Quản lý môi trường nước

MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội,đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Do đó, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực nguồn tài nguyên thiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài vì đó là sự sống của chính chúng ta và con cháu sau này. KẾT LUẬN Tài nguyên nước của Việt Nam là hữu hạn và phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh. Do sự biến đổi của tự nhiên và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng, chất lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày càng tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế, xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lước quản lý tài nguyên nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ tới dân số nước ta sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh CNH – HĐH, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương, chính sách cũng như thể chế, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về quản lý tài nguyên nước dường như phải độc lập với hoạt động quản lý các vùng đất ngập nước. Các phân tích, đánh giá trong báo sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu lực của hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

doc13 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý môi trường nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội,đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Do đó, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực nguồn tài nguyên thiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài vì đó là sự sống của chính chúng ta và con cháu sau này. 1. KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Khái niệm môi trường nước. Là toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất, bao gồm nước mặt, nước ngầm và hơi nước. Chu trình tuần hoàn của nước 1.2. Phân bố tài nguyên nước. Nước được phân bố rộng rãi trên khắp Trái Đất, theo tính toán là 1,39 tỷ km3 tập trung Thủy quyển chiếm 97,2 %, phần còn lại chứa tập trung trong Thạch quyển và Khí quyển. 97% lượng nước tự nhiên của trái đất là nước mặn phân bố ở biển và đại dương, 2% là nước ngọt tập trung ở dưới dạng băng ở hai cực trái đất 0,6 % còn lại là nước ngầm. 1.3. Vai trò của nước. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác, là tư liệu không thể thay thế được của các ngành kinh tế khác. Theo thống kê, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt và 1500 lít cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Ví dụ: để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước. Có thể nói rằng: sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 2.1. Nguồn tài nguyên nước dồi dào phong phú Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên đây chính là yếu tố quyết định đến sự dồi dào nguồn tài nguyên nước và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. 2.1.1. Tài nguyên nước mặt Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 2360 con sông dài trên 10 km có dòng chảy thường xuyên, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km2 là: Mê Kông, Hồng, Cả, Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia – Thu Bồn Sông ngòi việt nam có thể chia thành 3 nhóm chính: Diện tích lưu vực (km2) Tổng lượng nước (km3/năm) Nhóm sông Tất cả Trong nước Ngoài nước Trung bình Trong nước Ngoài nước Thượng nguồn nằm trong lãnh thổ 45705 43725 1980 38,75 37,17 1,68 Trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ 1060400 199230 861170 761,9 189,62 524,28 Các sông nằm trong lãnh thổ 55602 65502 66,5 66,5 Tổng cộng 298.557 822,15 293,29 535,96 Cả nước 330.000 853,8 317,9 535,96 Bảng 1: Trữ lượng nước mặt ở các sông Tám vùng kinh tế ở nước ta phần lớn nằm trong các lưu vực sông chính. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học và khả năng có nước và tính dễ bị tổn thương của mỗi vùng khác nhau.Các vùng đồng bằng sông Hồng, Cửu Long, Đông Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc và tài nguyên nước mặt dồi dào. Các vùng này gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa một cách nhanh chóng, thâm canh nông nghiệp và vận tải đường thủy đã làm cho chất lượng nước xấu đi và giảm mực nước dưới đất. Trong khi các vùng ven biển với mật độ dân số ngày càng tăng, càng dễ bị tổn thương trước do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nạn phá rừng diễn ra ở các vùng thượng lưu thì tại các vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên hạn hán và lũ quét lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Tính đa dạng sinh học trên đất liền và thủy sản nước ngọt giảm ở hầu hết ở các vùng. Các nguồn tài nguyên biển và ven biển từng mang lại các lợi ích cho vùng ven biển và nền kinh tế nước nhà nhưng khai thác quá mức là một nguy cơ rõ nhất 2.1.2. Tài nguyên nước ngầm. Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnh thổ đến cuối các năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2: Trữ lượng nước trên lãnh thổ Việt Nam (m3/ ngày) Thứ tự Nguồn nước 1998 2002 2004 1 Nước mặt 2,27 tỷ 2,27 tỷ 2 Nước dưới đất 14457446 130017000 130017000 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN & PTNT Nguồn nước ngầm được phân bố theo lãnh thổ như sau: Hà Nội– Hải Phòng– Quảng Ninh 5058915 m3/ ngày Huế– Đà Nẵng 944854 m3/ ngày Thành phố Hồ Chí Minh– Đồng Nai– Vũng Tàu 1591182 m3/ ngày Các vùng khác 6979515 m3 /ngày Ngoài ra, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với hơn 3500 đảo lớn nhỏ, 28 tỉnh thành trong nước có đường bờ biển đi qua. Đây là điều kiện quan trọng để nước ta đẩy mạnh chiến lược phát triển ngành kinh tế biển. 2.2.Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước. Trong quá trình phát triển đất nước đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa khá nhanh kết hợp sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11, chỉ số nhu cầu ôxi sinh hóa (COD) có thể lên tới 700mg/l và 2500mg/l cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Tình trạng ô nhiễm nước của các đô thị có thể thấy,ở thành phố Hà Nội: tổng lượng nước thải lên tới 300000 – 400000 m3/ngày. Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chiếm 25% lượng nước thải của bệnh viện, 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải, lượng rác thải chưa được thu gom khoảng 1200 m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành, chỉ số BOD, COD các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá mức cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là xử lý nước thải, 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà các đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý ô nhiễm, nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các thông số như BOD, COD, DO đều vượt từ 5 – 10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay việt nam có gần 76% dân số sống ở nông thôn, là nơi có cơ sở hạ tầng lạc hậu,phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoạc bị rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nước về mặt hữu cơ vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, vi khuẩn Fecacoliforin trung bình biến đổi từ 1500 – 3500 MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên các nguồn nước ở các sông, hồ, kênh mương bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi trường nước. Theo thống kê của bộ thủy sản. tổng diện tích nước mặt sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước là 751999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch và không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng các hóa chất trong môi trường thủy sản , các thức ăn dư lắng đọng xuống đáy ao hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, phát sinh một số sinh vật gây bệnh thậm chí có nơi xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. Tình trạng khai thác vật liệu xây dựng như cát, sỏi từ lòng sông và bãi sông, khai thác thực vật ven sông xảy ra tương đối phổ biến và không kiểm soát nổi dẫn đến tình trạng xói lở lòng và bờ sông đã xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng tới người dân sống ở ven sông thậm chí gây thay đổi chế độ thủy lợi, trao đổi nước mặt với nước ngầm của sông ngòi. Một số nơi tình trạng lấn chiếm lòng và bãi sông đang làm thu nhỏ dần lòng sông. Cũng theo báo cáo tại kỳ họp thứ 8 hội đồng quốc gia tài nguyên nước, tỉ lệ phần trăm các đoạn sông bị cản trở lưu thông dòng chảy trên sông Hồng chiếm tới 71%, sông Thạch Hãn 77,5%, sông Ba 66%. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm không đúng quy trình, thiếu quy hoạch đã khiến cho mực nước ngầm tại một số khu vực bị sụt giảm và ô nhiễm xảy ra vơi nhiều mức độ khác nhau ở nhiều nơi, có nơi bị ô nhiễm xuyên tầng. Việc quy hoạch và thiết kế các bãi chôn lấp rác thải không đúng quy cách cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ngầm. Ngoài ra, việc xác định chiến lược phát triển nghề biển với các hoạt động giao thông đường biển, khai thác dầu mỏ thì nguy cơ ô nhiễm môi trường biển là một hiện hữu trước mắt với những sự cố tràn dầu. Dầu tràn trên bãi biển Juhu ở Mumbai, Ấn Độ ngày 6/8/2011 2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Khi môi trường nước bị ô nhiễm đạc biệt là nguồn nước ngọt thì nó không chỉ ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân mà ảnh hưởng đến các loại sinh vật cũng như môi trường xung quanh. Đối với nguồn nước ngầm: ngoài việc các cạn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng đọng xuống sông sau khi phân hủy một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mặt nước bên dưới qua đất làm biến đổi các tính chất của các loại nước này theo chiều hướng xấu, bên cạnh đó việc khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại hầm chứa nước thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm, làm cho nguồn tài nguyên quý giá này vốn khan hiếm ngày càng khan hiếm hơn. Đối với nguồn nước mặt: do nhiều nguyên nhân khác nhau gây sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường và các loại sinh vật tiêu thụ sinh vật này làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn dẫn đến việc dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng. Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước đặc biệt là vùng sông do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loại thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước thời gian lâu ngày gây biến đổi mạnh trong cơ thể nhiều loài thủy sinh dẫn đến gây đột biến gen ở một số loài hoặc một số loài bị chết. Đại dương tuy chiếm 3/4 diện tích trái đất nhưng không thể không chịu tác động bởi việc nguồn nước bị ô nhiễm mà một phần sự ô nhiễm đại dương là do các hoạt động của con người gây ra như việc khai thác dầu, rác thải từ các người đi biển... gây ảnh hưởng không nhỏ đến đại dương cũng như các sinh vật biển làm xuất hiện nhiều hiện tượng lạ, mất đi môi trường sống của các loài sinh vật này. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất và các loại sinh vật đất. Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất, làm liên kết các hạt keo đất bị bẻ gãy dẫn đến cấu trúc đất bị phá vỡ. Đặc tính lý học, hóa học của đất bị thay đổi dẫn đến vai trò đệm, tính oxi hóa mạnh, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường bị thay đổi mạnh. Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Khi môi trường đất đã bị ô nhiễm từ nguồn nước thì nó không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật đang sống trong đất. Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy của một số vi sinh vật trong đất khiến cho nhiều loài thực vật kém phát triển hoặc có thể bị chết. Đặc biệt hơn nữa, nguồn nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Bảng giới thiệu một số kim loại trong nước ô nhiễm và tác động của nó đến sức khỏe của con người. STT Nguyên tố Nguồn thải Tác dụng 1 As Thuố trừ sâu Rất độc, gây ung thư 2 Cd Đảo ngược vai trò sinh hóa của enzim 3 Be Than đá Độc tính mạnh gây ung thư 4 Cr Mạ kim loại Gây ung thư 5 F(ion) Nguồn nước tự nhiên, công nghiệp mỏ Nồng độ 5mg/ l gây phá hủy xương và gây vết ở răng 6 Pb Than đá, công nghiệp mỏ Gây thiếu máu, bệnh thận, rối loạn thần kinh 7 Hg Chất thải công nghiệp mỏ Độc tính cao Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nguồn nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của họ nữa. Nguồn nước bị ô nhiễm làm cho nước bốc mùi hôi thối ở khu vực này làm cho đời sống người dân không còn ổn định như trước nữa. Người dân buộc phải sống chung với ô nhiễm, thậm chí phải bán nhà đi nơi khác sinh sống để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân. Tại một số vùng nông thôn hệ thống nước thải được xây dựng tạm bợ giờ đây trở nên ứ đọng tràn ra xung quanh làm ô nhiễm môi trường không những thế nó còn gây trở ngại cho lưu thông đi lại của người dân. Còn ở thành thị, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy tuy nhiên chất lượng nguồn nước này đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn. Khi nguồn nước này bị ô nhiễm người dân không còn cách nào khác phải mua nước khoáng về dùng trong khi vẫn phải trả tiền cho công ty cấp thoát nước. Đặc biệt, đời sống của người nông dân hàng ngày đang trực tiếp lao động trên đồng ruộng thì nguồn nước bị ô nhiễm đang là một vấn đề đáng được quan tâm, chú trọng đến. 2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 2.4.1. Ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và các tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất đã vượt ngưỡng chịu đựng của sinh vật 2.4.2 Nguồn gây ô nhiễm. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nhưng chung quy lại do hai nguồn chính, đó là: – Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… các tác nhân đã đưa vào môi trường như nước thải, các vi sinh vật có hại – Nguồn nhân tạo: do sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp, giao thông… vào môi trường nước – Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao…Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạy động quản lý, bảo vệ môi trường, nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước còn chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ được về ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. 3. CÁC CÔNG CỤ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước hiện nay. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các lãnh thổ lớn. Chưa có quy định hợp lý về việc đóng góp tài chính quản lý và bảo vệ môi trường nước gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%. Các chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường trên 1 triệu dân), (Theo nguồn VOV). 3.2. Các luật và văn bản dưới luật có liên quan đến quản lý môi trường nước. 3.2.1. Luật Tài nguyên nước. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 3 ngày 20/05/1998 và có hiệu lực ngày 01/01/1999 Luật Tài nguyên nước gồm: 10 chương với 75 điều bao gồm: Nhà nước quy định chung: quy định hình thức sở hữu đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ về tài nguyên nước, đồng thời quy định các hành vi bị cấm. Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan, tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong khai thác sử dụng, sản xuất và trong sinh hoạt bao gồm cả về vấn đề xả nước thải vào nguồn được đề cập đến trong chương này. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau. Phòng chống, khác phục hậu quả lũ lụt và các tác tác hại do nguồn gây ra gồm 11 điều (36– 46). Chương trình này quy định trách nhiện quản lý nhà nước của các cơ quan thuộc chính phủ, UBNN các cấp trong việc tổ chức, lập phương án quy hoạch dân cư, phân lũ, huy động lực lượng. Phần này cũng quy định trqchs nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm bảo vệ, quyền lợi đất nước. Hợp tác quan hệ trong quản lý, phát triển tài nguyên nước và giải quyết tranh chấp về nguồn nước. Điểm đặc biệt của Luật Tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý nguồn nước mang tính liên ngành và phối hợp. Cách tiếp cận này đã được triển khai thông qua việc thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các ban quản lý, quy hoạch lưu vực ở các địa phương. Các cơ quan này là các đơn vị trực thuộc chính phủ và có nhiệm vụ tư vấn, điều phối và quy hoạch giúp chính phủ. Về cơ bản Luật Tài nguyên nước được xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung một số nghị định tiếp theo. Các nghị định này sẽ quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện Luật Tài nguyên nước. 3.2.2 Luật Bảo vệ môi trường. Bộ Luật này được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005 gồm: 15 chương với 135 điều. Luật dành chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ nguồn nước bao gồm môi trường nước biển, nước sông và các nguồn nước khác. Để BVMT nước biển (quy định từ điều 55– 58) luật đưa ra các nguyên tắc bảo vệ, các hành vi nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguên nước biển, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động tổ chức cà ứng phó với sự cố môi trường biển. Đối với môi trường nước sông, ngoài các quy định tương tự với môi trường biển, luật còn quy định trách nhiệm của UBNN các cấp đối với bảo vệ nguồn nước trong các lưu vực sông(Điều 61). Đối với các nguồn nước khác, phục vụ cho thủy điện, sinh hoạt đô thị, nước dưới đất, nước trong các kênh, rạch, ao, hồ...được quy định trong mục 3 chương VII. Với mục đích ngăn ngừa sự cố ô nhiễm nguồn nước từ các nguồn chất thải rắn, lỏng được quy định trong chương VIII. Ngoài ra còn có các Luật, Nghị định khác liên quan đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước của quốc gia: – Luật thủy sản – Nghị định số 27/2005 NĐ– CP – Nghị định 128/2005 NĐ– CP ngày 11/10/2005 – Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 3/12/2004. 3.3. Bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước. QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép TCVN 6980:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt TCVN 6981:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt TCVN 6982:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước TCVN 6983:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước TCVN 6987:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước 3.4. Phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước 3.4.1. Mặt tích cực Hệ thống pháp luật về quản lý môi trường nước ở nước ta đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, ngày càng bổ sung,hoàn thiện theo hướng lồng ghép hữu cơ với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và hài hòa với phát triển kinh tế– xã hội, có tác dụng chống suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.Đã có sự kế thừa, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong công cuộc bảo vệ nguồn nước, thành lập Hội đồng quốc gia về ngành nước và các ban quản lý lưu vực sông. 3.4.2. Những tồn tại. – Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật. – Sự thiếu cập nhật của các văn bản pháp quy. – Vấn đề đánh giá tài nguyên nước chưa thật sự sát sao. – Sự tham gia vào kế hoạch quản lý của người dân còn chưa cao. – Khung thể chế, pháp chế, tổ chức về tài nguyên nước còn thấp. 3.5. Trách nhiệm của nhà nước và nhân dân trong việc quản lý môi trường nước. Xã hội hóa công tác quản lý tài nguyên nước theo phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình xây dựng và khai thác có hiệu quả tài nguyên nước. Tiến tới dân chủ hóa và thực hiện công bằng xã hội trong việc hưởng lợi từ công trình thủy lợi. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân trên phương diện để họ nhận thức được việc xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho các mục đích phát triển đi đôi với với việc quản lý sao cho tương xứng với nguồn vốn đầu tư to lớn của nhà nước, của doanh nghiệp và giá trị nguồn tài nguyên quý giá này là việc làm cần thiết, đồng thời phải khẳng định rõ: việc quản lý tài nguyên nước là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân. 3.5.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương. – Xây dựng và phổ biến các văn bản luật, nghị định về sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. – Điều tra, khảo sát đánh giá nguồn tài nguyên và lập kế hoạch, phân vùng khai thác hợp lý, đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước. – Tuyên truyền, vận động, tổ chức nhiều cuộc thi về ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước trong nhân dân từ cấp quận đến cấp xã. 3.5.2. Trách nhiệm của người dân. Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm hợp lý tài nguyên nước, người dân phải nhận thức sự nghiệp bảo vệ tài nguyên nước không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai. Do đó, phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tivi, internet…và tích cực phát huy ngày ý thức sử dụng tiết kiệm hợp lý tài nguyên nước. Nêu cao tinh thần tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường. 4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Đối với hệ thống chính sách. Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho ngành nước: xây dựng các văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn của thanh tra ngành nước dưới dạnh quyết định của bộ chủ quản. Bổ sung và tăng cường các chính sách về tài nguyên nước: Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực, công tác đào tạo về quản lý tài nguyên nước nhiều hơn biện pháp giáo dục; truyền thông cộng đồng về công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường. Chính sách tài chính: xây dựng thể chế tài chính nhằm huy động mọi nguồn vốn kể cả trong và ngoài nước cho công tác điều tra tài nguyên nước mặt, dưới đất, ven bờ…Cũng như các ngành khác, trong ngân sách nhà nước nên phân định tỉ lệ chi thích hợp cho ngành nước bao gồm cả quản lý lưu vực và thủy lợi. Hoàn tất thủ tục chuyển quyền quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT. Có sự phối hợp trong hoạt động quản lý tài nguyên nước giữa các tỉnh. 4.2. Hoạt động triển khai Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước để có thể lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả. Cần thiết phải tổ chức đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và chất lượng nước của nguồn nước mặt, nước ngầm, nước ven bờ. Kết quả này là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước và hoàn thiện mạng lưới điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Phòng chống suy thoái nguồn nước: Bảo vệ rừng, khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp tại các vùng đồi núi, vùng rừng ngập mặn, phát triển mạnh trồng caay phân tán ở khu đồng bằng và nông nghiệp, quy hoạch vùng cây xanh bắt buộc phải có tại các đô thị và khu công nghiệp Kết hợp hài hòa các biện pháp công trình và phi công trình trong việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiên hại do thiên tai về nước gây ra. Xem xét, kiểm soát, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp là trọng tâm trong thời kỳ CNH – HĐH, phòng ngừa các thảm họa do khai thác dầu khí và công nghiệp hoá dầu, chuẩn bị đầy đủ các biện pháp về khoa học công nghệ, pháp chế trong xử lý các sự cố. Thể chế tài chính: thực chất ngân sách nhà nước dành cho công tác quản lý môi trường nước chưa được phân bố riêng trong chương mục chí phí quốc gia. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên như lương cán bộ, hoạt động nghiên cứu khoa học…còn có các khoản đầu tư lớn cho ngành nước dành cho các công trình thủy lợi tưới tiêu bảo về chất lượng tài nguyên nước. Để tài nguyên nước được quản lý một cách hiệu quả và với mức đầu tư có hiệu quả nhất, ngân sách nhà nước nên tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, kênh mương. Các dự án điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước cần được huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước trong sự phát triển, thực hiện các dự án và các nguồn tài trợ khác. Các công trình thủy lợi đa mục đích như hồ chứa nước thủy điện cần phải huy động nguồn vốn tín dụng hoặc vay vốn ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu có kỳ hạn. Các phương thức sử dụng tài chính hợp lý là cơ sở để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, kết hợp bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng. Cho đến nay nguồn thông tin, tư liệu về tài nguyên nước khá phong phú nhưng chưa được đầy đủ và phân mảng. Hầu hết các cơ quan có tham gia các dự án liên quan đến tài nguyên nước đều có một (kho) dữ liệu riêng cho cho một đối tượng riêng. Mặc dù đã được giao cho Bộ TN&MT cụ thể là Cục tài nguyên nước và đã có một số dự án về thông tin môi trường đã được thực hiện nhưng các số liệu chủ yếu tập trung khía cạnh môi trường. Vì vậy cần phải có một ngân hàng dữ liệu chung về tài nguyên nước, tình trạng khai thác và sử dụng, quy hoạch lưu vực, chất lượng nước do Bộ TN&MT quản lý, chuẩn hóa và chia sẻ thông tin khi có yêu cầu. KẾT LUẬN Tài nguyên nước của Việt Nam là hữu hạn và phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh. Do sự biến đổi của tự nhiên và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng, chất lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày càng tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế, xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lước quản lý tài nguyên nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ tới dân số nước ta sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh CNH – HĐH, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương, chính sách cũng như thể chế, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về quản lý tài nguyên nước dường như phải độc lập với hoạt động quản lý các vùng đất ngập nước. Các phân tích, đánh giá trong báo sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu lực của hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqlmt_nuoc_7268.doc
Tài liệu liên quan