Quá trình hình thành và sự phát triển chủ yếu của công ty TNHH Trang Tiên

Công tác kế hoạch của công ty phải được cải tiến, hướng tới chiều sâu và phải có sự phân chia phạm vi lập kế hoạch. Cụ thể là kế hoạch hoạt động của công ty phải được thiết lập theo tuần, tháng, quý, năm. Phải có một tầm nhìn chiến lược,nhất là với một thị trường nhiều biến động như thị trường dệt, may. Qua bảnng cân đối kế toán 31/08/2003 chỉ ra sự tồn đọng nguyên vật liệu là rất lớn, lên tới hơn 400 triệu đồng, con số này cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty. Bởi vì việc tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu gây lãng phí cho công ty. Trứoc hết là lãng phí chi phí bảo quản, sau nữa là lãng phí chi phí cơ hội , ảnh hưởng tói khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty. Đây không phải là công việc phức tạp mà hoàn toàn là một công việc có thể hoàn thành theo đúng yêu cầu đề ra chỉ cần người thực hiện chú ý theo dõi tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu ( thời gian gần đây thì thị trường vải may mặc khá ổn định), tình hình hoạt động của công ty là có thể thiết lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu thoả mãn nhu cầu sản xuất của nhà máy. Điều cần thiết ở đây là lãnh đạo công ty phải có sự quan tâm nhất định, tạo điều kiện hoạt động và động viên kịp thời khi hoàn thành công việc được giao. Công tác quản lý tài chính của công ty cũng phải được chú trọng hơn, cụ thể là không được để xảy ra tình trạng vốn nhàn rỗi, có rất nhiều cách có thể tận dụng để làm vốn quay vòng và sinh lợi. Một nhà quản lý tài chính giỏi phải là người không có qúa nhiều tiền mặt trong két và nếu có thể thì phải hạn chế tối đa việc chiếm dụng vốn.

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và sự phát triển chủ yếu của công ty TNHH Trang Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với tình hình mới, chỉ sau 2 tháng hooạt động, Công ty TNHH Trang Tiên đã đạt được những thành công đáng khích lệ, sản xuất ra đã có lãi. Diều đó được thể hiện qua những số liệu sau Hiệu quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính : đồng Doanh thu Doanh thu thuần 215.161.438 Thuế GTGT 15.908.500 Tổng 231.069.938 CFSX&KD Giá hàng bán ra 152.500.000 CF phục vụ & đào tạo 50.000.000 QL doanh nghiệp 10.047.000 Tổng 212.547.311 KQSX&KD Doanh thu thuần 215.161.438 CFSXKD 212.547.314 Lãi 2.614.124 Sẽ nộp thuế thu nhập 28% 731.954 Lãi sau thuế 1.882.170 Như vậy là chỉ sau 2 tháng chuyển đổi hình thức sở hữu, phương pháp quản lí kinh doanh, công ty đã có số liệu để động viên phát triển ( gần 2 tỉ đồng tiền lãi ), là một kết quả không nhỏ và đã khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty trong tương lai. 2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy: 2.1. Chức năng: Là một công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty TNHH Trang Tiên hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã được cấp giấy phép nhằm mang lại lợi nhuận cho bản thân công ty, đạt hiệu quả cao nhất cả về mặt xã hội ( dưới hình thức là tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước, đảm bảo an toàn về mặt môi trường, tạo việc làm cho người lao động ). 2.2. Nhiệm vụ: Để mang lại hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình, Công ty TNHH Trang Tiên hướng tới những nhiệm vụ cơ bản sau - Sản xuất, gia công, mua bán hàng may mặc xuất khẩu; đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty, là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Tại thời điểm hiện tại công ty đang tiến hành nâng cao năng lực sản xuất của mình bằng cách đầu tư vào hệ thống dây chuyền công nghệ ( nhập một hệ thống của Nhật trị giá hơn 300.000 USD ), khẩn trương thúc đẩy tốc độ đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân ( chi phí đào tạo đã tăng lên 125 USD/ công nhân ). Song song với đó, công ty vẫn tiếp tục tận dụng tất cả những khả năng có thể nhằm nâng cao tay nghề công nhân cũng như năng lực kinh doanh của mình bằng hàng loạt những hợp đồng gia công cho các công ty may lớn trong nước như : + Ngày 20 tháng 6 năm 2003 tiến hành gia công 50000 túi du lịch cho công ty may Traenco dạt mức lãi trước thuế là 38.245.400 đồng + Ngày 24 tháng 7 năm 2003 tiến hành may 1082 sản phẩm gồm áo sơ mi, phông cho công ty Metro đạt doanh thu 12.893.000 + Ngày 14 tháng 8 năm 2003 thực hiện hợp đồng may 1000 chăn, 1000 màn, 1000 gối hoa cho công nhân công ty may Nhà Bè đạt lợi nhuận sau thuế là 124.432.000 đồng. Ta có thê thấy rằng những hoạt động này phù hợp với khả năng thực tế của công ty trong tình hình hiện nay. Với đặc điểm là một công ty mới thành lập, năng lực sản xuất còn hạn chế, quan hệ với thị trường khách hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn ít, những thành công kể trên của công ty là đáng khích lệ. Thế nhưng đây không phải là những kết quả mà công ty mong đợi trong thời kì hoạt động tiếp theo, thời kì mà công ty có thể chấm dứt việc gia công cho công ty khác, xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, tự thiết kế và quảng bá cho sản phẩm của mình, mở rộng thị trường ở trong nước và đưa sản phẩm ra tiêu thụ cả ở những thị trường nứoc ngoài. - Nhằm nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh công ty còn tiến hành các hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn du học, xuất khẩu lao động sang các nước khác với sự đồng ý của nhà nước mà cụ thể là việc đưa hơn 500 công nhân sang lao động ở Nhật Bản trong một hợp đồng với công ty lắp ráp điện tử Moji. Thế nhưng đây không phải là những hoạt động chủ yếu của công ty, mà thực chất đây là những hoạt động có tính chất tiếp cận thị trường, mở rộng các mối quan hệ, quảng bá cho tên tuổi và uy tín của công ty, bởi vậy trong những hoạt động này, lợi nhuận không phải là mục tiêu cao nhất và duy nhất mà công ty hướng tới. 3. Những đặc điểm của công ty: 3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.: Công ty TNHH Trang Tiên là một công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu. Hiện tại nhà máy may của công ty hoạt động với 2 dây chuyền sản xuất khép kín được đưa vào sử dụng từ năm 1995 nhập từ Hàn Quốc. Nguyên vật liệu đưa vào dây chuyền đến khi tạo thành thành phẩm là cả một quá trình khép kín, liên tục. Dưới sự hướng dẫn của đốc công và quản đốc, mỗi công nhân chịu trách nhiệm một bộ phận trong dây chuyền như : mẫu, giác mẫu, giải chuyền, cắt với độ chuyên môn hoá cao. Hoạt động 2 ca liên tục, năng lực sản xuất của nhà máy sẽ đạt khoảng 7.000 sản phẩm / ngày. Tuy nhiên khác với những loại sản phẩm khác, ở đây dây chuyền công nghệ không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của công ty mà do yếu tố trình độ tay nghề của công nhân, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Bởi vậy nhà máy rất quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người công nhân Nhà máy cũng rất quan tâm đến việc cải tiến hoàn thiện, hợp lý hoá các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suát lao động - Tiến hành đấu nối tạo hoạt động song song bàn là hơi tăng năng suất lên 2 sản phẩm / phút. - Tiến hành đặt hàng khoa Công nghệ thông tin trưòng ĐH Quôc gia- Hà Nội lập trình chương trình quản lý hệ thống mạng điện cho sản xuất. Nghiên cứu việc áp dụng hệ thống quản lý hiện đại ISO 2001. 3.2. Đặc điểm cơ sở vật chất: Không ngừng nâng cao cơ sở vật chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty là một trong những mục tiêu mà công ty không ngừng phấn đấu. Hơn ai hết, công ty hiểu rõ rằng chỉ khi điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân được bảo đảm thì công nhân mới yên tâm sản xuất, năng suất lao động mới được duy trì ở mức cao, chỉ khi trang thiết bị quản lí, nhà xưởng được trang bị đầy đủ thì năng lực quản lý, kinh doanh của công ty mới có hiệu quả mong muốn. Bởi vậy nên tuy mới hoạt động được một thời gian ngắn thế nhưng công ty đã có được một hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại - Với diện tích nhà máy may Kim Hà rộng khoảng1500 m 2 tại khu công nghiệp Láng – Hoà Lạc, trong đó 900 m2 là diện tích nhà xưởng, còn lại là nơi ở cho công nhân và bộ phận quản lý của nhà máy. Khu tập thể của nhà máy đầy đủ những trang thiết bị, tiện nghi cho 300 công nhân ăn ở, sinh hoạt. Trong vòng 3 tháng kể từ khi thành lập nhà máy đa đầu tư khoảng hơn 2 tỉ dồng cho việc tạo chỗ ở cho công nhân bao gồm tiền thuê đất, xây nhà ở, mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho công nhân. - Đầu tư hơn 300.000.000 đồng cho việc mua trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý của công ty. - Đầu tư 150.000.000 đồng cho việc mua 2 máy đột tròn SMW của Nhật. - Đầu tư 50.000.000 đồng cho 1 máy sấy, là của Hàn Quốc. Chỉ tính riêng trong 2 tháng đẩu tiên từ khi rút khỏi liên doanh, công ty đã tiến hành đầu tư hơn 800.000.000 đồng cho việc tạo tài sản cố định cho công ty, thực hiện thêm 5 hợp đồng gia công, 1 hợp đồng sản xuất, đưa vào thị trường hơn 10.000 sản phẩm các loại mang về 1.500.000.000 đồng tiền lãi ( làm tròn số). Bản dự trù nguyên vật liệu cho đơn đặt 50.000 túi của Traenco Stt Nội dung Đ.v tính SL Đ.v tính SL Đơn giá/m Thành tiền Ghi chú 1 Vải dù xanh lam cuộn 180 m 9,000 36,000 324,000,000 2 Vải dù đỏ (vải phối) cuộn 40 m 2,000 36,000 72,000,000 3 Chỉ loại 2,000 m cuộn 500 m 1,000,000 3,.250 325,000,000 đã có 4 Quai 4 phân tím than cuộn 40 m 3,200 8,000 25,600,000 5 Khoá 5 cuộn 100 m 18,000 6,000 108,000,000 6 TCN 4 phân cái 10,000 2,000 20,000,000 7 Then ngang 4 phân cái 10,000 2,000 20,000,000 8 Móc tam giác 4 phân cái 10,000 3,000 30,000,000 9 Đầu khoá cái 10,000 800 8,000,000 10 Dây lé cuộn 320 m 65,000 800 52,000,000 11 Vận chuyện 40,000 Tổng 984,640,000 Nguyên vật liệu của công ty chỉ yếu được cung cấp từ các hãng, cửa hàng vật liệu may mặc tại Hà Nội, thỉnh thoảng được cung cấp từ Hàn Quốc theo mối quan hệ của công ty với một số đơn vị kinh doanh mặt hàng này của Hàn Quốc. 3.3. Đặc điểm về vốn: Vốn hoạt động của công ty hoàn toàn là nguồn vốn chủ sở hữu được đóng góp từ hai thành viên sáng lập nên công ty. Với tổng số vốn điều lệ là 13 tỉ đồng, thiệt hại mất gần 1,5 tỉ trong quá trình liên doanh với công ty Everest Hàn Quốc. Sau khi tách ra khỏi liên doanh khoảng hai tháng thì công ty đã làm ăn có lãi và dần đi vào ổn định. Trong hoàn cảnh hiện tại công ty chưa có ý định huy động nguồn vốn cho sản xuất, thế nhưng điều này cũng không được loại trừ trong quá trình hoạt động của công ty trong tương lai. Phần 2 Phân tích tình hình hoạt động của Công ty TNHH Trang Tiên. 1. Công tác lập kế hoạch sản xuất: Cùng với sự chuyển đổi về hình thức sở hữu, công tác lập kế hoạch của công ty cũng biến dổi theo. Trong liên doanh, công ty hoạt động với một hình thức khá thụ dộng: sản xuất và gia công sản phẩm theo đúng yêu cầu kĩ thuật được cung cấp từ phía công ty Hàn Quốc. Trong khi đó công ty Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu: cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Giờ đây khi liên doanh không còn nữa thì Công ty TNHH Trang Tiên phải đứng ra gánh vác gánh nặng chủ yếu, phải tự đứng bằng đôi chân của mình, phải lo mọi khâu của một quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó có khâu lập kế hoạch sản xuất. Từ bây giờ công tác lập kế hoạch sản xuất phải gắn liền với nhu cầu thị trường (khách hàng, nguyên vật liệu), khả năng sản xuất thực tế của công ty. Công tác lập kế hoạch của công ty phải luôn gắn bó mật thiết với mọi hoạt động của các bộ phận khác: hạch toán, quản lí, điều hành, marketinh… để có thể có đủ dữ liệu phục vụ công tác này. Hao tồn rất nhiều công sức trí tuệ, nhưng công tác này là rất cần thiết, có tính chiến lược sống còn và không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Sử dụng hình thức khoán gọn từng khâu, tổng hợp số liệu ( đây là khâu quan trọng nhất ) và rút ra những kết luận đúng đắn, cung cấp những số liệu và kết luận này cho giấm đốc công ty để giám đốc có những xử lý kịp thời. Kế hoạch sản xuất của công ty phải được tiến hành một cách cụ thể không phải chỉ theo năm mà còn theo tháng, quý. Dựa theo kế hoạch đã được đề ra, công tác sản xuất, kinh doanh của công ty có độ an toàn cao hơn, hiệu quả hơn và nhất là có thể tránh được những rủi ro ngoài ý muốn. Tuy rất được coi trọng trong công ty nhưng với đặc điểm và tuổi đời còn non trẻ của mình, công tác kế hoạch của Công ty TNHH Trang Tiên vẫn không mang lại hiệu quả như ý muốn, một phần là do những nguyên nhân khách quan như sự thiếu kinh nghiệm, độ thiếu chính xác của các phương tiện thu thập thông tin số liệu thì còn có những nguyên nhân chủ quan: thiếu dân chủ, áp đặt ý kiến trong điều hành lãnh đạo, không khách quan trong việc phân tích thông tin, thiếu sự thận trọng trước những vấn đề gai góc… tất cả những vấn đề đó đã làm giảm đi tính hiệu quả mà công tác này mang lại cho hoạt động của công ty. Công tác lập kế hoạch của công ty cũng cần phải tham khảo quá trình hoạt động của các công ty hoạt động cùng lĩnh vực khác, việc này sẽ giúp công ty có một cái nhìn toàn thể hơn về thị trường, khách hàng… để có thể điều chỉnh những kế hoạch của mình một cách đúng đắn nhất. 2. Công tác tổ chức nhân sự của Công ty TNHH Trang Tiên: Sau khi rút khỏi liên doanh, để công ty có thể hoạt động hiệu quả, giảm bớt các chi phí đầu vào, công ty đã tiến hành tinh giảm bộ máy quản lý, cải tổ lại hoạt động với một sự phân công kĩ càng hơn về phạm vi cũng như trách nhiệm công việc của từng người. Để có thể phát huy khả năng của mỗi người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất . Là một Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, bộ máy nhân sự của Công ty TNHH Trang Tiên được chia làm nhiều bộ phận để đáp ứng nhu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh của công ty theo một trật tự cụ thể. Ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 4 trợ lý bao gồm: - Một trợ lý sản xuất: phụ trách bộ phận sản xuât của nhà máy may Kim Hà, thực hiện đúng tiến độ sản xuất theo kế hoạch đề ra, nắm chắc lực lượng sản xuất bao gồm các nội dung sau: +Trình độ tay nghề, kỹ thuật của từng chuyên nghành, xác định chính xác bậc thợ, năng xuất lao động, định mức ngày công. đề xuất chương trình bổ túc, đào tạo và tuyển dụng cán bộ công nhân. + Quản lí theo dõi các chương trình xuất nhập khẩu phục vụ cho chương trình sản xuất . - Một trợ lý kinh doanh : cùng với phó giám đốc phụ trách công việc giám sát hoạt động của nhà máy cũng như khai thác thị trưòng, tìm khách hàng, đối tác và nguồn hạn nghạch nhập khẩu cho công ty. Đồng thời trực tiếp thực hiện các khâu nghiệp vụ xuất nhập khẩu từ khâu đàm phán, ký hợp đồng, giao nhận hàng và thanh toán. - Một trợ lý hành chính : hoạt động trong lĩnh vực : + Tiếp xúc và giao dịch với các cơ quan hành chính, pháp luật nhà nước và địa phương thuộc địa bàn công ty hoạt động. + Giải quyết kịp thời các thủ tục đăng kí tạm trú ngắn hạn và dài hạn cho các chuyên gia nước ngoaì đến làm việc cho công ty. + Quan tâm, viếng thăm những cán bộ công nhân viên công ty khi họ đau yếu hoặc gia đình họ có việc hiếu hỉ. - Một trợ lý tổ chức: Lập kế hoạch và tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm lao động cho công ty + Quản lý nhân sự và quản lý hồ sơ nhân sự cho công ty. + Nắm và đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và phẩm chất của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Thiết lập và phân bổ hợp lý, chính xác quỹ lương, quản lý và theo dõi sử dụng quỹ lương, quỹ tiền thưởng của các bộ phận công ty. + Theo dõi và giám sát ngày công, giờ công trong công ty. Đề xuất việc phân bổ tiền thưởng cho hợp lý nhằm khuyến khích lao động tăng năng xuất lao động. Tuỳ tình hình công việc của công ty vào từng thời điểm nhất định mà mỗi một trợ lý có thể yêu cầu giám đốc công ty bổ sung thêm người cho công việc của mình. Ngoài ra công ty còn có những bộ phận khác mà mỗi bộ phận do 1 đến 2 người phụ trách, tuỳ vào yêu cầu của công việc. - Bộ phận quản trị: + Lập kế hoạch sửa chữa, tu bổ, mua sắm dụng cụ đồ dùng đảm bảo cho điều kiện làm việc của công ty. + Quản lý và bảo quản tài sản, các trang thiết bị của công ty. - Bộ phận thống kế: + Thống kê lao động, tiền lương, thưởng và các quỹ tài chính khác + Thống kê tài sản cố định, tài sản mau hỏng, văn phòng và các vật dụng. + Thống kê vật tư, nguyên phụ liệu, sản phẩm hàng hoá. + Thống kế tài chính. - Bộ phận kế hoạch: + Liên hệ với cán bộ các bộ phận khác để lập kế hoạc công tác tuần cho toàn công ty ( Khối văn phòng và khối nhà máy ) + Xuống nhà máy khai thác, sưu tầm số liệu, chủ động lập kế hoạch sản xuất bao gồm kế hoạch năm, quý , phân bổ các kế hoạch được duyệt cho từng bộ phận của công ty + Theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của từng bộ phận. - Bộ phận tài chính: + Căn cứ vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, lên kế hoạch chi tiêu tài chính trình giám đốc duyệt. + Giao chỉ tiêu tài chính cho các bộ phận liên quan và hướng dẫn các bộ phận lập phiếu xin ứng tiền. + Lập phiếu cấp phát tài chính, giám đốc duyệt trước khi đến trình thủ quỹ. - Bộ phận kế toán: + Thực hiện công tác hạch toán kế toán trên hệ thống các sổ sách mẫu biểu kế toán theo đúng luật thống kê kế toán. + Thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của giám đốc về hạch toán ghi chép tài chính. Tuyệt đối giữ bí mật các số liệu và mục đích của hạch toán. Trung thành giữ gìn kỉ luật tài chính của công ty. + Thực hiện công tác báo cáo tài chính đúng biểu mẫu, đúng thời hạn và chính xác các số liệu. - Bộ phận thủ kho + Lập sổ theo dõi nhưng không quản lý mọi tài sản, vật tư, nguyên phụ liệu, sản phẩm hàng hoá giúp giám đốc quản lý tài sản. + Thực hành công tác xuất nhập kho chính xác đầy đủ. Lập kế hoạch kiểm kê tài sản bất thường trình giám đốc tổ chức tiến hành . Các bộ phận này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các trợ lý giám đốc Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất nhầ máy, chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình hoạt động của nhà máy. Vai trò của giám đốc được coi là người điều hành hoạt động của các bộ phận trọng công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Các quyết định, yêu cầu của giám đốc được thông báo cho phó giám đốc hoặc các trợ lý và những người này có trách nhiệm thi hành các yêu cầu đó. Hoạt động của bộ phận sản xuất thuộc nhà máy được chia làm nhiều phần, chúng được kết nối và tạo thành một dây chuyền may với các bộ phận thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt bao gồm: - Bộ phận tạo mẫu, giác mẫu - Bộ phận vẽ, giải chuyền. - Bộ phận cắt. - Bộ phận may: một sản phẩm gồm nhiều chi tiết, mỗi bộ phận đảm nhận một chi tiết, sau cùng sẽ ghép các chi tiết tạo thành sản phẩm - Bộ phận đóng gói bao gồm: là hơi, đóng gói… Ngoài ra nhà máy còn thực hiện những khoá đào tạo tay nghề may cho các đơn vị, cá nhân có yêu cẩu,trong đó có cả việc đào tạo tay nghề may cơ bản cho những đơn vị may lớn như đào tạo tay nghề may cơ bản cho 35 công nhân của công ty may Metro, và khoảng hơn 50 cá nhân có yêu cẩu. Hiện nay nhà máy đang xúc tiến việc thực hiện xuất khẩu những công nhân có tay nghề cao sang làm việc các xí nghiệp may Hàn Quốc, mở đầu bằng việc nâng cao tay nghề cho những công nhân có nhu cầu. Về công tác đào tạo công nhân, Công ty TNHH Trang Tiên đã có những kinh nghiệm nhất định. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã đào tạo cho hơn 1100 lượt người qua các khoá đào tạo tay nghề khác nhau ở những trình dộ khác nhau. Thực tế hoạt động của những học viên sau khi kết thúc khoá học đã chứng tỏ khả năng của công ty trong lĩnh vực này. Với tổng số hơn 300 công nhân ở thời điểm hiện tại, hầu hết đều do công ty tự đào tạo, số công nhân này đã đáp ứng được yêu cầu của công ty về tay nghề cũng như hiệu suất làm việc. Cùng với việc đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế dây chuyền may hiện có bằng 2 dây chuyền của Nhật trong thời gian không xa, công ty cũng đang gấp rút tiến hành việc đào tạo, hướng dẫn cho công nhân sử dụng hệ thống máy may mới, 3 chuyên gia của Nhật đã đến Việt Nam và giới thiệu với những công nhân Việt Nma làm quen với dây chuyền mới. Kể từ ngày thành lập đến nay số lượng công nhân daođộng không nhiều, tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và số lượng trang thiết bị mà công ty có. Cụ thể là Bảng tổng kết số lao động của công ty trong thời gian qua. Tháng Thợ bậc 1 Thợ bậc 2 Thợ bậc 3 Thợ kĩ thuật Thợ học việc Tổng số 4 44 90 78 33 10 255 5 100 86 89 35 15 325 6 93 88 75 36 18 289 Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy số lượng các công không thay đổi nhiều theo thời kì, tăng 27 % của tháng thứ 5 so với tháng thứ 4, nhưng lại giảm 20 % từ tháng thứ 6 so với tháng thứ 5. Tương ứng với nó là sự thay đổi về cơ cấu của các bậc thợ giữa các thời kì với nhau, nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đó là thời điểm công ty liên doanh Kim Hà hoạt động mạnh, nhu cầu công nhân lớn. Thế nhưng khi liên doanh ngừng hoạt động thì lượng công nhân lại giảm xuống do lúc đó công ty không có nhu cầu về một lượng công nhân lớn như thế nữa. Ngoài ra một đặc điểm nhỏ nữa đang và sẽ tiếp tục làm biến dộng số lượng công nhân trong Công ty TNHH Trang Tiên. Vì là một công ty may, do đặc điểm công việc nên 98% công nhân là nữ, ở vào độ tuổi tử 18 đến 30. Những công nhân này không thể làm việc liên tục cho công ty trong một thời gian dài được, bỏi hơn 70% công nhân nữ sau khi nghỉ việc đều có nguyên nhân lập gia đình hay sinh con và đa phần sau đó không trở lại làm việc. Đây cũng là một thực tế được tính đến trong chiến lược tuyển dụng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân của công ty. Thực tế hoạt động của nhà máy cho thấy, nhà máy luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nhân viên. Đây chính là một yếu tố giúp nhà máy tận dụng được hết công suất của máy móc thiết bị, nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của công ty cũng như hiện đại hoá trình độ, tay nghề của lực lượng cán bộ, công nhân viên trong nhà máy Cùng với việc quan tâm đến công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, công nhân viên trong nhà máy thì công tác tính và trả lương cũng khuyến khích rất nhiều đến tinh thần của người lao động, tạo động lực đến người lao động trong quá trình sản xuất Nhà máy tiến hành trả lương cho công nhân theo 2 cách: - Cách 1: Trả lương theo ngày công: Đặc điểm của nghành dệt may là quá trình sản xuất một sản phẩm được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có một độ khó và tầm quan trọng khác nhau. Căn cứ vào trình độ của từng người mà người ta chia người thợ ra làm các bậc khác nhau. Công ty TNHH Trang Tiên chia công nhân sản xuất của mình ra làm 3 bậc: 1, 2, 3 và một bậc thợ kĩ thuật. Công ty căn cứ vào các bậc thợ này mà phân công người lao động vào các vị trí có tầm quan trọng khác nhau, đồng thời cũng có mức độ ưu đãi khác nhau. Vào thời điểm hiện tại, mức lương cơ bản của công nhân là được tính như sau + Thợ bâc 1 : 210.000 đồng/ người / 208 giờ + Thợ bậc 2 : 348.000 đồng / người /208 giờ + Thợ bậc 3 : 435.000 đồng / người / 208 giờ + Thợ kĩ thuật : 600.000 đồng / người / 208 giờ. Ngoài mức lương cơ bản ra, công ty còn trả lương cho công nhân tuỳ thuộc vào thâm niên làm việc của công nhân và vai trò cũng như mức đô đóng góp của công nhân với nhà máy. - Cách 2: Mức lương cơ bản trả cho 208 giờ làm việc của công nhân. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhà máy nhận được những đơn hàng có số lượng lớn, khối lượng công việc nhiều, thời gian yêu cầu hoàn thành công việc gấp, lúc đó nhà máy sẽ phải yêu cầu công nhân làm việc thêm giờ và trả lương cho công nhân tính theo sản phẩm. Công ty TNHH Trang Tiên trả cho công nhân từ 500 – 1000 đồng / sản phẩm làm thêm ngoài giờ tuỳ thuộc vào cấu tạo của sản phẩm. Tính trung bình thì công nhân có thể thu được từ 8.000- 10.000 đồng / giờ làm thêm. Thu nhập của công nhân thuộc Công ty TNHH Trang Tiên tuỳ thuộc vào việc họ có việc làm hay không, nói cách khác là tuỳ thuộc công ty có đơn đặt hàng hay không. Sự không ổn định về thu nhập của công nhân vào khoảng giữa tháng 5 và tháng 6 là nguyên nhân của việc 23 công nhân viết đơn xin nghỉ việc. Đây cũng là thực tế mà công ty cần nghiên cứu để khắc phục nhằm tạo sự ổn định cho hoạt động của công ty . Kể từ khi rút ra khỏi liên doanh Kim Hà, Công ty TNHH Trang Tiên làm ăn bắt đầu có lãi, điều này được thể hiện rõ nét trong việc mức lương trung bình của công nhân trong công ty tháng 7 so với tháng 6 tăng 128.000 đồng, tháng 8 so với tháng 7 tăng 92.000 đồng đạt mức 432.000 đồng/ người / tháng. Đây là số liệu hết sức đáng khích lệ và nó càng là một tín hiệu đáng mừng hơn nữa khi con số công nhân làm việc trong nhà máy giữ ở mức ổn định như trong 2 tháng trước đây. Làm ăn hiệu quả và có lãi, công ty càng có điều kiện đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện ăn ở cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty vừa tiến hành đầu tư, nâng cấo hệ thống điện, nước cho khu nhà tập thể của công nhân, trang thiết bị văn phòng mới cho bộ phận quản lý thuộc nhà máy, tăng tiền ăn trưa cho công nhân thêm 1000 đồng / người. Công ty đã hoàn thành việc trang bị, đảm bảo an toàn lao động cho toàn bộ số công nhân làm việc tại nhà máy may Kim Hà. Công ty đang nghiên cứu việc mở rộng hoạt động sản xuất, xây thêm một xưởng sản xuất để có đặt dây chuyền may mới và tận dụng hệ thống cũ. Đây là điều không đơn giản khi kết hợp hoạt động công nghệ của hai nước khác nhau ( Nhật và Hàn Quốc ) có tuổi đời khác nhau nhưng điều đó cho thấy được ý chí quyết tâm, dũng cảm, chấp nhận mạo hiểm, biết khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ lãnh dạo công ty. 3. Công tác quản lí của công ty TNHH Trang Tiên Vốn của công ty chủ yếu được phân bổ dưới hai hình thức: TSLĐ và TSCĐ 3.1. Quản lý tài sản cố định: TSCĐ bao gồm: + TSCĐ hữu hình như nhầ xưởng, dây chuyền công nghệ,… + Các khoản đặt cược, kí quỹ của công ty cho việc nhận trước nguyên vật liệu trong những hợp đồng gia công. Tài sản cố định hữu hình trong công ty hoàn toàn xuất phát từ nguồn vốn chủ sở hữu, đến thời điểm 31 tháng 8 năm 2003 là 10.325.132.400 đồng dưới các dạng: - Bất động sản : 5.422.000.000 đồng - Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất : 4.167.432.000 đồng ( giá trị còn lại ). - Thiết bị văn phòng : 435.000.000 đồng. - Thiết bị vận tải ( 2 xe Daewoo 12 chỗ): 300.000.000 đồng Bộ phận tài chính chịu trách nhiệm quản lí tài sản cố định của công ty. Theo dõi và lập báo cáo, thông báo thường xuyên cho giấm đốc của công ty để giám đốc của công ty có cái nhìn toàn thể về tài sản, từ đó đề ra hướng sử dụng những tài sản này nhằm mang lại lợi ích công ty 3.2. Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty Vốn lưu động bao gồm : + Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt đang trong quá trình giao dịch + Các khoản đầu tư ngắn hạn : phải thu của khách hàng như tiền lệ phí tư vấn dịch vụ du học…. + Hàng tồn kho, bao gồm cả nguyên vật liệu tồn kho… 3.2.1. Tình hình quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Bởi vậy vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo số lượng và chất lượng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là vải, bởi thế hoạt dộng của công ty gắn bó mật thiết với sự hoạt động của thị trường vải may mặc ở Việt Nam. Việc đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của công ty do một cán bộ riêng phụ trách. Cán bộ này sẽ theo dõi tình hình hoạt động của công ty mà cụ thể là các đơn đặt hàng và hợp đồng mà công ty kí kết, từ đó lập các bản định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tính toán cụ thể chủng loại, số lượng, các tiêu chuẩn kĩ thuật cần thiết của nguyên vật liệu cần mua cũng như của nguyên vật liệu còn tồn tron kho. Sau đó lập bản báo cáo và đề nghị giám đốc duyệt, công việc mua được tiến hành ngay sau khi bản báo cáo được giám đốc ký. Việc quyết toán được thực hiện 2 tuần một lần, nhà máy luôn nắm vững được tình hình dự trữ nguyên vật liệu để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Chất lượng của nguyên vật liệu được theo dõi qua hồ sơ chất lượng. Mỗi loại nguyên vật liệu đều có một hồ sơ chất lượng riêng. Trong hồ sơ đó bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan đến nguyên vật liệu: từ tình hình mua, xuất đến các thông số kĩ thuật của sản phẩm làm từ nguyên vật liệu đó ( độ bền, độ phai, tỷ lệ màu nhuộm...) các sơ đồ cấu tạo… 3.2.2. Tình hình quản lí vốn lưu động dưới dạng tiền mặt của công ty Hoạt động đượ hơn 3 tháng kể từ khi rút ra khỏi liên doanh và hơn 8 tháng kể từ ngày thành lập, nguồn vốn của Công ty TNHH Trang Tiên trở lại mức ban đầu, tính đến ngày 31/8/2003 là 13.012.546.700 đồng chênh lệch so với số vốn điều lệ ban đầu khi đăng kí kinh doanh là hơn 2 triệu đồng ( trừ đi mọi chi phí ), đó là một con số nhỏ bé so với tầm vóc và quá trình hoạt động của công ty nhưng cũng thể hiện sự hồi phục và hướng tới phát triển của công ty sau thất bại trong việc liên doanh với công ty Everest Hàn Quốc Tại thời điểm hiện tại (31/ 08/2003 ) tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty TNHH Trang Tiên là cân bằng nhau thể hiện bằng bảng dưới đây Đơn vị tính: đồng Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn góp từ các thành viên 13.010.000.000 TSCĐHH 9.794.153.340 Tiền lãi chưa phân phối 2.000.000 Tiền mặt tồn quỹ 2.665.440 Tiền gửi ngân hàng 1.727.000.000 Nguyên vật liệu tồn kho 401.873.530 Các khoản phải thu 1.086307690 Tổng 13.012.000.000 Tổng 13.012.000.000 Nguồn vốn mà công ty huy động được sử dụng chủ yếu cho đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty - Việc tồn đọng một lượng lớn tiền mặt gửi ngân hàng (gần 2 tỉ ) cho thấy nguồn vốn huy động của công ty chưa được sử dụng có hiệu quả, gây thiệt hại cho công ty khi nguồn vốn đó nhàn rỗi. - Với hơn một tỉ đồng khoản nợ phải thu, cho thấy sự thiếu cưong quyết và linh hoạt của ban lãnh đạo công ty khi để cho một lượng vốn lớn bị chiếm dụng, chi tiết này phải được khắc phục trong tưong lai. Qua bảng trên, thấy rằng hoạt động sử dụng vốn của công ty chưa được hợp lý, thiếu sự linh hoạt cương quyết cần thiết để giải phóng nguồn vốn ứ đọng, nhàn rỗi trong công ty, phục vụ cho việc quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn được phân bổ cho hoạt động của công ty chủ yếu có được là do nguồn vốn chủ sở hữu. Bởi vậy việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty là hoàn toàn đơn giản. Ngoài ra, cũng rất đơn giản khi ta thấy rằng với ưu điểm là có nguồn vốn nhàn rỗi lớn có thể huy động vào bất cứ lúc nào nên công ty rất chủ động trong kinh doanh. Có thể tiến hành kí kết và thực hiện một hợp đồng trong một thời gian ngắn. Công ty có đủ nguồn vốn để thanh toán trực tiếp cho việc thực hiện những hợp đồng này.Đây là mặt ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của công ty, nó nói lên sự bế tắc trong đường lối kinh doanh hiện nay của ban lãnh đạo Công ty TNHH Trang Tiên . Phần 3: Báo cáo chuyên sâu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 1 Tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm: 1.1. Tầm quan trọng: Trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ là khâu cuối cùng khép kín lại một chu trình sản xuất, giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, tăng cường vòng quay của vốn, nguyên liệu. Đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, yêu cầu tiêu thụ được coi là yêu cầu cấp thiết hơn do đặc điểm của sản phẩm dệt may là có tính thời vụ rất cao, yêu cầu về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành kinh doanh hiệu quả nếu không để xảy ra tình trạng ứ đọng sản phẩm, điều đó có nghĩa là việc bám sát, nắm bắt những biến động của thị trường là yêu cầu sống còn, quyết định tốc độ tiêu thụ sản phẩm của những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. 1.2. Đặc điểm của sản phẩm và thị trường của công ty TNHH Trang Tiên 1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm: Những sản phẩm công ty sản xuất ra hầu hết đều là những sản phẩm đơn giản, có độ phức tạp không cao nhằm phục vụ cho đại đa số những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình trong xã hội, đây là những sản phẩm đại chúng mà sự thu hút ngưòi tiêu dùng chủ yếu là ở giá cả rẻ và mẫu mã không được đa dạng lắm. Bảng thống kê sản phẩm công ty sản xuất đầu năm 2003 TT Chủng loại Số lượng Đặc điểm Nơi nhập 1 Túi du lịch 50.000 Vải dù ( giả da) nhập khẩu Traenco 2 Quần áo bảo hộ lao động 500 Vải kaki xanh May Nhà Bè 3 Quần áo gió 200 Vải nilon bóng ( xanh, đỏ ) Everest, Hàn 4 Màn, vỏ chăn, vỏ gối 3000 Khatoco 5 Đồng phục 150 Vải coton 5%, Cho lao động xuất khẩu của công ty 6 Quần áo thể thao 600 May gia công Metro 7 áo phông, sơ mi 1082 Chất liệu thô, coton Metro Những sản phẩm gia công của công ty cho các công ty may trong nước, một số xuất ra nứoc ngoài có chất lượng tốt hơn do được cung cấp nguyên vật liệu, mẫu mã, các số liệu yêu cầu kĩ thuật và quan trọng nhất là được sự hướng dẫn về mặt kỹ thuật nên có giá trị hơn hẳn. Các kinh nghiệm mà công ty thu được chủ yếu là nhờ hình thức hoạt động này 1.2.2. Đặc điểm về thị trường và chiến lược phát triển thị trường của công ty: Do nước ta là một nước đang phát triển, trong khi nghành công nghiệp may mặc được coi là nghành công nghiệp tiên phong cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của bất kì một quốc gia đang phát triển nào. Tận dụng những ưu thế không thể phủ nhận của nghành công nghiệp này: lao động rẻ, đầu tư cho một quy trình công nghệ là thấp, sản phẩm có thể được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường tới mọi đối tượng tiêu dùng…Bởi thế những sản phẩm may mặc của các nước đang phát triển có một ưu thế to lớn về giá cả để cạnh tranh với những sản phẩm may mặc khác của các nước phát triển. Và là một thế mạnh trong chiến lược hướng tới xuất khẩu, mang lại một khoản ngoại tệ lớn cho GDP của các nước này, Điều này là đúng đối với nền công nghiệp dệt may hiện nay của nứoc ta khi mang lại 1,8 tỉ USD giá trị xuất khẩu chỉ trong năm 2002 và dự đoán sẽ cao hơn trong năm 20003. Công ty TNHH Trang Tiên được thành lập và có xuất phát điểm muộn hơn rất nhiều so với những công ty may tên tuổi khác như: Thăng Long, Việt Tiến, Nhà Bè, Khatoco. Trong một bối cảnh về sự cạnh tranh hàng dệt may rất gay gắt không chỉ ở thị trường may ngoài nưóc mà còn từ thi trưòng may trong nước khi hàng cạnh tranh từ những nước khác có ưu thế về giá cả, mẫu mã, chủng loại đổ vào. Nhất là khi thời hạn về việc thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan giữa các nước ASEAN đang đến gần. Do việc ra đời muộn của mình mà những ưu thế về thị trường sản phẩm đẩu ra của công ty là rất ít, những điều này gây rất nhiều khó khăn cho quá trình hoạt động và phát triển của công ty trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, năng lực cạnh tranh để hướng tới thị trường trong nước của công ty là còn rất yếu, bởi thế công ty chủ trương thực hiện tích luỹ kinh nghiệm cho quá trình sản xuất và kinh doanh bằng việc gia công cho các công ty may lớn, khai thác những mảng thị trường nhỏ. Trong nước, công ty hoạt động chủ yếu trên thị trường Hà Nội, mục tiêu của công ty là sau 3 năm hoạt động có thể chiếm lĩnh khoảng 5% thị trường hàng may mặc Hà Nội. ở nước ngoài, công ty chú trọng khai thác thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi công ty đã đặt được một số mối quan hệ. Tại thị trường này, công ty đã và sẽ có triển vọng khai thác được những đơn đặt hàng lớn, có giá trị cao, ước tính khoảng 10- 12 tỉ đồng/ năm và có thể còn tăng nữa tuỳ thuộc vào khả năng khai thác thị trường của công ty. Hiện nay, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị sản xuất là mối quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược đáp ứng nhu cầu của thị trường hàng may mặc nước ngoài. Song song với đó công ty tiến hành việc nghiên cứu mẫu mã sản phẩm ( thành lập bộ phận kĩ thuật ), để có thể xây dựng riêng nhãn hiệu tên tuổi cho công ty, chấm dứt việc gia công. Đó là đường lối phát triển của công ty mà ban giám đốc đề ra. Tất cả quá trình này sẽ được công ty tiến hành trong 8 - 10 năm. 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường việc tiêu thụ của công ty: Việc tiêu thụ quyết định sự thành công của một loạt các khâu thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp: bộ phận lập kế hoạch, thiết kế, sản xuất, giám định...Đồng thời cũng quyết định tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định nhất Trong tình hình cung vượt quá cầu như hiện nay, nhu cầu sản phẩm may mặc của thị trường trong nước bị bão hoà, cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những doanh nghiệp nào làm tốt khâu tiêu thụ, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ có thành công Quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cũng phản ánh thái độ của thị trường đối với từng loại sản phẩm của công ty: tán thưởng hay tẩy chay, khen ngợi hay chê trách. Điều này quyết định tới chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường trong tương lai. Bởi sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, trong khi nhu cầu này tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên khác: thời tiết, tâm lý, thu nhập, model, các sự kiện xảy ra trong đời sống kinh tế và xã hội. Do vậy đáp ứng những yêu cầu này đòi hỏi sự quan tâm nhất định của những người phụ trách bộ phận này của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp dệt may non trẻ như công ty TNHH Trang Tiên hiện nay, yêu cầu tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu rất cấp thiết bởi vì nó tạo ra sự ổn định trong việc làm cho công nhân, trong quản lý cho đội ngũ lãnh đạo và quan trọng nhất là việc tạo sự tin tưởng vào tương lai của các thành viên trong công ty. 1.4. Tình hình tiêu thụ của công ty TNHH Trang Tiên trong thời gian qua Dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, thế nhưng hiện nay đối với công ty TNHH Trang Tiên việc tiêu thụ vẫn còn khá thụ động, chủ yếu là phát triển và củng cố những mối quan hệ đã có trong việc gia công những sản phẩm may mặc trong và ngoài nước. Sản phẩm mà công ty trực tiếp sản xuất và tung ra thị trường trong gần 1 năm qua chỉ khoảng 25.000.000 đồng doanh thu bao gồm áo, quần gió, sơ mi các loại...đạt khoảng 1,25% tổng doanh thu. Hình thức phân phối hoàn toàn là thông qua hình thức trực tiếp Để có thể đảm bảo việc tiêu thụ những sản phẩm cũng như củng cố và mở rộng những mối quan hệ trong kinh doanh, các bộ phận được ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm là: 1.4.1. Bộ phận Marketing: Trong các kì họp thưòng kì của công ty, đây được coi là mặt yếu nhất của công ty và cũng là bộ phận được sự quan tâm nhất của giới lãnh đạo công ty. Không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác này, thế nhưng việc thiết lập cơ chế hoạt động cho bộ phận này của công ty lại là điều hết sức khó khăn. Do đặc điểm là một công ty nhỏ, phạm vi thị trường hoạt động nhỏ hẹp và không lớn, công tác marketinh của công ty do phó giám đốc kinh doanh kiêm nhiệm.. Hoạt động marketing của công ty chủ yếu do phó giám đốc phụ trách kinh doanh và trợ lý kinh doanh tiến hành. Bằng việc gửi mẫu hàng đến chào hàng những đơn vị có nhu cầu, thiết lập những mối quan hệ với các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực công ty quan tâm, tiến hành chăm sóc những khách hàng có tiềm năng. Đó là những biện pháp chủ yếu của công ty để tạo nên những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Hoạt động marketinh còn được tiến hành thông qua việc giới thiệu, chỉ ra cho những đối tác của công ty thấy sự chuyên nghiệp trong hoạt động của một công ty mới thành lập thông qua việc nhận và thực hiện những sản phẩm đạt chất lượng cao, chế độ bảo quản, bảo hành tốt, hình thức thanh toán linh động, tiện lợi.... Để có thể quảng bá cho sản phẩm của mình, công ty rất tích cực tham gia các hội chợ mặt hàng, tăng cường trao đổi thông tin, tìm kiếm các đối tác, bạn hàng mới cả trong và ngoài nước Đó là hoạt động marketing và tìm kiếm thị trường trong nước, đôí với thị trường nước ngoài, công ty thiết lập quan hệ với công ty Moji của Nhật trong một hợp đồng kí kết là công ty Moji có thể tìm kiếm cho Công ty TNHH Trang Tiên những hợp đồng gia công hoặc sản xuất hàng may mặc. Công ty TNHH Trang Tiên sẽ trả cho công ty MoJi một tỉ lệ phí môi giới thích hợp. Đây cũng là một biện pháp tạo đầu ra mang lại hiệu quả cho công ty . Bộ phận marketing cũng chịu trách nhiệm về các kênh phân phối ( thường là trực tiếp ) cho những mặt hàng do công ty trực tiếp sản xuất và tung ra thị trường. Chăm sóc và bảo quản những kênh đó. Những kênh phân phối này có vai trò hết sức quan trọng trong sự đầu tư của công ty vào tương lai. Hình thức thanh toán của công ty chủ yếu thông qua hình thức giao dịch trực tiếp với những công ty trong nước và thông qua chuyển khoản với những công ty nước ngoài. Việc thanh toán được diễn ra sau khi thủ tục giao hàng được hoàn tất. Công ty cũng có những hình thức nhất định trong việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Nếu khách hàng phát hiện lô hàng có tỉ lệ hư hỏng vượt quá mức cho phép, nhà máy sẵn sàng nhận lại để khắc phục, còn nếu tỉ lệ hư hỏng có thể chấp nhận được thì nhà máy có thể trích một phần triết khấu cho khách hàng. Kế hoạch của công ty hiện nay diễn ra từng tuần, điều này tạo áp lực lớn cho hoạt động marketinh của công ty khi luôn phải thay đổi cho phù hợp với nhịp độ sản xuất trong nhà máy. Điều này không thể kéo dài trong tương lai vì có thể làm đảo lộn kế hoạch sản xuất, làm chậm đi nhịp độ phát triển của công ty Tại thời điểm hiện nay, Công ty TNHH Trang Tiên đang phải tiến hàng một cuộc cạnh tranh không cân sức với những đối thủ đầu đàn của nghành công nghiệp dệt may, Những đối thủ có sự tích luỹ và xuất phát điểm ban đầu lớn hơn công ty rất nhiều, các thị phần quan trọng các công ty này cũng đã chiếm lĩnh hết. Những phần còn lại dành cho Công ty TNHH Trang Tiên chỉ là những hợp đồng gia công đơn giản mà những công ty lớn đã không còn cần đến nữa. Để không những tồn tại và phát triên mà còn chiếm lấy một chỗ đứng quan trọng trong nền công nghiệp dệt may hiện nay của Việt Nam đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của ban giám đôc cũng như mọi thành viên của công ty. Trong lĩnh vực marketinh, yêu cầu đòi hỏi phải tăng cường quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu , cố gắng thực hiện kênh phân phối trực tiếp thay vì gián tiếp để giảm bớt chi phí đẩu vào, tăng cường hiệu quả kinh doanh, điều này là rất cần thiết một khi những sản phẩm được gắn tên tuổi cũng như thương hiệu của công ty được tung ra thị trường. 1.4.2. Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Có thể hiểu một nghĩa rộng về chất lượng sản phẩm là bao gồm cả về hình thức, mẫu mã, tính hiện đại.... đến tính năng, tác dụng tạo sự thoả mãn, hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Bởi vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chí phát triển của công ty trong những năm tới. Để làm được điều này cần có sự phối hợp của tất cả các bộ phận, tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất, ở tất cả các giai đoạn từ việc chọn nguyên liệu đến việc đưa nguyên liệu vào sản xuất, nhập kho và bảo quản thành phẩm ( ở đây công tác phòng ẩm và cháy cũng rất được quan tâm) giám sát sự phối hợp thực hiện của các khâu này. Đây là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển hiện nay của công ty và được sự quan tâm rất sát sao của ban lãnh đạo. Bộ phận lập kế hoạch trong công ty sẽ xem xét yêu cầu đề ra đối với sản phẩm trong hợp đồng sản xuất hoặc gia công, từ đó lập định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật cho từng sản phẩm phù hợp với năng lực sản xuất hiện nay của công ty ( cho phép một tỉ lệ phế phẩm nhất định ). Trợ lý sản xuất dưới nhà máy phải theo dõi, điều chỉnh hoạt động sản xuất sao cho đạt yêu cầu đề ra. Sản phẩm sản xuất ra sau khi được đem đi đóng gói còn được kiểm tra lại một lần nữa theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên nhằm kiểm tra độ tin cậy của lô hàng. Chỉ sau khi vượt qua cánh cửa này thì lô hàng mới có lệnh xuất. Để có thể đánh giá chất lưọng sản phẩm của công ty sản xuất ra thật khách quan, trợ lý quản lý của công ty tiến hành thu thập tất cả những ý kiến phản hồi của khách hàng, hàng tuần đều tổng hợp lại để có hướng xử lý thích hợp nhất Với quan niệm chất lượng máy móc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Nhà máy may Kim Hà cũng hết sức chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng máy móc, có kế hoạch riêng được lập ra cho công tác này và được thực hiện đều đạn và thường xuyên. Hết sức chú trọng đến uy tín của công ty thông qua việc đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Công ty TNHH Trang Tiên đã giành được sự tín nhiệm và tin cậy của đối tác, trong 3 đơn đặt hàng gần đây nhất của công ty, không có một lời phàn nàn nào của khách hàng về chất lượng của các sản phẩm. Trong một tương lai không xa, công ty sẽ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2001. Hiện nay công việc nghiên cứu, tìm hiểu và lập kế hoạch chuẩn bị đang được công ty gấp rút tiến hành. Việc áp dụng hệ thống quản lý này, trong điều kiện của công ty hiện nay có thể sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho thương hiệu sản phẩm của công ty. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 2.1 Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng chiến lược sản phẩm bao gồm những việc cụ thể sau: thành lập bộ phận nghiên cứu, chế tạo mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện và bổ sung cho bộ phận marketing hoạt động theo đúng chức năng của mình: nghiên cứu thị trường, nhu cầu và khả năng của khách hàng, khả năng của công ty và quyết định chiếm lĩnh phân đoạn thị trường mà công ty có khả năng đấy. Nói một cách tổng thể thì chiến lược phát triển hướng tói tương lai của công ty phải được hoạch định một cách rõ ràng, cụ thể với một thời gian biểu chính xác. Để tồn tại được trong một thị trường dệt may của một đat nứoc hơn 80 triệu dân trong bối cảnh cạnh tranh trong và ngoài nứoc ngày càng gay gắt ( việc thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan giữa các nứoc ASEAN đang tới gần, lúc này thuế nhập khẩu hàng dệt may được dỡ bỏ ), cơ hội và thách thức cho Công ty TNHH Trang Tiên là ngang nhau. Công tác kế hoạch của công ty phải được cải tiến, hướng tới chiều sâu và phải có sự phân chia phạm vi lập kế hoạch. Cụ thể là kế hoạch hoạt động của công ty phải được thiết lập theo tuần, tháng, quý, năm. Phải có một tầm nhìn chiến lược,nhất là với một thị trường nhiều biến động như thị trường dệt, may. Qua bảnng cân đối kế toán 31/08/2003 chỉ ra sự tồn đọng nguyên vật liệu là rất lớn, lên tới hơn 400 triệu đồng, con số này cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty. Bởi vì việc tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu gây lãng phí cho công ty. Trứoc hết là lãng phí chi phí bảo quản, sau nữa là lãng phí chi phí cơ hội , ảnh hưởng tói khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty. Đây không phải là công việc phức tạp mà hoàn toàn là một công việc có thể hoàn thành theo đúng yêu cầu đề ra chỉ cần người thực hiện chú ý theo dõi tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu ( thời gian gần đây thì thị trường vải may mặc khá ổn định), tình hình hoạt động của công ty là có thể thiết lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu thoả mãn nhu cầu sản xuất của nhà máy. Điều cần thiết ở đây là lãnh đạo công ty phải có sự quan tâm nhất định, tạo điều kiện hoạt động và động viên kịp thời khi hoàn thành công việc được giao. Công tác quản lý tài chính của công ty cũng phải được chú trọng hơn, cụ thể là không được để xảy ra tình trạng vốn nhàn rỗi, có rất nhiều cách có thể tận dụng để làm vốn quay vòng và sinh lợi. Một nhà quản lý tài chính giỏi phải là người không có qúa nhiều tiền mặt trong két và nếu có thể thì phải hạn chế tối đa việc chiếm dụng vốn. 2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, công tác quản lý phải được chú trọng triệt để. Các cán bộ quản lý phải tiến hành các công tác giám sát, tổ chức đào tạo, khuyến khích tinh thần lao động của công nhân viên. Công ty phải tiến hành đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên nhà máy. Hướng tới đào tạo thợ có tay nghề và trình độ chuyên môn hoá cao, có đủ khả năng dáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty trong hoàn cảnh mới Song song với đó là việc nâng cao trình độ quản lý cho những cán bộ của công ty, khả năng làm việc tập thể, xử lý công việc linh hoạt và quyết định cưong quyết. Công ty có thể gửi cán bộ công nhân của mình học tập kinh nghiệm, kĩ năng làm việc ở những công ty lớn hoặc mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, hướng dẫn. Hiệu quả mang lại là rất lớn so với chi phí mà công ty bỏ ra. Khuyến khích khả năng sáng tạo của công nhân trong việc cải tiến sản xuất, thưởng xứng đáng cho những sáng kiến mang lại lợi ích cho hoạt động của công ty. Công ty có thể ban hành văn bản cụ thể về chính sách này. Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ với cán bộ công nhân như thai sản, ốm đau, ma chay, cưới hỏi… Làm tăng sự gắn bó của công nhân với công ty, nêu rõ lợi ích của công ty cũng chính là lợi ích của công nhân. Đồng thời công tác quản lý chất lượng cũng phải được giám sát mạnh mẽ 2.3.Đa dạng hoá các hình thức thanh toán Đây là hình thức nhằm tăng sự thuận lợi khi giao dịch với khách hàng, cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh được tính đến trong kinh doanh. Vào thời kì bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các hình thức thanh toán trở nên ngày càng phong phú, điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho công ty. Với hệ thống máy tính nối mạng Internet công ty có thể phát triển thị trường sản phẩm và nguyên liệu của mình, cùng với hệ thống thanh toán thích hợp. Điều này là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. 2.4.Mở rộng thị trường tiêu thụ Bằng các biện pháp khác nhau và những nỗ lực khác nhau như giảm giá sản phẩm, tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu cho người tiêu dùng nhằm chiếm lĩnh những phân đoạn thị trường trong và ngoài nước Kết Luận Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công ty TNHH Trang Tiên ngày càng chứng tỏ khả năng cũng như năng lực hoạt động của một công ty thuộc một thành phần kinh tế quan trọng của đất nước- thành phần tư nhân. Có năng lực nhưng những khó khăn và thách thức của một công ty mới được thành lập, đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may trong nước và xuất khẩu vẫn còn nhièu ở phía trước. Nhìn nhận thấy rõ được những mặt cần phải hoàn thiện ấy, bộ máy lãnh đạo của nhà máy đang khẩn trương tìm phương hướng khắc phục, xây dựng một chiến lược toàn diện cho việc phát triển công ty trong tương lai. Việc nghiên cứu để tìm hướng đi cho công ty và thực hiện những biện pháp cần thiết đang được tập trung tiến hành. Trước khi kết thúc bản báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ: Trần Thi Thạch Liên đã hưóng dẫn và những cán bộ, công nhân viên công ty TNHH Trang Tiên giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Sinh viên Trần Hoàng Thọ Mục lục Mở đầu 1 Phần 1: Quá trình hình thành và sự phát triển chủ yếu của Công ty TNHH Trang Tiên 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Trang Tiên 2 2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 7 2.1. Chức năng 7 2.2. Nhiệm vụ 8 3. Những đặc điểm của công ty 9 3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất 9 3.2. Đặc điểm cơ sở vật chất 10 3.3. Đặc điểm về vốn 11 Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Công ty TNHH Trang Tiên 12 1. Công tác lập kế hoạch sản xuất 12 2. Công tác tổ chức nhân sự của Công ty TNHH Trang Tiên 13 3. Công tác quản lý của Công ty TNHH Trang Tiên 20 3.1. Quản lý tài sản cố định 20 3.2. Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty 20 3.2.1. Tình hình quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho 21 3.2.2. Tình hình quản lý vốn lưu động dưới dạng tiền mặt của công ty 21 Phần 3: Báo cáo chuyên sâu - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 24 1. Tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm 24 1.1. Tầm quan trọng 24 1.2. Đặc điểm của sản phẩm và thị trường của Công ty TNHH Trang Tiên 24 1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm 24 1.2.2. Đặc điểm về thị trường và chiến lược phát triển thị trường của Công ty 25 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường việc tiêu thụ của Công ty 27 1.4. Tình hình tiêu thụ của Công ty TNHH Trang Tiên trong thời gian qua 27 1.4.1. Bộ phận Marketing 28 1.4.2. Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm 30 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 31 2.1. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 31 2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 32 2.3. Đa dạng hoá các hình thức thanh toán 33 2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ 34 Kết luận 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC587.Doc
Tài liệu liên quan