Phát triển du lịch nông thôn gắn với sự tham gia của người dân vùng Đông Bắc Việt Nam

Hoàn thiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn Nhà nước cần hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản lý nhà nước để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn. Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương tr nh đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ sở đào tạo. Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương tr nh du lịch nông thôn được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch nông thôn gắn với sự tham gia của người dân vùng Đông Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 37 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Ngô Thị Huyền Trang1, Lê Ngọc Nương2 Tóm tắt Trong phát triển du lịch nông thôn, các bên liên quan mà đặc biệt là người dân đóng một vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy người dân khi tham gia vào phát triển du lịch nông thôn chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đón tiếp, quản lý và phục vụ du khách, cùng với đó, cơ chế phân chia lợi ích giữa các bên liên quan vẫn chưa thực sự rõ ràng. Chính vì vậy, sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn hiện chỉ mang tính chất tượng trưng, thụ động. Quá trình chuyển biến từ sự tham gia bị động sang chủ động, từ chưa tham gia cho đến tham gia tích cực cần phải được sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, chính quyền địa phương bởi quan niệm phát triển du lịch nông thôn không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những lợi ích kinh tế mà còn gắn vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử tại khu vực nông thôn. Từ khóa: Phát triển, du lịch nông thôn, người dân, Vùng Đông Bắc. DEVELOPING RURAL TOURISM WITH THE PARTICIPATION OF PEOPLE IN THE NORTHEAST VIETNAM Abstract In rural tourism development, stakeholders, especially the people, play an important role. However, the reality shows that when people participate in rural tourism development, they are not equipped with the basic knowledge and skills to welcome, manage and serve tourists; moreover, the mechanism of sharing benefits among the involved stakeholders is still not very clear. Therefore, the participation of people in rural tourism development is currently only symbolic and passive. The process of changing from passive to active participation, from not participating to participating requires strong guidance from the Government and local authorities because the concept of rural tourism development is not only about creating economic benefits, but also about preserving and promoting cultural and historical values in rural areas. Keywords: Development, Rural Tourism, People, Northeast Vietnam. JEL classification: P25 1. Đặt vấn đề Du lịch nông thôn (DLNT) Việt Nam tuy mới hình thành trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, song đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia. Tuy nhiên, DLNT ở Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của một quốc gia có xuất phát điểm và truyền thống lâu đời từ sản xuất nông nghiệp. Trong khi với xu thế “đô thị hóa” ngày nay, việc t m ra một cán cân để cân bằng cuộc sống của đô thị được coi là điều cần thiết và chính điều này đã mở ra cơ hội phát triển đa dạng các loại h nh du lịch trong đó, DLNT là một hướng đi khá mới mẻ. Trong phát triển DLNT, các bên liên quan mà đặc biệt là người dân đóng một vai trò quan trọng. Luật Du lịch Việt Nam 2017 có nêu rõ, cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ các hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Theo đó, cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước đã và đang đánh giá cao vai trò của người dân trong hoạt động phát triển các loại hình du lịch, trong đó có DLNT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân khi tham gia vào phát triển DLNT chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đón tiếp, quản lý và phục vụ du khách. Ngoài ra, cơ chế phân chia lợi ích giữa các bên liên quan vẫn chưa thực sự rõ ràng. Chính vì vậy, sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT hiện chỉ mang tính chất tượng trưng, thụ động. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu, đi sâu phân tích, tìm hiểu quá trình tham gia của người Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 38 dân vào hoạt động phát triển DLNT và thông qua những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia đó, đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của họ trong thời gian tới. 2. Tổng quan tài liệu Pretty (1995) [6] nghiên cứu về các loại hình tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. Theo đó, có 5 loại hình mà cộng đồng tham gia. Đó là tham gia chủ động, tham gia bị động, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin, tham gia thực hiện chức năng phát triển du lịch. Tosun (2006) [7] nghiên cứu về những rào cản của người dân khi tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng, người dân sẽ bị 3 nhóm rào cản ảnh hưởng khi quyết định tham gia đó chính là rào cản hoạt động, rào cản văn hóa và rào cản về cấu trúc. Latkova và cs (2011) [8] nghiên cứu về thái độ của người dân khi tham gia vào du lịch. Nghiên cứu này chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của người dân. Theo đó, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đó chính là: (1) Nhận thức về du lịch của người dân, (2) Vai trò của rào cản khi tham gia vào du lịch, (3) Lợi ích cá nhân nhận được từ du lịch. Nguyễn Việt Hà (2012) [3] thực hiện nghiên cứu với mục đích t m hiểu ảnh hưởng của nhận thức người dân địa phương đến sự sẵn sàng tham gia vào du lịch tình nguyện ở Sapa, Lào Cai, Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng 4 giả thuyết và chứng minh được cả 4 giả thuyết nghiên cứu trên đều được chấp nhận thông qua mô hình hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 19.0 Bùi Thị Thu Vân (2015) [4] nghiên cứu về ý thức và sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch. Nghiên cứu này đã sử dụng tương quan Pearson để thấy được mối quan hệ giữa ý thức và sự tham gia của người dân. Theo đó, sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu, kết quả nhận được là giữa ý thức và sự tham gia có mối quan hệ tích cực. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2017) [4] tiến hành nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi, trường hợp điển hình tại Sapa, Lào Cai. Theo đó, lý thuyết trao đổi xã hội được sử dụng để thấy rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia của người dân. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân. Bên cạnh đó, nhân tố mới là kinh nghiệm được bổ sung khi tham gia du lịch là biến mới được chứng minh có ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào du lịch trong tương lai 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu chính thức Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành điều tra tại các điểm du lịch có điều kiện phát triển du lịch nông thôn tại các tỉnh vùng Đông Bắc theo danh sách các điểm phù hợp để phát triển DLNT dựa trên kết quả nghiên cứu của “Cẩm nang thực tiễn phát triển DLNT Việt Nam”. Các điểm được nghiên cứu và chứng minh có hoạt động DLNT bao gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. - Đối với đối tượng cán bộ quản lý: Mỗi làng, bản, tác giả lựa chọn 2 người để tiến hành điều tra. Như vậy, mẫu nghiên cứu là 20 * 2 = 40 người (Bao gồm trưởng thôn, cán bộ phụ trách mảng văn hóa – xã hội của xã). - Đối với người dân: Tổng dân số khu vực Đông Bắc tính đến năm 2017 là 36.838 lao động. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức của Felly David (2005) là 380 người. Tại các điểm nghiên cứu, do số lượng hộ dân lớn và để tránh việc xác xuất thu hồi phiếu bị thấp, tác giả sẽ phát 494 phiếu điều tra (Bổ sung 30% số phiếu so với công thức tính). 3.2. Mô hình phân tích Mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn có dạng như sau: Y = + + X2 + + + + Biến phụ thuộc (Y): Sự tham gia của người dân. + Biến độc lập (X) bao gồm: X1: Lợi ích X2: Rào cản X3: Quan điểm của người dân X4: Chính sách của Nhà nước Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 39 4. K t quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng tham gia của người dân trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc 4.1.1. Nội dung tham gia của người dân trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc Kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy sự đánh giá một cách tương đối của các đối tượng nghiên cứu là người dân và cán bộ quản lý về mức độ tham gia của người dân vào hoạt động liên quan đến phát triển DLNT. Theo đó, kết quả được thực hiện với 380 người dân đã tham gia vào các hoạt động phát triển DLNT và 40 cán bộ quản lý tại khu vực. Bảng 1: Nội dung tham gia vào quá trình lập kế hoạch, quy hoạch Nội dung lập k hoạch, quy hoạch Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tham gia thu thập dữ liệu tài nguyên về DLNT 290/380 76,3 25/40 62,5 Tham gia đề xuất ý tưởng phát triển DLNT 329/380 86,6 31/40 77,5 Tham gia thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển DLNT 323/380 85 31/40 77,5 Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện 305/380 80,3 31/40 77,5 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.1. Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, quy hoạch Với kết quả được phân tích ở bảng 1 cho thấy có sự phân hóa trong việc đánh giá giữa các đối tượng khảo sát khác nhau. Nếu như người dân thể hiện mức độ đồng tình về các nội dung trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch mà họ tham gia khá cao thì cán bộ quản lý mà cụ thể là các trưởng thôn và cán bộ văn hóa – xã hội của xã thể hiện mức độ đồng tình thấp hơn. Theo đó, dưới góc nhìn của cư dân địa phương, họ đánh giá họ đã tham gia vào khâu đề xuất ý tưởng cho sự phát triển DLNT tại khu vực là cao nhất và sự tham gia vào khâu thu thập dữ liệu tài nguyên về DLNT được cho là thấp nhất bởi người dân. Trong khi, với cán bộ quản lý, họ đánh cao vai trò của người dân trong việc tham gia vào các khâu đề xuất ý tưởng phát triển DLNT; Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển DLNT và xây dựng kế hoạch thực hiện tuy mức độ đồng tình nói chung không cao bằng của người dân như đã phân tích ở trên. Bảng 2: Nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức Nội dung xây dựng cơ cấu tổ chức Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tham gia đề xuất nhân lực quản lý phát triển DLNT 151/380 39,7 13/40 32,5 Tham gia xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức 143/380 37,6 12/40 30 Tham gia cùng cán bộ quản lý trong quá trình ra quyết định phát triển DLNT 176/380 46,3 15/40 37,5 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.2. Tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức Với nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ đồng tình về các nội dung tham gia của người dân là không cao khi các quan điểm chưa được 50% số người được hỏi đồng ý. Theo đó, cả cán bộ quản lý và người dân đều đánh giá quá trình xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức ở mức thấp. Điều này có thể được giải thích bởi nguyên nhân do tr nh độ học vấn của người dân chưa được cao dẫn đến những công việc quan trọng, đòi hỏi phải tư duy và liên quan đến nhiều người th người dân chưa có khả năng để tham gia. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 40 Bảng 3: Nội dung tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm dịch vụ du lịch Nội dung thi t k sản phẩm dịch vụ du lịch Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tham quan, học tập mô hình phát triển DLNT tại các địa phương trong và ngoài nước 180/380 47,4 21/40 52,5 Tham gia đề xuất ý tưởng về xây dựng sản phẩm DLNT đặc thù của địa phương 278/380 73,2 25/40 62,5 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.3. Tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm, dịch vụ du lịch Quá trình thiết kế các sản phẩm DLNT được thể hiện thông qua các nội dung ở bảng 3. Theo đó, việc tham gia đề xuất ý tưởng về xây dựng sản phẩm DLNT đặc thù của địa phương đã được người dân quan tâm và tham gia khá tốt với 73,2% người dân đồng ý. Nội dung về tham quan, học tập mô hình phát triển DLNT tại các địa phương trong và ngoài nước chưa được đánh giá cao bởi cả người dân và cán bộ quản lý bởi thực tế sự phát triển của các loại hình du lịch nói chung và DLNT nói riêng ở các địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực Đông Bắc vẫn chưa được chính quyền địa phương, nhà hoạch định chính sách đánh giá cao và nguồn kinh phí dành cho hoạt động này chưa được phân bổ nhiều. Bảng 4: Nội dung tham gia vào quá trình tiếp nhận du khách Nội dung ti p nhận du khách Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Xây dựng quy định quản lý về việc ra vào nông thôn của du khách 253/380 66,6 23/40 57,5 Cung cấp thông tin về tour, điểm du lịch cho du khách 319/380 83,9 25/40 62,5 Thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng miền 273/380 71,8 24/40 60 Tạo môi trường lưu trú an toàn, vệ sinh phục vụ du khách 257/380 67,6 24/40 60 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.4. Tham gia vào quá trình tiếp nhận du khách Trong số các nội dung mà người dân tham gia vào sự phát triển DLNT, quá trình tiếp nhận du khách là nội dung có liên quan trực tiếp và gắn với mối quan hệ giữa các bên liên quan khác trong cộng đồng địa phương. Điều đó có nghĩa là để có thể tiếp nhận du khách được tốt nhất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên mà cụ thể là chính quyền địa phương, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, các cơ quan ban ngành và người dân – đối tượng đứng ở vai trò trung tâm trong mối liên kết. Chính vì tầm quan trọng đó, mà cả người dân và cán bộ quản lý đều đánh giá và thể hiện sự đồng tình cao với nội dung này. Trong đó, khâu cung cấp thông tin về tour, điểm du lịch cho du khách và thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng miền được đánh giá cao nhất bởi cả hai đối tượng tham gia đánh giá. Bên cạnh đó, kỳ vọng hơn nữa vào sự tham gia của người dân trong việc tạo môi trường lưu trú an toàn, vệ sinh phục vụ du khách do đây là điểm nhấn quan trọng thu hút đến và quay trở lại địa phương. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 41 Bảng 5: Nội dung tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch Nội dung xúc ti n và quảng bá du lịch Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT thông qua chính sản phẩm, dịch vụ DLNT 184/380 48,4 19/40 47,5 Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT qua các phương tiện thông tin (Internet, báo, đài,) 131/380 34,5 13/40 32,5 Tham gia quảng bá thông qua chất lượng phục vụ dựa trên sự phản hồi của du khách 175/380 46,1 17/40 42,5 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.5. Tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung xúc tiến và quảng bá DLNT tuy đã được người dân và cán bộ chính quyền quan tâm song chưa thực sự được đánh giá cao. Chủ yếu người dân mới chỉ tham gia quảng bá dịch vụ DLNT thông qua chính sản phẩm, dịch vụ DLNT gắn với đặc sản đã nổi tiếng của khu vực như mật ong bạc hà, hoa tam thất của Hà Giang, chè truyền thống ở Thái Nguyên, điệu nhảy điệu khèn của bà con người Tày, hay từ chính nhữnh địa danh nông thôn đã được nhiều người biết đến. Các phương tiện hiện đại và chủ động hơn như quảng bá dịch vụ DLNT qua các phương tiện thông tin (Internet, báo, đài,) chưa thực sự được bà con và chính quyền quan tâm. Bảng 6: Nội dung tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý du lịch Nội dung kiểm soát và quản lý du lịch Người dân CB quản lý Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Thu thập thông tin về số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch địa phương 32/380 34,4 12/40 30 So sánh, phân tích chỉ tiêu phát triển DLNT và kết quả thực tế đạt được tại địa phương 135/380 35,5 13/40 32,5 Đề xuất giải pháp thu hút du khách đến địa phương trong tương lai 155/380 40,8 15/40 37,5 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.1.1.6. Tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý du lịch Các hoạt động được nói đến ở đây như xây dựng cơ cấu tổ chức; xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như kiểm soát & quản lý du lịch đã được người dân tham gia, tuy nhiên mức độ quan tâm và đánh giá chưa cao với cả đối tượng là người dân và cán bộ quản lý. Bảng 6 cho thấy chỉ có nội dung đề xuất giải pháp thu hút du khách đến địa phương trong tương lai được người dân và cán bộ quan tâm nhiều. Tuy nhiên, các vấn đề còn lại mà trọng tâm là xây dựng chiến lược nhằm kiểm soát và quản lý DLNT trong tương lai chưa được đề cập và quan tâm. Từ đó, gây khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược dài hạn cho sự phát triển bền vững và ổn định của loại hình du lịch này ở địa phương vừa giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống của bà con nhân dân khu vực. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra sự so sánh về mức độ đánh giá việc tham gia vào hoạt động phát triển DLNT giữa các đối tượng nghiên cứu. Theo đó, đánh giá của người dân về chính sự tham gia của họ cao hơn so với đánh giá của cán bộ quản lý. Điều này cho thấy rằng nhìn tổng quan đã có sự chênh lệch về nhận thức và đánh giá giữa hai đối tượng bởi tr nh độ Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 42 học vấn, góc nhìn chủ quan cũng như sự khác nhau về quan điểm. 4.1.2. Mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch nông thôn Mức độ tham gia của người dân được thể hiện dưới hai khía cạnh là tham gia bị động và tham gia chủ động. Hai mức độ thứ nhất và thứ hai theo thứ tự trong bảng được tác giả xác định là tham gia bị động trong khi bốn mức độ còn lại được tổng quát dưới dạng tham gia chủ động. Theo đó, các nội dung về lập kế hoạch, quy hoạch; thiết kế sản phẩm, dịch vụ du lịch và tiếp nhận du khách là các nội dung mà người dân tham gia chủ động. Trong khi các nội dung về xây dựng cơ cấu tổ chức; xúc tiến & quảng bá và kiểm soát & quản lý người dân vẫn chưa thực sự làm chủ quá trình tham gia mà chỉ tham gia hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cùng như được cơ quan quản lý thông báo về các hoạt động phát triển DLNT sau khi các nội dung đã hoàn thành. Bảng 7: Mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ĐVT: % Mức độ Lập k hoạch, quy hoạch Xây dựng CCTC Thi t k SP, DVDL Ti p nhận du khách Xúc ti n và quảng bá Kiểm soát & Quản lý Hoàn toàn theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý 53,3 74,5 42,1 32,4 73,2 72,6 Được cơ quan quản lý thông báo về các hoạt động phát triển DLNT sau khi các nội dung hoàn thành 55,7 73,6 43,8 33,6 74,7 74,5 Tham gia tư vấn về nội dung phát triển DLNT cho cán bộ quản lý 74,2 12,5 82,4 74,3 45,3 35,1 Tham gia cung cấp thông tin cho các cán bộ điều tra theo bảng điều tra sẵn có 74,5 54,4 83,5 73,4 44,8 54,6 Tham gia đề xuất các chính sách phát triển DLNT cho cán bộ quản lý 72,4 40,7 82,7 75,8 42,1 56,8 Tham gia đóng góp vật chất, nhân lực cho DLNT 0 45,8 62,9 62,1 41,9 22,4 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra Bảng 8: Phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuy n B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Constant) 2,316 ,215 10,786 ,000 LI ,400 ,031 ,481 12,951 ,000 ,973 1,028 RC -,176 ,033 -,199 -5,385 ,000 ,982 1,019 QD ,120 ,032 ,142 3,728 ,000 ,925 1,082 CS ,106 ,031 ,129 3,372 ,001 ,919 1,088 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 43 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc Theo bảng kết quả hồi quy đa biến cho ta thấy trong 4 nhân tố xem xét có cả 4 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với việc sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn với mức ý nghĩa sig, <5% (P – value<0,005) bao gồm lợi ích, rào cản, quan điểm và chính sách của Nhà nước. Điều này có ý nghĩa là chúng ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 rằng không có quan hệ tuyến tính nào giữa Lợi ích (giả thuyết 1), Rào cản (giả thuyết 2), Quan điểm (giả thuyết 3) và Chính sách của Nhà nước (giả thuyết 4) với sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn; chấp nhận H1 (giả thuyết thay thế) – có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố này với sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn. Xem xét các giá trị Beta chuẩn hóa, ta thấy các biến lợi ích, quan điểm và chính sách của Nhà nước đều lớn hơn 0, có nghĩa là các biến có mức độ ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia trong phát triển du lịch nông thôn, riêng biến rào cản có mức độ ảnh hưởng ngược chiều đến sự tham gia trong phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc. 5. K t luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu đưa ra một số kết luận và gợi mở các chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT dựa trên kết quả phân tích thực trạng và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Cụ thể như sau: 5.1. Tăng cường lợi ích của du lịch nông thôn Cần có sự hỗ trợ ban đầu đối với những người mới tham gia làm du lịch, như: Tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật sản xuất - kinh doanh, tổ chức tập huấn, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng giúp họ có các kỹ năng cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng một cách tốt nhất. Chính quyền địa phương cần nghiên cứu để đưa nông dân tham gia nhằm tạo thêm giá trị mới bằng chính tài nguyên “nông thôn” của họ để phát triển các dịch vụ. Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia, Khai thác hiệu quả tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, bảo đảm phát triển bền vững. 5.2. Hạn chế những rào cản trong phát triển du lịch nông thôn Công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch để các cộng đồng dân cư trong vùng chủ động tham gia. Cần xem x t đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác. Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tổ chức các diễn đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển những ngành nghề và lễ hội truyền thống, khách du lịch được tham quan, trải nghiệm với cộng đồng cư dân nông thôn. Các doanh nghiệp lữ hành cùng chính quyền địa phương kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên tháo gỡ các rào cản phát triển du lịch nông thôn về chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương, kiến thức và kinh nghiệm của người dân và những người làm công tác du lịch, 5.3. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn - Thăm từng hộ, chuyện trò và lắng nghe tâm tư của người dân. Đây là phương pháp cơ bản nhằm tạo cơ hội chuyện trò, cởi mở, thân tình, từ đó xác nhận ý muốn tham gia du lịch của người dân, nghe nhận x t, đánh giá của họ. - Nói chuyện bằng cách thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được thực hiện theo đơn vị địa phương hoặc nhóm ngành nghề. Thảo luận nhóm là buổi nói chuyện có đông người tham gia, theo chủ đề quy định.Thông qua thảo luận nhóm có thể thấy được ý kiến đa số của người dân trong khu vực về các vấn đề có liên quan, từ đó xây dựng các biện pháp tổng thể tác động đến nhóm người dân trong khu vực. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 44 - Tổ chức các chương tr nh tập huấn cho người dân: Các buổi tập huấn có thể có hoặc không liên quan đến du lịch. Các chủ đề có thể liên quan đến nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới kết hợp phát triển du lịch, từ đó lắng nghe ý kiến đánh giá, nhận xét của người dân. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người dân bằng việc kết hợp phương pháp giáo dục, tuyên truyền và phương pháp kinh tế. 5.4. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn Nhà nước cần hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản lý nhà nước để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn. Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương tr nh đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ sở đào tạo. Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương tr nh du lịch nông thôn được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. (2013). Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, Hà Nội. [2]. Cục thống kê các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. (2017). Niên giám thống kê tỉnh năm 2017. [3]. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. (2016). Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sapa, Lào Cai. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [4]. Nguyễn Xuân Quyết. (2016). Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. [5]. Nguyễn Đ nh Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. [6]. Cengiz T, et al. (2011). Participation of the local community in the tourism development of Imbros (Gokceada). African Journal of Agriculture Research, 6 (16), pp, 3832 - 3840. [7]. Ertuna, B, & Kirbas, G. (2012). Local community involvement in rural tourism development: The case of Kastamonu, Turkey. Special Issues, 10 (2). [8]. Látková, P, & Vogt, C, A. (2012). Residents’attitudes toward existing and future tourism development in rural communities. Journal of Travel Research, 51(1), pp, 50 - 67. Thông tin tác giả: 1, Ngô Thị Huyền Trang - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 2, Lê Ngọc Nương - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: ngocnuong85@gmail,com Ngày nhận bài: 29/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 09/9/2019 Ngày duyệt đăng: 25/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_nong_thon_gan_voi_su_tham_gia_cua_nguoi_d.pdf
Tài liệu liên quan