Quan hệ Australia - Asean trong những năm đầu thế kỉ XXI

Thƣơng mại hai chiều giữa Australia và ASEAN hiện vào khoảng 80 tỉ AUD hàng năm. Hiện có trên 18.000 công ty Australia đang làm ăn với nhiều bạn hàng tại ASEAN. Hiệp định thƣơng mại tự do Australia - ASEAN chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 vốn là hiệp định thƣơng mại lớn nhất từ trƣớc đến nay của Australia. Qua đó các công ty Australia đƣợc hƣởng các điều kiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ dễ dàng hơn sang một trong các thị trƣờng lớn nhất ở châu Á (có 600 triệu ngƣời tiêu dùng, GDP hàng năm hơn ba nghìn tỉ AUD). Bộ Ngoại thƣơng Australia cho biết giao dịch thƣơng mại giữa Australia với ASEAN sẽ còn lớn hơn trao đ i hàng hoá giữa Australia với Trung Quốc hay giữa Australia và Nhật Bản22. Hợp tác Australia –ASEAN trở nên đa dạng hơn, qua việc nƣớc này tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế Tiểu vùng Mekong. Vào năm 2009, chính phủ Australia công bố một khoản trợ giúp trị giá 13 triệu đô la Australia cho Ủy ban sông Mekong nhằm hỗ trợ quản lí nguồn nƣớc tốt hơn trong lƣu vực sông Mekong. Bộ trƣởng Ngoại giao Australia S. Smith cho biết: Australia sẽ cung cấp 1,2 triệu đô la Australia để hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại dọc theo các hành lang giao thông khu vực quan trọng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng23. Chính phủ Australia cam kết sẽ dành khoản ngân sách viện trợ phát triển trị giá 105,9 triệu AUD (gần 85 triệu USD) cho Việt Nam trong tài khoá của Australia kéo dài từ 1/7/2009 đến 30/6/2010. Trong năm tài khoá này, Australia sẽ cung cấp 28 triệu AUD hỗ trợ các dự án giao thông trọng điểm và xây mới các tuyến đƣờng trong khu vực nhằm kết nối các vùng nông thôn nghèo với các tuyến giao thông chính và hành lang kinh tế trọng điểm của khu vực, đặc biệt là lƣu vực sông Mekong.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ Australia - Asean trong những năm đầu thế kỉ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI NGUYỄN ĐỨC HOÀ(*) TÓM TẮT Australia sớm nhận ra các nước châu Á và các nước ASEAN có ý nghĩa chiến lược và sống còn về kinh tế đối với mình. Điều đó dẫn tới các mối quan tâm của Australia với các nước châu Á, đặc biệt là đối với các nước ASEAN. Cả Australia và ASEAN đều nhất trí rằng các mối quan hệ giữa hai bên diễn ra tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh chính trị và kinh tế thương mại kể từ khi Australia thi hành chính sách hướng về châu Á một cách độc lập. Bài viết điểm lại chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Australia và những thành tựu hợp tác trên lĩnh vực an ninh chính trị và kinh tế thương mại giữa Australia và ASEAN. ABSTRACT Australia soon realizes that Asian and ASEAN countries have economically vital and strategic significance to it, which leads to Australia's concerns in Asian countries, especially in ASEAN ones. Both Australia and ASEAN countries agree that the relations between the two sides have been fared well in a lot of fields, especially in political security and trading economy since the time Australia independently implemented Asian-oriented policy. This paper summarizes Australia's policies of foreign affairs towards Asia and the co-operative achievements in political security and trading economy between Australia and ASEAN. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) Thế giới ngày nay đang trong quá trình toàn cầu hoá, xu hƣớng liên kết khu vực và quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và Australia cũng không nằm ngoài quy luật đó. Australia đang thi hành chính sách hƣớng về châu Á, bởi đây là khu vực có các nền kinh tế năng động nhất hiện nay, lại rất gần gũi với Australia về địa lí. Chính sách hội nhập của Australia với các nƣớc châu Á có lợi cho sự phát triển kinh tế và hợp tác an ninh trong khu vực. Nghiên cứu sự hội nhập, mối quan hệ hợp tác giữa Australia với các nƣớc châu Á có ý nghĩa thời sự, thu hút sự quan tâm từ giới khoa (*) TS, Trƣờng Đại học Sài Gòn học Việt Nam và quốc tế. Bài viết chủ yếu đề cập quá trình hội nhập của Australia và những kết quả hợp tác trên một số lĩnh vực giữa Australia và ASEAN. 2. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA VĂN HOÁ CỦA AUSTRALIA Danh từ chỉ nƣớc Australia trong tiếng Việt có nguồn gốc từ Hán-Việt (Úc Đại Lợi Á), tên tiếng Anh Australia bắt nguồn từ chữ Australis trong tiếng Latinh có nghĩa là phương Nam. Vào năm 1638, công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia sử dụng từ Australische trên giấy tờ để chỉ vùng đất mới đƣợc khám phá ở phía Nam Indonesia. Ngay từ năm 1824, Bộ Hải quân Anh đã chính thức dùng tên Australia để chỉ lục địa này1. Liên bang Australia QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (Commonwealth of Australia) là nƣớc lớn thứ sáu trên thế giới nằm ở Nam bán cầu và cũng là nƣớc lớn nhất trong khu vực châu Đại Dƣơng. Vào thời cận đại, qua các cuộc thám hiểm, ngƣời châu Âu phát hiện ra vùng đất này. Vào năm 1522 nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Cristóvão de Mendonça có lẽ là ngƣời châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây. Các nhà thám hiểm Hà Lan cũng đến đây rất sớm: Willem Jansz (1606), Jan Carstensz (1623), Dirk Hartog và Abel Tasman (1642). Tên A. Tasman sau này đƣợc đặt cho đảo Tasmania, nhƣng vào lúc đó ông đặt tên cho nó là Van Diemensland. Nhà thám hiểm Anh là Willem Dampier đã từng đến bờ Tây lục địa này vào năm 1688. Vào năm 1770, thuyền trƣởng James Cook đi suốt dọc bờ biển phía Đông lục địa này và có ghé vào vịnh Botany. Ngay sau đó, James Cook tuyên bố 2/3 phía Đông của lục địa Australia thuộc chủ quyền Vƣơng quốc Anh và đặt tên là New South Wales. Ông báo về Luân Đôn rằng ở Australia không có ngƣời sinh sống, điều đó thúc đẩy ngƣời Anh thiết lập một thuộc địa lƣu đày tù nhân. Bắt đầu từ năm 1770, Australia đã trở thành thuộc địa của nƣớc Anh. Đến thập niên 1850, cơn sốt vàng (Australian gold rushes) đã kéo theo làn sóng di dân lớn tới Australia và d n đến nhiều thay đ i ở lục địa này. Việc khám phá ra các m vàng lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, cũng nhƣ làm thay đ i cơ cấu xã hội thuộc địa Australia. Trong thế kỉ XIX, trên cơ sở dân số ngày càng gia tăng và thêm nhiều vùng đất mới đƣợc khám phá, năm thuộc địa Hoàng gia tự trị đƣợc thành lập ở Australia. Ngày 26 tháng 1 năm 1788, Hạm đội đầu tiên dƣới sự chỉ huy của thuyền trƣởng Arthur Phillip cập vịnh Sydney, lập nên thuộc địa New South Wales và ngày này đã trở thành Quốc khánh của Australia2. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, sáu thuộc địa liên kết trở thành Liên bang thống nhất Australia, thủ đô đặt tại Canberra (Canberra theo tiếng th dân Ngunnawal có nghĩa là nơi gặp mặt) và Liên bang Australia nằm trong Khối Thịnh vượng chung (The Common Wealth) thuộc Anh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Australia lại tiếp nhận thêm làn sóng di dân mới từ châu Âu tới. Đến năm 2000, có hơn 6 triệu ngƣời nhập cƣ mới đã tới Australia, nghĩa là cứ 7 ngƣời Australia thì có 2 ngƣời sinh ra ở nƣớc ngoài3. Những ngƣời nhập cƣ này đã có nhiều đóng góp cho Australia, làm khởi sắc nền kinh tế đồng thời tạo nên sự đa dạng văn hoá của đất nƣớc này. Do ảnh hƣởng của các dòng di dân lớn từ châu Á, châu Âu tới, nên cƣ dân các thành phố Australia mang đặc điểm hoà trộn văn hoá, ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau4. Theo số liệu thống kê hiện nay có khoảng 1/5 số dân Australia đƣợc sinh ra ở nƣớc ngoài, số còn lại có hơn 1/5 có cha hoặc mẹ là ngƣời nƣớc ngoài. Nếu nhƣ trƣớc đây, phần lớn dân di cƣ sang Australia là dân đến từ châu Âu thì trong thập kỉ gần đây số ngƣời di cƣ từ châu Á tăng mạnh hơn. Từ những năm 2000 trở đi, trong số 23,1% ngƣời Australia sinh ở nƣớc ngoài, chiếm số lƣợng đông đảo nhất là ngƣời Anh, New Zealand, Italia và Việt Nam. Trong những năm 2005, 2006 có hơn 131.000 ngƣời tới định cƣ ở Australia, những ngƣời này chủ yếu đến từ các nƣớc châu Á và châu Đại Dƣơng5. Dân di cƣ mang đến Australia những nét văn hoá và truyền thống của họ và kết hợp với những thành tố văn hoá ở đây có từ thời thực dân Anh. Sau khi bãi b chính sách Australia da trắng (White Australia policy) vào năm NGUYỄN ĐỨC HÒA 1973, Chính phủ nƣớc này có nhiều sáng kiến nhằm tạo sự hài hoà chủng tộc dựa vào chính sách đa văn hoá6. Theo con số thống kê, Australia mở cửa đón 300.000 ngƣời di trú mới trong hai năm 2008 và 2009, đây là con số lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai khi mà Bộ Nhập cƣ đƣợc thành lập7. Trong công luận Australia n i lên các vấn đề tranh cãi nhƣ sự di cƣ của ngƣời Anh, chính sách tội ác đối với th dân châu Úc và đối xử bất công đối với ngƣời nhập cƣ gốc châu Á. Nền văn hoá của th dân dần đƣợc tôn trọng hơn trong nỗ lực tạo nên sự đa dạng văn hoá của Australia ngày nay và là cơ sở để đất nƣớc này hƣớng đến khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á. 3. QUAN HỆ HỢP TÁC AUSTRALIA VÀ ASEAN Một số vấn đề trong quá khứ đã cản trở không nh quan hệ giữa Australia và ASEAN (đặc biệt là các nƣớc Đông Dƣơng) nhƣ nƣớc này đƣa quân tham gia chiến tranh Việt Nam8. Những năm gần đây, sự liên quan của Australia vào những vấn đề nóng b ng trên thế giới nhƣ tham gia chiến tranh vùng Vịnh, gửi quân tới Apganixtan, cho đến sự can dự của nƣớc này vào sự kiện ở Aceh, Đông Timo và Fuji đã làm dấy lên quan ngại của các nƣớc ASEAN đặc biệt là từ nƣớc Indonesia láng giềng. Cuối thế kỉ XX, cả Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đều muốn tăng cƣờng các mối quan hệ với ASEAN để có vai trò to lớn hơn trong khu vực. Ấn Độ đã công bố một chính sách "Hƣớng Đông" nhằm thúc đẩy vị trí của họ ở Đông Nam Á. Sự gần gũi về địa lí cùng với những lợi ích kinh tế thiết thực và an ninh khu vực đã thúc đẩy chính sách của Australia hƣớng về châu Á nói chung và ASEAN nói riêng - khu vực này thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của nƣớc này những năm đầu thế kỉ XXI. Ngƣời ta cho rằng Australia đang đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một cƣờng quốc châu Á – Thái Bình Dƣơng thực thụ9. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự hồi phục nhanh chóng của kinh tế châu Á và sự tăng trƣởng ấn tƣợng của ASEAN trở nên rất có ý nghĩa với Australia. 3.1. Australia Australia có diện tích đứng thứ bảy trên thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú với các ngành công nghiệp đạt trình độ phát triển rất cao nhƣ khai khoáng, thiết bị công nghiệp, hoá chất, thép và chế biến thực phẩm. Theo con số thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), GDP thực tế của Australia năm 2010 đạt 1.235,539 tỉ USD (số liệu thống kê của Mĩ là 1.220,000 tỉ USD và của World Bank là 924,843 tỉ USD) 10. Và thu nhập bình quân theo đầu ngƣời vào năm 2010 của Australia đứng vào hàng thứ 7 trên thế giới: 55.590 USD (cao hơn cả Hoa Kì - 47.284 USD)11. Australia thực sự trở thành một đối tác có tiềm năng to lớn đối với các nƣớc ASEAN trong hợp tác kinh tế, kĩ thuật, đầu tƣ vốn và chuyển giao công nghệ - những yếu tố mà các nƣớc ASEAN đang rất cần. Australia là bạn hàng lớn thứ 6 của ASEAN. Với hơn 600 triệu dân, ASEAN là khu vực kinh tế thƣơng mại rất quan trọng với Australia. Các nƣớc ASEAN cũng đã nhận thức đƣợc lợi ích của sự hợp tác đa phƣơng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Việc liên kết kinh tế giữa ASEAN với Australia và New Zealand là rất cần thiết và cũng có lợi cho chính các nƣớc ASEAN. QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.2. ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (Association of Southeast Asia Nations) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, nay đã phát triển đủ 11 thành viên. ASEAN có diện tích là 4.464.322 km² với dân số khoảng 577 triệu ngƣời. Các nƣớc ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản nhƣ: cao su (90% sản lƣợng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng nhƣ gạo, đƣờng, dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nƣớc thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử và các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này đƣợc xuất khẩu với khối lƣợng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào thị trƣờng thế giới. Vào năm 2010, ASEAN có GDP khoảng 1844,819 tỉ USD 12 và t ng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ gần 800 tỉ USD. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới và đƣợc coi là t chức khu vực thành công nhất của các nƣớc đang phát triển. 3.3. Hợp tác an ninh chính trị giữa Australia và ASEAN Australia đã bắt đầu thử nghiệm cho sự hợp tác chiến lƣợc gần gũi hơn với các nƣớc Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, bắt đầu với Indonesia và sau đó là xây dựng các quan hệ thân thiện hơn với Việt Nam. Thủ tƣớng Paul Keating nhấn mạnh: Australia và Việt Nam có thể hàn gắn những vết thƣơng của quá khứ, để các thế hệ tƣơng lai không còn phải trả giá cho sự thù địch trƣớc đây13. Trong quá trình hợp tác với ASEAN, Australia tích cực hoạt động để đảm bảo vị thế nhƣ là thành viên châu Á trên nhiều phƣơng diện. Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã nồng nhiệt tiếp nhận Australia làm thành viên 46 và cho phép nƣớc này đƣợc tham dự các giải của Liên đoàn từ 2006. Đó là cách thức giúp Australia gắn bó, gần gũi với châu Á hơn. Australia tích cực tham gia vào các cơ chế đối thoại tại châu Á – Thái Bình Dƣơng nhƣ Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) và APEC. Nhiều cơ quan hoặc t chức chính trị, xã hội của Australia đã bắt đầu tham gia vào các cơ chế dành cho các nƣớc châu Á hơn là của châu Đại Dƣơng. Australia hợp tác chặt chẽ hơn với các các cơ quan của ASEAN nhƣ Hội đồng điều phối ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (gồm Hội đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Hội đồng Kinh tế ASEAN, Hội đồng Xã hội-Văn hoá ASEAN) và các cơ quan cấp bộ trƣởng của ASEAN. Mốc quan trọng đánh dấu hợp tác ASEAN - Australia diễn ra tại Hội nghị Thượng đỉnh chính thức ASEAN lần thứ 11(12 – 14/12 năm 2005) tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất (EAS-1) là bƣớc phát triển mới góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác vì phát triển ở khu vực, thể hiện tính năng động của ASEAN. Nội dung thảo luận tập trung vào những vấn đề lớn (an ninh, kinh tế) mà các bên cùng quan tâm. Các nhà lãnh đạo 16 nƣớc tham dự EAS-1 (10 nƣớc thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) đã kí Tuyên bố về EAS để xác định phƣơng hƣớng và khuôn kh cho EAS, xác định EAS là diễn đàn để đối thoại và hợp tác về các vấn đề lớn cùng quan tâm về chính trị - an ninh, kinh tế và NGUYỄN ĐỨC HÒA văn hoá - xã hội; coi đây là tiến trình mở với ASEAN đóng vai trò chủ đạo. Quyết định b nhiệm bà Gillian Bird làm Đại sứ đầu tiên của Australia tại ASEAN (5/9/2008) cho thấy Chính phủ Australia rất coi trọng quan hệ với ASEAN trong thế kỉ XXI. Việc b nhiệm đại sứ tại ASEAN sẽ tăng cƣờng khả năng của Australia trong việc hợp tác chặt chẽ với ASEAN để giải quyết các vấn đề hợp tác toàn diện về chính trị và kinh tế khu vực. Các quan hệ song phƣơng v n sẽ là nền tảng của an ninh Đông Nam Á và Australia chú trọng vào việc củng cố những quan hệ này 14. Một cuộc họp riêng đƣợc gọi là ASEAN-CER đƣợc t chức cho các lãnh đạo của ASEAN với Australia, New Zealand vào tháng 6 năm 2009 càng góp phần làm phát triển mối quan hệ hợp tác, đối thoại giữa hai bên. ASEAN có sáng kiến thành lập các Ủy ban đối ngoại ở các nƣớc Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mĩ và UNDP. Ủy ban này gồm trƣởng các đoàn ngoại giao của các nƣớc ASEAN tại các nƣớc sở tại, hiện có 11 Ủy ban ASEAN tại các bên, trong đó có Ủy ban tại Canberra (Australia). Vị thế của ASEAN đƣợc nâng lên tầm cao mới qua việc kết nạp cả Nga và Mĩ trong cơ chế cao cấp Đông Á lấy ASEAN làm trung tâm. Việc kết nạp cả Nga và Mĩ nằm trong lợi ích chung của ASEAN bởi các nƣớc này đã có sự hiện diện ở khu vực mà Australia rất quan tâm. Theo các nhà lãnh đạo ASEAN thì cách tốt nhất là cả Nga và Mĩ có sự hiện diện trong ngôi nhà ASEAN. Thủ tƣớng Australia Julia Gillard khẳng định rằng Australia rất phấn chấn vì có thêm Mĩ và Nga tham gia vào Cấp cao Đông Á15. Cơ chế này đã làm cho cho t ng GDP cả khối lên tới 30.000 tỉ USD chiếm hơn một nửa đầu tƣ thƣơng mại toàn cầu. Điều đó khẳng định ASEAN sẽ trở thành trung tâm mới của sự thu hút đầu tƣ và tăng trƣởng toàn cầu và Australia cũng đã nhận thấy chính sách hƣớng Đông của mình là một sự lựa chọn khôn ngoan. Với chủ đề "Hƣớng tới cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn đến hành động", Việt Nam đã chủ trì thành công các Hội nghị cấp cao ASEAN 16 và 17, Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị những ngƣời đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và nhiều hoạt động quan trọng khác. Lần đầu tiên trong lịch sử, 18 Bộ trƣởng Quốc phòng của ASEAN và 8 nƣớc đối tác đối thoại bao gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mĩ đã tham dự Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào ngày 2-7-2010, xác định tiềm năng và định hƣớng hợp tác, tìm ra một cấu trúc thích hợp nhất cho việc giải quyết an ninh chính trị tại châu Á. Thông qua đó, đã ghi đậm dấu ấn Hà Nội- Việt Nam trong việc triển khai Hiến chƣơng ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá – xã hội cũng nhƣ các kế hoạch quan trọng khác, nhất là về kết nối ASEAN. Là một bên đối thoại của ASEAN, Australia hết sức ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến trình hợp tác khu vực. Chuyến xuất ngoại châu Á đầu tiên (9/2010) của tân Thủ tƣớng Australia Julia Gillard là Việt Nam. Bà có mặt tại Hà Nội vào tháng 10 để dự Hội nghị thƣợng đỉnh khối ASEAN. Thủ tƣớng Julia Gillard và ngoại trƣởng Kevin Rudd (vốn là cựu Thủ tƣớng Australia) tuyên bố sẽ tăng cƣờng mối quan hệ với các nƣớc châu Á nói QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI chung và khối ASEAN nói riêng trong nhiệm kì 2010-2013. Đây là lần đầu tiên Australia đƣợc mời họp Thƣợng đỉnh với 10 nƣớc thành viên khối ASEAN, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng hơn của Australia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng trong bối cảnh trao đ i mậu dịch giữa Australia và ASEAN đang tăng lên nhanh chóng. Thủ tƣớng Julia Gillard nói đến vai trò của Australia trong việc hình thành Cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dƣơng – vốn đƣợc sự tán đồng của cựu Thủ tƣớng Kevin Rudd trƣớc đây. Theo bà, Australia có thể dựa vào khối ASEAN để thúc đẩy sáng kiến thành lập cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dƣơng, ASEAN trở thành đối tác lớn của Australia. Ngày 29 và 30/10/2010, Thủ tƣớng Julia Gillard dự hai cuộc họp đa phƣơng đánh dấu mốc phát triển mới trong quan hệ Australia – ASEAN. Đầu tiên là Diễn đàn An ninh Đông Á bàn về phƣơng cách giải quyết những thách thức an ninh truyền thống giữa ASEAN và sáu đối tác an ninh hàng đầu. Nhóm nƣớc tham gia đối thoại hàng năm cùng với ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Mĩ. Sau đó là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia (Asean – Australia Summit) bàn về an ninh, mậu dịch, hợp tác thƣơng mại. Đây là Hội nghị cấp cao ASEAN - Australia đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Australia. Bên cạnh chính trị, Australia cho rằng hợp tác kinh tế với ASEAN sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nƣớc này trong thế kỉ XXI. 3.4. Hợp tác kinh tế ASEAN – Australia Thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế, Australia ngày càng tăng cường làm ăn, hợp tác kinh tế với các nước châu Á và ASEAN. Trong năm 2007, t ng giá trị trao đ i thƣơng mại toàn cầu của Australia đạt hơn 350 tỉ USD, trong đó hơn 200 tỉ USD là buôn bán với châu Á. Hiện nay, bạn hàng lớn nhất của Australia không phải là Mĩ mà chính là Nhật với kim ngạch khoảng 40 tỉ USD. Về phía ASEAN, bạn hàng lớn nhất của các nƣớc này v n là Mĩ. Theo Hội đồng Kinh doanh Mĩ - ASEAN, các thành viên Hiệp hội ASEAN là đối tác thƣơng mại lớn thứ năm của Mĩ với kim ngạch tăng mạnh từ 161 tỉ USD năm 2006 lên khoảng 180 tỉ USD năm 2008. Năm 2008, Mĩ xuất khẩu sang ASEAN trị giá 68,4 tỉ USD, tƣơng đƣơng kim ngạch xuất sang Trung Quốc và gấp ba lần kim ngạch xuất sang Ấn Độ16. Điều đó không hề cản trở sự hợp tác kinh tế giữa Australia với ASEAN, mà trái lại nó phù hợp với ngoại giao kinh tế của Australia vốn luôn coi Mĩ là đồng minh quan trọng hàng đầu. Trao đ i mậu dịch hai chiều giữa Australia và khu vực ASEAN đạt 16,7 tỉ AUD (1994 – 1995), trong đó xuất khẩu của Australia sang ASEAN đạt 10,3 tỉ AUD. Nhƣ vậy, ASEAN đã vƣợt cộng đồng châu Âu để trở thành thị trƣờng lớn thứ hai của Australia (chỉ sau Nhật Bản)17. ASEAN đã lớn mạnh, trở thành một t chức khu vực thành công và đang mở rộng vai trò của khối này với tƣ cách là một nền kinh tế hợp nhất, cũng nhƣ một động lực duy trì hoà bình và n định khu vực và trên thế giới. Các nƣớc ASEAN đã nhất trí thành lập một khối chính trị chặt chẽ hơn cùng với việc thành lập một khu vực tự do thƣơng mại cùng với các đối tác hàng đầu vào năm 2015. Viện Chính sách Chiến lƣợc Australia (ASPI) cuối tháng 2/2011 công bố tập tài liệu mới (Changing pace: NGUYỄN ĐỨC HÒA ASPI’s strategic assessment 2011) đánh giá về mô hình chiến lƣợc toàn cầu đang thay đ i, trong đó có phần nhận định về môi trƣờng an ninh Đông Nam Á và những hành động, chính sách của Australia với Đông Nam Á. Các nƣớc ASEAN rất khác nhau về hệ thống chính trị và những hoàn cảnh chiến lƣợc, nhƣng khu vực này đã đƣợc hƣởng lợi nhiều từ cơ hội phát triển và 30 năm tƣơng đối hoà bình. Nếu 10 nền kinh tế ASEAN gộp lại với nhau, với t ng dân số trên 600 triệu ngƣời, khu vực này sẽ có GDP (PPP) là 3.076 tỉ AUD và lớn hơn quy mô kinh tế của nƣớc Đức18. Năm 2007, ASEAN kỉ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kì. Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN đặt các mục tiêu hoàn thành mọi thoả thuận tự do thƣơng mại của T chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào năm 2013, cùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 19. Đến nay, ASEAN có 11 nƣớc và t chức đối thoại, hợp tác kinh tế quan trọng là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, EU, Mĩ, Ca-na-đa và UNDP. Australia là một đối tác thƣơng mại quan trọng của ASEAN. T ng kim ngạch thƣơng mại của ASEAN và Australia tăng từ 41,9 tỉ USD năm 2007 lên 51,5 tỉ USD trong năm 2008. T ng số vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) từ Australia vào ASEAN cũng tăng từ 303 triệu USD (2006) lên 973,3 triệu USD năm 2008. Số lƣợng khách du lịch cùng các doanh nhân từ Australia đến ASEAN tìm cơ hội làm ăn, đầu tƣ tăng từ 2,4 triệu ngƣời năm 2007 lên 2,9 triệu ngƣời năm 200820. Các cuộc hội nghị tham vấn Bộ trƣởng kinh tế ASEAN (AEM) – với Khu vực Quan hệ kinh tế Australia – New Zealand (CER) đƣợc t chức hàng năm đã trở thành diễn đàn cấp cao nhất, nơi các chính sách thƣơng mại và các sáng kiến hỗ trợ cho quan hệ đối tác chặt chẽ giữa ASEAN và Australia đƣợc khởi xƣớng và thảo luận. Các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM) cũng thƣờng xuyên gặp gỡ các đồng nhiệm CER. Bộ trƣởng Thƣơng mại Australia Simon Crean tuyên bố Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) ASEAN - Australia - New Zealand là hiệp định thƣơng mại toàn diện nhất mà Canberra từng đàm phán. Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Australia-New Zealand (AANZFTA) đã đƣợc các Bộ trƣởng kinh tế ASEAN, Australia và New Zealand kí kết bên lề Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 14 (vào ngày 27/2/2009) tại Cha-am/Hua Hin, Thái Lan. Đây là th a thuận kinh tế riêng lẻ toàn diện nhất ASEAN tham gia từ trƣớc đến nay, bao gồm thƣơng mại về hàng hoá và dịch vụ (gồm các dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tƣ, thƣơng mại điện tử, di chuyển lao động, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế. Đây là th a thuận liên khu vực đầu tiên của ASEAN và hiệp định thƣơng mại tự do đầu tiên có Australia và New Zealand cùng tham gia đàm phán. Hiệp định AANZFTA có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa ASEAN và Úc, New Zealand vì đây là hiệp định đa phƣơng đầu tiên giữa ASEAN với Australia. Sau khi Hiệp định AANZFTA đƣợc kí kết, các bên đang chuẩn bị tiến tới thông qua và thực thi Hiệp định. Khi AANZFTA có hiệu lực, rất nhiều mặt hàng của các nƣớc ASEAN nhƣ: cá, ngũ cốc, trái cây, rau củ, giày da, may mặc.... sẽ đƣợc hƣởng mức thuế suất 0% khi xuất QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI khẩu sang Australia. Hiệp định quy định việc xóa b tất cả các loại thuế của Australia đánh vào các hàng nhập khẩu từ các nƣớc tham gia AANZFTA, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nƣớc và nhà đầu tƣ và các cam kết mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực đầu tƣ. Ngày 27 tháng 2 năm 2009 Thoả thuận tự do thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của ASEAN là Australia đã đƣợc kí kết, ƣớc tính rằng Thoả thuận tự do Thƣơng mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn 48 tỉ USD trong giai đoạn 2000 - 202021. Thƣơng mại hai chiều giữa Australia và ASEAN hiện vào khoảng 80 tỉ AUD hàng năm. Hiện có trên 18.000 công ty Australia đang làm ăn với nhiều bạn hàng tại ASEAN. Hiệp định thƣơng mại tự do Australia - ASEAN chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 vốn là hiệp định thƣơng mại lớn nhất từ trƣớc đến nay của Australia. Qua đó các công ty Australia đƣợc hƣởng các điều kiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ dễ dàng hơn sang một trong các thị trƣờng lớn nhất ở châu Á (có 600 triệu ngƣời tiêu dùng, GDP hàng năm hơn ba nghìn tỉ AUD). Bộ Ngoại thƣơng Australia cho biết giao dịch thƣơng mại giữa Australia với ASEAN sẽ còn lớn hơn trao đ i hàng hoá giữa Australia với Trung Quốc hay giữa Australia và Nhật Bản22. Hợp tác Australia –ASEAN trở nên đa dạng hơn, qua việc nƣớc này tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế Tiểu vùng Mekong. Vào năm 2009, chính phủ Australia công bố một khoản trợ giúp trị giá 13 triệu đô la Australia cho Ủy ban sông Mekong nhằm hỗ trợ quản lí nguồn nƣớc tốt hơn trong lƣu vực sông Mekong. Bộ trƣởng Ngoại giao Australia S. Smith cho biết: Australia sẽ cung cấp 1,2 triệu đô la Australia để hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại dọc theo các hành lang giao thông khu vực quan trọng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng23. Chính phủ Australia cam kết sẽ dành khoản ngân sách viện trợ phát triển trị giá 105,9 triệu AUD (gần 85 triệu USD) cho Việt Nam trong tài khoá của Australia kéo dài từ 1/7/2009 đến 30/6/2010. Trong năm tài khoá này, Australia sẽ cung cấp 28 triệu AUD hỗ trợ các dự án giao thông trọng điểm và xây mới các tuyến đƣờng trong khu vực nhằm kết nối các vùng nông thôn nghèo với các tuyến giao thông chính và hành lang kinh tế trọng điểm của khu vực, đặc biệt là lƣu vực sông Mekong. 3. KẾT LUẬN Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dù có tồn tại những dị biệt, nhƣng nhìn chung xu hƣớng hợp tác giữa Australia với các nƣớc Đông Nam Á là tốt đẹp. Chính những yếu tố giao lƣu gần gũi về lịch sử và văn hoá đã tạo ra nét đặc biệt trong quan hệ Australia với châu Á và ASEAN. Với GDP khoảng hơn một nghìn tỉ USD, dân số 30 triệu ngƣời, Australia vốn đã có một lịch sử hợp tác bền chặt và thân thiện với ASEAN. Australia là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN. Việc duy trì một nền kinh tế mở và tiếp tục hội nhập sâu vào thị trƣờng toàn cầu sẽ là những yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế thị trƣờng của cả Australia và ASEAN phát triển. Chính sách hƣớng về châu Á mở ra hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị, kinh tế giữa Australia và các nƣớc châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam. Chú thích: 1 2“Lịch sử và ý nghĩa của ngày Quốc khánh Australia” 24094152#Pn3wBhHFePgU 3 Australian Bureau of Statistics. Year Book Australia 2005. 4Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, Nxb Giáo dục, tr.147 5“Background note: Australia”. US Department of State. 2007. 6“The Evolution of Australia's Multicultural Policy”. Department of Immigration and Multicultural and Indigenous Affairs (2005). 7 Inflow of foreign-born population by country of birth, by year, Australian Immigration Fact Sheet 20. Migration Programme Planning Levels and Immigration intake to rise to 300.000, 11/06/2008. 8Gareth Evans & Bruce Grant, 1999, “Đông Dƣơng”, tr. 272 9Đỗ Thị Hạnh (1999), Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Nxb Giáo Dục, tr.174. 10 International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2011: Nominal GDP list of countries. Data for the year 2010 11 12 13 Vũ Tuyết Loan (2004), Chính sách của Australia đối với Asian (từ 1991 – nay) hiện trạng và triển vọng, Nxb KHXH, tr.121. 14 chien-luoc-cua-australia 15 Anh Phƣơng (2010), “Hội nghị nâng cao vị thế của ASEAN- Bƣớc phát triển đột phá về mọi mặt”, Giáo dục & Thời đại, (157), Thứ Ba 2-11-2010, tr.10. 16 tac/10934913/159/ 17Đỗ Thị Hạnh (1999), Quan hệ của Australia với Đông Nam Á Sđd tr.198 18 19 Ong, Christine. “ASEAN confident of concluding FTAs with partners by 2013”, Channel NewsAsia, 27/ 8/ 2007. 20 21“ASEAN, Australia and New Zealand Free Trade Agreement - NZ Ministry of Foreign Affairs and Trade”. Mfat.govt.nz. 22 23 Mekong/122/2977452.epi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. “Lịch sử và ý nghĩa của ngày Quốc khánh Australia” 070124094152#Pn3wBhHFePgU 3. Australian Bureau of Statistics. Year Book Australia 2005. 4. Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, Nxb.GD, tr.147. 5. “Background note: Australia”. US Department of State. 2007. 6. “The Evolution of Australia's Multicultural Policy”. Department of Immigration and Multicultural and Indigenous Affairs (2005). 7. Inflow of foreign-born population by country of birth, by year, Australian Immigration Fact Sheet 20. Migration Programme Planning Levels and Immigration intake to rise to 300.000, 11/06/2008. 8. Gareth Evans & Bruce Grant (1999), Đông Dương, tr. 272. 9. Đỗ Thị Hạnh (1999), Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Nxb Giáo dục, tr.174, 182. 10. Vũ Tuyết Loan (2004), Chính sách của Australia đối với Asean (từ 1991 đến nay) hiện trạng và triển vọng, Nxb KHXH, tr. 35-36, 121.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_australia_asean_trong_nhung_nam_dau_the_ki_xxi.pdf
Tài liệu liên quan