Phương hướng giải quyết bạo hanh trong gia đình

Nói đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ ngay tới những hành vi như lăng mạ, đánh đập, ngược đãi mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, trở thành mối quan tâm, lo ngại của cộng đồng quốc tế. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, bạo lực gia đình ở nước ta tồn tại từ lâu đời, nhưng trong nhận thức của người dân, đây vẫn được coi là vấn đề riêng tư của mỗi nhà và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩ không “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng phát triển với cấp độ nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, phần lớn số đơn ly hôn của phụ nữ ở nhiều địa phương khác nhau do xung đột gia đình, do chị em bị đánh đập, hành hạ. Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Ở các thành phố, hiện tượng bạo hành về thể xác đang giảm dần trong khi bạo hành về tinh thần và tình dục lại trên đà phát triển. Điều đáng nói là đa số các vụ bạo hành về tinh thần tập trung ở các gia đình đô thị và đối tượng có trình độ học vấn cao gây ra. Đây là một bạo lực rất tinh vi, bới nó diễn ra âm thầm trong mỗi gia đình và chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường. Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”! Dân Nga có câu châm ngôn: “Người vợ có thể yêu người chồng không bao giờ đánh đập, nhưng bà ta không bao giờ kính trọng ông ta”. Luật tập tục ở Anh cho phép người chồng trừng phạt vợ bằng khí giới không lớn quá ngón tay cái. Bên Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng luật trên, cũng có điều lệ tương tự và đến thập niên 1960, các quan tòa ở đây vẫn còn không chịu xét xử các trường hợp bạo hành gia đình, cho đó là chuyện trong nhà, cần đóng cửa bảo nhau. Với thời gian, vấn đề bạo hành gia đình đã được công luận xét lại và các nhà nhân quyền đã kết án, nhất là từ năm 1970. Tuy vậy, vấn đề bạo hành hiện nay vẫn còn ít nhiều xảy ra mặc dù luật pháp đã có những điều luật trừng phạt người phối ngẫu vũ phu bạo hành. Riêng tại Hoa Kỳ, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ ước lượng hàng năm có tới 4 triệu người vợ bị hành hạ và cứ 1 trong 4 bà vợ bị hành hung ít nhất một lần trong cuộc đời. Sự bạo hành này còn đưa đến ảnh hưởng xấu về cả thể chất lẫn tâm thần cho con cái, đôi khi chính bản thân chúng cũng bị lạm dụng. Có người cho rằng bạo hành gia đình là một bản năng tự nhiên trong mọi xã hội cho nên không thể ngăn ngừa và sửa chữa được. Lập luận này không đứng vững vì đã có nhiều xã hội tồn tại trong đó bạo hành ít khi xẩy ra. Trái với tin tưởng thông thường, bạo hành hôn nhân không phải chỉ xảy ra ở giới hạ lưu kém lợi tức mà là vấn đề của mọi tuổi, mọi giai tầng xã hội, của những cặp hôn nhân đồng cũng như dị tính. Từ thuở khai thiên, đa số người bị hành hung, lạm dụng là người thường được coi là yếu đuối, phụ thuộc, người vợ, nhưng người nam đôi khi cũng là nạn nhân của bạo hành. Đây là một loạt những hành động có tính cách hành hung, khống chế mà người này áp đặt trên người kia. Nó là phần bất hạnh trong quan hệ tình cảm của con người. I>NỘI DUNG BÀI LÀM A>Nguyên nhân của bạo hành trong gia đình B>Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm trẻ tuổi vị thành niên có chiều hướng gia tăng. Chúng không còn đơn giản là bồng bột thiếu suy nghĩ mà có sự tính toán, chuẩn bị hết sức kỹ càng, thậm chí còn lập các băng nhóm hoạt động liều lĩnh. C>NGHIÊN CỨU VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH D>Phương hướng giải quyết bạo hanh trong gia đình 1>Phòng, chống nạn bạo lực gia đình sẽ được luật hoá 2>Phương pháp giải quyết cần phải thực thi những bước như sau:

doc22 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng giải quyết bạo hanh trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A>Nguyên nhân của bạo hành trong gia đình Nói đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ ngay tới những hành vi như lăng mạ, đánh đập, ngược đãi… mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, trở thành mối quan tâm, lo ngại của cộng đồng quốc tế. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, bạo lực gia đình ở nước ta tồn tại từ lâu đời, nhưng trong nhận thức của người dân, đây vẫn được coi là vấn đề riêng tư của mỗi nhà và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩ không “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng phát triển với cấp độ nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, phần lớn số đơn ly hôn của phụ nữ ở nhiều địa phương khác nhau do xung đột gia đình, do chị em bị đánh đập, hành hạ. Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Ở các thành phố, hiện tượng bạo hành về thể xác đang giảm dần trong khi bạo hành về tinh thần và tình dục lại trên đà phát triển. Điều đáng nói là đa số các vụ bạo hành về tinh thần tập trung ở các gia đình đô thị và đối tượng có trình độ học vấn cao gây ra. Đây là một bạo lực rất tinh vi, bới nó diễn ra âm thầm trong mỗi gia đình và chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường. Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”! Dân Nga có câu châm ngôn: “Người vợ có thể yêu người chồng không bao giờ đánh đập, nhưng bà ta không bao giờ kính trọng ông ta”. Luật tập tục ở Anh cho phép người chồng trừng phạt vợ bằng khí giới không lớn quá ngón tay cái. Bên Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng luật trên, cũng có điều lệ tương tự và đến thập niên 1960, các quan tòa ở đây vẫn còn không chịu xét xử các trường hợp bạo hành gia đình, cho đó là chuyện trong nhà, cần đóng cửa bảo nhau. Với thời gian, vấn đề bạo hành gia đình đã được công luận xét lại và các nhà nhân quyền đã kết án, nhất là từ năm 1970. Tuy vậy, vấn đề bạo hành hiện nay vẫn còn ít nhiều xảy ra mặc dù luật pháp đã có những điều luật trừng phạt người phối ngẫu vũ phu bạo hành. Riêng tại Hoa Kỳ, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ ước lượng hàng năm có tới 4 triệu người vợ bị hành hạ và cứ 1 trong 4 bà vợ bị hành hung ít nhất một lần trong cuộc đời. Sự bạo hành này còn đưa đến ảnh hưởng xấu về cả thể chất lẫn tâm thần cho con cái, đôi khi chính bản thân chúng cũng bị lạm dụng. Có người cho rằng bạo hành gia đình là một bản năng tự nhiên trong mọi xã hội cho nên không thể ngăn ngừa và sửa chữa được. Lập luận này không đứng vững vì đã có nhiều xã hội tồn tại trong đó bạo hành ít khi xẩy ra. Trái với tin tưởng thông thường, bạo hành hôn nhân không phải chỉ xảy ra ở giới hạ lưu kém lợi tức mà là vấn đề của mọi tuổi, mọi giai tầng xã hội, của những cặp hôn nhân đồng cũng như dị tính. Từ thuở khai thiên, đa số người bị hành hung, lạm dụng là người thường được coi là yếu đuối, phụ thuộc, người vợ, nhưng người nam đôi khi cũng là nạn nhân của bạo hành. Đây là một loạt những hành động có tính cách hành hung, khống chế mà người này áp đặt trên người kia. Nó là phần bất hạnh trong quan hệ tình cảm của con người.  Những hình thức bạo hành Bạo hành không chỉ là hành động bạo lực thể chất mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức: Bạo lực. Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Không vừa ý, cứ nện cho một trận là cạch đến già. Hành động có mục đích gây thương tích cho nạn nhân như đấm, đạp, xô đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, đâm bằng dao. Giới hạn sử dụng phương tiện duy trì sức khỏe, như giấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phá rối không cho ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa ma túy; bỏ rơi nơi đường vắng vẻ nguy hiểm. Lạm dụng tinh thần. Nạn nhân bị nghe những lời khủng bố đến nỗi bị hoảng loạn tâm thần như là dọa cắt nguồn tài trợ tài chánh; không cho thăm nom hoặc kiếm cách đòi lại con; nhục mạ trước công chúng, dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng; dùng lời đường mật hứa hẹn cho có hy vọng rồi nuốt lời; liên tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất niềm tự trọng, kể lại một cách diễu cợt những vụ tình ái riêng tư. Bao vây kinh tế. Tạo ra hoàn cảnh mà người phối ngẫu phải lệ thuộc về tiền nong, không cho giữ tiền, bắt phải hỏi xin và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ, tìm cách không cho vợ có việc làm để phải lệ thuộc vào mình. Lạm dụng tình dục. Cưỡng bách làm tình, dầy vò bộ phận sinh dục, không cho dùng thuốc ngừa thai, làm tình hậu môn. Cưỡng hiếp khi nạn nhân ngủ, đau ốm; coi vợ như một thứ đồ chơi, chê bai cách làm tình của vợ; đi với vợ mà để ý hay nói tới đàn bà khác; không quan tâm tới nhu cầu sinh lý của vợ. Cô lập. Kiểm soát từ việc làm tới giao du, di chuyển, không cho thăm viếng họ hàng bạn bè. Hăm dọa cho sợ hãi bằng lời nói, cử chỉ cũng như khóe mắt; đập phá đồ đạc để thị uy, đánh chó chửi mèo. Hành động quyền uy, độc tài. Chồng chúa vợ tôi, coi người phối ngẫu như tôi tớ, mình như chủ nhân ông của lâu đài, độc đoán mọi việc lớn nhỏ Hành hạ pháp lý. Gây khó dễ bằng cách bắt người phối ngẫu phải liên tục ra tòa vì những lý do không đâu như trễ nãi trả tiền trợ cấp, không cho thăm con vì bị gán cho là người mẹ bất xứng. Bạo hành đối với trẻ em. Bạo hành trẻ bao gồm nhiều hành vi. Có thể là những hành vi trực tiếp gây tổn hại đến thân thể trẻ như: Đánh đập lên thân thể, bắt quỳ, úp mặt vào tường, nhịn ăn, chửi mắng, miệt thị, khinh rẻ, chê bai. Bạo hành cũng có thể là bắt trẻ chứng kiến sự bạo hành người khác như: Cha mẹ đánh nhau, chửi nhau, người lớn đánh trẻ em, hành hạ súc vật trước mắt trẻ… Tất cả những gì diễn ra trong quãng đời thơ ấu của trẻ, chúng ta tưởng như nó trôi qua nhưng đều để lại những dấu ấn khó phai trong tâm trí trẻ. Khi trưởng thành, những điều này sẽ rất dễ lặp lại. Một người từng bị bạo hành khi còn nhỏ dễ lặp lại sự bạo hành đối với thế hệ sau. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, bạo hành có thể tạo ra nhiều thế hệ nạn nhân. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bạo hành Người lạm dụng với phụ nữ có thể là người chồng, người tình, người chồng cũ. Trong thâm tâm họ, nhiều lý do hoặc chính đáng hoặc ngụy tạo được nêu ra để bào chữa cho hành động của mình. Đồng thời cũng có những hoàn cảnh, những xáo trộn trong đời sống đưa đẩy khiến họ bạo hành. Sự nghiện ngập. Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, có đến một nửa trường hợp bạo hành là do người nghiện rượu gây ra. Khi say, lý trí bị tê liệt, họ có những hành động không hợp lý. Nhưng đôi khi họ cũng giả say hành hạ vợ để tránh lưới pháp luật. Ghen tuông. Người chồng thường buộc tội vợ dan díu lăng nhăng với người khác, đôi khi vợ có bầu với mình nhưng cứ ngược ngạo nói là con người nào đó rồi hành hung vợ. Gia đình có khó khăn tài chính, công việc của người chồng có nhiều trở ngại, căng thẳng, nội tình xáo trộn vì bệnh tật, vì mâu thuẫn giữa bố mẹ, con cái. Một số người còn ôm lấy cái quan niệm cũ xưa cho rằng vợ con là sở hữu của họ, muốn chứng tỏ họ là chúa, nên khi chỉ một bực mình nhỏ nhặt là họ mang vợ ra hành hạ. Nhiều người không cần nại lý do, muốn hành hung lúc nào là làm. Có người khi còn bé chứng kiến bạo lực xảy ra giữa bố mẹ rồi cho sự hành hung vợ là chuyện bình thường trong mọi hôn nhân. Ngoài ra một trong những nguyên nhân của sự gia tăng bạo lực là do vấn đề này còn chưa được các địa phương quan tâm. Họ nghĩ rằng đó là chuyện riêng của mỗi nhà, không thuộc chức năng, nhiệm vụ giải quyết của chính quyền. Có những cán bộ tư pháp đã hồn nhiên nói với cán bộ phụ nữ rằng, xung đột gia đình là điều... bình thường, chồng có tát vợ một đôi cái cũng không sao. Xung đột gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình, và chín bỏ làm mười cho gia đình trong ấm ngoài êm. Chỉ những người không biết suy nghĩ mới đi trình báo chính quyền. Hậu quả sự bạo hành Nạn nhân của bạo hành sẽ mang những thương tích về thể chất cũng như giao động về tinh thần. Trên người có nhiều vết bầm, vết sẹo trên da, những gẫy xương, thương tích trong miệng, dưới cơ quan sinh dục. Có nạn nhân bị hư thai, sanh non hoặc mang thai ngoài ý muốn sau khi bị hành hiếp hay đau yếu lặt vặt như nhức đầu, đau mình, rối loạn tiêu hóa. Về tinh thần, họ trở nên hoảng sợ, thiếu tự tin, thụ động, buồn rầu, lo nghĩ. Nhiều khi họ tự trách mình đã gây ra những lỗi lầm với chồng cho nên mới có chuyện. Nhiều người nói là cái đau về thể xác thì có thể chịu đựng được nhưng cái đau tinh thần thì quá mãnh liệt, họ không kham nổi nên đôi khi đưa đến tìm quên trong rượu chè, hút xách. Họ thường là thân chủ trung thành của phòng cấp cứu hay bác sĩ gia đình. Ngoài ra bạo hanh trong gia đinh còn để lại hậu quả của nó với những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bạo hành. Ảnh hưởng của bạo hành lên sức khoẻ, tinh thần và nhân cách của trẻ Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường. Bạo hành chẳng khác nào những chỉ dẫn sai, khắc dấu ấn rất tiêu cực lên sự phát triển của não. Vì thế, đứa trẻ khi trưởng thành mất cân đối cả về thể lý lẫn tâm lý. Hậu quả về thể lý xảy ra ngay nhưng lại dễ chữa lành. Còn những hậu quả tâm lý thường để lại những vết khắc lâu dài, thậm trí suốt cuộc đời của trẻ. B>Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm trẻ tuổi vị thành niên có chiều hướng gia tăng. Chúng không còn đơn giản là bồng bột thiếu suy nghĩ mà có sự tính toán, chuẩn bị hết sức kỹ càng, thậm chí còn lập các băng nhóm hoạt động liều lĩnh. Và không ít trong số những tội phạm trẻ đó đều có tuổi thơ và hoàn cảnh gia đình éo le, chịu sự bạo hành dai dẳng từ người cha hoặc mẹ. Yếu tố gia đình luôn quan trọng và tác động mạnh đến nhận thức và hành vi phạm tội của tội phạm trẻ, các em sẽ có bản tính hung hãn, tự kỷ nếu thường xuyên phải chịu những trận đòn roi của mẹ hoặc cảnh cha say rượu tan hoang cửa nhà.Ví dụ như trường hợp của Nguyễn Minh V (18 tuổi) quê ở Phú Thọ mới lên Hà Nội học nghề sửa chữa điện tử được 3 tháng đã bỏ học, tập hợp đám bạn cùng dãy trọ lập băng nhóm chuyên trấn lột, chặn đường hăm dọa các em học sinh để cướp tiền và đồ trang sức. Khi bị tố cáo và bị bắt V vẫn nhâng nháo cứng đầu và trở nên lỳ lợm hằn học với tất cả mọi người.   Tìm hiểu về quê quán gia đình của V các cán bộ điều tra mới hiểu rõ phần nào hoản cảnh của tên tội phạm. Gia đình V chỉ có hai anh em và V là anh cả, bố mẹ ly dị mỗi người một ngả bỏ mặc hai anh em sống chung với gia đình người chú giầu có.   Ông chú tính tình cộc cằn luôn nhiếc móc đay nghiến hai anh em V “ăn hại” và thường xuyên xử phạt bằng đòn roi dù chỉ là đi chơi quá giờ hay trong nhà mất mát thứ gì nhưng không rõ nguyên do. Càng bị đánh đau V càng trở nên chai lỳ, thô bạo và thù hận với mọi người xung quanh, tốt nghiệp cấp 3 xong được hai tuần V quyết dứt áo lên Hà Nội để tìm đường “trả thù” người chú cay nghiệt Đó là với V, còn hoàn cảnh của Thu Huệ (quê Thái Bình) từ bé đã sống trong cảnh thiếu thốn do mẹ chỉ gánh rau bán chợ, còn cha là công nhân cầu đường nghỉ mất sức sớm nhưng thường xuyên nhậu nhẹt rồi về nhà đánh chửi mẹ con cô đến tàn bạo. Tận mắt chứng kiến những cảnh đòn roi hung hãn của người cha, Huệ từ một cô bé trong trẻo đã trở thành cô gái u uất, ít tiếp xúc với mọi người.   Huệ mất niềm tin vào cuộc sống và đã nhiều lần tự cắt tay, tự tử hành hạ bản thân. Để rồi khi gặp tên ma cô lừa đảo ngon ngọt dụ dỗ cô đi đến miền đất hứa là thành phố để làm ăn và thoát khỏi cảnh khổ nhục này. Huệ khăn gói bỏ nhà đi để rồi nhanh chóng bị tiêm nhiễm rượu chè, ma túy và có thai ở tuổi vị thành niên rồi trở thành gái mại dâm. Huệ mắc vào đường dây buôn ma túy và trở thành mắt xích chuyển hàng do không thoát khỏi ảo vọng do ma túy đem lại. Khi bị bắt Huệ chỉ còn biết khóc nấc lên nghẹn lời bởi thương người mẹ lam lũ ở quê chỉ có mình cô là con, và mất đi niềm hy vọng cuối cùng bởi bản án nghiêm khắc 30 năm tù giam dành cho Huệ khi mới chớm bước sang tuổi 22. Hầu hết người phạm tội thuộc lứa tuổi vị thành niên thường sinh ra và lớn lên trong điều kiện thiếu sự quan tâm chăm sóc chu đáo từ phía gia đình hoặc chịu sự tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh. Một gia đình luôn có những xung đột, những màn bạo hành thô bạo, chửi bới xỉ vả nhau hoặc sự lạnh nhạt giữa bố mẹ cũng làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý phát triển của các em. Ngay bản thân những người lớn trong gia đình không có quan điểm giáo dục thống nhất như: Bố nghiêm khắc thường xuyên đánh đòn, còn mẹ lại chỉ trích nhiếc móc suốt ngày cũng là nguyên nhân rối loạn tâm lý của trẻ vị thành niên. Biện pháp giáo dục bằng đánh đập thô bạo không phải là biện pháp tốt, thậm chí đây là nguyên do dẫn đến các trạng thái tâm lý phản ứng tiêu cực, hung hăng, liều lĩnh của các em.   Kiềm chế các em bằng kỷ luật hà khắc hay sự vô tâm của cha mẹ lại đẩy các em tới chỗ tách biệt thụ động với bên ngoài và khi gặp được sự gợi ý từ những kẻ xấu các em dễ bị hư hỏng, phạm tội Thực trạng bạo hành trong gia đình ở Việt Nam và trên thế giới Các kết quả khảo sát cho thấy, trong số các vụ bạo hành gia đình thì có đến 97% là nam giới đánh phụ nữ. Những phụ nữ này không chỉ tập trung ở tầng lớp lao động chân tay, công nhân, nông dân mà còn có cả ở tầng lớp trí thức. Theo nghiên cứu của các dự án chống bạo hành trong gia đình mà gần đây nhất là dự án do tổ chức NOVIB (Hà Lan) tài trợ thì bạo hành không chỉ là chửi mắng, đánh đập mà được phân làm 3 dạng: thể xác, tinh thần và tình dục. Trong số các dạng kể trên, bạo hành thể xác dễ được công an hay các tổ chức địa phương can thiệp vì có những biểu hiện mà người ngoài cuộc dễ nhận thấy do dùng sức mạnh gây đau đớn, thương tích, bức tử... Thế nhưng bạo hành về tinh thần và tình dục được xem là tinh vi vì người ngoài cuộc khó nhận biết cũng như đương sự khó nói. hầu hết bạo hành tinh thần xảy ra ở các gia đình trí thức, thành thị nhiều hơn nông thôn. Trong số đàn ông bạo hành thì có đến 1/3 là những người có địa vị, được kính trọng và nghề nghiệp đàng hoàng. Trình độ học vấn các gia đình càng cao bao nhiêu thì mức độ bạo hành tinh thần càng nhiều bấy nhiêu. Riêng đối với bạo hành về tình dục trong thực tế xảy ra khá nhiều nhưng vẫn còn bị ẩn giấu như một tảng băng chìm và không phải lúc nào cũng bị lên án. Phần lớn nạn nhân cố chịu đựng, chỉ khi nào đến giai đoạn giáp ranh với việc ly hôn đối tượng mới lên tiếng, tố cáo. Từ tháng 10/1998 đến nay, Văn phòng hỗ trợ gia đình của Trung tâm Tư vấn Tâm lý giáo dục và Tình yêu – hôn nhân – gia đình đã tiếp nhận 1.287 trường hợp bị bạo hành. Trong số này, có 666 trường hợp bạo hành thể xác, 585 trường hợp bạo hành tinh thần và 35 trường hợp bạo hành tình dục. Phần lớn đối tượng bị bạo hành là phụ nữ trong độ tuổi 30-40. Thực tế, những trường hợp này còn rất nhiều vì chỉ một số ít đối tượng là tìm đến các trung tâm hoặc chính quyền địa phương. Để khắc phục tình trạng này, không chỉ bằng cách nâng cao trình độ nhận thức của mọi người, quy định pháp luật cụ thể (xử phạt hành chính, phạt tiền vẫn chưa là cách giải quyết triệt để) mà cần một hướng giải quyết nhiệt tâm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu những trường hợp có chiều hướng phát sinh thay vì để sự việc xảy ra, chuyển sang yếu tố tội phạm rồi mới giải quyết. Về một khía cạnh nào đó cho thấy, chống bạo hành trong gia đình đồng nghĩa với việc phòng chống tội phạm. Tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới (CSAGA) hàng năm tư vấn cho rất nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Cuộc sống hiện tại của nhiều chị em đang phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần vì vậy mà họ mang nặng tâm lý tự ti, sống thu mình. Từ tâm thế đó họ thấy mình lạc lõng và cô đơn khi không được sự ủng hộ giúp đỡ của người thân và những người xung quanh. Có một số người lại nghĩ rằng, bị đánh đập là điều bình thường, là lỗi tại mình. Sự cam chịu của họ dần dần tiếp tay cho sự tái phạm của chồng Chị Sen (Thái Bình) bộc bạch, chồng chị là người học thức, có địa vị trong xã hội. Song đám cưới ngọt ngào ngày nào nhanh chóng phai mờ khi chị Sen phải sống trong sự tủi nhục và "tù đày". Chồng chị bắt chị nghỉ làm lo chuyện gia đình, anh không cho chị đi đâu ngoài việc đi chợ mua thức ăn. Vốn là một người phụ nữ cam chịu, chị Sen không hề than vãn một lời, nín nhịn trước những trận đòn vô cớ của chồng để mong có một cuộc sống gia đình bình yên và không muốn ông xã phải mang tiếng bạo ngược mà ảnh hưởng địa vị. Suốt 19 năm chị cam chịu cuộc sống mất quyền làm người. Chị đau đớn nói: “Trong một lần cáu giận ở cơ quan, anh về nhà mắng mỏ vợ, mình cãi lại. Anh nổi khùng đã khóa cổng và lôi tôi vào trong nhà đánh đập”. Trận đòn dã man của chồng đã khiến đầu chị bị vỡ chảy bê bết máu, đuôi mắt bị rách và gãy cột sống. Một nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn cầu về vấn đề bạo hành với phụ nữ trong gia đình vừa mới công bố, những người phụ nữ sống trong các nước có nền kinh tế phát triển và trong các vùng nông thôn truyền thống ở các nước đang phát triển ngày càng bị bạn tình của mình lạm dụng tình dục và bạo hành về thể chất nhiều hơn. Nghiên cứu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện y học lâm sàng và Vệ sinh (trường Đại học London) và tổ chức y tế toàn cầu PATH phối hợp thực hiện với khoảng 24,000 phụ nữ từ 10 quốc gia khác nhau tham gia phỏng vấn. Phát hiện cho thấy, với những phụ nữ đã từng bị bạo hành tình dục và thể chất bởi bạn tình, chất lượng sức khoẻ của họ chỉ bằng một nửa so với những người phụ nữ khác. Và dù hiện tượng bạo lực đã chấm dứt thì những ảnh hưởng sau đó của nó đến sức khoẻ vẫn còn dai dẳng rất lâu. Lần đầu tiên, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phù hợp để đo tình trạng bạo lực ở nhiều nước khác nhau, vì thế các nhà nghiên cứu có thể so sánh tình trạng này một cách hợp lý giữa nước này với nước khác. Bà Mary Robinson, nguyên Cố vấn về Nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết: “Nếu chúng tôi không tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi thực sự không thể biết vấn đề bạo hành do bạn tình gây ra đã lan rộng và trở nên trầm trọng như thế nào”. Thật không may, vấn đề này lại rất phổ biến và đang trở thành một trong những nguy cơ trầm trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Những nước tham gia vào nghiên cứu bao gồm: Brazil, Ethiopia, Nhật Bản, Namibia, Peru, Samoa, Serbia and Montenegro, Thái Lan, Bangladesh và Tanzania. Còn khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu không tham gia nghiên cứu này vì trước đó, tại đây đã có một cuộc nghiên cứu thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nhật Bản có khoảng 15% phụ nữ hiện đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, trong khi tỉ lệ này ở Ethiopia là 71%. Còn trong nghiên cứu thử nghiệm, con số này ở Mỹ và Thụy Điển là 20%, ở Canada và Anh là 23%. Theo nhà nghiên cứu Lori Heise của tổ chức PATH, mặc dù nguy cơ bị bạo hành trong gia đình của người phụ nữ tương đối giống nhau ở nhiều nước, song phụ nữ tại các nước phát triển ít cảm thấy bị tổn thương và không đau đớn do bị bạo hành bằng những người phụ nữ ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng thống kê về tỉ lệ những người phụ nữ vừa mới bị bạn tình bạo hành trong năm vừa rồi, kết quả là 4% ở Nhật, Serbia và Montenegro so với khoảng từ 30% đến 54% tại Bangladesh, Ethiopia, Peru và Tanzania. Với những con số trên, các nhà nghiên cứu đã đưa nhận định “có rất nhiều cách để giải thích cho tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành giữa các nước. Có thể đó là vì ở những nước công nghiệp hoá ít có hiện tượng bạo hành hơn, song cũng nên cân nhắc giả thuyết rằng những người phụ nữ ở các nước giàu có dễ có khả năng thoát khỏi những mối quan hệ ràng buộc hơn những người phụ nữ ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù là ở nước có tỉ lệ bạo hành cao hay thấp thì những tổn thương và ảnh hưởng đến sức khoẻ nạn nhân cũng đều giống nhau. Dấu vết do bạo lực trong gia đình đã không chỉ còn dừng lại ở những tổn thương trên thân thế. Nạn nhân ngày càng bị đau đớn, choáng váng cả về thể chất và về sức khoẻ tâm thần. Rất nhiều phụ nữ bị bạo hành gia đình nghĩ đến việc tự tử, tìm mọi cách để tự tử, và theo thống kê, số người bị sảy thai hay bị ép buộc phá thai cũng tăng lên đáng kể. Kết quả, theo bác sĩ Claudia Garcia-Moreno của WHO - điều phối viên cho nghiên cứu này: “Nhìn chung, một người phụ nữ đã từng bị bạo hành sẽ phải chịu những tác động trực tiếp đến sức khoẻ cao hơn từ 1,5 đến 3 lần so với những người chưa từng bị lạm dụng”. Sau những phát hiện trên, các nhà nghiên cứu hiện đang nghĩ đến việc làm thế nào để có thể liên kết được các khu vực với nhau và cùng hành động bảo vệ những nạn nhân của bạo hành trong gia đình. “Dù bạn là phụ nữ theo chủ nghĩa nào, bạn ở Sao Paolo hay Belgrade, ở nông thôn ở Ethiopia hay Bangladesh, thì cũng sẽ luôn có một hội liên hiệp hành động về vấn đề bạo lực và sức khoẻ phụ nữ ở đó để bảo vệ bạn”, bà Garcia-Moreno nói thêm. Nghiên cứu này được coi như một bước ngoặt trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ quyền và sức khoẻ của phụ nữ trên thế giới. Hi vọng rằng những phát hiện trong nghiên cứu trên sẽ giúp cho các nhà hoạt động xã hội có được thêm các bằng chứng về tình trạng bạo hành với phụ nữ và đồng thời thôi thúc chính phủ các nước không chỉ chú ý đến vấn đề này, mà còn bắt tay vào hành động để ngăn chặn nó, góp phần nâng cao chất lượng sức khoẻ phụ nữ toàn cầu. C>NGHIÊN CỨU VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.> Sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều: đúng là bạo lực giới nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam giới gây ra với phụ nữ. Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực của phụ nữ đối với nam giới. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ. Từ ý trên đây, có thể thấy dường như có sự thiên vị giới trong nghiên cứu bạo lực gia đình. Mà sự thiên vị giới ở đây là chỉ thấy bạo lực giới một chiều. Cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm của bạo lực gia đình; ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực (vì không ít trường hợp vợ bị chồng đánh do nói nhiều, do cằn nhằn vô lý hoặc ghen tuông vô cớ...). Vì thế, rất cần có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong nghiên cứu hoặc công bố về những thông tin liên quan đến bạo lực giới trong gia đình. 2.> Chỉ đề cập bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà thường ít nói đến hoặc bỏ qua hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình. Đó là bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi (anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu...) hay bạo lực ngược (con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà). Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên cứu bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo lực gia đình do thiếu thông tin. 3>. Phương pháp nghiên cứu, điều tra: những năm gần đây, ở nước ta phương pháp điều tra xã hội học phổ biến đến mức không ít người quan niệm “phi xã hội học bất thành... nghiên cứu khoa học”. Tuy nhiên, điều này dường như dẫn đến sự lạm dụng phương pháp điều tra xã hội học, nhất là với những nghiên cứu do những người nghiên cứu thiếu kinh nghiệm, không nắm vững các phương pháp điều tra, nghiên cứu trong khoa học xã hội. Trong một nghiên cứu gần đây tại tám tỉnh, thành phố trong cả nước do Vụ Các vấn đề xã hội (Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) nghiên cứu tại sáu tỉnh, thành phố (Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Trà Vinh: với 900 bảng hỏi và 110 phỏng vấn sâu, 54 thảo luận nhóm) và Viện Nghiên cứu người cao tuổi nghiên cứu tại hai tỉnh (Lào Cai, Sơn La: với 400 đại diện hộ gia đình, 22 thảo luận nhóm và 15 phỏng vấn sâu), nhưng do cung cấp thông tin từ một quan chức như thế nào đó nên một số báo chí công bố không đúng khi nói về điều tra này với “2.000 phụ nữ được phỏng vấn” (báo Phụ Nữ TP.HCM, số 66 ngày 29-8-2006). Việc công bố thông tin như vậy dẫn đến sự hiểu lầm về qui mô nghiên cứu và giới tính của người được nghiên cứu, mà chỉ người thực hiện nghiên cứu này mới nhận thấy sự sai lầm đáng tiếc này. 4.> Chỉ nghiên cứu nhóm đặc thù và khái quát vội vã Báo Lao Động số 226 ngày 17-8-2006 có đưa tựa khá giật mình: “91% số phụ nữ bị bạo hành”. Đọc tin này, độc giả trong nước và đặc biệt là người nước ngoài sẽ cho rằng cứ 100 phụ nữ VN thì có 91 người bị chồng bạo hành. Trên thực tế, đó là tỉ lệ rút ra từ số liệu thống kê trong vòng ba năm với 1.226 lượt phụ nữ đến Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe thuộc dự án “Cải thiện chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bị bạo hành giới”. Điều này có nghĩa là chỉ có những phụ nữ bị bạo lực gia đình mới đến trung tâm tư vấn này. Nói cách khác, 91% đó chỉ là trong số những phụ nữ đã bị bạo lực gia đình, chứ không phải 91% phụ nữ VN bị bạo lực gia đình. Mới đây, đánh giá của một tổ chức phi chính phủ theo đơn đặt hàng của một tổ chức quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu những nhu cầu và ưu tiên cho chương trình phòng chống bạo lực giới tại PT và BT”. Địa bàn nghiên cứu bao gồm 16 xã thuộc hai huyện của hai tỉnh này, nhưng đơn vị thực hiện đánh giá này chỉ phỏng vấn 44 người (trong đó 21 là cán bộ, công chức cấp xã, huyện) và 12 thảo luận nhóm (trong đó chỉ có bốn thảo luận nhóm người dân). Như vậy, bình quân mỗi xã phỏng vấn chưa được ba người, và mỗi xã bình quân chỉ có 0,7 thảo luận nhóm mà thôi. Với dung lượng mẫu quá ít trên nhiều điểm nghiên cứu như vậy, thông tin không thể đại diện được cho các cộng đồng nghiên cứu, đó là chưa nói đến gần một nửa số người được phỏng vấn sâu và 2/3 trong số người thảo luận nhóm lại là cán bộ các ban ngành, đoàn thể - những người được xem là “giới tinh hoa” - có hiểu biết, quan niệm và nhu cầu khác xa với người dân nông thôn đa số học vấn thấp, nhất là những người nghèo. Với kết quả này, chương trình can thiệp sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi: phòng chống bạo lực gia đình trong các cộng đồng nông thôn, vì tiếng nói của người dân bị lấn át, chìm đi dưới những nhận định của tầng lớp “tinh hoa” ở địa phương. Do chỉ nghiên cứu các nhóm đặc thù, nhưng khi công bố kết quả thì không rõ vì thiếu hiểu biết hay do chủ ý mà những người thực hiện lại không nói rõ đối tượng nghiên cứu là ai, tạo nên sự sai sót đáng tiếc. Trong giới nghiên cứu, đó là những “sai lầm chết người”, những sai sót sơ đẳng và hậu quả thật khó lường hết. D>Phương hướng giải quyết bạo hanh trong gia đình Sự gia tăng vấn đề bạo lực gia đình ở nhiều nơi và ở các đối tượng đã trở thành vấn nạn của toàn cầu chứ không riêng ở một quốc gia nào. Ðó là điều không bình thường trong xã hội hiên đại vốn có truyền thống bảo vệ nhân quyền và đề cao bình đẳng. Để thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thiết nghĩ cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, nâng cao việc tuyên truyền, tư vấn chuyển đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng và gia đình, trong tương lai cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình cấp tỉnh để trực tiếp điều hành chỉ đạo kịp thời tình hình xảy ra ở cơ sở. Xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững. Để có hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo đi vào trọng tâm cần phải xây dựng Kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2009-2015 của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.   Các đại phương cần duy trì mô hình điểm về ở xã Mỹ phòng chống bạo lực gia đình, vừa qua  huyện Bến Lức xây dựng mô hình điểm Yên bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước những hành vi bạo lực gia đình hoạt động có nhiều hiệu quả cần nhân rộng thêm ở các địa phương còn lại, mỗi huyện thị nên có 2 đơn vị xã phường thực hiện điểm; từ đó sơ, tổng kết rút kinh nghiệm phổ biến các đơn vị còn lại.                                        Đối với Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục này cũng như Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể của các Bộ ngành chức năng để  cho công tác phòng chống bạo lực gia đình ở Long An triển khai có hiệu quả, góp phần xây dựng mỗi gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững. 1> Phòng, chống nạn bạo lực gia đình sẽ được luật hoá Đây là lần đầu tiên, vấn đề BLGĐ sẽ được luật hoá để thay đổi hoàn toàn quan niệm BLGĐ chỉ là chuyện "nội bộ" của mỗi gia đình khiến cho những nạn nhân của BLGĐ không được bảo vệ kịp thời dẫn tới những cái chết thương tâm. Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ đã được xây dựng với mục đích bảo đảm quyền con người, nhất là đối tượng yếu thế như: Phụ nữ, trẻ em, người già, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của nạn nhân và xử lý các hành vi vi phạm BLGĐ. Dự án Luật Phòng, chống BLGĐ đã thể hiện quan điểm coi trọng giải pháp ngăn ngừa BLGĐ với quy định phát hiện xử lý sớm từ mâu thuẫn xích mích nhỏ không để phát sinh thành mâu thuẫn lớn gây BLGĐ. Các biện pháp ngăn chặn BLGĐ được đưa ra rất kiên quyết và cụ thể như: Chủ tịch UBND, trưởng công an xã có quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo vệ đặc biệt, buộc người gây bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn không quá 3 ngày. Toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly nạn nhân trên cơ sở yêu cầu của nạn nhân khỏi người gây bạo lực... Việc xử lý người gây bạo lực cũng được quy định chi tiết với quy định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý người có thẩm quyền trong phòng, chống BLGĐ, tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm... Đặc biệt, người có hành vi BLGĐ có mức độ vi phạm nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi BLGĐ ngoài việc bị xử lý hành chính còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục... Trước hết, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về bình đẳng giới. Đặc biệt với nữ ngoài việc nâng cao nhận thức về giới cần trang bị kiến thức để họ biết tự bảo vệ khi trong gia đình có nguy cơ bạo lực. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội ở các khu dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình. Tận dụng triệt để vai trò của dư luận xã hội để kìm chế và điều chỉnh hành vi của các cá nhân. Gắn chặt việc phòng chống bạo lực gia đình với việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong bình xét, đánh giá, phân loại và đề bạt cán bộ của Đảng và Nhà nước, cần chú ý tới việc giải quyết các mối quan hệ của cán bộ trong gia đình và địa phương nơi cư trú. Tình hình nghiên cứu bạo lực gia đình ở VN hiện nay Để giải quyết bạo hành gia đình, vấn đề đạo đức cần được đặt ra như một trọng trách đối với các thành viên của mỗi gia đình. Đầu tiên là cha mẹ, những người phải có trách nhiệm đạo đức và dạy dỗ con cái sống theo trách nhiệm này. Đạo đức và hạnh phúc luôn luôn song hành. Ai cũng mong muốn hạnh phúc thì vấn đề nuôi dưỡng đạo đức vô cùng quan trọng.   2>Phương pháp giải quyết cần phải thực thi những bước như sau:  1. Khuyến khích sự lên tiếng của nạn nhân. Có những việc không giải quyết được trong nội bộ gia đình, nạn nhân cần phải công bố cho cộng đồng chính quyền, đoàn thể biết để bảo vệ giúp đỡ. 2. Thiết lập nhiều trung tâm tư vấn để các chị em phụ nữ bị ngược đãi có thể đến tìm lời khuyên giải, an ủi, góp ý giải quyết.   3. Thiết chế luật phòng chống bạo lực gia đình. Vận động nhân dân thực hiện nội dung của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Nêu cao vai trò gương mẫu, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những điển hình tiêu biểu trong phong trào với nội dung và hình thức phù hợp.     4. Triển khai giáo lý Phật giáo: Theo Phật giáo, phương cách giải quyết những bất ổn trong gia đình là con người cải tiến nhận thức để tự chuyển hóa thành những thành viên tốt thông qua sự thực hành những quy luật đạo đức nhất định. a. Ý thức được gia đình là tổ ấm của chính mình. Dành trọn thời gian cho sự họp mặt gia đình ít nhất một lần trong ngày. b. Học hỏi cách thức tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng trong cư xử, xoá chủ nghĩa trọng nam khinh nữ . Trong xã hội, sự hiện diện của người nam và người nữ như một người có hai vai trái và phải đều có vị trí ngang tầm, trách nhiệm tương thích.  Kinh Thiện Sanh dạy cách cư xử giữa người chồng đối với người vợ là phải hòa nhã thương yêu, đi về đúng giờ đừng để đợi chờ. Một lòng chung thủy, không tạo nghi ngờ, giao phó việc nhà cho người vợ tùy sức sắm sửa áo quần, đồ đạc trong nhà. Người vợ đối với người chồng phải hòa nhã kính nhường, dậy trước ngủ sau, công dung ngôn hạnh, giỏi việc nhà, bếp núc, vá may khéo léo, giữ gìn tài sản, không ăn xài xa xỉ phung phí, dạy dỗ cháu con biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo mẹ cha, tạo dựng một mái nhà hạnh phúc, ấm êm. c. Thương yêu nhau cũng là nền tảng để thành lập hạnh phúc gia đình. Yêu thương được biểu lộ qua những cử chỉ hành động lời nói, cách cư xử và lòng hy sinh, chấp nhận thiệt thòi. Những bất hòa trong gia đình là vì thiếu sự yêu thương nhau. Nếu không có yêu thương thì không thể hy sinh cho nhau, không thể chịu đựng những tánh xấu lẫn nhau. Thiếu yêu thương dù có giàu sang, học thức, chức phận, sức khỏe vẫn bực bội nhau, con cái bất hòa, đổ nát cho gia đình. Trái lại, gia đình đơn sơ nghèo thiếu nhưng biết yêu thương, hy sinh, chia sẻ thì vẫn có hạnh phúc. Câu chuyện sau đây là một điển hình. Có một gia đình nọ rất nghèo, gồm hai vợ chồng và một đứa con trai. Một hôm, người vợ được cô hàng xóm biếu cho trái lê, bà nghĩ ngay đến đứa con vốn rất ưa thích lê nhưng đã lâu chưa được ăn, bà liền đem cho nó. Nhận được trái lê, đứa bé mừng lắm. Đang định ăn thì nó chợt nhớ đến ba nó đang dầm mưa dãi nắng ngoài đồng ruộng. Nó chạy nhanh ra đồng và tặng trái lê cho ba. Ba nó cũng muốn ăn cho đã khát nhưng lại nhớ đến người vợ của mình suốt ngày tất bật ở nhà, ông nghĩ tới niềm vui hớn hở của bà mỗi lần ông tặng cho bà món quà nhỏ. Thế là trái lê xuất phát từ tay người vợ lại trở về tay người vợ (VnExpress). d. Năm quy tắc đạo đức của người Phật tử để tự hoàn thiện chính mình cũng là nền tảng cho nguồn hạnh phúc gia đình và bình an xã hội.  Sau đây là năm quy tắc đạo đức mà mọi người nên gìn giữ: Không sát sinh là nếp sống tôn trọng sự sống, yêu quý và bảo vệ sự sống của mọi người và mọi sinh vật, trong đó có chính mình, thành viên trong và ngoài gia đình, tránh mọi sự bất ổn và tổn hại. Phát triển ‎ý thức tôn trọng sự sống, không nỡ hành hạ và bạo hành đối với người khác. Khi chất liệu tình thương được gieo trồng, một hành động bạo ngược trên thân thể của người khác đồng nghĩa mang lại nỗi đau vật lý và tâm lý‎‎‎ của bản thân. Không trộm cắp hay không lấy của không cho là quy tắc đạo đức thứ hai. Trộm cắp là hành động phi pháp đưa đến bất hạnh cho tự thân, gia đình và làm rối loạn xã hội. Phát triển ý thức bảo vệ sở hữu tài sản của người khác, thiết lập sự cảm thông với người thân thương. Chia sẻ tài sản qua hình thức quà tặng trong những dịp sinh nhật, lễ tiết và lễ hội văn hoá, làm tăng cường và hâm nóng chất liệu thương yêu. Không tà hạnh là nếp sống đem lại hạnh phúc cho gia đình. Một vợ một chồng sẽ tránh được nguy cơ đổ vỡ, đồng thời góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội và các loại bệnh truyền nhiễm dẫn đến sự suy vong bản thân và gia đình như HIV, AIDS. Khế ước hôn nhân luôn đòi hỏi sự độc quyền về tình cảm và quan hệ. Hình ảnh của người thứ ba xuất hiện dù chỉ trong tâm tưởng cũng đủ tăng cường sức ép cho tình trạng quan hệ hôn nhân càng thêm căng thẳng. Các quan niệm “chỉ là bạn bè” không có hại đã trở nên thảm hoạ thật sự cho nhiều gia đình, khi nhận ra được thì cái gọi là “giới hạn bạn bè” đã trở thành “người thứ ba” kéo theo sự sụp đổ hạnh phúc của nhiều gia đình. Nếu bạo hành được hiểu là sự thương tổn về mặt thể chất và cảm xúc của một người áp chế lên người khác thì mối quan hệ 1/1 trong đời sống hôn nhân sẽ góp phần làm giảm thiểu tối đa nạn bạo hành gia đình. Do vậy, khi hạnh phúc lứa đôi được đảm bảo hay chăm sóc thì nạn bạo hành sẽ được đẩy lùi. Không nói lời gian dối, hung dữ là để giúp tạo sự hiểu biết, cảm thông và tin tưởng giữa con người với con người. Mỗi lời nói nặng nhẹ với người thân là làm tan nát thế giới hạnh phúc của cả hai. Phát ngôn từ ái không chỉ thiết lập tình thân thương trong giao tế, còn tạo cho nhau những cảm giác ngọt ngào, trìu mến. Khi thực tập lời nói ái ngữ, ta cảm thấy người thân người thương là trọng điểm của sự phát triển đạo đức và tâm linh. Từ đó, không nói dối với người thương dù là lời vô hại. Không cường điều hoá, tô hồng hay bôi đen vấn đề vì hiểu rõ mọi thứ đều tương đối. Không đứng hai phía, châm chọc lẫn nhau vì biết bên nào cũng có nỗi đau niềm uất. Không nói những điều vô nghĩa vì biết rằng những lời như thế làm cho người thân thương trở nên bi quan và mất phương hướng. Không uống rượu giúp con người luôn sáng suốt, tự chủ trong hành động, công việc của mình. Rượu đã khiến cho bao gia đình bị đổ vỡ, phẩm giá con người bị giảm đi và tệ nạn xã hội tăng thêm. Nếu ở phương Đông, sự thực tập này chủ yếu dành cho giới mày râu thì trong xã hội phương Tây và tương lai, tất cả xã hội trong cơ chế toàn cầu hoá, sự chuyển hoá thói quen uống rượu áp dụng cho cả hai giới tính. Khi một người bị rượu khống chế, sự lệ thuộc về tâm lý, vật lý cũng như sự mất tự chủ bản thân sẽ làm cho người nghiện rượu không còn thấy biết sự vật xung quanh thì làm sao chăm sóc người thân thương trong gia đình. Do vậy, sự làm chủ thói quen này có nghĩa là làm chủ được cảm xúc và những nhu cầu giao tế xã hội. Năm quy tắc trên có thể được xem là năm trách nhiệm đạo đức giúp mọi người xây dựng một nếp sống hạnh phúc và an lạc cho tự thân, gia đình và xã hội. Nhằm phát triển và nâng cao đời sống đạo đức, hạnh phúc của bản thân, mọi người được khuyến khích thực hành thêm càng nhiều càng tốt những lời dạy của Đức Phật như thực tập bát quan trai giới, tu mười thiện nghiệp hoặc hành trì giới, định, tuệ... Tài liệu tham khảo I>NỘI DUNG BÀI LÀM A>Nguyên nhân của bạo hành trong gia đình B>Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm trẻ tuổi vị thành niên có chiều hướng gia tăng. Chúng không còn đơn giản là bồng bột thiếu suy nghĩ mà có sự tính toán, chuẩn bị hết sức kỹ càng, thậm chí còn lập các băng nhóm hoạt động liều lĩnh. C>NGHIÊN CỨU VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH D>Phương hướng giải quyết bạo hanh trong gia đình 1>Phòng, chống nạn bạo lực gia đình sẽ được luật hoá 2>Phương pháp giải quyết cần phải thực thi những bước như sau: 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6247.DOC
Tài liệu liên quan