Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của cục quản lý lao động ngoài nước bộ lao động–thương binh và xã hội

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước tiếp nhận lao động của Việt Nam, dẫn đến nhu cầu tiếp nhận lao động mới giảm đi; việc làm, thu nhập của người lao động đang làm việc cũng gặp khó khăn. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì năm 2009 toàn thế giới sẽ giảm khoảng 210 triệu chỗ làm việc, đặc biệt là các công việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ, là những lĩnh vực lao động Việt Nam có thế mạnh. - Chất lượng lao động của ta còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành kỷ luật. Do đó việc mở thị trường mới gặp khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề về lao động làm việc ở nước ngoài ngày càng phức tạp, đa dạng và xảy ra trên nhiều địa bàn, nhiều thị trường khác nhau.

doc35 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của cục quản lý lao động ngoài nước bộ lao động–thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành lập Cục Hợp tác quốc tế về lao động trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khi mới thành lập, Cục có tên là Cục Hợp tác quốc tế về lao động. Thời kỳ này, hoạt động của Cục là căn cứ vào đường lối đối ngoại và chủ trương của Đảng, của Nhà nước về việc đưa lao động đi nước ngoài, trực tiếp tổ chức đưa lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp đinh hợp tác, Nghị định thư, thỏa thuận đã ký kết với nước bạn. Thị trường chủ yếu của lao động Việt Nam lúc đó chủ yếu là Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Đến năm 2003, Cục được đổi tên thành Cục Quản lý lao động ngoài nước; tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế khi mà hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng phát triển, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài được thành lập ngày một nhiều ở tất cả các địa phương trên cả nước. Vì vậy, vai trò của của Cục cũng phải được điều chỉnh sao cho hiệu quả. Cuc Quản lý lao động lúc này chỉ thực hiện trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. 1.2.1.2. Nhiệm vụ chung của Cục Quản lý lao động ngoài nước 1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: - Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Các dự án luật, pháp lệnh, và các văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về đưa người đi làm việc ở nước ngoài giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ và các chương trình, kế hoạch về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Nghiên cứu định hướng phát triển và khai thác thị trường lao động ngoài nước 4. Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 5. Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp va người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. 6. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn nội dung, chương trình, biên soạn và phát hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 8. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 9. Thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; phát hiện, xử lý theo thẩm quyền được giao hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền các hình thức xử lý đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 11. Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá nguồn lao động và khả năng cung ứng lao động của Việt Nam với thị trường lao động ngoài nước. Tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổng kết, đánh giá các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo sự phân công của Bộ. 12. Tổ chức cập nhật, thống kê số lượng các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 13. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Ban quản lý lao động ở nước ngoài. 14. Giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các Hội, Tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nươc ngoài theo hợp đồng. 15. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên theo phân công của Bộ. 16. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 17. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng giúp việc Cục bao gồm các phòng và đơn vị chức năng sau: Phòng Thị trường lao động Phòng Quản lý lao động Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch – tài chính Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thông tin tuyên truyền Thanh tra Cục Văn phòng Các Ban Quản lý lao động ở nước ngoài. Hiện nay chúng ta có: Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Cộng hòa Séc Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam tại Ca-ta 1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐN) Các phòng ban, bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Cục đều có chức năng riêng, được phân công rõ ràng, vừa độc lập vừa hỗ trợ nhau với mục tiêu giúp đỡ Cục trưởng hoàn thành trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Cục được giao phó. Các phòng ban đều do Trưởng phòng phụ trách, có Phó trưởng phòng và các cán bộ nghiệp vụ. Phòng Thị trường lao động Theo quyết định số 125/2003 QĐ-QLLĐNN của Cục trường Cục QLLĐNN, Phòng Thị trường lao động có trách nhiệm giúp Cục trưởng nghiên cứu, khai thác, định hướng phát triển thị trường ngoài nước, thống nhất quản lý và thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thị trường lao động ngoài nước. Phòng Quản lý lao động Theo quyết định số 124/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Phòng Quản lý lao động là đơn vị thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước, có trách nhiệm giúp Cục trưởng nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy đinh của Nhà nước về quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Các nhiệm vụ cụ thể của phòng Quản lý lao động bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ quy định đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu, xây dựng, trình Cục các quy định về quy trình, nội dung, phạm vi, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong tuyển chọn, quản lý hoạt động lao động xuất khẩu và chuyên gia; Đề xuất, trình Cục các mô hình và biện pháp quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Đề xuất, trình Cục sửa đổi, bổ sung nội dung quản lý lao động phù hợp. Nghiên cứu quy chế quản lý lao động của các nước xuất, nhập khẩu lao động để vận dụng xây dựng quy chế quản lý đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chủ trì, phối hợp với các Phòng chức năng, Ban quản lý lao động và Đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở nước ngoài và các cơ quan có liên quan để theo dõi, nắm tình hình, quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh. Theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách và giải quyết các thủ tục đối với người lao động đi theo Hiệp định Chính phủ ở các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô (cũ) khi họ về nước. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quản lý cán bộ, tài sản, phương tiện công tác được giao. Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục giao. Phòng Đào tạo Theo quyết định số 115/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Phòng Đào tạo là đơn vị thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo, giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Phòng Kế hoạch – Tài chính Theo quyết định số 126/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Phòng Kế hoạch – Tài chính là đơn vị thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, tài chính về xuất khẩu lao động và chuyên gia, tổ chức thực hiện thu chi tài chính đối với Văn phòng Cục. Văn phòng Theo quyết định số 117/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Văn phòng Cục QLLĐNN là đơn vị thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng điều hành, phối hợp, tổ chức thực hiện các hoạt động chung của cơ quan và thực hiện các công tác tổng hợp, đối ngoại, lễ tân, hành chính, quản trị; Đôn đốc các đơn vị trong Cục thực hiện công tác chuyên môn, bảo đảm thống nhất, liên tục trong mọi hoạt động của Cục. Thanh tra Cục Theo quyết định số 123/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Thanh tra Cục là đơn vị thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng thanh tra việc thực hiện chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của Bộ LĐTBXH và các văn bản hướng dẫn của Cục QLLĐNN trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia. Phòng Tổ chức cán bộ Theo quyết định số 116/2003/QĐ-QLLĐNN của Cục trưởng Cục QLLĐNN, Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ trong cơ quan Cục và các đơn vị trực thuộc. Phòng Thông tin tuyên truyền Theo quyết định số 2039/QĐ-QLLĐNN của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Phòng thông tin tuyên truyền trực thuộc Cục QLLĐNN, có trách nhiệm giúp Cục trưởng thu thập, xử lý thông tin, tư liệu liên quan đến xuất khẩu lao động và chuyên gia; thông tin tuyên truyền phục vụ hoạt động xuất khẩu lao động. Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC Ngoài nước Trong nước Phòng Tổ chức cán bộ Văn phòng Phòng Kế hoạch - tài chính Phòng Thanh tra Phòng Thông tin tuyên truyền Phòng Đào tạo Phòng Thị trường lao động Phòng Quản lý lao động Ban QLLĐ VN tại Malaysia Ban QLLĐ VN tại Đài Loan Ban QLLĐ VN tại Séc Ban QLLĐ VN tại Hàn Quốc Ban QLLĐ VN tại Nhật Bản Bộ phận QLLĐ VN tại Cata Bộ phận LLĐ tại UAE Các Ban Quản lý lao động, Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài Theo Thông tư Liên tịch số 07/2004/TTLT/BLĐTBXH-BNG hướng dẫn thực hiện một số điều khoản thuộc Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ, các Ban Quản lý lao động, Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện nay thuộc các Cơ quan Đại diện có tên gọi thống nhất là Ban Quản lý lao động và chuyên gia thuộc Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ban Quản lý lao động). Tên giao dịch tiếng Anh là Labour Management Section of the Embassy of S.R. Việt Nam. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban quản lý lao động cụ thể như sau: Thực hiện nhiệm vụ do Cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và người đứng đâu Cơ quan Đại diện phân công. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu tiếp nhận lao động, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của nước sở tại để đề xuất với Cục QLLĐNN, Bộ LĐTBXH về chủ trương, chính sách và giải pháp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cùng với mô hình quản lý phù hợp. Hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động. Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam; thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài của đối tác. Hướng dẫn, kiểm tra Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến cung ứng, tiếp nhận lao động và giải quyết các tranh chấp; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động, của doanh nghiệp, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu Cơ quan Đại diện, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với nước sở tại trong lĩnh vực lao động và xã hội; thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả hợp tác trong lĩnh vực lao động với nước bạn theo sự chỉ đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ LĐTBXH thông qua Cơ quan Đại diện. Xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tin cậy lẫn nhau với các bộ phận thuộc Cơ quan Đại diện và với các cơ quan hữu quan của nước sở tại. Căn cứ vào đặc điểm công tác của từng địa bàn và hướng dẫn cụ thể của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hàng năm lập dự toán kinh phí hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo quyết toán với Cục Quản lý lao động ngoài nước. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRỰC THUỘC CỤC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY (2006-2008) 2.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục Quản lý lao động ngoài nước từ năm 2006 đến nay (2006-2008) Với nỗ lực của các cấp, các ngành và đội ngũ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong 3 năm từ 2006 đến 2008 số lượng lao động đưa đi tăng trưởng đều: năm 2006 đạt 78.855 người; năm 2007 tăng 7,8% so với năm 2006 và kết thúc năm 2008, số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam đã đạt 86.990 người, tăng 2,3% so với năm 2007, vượt 2,3% so với chỉ tiêu đề ra (Bảng 2). Bảng 2: Số lượng lao động Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài (Đơn vị: Người) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài 446.960 469.700 500.00 Số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 78.855 85.020 86.990 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Cục Quản lý LĐNN) 2.1.1. Công tác xây dựng văn bản Năm 2006, Cục đã đề xuất và phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31/3/2006 của Bộ LĐTBXH và Bộ ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngầy 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài. Thông thư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2006 của Bộ Tài chính và Bộ LĐTBXH hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động. Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 07/7/2006 của Bộ LĐTBXH và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BLĐTBXH, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trong năm 2007, Cục QLLĐNN đã được giao chủ trì soạn thảo 18 văn bản hướng dẫn thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó: 2 Nghị định thư của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 5 Thông tư liên tịch, 1 Thông tư của Bộ và 8 Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. 11 văn bản được ban hành trong năm 2007 vả 7 văn bản được trình ban hành trong quý I/2008. Sau khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực (1/7/2007) và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Cục đã tập trung ưu tiên triển khai các thủ tục cấp giấy phép cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động; tổ chức tập huấn cho các cán bộ của doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc đăng ký hợp đồng, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đăng ký, quản lý và cấp chứng chỉ cho người lao động. Kết thúc năm 2008, Cục QLLĐNN đã trình ban hành được 2 văn bản quy phạm pháp luật là: Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ LĐTBXH – Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Quyết đinh số 61/QĐ-BLĐTBXH ngày 12/8/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về mức chi trả phí môi giới của người lao động đối với doanh nghiệp. Các văn bản được tiếp tục hoàn thiện và trình ban hành trong Quý I/2009 và cả năm 2009 gồm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXHquy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định mức tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với một số thị trường lao động. Thông tư liện tịch giữa Bộ LĐTBXH và Bộ Công an về công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ các huyện có tỷ lệ nghèo cao đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2015. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong năm 2008, Cục QLLĐNN cũng đã được giao xây dựng: Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đấu thầu đặt hàng giai đoạn 2008-2010. Cục đã phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế và Tổ chức Lao đông quốc tế (ILO) tổ chức hôi thảo trao đổi thông tin, nhăm thực hiện nhiệm vụ chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. 2.1.2. Công tác thị trường lao động Từ năm 2006 đến nay là giai đoạn khởi sắc trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm và mở cửa thị trường mới. Năm 2006, chúng ta đã mở thêm được một số thị trường mới ở khu vực Trung Đông, Macao; hướng dẫn các doanh nghiệp phương hướng tiếp cận khai thác các thị trường như Bruney, Algerie;đã tổ chức nhiều đoàn công tác tìm kiếm, nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, Cục đã kịp thời đưa ra một số giải pháp để tiếp tục ổn định các thị trường truyền thống (Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,) như các biện pháp hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn, nâng cao chất lượng lao động phục vụ cho xuất khẩu. Mặc dù trong năm 2007 thị trường xuất khẩu lao động của ta có những diễn biến không thuận lợi, Đài Loan tiếp tục dừng nhận lao động của Việt Nam làm việc trong các gia đình, nguồn cung ứng lao động cho thị trường Malaysia hạn chế, một số thị trường mới đang ở bước thí điểm như thị trường Hoa Kỳ, Arậpnhưng qua thực hiện các giải pháp đồng bộ đã đạt được kết quả tốt. Kết quả là trong 2007 và năm tiếp theo 2008, số lao động đưa sang làm việc ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông tăng rõ rệt (Bảng 3). Bảng 3: Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm (Đơn vị: Người) Các thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đài Loan 14.127 23.640 31.631 Malaysia 37.941 26.704 7.810 Hàn Quốc 10.577 12.187 18.141 Nhật Bản 3.864 5.517 6.142 UAE 1.743 2.130 2.845 Ca-ta 2.621 4.685 1.622 Séc 16 423 1.432 Macao 0 2.132 3.025 Lào 7.227 3.068 3.137 Ả rập Xê-út 205 1.620 2.987 Thị trường khác 534 2.914 8.218 (Nguồn:Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Cục QLLĐNN) Tổng kết năm hoạt động vừa qua, Cục đã chuẩn bị và trình Bộ và Chính phủ để ký kết hiệp định hoặc Thỏa thuận hợp tác lao động với một số nước và tổ chức tiếp nhận lao động như: hiệp định về quy định tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta; Hiệp địn về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại LB Nga và công dân Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS; Bản ghi nhớ hợp tác lao động với Cộng hòa Slovakia; Bản thỏa thuận giữa Bộ LĐTBXH với Tổ chức IMM Nhật Bản về phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến thỏa thuận hợp tác lao động với một số nước Đông Âu và Trung Đông. Ngoài ra ta đã thiết lập được quan hệ hợp tcs chính thức với CH Séc, Macao, CH Síp, Úc, Hoa Kỳ để phối hợp quản lý việc đưa lao động sang làm việc tại các nước này. Thời gian qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã có tác động đến các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, dẫn đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng gặp khó khăn. Cục QLLĐNN cũng đã và đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của từng thị trường nhằm duy trì và thúc đẩy xuất khẩu lao động trong thời kỳ khủng hoảng. Những thị trường trọng tâm của Việt Nam vẫn sẽ là: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, UAE, thêm vào đó là Ả rập Xê-út, Lybia, Macao, Ca-ta 2.1.3. Công tác quản lý lao động Hoạt động xuất khẩu lao động không đơn thuần chỉ là giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà qua đó còn thay đổi nhận thức, ý thức kỷ luật, nâng cao chuyên môn của người lao động, thậm chí còn được đào tạo nghềchính vì vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN) luôn coi trọng công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Cụ thể: Theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực hiện tốt công tác quản lý, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài, cải thiện tình trạng lao động tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài. Kịp thời phối hợp với các cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ban quản lý lao động, các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan để giải quyết các vụ việc, tranh chấp phát sinh với lao động như: đình công, thiếu việc làm, lao động bị tai nạn hoặc tử vong Một số vụ việc nổi cộm trong thời gian gần đây đã được Cục giải quyết như: vụ việc đưa lao động Đào Thị Thuận bị tai nạn ở Đài Loan về nước; Vụ người lao động làm việc trên tàu đánh cá xa bờ của Hàn Quốc và Đài Loan bị bắt cóc, bị bắn chết ở ngoài khơi vùng biển Somali; vụ tin đồn lao động Việt Nam ăn thịt người ở Ca-ta (2007) Trong năm 2008 có các vụ việc liên quan đến lao động đình công trái phép tại Jodany, lao động sang Maldives phải về nước trước thời hạ, tranh chấp về tiền lương, điều kiện ăn ở sinh hoạt không theo hợp đồng giữa chủ sử dụng lao động và người lao động đã ký kết hoặc các hành vi vi phạm của lao động gây ra làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam ở nước ngoài Cục cũng đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và một số cơ quan liên quan tổ chức đón và hỗ trợ kinh phí cho 77 lao động Việt Nam làm việc ở Libang phải về nước do chiến tranh Thực hiện mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương, Cục đã giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp và chính quyền địa phương tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động, hạn chế tình trạng lừa đảo trong tuyển chọn lao động. Rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó đã thẩm định và trình Bộ cấp, đổi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động cho nhiều doanh nghiệp : Năm 2006 là 23 doanh nghiệp, năm 2007 là 19 doanh nghiệp, năm 2008 đạt tới 143 doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Cục QLLĐNN năm 2006, 2007, 2008). Đã hoàn thiện hồ sơ, giải quyết thủ tục để làm chế độ bảo hiểm cho hàng trăm đội trưởng, phiên dịch, và lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định hợp tác lao động với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trở về. 2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường, bắt đầu chú trọng vào việc phát hiện, hướng dẫn và chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: đăng ký hợp đồng, tuyển chọn lao động, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiế, thu chi tài chính và quản lý lao động ở ngoài nước. Hàng năm Cục QLLĐNN đều phối hợp với Thanh tra Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện nhiều cuộc thanh tra kiểm tra hoạt động xuất khẩu, kiểm tra định kỳ, bất thường các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Qua đó đã phát hiện và xử lý nhiều cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, trong đó nổi lên có các vụ liên quan đến việc các cá nhân, tổ chức không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng đã tổ chức tuyển chọn, đào tạo và thu tiền bất hợp pháp của người lao động : năm 2006: 62 vụ; năm 2007: 44 vụ; năm 2008: 46 vụ. Cục đã tiếp nhận và xử lý hàng trăm đơn thư khiếu nại, tố cáo: năm 2006 là 150 đơn, giảm 37% so với năm 2005; năm 2007 là 243 đơn, tăng 62% so với năm 2006; năm 2008 là 341 đơn thư, tăng gần 40% so với năm 2007 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm 2006, 2007, 2008 của Cục QLLĐNN). Năm 2008, Cục đã xử lý vi phạm hành chính với 5 doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạm đình chỉ hợp đồng cung ứng lao động của 3 doanh nghiệp liên quan đến vụ việc lao động ở Jodany. Nhìn chung, khi có vụ việc phát sinh, Cục đã chỉ đạo xử lý kịp thời góp phần chấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi lam việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp; đồng thời Cục đã phối hợp với cơ quan Công an xác minh, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm và yêu cầu trả lại tiền cho người lao động, góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của người lao động. 2.1.5. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Cục đã phối hợp tốt với một số báo và truyền hình tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về XKLĐ, những mô hình hay, hiệu quả trong việc tuyển chọn và quản lý lao động, những tiêu cực phát sinh trong hoạt động xuất khẩu lao động. Năm 2006 đã có hơn 800 bài viết, phóng sự phát thanh và truyền hình về hoạt động xuất khẩu lao động được tăng tải phát sóng; phát hành 3 số Bản tin “Việc làm ngoài nước”; đến năm 2008, hoạt động động thông tin tuyên truyền đã được đẩy mạnh với việc định kỳ phát hành 6 bản tin “Việc làm ngoài nước”; tổ chức giao lưu trực tuyến với người lao động trên mạng Internet (báo Vietnamnet, Nguoilaodong online), thông tin, tư vấn trực tiếp, hoặc qua điện thoại cho người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng tổ chức 3 khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất khẩu lao động cho 150 cán bộ địa phương, trên 90 cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp trong năm 2008. Ngoài ra, Cục còn tổ chức các đoàn ca nhạc sang biểu diễn phục vụ cộng đồng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và Đài Loan nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. 2.1.6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Qua các năm từ 2006 đến 2008, công tác đào tạo, định hướng của Cục ngày càng được hoàn thiện. Nội dung, chương trình đào đạo được cải tiến, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến thị trường lao động vì vậy chất lượng lao động sau đào tạo được nâng cao. Giới thiệu các cơ sở đào tạo với Ủy ban dạy nghề quốc gia của Malaysia để tham gia liên kết và cấp chứng chỉ CE (chứng chỉ đạt chuẩn) với đối tác MTP Malaysia. Phối hợp với tổ chức AMASU của Malaysia tổ chức tập huấn cho số giáo viên giáo dục, định hướng thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phối hợp với Western Union hoàn thiện và phát hành cuốn cẩm nang dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Cung cấp kịp thời các tài liệu học ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các trường dạy nghề. Biên soạn và hoàn thiện theo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Tài liệu học tiếng Hàn cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo luật cấp phép mới; tài liệu giáo dục định hướng dùng cho người lao động Việt Nam đi tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản; tài liệu giáo dục định hướng dùng cho người lao động Việt Nam học trước khi đi làm việc tại Trung Đông và Macao. Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng Đề án Quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để làm cơ sở xây dựng Đề án đào tạo nâng cao chất lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2008, xây dựng và tổ chức triển khai đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng giai đoạn 2008-2010. Cục đã trình Bộ cho phép lựa chọn 9 cơ sở dạy nghề và 14 doanh nghiệp tham gia đề án (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của Cục QLLĐNN ) Tiếp nhận, đăng ký chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động của 87 doanh nghiệp. 2.1.7. Công tác tổ chức cán bộ Công tác tổ chức cán bộ là một trong những công tác đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung của Cục Năm 2006 có nhiều biến động về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Quản lý lao động ngoài nướ. Thực hiện các quyết định của Bộ: chuyển trung tâm lao động ngoài nước về trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; dừng hoạt động của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đức; thành lập Phòng Thông tin tuyên truyền trên cơ sở giải thể trung tâm Thông tin tư vấn. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để tuyển dụng, tiếp nhận điều động một số cán bộ, chuyên viên làm việc tại các Phòng và Ban của Cục. Đến nay, Cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình Bộ hoàn thiện tổ chức bộ máy của Cục và các Ban quản lý lao động ở nước ngòa; triển khai hoạt động của bộ phận quản lý lao động ở Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Ca-ta; phối hợp với Bộ tuyển chọn, bổ sung cán bộ cho các đơn vị thuộc Cục. Thực hiện chính sách Lao động tiền lương, BHXH, BHYT cho cán bộ, công chức của Cục theo đúng quy định; phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế cử nhiều lượt cán bộ đi học tập, công tác trong và ngoài nước. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; làm thủ tục khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2.1.8. Công tác kế hoạch – tài chính Triển khai và trình Bộ phê duyệt quyết toán của năm và triển khai thực hiện dự toán ngân sách năn tiếp theo. Đảm bảo kinh phí hoạt động cho Cục, các Ban quản lý lao động ở nước ngoài và tổng hợp số liệu phục vụ đoàn Thanh tra Chính phủ. Hướng dẫn và triển khai thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho người lao động đi làm việc phải về nước trước thời hạn; hỗ trợ đào tạo cho người lao động theo quyết định của Bộ. Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực quyết toán Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. Hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện khóa sổ sách, kiểm kê và thanh lý tài sản để phục vụ việc chấm dứt hoạt động đối với Ban quản lý lao động Việt Nam tại Liên bang Nga theo quyết định của Bộ. Thực hiện giải ngân kinh phí đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động theo cơ chế đặt hàng giai đoạn 2008-2010. 2.1.9. Công tác khác Phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của Cục; đón tiếp, phục vụ chu đáo các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc với Bộ, Cục và các đoàn của Bộ, Cục đi công tác trong và ngoài nước. Cục đã triển khai dự án cải tạo, sửa chữa và nâng cấp trụ sở Cục, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào quản lý sử dụng theo đúng quy định. Thường xuyên chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong Cục: tổ chức và duy trì bữa ăn trưa tại cơ quan, tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan đi nghỉ hè và tham quan du lịch, duy trì các hoạt động thăm hỏi trong các dịp lễ, Tết, hiếu, hỉ, ốm đau 2.2. Tình hình công tác của Phòng Quản lý lao động, thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước Phòng quản lý lao động có trách nhiệm giúp Cục trưởng trong việc quản lý các vấn đề có liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong thời gian qua, Phòng đã hoàn thành đúng quyền hạn, nhiệm vụ được Cục giao phó, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong cả nước. Cụ thể: 2.2.1. Công tác xây dựng văn bản Phòng quản lý đã tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng các văn bản sau: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với các đơn vị liên quan trong Cục phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động. Phối hợp với cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp xây dựng Thông tư hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với Thanh tra Cục phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng Đề án tổ chức quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Cùng với các đơn vị liên quan trong Cục xây dựng quyế định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định mức phí môi giới cụ thể đối với từng thị trường. Tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật: Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật; Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về mức tiền ký quỹ của người lao động; Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ LĐTBXH Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Thông tư liên tịch giữa Bộ LĐTBXH và Bộ Công an về công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tham gia ý kiến vào văn bản hướng dẫn về giải quyết chế độ với người đi hợp tác lao động ở Đông Âu về nước quá thời hạn và đạt được mục tiêu cải cách hành chính do phòng đề xuất. 2.2.2. Công tác quản lý - Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc các doanh nghiệp phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan lao động và chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài như: vụ lao động Đào Thị Thuận ở Đài Loan; thuyền viên Việt Nam bị bắt cóc ở ngoài khơi Somali; các vụ liên quan đến lao động Việt Nam ở các thị trường Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung đông. - Theo dõi, tổng hợp, tổng hợp số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. - Phối hợp với Thanh tra Bộ và Thanh tra Cục thanh tra, kiểm tra định kỳ một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động. - Kiểm tra và ký xác nhận Bản cam kết cho 254 lao động của Công ty SONA và 42 lao động của công ty SOVILACO đưa đi làm việc ở Đài Loan. - Hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động và thân nhân lao động làm thủ tục nhận bảo hiểm của phía Malaysia - Theo dõi, tổng hợp về công tác tuyển chọn lao động tại địa phương: soạn thảo công văn giới thiệu doanh nghiệp về địa phương tuyển chọn, thống kê việc giới thiệu tuyển chọn của các doanh nghiệp. 2.2.3. Công việc đối với lao động theo Hiệp định cũ - Hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc về thủ tục, giấy tờ đối với lao động đi làm việc theo Hiệp định cũ. Làm thông báo chuyển trả 154 trường hợp về cơ quan chủ quản trước khi đ, trong đó, 112 hoàn thành, 36 trước hạn, 6 không giấy tờ. Cấp lại thông báo chuyển trả cho 35 trường hợp. Truy thu 3.948.000 đồng là tiền một lượt vé máy bay của 1 lao động làm việc ở CHLB Đức. - Tổng hợp các trường hợp phát sinh vướng mắc với người lao động đi hợp tác lao động tại Nga, Đức và Bungari sau khi các Ban quản lý lao động tại các nước này giải thể để phối hợp với các phòng chức năng trình lãnh đạo Cục hướng giải quyết. Giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan đến quyền lợi của người lao động đi theo hiệp định hợp tác lao động ở các nước Đông Âu. 2.3. Đánh giá chung về công tác của Cục Quản lý lao động ngoài nước đến năm 2008 2.3.1. Những mặt được - Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã từng bước hoàn thiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, đã mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và người lao động. Nhìn chung các văn bản ban hành đều đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế. - Mặc dù thị trường lao động năm 2008 có những biến động bất lợi, nhưng Cục đã kịp thời thực hiện các giải pháp khắc phục, tiếp tục ổn định thị trường hiện có, không để xảy ra những biến cố lớn. Hầu hết các thị trường có số lượng đưa đi cao hơn năm 2007 như thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, UAE, Barain, A rập Xê-út và Libya, ngoại trừ Malaysia và Ca-ta số lượng lao động đưa đi giảm. Nhìn chung, các thị trường hiện có giữ được ổn định, thị phần lao động ở một số thị trường có thu nhập cao đã tăng thêm đáng kể (Đài Loan tăng thêm gần 8 ngàn lao động, Hàn Quốc là 6 ngàn và CH Séc là 1 ngàn lao động so với năm 2007). - Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được tăng cường. Cục đã kịp thời chỉ đạo, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện các giải pháp về tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 2.3.2. Một số hạn chế - Công tác nghiên cứu, đánh giá và dự báo thị trường lao động ngoài nước, đặc biệt là việc đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa nhạy bén dẫn đến công tác điều hành, chỉ đạo một số thị trường mới còn lúng túng, chưa kịp thời có các phương án xử lý, hướng dẫn doanh nghiệp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động. - Mặc dù có cố gắng, song chưa có giải pháp phù hợp để duy trì và mở rộng một số thị trường trọng điểm tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Malaysia, Trung Đông. Chưa kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khai thác nguồn lao động vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là người nghèo. - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mặc dù đã được quan tâm tăng cường, nhưng vẫn còn bất cập: Nhiều vụ việc phát sinh đối với lao động của ta ở nước ngoài chưa được xử lý quyết liệt và hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn; một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; công tác cấp, đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn chậm. - Công tác xây dựng đề án và văn bản hướng dẫn Luật còn chậm tiến độ (chỉ đạt 40% kế hoạch đề ra). - Sự phối hợp giữa các đơn vị trong Cục trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao đôi lúc chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ công việc. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC NĂM 2009 3.1. Đặc điểm tình hình 3.1.1. Thuận lợi - Lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được coi là một chương trình quan trọng, được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ; được các Bộ, ngành và các địa phương hợp tác chặt chẽ, được người lao động và xã hội hưởng ứng. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài cơ bản đã được ban hành đồng bộ, tạo thành hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. - Đã hình thành một hệ thống thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đa dạng và ổn định; ký kết được nhiều Hiệp định, Thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước trên thế giới, tạo ra khung pháp lý và cơ chế thực hiện việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nhiều quốc gia. - Đã có một hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu lao động có kinh nghiệm, trong đó có một số doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. - Tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức trong Cục đoàn kết, có tính thần trách nhiệm đối với công việc được giao, trình độ cán bộ công chức của Cục được nâng cao. 3.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước tiếp nhận lao động của Việt Nam, dẫn đến nhu cầu tiếp nhận lao động mới giảm đi; việc làm, thu nhập của người lao động đang làm việc cũng gặp khó khăn. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì năm 2009 toàn thế giới sẽ giảm khoảng 210 triệu chỗ làm việc, đặc biệt là các công việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ, là những lĩnh vực lao động Việt Nam có thế mạnh. Chất lượng lao động của ta còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành kỷ luật. Do đó việc mở thị trường mới gặp khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề về lao động làm việc ở nước ngoài ngày càng phức tạp, đa dạng và xảy ra trên nhiều địa bàn, nhiều thị trường khác nhau. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động thiếu kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn và đặc biệt là trong quản lý và xử lý vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài dẫn đến có những vụ việc để kéo dài, gây hậu quả xấu. Một số lực lượng phản động của người Việt ở nước ngoài tiến hành những hoạt động phá hoại trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá đặc điểm tình hình, Cục đã đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2009 và thời gian tới nhằm thích ứng với bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời thực hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ công tác năm 2009 và thời gian tới Mục tiêu: Phấn đấu đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 (Bảng 4), và từ năm 2010 trở đi, hàng năm đưa đi được trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 70-80% là lao động qua đào tạo. Bảng 4: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 TT Chỉ tiêu, mục tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2009 1 Tổng số lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Người 500.000 2 Số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm Người 90.000 Trong đó - Đài Loan 30.000 - Malaysia 15.000 - Hàn Quốc 15.000 - Nhật Bản 6.000 - Lào 5.000 - Ca-ta 1.800 - UAE 5.000 - Séc 800 - Ma – cao 2.500 - Ả rập Xê-út 3.000 - Lybia 2.000 - Angeri 800 - Các thị trường khác 2.900 3 Số lao động về nước trong năm Người 4 Số kiều hối lao động đi XKLĐ chuyển về nước Triệu USD 2.000 5 Số doanh nghiệp được cấp đổi giấy phép XKLĐ đến 31/12 DN 180 6 Số doanh nghiệp có đưa người đi XKLĐ DN 180 7 Số doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh, kiểm tra về hoạt động XKLĐ DN 65 Trong đó: - Tổ chức thanh, kiểm tra - Gửi phiếu tự kiểm tra 35 30 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của Cục Quản lý lao động ngoài nước) Để thực hiện mục tiêu trên, năm 2009 Cục Quản lý lao động ngoài nước tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, triển khai tốt Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản dưới Luật - Khẩn trương hoàn thiện và trình Bộ ban hành các văn bản của kế hoạch năm 2008 trong quý I/2009. - Nghiên cứu ban hành các quy định và hình thức công khai hóa các thông tin liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: cơ chế, chính sách, danh sách các doanh nghiệp, thị trường, số lượng lao động cần tuyển, tiêu chuẩn lao động và chi phí trước khi điđể mọi người biết, thực hiện và kiểm tra. 3.2.2. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện một số đề án - Khẩn trương hoàn chỉnh và trình Bộ Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2015; đề xuất phương án tổ chức triển khai đề án khi được phê duyệt. - Xây dựng chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. 3.2.3. Tiếp tục ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước - Đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường lao động ngoài nước để định hướng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường và chuẩn bị nguồn lao động. - Xây dựng phương án và đưa ra các giải pháp cụ thể đối với từng thị trường để tiếp tục ổn định, phát triển thị trường đã có và khai thác một số thị trường mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đưa lao động đi trong năm 2009. - Trong năm 2009, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp và các địa phương tuyển chọn lao động đi làm việc tại thị trường Malaysia, đặc biệt là tạo nguồn lao động đi làm việc tại Malaysia theo đề án hỗ trợ 61 huyện nghèo; đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề đưa sang các thị trường Trung Đông, đàm phán củng cố, mở rộng thị trường Đài Loan. 3.2.4. Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Tập trung thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký hợp đồng, tuyển chọn lao động và thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. - Phối hợp với cơ quan truyền thông, cải tiến công tác thông tin tuyên truyền cả về nội dung và hình thức. Tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến từng địa phương, doanh nghiệp và người lao động, chú trọng tuyên truyền tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, góp phần thực hiện hiệu quả đề án đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các huyện nghèo. 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn lao động - Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm đặt hàng đào tạo năm 2008, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2009. - Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo đề án thí điểm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 61 huyện nghèo. 3.2.6. Quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động - Nghiên cứu và dự báo những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cắt giảm nhân công ở nhiều nước, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ khó khăn của doanh nghiệp và những lao động phải về nước trước hạn. - Theo dõi, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật trong các khâu: thẩm định hợp đồng, báo cáo định kỳ, cử cán bộ quản lý lao động, xử lý các phát sinh liên quan đến người lao động. - Phối hợp với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, thực hiện hỗ trợ rủi roc ho người lao động; nghiên cứu, đề xuất các nội dung hỗ trợ chưa quy định cụ thể trong cơ chế Quỹ, nhất là đối với lao động mất việc làm về nước do khủng hoảng kinh tế. 3.2.7. Công tác tổ chức cán bộ Bổ sung và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Cục, bộ máy quản lý lao động ở nước ngoài. KẾT LUẬN Trên đây là Báo cáo tổng hợp và đánh giá tình hình hoạt động của Cục Quản lý lao động ngoài nước trong những năm vừa qua, từ 2006-2008 với vai trò là Cơ quan giúp đỡ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Qua Báo cáo này, chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động trong nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập cho lao động nghèo, góp phần phát triển đất nước. Trong đó, vai trò của Cục Quản lý lao động ngoài nước là vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động này phát triển một cách hiệu quả. Trong giai đoạn 2006-2008, tuy vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại một số hạn chế trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, nhưng về cơ bản Cục đã đảm nhận tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết tốt việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nghèo; quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các Bộ, ngành có liên quan, đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng thị trường lao động ở ngoài nước, đảm bảo các thủ tục cần thiết cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài hay khi quay trở về nước, đảm bảo khung pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân và các doanh nghiệp Với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của Cục đối với hoạt động xuất khẩu lao động trong cả nước, trước tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 sẽ là một năm xuất khẩu lao động của Việt Nam có nhiều việc phải làm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp quy: Quyết định số 04/CP ngày 3/1/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Cục hợp tác quốc tế về lao động trực thuộc Bộ Lao động. Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007, quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Quyết định số 666/2003/QĐ-BLĐTBXH, ngày 30/5/2003 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Các Quyết định số 115, 116, 117, 123, 124, 125, 126, 2039 của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2003, quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Cục QLLĐNN. Thông tư liên tịch số 07/2004/TTLT/BLĐTBXH-BNG, ngày 03/6/2004, hướng dẫn thực hiện một số điều khoản thuộc Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội. Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước (2006, 2007, 2008). Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Phòng Quản lý lao động – Cục quản lý lao động ngoài nước (2006, 2007, 2008) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ --------------o0o-------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Cơ sở thực tập: PHÒNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG – CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Họ và tên sinh viên: Đồng Thị Phương Thúy Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Lớp: Kinh tế quốc tế Khóa: 47 Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Hương HÀ NỘI, 2 – 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5659.doc
Tài liệu liên quan