc tăng thêm vốn đầu tư nhưng lợi nhuận tăng thêm nhỏ hơn, thậm chí còn giảm như vậy là không đạt hiệu quả. Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn, nhất là tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn. - Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn tăng chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. 3.5.3 Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng các yếu tố lao động cho thấy việc bố trí sử dụng nhân viên như thế nào để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh. Bảng 3.35: Hiệu quả sử dụng lao động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 02/01 03/02 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Số lao động bình quân 513 604 743 91 17,74 139 23,01 Quỹ lương 5.650 7.251 10.672 1.601 28,34 3.421 47,18 Năng suất lao động bình quân 874,06 944,78 1.032,76 70,72 8,09 87,985 9,31 Lương bình quân (x 1.000) 918 1.000 1.197 82,610 9,00 196,535 19,65 Hiệu quả sử dụng tiền lương 62,25% 55,75% 35,72% -6,5% -10,44 -20% -35,93 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003 Năm 2001 số lao động bình quân 513 người, năm 2002 604 người, tăng 91 người và tiếp tục tăng, năm 2003 đạt 743 người. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chúng ta phải đặt mức biến động tương đối số lượng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất kinh doanh. Năm 2001 để đạt 448.395 triệu đồng doanh thu thì công ty cần 513 lao động, trong khi năm 2002 để đạt được doanh thu 570.647 triệu đồng lẽ ra công ty phải sử dụng đến 653 lao động nhưng trên thực tế chỉ sử dụng 604 lao động, như vậy đã tiết kiệm được 49 lao động. Tương tự như thế năm 2003 công ty phải cần đến 812 lao động để tạo ra được 767.344 triệu đồng doanh thu, thực tế chỉ sử dụng 743 lao động, tiết kiệm được 69 lao động. Qua đó, việc sử dụng lao động của công ty đạt hiệu quả, tiết kiệm được lao động là cơ sở làm tăng suất lao động. Cụ thể: một lao động năm 2001 tạo ra 874,06 triệu đồng doanh thu và tăng lên 70,72 triệu đồng trong năm 2002 tương ứng tăng 8,09%; năng suất lao động tiếp tục tăng lên trong năm 2003 khi một lao động bình quân tạo ra được 1.032,76 triệu đồng, tăng 9,31% so năm 2002. Sử dụng lao động tạo nên năng suất lao động tăng đã biểu hiện cho việc bố trí và sử dụng nhân viên hiệu quả, công ty cần phát huy điểm mạnh này. Cũng dựa vào bảng số liệu trên thì mức lương bình quân một người lao động nhận được tăng lên, điều này cho thấy sự quan tâm của công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống cho nhân viên. Năm 2001 bình quân một nhân viên nhận được 918 ngàn đồng/tháng; năm 2002 là 1 triệu đồng/tháng, tăng 9% do tốc độ tăng tổng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng số lao động bình quân (tốc độ tăng tổng quỹ lương năm 2002 so năm 2001 là 28,34% trong khi tốc độ tăng của lao động 17,74%); tương tự như thế vào năm 2003 tốc độ tăng quỹ lương 47,18% trong khi tốc độ tăng của lao động 23,01% nên mức lưong bình quân tăng lên (năm 2003 bình quân 1 lao động nhận được 1.197 ngàn đồng/tháng, tăng 19,65% so năm 2002). Ta nhận thấy tổng quỹ lương của công ty gia tăng từng năm, nhưng đặt trong mối quan hệ doanh thu tăng lên thì việc tăng của tổng quỹ lương như vậy là hợp lý chưa. Để đánh giá ta cần so sánh mức biến động của tổng quỹ lương qua các năm. Năm 2001 để đạt được doanh thu 448.395 triệu đồng thì tiền lương phải trả là 5.650 triệu đồng, với những điều kiện tương tự như vậy thì trong năm 2002 công ty chỉ cần trả 7.190 triệu đồng tiền lương để đạt được doanh thu 570.647 triệu đồng, nhưng trên thực tế công ty đã chi ra 7.251 triệu đồng để trả lương cho nhân viên, như vậy, công ty đã trả nhiều hơn số phải trả là 61 triệu đồng; cũng với điều kiện như thế sang năm 2003 công ty chỉ cần trả 9.750 triệu đồng tiền lương để đạt doanh thu 767.344 triệu đồng, thực tế công ty đã trả 10.672 triệu đồng nhiều hơn số phải trả là 922 triệu đồng. Nhìn chung, ở gốc độ tiết kiệm chi phí sự gia tăng của tổng quỹ lương nhanh hơn sự gia tăng về doanh thu. Nhưng trên phương diện tổng hợp, tiền lương có quan hệ đến chỉ số lạm phát thì mức tăng này là không cao; việc chi thêm tiền cho nhân viên khi họ làm việc với năng suất lao động ngày càng cao là tất yếu thể hiện được sự quan tâm hỗ trợ của công ty đối với nhân viên. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong năm 2001 là 62,25% thì sang năm 2002 giảm xuống còn 55,75% và tiếp tục giảm còn 35,72% vào năm 2003. Chỉ tiêu này cho thấy, 100 đồng tiền lương trả cho công nhân viên thì tạo ra được 62,25 đồng lợi nhuận (năm 2001), việc tiếp tục trả lương như vậy làm cho lợi nhuận giảm 6,49 đồng vào năm 2002 và tiếp tục giảm chỉ còn 35,72 đồng lợi nhuận vào năm 2003 do tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm đều thấp hơn tốc độ tăng tổng quỹ lương, đòi hỏi công ty cần xem xét lại các hoạt động chưa mang lại lợi nhuận để khắc phục tình trạng trên. Tổng hợp kết quả phân tích trên cho ta cái nhìn tổng quát về việc quản lý và sử dụng lao động ở công ty như sau: công ty sử dụng lao động đạt năng suất, hiệu quả. Song, có đơn vị trực thuộc công ty làm ăn không hiệu quả, nhưng chi lương không giảm tương ứng với mức độ lỗ, công ty cần chấn chỉnh lại hoạt động của các đơn vị này để tránh tình trạng hiệu quả sử dụng tiền lương chưa cao. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn. 4.1 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN 4.1.1 Những ưu điểm chủ yếu: - Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty trong từng giai đoạn. - Nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đã cải thiện đòn cân nợ bằng việc bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và hạn chế nợ vay, nâng cao dần tính tự chủ của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty hoạt động đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty có những chuyển biến tích cực. Số vòng quay vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho công nhân viên. 4.1.2 Những hạn chế chủ yếu: - Với cơ cấu vốn như hiện tại, vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao cho thấy mức độ tự chủ của công ty còn thấp. - Vốn vay nhiều làm cho công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hằng năm, khả năng thanh toán dài hạn của công ty thấp. - Hiệu suất sử dụng vốn cao, song hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh thu hằng năm tăng lên, nhưng công ty chưa tiết kiệm được chi phí, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận giảm. - Vốn công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu cao. 4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG 4.2.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang - Lập kế hoạch kinh doanh, xác định tương đối chính xác nhu cầu về vốn hằng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa nhằm làm cho vốn không bị ứ động, tăng tốc độ chu chuyển vốn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí. - Chủ động ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, không trông chờ vào sự ủy thác của Chính phủ, cũng như bị động chờ khách hàng đến ký kết. Công ty nên cử nhân viên đi khai thác, tìm hiểu thị trường nước ngoài để tìm cơ hội kinh doanh nhằm gia tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như số lượng hợp đồng. - Phát triển kênh phân phối trực tiếp bằng cách lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước cần nhập, tránh xuất khẩu qua trung gian, tiết kiệm được chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Duy trì mối qua hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm thị trường mới. - Tổ chức thu mua nguyên liệu tại vùng chuyên canh để giảm giá thu mua. Rà soát lại năng lực thu mua. - Để tránh hiện tượng biến động về giá nguyên liệu (gạo, cá) công ty cần chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân, ngư dân thông qua các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ thủy sản, Hiệp hội thủy sản (AFA) 4.2.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định; ngược lại, nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. - Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao. - Đẩy mạnh công tác phân tích tình hình sử dụng tài sản trong các xí nghiệp trực thuộc, qua đó xác định được mặt tốt cũng như chưa tốt để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định ngày càng tốt hơn. + Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số nhà máy hoạt động có hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố định. Trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả sử dụng bằng cách tiết kiệm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao (công ty có được sự chủ động trong việc định giá bán sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh), tăng cường khả năng tích lũy. + Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới. + Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như, khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất. + Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. + Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả. 4.2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Một số biện pháp quản lý vốn lưu động: + Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý. + Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. + Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ. y Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóaCông ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài. y Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà. y Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu công ty cho công nhân viên. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không phải quá cao như hiện nay; không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn. Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ + Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. + Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán. + Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí. + Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao. + Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. + Công ty cũng có thể giảm lượng hàng ký gửi ở các của hàng, đại lý bằng cách cho họ hưởng hoa hồng cao hơn nếu như họ có biện pháp giải quyết nhanh lượng hàng hóa này. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động: + Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người, đúng việc được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động. + Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận. Kích thích tính năng động, chủ động nâng cao năng suất lao động của từng đơn vị cũng như của mỗi cá nhân. + Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý Các biện pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như không được triển khai và tiến hành đồng bộ. KẾT LUẬN Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang cho thấy trong lĩnh vực này đang được cải thiện dần; hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận, điều này thể hiện sự nỗ lực, gắng bó của tập thể cán bộ công nhân viên trong công tác. Công ty đạt hiệu suất sử dụng vốn cao, nhưng hiệu quả chưa cao do phí còn lớn trong quá trình hoạt động, chưa tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí này, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh chưa cao. Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là vấn đề “sống còn” đối với một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao, tức lợi nhuận càng cao. Công ty hoàn toàn có điều kiện đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, gia tăng sản lượng tiêu thụ, tiếp tục thu về lợi nhuận cao hơn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để đạt được mục tiêu này công ty cần phát huy tối đa những mặt mạnh đồng thời khắc phục các yếu kém, hạn chế trong công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường và quan trọng hơn hết là công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do hiện nay công ty đang trong tình trạng thiếu vốn phải gánh vác một tỷ lệ nợ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Thời gian tới đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn nữa từ chính bản thân mình, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn, trong sản xuất, kinh doanh, đưa đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt. KIẾN NGHỊ Tiến trình hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, khách quan. Bên cạnh những thuận lợi, công ty đang phải đương đầu với các thách thức lớn, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường nội địa mà cả nước ngoài. Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty, tác giả xin có một số kiến nghị sau: Đối với Nhà nước: - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu. Có các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu. - Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. - Thành lập Quỹ hỗ trợ cho hàng nông sản xuất khẩu để giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản khi mặt hàng nông sản bị giảm giá. - Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình liên kết “bốn nhà”, gắn kết doanh nghiệp với nông, ngư dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Hiện nay, tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nói chung, kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản nói riêng rất hỗn loạn, gây không ít thiệt hại cho kinh doanh xuất, nhập khẩu Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước nên có đầu mối thông tin về giá cả, thị trường cho người sản xuất, xuất, nhập khẩu biết. - Ngân hàng cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản, cho vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, phát huy tối đa khả năng của nguồn vốn vay. Đối với công ty: - Định hướng lại thị trường tương lai, tự tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp, không phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực thị trường. Tăng cường công tác nghiên cứu, tham gia các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại với bạn hàng nước ngoài, nhưng phải chọn lọc và đánh giá được hiệu quả tham gia. - Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng tiêu thụ mặt hàng thủy sản chế biến, công ty cần có kế hoạch khai thác và đầu tư hợp lý vào thị trường rộng lớn này. - Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. - Đối với các nhà máy, xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, phải bù lỗ, công ty cần có hướng khắc phục, nếu không chuyển biến tích cực đề nghị giải thể. - Nghiên cứu và đề xuất lộ trình cổ phần hóa đối với những đơn vị hội đủ điều kiện cổ phần hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8326.doc
Tài liệu liên quan