Quản lý nhà nước về khoáng sản ở Việt Nam

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM I. TỒNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I.1. Khái quát về tình hình công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản I.1.1. Điều tra lập bản đồ địa chất, khoáng sản I.1.2. Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản I.1.3. Tình hình thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản I.2. Tổng quan về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Theo kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM II.1. Hoạt động thăm dò khoáng sản II.2. Hoạt động khai thác khoáng sản II.3. Hoạt động chế biến khoáng sản BÀI 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VỀ KHOÁNG SẢN. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN. I.1. Điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản I.1.1. Tính tuần tự trong điều tra, thăm dò I.1.2. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản. I.2. Hoạt động khoáng sản II. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN. II.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương II.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN III.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) III.2. Công tác xây dựng, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (Quy hoạch khoáng sản) III.3. Công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản III.4. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản IV. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN 1. Về thể chế, chính sách 2. Về tổ chức, nhân sự BÀI 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN I. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò khoáng sản. 1.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khảo sát khoáng sản 1.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản . II. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản. III. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân được phép chế biến, khai thác tận thu khoáng sản. BÀI 4: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIẤY PHÉP KHOÁNG SẢN I. Thẩm định đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản II. Giấy phép hoạt động khoáng sản. II.1. Giấy phép khảo sát khoáng sản II.2. Giấy phép thăm dò khoáng sản II.3. Giấy phép khai thác khoáng sản II.4. Giấy phép chế biến khoáng sản . II.5. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản III. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thẩm định giấy phép hoạt động khoáng sản tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam III.1. Tiếp nhận hồ sơ III.2. Quy định tiếp nhận hồ sơ tại Chi cục Khoáng sản khu vực III.3. Tiếp nhận hồ sơ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam III.4. Thẩm định hồ sơ BÀI 5: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN I. Các văn bản QPPL có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về khoáng sản. II. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. II.1. Nguyên tắc xử phạt. II.2. Thời hiệu xử phạt. II.3. Tình tiết giảm nhẹ. II.4. Tình tiết tăng nặng. II.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính. II.6. Nguyên tắc xác định mức tiền phạt. II.7. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. II.8. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính. II.9. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. II.10. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản. II.11. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. II.12. Khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra. II.13. Truy cứu trách nhiệm hình sự. III. Hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. IV. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về khoáng sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản; 9. Nộp báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản; 10. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội; 11. Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản. III. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân được phép chế biến, khai thác tận thu khoáng sản. III.1. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản. a. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản. 1. Được mua khoáng sản đã khai thác hợp pháp; nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật liệu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động chế biến; tiến hành chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; 2. Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được chế biến theo quy định của pháp luật; 3. Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ; 4. Để thừa kế quyền chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép chế biến khoáng sản; 5. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 6. Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản. b. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản. 1. Nộp lệ phí giấy phép (10 triệu đồng/1 giấy phép), thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; 2. Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản (không để lãng phí khoáng sản); 3. Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; 4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động (theo luật lao động); 5. Bồi thường thiệt hại do hoạt động chế biến gây ra; 6. Báo cáo hoạt động chế biến khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (gồm báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất); 7. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội; 8. Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản. III.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản. a. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu(chỉ cấp cho người trong nước) . 1. Tiến hành khai thác theo quy định của giấy phép và các điều kiện cụ thể về khai thác tận thu do Chính phủ quy định; 2. Cất giữ, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật; 3. Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu; 4. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu hoặc quyết định xử lý khác của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. b. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản. (chỉ cấp cho người trong nước) 1. Nộp lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; 2. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra; 3. Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác; bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng; 4. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác; 5. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội; 6. Ghi chép, lưu giữ đầy đủ kết quả hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ; 7. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác. BÀI 4 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIẤY PHÉP KHOÁNG SẢN I. Thẩm định đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản Theo quy định hiện hành của pháp luật về khoáng sản thì đề án, báo cáo (khảo sát, thăm dò khoáng sản), dự án đầu tư khai thác, đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đều phải được thẩm định, phê duyệt. Cụ thể như sau: 1. Điều 38, Nghị định 160 quy định “ Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, theo thẩm quyền cấp giấy phép HĐKS quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản, tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò”. Việc thẩm định có thể thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án hoặc có thể thực hiện bởi cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin khảo sát, thăm dò (Sở TN&MT cấp tỉnh đối với trường hợp xin khảo sát, thăm dò khoáng sản làm VLXDTT và than bùn). 2. Điều 39, Nghị định 160 quy định “Báo cáo thăm dò khoáng sản” phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, UBND cấp tỉnh) và được thẩm định theo các yêu cầu sau: - Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng và chất lượng khoáng sản, kể cả khoáng sản có ích đi kèm; - Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản. Báo cáo thăm dò khoảng sản, trừ khoáng sản làm VLXDTT và than bùn, phải nộp vào Lưu trữ địa chất nhà nước (Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất thuộc Cục ĐC&KS Việt Nam). Báo cáo thăm dò khoáng sản làm VLXDTT và than bùn phải nộp tại Sở TN&MT nơi có khoáng sản được thăm dò. 3. Điều 40, Nghị định 160 quy định việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng (Nghị định 16/2005 /NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Thông tư số 03/ 2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp). 4. Khi mỏ khoáng sản đã được khai thác hết trữ lượng (đóng cửa mỏ để thanh lý), hoặc trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản (giấy phép bị thu hồi, giấy phép hết hạn, giấy phép được trả lại) thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác phải lập đề án đóng cửa mỏ, trình thẩm định, phê duyệt để thực hiện theo quy định. Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại khoản 1 Điều 56 (sửa đổi) của Luật Khoáng sản) cấp giấy phép khai thác loại khoáng sản nào thì có quyền thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với loại khoáng sản đó. Đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt sau khi tổ chức thực hiện phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu làm để cơ sở ra quyết định đóng cửa mỏ. II. Giấy phép hoạt động khoáng sản. Để được phép hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 160 của Chính phủ và quy định khác có liên quan phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép HĐKS. Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, có các loại giấy phép sau đây: II.1. Giấy phép khảo sát khoáng sản (Điều 21, Luật Khoáng sản). Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp; Thời hạn của một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá mười hai tháng và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá mười hai tháng; Giấy phép khảo sát khoáng sản không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. II.2. Giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 25, Luật Khoáng sản) Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp; Thời hạn của một giấy phép thăm dò khoáng sản không quá hai mươi bốn tháng và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn tháng. Trong trường hợp cần thiết, giấy phép thăm dò khoáng sản có thể được cấp lại cho tổ chức, cá nhân đã thăm dò ở khu vực mà giấy phép đã hết hạn. II.3. Giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 31, Luật Khoáng sản) Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, với điều kiện tổ chức, cá nhân đó đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò và tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, thì giấy phép thăm dò mới hoặc giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp đối với khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác. Đối với khu vực đã thăm dò, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi năm. II.4. Giấy phép chế biến khoáng sản (Điều 44, Luật Khoáng sản). Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được phép. II.5. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Điều 50, Luật Khoáng sản). Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ. Giấy phép khai thác tận thu chỉ được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba năm và được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai năm. III. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thẩm định giấy phép hoạt động khoáng sản tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Theo “Quy trình tiếp nhận, thẩm định, trình hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản rắn tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam” được Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hànhtại Quyết định số 565 QĐ/ĐCKS - KS ngày 26 tháng 9 năm 2008. Theo đó các quy định về Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản như sau: III.1. Tiếp nhận hồ sơ Tuỳ theo loại khoáng sản và địa bàn hoạt động, tổ chức, cá nhân muốn xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, hoặc xin đóng cửa mỏ khoáng sản rắn nộp hồ sơ tại các địa điểm sau đây: “Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả” đặt tại Phòng Khoáng sản thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, số 6, Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản (bao gồm cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản), hồ sơ đóng cửa mỏ đối với các loại khoáng sản thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra; hồ sơ của loại khoáng sản không thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Chi cục Khoáng sản khu vực. Chi cục Khoáng sản miền Trung, Lô 8A, đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đối với hồ sơ thăm dò khoáng sản (bao gồm cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản) và hồ sơ đóng cửa mỏ; hồ sơ khai thác, chế biến khoáng sản (bao gồm cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản) của các loại khoáng sản (trừ khoáng sản kim loại, khoáng sản quý, hiếm, độc hại và đặc biệt độc hại) thuộc phạm vi các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum. Chi cục Khoáng sản miền Nam, Số 562 đường Thạnh Mỹ Nam, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hồ sơ thăm dò khoáng sản (bao gồm cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản) và hồ sơ đóng cửa mỏ; hồ sơ khai thác, chế biến khoáng sản (bao gồm cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản) của các loại khoáng sản (trừ khoáng sản kim loại, khoáng sản quý, hiếm, độc hại và đặc biệt độc hại) thuộc phạm vi các tỉnh: Đắc Nông, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Đồng bằng Nam Bộ. III.2. Quy định tiếp nhận hồ sơ tại Chi cục Khoáng sản khu vực 1. Khi có tổ chức, cá nhân đến Chi cục Khoáng sản khu vực nộp hồ sơ hoạt động khoáng sản, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ viết Phiếu hẹn để chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi cục phân công kiểm tra trước khi làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ; 2. Khi tiếp nhận, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ của Chi cục Khoáng sản khu vực kiểm tra kỹ các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh, bổ sung (nếu còn thiếu); 3. Trường hợp hồ sơ đúng, hợp lệ về nội dung và đủ các loại giấy tờ theo quy định, chuyên viên thẩm định hồ sơ phối hợp với chuyên viên tiếp nhận viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, vào Sổ Công văn đến của Chi cục Khoáng sản khu vực; 4. Chi cục trưởng Chi cục Khoáng sản khu vực được sử dụng con dấu của Chi cục để xác nhận ngày nộp hồ sơ vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; 5. Chuyên viên tiếp nhận của Chi cục Khoáng sản khu vực có trách nhiệm mở Sổ tiếp nhận hồ sơ để đăng ký số ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và quản lý, theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi hồ sơ được giải quyết. 6. Thời gian để hoàn thành công tác kiểm tra, lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ tại Chi cục Khoáng sản khu vực không quá 02 ngày làm việc. III.3. Tiếp nhận hồ sơ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 1. Công tác tiếp nhận hồ sơ thuộc trách nhiệm tiếp nhận của “Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả” đặt tại Phòng Khoáng sản được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; 2. Hồ sơ hoạt động khoáng sản do Chi cục Khoáng sản khu vực tiếp nhận, sau khi hoàn thành công tác thẩm định được gửi tới Phòng Khoáng sản để hoàn tất các khâu thẩm định, trình hồ sơ theo quy định. III.4. Thẩm định hồ sơ 1. Đối với hồ sơ xin giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản a) Sau khi tiếp nhận, Chi cục Khoáng sản khu vực/Phòng Khoáng sản tiến hành thẩm định tính pháp lý của hồ sơ theo các nội dung chính sau đây: i. Kiểm tra đăng ký hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin khảo sát, thăm dò khoáng sản (phải có đăng ký ngành nghề hoạt động khoáng sản). Trường hợp, tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực hành nghề khảo sát, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó phải có Hợp đồng kinh tế với đơn vị có đủ điều kiện hành nghề thăm dò để thực hiện đề án khảo sát, thăm dò sau khi được cấp giấy phép; ii. Thẩm định (kể cả kiểm tra thực địa) vị trí, ranh giới, toạ độ và diện tích của khu vực khảo sát, thăm dò khoáng sản; sự chồng lấn với diện tích khu vực đang hoạt động khoáng sản hợp pháp (nếu có); các vấn đề liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; các công trình điện thủy lợi; công trình an ninh quốc phòng cần bảo vệ v.v...); vấn đề liên quan đến quy hoạch khảo sát, thăm dò khoáng sản đã được cơ quản quản lý có thẩm quyền phê duyệt hoặc thỏa thuận. iii. Thời gian để hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin khảo sát, thăm dò khoáng sản tại Chi cục khoáng sản khu vực không quá 15 ngày làm việc (kể cả thời gian kiểm tra thực địa), tính từ ngày nhận hồ sơ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; không quá 7 ngày làm việc đối với hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và hồ sơ xin gia hạn, hồ sơ trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp. b) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, Chi cục Khoáng sản khu vực gửi toàn bộ hồ sơ tới Phòng Khoáng sản tiếp tục thực hiện các công việc thẩm định hồ sơ kỹ thuật, trình Hội đồng thẩm định đề án hoạt động khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoàn chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành giấy phép. Hồ sơ bao gồm: i. Hồ sơ xin khảo sát, thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân (nội dung, số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật về khoáng sản); ii. Phiếu tiếp nhận hồ sơ (01 bản gốc); iii. Biên bản kiểm tra thực địa của Chi cục khoáng sản khu vực (01 bản gốc); iiii. Phiếu thẩm định hồ sơ của chuyên viên thẩm định hồ sơ, có xác nhận của lãnh đạo Chi cục Khoáng sản khu vực (01 bản gốc); iiiii. Tờ trình của Chi cục Khoáng sản khu vực gửi Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (01 bản gốc); c) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ/hoặc sau khi nhận được hồ sơ xin khảo sát, thăm dò khoáng sản do Chi cục Khoáng sản khu vực tiếp nhận, thẩm định nội dung pháp lý, Phòng Khoáng sản thực hiện việc công tác chuẩn bị cho phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và hoàn chỉnh thủ tục trình cấp giấy phép theo quy định. 2. Đối với hồ sơ xin giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản a) Sau khi tiếp nhận, Chi cục Khoáng sản khu vực/Phòng Khoáng sản tiến hành thẩm định hồ sơ theo các nội dung chính sau đây: i. Kiểm tra đăng ký hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin khai thác, chế biến khoáng sản (phải có đăng ký ngành nghề hoạt động khóang sản); Giấy chứng nhận đầu tư của Dự án khai thác, chế biến khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư; ii. Thẩm định (kể cả kiểm tra thực địa) vị trí, ranh giới, toạ độ và diện tích của khu vực khai thác, chế biến khoáng sản; sự chồng lấn với diện tích khu vực đang hoạt động khoáng sản hợp pháp (nếu có); các vấn đề liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; các công trình điện thủy lợi; công trình an ninh quốc phòng cần bảo vệ v.v...); vấn đề liên quan đến quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đã được cơ quản quản lý có thẩm quyền phê duyệt hoặc thỏa thuận. Trường hợp các nội dung nêu trên đã được xác định rõ trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thì không phải thẩm định mà chỉ rà soát những vấn đề phát sinh (nếu có); iii. Kiểm tra sự phù hợp của trữ lượng huy động vào khai thác với trữ lượng trong báo cáo thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phê duyệt/hoặc công nhận theo quy định; iiii. Dự án đầu tư xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp của việc thành lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư 03/2007/TT - BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và pháp luật về đầu tư. Kiểm tra sự phù hợp của nội dung Văn bản thẩm định Thiết kế cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định với Thuyết minh dự án đầu tư do chủ đầu tư phê duyệt. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường/hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường: Báo cáo/hoặc Bản cam kết và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường phải được thẩm định, phê duyệt/hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường. Trong đó, diện tích dự án, trữ lượng huy động vào khai thác, công suất, hệ thống khai thác v.v... phải phù hợp với nội dung Dự án đầu tư đã phê duyệt. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo Quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. iiiii. Thời gian để hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ xin khai thác, chế biến khoáng sản tại Chi cục khoáng sản khu vực không quá 30 ngày làm việc (kể cả thời gian kiểm tra thực địa), tính từ ngày nhận hồ sơ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; không quá 15 ngày làm việc đối với hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và hồ sơ xin gia hạn, hồ sơ trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích, chuyển nhượng quyền khai thác, chế biến khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền khai thác, chế biến khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp. b) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, Chi cục Khoáng sản khu vực gửi toàn bộ hồ sơ tới Phòng Khoáng sản tiếp tục thực hiện các công việc thẩm định hồ sơ, trình Hội đồng thẩm định hồ sơ khai thác khoáng sản của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành giấy phép. Hồ sơ bao gồm: i. Hồ sơ xin khai thác, chế biến khoáng sản của tổ chức, cá nhân (nội dung, số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật về khoáng sản); ii. Phiếu tiếp nhận hồ sơ (01 bản gốc); iii. Biên bản kiểm tra thực địa của Chi cục Khoáng sản khu vực (01 bản gốc). Trường hợp đối với hồ sơ xin khai thác khoáng sản đã kiểm tra thực địa trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò thì không có biên bản kiểm tra thực địa; iiii. Phiếu thẩm định hồ sơ của chuyên viên thẩm định hồ sơ, có xác nhận của lãnh đạo Chi cục Khoáng sản khu vực (01 bản gốc); iiiii. Tờ trình của Chi cục Khoáng sản khu vực gửi Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản (01 bản gốc) kèm theo dự thảo Giấy phép; c) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ/hoặc nhận được hồ sơ xin khai thác, chế biến khoáng sản do Chi cục Khoáng sản khu vực tiếp nhận, thẩm định, Phòng Khoáng sản kiểm tra, rà soát hồ sơ để chuẩn bị cho phiên họp của Hội đồng thẩm định hồ sơ giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản do Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thành lập. Kết quả phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được thể hiện bằng biên bản họp Hội đồng và là cơ sở để Phòng Khoáng sản trình Cục trưởng. 3. Đối với hồ sơ xin đóng cửa mỏ khoáng sản rắn. a) Sau khi tiếp nhận, Chi cục Khoáng sản khu vực/Phòng Khoáng sản tiến hành thẩm định tính pháp lý của hồ sơ theo các nội dung chính sau đây: i. Rà soát nội dung Giấy phép khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định; ii. Kiểm tra cụ thể (kể cả kiểm tra thực địa và lấy mẫu kiểm tra) vị trí, ranh giới, toạ độ và diện tích của khu vực xin đóng cửa mỏ khoáng sản; làm rõ nội dung đóng cửa mỏ (để thanh lý, để bảo vệ hay đóng cửa để trả lại một phần diện tích khu vực khai thác, đóng cửa vì lý do khu vực khai thác bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản); iii. Thời gian để hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin đóng cửa mỏ tại Chi cục khoáng sản khu vực không quá 15 ngày làm việc (kể cả thời gian kiểm tra thực địa), tính từ ngày nhận hồ sơ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. b) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, Chi cục Khoáng sản khu vực gửi toàn bộ hồ sơ xin đóng cửa mỏ khoáng sản rắn tới Phòng Khoáng sản tiếp tục thực hiện các công việc thẩm định hồ sơ kỹ thuật, trình Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hồ sơ bao gồm: i. Đơn và Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản (nội dung, số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật về khoáng sản); ii. Phiếu tiếp nhận hồ sơ (01 bản gốc); iii. Biên bản kiểm tra thực địa của Chi cục Khoáng sản khu vực (01 bản gốc); iiii. Phiếu thẩm định hồ sơ của chuyên viên thẩm định hồ sơ, có xác nhận của lãnh đạo Chi cục Khoáng sản khu vực (01 bản gốc); iiiii. Tờ trình của Chi cục Khoáng sản khu vực gửi Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (01 bản gốc); c) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định tính pháp lý của hồ sơ/hoặc nhận được hồ sơ xin đóng cửa mỏ khoáng sản rắn do Chi cục Khoáng sản khu vực tiếp nhận, thẩm định tính pháp lý, Phòng Khoáng sản chuẩn bị các nội dung công việc có liên quan để tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn do Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thành lập. Kết quả phiên họp Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn được thể hiện bằng biên bản họp Hội đồng và là cơ sở để Phòng Khoáng sản chuẩn bị Tờ trình phê duyệt đề án đóng cửa mỏ. Lưu ý: Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP. Theo đó, đã sửa đổi bổ sung điểm d khoản 2 Điều 17 Nghị định 160 như sau” “Trường hợp xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không bắt buộc phải tiến hành thăm dò quy định tại khoản 2 Điều 41 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản này, còn phải bảo đảm điều kiện sản phẩm khai thác được chỉ phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, đê điều.” BÀI 5 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN I. Các văn bản QPPL có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về khoáng sản. 1. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 về việc xử lý vi phạm hành chính. Pháp lệnh này được ban hành nhằm mục đích đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Pháp lệnh về việc xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật khung. Căn cứ vào văn bản này, Chính phủ ban hành các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. 2. Nghị định của Chính phủ số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về: - Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh gía tiềm năng khoáng sản); - Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Những vi phạm nói trên chưa phải là tội phạm, nhưng theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Những hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật khác mà có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản thì bị xử phạt vi phạm theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. II. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. II.1. Nguyên tắc xử phạt. - Phải kịp thời phát hiện và đình chỉ ngay mọi vi phạm hành chính. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; phải khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra theo đúng quy định của pháp luật. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính do pháp luật quy định. - Phải do người có thẩm quyền tiến hành. - Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì xử phạt hành chính từng người một. Một người vi phạm nhiều hành vi thì xử phạt từng hành vi. - Phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định việc xử phạt. - Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc: + Tình thế cấp thiết; + Phòng vệ chính đáng; + Sự kiện bất ngờ; + Vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. II.2. Thời hiệu xử phạt. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm kể từ ngày vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp sau đây để khắc phục hậu quả: + Buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi. + Buộc phải tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng. + Buộc phải nộp báo cáo về địa chất, hoạt động khoáng sản (cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh). + Buộc phải san lấp công trình được tạo ra do vi phạm. + Buộc phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khoáng sản, về môi trường. + Buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh) về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản. + Buộc phải thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản. + Buộc phải lập thiết kế mỏ, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định. II.3. Tình tiết giảm nhẹ. + Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. + Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. + Vi phạm do ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất và tinh thần. + Người vi phạm là phụ nữ có thai, già yếu, có bệnh, tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức. + Vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra. + Do trình độ lạc hậu. II.4. Tình tiết tăng nặng. + Vi phạm có tổ chức. + Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. + Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm. + Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. + Lợi dụng hoàn cảnh thiên tai, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm. + Vi phạm trong thời gian đang chấp hành án hình sự hoặc quyết định xử lý vi phạm hành chính khác. + Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó. + Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính mà mình đã gây ra. II.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Có hai hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra còn tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: + Tước giấy phép hoạt động điều tra địa chất về tài nguyên khoáng sản, giấy phép hoạt động khoáng sản (khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến). + Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. II.6. Nguyên tắc xác định mức tiền phạt. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi là mức trung bình của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt thấp hơn, nhưng không được thấp dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt cao hơn, nhưng không được cao quá mức tối đa của khung tiền phạt. II.7. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. - Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. - Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc: a. Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt thuộc về người đó. b. Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. c. Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. II.8. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. II.9. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. a. Thủ tục đơn giản. Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm ra quyết định, Họ, tên, địa chỉ người (tổ chức) vi phạm, Hành vi vi phạm, Địa điểm xảy ra vi phạm, Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định, Điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, Ghi rõ mức tiền phạt (nếu phạt tiền). Phải trao cho cá nhân (tổ chức) một bản quyết định xử phạt. Có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. b. Thủ tục phạt tiền trên 100.000 đồng. 1. Lập biên bản về vi phạm hành chính. - Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. - Nội dung biên bản: Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản, Họ, tên, chức vụ người lập biên bản, Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người (tổ chức) vi phạm, Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, Hành vi vi phạm, Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có), Lời khai của người (đại diện tổ chức) vi phạm, Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến (nếu có), Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người bị thiệt hại (nếu có). - Biên bản phải lập ít nhất hai bản, phải được người lập, người (đại diện tổ chức) vi phạm, người làm chứng và người bị hại (nếu có) ký. Biên bản có nhiều tờ thì phải cùng ký vào tất cả các tờ. Nếu những người này từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. - Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt. 2. Quyết định xử phạt. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Nếu vụ vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn là 30 ngày. Trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn và việc đồng ý cho gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn như đã nêu, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt (trừ trường hợp xử phạt trục xuất), nhưng có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu rách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Nội dung quyết định xử phạt: Ngày, tháng, năm ra quyết định, Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người ra quyết định, Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người (tổ chức) vi phạm, Hành vi vi phạm hành chính, Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm, Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, Hình thức xử phạt chính, Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), Thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này được thực hiện theo quy định của pháp luật. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày …, Chữ ký của người ra quyết định xử phạt, Nơi gửi: Cá nhân (tổ chức) bị xử phạt. Cơ quan thu tiền phạt. 4. Hồ sơ: Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. 5. Tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng hàng hoá, phương tiện bị tịch thu. Có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người (tổ chức) bị xử phạt, người chứng kiến (nếu có). Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì người quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh. Nếu dưới 10 triệu đồng thì giao cho cơ quan tài chính cấp huyện tổ chức bán đấu giá. Tiền thu được, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp. 6. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành: - Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng, - Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, - Chánh thanh tra chuyên ngành Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường. II.10. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép đó. II.11. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Tịch thu để sung vào quỹ nhà nước. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép. Tang vật, phương tiện thuộc dạng này phải được xác định và trả lại cho chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng hợp pháp. II.12. Khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra. Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra, phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Nếu không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. II.13. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự để xử phạt hành chính. III. Hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. 1. Phạt do vi phạm quy định về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng đối với hoạt động mà không có quyết định phê duyệt, thực hiện không đúng đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, không nộp kết quả, mẫu vật địa chất theo quy định. 2. Phạt tiền do vi phạm quy định về khảo sát khoáng sản: từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi khảo sát khoáng sản không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn; không nộp báo cáo kết quả hoặc nộp chậm từ 30 ngày trở lên; chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng theo quy định tại giấy phép. 3. Xử phạt do vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng đối với mỗi hành vi: không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không nộp báo cáo kết quả hoặc nộp chậm từ 30 ngày trở lên. - Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với mỗi hành vi: thăm dò khoáng sản không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn, không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò hoặc thực hiện không đúng yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường khi giấy phép đã hết hiệu lực, chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng theo quy định tại giấy phép. 4. Xử phạt do vi phạm quy định về khai thác khoáng sản: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng đối với mỗi hành vi: Không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác đối với khai thác vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi đất của dự án đầu tư công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho công trình xây dựng đó; Không nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. - Phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng đối với mỗi hành vi: Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật; Không lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ. - Phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng đối với mỗi hành vi: Không thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của nhà nước về kết quả thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư theo quy định khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác. Nếu khai thác mỏ không có thiết kế hoặc không đúng thiết kế đã được phê duyệt, không có giám đốc điều hành mỏ, khai thác ngoài khu vực được phép hoặc khai thác vượt quá công suất quy định tại giấy phép thì tương ứng với mỗi hành vi sẽ: - Phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác than bùn, đá ốp lát, nước khoáng. - Phạt tiền từ 8 triệu đến 12 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Phạt tiền từ 15 triệu đến 18 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản quý hiếm, từ 18 triệu đến 20 triệu đồng đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại. - Phạt tiền từ 12 triệu đến 14 triệu đồng đối với khai thác lộ thiên, từ 14 đến 16 triệu đồng đối với khai thác hầm lò các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại. Nếu khai thác khoáng sản không có giấy phép, giấy phép đã hết hạn (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn và đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định), khai thác theo giấy phép chuyển nhượng không đúng với quy định của pháp luật, thì mỗi hành vi sẽ bị xử phạt: - Phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác than bùn, đá ốp lát, nước khoáng. - Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Phạt tiền từ 60 triệu đến 80 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản quý hiếm, từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại. - Phạt tiền từ 40 triệu đến 60 triệu đồng đối với khai thác lộ thiên, từ 14 đến 16 triệu đồng đối với khai thác hầm lò các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại. Hình thức phạt bổ sung được áp dụng bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 đến 6 tháng hoặc không thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; buộc áp dụng các biện pháp tương ứng để khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra. 5. Phạt tiền do vi phạm quy định về chế biến khoáng sản: - Từ 500 ngàn đến 2 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật. - Từ 2 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi chế biến khoáng sản không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn. Nếu chế biến khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản nhóm xạ-hiếm trong trường hợp này sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. 6. Xử phạt do vi phạm các quy định khác: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản. - Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thuê đất trong hoạt động khoáng sản. Đối với các hành vi mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp thì mỗi hành vi sẽ bị xử phạt: - Phạt tiền từ 500 ngàn đến 2 triệu đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. - Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với khoáng sản quý, hiếm; từ 20 triệu đến 50 triệu đồng đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại. - Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại. - Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với mỗi hành vi sau: Cất giấu, phá huỷ, làm tổn hại đến chất lượng hoặc mua bán, vận chuyển trái phép các mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm; Không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật khi phát hiện được các điểm khoáng sản; Tiết lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Cản trở hoạt động kiểm tra, thanh tra của người thi hành công vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cản trở hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp pháp. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu mẫu vật địa chất, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt bị mua, bán, vận chuyển trái phép; Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn 3 tháng hoặc không thời hạn. IV. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã: a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền đến 500 ngàn đồng. c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500 ngàn đồng. d. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền đến 20 triệu đồng. c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. d. Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép. đ. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền. e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Phạt tiền tối đa đến 500 triệu đồngđối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác. c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền. d. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. đ. Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép. e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. + Thanh tra viên về khoáng sản đang thi hành công vụ. a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền đến 200 ngàn đồng. c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2 triệu đồng. d. Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. + Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền đến 20 triệu đồng. c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. d. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền. đ. Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. + Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. a. Phạt cảnh cáo. b. Phạt tiền đến 100 triệu đồng. c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. d. Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép. đ. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền. e. Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Lưu ý: ngày 27 tháng 02 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Theo đó, tại Điều 35 của Nghị định quy định xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: a. Không tuân thủ đầy đủ các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế khai thác mỏ đá theo quy định của pháp luật; b. Giao cho người không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành theo quy định làm Giám đốc điều hành mỏ. 2. Xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức khai thác mỏ không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn trong khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng. 3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một trong các biện pháp sau đây: a. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác mỏ từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn; b. Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; c. Buộc thực hiện đúng quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế khai thác mỏ; quy định về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành mỏ theo quy định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_ly_nha_nuoc_ve_khoang_san.doc