Phát triển du lịch Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

BĐKH đã tác động đến các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương khác nhau, trong đó Quảng Ninh được dự tính là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Các kết quả phân tích cho thấy: nhiệt độ không khí trung bình năm ở Quảng Ninh có xu thế tăng lên, lượng mưa có sự biến động theo thời gian và không gian trên phạm vi toàn tỉnh, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần xuất gia tăng. Nước biển dâng và xâm nhập mặn tại các vùng ven biển là những biểu hiện rõ rệt nhất của BĐKH ở Quảng Ninh, vấn đề cần có phương án thích ứng với BĐKH. BĐKH kết hợp với nước biển dâng đã tác động đến các nhóm ngành kinh tế khác nhau trong đó có du lịch. Dưới tác động của BĐKH, du lịch tỉnh Quảng Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. BĐKH tác động trực tiếp đến khách du lịch và các yếu tố cấu thành hoạt động du lịch (tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực du lịch, lĩnh vực kinh doanh du lịch ). Vì vậy, Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ, nhất quán năm giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH để đảm bảo cho du lịch của tỉnh phát triển bền vững.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 112 PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ngô Hải Ninh1 TÓM TẮT Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Việt Nam được dự tính là một trong số ít nước chịu tác động nặng nề nhất, đặc biệt là các khu vực ven biển trong đó có Quảng Ninh. Cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, du lịch - ngành kinh tế chủ đạo của Quảng Ninh đang chuyển dịch theo hướng tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh đang đứng trước một số khó khăn, thách thức nhất định trước những tác động của biến đổi khí hậu. Bài viết phân tích các kết quả nghiên cứu về diễn biến của một số yếu tố khí hậu chính (nhiệt độ và lượng mưa), nước biển dâng và tác động của các yếu tố này tới du lịch ở Quảng Ninh trong xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng hiện nay; Trên cơ sở đó, đã đề xuất những giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cho du lịch Quảng Ninh nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, theo hướng tăng trưởng xanh. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, du lịch Quảng Ninh, thích ứng, giảm nhẹ, tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn [4]. Những biến động này gây ra do các quá trình hoạt động của tự nhiên và con người, đặc biệt BĐKH trong thế kỉ 20 chủ yếu do con người gây ra đã tác động đến mọi lĩnh vực của tự nhiên và kinh tế - xã hội. Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khí hậu. Khí hậu phản ánh tính mùa vụ của du lịch, là tài nguyên trực tiếp tạo nên các sản phẩm và loại hình du lịch. Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã xác định: "Tính thời vụ, thời tiết khắc nghiệt, tác động của biến đổi khí hậu là những thách thức lớn đối với phát triển du lịch", [7] trong việc tổ chức các kế hoạch hành động, triển khai thực hiện các chương trình ưu tiên đã lập kế hoạch ứng phó với BĐKH trong ngành du lịch. Ngân hàng thế giới (2007) đã đánh giá, Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Trong đó Quảng Ninh là một trong 3 cực của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), 1 Giảng viên trường Đại học Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 113 cho nên Quảng Ninh có vị thế chiến lược trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đặc biệt, Quảng Ninh là cửa ngõ của hành lang và vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đối với ngành du lịch, chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định: "Phát triển ngành du lịch xanh và bền vững để bảo tồn chứ không khai thác cạn kiện môi trường. Sự gia tăng về số lượng khách du lịch sẽ gây áp lực cho môi trường ở các điểm tham quan nên việc thúc đẩy du lịch sinh thái và bền vững sẽ giúp làm giảm bớt các tác động tiêu cực cho môi trường mà vẫn đảm bảo tạo cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị."[8]. Quảng Ninh cần phải nắm bắt xu thế này để thực hiện triển khai nhanh chóng và kịp thời những giải pháp chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" trong đó du lịch là kinh tế chủ lực. Trên thực tế, trung tâm du lịch Quảng Ninh là một trong hai tỉnh thuộc duyên hải Đông Bắc theo dự báo chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH. Cho nên, du lịch Quảng Ninh đang đứng trước những thách thức, bộc lộ những điểm yếu nhất định cần phải có những giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Những đặc trưng của khí hậu và biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh Khí hậu Quảng Ninh vừa mang đặc điểm chung của khí hậu miền bắc Việt Nam, vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển, lại vừa mang tính khí hậu hải dương, một năm chia làm hai mùa. Mùa hạ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 10 là mùa nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25OC, lượng mưa ổn định trên 100mm/tháng. Mùa đông từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 3 là mùa lạnh, khô, ít mưa, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20OC, lượng mưa dưới 100mm/tháng. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp trong thời gian ngắn (mùa xuân và mùa thu). Cùng với xu thế chung của toàn cầu, trong những thập kỷ gần đây, khí hậu Quảng Ninh có những biến động nhất định về nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan và mực nước biển dâng. 2.1.1. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu Để xác định những dấu hiệu và xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu chính ở Quảng Ninh, người viết đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu của 4 trạm khí tượng ở Quảng Ninh thời kỳ 1986 - 2015. Kết quả phân tích biến động của các yếu tố khí hậu cơ bản như sau: Nhiệt độ trung bình có sự biến động rõ rệt và có xu hướng tăng trong những thập kỉ gần đây: Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước ta, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ 22.80C ở tại trạm Móng Cái đến 23.80C ở trạm Uông Bí. Tác động của mùa đông lạnh ở đây còn được thể hiện qua sự hiện diện của thời kỳ mùa đông lạnh có tới 3 tháng nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới 180C (bảng 1). TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 114 Bảng 1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm ở Quảng Ninh (đơn vị: 0C) Nhiệt độ không khí trung bình có sự biến động mạnh trong chuỗi thời gian và có xu hướng tăng lên. Mức tăng trung bình ở các trạm từ 0,2-0,3/thập kỉ, phù hợp với mức dự báo của BĐKH toàn cầu về nhiệt độ trái đất tăng. Lượng mưa có sự biến động lớn giữa các trạm khí tượng ở Quảng Ninh: Quảng Ninh có chế độ mưa mùa hè, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kéo dài 6 tháng và kết thúc vào cuối tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trung bình năm cao ở Móng Cái (2682.3 mm) vì đây là điểm nằm ở sườn đón gió, lượng mưa có xu thế giảm dần ở Uông Bí (1.626.2 mm). Bảng 2. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Quảng Ninh (đơn vị: mm) TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Uông Bí 25.3 23.1 52.5 74.8 187.8 257.3 302.4 343.6 207.9 91.6 36.0 21.5 1626.2 2 Bãi Cháy 25.9 23.3 50.7 74.5 173.5 263.6 334.2 396.6 275.2 141.1 35.6 14.7 1821.5 3 Cô Tô 26.4 23.9 48.5 72.23 150.2 202.3 315.2 372.7 317.8 109.6 42.0 23.3 1715.3 4 Móng Cái 50.2 43.9 68.2 106.5 252.3 455.2 705.6 458.6 302.2 138.5 76.8 31.4 2682.3 Ngoài sự biến động về lượng mưa ở các địa điểm tại Quảng Ninh còn có sự biến động về chế độ mưa. Thời gian bắt đầu mùa mưa và kết thúc mùa mưa có sự khác nhau về thời gian trong năm và tùy theo từng địa điểm. Tháng bắt đầu và kết thúc mùa mưa được TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Uông Bí 16.8 18.1 20.4 23.9 27.1 28.8 28.9 28.4 27.1 25.2 21.3 17.9 23.6 2 Bãi Cháy 16.4 17.3 19.6 23.4 26.8 28.6 28.7 28.1 27.2 25.1 21.5 18.0 23.5 3 Cô Tô 15.3 15.8 18.2 22.3 26.1 28.3 28.6 28.4 27.4 25.3 21.6 17.7 22.8 4 Móng Cái 15.1 16.3 19.0 23.0 26.2 27.9 28.2 27.9 26.9 24.4 20.5 16.6 22.8 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 115 xác định bằng thời kỳ tổng lượng mưa tháng vượt qua hoặc hạ xuống dưới 100mm. Thời gian cao điểm của mùa mưa là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Quảng Ninh là tỉnh thuộc duyên hải Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của tất cả các đợt không khí lạnh tràn xuống. Trong những thập kỉ gần đây, tần số fron lạnh (FRL) giảm mạnh, trong 50 năm (1960-2009) tần số FRL hàng năm giảm tốc độ xu thế 0.0019 đợt/năm [2]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại Quảng Ninh đã ghi nhận sự xuất hiện của những đợt không khí lạnh với cường độ lớn, kéo dài, gây rét đậm, rét hại. Dông: Hàng năm ở Quảng Ninh có khá nhiều ngày có dông. Dông thường xuất hiêṇ từ tháng 4 đến hết tháng 10. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tranh chấp giữa các khối không khí. Ở Quảng Ninh hầu như không có dông nhiêṭ do nhiêṭ đô ̣mùa hè ở đây không quá cao. Dông thường kèm theo gió mạnh và mưa rào, gây thời tiết nguy hiểm, nhất là hoạt động trên biển. Mưa dông không kéo dài nhưng có cường độ rất lớn. Nhiều cơn dông có tốc độ gió trên 25m/s, thậm chí trên 40m/s, có khi còn kèm theo mưa đá, gây thiệt hại rất nhiều cho sản xuất và đời sống (dông kèm mưa đá tại Hạ Long ngày 21/11/2006). Sương mù biển: Sương mù biển là dạng bình lưu do khối không khí nóng di chuyển đến mặt đệm lạnh tạo nên. Thường xuất hiêṇ vào các tháng 2, 3 và 4, dầy đặc, bao trùm môṭ vùng rôṇg lớn và kéo dài trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng lớn đến giao thông trên biển. Ở vùng đất liền ven bờ biển sương mù thường xuất hiện vào buổi tối và kéo dài hết đêm cho đến gần trưa hôm sau. Trận mưa lũ kéo dài tháng 7/2014 - 8/2014 gây thiệt hại về người và của cải vật chất, lụt cục bộ ở Thành Phố Hạ Long, Thành phố Cẩm phả, Uông Bí, đặc biệt gây sạt lở nghiêm trọng tại cầu Vân Đồn, khách du lịch mắc kẹt tại huyện đảo Cô Tô, xã Quan lạn thuộc huyện Vân Đồn. Hiện tượng Vòi rồng xuất hiện trên đảo Cô Tô, ngày 6/2016 cũng gây sự sợ hãi, kinh hoàng đối với khách du lịch trên đảo Cô Tô. 2.1.2. Mực nước biển dâng Theo số liệu quan trắc tại Cửa Ông (đại diện khu vực phía Bắc) mực nước đã dâng lên 20cm trong khoảng 50 năm qua (Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam - Bộ Tài nguyên và môi trường, 2009) [5]. Điều này phù hợp với xu thế chung của khí hậu toàn cầu. 2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động của ngành du lịch ở Quảng Ninh 2.2.1. Tác động đến tài nguyên du lịch Du lịch là ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khí hậu. Do vậy, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động mạnh đến hoạt động du lịch tại Quảng Ninh. Sự tác động này có cả mặt tích cực và cũng gây nên không ít khó khăn đối với quá trình phát triển bền vững của du lịch. Khách du lịch đến với Quảng Ninh chủ yếu với mục đích nghỉ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 116 dưỡng, tham quan vịnh Hạ Long, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái - cộng đồng Thời gian thuận lợi nhất đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế là vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân khi nhiệt độ ở mức 15-230C. Sự ấm lên của thời tiết, mùa lạnh ngắn hơn và mùa hè (nhiệt độ cao) dài hơn sẽ tạo điều kiện cho Quảng Ninh khai thác du lịch với thời gian dài hơn, thích hợp với nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo và tạo đà cho số lượng khách tăng lên. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch mà khách tham gia khi đến Quảng Ninh như ở trên đã đề cập chủ yếu là ngoài trời. Đây cũng là các loại hình du lịch phụ thuộc nhiều vào khí hậu và thời tiết tại điểm đến. Sự biến động mạnh về chế độ nhiệt độ và lượng mưa, cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, mưa lớn, bão, sóng thần, dông lốc, sương mù) sẽ tác động không nhỏ đến triển khai, tổ chức thành công các hoạt động du lịch. Chính vì thế thời tiết biến động nhiều, biến động lớn không thuận lợi là những thách thức cản trở, và có ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến các hoạt động du lịch. Mặt khác, để giảm tính rủi ro bởi những biến động bất thường của thời tiết, các hiện tượng thời tiết không thuận lợi, giá thành của các chương trình du lịch vì thế bị đẩy lên. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến khách du lịch sẽ lựa chọn điểm đến với chi phí thấp và điều kiện khí hậu phù hợp hơn. Đặc biệt, Quảng Ninh có 250km đường bờ biển và trên 2000 hòn đảo lớn nhỏ, với 6 bãi biển đẹp (Trà Cổ, Minh Châu, Sơn Hào) là nơi tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, đây lại là khu vực chịu tác động mạnh nhất bởi những biến động và khí hậu và nước biển dâng. 2.2.2. Tác động đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Du lịch là ngành có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, không có tài nguyên du lịch không thể phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình, khí hậu, nước, sinh vật) cũng như tài nguyên du lịch nhân văn (Di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc; lễ hội, dân tộc học) và môi trường du lịch. Tác động đến tài nguyên du lịch tự nhiên: Quảng Ninh được ví như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ, với đa dạng các loại địa hình: Núi, đồi, đồng bằng, ven biển và địa hình Karst hang động. Khu vực địa hình vùng bờ chịu sự tác động mạnh nhất do BĐKH, đặc biệt là những địa hình thấp ven biển. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, dông, lũ lụt, triều cường dâng cao, vòi rồng) cộng thêm hiện tượng mực nước biển dâng cao làm xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển và ngập một số khu vực hoạt động du lịch. Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sơn Hào, Minh Châu, Hồng Vàn và các bãi cát nhỏ ven các đảo có nguy cơ bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo. Một số địa hình với cảnh quan đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch như di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có nguy cơ ngập chìm và thay đổi cảnh quan chiều hướng tiêu cực. Tài nguyên khí hậu cũng là cơ sở cho phát triển các hoạt động du lịch. Sự dao động về nhiệt độ và lượng mưa có tác động thay đổi cơ cấu mùa vụ đối với các loại hình du lịch. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 117 Trong đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan lại là những điều kiện cản trở việc tổ chức các hoạt động của chương trình du lịch. Biến động về lượng mưa trong khu vực dẫn tới thay đổi chế độ dòng chảy, cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm hạn hán. Biến động về nhiệt và mưa làm cho trữ lượng nước ngầm giảm, điều này tác động đến khả năng khai thác cho các hoạt động du lịch (dịch vụ lưu trú và ẩm thực). Ngoài ra, mực nước biển dâng làm tăng khả năng xâm nhập mặn cũng làm giảm trữ lượng nước ngọt phục vụ các ngành kinh tế nói chung trong đó có du lịch. Có thể nói, BĐKH, nước biển dâng tác động làm suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng. Đối với tài nguyên sinh vật Quảng Ninh có đa dạng hệ sinh thái (HST) cao với các HSTđiển hình như: HST vùng triều, rạn san hô (vịnh Hạ Long, Ba Mùn, Cô Tô, Đảo Trần), HST rừng ngập mặn với diện tích 21.140ha (Móng Cái, Tiên Yên, Vân Đồn, Quảng Yên) và các vũng, áng trong hệ thống địa hình karst Đặc biệt, vườn quốc gia Bái Tử Long, khu rừng di tích lịch sử quốc gia danh thắng Yên Tử cũng là những tiềm năng lớn cho phát triển các loại hình du lịch tham quan, học tập theo chuyên đề, du lịch sinh thái, du lịch bền vững. BĐKH có những tác động nhất định đến các HST, làm thay đổi các thành phần sinh vật trong các HST, tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm các HST. Mực nước biển dâng sẽ làm thu hẹp diện tích rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn, một số loại cây ngập mặn như sú, vẹt, mắm (thấp) không thích ứng được. Các chức năng ưu việt của rừng ngập mặn như: " Phòng hộ, cung cấp môi sinh" sẽ bị suy giảm. Một số loài động thực vật thủy sinh khác cũng chịu tác động của sự thay đổi mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng của loài không ổn định. Như vậy, BĐKH, nước biển dâng tác động lớn đến tài nguyên sinh vật, làm suy giảm tài nguyên sinh vật, tác động đến tiềm năng và hấp dẫn của dạng tài nguyên này cho phát triển du lịch. Tác động đến tài nguyên du lịch nhân văn: Quảng Ninh là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, nơi lưu giữ nhiều những di tích lịch sử - văn hóa với các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, 22 dân tộc ít người với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc dân tộc là những tài nguyên nhân văn có giá trị cho phát triển du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh năm 2015 có tổng số hơn 600 di tích lịch sử văn hóa các loại. Phần lớn các di tích lịch sử, văn hóa thu hút khách du lịch tập trung ở khu vực ven bờ và đây chính là khu vực sẽ chịu tác động do BĐKH. Nhìn chung, BĐKH đã tác động tiêu cực đến tài nguyên nhân văn vật thể và phi vật thể làm phá hủy, thậm chí hủy hoại từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động du lịch. 2.2.3. Tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch BĐKH và những ảnh hưởng tiêu cực, chủ yếu liên quan đến các thiên tai có những ảnh hưởng bất lợi, tăng rủi ro đối với cơ sở hạ tầng du lịch, phá hủy hệ thống đường ven biển, cung cấp điện, thông tin liên lạc, xe vận chuyển khách, phương tiện tàu thuyền TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 118 Khu vực Quảng Ninh hiện có trên 1000 cơ sở lưu trú và tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển như: Cẩm Phả, Vân Đồn, TP. Hạ Long, đặc biệt hơn 500 tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long sẽ là những nơi chịu tác động lớn nhất do BĐKH. Sự gia tăng tính cực đoan, các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ quét, lụt lội, sạt nở đất, nước biển dâng) chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là ven biển. 2.2.4. Các tác động khác của biến đổi khí hậu đến môi trường hoạt động du lịch Nền nhiệt độ tăng, đặc biệt khi độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, các dịch bệnh lạ có thể xuất hiện. Đây là một trong những yếu tố mà du khách cân nhắc khi tham gia các chương trình du lịch mà đến nơi không đảm bảo an toàn sức khỏe. Thêm vào đó, BĐKH tác động đến vấn đề sử dụng năng lượng trong hoạt động du lịch, nhiệt độ tăng lên làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng như việc làm mát (điều hòa, quạt, tủ lạnh), gia tăng khí CFC - gia tăng phát thải khí nhà kính làm gia tăng BĐKH. 2.3. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch bền vững Trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Quảng Ninh được định hướng xây dựng 3 trong tổng số 45 khu du lịch quốc gia, đó là: Khu du lịch biển đảo Hạ Long - Bái Tử Long: phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển, đảo, sinh thái biển; Đặc khu kinh tế Vân Đồn: phát triển du lịch biển đảo, sinh thái biển; Khu du lịch Trà Cổ: du lịch biển, thương mại cửa khẩu. Tuy nhiên, theo dự báo hoạt động du lịch Quảng Ninh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH. Vì vậy, du lịch Quảng Ninh cần có những giải pháp cụ thể giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 2.3.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh Giảm nhẹ là những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính - nguyên nhân gây ra BĐKH. Về dài hạn, du lịch Quảng Ninh cần thay đổi các cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường như: Việc thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC tại các cơ sở lưu trú và hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển khách (sử dụng xe điện); sử dụng các dạng năng lượng xanh tiết kiệm nhiên liệu (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đèn quang năng); chống suy thoái rừng, trồng cây xanh để hấp thụ khí CO2 phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Về ngắn hạn, vận động người dân, khách du lịch tự giác giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, không xả rác bừa bãi, không phá rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển và rừng ngập mặn 2.3.2. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh Thứ nhất: Lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quy hoạch và đầu tư trong phát triển du lịch Căn cứ trên chiến lược quốc gia xây dựng chiến lược ứng phó với BĐKH địa phương phù hợp với những đặc điểm từng khu vực và có sự liên kết với nhau (liên vùng). TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 119 Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch dựa trên quy hoạch chung về kinh tế - xã hội, lập kế hoạch của ngành có tính tới các giải pháp ứng phó với BĐKH ở từng địa phương. Các kế hoạch triển khai ứng phó với BĐKH cần dựa trên dự báo xu thế, kịch bản BĐKH của tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể như sau: Quy hoạch các khu, điểm du lịch phải đảm bảo đối mặt với nước biển dâng, lũ, lụt, phải tính tới yếu tố ổn định địa chất, địa mạo và yếu tố nước biển dâng một cách cụ thể, phù hợp với quy hoạch hệ thống đê biển. Vị trí các khu du lịch được lựa chọn trên cơ sở khoa học, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương, có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí...) cần tính đến thích ứng với BĐKH, thiết kế thích nghi với biến động của thời tiết, chống chọi và đảm bảo an toàn trước bão, lũ và nước biển dâng. Các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp hướng tới mô hình thân thiện và hài hòa với thiên nhiên xanh. Dựa trên kịch bản BĐKH khu vực, định mức xây dựng cơ bản phù hợp với dự báo mực nước biển dâng (thời gian chiến lược 15-20 năm tiếp theo) và phải tính đến tác động của các yếu tố triều cường, bão lũ. Quy hoạch hệ thống bến đỗ, bến neo đậu các phương tiện vận chuyển khách tránh trú bão dọc ven biển và trên các đảo, có kế hoạch hộ đê, hệ thống đê biển cần thiết kế phù hợp và gắn kết hài hòa với không gian khu du lịch. Không cấp giấy phép xây dựng và di dời các công trình du lịch ở những đoạn bờ biển sung yếu có nguy cơ sạt lở cao. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ vận chuyển khách du lịch và ứng cứu khi có thiên tai, các biểu hiện cực đoan của thời tiết. Đầu tư hệ thống cảnh báo sớm thiên tai, thông tin cứu nạn và các lực lượng ứng phó tại chỗ, hỗ trợ nhanh chóng. Thứ hai: Nâng cao năng lực quản lý trong việc thích ứng với BĐKH Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch về ảnh hưởng của BĐKH và ứng phó với BĐKH. Xây dựng hành lang pháp lý nhằm thực hiện các chiến lược, kế hoạch ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh sự hợp tác và điều phối nội vùng, liên vùng trong quản lý để cập nhật thông tin, số liệu liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thứ ba: Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực du lịch Tại cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, lồng ghép chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng về nội dung BĐKH và chủ động ứng phó với BĐKH. Nhờ đó nâng cao nhận thức cho đội ngũ lao động du lịch về BĐKH từ đó chủ động trong những biến động bất thường của thời tiết, những thiên tai do BĐKH gây ra. Hình thành kỹ năng nghiệp vụ trong công việc cũng như hỗ trợ và giúp đỡ khách du lịch tại điểm đến tham quan. Thứ tư: Khai thác và sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, ít rủi ro do những biến động của khí hậu như: du lịch văn hóa, du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - cộng đồng Thay đổi cơ cấu mùa vụ theo từng loại hình du lịch để khai thác tối đa thời gian có TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 120 khí hậu thuận lợi trong năm. Định hướng khai thác các loại hình du lịch mới, tổ chức các tour du lịch mới phù hợp với điều kiện thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Môi trường du lịch tự nhiên và nhân văn cần được cải thiện trên nguyên tắc ưu tiên tăng cường năng lực phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ những tác động tiêu cực của BĐKH. Thứ năm: Nâng cao ý thức cộng đồng ứng phó với BĐKH Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch về tính tất yếu phải ứng phó với BĐKH, đồng thời khuyến cáo cho khách du lịch biết đầy đủ các hiểm họa, nguy cơ từ hoạt động du lịch để ngăn ngừa hiểm họa và bảo vệ khách trong các hoạt động du lịch. Tổ chức rộng rãi các chương trình, chiến dịch tuyên truyền về tác động của BĐKH đến đời sống cũng như kêu gọi khách du lịch, cộng đồng địa phương tham gia vào các chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành phát động: Giờ trái đất, tiết kiệm điện, nước, sản xuất sạch hơn, trồng rừng phòng hộ ven biển. 3. KẾT LUẬN BĐKH đã tác động đến các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương khác nhau, trong đó Quảng Ninh được dự tính là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Các kết quả phân tích cho thấy: nhiệt độ không khí trung bình năm ở Quảng Ninh có xu thế tăng lên, lượng mưa có sự biến động theo thời gian và không gian trên phạm vi toàn tỉnh, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần xuất gia tăng. Nước biển dâng và xâm nhập mặn tại các vùng ven biển là những biểu hiện rõ rệt nhất của BĐKH ở Quảng Ninh, vấn đề cần có phương án thích ứng với BĐKH. BĐKH kết hợp với nước biển dâng đã tác động đến các nhóm ngành kinh tế khác nhau trong đó có du lịch. Dưới tác động của BĐKH, du lịch tỉnh Quảng Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. BĐKH tác động trực tiếp đến khách du lịch và các yếu tố cấu thành hoạt động du lịch (tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực du lịch, lĩnh vực kinh doanh du lịch). Vì vậy, Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ, nhất quán năm giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH để đảm bảo cho du lịch của tỉnh phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [2] Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng và Trần Thục (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường cho vùng ven biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. [4] Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 121 [5] Trương Quang Học (2012), Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia "Tăng cường tính chống chịu trước biến đổi khí hậu". TP Hạ Long, Quảng Ninh. [6] Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục du lịch. [7] Tổng cục du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [8] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [9] The World Bank (2007), Development and Climate Change. World Development Report. QUANG NINH TOURISM DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE Ngo Hai Ninh ABSTRACT In the context of current climate change, Vietnam is projected to be one of the few countries most heavily affected, especially the coastal areas including Quang Ninh province. Like many other economic sectors, tourism - a key economic sector of Quang Ninh is shifting towards green growth. However, Quang Ninh tourism is facing some difficulties, certain challenges to the impacts of climate change. The paper analyzes the results of research on the development of a number of major climatic factors (temperature and rainfall), sea level rise and the impact of these factors in Quang Ninh tourism trends in climate change in Vietnam in general and Quang Ninh in particular today. On that basis, it has proposed solutions to mitigate and adapt to climate change for tourism in Quang Ninh to ensure sustainable development objectives, advancing towards green growth. Keywords: Climate Change, Sea level rise, Quang Ninh Tourism, Adaptation, Mitigation, Green growth.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_quang_ninh_trong_boi_canh_bien_doi_khi_ha.pdf
Tài liệu liên quan