Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển và sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp

Tổ chức xã hội hình thành và vận động theo ý chí của con người với hình thức đa dạng,”cứng”hay”mềm”và có mối quan hệ tương tác thường được gọi là liên hệ hữu cơ.Điều đó cho ta thấy mối quan hệ giữa điều khiển-phục tùng là một yếu tố quan trọng như thế nào đối với việc sống còn của một doanh nghiệp;Cũng như thể hiện bộ mặt của một doanh nghiệp có văn hoá hay không vì khi cấp trên ra quyết định thì cấp dưới ở đó sẽ phải nhất nhất tuân theo và cùng bổ sung,góp ý với các quyết định của giám đốc.Và trong nền kinh tế thị trường ngày nay,khi mà các doanh nghiệp đang hoạt động như những cỗ máy thì điều này càng cần phải ăn khớp với nhau hơn. Vì thời gian và khả năng chuyên môn của em có hạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai xót, kính mong các thầy, cô trong Khoa Quản lý Doanh nghiệp thông cảm và chỉ bảo thêm cho em để em thành công hơn nữa khi sau này em làm luận văn tốt nghiệp.

doc15 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển và sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tổ chức – với nghĩa rộng nhất – là một nhan tố quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai bất kỳ hoạt động nào từ phạm vi vàI ba người cho đến toàn cộng đồng xã hội, toàn cầu. Đó là một trong những công cụ rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý đẻ biến mục tiêu cụ thể thành hiện thực, cao nhất là việc tổ chức cuộc sống, tạo ra chất lượng cuyộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Trong quá trình quản lý công việc tổ chức được hiểu và triển khai theo hai nghĩa: tổ chức một quá trình hoạt động nào đó (ví dụ hoạt động kinh doanh) và tổ chức một hệ thống bộ máy điều khỉên (lãnh đạo và quản lý). Sự phân chia một tổ chức quản lý các cấp và các khâu thể hiện sự phân công chuyên môn hó theo chiều dọc và chiều ngang, các bộ phận đó bao giờ cũng nằm trong một mối quan hệ nhất định nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hàI hoà trong tổ chức. Việc xác lập và sử lý đúng đắn các mối quan hệ về tổ chức là yếu tố trọng yếu để vận hành bộ máy ăn khớp nhịp nhàng, tạo ra hiệu lực tổ chức . Khi đề cậpn kháI niêm tổ chức ở trạng thái động, ta cũng đã nhấn mạnh vai trò cực ký quan trọng của các mối quan hệ về tổ chức, nếu sử lý đúng sẽ tạo ra động lực và kỷ cương cho tổ chức, ngược lại sẽ gây vướng mắc, sung đột trong nội bộ tổ chức, có thể làm rối loạn, vô hiệu hoá tổ chức. Khi xác lập các mối quan hệ về tổ chức, cần xác định rõ các yếu tố: như quan hệ dọc hay quan hệ ngang; quan hệ lâu dàI, thường xuyên hay quan hệ đột xuất; quan hệ chính thức hay không chính thức. KháI quát lạI có hai loạI quan hệ cơ bản: quan hệ đIều khiển – phục tùng và quan hệ phối hợp – hợp tác. Nhưng bàI viết này em muốn đề cập tới loại quan hệ thứ nhất, đó là quan hệ đIều khiển – phục tùng. Quá trình ra quyết định quản lý Trên thực tế, trước khi bắt đầu bất cứ công việc gì , người ta đều phảI tiến hành quyết sách trước tiên. Bất ký công việc quản lý nào do các nhà quản lý tiến hàng đều có vấn đề quyết sách. Quyết sách là hóạch định kế hoạch, là lựa chọn một tròng hai phương án hành động dã được chuần bị, là thiết lập cơ cấu tố chức, phân định quyền hạn và nghĩa vụ: so với tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương án kiểm tra. ĐIều đó có nghĩa là quyết sách phảI quán xuyết các mặt kế hoạch, tổ chức, đIều khiển. Hơn nữa các cán bộ quản lý các cấp của tổ chức đều phải tiến hành quyết sách. Sơ Lược Về Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý 1/Khái Niệm: Tổ chức hiện diện trong các sự vật tự nhiên và xã hội,từ đơn giản đến phức tạp,từ vi mô đến vĩ mô.Nói chung nó mang một ý nghĩa rất rộng nhưng ở đây chúng ta chú ý đến một định nghĩa sát hơn với khái niệm Tổ Chức Quản Lý:Tổ chức là một cơ cấu(bộ máy hoặc hệ thống bộ máy)được xây dựng có chủ định về vai trò và chức năng(được hợp thức hoá),trong đó các thành viên của nó thực hiện từng phần việc đựơc phân công với sự liên kết hữu cơ nhằm đạt tới mục tiêu chung Tổ chức quản lý gồm 3 yếu tố tạo thành: -Chức năng là lý do hình thành và tồn tại của một tổ chức được khái quát từ các nhiệm vụ chính phải làm thường xuyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức -Cơ cấu là phương tiện để thực hiện chức năng,bao gồm các bộ phận hợp thành tổ chức -Cơ chế vận hành là phương thức vận hành để cơ cấu hoạt động đúng chức năng. Hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc hiệu lực điều hành của tổ chức quản lý phụ thuộc cả 3 yếu tố nói trên.Chức năng không rõ sẽ không phục vụ đúng mục tiêu,cơ cấu không hợp lý sẽ không thực hiện tốt chức năng,cơ chế không phù hợp sẽ gây rối loạn sự vận hành của cơ cấu 2/Cơ Cấu Tổ Chức Mỗi hệ thống tổ chức dù được xây dựng theo loại hình nào cũng bao gồm cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức,bởi lẽ chỉ riêng cơ cấu chính thức không thể thực hiện được đầy đủ các chức năng và các mối quan hệ đa dạng trong quản lý.Trong đó cơ cấu chính thức là bộ khung của tổ chức làm nền móng cho hoạt động quản lý 2.1. Cơ cấu chính thức: -Cơ cấu chính thức của tổ chức là cơ cấu được ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp lý,điều lệ tổ chức của doanh nghiệp;cũng có trường hợp không được ghi thành văn bản song được hợp thức hoá theo truyền thống,được mọi người ghi nhận như là một thể chế -Cơ cấu chính thức xác định rõ vai trò,vị trí của mỗi bộ phận và mỗi người trong tổ chức;với các mối quan hệ quyền lực trong nội bộ tổ chức(bao gồm quyền hạn,trách nhiệm,chế độ làm việc)để thực hiện sự phân công,phân cấp và liên kết trong tổ chức,bảo đảm kỷ cương và hiệu lực tổ chức,phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp -Trong cơ cấu chính thức,thực hiện chế độ thủ trưởng và chế độ bổ nhiệm cán bộ bằng quyền lực hành chính.Giữa người phụ trách và ngưòi thừa hành có quan hệ điều khiển-phục tùng theo chức vụ,bằng phương pháp cưỡng chế chấp hành.Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận cùng cấp được quy định rõ ràng,không tuỳ tiện theo cảm tính và cũng phải chịu trách nhiệm khi thiếu phối hợp dẫn đến hậu quả xấu 2.2. Cơ cấu không chính thức: -Cơ cấu không chính thức là những hình thức tổ chức"phi hình thể"nhằm thực hiện những mối liên hệ"mềm"trong nội bộ tổ chức giữa các cá nhân và giữa các nhóm người có đặc điểm,lợi ích riêng cần được điều hoà để phục vụ mục tiêu chung.Nó bổ sung cho cơ cấu chính thức để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cao chức năng của tổ chức mà không sử dụng quyền lực hành chính -Cơ cấu không chính thức cũng có người chủ trì hoạt động do các thành viên cử ra trên cơ sở uy tín,không có quyền hạn hành chính mà chỉ dựa vào trình độ hiểu biết và khả năng điều chỉnh các mối quan hệ không chính thức,tạo được sự đồng thuận về ý chí,tình cảm.Hoạt động của cơ cấu không chính thức giúp ích nhiều cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp,tế nhị trong quản lý -Cơ cấu không chính thức không được thể hiện trên sơ đồ tổ chức;cũng có trường hợp được ghi nhận như một phân hệ bổ sung.Thường đó là các Hội đồng tư vấn về từng lĩnh vực,các tiểu ban,các nhóm chuyên gia......Các tổ chức đó không cần biên chế chuyên trách,mà sử dụng những người trong bộ máy làm kiêm nhiệm;hoạt động thường xuyên theo định kỳ hoặc tồn tại có thời gian.Kết quả hoạt động của cơ cấu không chính thức được người điều hành tổ chức quản lý tham khảo,tiếp nhận để bổ sung,hoàn thiện các quyết định quản lý Sự đan chéo vào nhau các quan hệ chính thức và các quan hệ không chính thức tạo thành một cơ cấu tổ chức quản lý gồm 2 hệ,giúp cho các nhiệm vụ quản lý được thực hiện một cách toàn diện và có kết quả cao.Trong quản lý,điều cực kỳ quan trọng là phải xác định được mức độ tối ưu để kết hợp hoạt động của cơ cấu tổ chức không chính thức và của cơ cấu tổ chức chính thức.Đó cũng chính là việc kết hợp sự hài hoà giữa việc thể chế hoá và việc xã hội hoá hoạt động quản lý. Quan Hệ Điều Khiển-Phục Tùng I. Định nghĩa và vai trò của quan hệ điều khiển-phục tùng: *Quan hệ điều khiển-phục tùng là loại quan hệ chủ yếu trong một tổ chức với tác động qua lại giữa cấp trên và cấp dưới (trên xuống và dưới lên),giữa người phụ trách và người thừa hành. *Hành vi điều khiển là hành vi đơn giản nhất của quản lý để giải quyết các nhiệm vụ đơn nhất sau khi đã có những quyết định chung.Đó là hình thức tác động tích cực nhất và cũng linh hoạt nhất,nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn,khắc phục các sai lệch của các bộ phận thừa hành. *Dù mang tính linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống cụ thể nảy sinh hằng ngày,sự điều khiển vẫn phải dựa trên các phương thức tác động có tổ chức và dựa vào chức năng,quyền hạn,trách nhiệm của mỗi cấp trong thứ bậc của hệ thống tổ chức quản lý.Nếu không như vậy,sự điều khiển sẽ rơi vào tình trạng chủ quan tuỳ tiện,xử lý đối phó vụn vặt;có thể gây lộn xộn,mất đồng bộ trong hoạt động quản lý.Sự điều khiển có thể mang tính hành chính(cưỡng chế thi hành),hoặc mang tính hướng dẫn.Tính hành chính ở đây thể hiện qua các phương pháp hành chính: Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp Bất kỳ hệ thống quản lý nào cũng hình thành mối quan hệ tổ chức trong hệ thống .Về phương diện quản trị ,nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng .Người xưa thường nói :quản trị con người có 2 cách ,dùng ân và dùng uy.Dùng ân thì vững bền nhưng khó khăn và dễ trở thành phù phiếm ,dùng uy thì nhanh chóng và dễ mất tính người .Cho nên ,Quản trị trước tiên phải dùng uy sau đó mới tính đến việc ân Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là các cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát ,mang tính bắt buộc ,đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt ,nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời,thích đáng Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh rất to lớn.Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp .Là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại ;Phương pháp hành chính giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng ;Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định .Vì vậy các phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống bị rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo 2 hướng :tác động về mặt tổ chức và tác động diều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị -Theo hướng tác động về mặt tổ chức :chủ doanh nghiệp ban hành các văn bản quy định về quy mô,cơ cấu ,diều lệ ,hoạt động tiêu chuẩn ......nhằm thiết lập tổ chức và xác định những mối quan hệ hoạt động trong nội bộ -Theo hướng tác động diều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị :chủ doanh nghiệp đưa ra những chỉ thị ,mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định ,hoặc hoạt động theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng ,uốn nắn những lệch lạc .... Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản trị phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây: -Một là phương pháp hành chính có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học ,được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế .Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc ,tính toán đến các lợi ích kinh tế .Tất nhiên ,các quyết định hành chính tập trung thường được tính toán xuất phát từ việc kết hợp hợp lý các loại lợi ích .Ngoài ra quyết định phải hiểu rõ tình hình thực tế ,nắm vững tình huống cụ thể .Cho nên khi đưa ra quyết định hành chính ,nên cố gắng có đủ các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.Chủ doanh nghiệp chỉ ra quyết định trên cơ sở có đảm bảo về thông tin .Tập hợp đủ thông tin ,tính toán đầy đủ đến các lợi ích và các khía cạnh tiêu cực có thể diễn ra khi quyết định được thi hành .Từ đó sẵn sàng bổ sung các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực nếu có -Hai là khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định .Mỗi bộ phận,mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó .Đối với quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện không được lựa chọn .Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định -Ba là các phương pháp hành chính đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có quyết định dứt khoát ,rõ ràng,dễ hiểu ,có địa chỉ người thực hiện ,loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao Cần phân biệt các phương pháp hành chính với kiểu quản lý hành chính quan liêu do việc lạm dụng các kỷ luật hành chính,sử dụng mệnh lệnh hành chính thiếu cơ sở khoa học,theo ý muốn chủ quan.Thường những mệnh lệnh kiểu đó gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp,hạn chế sức sáng tạo của người lao động. Đó cũng là nhược điểm của phương pháp hành chính.Cán bộ quản lý và cơ quan quản lý nếu thiếu tỉnh táo say sưa với mệnh lệnh đều phải chịu trách nhiệm,chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm,cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm,không chịu sử dụng những quyền hạn được phép sử dụng và phải chịu trách nhiệm. Tóm lại,các phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết ,không có phương pháp hành chính thì không thể quản trị kinh doanh có hiệu quả .Điều đó tương tự như việc quản lý một đất nước mà không có luật pháp thì không làm sao có thể quản lý nổi. II. Ra quyết định quản lý: đó là khâu quan trọng nhất trong quan hệ điều khiển phục tùng. 1.1. Các bước trong quá trình ra quyết định: - Sơ bộ đề ra nhiệm vụ (vấn đề cần giải quyết): Trước hết cần phải xác định: vì sao phải đề ra nhiệm vụ đó? nhiệm vụ đó thuộc loại lâu dài hay cấp bách... - Thu nhập thông tin (đi làm rõ nhiệm vụ): lượng thông tin cần thiết phụ thuộc tính phức tạp của nhiệm vụ và trình độ, kinh nghiệm của người ra quyết định. Phải đầy đủ, chính xác. Nếu chưa đầy đủ, phải tìm hiểu biện pháp để bổ sung thông tin về tình huống cần xem xét. - Chính thức đề ra nhiệm vụ: Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn. Chỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã xử ly các thông tin thu thập được (qua nghiên cứu về tính chất của vấn đề cần giải quyết, tình huống phát sinh, việc xác định mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. - Dự kiến phương án và lựa chọn phương án tối ưu: để giải quyết một vấn đề, có thể có những giải pháp khác nhau, mỗi giải pháp có mặt ưu điểm và mặt hạn chế cần đưa ra ít nhất hai phương án để xem xét và so sánh mà chọn một phương án tối ưu. Nên sử dụng kinh nghiệm để cân nhắc lựa chọn; tuy nhiên còn phải dựa vào các phương pháp khoa học. - Tiêu chuẩn đánh giá phương án : Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn phương án tối ưu và thấy rõ khả năng thực hiện, cần có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Trên thực tế trước khi bắt đầu bất cứ công việc gì, người ta đều phải tiến hành giải quyết sách trước tiên. Bất kỳ công việc quản lý nào do các nhà quản lý tiến hành đều có vấn đề quyết sách. Quyết sách là hoạch định kế hoạch, là lựa chọn một trong hai phương án hành động đã được chuẩn bị, là thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và nghĩa vụ; so sánh tình hình thực tế với kế hoạch lựa chọn phương án kiểm tra. Điều đó có nghĩa là quyết sách phải quán xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức điều khiển. Hơn nữa, cán bộ quản lý các cấp của tổ chức đều phải tiến hành quyết sách. Cán bộ quản lý ở bậc cao nhất của tổ chức đều quyết định mục đích và phương châm chung của tổ chức. Cán bộ quản lý cấp cơ sở là người bố trí, sắp xếp công việc hàng ngày để thực hiện mục tiêu và kế hoạch của bộ phận; thậm chí mỗi công nhân trong quá trình làm việc cũng cần lựa chọn đối tượng lao động, công cụ lao động, phương pháp lao động. Tóm lại, quyết sách quán triệt mọi mặt, mọi cấp của tổ chức và toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Do đó Simon nói: "Để hiểu được hàm ý của quyết sách, cần phải hiểu từ: "Quyết sách" theo nghĩa rộng. Như vậy, quyết sách gần như đồng nghĩa với "quản lý". Trước tiên xét theo quá trình thông thường của quyết sách, Simon cho rằng quyết sách là một quá trình hoàn chỉnh do một loạt các giai đoạn có liên hệ với nhau cấu thành; theo ông, người ta thường miêu tả một cách quá hạn hẹp tác dụng của người vạch ra quyết sách. Họ cho rằng, người vạch ra quyết sách là người có khả năng lựa chọn và quyết định con đường đúng nhất ở ngã tư đường vào thời khắc quan trọng nhất. Do họ chỉ chú ý đến giây phút lựa chọn cuối cùng mà xem nhẹ toàn bộ quá trình hoàn chỉnh của quyết sách nên đã miêu tả sai lệch quyết sách. Theo cách nói của Simon thì quyết sách do 4 giai đoạn có liên hệ với nhau cấu thành: (1) Giai đoạn thu nhập thông tin (2) Giai đoạn thiết kế (dự kiến các phương án) (3) Giai đoạn lựa chọn: Giai đoạn của công việc này là lựa chọn phương án khả thi trong các phương án được đưa ra bắt đầu nhằm đạt được mục tiêu đã định. (4) Giai đoạn thẩm tra (tiêu chuẩn đánh giá các phương án) 1.2. Các loại hình của quyết sách Simon cho rằng, mọi hoạt động trong nội bộ của tổ chức đều có thể phân thành 2 loại: đã diễn ra nhiều lần và diễn ra lần đầu. Tương ứng với hai loại hoạt động đó, quyết sách của tổ chức cũng có thể chia thành 2 loại: quyết sách theo trình tự và quyết sách không theo trình tự. 1.3. Sau khi chính thức đề ra quyết định cần truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức quyết định bao gồm các công việc: - Trước hết các quyết định phải được thực hiện dưới hình thức lệnh hay chỉ thị có hiệu lực hành chính, chuyển xuống cấp dưới. - Giải thích cho người thực hiện tầm quan trọng của quyết định (lợi ích sẽ đạt được hoặc hậu quả nếu không được chấp hành tốt). - Vạch chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện, định rõ giới hạn hiệu lực của quyết định và trình tự thực hiện, định rõ giới hạn hiệu lực của quyết định và trình tự tiến hành, phân công rõ ai làm? làm gì? thời gian bắt đầu, kết thúc, thực hiện bằng phương tiện gì... - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sâu sắc, cụ thể và linh hoạt. Đặc biệt chú ý tới việc bố trí cán bộ đủ số lượng cần thiết và đúng khả năng; giao rõ trách nhiệm và quyền hạn. - Kiểm tra tình hình thực hiện để kịp thời phát hiện những sai xót và kịp thời đề ra những biện pháp xử lý và khắc phục. Kiểm tra sẽ nâng cao trách nhiệm của người thi hành, động viên và thúc đẩy tiến trình thực hiện quyết định. 1.4. Quá trình tổ chức thực hiện có thể kịp thời điều chỉnh quyết định, do tổ chức thực hiện không tốt, do những biến động không thể lường trước được, hoặc do bản thân có quyết định sai xót mà qua thực tế mới nhận thấy được. Nếu không cương quyết điều chỉnh khi đã thấy rõ sự cần thiết thì sẽ làm cho quyết định mất hiệu lực thậm chí gây hậu quả xấu. 1.5. Cuối cùng là việc tổng kết cả quá trình thực hiện quyết định. Cần nhìn lại từng bước đã qua, phân tích các thành tựu, cũng như ưu nhược điểm những sai lầm thiết xót. Từ đó rút ra được các nguyên nhân để làm bài học kinh nghiệm cho chu trình sau. Sẽ không có ý nghĩa nếu chỉ thị chỉ chú trọng tới mục đích động viên tinh thần; điều quan trọng hơn là qua tổng kết, mỗi người (nhà quản lý hoặc người thừa hành) thấy được mình đã làm như thế nào, hiệu quả đến mức nào, có những tiềm năng gì chưa được khai thác, phát huy... * Trình tự các bước trong quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện quyết định được tóm tắt qua sơ đồ sau: Ra quyết định Tổ chức thực hiện quyết định Sơ bộ đề ra nhiệm vụ Lựa chọn phương án tối ưu Dự kiến các phương án Chọn tiêu chuẩn đánh giá Chính thức đề ra nhiệm vụ Thu nhập thông tin Điều chỉnh quyết định Kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch thực hiện Truyền đạt quyết định Tổng kết tình hình thực hiện III. Các hình thức điều khiển và sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp: Điều khiển được thực hiện qua các hình thức quyết định khác nhau,như chỉ thị,mệnh lệnh,thông báo(bằng văn bản hay truyền miệng) *Lệnh:là yêu cầu của cấp trên(hoặc người phụ trách)đối với cấp dưới(hoặc người thừa hành),đòi hỏi họ phải thực hiện một nhiệm vụ nhất định,có chỉ rõ thời hạn phải hoàn thành hoặc những yêu cầu đặc biệt phải đảm bảo.Chỉ những cán bộ quản lý trực tuyến(thủ trưởng cấp trên)mới có quyền ra lệnh.Nếu lệnh có tính bắt buộc phải thực hiện tuyệt đối thì nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý để có hiệu lực cao *Chỉ thị:là yêu cầu đối với người dưới quyền khi xử lý những sự việc riêng biệt.Các phó giám đốc,quản đốc,trưởng phòng...có quyền ra những chỉ thị trong phạm vi quyền hạn được giao(theo quy chế của doanh nghiệp),không vi phạm các mối quan hệ chính thức Chỉ thị có thể được người dưới quyền khiếu nại thẳng lên giám đốc doanh nghiệp nếu thấy không hợp lý.Các chỉ thị quan trọng phảI dùng văn bản.Những người phụ trách cấp thấp(tổ trưởng,đội trưởng...)chỉ cần chỉ thị miệng song cần rõ ràng,dứt khoát *Thông báo:có tính nhẹ nhàng hơn,chủ yếu cung cấp thông tin cho cấp dưới về những vấn đề cần lưu ý Điều khiển bao hàm sự kiểm tra tình hình chấp hành các quyết định và sau đó có thể có quyết định điều chỉnh,bổ sung Kết Luận Tổ chức xã hội hình thành và vận động theo ý chí của con người với hình thức đa dạng,”cứng”hay”mềm”và có mối quan hệ tương tác thường được gọi là liên hệ hữu cơ.Điều đó cho ta thấy mối quan hệ giữa điều khiển-phục tùng là một yếu tố quan trọng như thế nào đối với việc sống còn của một doanh nghiệp;Cũng như thể hiện bộ mặt của một doanh nghiệp có văn hoá hay không vì khi cấp trên ra quyết định thì cấp dưới ở đó sẽ phải nhất nhất tuân theo và cùng bổ sung,góp ý với các quyết định của giám đốc.Và trong nền kinh tế thị trường ngày nay,khi mà các doanh nghiệp đang hoạt động như những cỗ máy thì điều này càng cần phải ăn khớp với nhau hơn. Vì thời gian và khả năng chuyên môn của em có hạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai xót, kính mong các thầy, cô trong Khoa Quản lý Doanh nghiệp thông cảm và chỉ bảo thêm cho em để em thành công hơn nữa khi sau này em làm luận văn tốt nghiệp. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tổ chức quản lý - Trường ĐH QL&KD (Biên soạn: KS, Ths: Phạm Quang Lê) 2. Tinh hoa quản lý: Chương 9. Khoa học mới về quyết sách quản lý. 3. Giáo trình quản trị kinh doanh, tài liệu giảng dạy của trường ĐH QL&KD HN mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung Sơ lược về cơ cấu tổ chức quản lý 3 1. Khái niệm 3 2. Cơ cấu tổ chức 4 2.1. Cơ cấu chính thức 4 2.2. Cơ cấu không chính thức 4 Quan hệ điều khiển - phục tùng 5 I. Định nghĩa và vai trò của quan hệ điều khiển phục tùng 5 II. Ra quyết định quản lý 8 III. Các hình thức điều khiển và sự vận dụng trong quan lý doanh nghiệp 11 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0728.doc
Tài liệu liên quan