Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020

MỞ ĐẦU Vùng Biển Sóc Trăng (Vùng Biển/Vùng) gồm 3 huyện biển là Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung có 72 km bờ biển; với diện tích tự nhiên là chiếm 35,8% diện tích toàn tỉnh, dân số tính đến 2008 khoảng 1.188,2 km 405 nghìn người, chiếm 32,5% dân số toàn tỉnh. Vùng Biển có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu thương mại và quốc phòng an ninh của cả vùng ĐBSCL và các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tương lai kinh tếxã hội Vùng Biển Sóc Trăng nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển trong sự giao thoa của nền kinh tế biển vùng ĐBSCL và nền kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông. Thực hiện Nghị quyết số 09/NQTW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết 27/2007/NQCP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09/NQTW của Bộ Chính trị, Tỉnh Uỷ tỉnh Sóc Trăng đã có Nghị Quyết về phát triển kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Trung tâm Kinh tế Miền Nam và các ngành trong tỉnh, các huyện biển có để nghiên cứu đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020”, nhằm xây dựng Vùng Biển và ven biển thành khu vực phát triển năng động, xứng đáng với vị trí, vai trò to lớn của Vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL, đồng thời làm cơ sở cho các ngành, các huyện liên quan tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp. 1. Mục đích của dự án: Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020” nhằm các mục đích cơ bản và chủ yếu sau: Đánh giá đúng các tiềm năng, lợi thế của Vùng Biển và ven biển cần phát huy trong thời kỳ quy hoạch, đặc biệt phân tích các điều kiện phát triển các ngành dựa vào lợi thế biển, đồng thời tìm ra những khó khăn, hạn chế thách thức trong quá trình phát triển Vùng Biển. Lựa chọn đúng những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ có vai trò động lực và đột phá trong quá trình phát triển Vùng Biển, để tập trung đầu tư phát triển tạo đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả tỉnh. Xác định khả năng nuôi sống được số dân Vùng Biển và sức chứa hợp lý dân số Vùng Biển để có chính Báo cáo tổng hợp gồm 4 phần chính: I. Các yếu tố và điều kiện phát triển của Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng. II. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng. III. Phương hướng phát triển và tổ chức không gian kinh tế Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.

pdf115 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU Vùng Biển Sóc Trăng (Vùng Biển/Vùng) gồm 3 huyện biển là Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung có 72 km bờ biển; với diện tích tự nhiên là 1.188,2 km2, chiếm 35,8% diện tích toàn tỉnh, dân số tính đến 2008 khoảng 405 nghìn người, chiếm 32,5% dân số toàn tỉnh. Vùng Biển có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu thương mại và quốc phòng - an ninh của cả vùng ĐBSCL và các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tương lai kinh tế-xã hội Vùng Biển Sóc Trăng nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển trong sự giao thoa của nền kinh tế biển vùng ĐBSCL và nền kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông. Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ Chính trị, Tỉnh Uỷ tỉnh Sóc Trăng đã có Nghị Quyết về phát triển kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Trung tâm Kinh tế Miền Nam và các ngành trong tỉnh, các huyện biển có để nghiên cứu đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020”, nhằm xây dựng Vùng Biển và ven biển thành khu vực phát triển năng động, xứng đáng với vị trí, vai trò to lớn của Vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL, đồng thời làm cơ sở cho các ngành, các huyện liên quan tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp. 1. Mục đích của dự án: Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020” nhằm các mục đích cơ bản và chủ yếu sau: - Đánh giá đúng các tiềm năng, lợi thế của Vùng Biển và ven biển cần phát huy trong thời kỳ quy hoạch, đặc biệt phân tích các điều kiện phát triển các ngành dựa vào lợi thế biển, đồng thời tìm ra những khó khăn, hạn chế thách thức trong quá trình phát triển Vùng Biển. - Lựa chọn đúng những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ có vai trò động lực và đột phá trong quá trình phát triển Vùng Biển, để tập trung đầu tư phát triển tạo đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả tỉnh. Xác định khả năng nuôi sống được số dân Vùng Biển và sức chứa hợp lý dân số Vùng Biển để có chính 2 sách phù hợp về phát triển kinh tế và dân số. Tổ chức không gian biển hợp lý với hạt nhân là các huyện biển, hệ thống đô thị và nông thôn, các tuyến trục nối kết biển với nội địa và vành đai ven biển. Giải quyết vấn đề khoa học- công nghệ, văn hóa, giáo dục-đào tạo, y tế thể thao trong Vùng Biển; Vấn đề môi trường sinh thái biển; Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển và an ninh quốc phòng Vùng Biển. - Đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp và hệ thống các giải pháp đồng bộ về vốn đầu tư, khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế... để thực hiện quy hoạch. - Đưa ra cơ chế và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch. - Kiến nghị với UBND tỉnh và Chính phủ về những công việc cần thiết cần làm để thực hiện quy hoạch Vùng Biển. 2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/09/2007 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển kinh tế biển, phạm vi nghiên cứu của dự án bao gồm: “Vùng ven biển có dân số năm 2005 là 400.731 người (chiếm 31,50% dân số toàn tỉnh), diện tích tự nhiên là 118.688 ha (chiếm 35,86% tổng diện tích toàn tỉnh); trong đó diện tích bãi bồi hiện có trên 25.000 ha”. Như vậy, không gian nghiên cứu bao gồm cả trên biển và không gian trên đất liền ven biển, trong đó, không gian trên biển được xác định là Vùng Biển và thềm lục địa thuộc quyền quản lý của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, tùy vào từng trường hợp cụ thể (đối với một số lĩnh vực như vận tải, du lịch...) có liên quan mật thiết với các khu vực bên ngoài Vùng Biển, sẽ được xem xét, nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn (như Thành phố Sóc Trăng, các tỉnh lân cận trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Côn Đảo và Phú Quốc…). 3. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch: - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X. - Nghị Quyết 03-NQ/TW, ngày 6/5/1993 của Bộ Chính Trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. - Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH. - Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 3 - Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ Chính trị. - Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2006- 2020. - Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2010. - Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/09/2007 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển kinh tế biển, Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành chương trình phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQ Đảng Bộ huyện nhiệm kỳ 2005-2010 và các báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2006-2010 của các huyện Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung. - Kết quả cuộc họp ngày 19/03/2008 tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng về định hướng quy hoạch Vùng Biển và ven biển Sóc Trăng. 4-Mô hình nghiên cứu vùng biển. Mô hình kinh tế biển Sóc Trăng được xây dựng trên cơ sở dựa vào lợi thế biển và là một mô hình kinh tế mở, nó thể hiện trên hai mặt: - Mọi định hướng phát triển đều xuất phát từ thế mạnh của biển. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc những lợi thế cơ bản của biển (mà nổi bật là cảng nước sâu duy nhất của ĐBSCL) và những khó khăn, thách thức có liên quan đến phát triển biển, đưa ra định hướng phát triển bền vững tại vùng biển một cách toàn diện và có tính thực tiễn cao cho bước phát triển của thập kỷ tới. - Kinh tế biển Sóc Trăng luôn được đặt trong mối quan hệ với cả nước, cả vùng ĐBSCL. Mọi phát triển kinh tế biển của Sóc Trăng đều vì lợi ích chung, vì sự lớn mạnh của cả nước, cả vùng; đồng thời kinh tế biển Sóc Trăng luôn dựa vào sức mạnh cả nước (các ngành TW), sức mạnh của vùng ĐBSCL(các tỉnh có liên quan) để phát triển. Đặc trưng cơ bản nhất của “mô hình phát triển vùng biển Sóc Trăng”, khác với một vùng nội địa khác là toàn bộ sự phát triển của vùng luôn gắn bó với Biển và lấy cảng nước sâu lớn, một cửa ngõ Vào - Ra quan trọng nhất của 4 cả vùng ĐBSCL làm trung tâm, làm mục tiêu, từ đó phát triển Khu kinh tế và các ngành, lĩnh vực khác có liên quan vừa gắn với biển, vừa phục vụ khai thác nguồn lợi biển như: Cơ sở hạ tầng biển (mạng giao thông bộ, thuỷ, cảng biển; cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp nước…); một số ngành công nghiệp gắn với thế mạnh biển; hệ thống dịch vụ cảng biển; du lịch biển; nuôi trồng khai thác hải sản….; Tổ chức không gian biển (hệ thống đô thị ven biển, các trục kinh tế ven biển và hướng từ biển vào trung tâm) cho tới việc phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển; Phát triển khoa học- công nghệ biển; Quốc phòng an ninh trên biển.v.v. Như vây, quá trình phát triển mô hình kinh tế biển Sóc Trăng vì một mục tiêu duy nhất là đem lai lợi ích cao nhất từ nguồn lợi biển, đồng thời bảo vệ và làm giàu có thêm cho nguồn lợi biển. 5.Tổ chức nghiên cứu quy hoạch: Trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch, đã tiến hành các hoạt động cụ thể sau: + Tìm hiểu, khai thác các tài liệu nghiên cứu về biển như “Đề án kinh tế biển quốc gia”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển Vùng Vịnh Thái Lan”, các nghiên cứu quy hoạch ngành của tỉnh Sóc Trăng... + Tổ chức đoàn đi nghiên cứu khảo sát thực tế, thu thập những tài liệu, số liệu cần thiết ở 3 huyện biển: Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung. Quá trình xây dựng Báo cáo tổng hợp:“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020” được tiến hành nhiều bước, sau khi hoàn thành báo cáo sơ bộ, tiến hành tổ chức các hội thảo với các nhà quản lý và chuyên gia nghiên cứu biển ở Trung ương và địa phương, sau đó chỉnh sửa, báo cáo xin ý kiến các cấp lãnh đạo trong tỉnh, huyện để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo cuối cùng. Báo cáo tổng hợp gồm 4 phần chính: I. Các yếu tố và điều kiện phát triển của Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng. II. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng. III. Phương hướng phát triển và tổ chức không gian kinh tế Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch. 5 PHẦN THỨ NHẤT CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG I. NHỮNG YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI 1. Vị trí địa lý của Vùng Biển Sóc Trăng là một trong những lợi thế quan trọng để phát triển Vùng Biển Sóc Trăng có 3 cửa sông lớn tiếp giáp biển là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, trong đó cửa Định An và Trần Đề là hai cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vùng Biển Sóc Trăng có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và mở rộng giao thương với trong nước và quốc tế của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh ĐBSCL, nhất là trong xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Vùng Biển Sóc Trăng nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển rất năng động. ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, tốc độ tăng trưởng cao, đạt 10,5%/năm thời kỳ 2001-2005 (gấp 1,3 lần tốc độ tăng trưởng cùng thời kỳ của cả nước), đóng góp 1/3 giá trị sản xuất nông nghiệp, 2/3 giá trị sản xuất thủy sản và 10,0% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh và Vùng Biển Sóc Trăng), đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhằm chuyển đổi cơ cấu Vùng từ nông nghiệp - thủy sản thành Vùng Kinh tế trọng điểm nông nghiệp - thủy sản- công nghiệp của cả nước. Côn Đảo, một đảo nằm gần Vùng Biển Sóc Trăng đã được Chính Phủ phê duyệt xây dựng thành hòn đảo phát triển tổng thể các ngành dựa vào lợi thế của biển, đặc biệt là sẽ trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của cả nước. Với sự phát triển nhanh theo hướng mới của vùng ĐBSCL và Côn Đảo, sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế của Vùng Biển Sóc Trăng nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung. Sau khi sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động, cầu Cần Thơ hoàn thành, quốc lộ 1A được nâng cấp; đặc biệt là tuyến đường Nam sông Hậu dài 151 km, quy mô 2 làn xe từ thành phố Cần Thơ chạy dọc bờ Nam sông Hậu qua Vùng Biển của tỉnh Sóc Trăng (huyện Long Phú và huyện Vĩnh Châu) đến giáp quốc lộ 1A (thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hoàn thành vào năm 2010 sẽ là cơ hội thúc đẩy Vùng Biển và cả tỉnh Sóc Trăng phát triển mạnh mẽ. 6 2. Vùng Biển Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên, môi trường rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội So với một số vùng khác trong tỉnh, Vùng Biển có điều kiện tự nhiên cả ở biển và ven biển rất thuận lợi cho phát triển. Đó là: - Về địa hình: Vùng ven biển Sóc Trăng là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển, nên có địa hình đồng bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen lấn cồn cát, độ cao trung bình 0,5-1m so với mặt biển , thấp dần từ Tây Bắc (thềm bờ sông Hậu thuộc Long Phú, Cù Lao Dung) xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu (huyện Long Phú và Cù Lao Dung), với độ cao 1-1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát; vùng trũng phía nam với độ cao 0 - 0,5m, thường ngập úng dài ngày trong mùa lũ. - Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển, phân hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11) với lượng mưa trung bình 1.977mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ khoảng vài trăm milimét. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26-270C, biên độ nhiệt theo mùa khoảng 5-60C. Thấp nhất (tháng 1) là 23-240C, cao nhất (tháng 4) đến 31-320C. Tổng lượng bức xạ 140-150 Kcal/cm2/ngày. Tổng số giờ nắng 2.300-2.400 giờ. Lượng mưa trung bình cao, từ 1.800-2.200 mm và chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm tới 86-88,0% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình cao nhất > 350mm, tháng thấp nhất hầu như không có mưa. Độ ẩm trung bình cả năm là 84,4%, cao nhất 96,0% vào mùa mưa và thấp nhất vào mua khô 62,0%. Đặc điểm khí hậu thời tiết Vùng Biển đem đặc trưng chung của tỉnh, cùng với đặc điểm khí hậu giáp biển, với nền nhiệt, ẩm tương đối cao, nên có tác động rất nhiều đến tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất cây trồng, rất thuận lợi sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện thời tiết cho phép Vùng Biển phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Thời tiết không có bão cũng là một thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển sản xuất. - Hải văn và tài nguyên nước: Mạng lưới dòng chảy có mật độ dày, bình quân > 0,2 km/km2, trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy từ phía Bắc tỉnh Sóc Trăng qua Vùng Biển, đến khu vực bắc huyện Long Phú chia làm hai nhánh qua Long Phú và Cù Lao Dung, tạo ra cho huyện biển Cù Lao Dung có địa hình như một hòn đảo, bao bọc bởi hai nhánh sông Hậu và biển; sông Mỹ Thanh chảy 7 ở phía Đông Nam tỉnh Sóc Trăng qua các huyện Long Phú và Vĩnh Châu ra biển. Các sông này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và cũng là tuyến đường sông ra biển quan trọng của Vùng Biển và của cả tỉnh Sóc Trăng. Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình khoảng 7.000-8.000m3/s vào mùa khô và 2.000-3.000 m3/s vào mùa khô. Nguồn nước ngầm dồi dào, độ sâu của mạch nước ngầm từ 100-180m và phân bố đều khắp trên địa phân Vùng Biển. Nhìn chung, chất lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, một số xã ở phía Tây Long Phú và Bắc Cù Lao Dung có “Độ tổng khoáng hóa” M > 4g/lít, còn lại ở hầu hết các xã Vùng Biển có Độ tổng khoáng hóa =1,4- 4g/lít. Tóm lại, điều kiện khí hậu hải văn của Vùng Biển Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, độ ẩm dồi dào, chế độ khô ẩm xen kẽ trong năm... rất thích hợp đối với sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây nhiệt đới, đồng thời làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất diễn ra nhanh, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Đặc biệt Vùng Biển rất ít bị ảnh hưởng của thiên tai và các yếu tố khí hậu cực đoan (như bão, lốc, rét đậm, sương muối, gió nóng...) nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch... 3. Tài nguyên thủy sản phong phú, tạo điều kiện phát triển nhanh cả khai thác xa bờ và nuôi trồng hải sản chất lượng cao Với cấu trúc hệ sinh thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi, Vùng Biển Sóc Trăng có tiềm năng rất lớn về thủy sản và được đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL. * Về khai thác: Ngư trường Tây Nam Bộ là nơi trực tiếp đánh bắt của các ngư dân Vùng Biển Sóc trăng có nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng, với khoảng 661 loài cá, với tổng trữ lượng khoảng 50,6 vạn tấn/năm, khả năng khai thác 20,2 vạn tấn/năm. Biểu 01: Nguồn lợi cá biển Vùng Biển Tây Nam Bộ Trữ lượng Khả năng khai thác Các loại cá Trữ lượng (T) Tỷ lệ (%) Sản lượng (T) Tỷ lệ(%) Tổng số 506.679 100 202.272 100 Cá nổi nhỏ 316.000 62 126.000 62 Cá đáy 190.679 38 76.272 38 Nguồn: Chương trình biển KT 03 năm 1995 và Viên Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng năm 1997 8 Ngoài trữ lượng các loại cá, vùng biển Tây Nam Bộ có 35 loài tôm, trong đó có các loại tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim, đồng thời có nhiều loại cua ghẹ và các loại nhuyễn thể khác. Biểu 02: Nguồn lợi các loại hải sản khác ở Biển Tây Nam Bộ Trữ lượng và khả năng khai thác (tấn) Tổng <50m 50-100m 100- 200m >200m 1. Trữ lượng - Mực ống 41.577 21319 12.832 2.559 4.867 - Mực nang 48.706 24.933 10.756 7.404 5.613 - Tôm 9.346,5 9.180,5 166 - - 2. Khả năng khai thác - Mực ống 16.630 8.527 5.132 1.024 1.947 - Mực nang 19.482 9.973 4.302 2.962 2.245 - Tôm 3.412 3.351 61 - - 3. Tỷ lệ (%) - Mực ống 100,0 51,3 30,9 6,1 11,7 - Mực nang 100,0 51,2 22,1 15,2 11,5 - Tôm 100,0 98,2 7,8 - - Bãi cá cửa sông Hậu và Côn Đảo là ngư trường truyền thống của các huyện Vùng Biển Sóc Trăng, có trữ lượng khá lớn. Diện tích bãi cá cửa sông Hậu có diện tích 3.164 km2 với độ sâu 10-22m, chất đáy là bùn cát, có trữ lượng 8.459-19.687tấn, khả năng khai thác 4.222 tấn và có thể khai thác quanh năm; Diện tích bãi cá Côn Đảo có diện tích 7.331 km2 có độ sâu 25-40m, chất đáy là cát mịn và vỏ sò, có trữ lượng 15.248-41.986 tấn, có khả năng khai thác 8.580 tấn, mùa khai thác từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau, đối tượng cá khai thác gồm cá nục sồ, hồng, mối vạch, chỉ vàng, phèn lượng. Nhìn chung lại, nguồn lợi đánh bắt hải sản rất phong phú và thuận lợi. Đây chính là lợi thế của biển để tạo ra khả năng phát triển đánh xa bờ và ven bờ. * Về nuôi trồng: Với diện tích bãi triều rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ và mặn với diện tích 37-38 nghìn ha (khoảng 51% diện tích nuôi thủy sản cả tỉnh), có thể hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ nuôi trồng mới để tạo ra giá trị hàng hóa lớn. Ngoài ra còn có sông, rạch và mặt nước chuyên dùng có thể tận dụng muối thủy sản, khoảng 14,2 nghìn ha, chiếm 61% diện tích sông, rạch và mặt nước chuyên dùng của cả tỉnh. 9 4. Tiềm năng du lịch sinh thái, kết hợp du lịch ra Côn Đảo là đặc điểm nổi bật của Vùng Biển Sóc Trăng so với các khu vực khác trong tỉnh Hệ sinh thái vùng ngập mặn với 3 cửa sông lớn ra biển (Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh) vừa có giá trị kinh tế lớn với Vùng Biển Sóc Trăng, cũng là nơi hấp dẫn du lịch. Với địa thế như một hòn đảo của huyện Cù Lao Dung, có khoảng 300 km đê bao, bờ bao vòng ngoài, còn đê bao vòng trong lớn hơn nhiều chưa tính hết được - đây cũng là đường đi nối liền nhau giữa các khu vườn cây ăn trái, mảnh rẫy, ngang, dọc như “mê cung”. Bờ bao chính là sự đảm bảo sống còn đối với mỗi gia đình của một vùng sông nước mênh mông, cũng là nơi truyền thống chống ngoại xâm, đánh tàu Mỹ-Ngụy bằng cách đóng cọc, căng dây thép bắt “bo-bo”, hay là chuyện bắt kình ngư ngày xưa…Vùng Biển Sóc Trăng, đặc biệt đất Cù Lao Dung chính là nơi hấp dẫn du khách bằng một vùng sinh thái khá đặt biệt, kết hợp truyền thống lịch sử. Trong Vùng Biển cũng có những bãi tắm đẹp, có thể làm nơi nghỉ dưỡng như Hồ Bể của huyện Vĩnh Châu. Từ Vùng Biển đi Côn Đảo (một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp truyền thống lịch sử nhất cả nước) khá gần, có khả năng mở tuyến đưa khách du lịch từ ĐBSCL ra Côn Đảo rất thuận lợi. 5. Vùng Biển Sóc Trăng có thảm rừng khá phong phú, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển. Đây chính là nơi đem lại những lợi ích kinh tế trực tiếp của cộng đồng dân cư ven biển Diện tích đất rừng Vùng Biển hiện có là 5.684 ha, chiếm 4,8% diện tích tự nhiên của Vùng Biển và khả năng có thể đưa lên đến 12.312 ha, chiếm 9,8% diện tích tự nhiên của Vùng Biển và bằng 88,0% đất rừng của cả tỉnh Sóc Trăng, điều này cho thấy vị trí quan trọng của rừng Vùng Biển đối với cả tỉnh Sóc Trăng. Rừng ở Vùng Biển Sóc Trăng chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển. Trong đất rừng ngập mặn, có khoảng 4.900 ha rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng tràm (4.300 ha), tập trung nhiều ở Cù Lao Dung và Long Phú; Rừng đước, rừng mắm ở huyện Vĩnh Châu. Với sự phân bố cây rừng như vậy, có thể thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn trong Vùng Biển rất phong phú về thực vật và động vật. Đây là nơi có sản lượng sinh khối động thực vật lớn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn quan trọng cho các loài cua, cá, tôm biển và nhiều loại khác có giá trị kinh tế lớn; Giúp bồi đắp đất đai, bảo vệ vùng ven biển; Tạo ra nơi cư trú cho nhiều loại động vật hoang dã. 10 Theo các chuyên gia Bộ tài nguyên Môi trường, những quần thể động, thực vật và thủy hải sản tại vùng rừng ngập mặn ven biển Sóc Trăng có: quần thể khỉ đuôi dài (tên khoa học macaca fasclularis) hơn 300 cá thể; Rái cá Lông Mượt (Lutra perspicillata) 500 cá thể; Dơi ngựa lớn (Pteropus-vampyrus) khoảng 1.500 cá thể và các loài chim nước, hệ thống động vật lưỡng cư, bò sát v.v... Riêng thảm thực vật rừng được khảo sát trong năm 1996 cho thấy: đa dạng và phong phú không kém, với 20 loài thực vật thuộc 16 họ được ghi nhận. Các loại phổ biến nhất là bần chua (tên khoa học Sonneratia caseolaris), dừa nước (Nipa frutican), mắm trắng (Avicennia alba), mắm đen (Avicennia offieinalis), mắm biển (Avicennia maina), đước (Rhizophora apiculata)… 6. Vùng Biển Sóc Trăng đã phát hiện có điều kiện xây dựng cảng biển nước sâu, đây là ưu thế rất lớn, tạo động lực cho sự phát triển của Vùng trong bối cảnh hội nhập Ngoài khơi cách cồn cát huyện Cù Lao Dung thuộc cửa Trần Đề khoảng trên 20 km, đã phát hiện Vùng Biển với độ sâu khoảng -14 mét. Có thể xây dựng một cảng nước sâu khối lượng nạo vét, thông luồng không lớn. Hiện nay ĐBSCL đóng góp 60% sản lượng gạo, 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của cả nước, song chủ yếu trồng chờ vào 13 cảng biển nhỏ dọc sông Hậu chỉ giải quyết 20-30% khối lượng hàng hóa thông qua đường thủy. Đến khoảng 2014 mới có khả năng thông ra biển qua luồng tàu biển qua cửa Định An, nhưng thực tế nạo vét luồng Định An trong 30 năm qua rất tốn kém, năm nhiều nhất phải nạo vét 700.000 m3 bùn cát với kinh phí nạo vét là 12 tỷ đồng. Theo quy hoạch ngành hàng hải, để khắc phục tồn kém do phải nạo vét quá lớn ở cửa Định An, sẽ tiến hành dự án mở luồng tàu biển qua kênh Quan Chánh Bố, với tổng kinh phí là 3.200 tỷ đồng và rất có thể lên đến 6.000 tỷ, thời gian thực hiện khoảng 6-8 năm. Như vậy số tiền dành cho ĐBSCL trong năm tới là 2.000 tỷ đồng, chủ yếu chi cho dự án luồng tàu Quan Chánh Bố. Đây là dự án khá tốn kém, còn nhiều tranh cãi vì báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chưa rõ được tính bền vững và tác động đến môi trường. Dự án hoàn thành cũng chỉ có khả năng cho khoảng 10.000 DWT đầy tải, khoảng 20.000 DWT vơi tải ra vào luồng đến hệ thống cảng Cần Thơ. Như vậy, việc xây dựng cảng nước sâu ngoài biển, chỉ cách cửa Trần Đề khoảng 20km, với khả năng nạo vét không nhiều do ít bị bồi lấp là một dự án hợp lý, mở ra cho cả tỉnh Sóc Trăng, Vùng Biển Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL một khả năng mới cho phát triển trong tương lai. 11 II. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC 1. Nguồn cung cấp nước ngọt hạn chế là trở ngại lớn đối với sự phát triển * Về nước mặt: Một hạn chế lớn là mùa khô lượng mưa ít, gây hạn và nhiễm mặn đối với sản xuất. Chế độ thủy triều lên xuống ngày 2 lần với mức nước dao động 0,4-1m nên các kênh rạch bị ảnh hưởng của mặn xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền ở Long Phú vào mùa khô, gây khó khăn về thiếu nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. * Về nước ngầm: Nước ngầm mạch nông từ 5-30m thường bị nhiễm mặn vào mùa khô. Hầu hết các huyện ven biển thuộc tỉnh Sóc Trăng là vùng trũng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ triều mạnh, thường xuyên bị ngập mặn nên nguồn nước ngầm rất hạn chế trong mùa khô. Nhìn chung, nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Do địa hình thấp, lại chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều phức tạp từ 2 phía, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, ở cuối nguồn hệ thống sông Cửu Long làm cho nước biển dễ xâm nhập. Về mùa khô hầu hết nguồn nước mặt trong Vùng bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn hữu cơ do tập quán làm chuồng trại chăn nuôi, cầu tiêu trên kênh rạch và lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp... nên chất lượng thấp. Một số khu vực trong thời kỳ này thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. 2. Quá trình sói lở Vùng Biển diễn ra nhanh, hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang bị giảm sút mạnh, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Theo khảo sát mới đây của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Vùng Biển Sóc Trăng đang đứng trước khó khăn là quá trình xói lở diễn ra nhanh hơn, nhiều đoạn ven biển, dấu vết xói lở như mới xảy ra, những vùng xói lở ảnh hưởng của quá trình tự nhiên như dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng, hoạt động của sóng... song, nguyên nhân chủ yếu là rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển không được trồng chắn mới kịp thời và bị chặt phá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu dự án bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập mặn ven biển phía Nam ĐBSCL từ 1996 đến nay, tại ven biển huyện Vĩnh Châu, gồm các xã Vĩnh Tân, Lai Hoà, Vĩnh Hải đoạn bờ biển Cống Xóm Đáy ấp Mỹ Thanh dài 3,5km, bờ biển bị xói lở với mức độ bình quân từ 15- 40m/năm. Cụ thể như đoạn ở xã Vĩnh Hải mỗi năm bị lấn sâu vào bờ 8-15m, một phần ở xã Vĩnh Tân là 40m/năm, xã Lai Hoà là 20m/năm... 12 Do thay đổi khí hậu và ý thực bảo vệ của con người kém, hệ sinh thái vùng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều cây, con bị mất dần, chẳng hạn như cây mắm, cây đước bị thoái hóa, riêng cây chà là nơi trú ngụ của con đuôn không còn tồn tại. Tại khu vực đuôi cồn Cù Lao Dung, quần thể dơi ngựa lớn, theo thống kê mới nhất, chỉ còn không tới 1.000 con. Loài rái cá lông mượt trước đây sinh sống rất nhiều, hiện nay đã biến mất, các loài cá ngát, nghêu rất hiếm, chim trời trước đây thường về đậu và làm tổ, hiện nay không còn thấy về nữa. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Sóc Trăng được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác kỹ thụât công nghệ Công hòa Liên Bang Đức (GTZ) thông qua dự án “Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng”, tỉnh Sóc Trăng đã và đang xúc tiến khảo sát và tiến hành phòng chống lở cho hệ thống đê biển của tỉnh. Xói lở biển và suy giảm sinh thái vùng ngập mặn ven biển là một thách thức không nhỏ ở Vùng Biển, cần thiết phải đầu tư sức lực, tiền của ngay từ bây giờ để hạn chế mức độ thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. 3. Do trái đất nóng dần lên, nước biển dâng, Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng là một trong nhưng nơi bị ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của một bộ phận dân cư ven biển Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý (GIS), kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu cập nhật, để đánh giá luồng nước biển khi trái đất nóng lên và biển dâng, cho thấy nếu mức nước biển tăng từ 1m lên 5m thì số dân chịu ảnh hưởng tăng từ 2%-8,6% tổng dân số thế giới và diện tích đất bị ảnh hưởng tăng từ 1,7% lên gần 9,0% diện tích đất đai của trái đất. Sự ảnh hưởng này, trong khu vực Đông Nam Á, với đặc trưng địa lý và địa hình của Việt Nam sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó hai khu vực bị ảnh hưởng nhất là Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, là hai khu vực đất thấp, giáp biển, mật độ dân cư lại cao. Chỉ cần mức nước biển dâng thêm 1m, thì sẽ có 5,3% diện tích đất và 10,8% dân cư, 10,9% đất đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% diện tích đất trũng bị ảnh hưởng. Vùng Biển Sóc Trăng nằm trong khu vực bị tác động của biển dâng, như kịch bản nêu trên, thì Sóc Trăng sẽ đứng đầu về mức diện tích bị ngập có thể tới 1.425 mét, chiếm 43,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Điều này dẫn đến những tốn kém rất lớn trong việc tăng đầu tư sức người, sức của cho hệ thống đê bao kiên cố. Đối với các công trình xây dựng sẽ phải tăng thêm vốn đầu tư do phải phòng chống biển dâng, một bộ phân dân cư ven biển bị thu hẹp đất ở, đất canh tác...Đây là khó khăn phải tính tới khi phát triển kinh tế - xã hội Vùng Biển Sóc Trăng. 13 4-Trung quốc xây dựng đập thuỷ điện ơ đầu nguồn sông MêKông, gây ra cạn kiệt nguồn nước và biển lấn, gây nhiễm mặn sâu, tác động lớn đến các tỉnh ĐBSCL, trong đó có vùng biển Sóc Trăng. Tai họa mà các con đập của Trung Quốc ở bên trên dòng sông MêKông gây ra cho các quốc gia phía dưới đã được đề cập đã lâu. Song lần này hiểm hoạ sẽ còn nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc cho vận hành con đập thứ 4, đó là đập Tiểu Loan, lớn hơn rất nhiều so với 3 con đập đã có (Mai Loan, Cảnh Hồng, Đại Chiêu Sơn). Cơn khát năng lượng của Trung Quốc đã thúc đẩy họ hoàn thành nhanh việc xây dựng đập Tiểu Loan sớm. Đập Tiểu Loan (phiên âm tiếng Anh là Xiao Wan) cao 292 mét, công suất dự kiến 4.200MW, gấp 3 lần của ba đập thuỷ điện đang vận hành. Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng hồ chứa của đập Tiểu Loan cực lớn, tới 15 tỷ m3 nước. Ngoài ra trong kế hoạch, Trung Quốc còn xây dựng thêm nhiều đập nữa. Một công trình nghiên cứu hỗn hợp giữa cơ quan bảo vệ Môi trường Liên hiệp quốc UNEP và Viện Công nghệ Châu Á (AIT) đã công khai cảnh báo rằng kế hoạch xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông có thể trở thành mối đe doạ đáng kể cho dòng sông và nguồn tài nguyên thiên nhiên từ con sông cho Việt Nam và Campuchia. Đối với Việt Nam, việc lưu lượng nước sông MêKông bi giảm sẽ làm tăng hiểm họa cho vùng ĐBSCL do bị nước biển tràn vào, đất đai bị hoá phèn, không trồng trọt được. Cộng với việc nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu, những diện tích canh tác lớn sẽ bị ngập lụt nặng, buộc hàng triệu người phải di tản. ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng vốn là vựa thóc và chăn nuôi thuỷ hải sản lớn của cả nước, thiệt hại sẽ cực kỳ nghiêm trọng. 14 PHẦN THỨ HAI HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU Thời gian qua, trong xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và vùng ĐBSCL, Vùng Biển của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ rệt và đạt nhiều kết quả quan trọng. 1. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh trong các giai đoạn sau Tốc độ tăng trưởng “Tổng sản phẩm trên địa bàn Vùng Biển” (GDP) thời kỳ 2001-2005 là gần 14,0% (cả tỉnh đạt 10,3%). Nhất là trong 3 năm gần đây 2006-2008, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao tới 14,8%, trong đó, giá trị gia tăng nông nghiệp đạt 10,3%, công nghiệp 24,0% và dịch vụ 25,4%. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm 2000 đạt 319 USD, năm 2005 đạt 516 USD (cả tỉnh 484 USD) và đến 2008 đạt khoảng 853 USD(*). Qua những số liệu cho thấy, những tiềm năng nổi trội của Vùng Biển đã tạo cho kinh tế các huyện biển có sức phát triển nhanh, có thể là động lực cho phát triển kinh tế cả tỉnh. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần nông nghiệp và tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, xét trong từng khu vực cho thấy: Tỷ trọng các ngành khu vực I Vùng Biển còn chiếm rất lớn: 63,0% tổng giá trị tăng thêm, gấp 1,14 tỷ trọng khu vực I/GDP của toàn tỉnh. Khu vực công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 12,0% bằng gần 1 nửa so với tỷ trọng khu vực công nghiệp/GDP của toàn tỉnh. Tử đó, cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ nhanh hơn nữa. Điều này có khả năng lớn, khi dự án điện 4.400MW và cảng nước sâu được thực hiện và đi vào hoạt động. (*) Tỷ giá USD tính theo 1994 (11.000 đvn/USD) 15 Biểu 03: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng Biển Sóc Trăng Đơn vị: % Vùng Biển Cả tỉnh 2000 2005 2008 2000 2005 2008 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông lâm thủy 75,5 73.5 62,9 60.6 57.7 55,2 - Công nghiệp-xây dựng 7.6 9,0 12,0 18.9 19.8 21.2 - Dịch vụ 16.8 17,5 25,1 20.5 22.5 23,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê tỉnh và các huyện biển Năng suất lao động tăng nhanh, bình quân thời kỳ 2002-2005 tăng 10,0%/năm, trong 3 năm gần đây (2006-2008) tăng tới 13,6%/năm. Điều này chứng tỏ trong các ngành kinh tế, đặc biệt thủy hải sản đã có những đổi mới kỹ thuật nhất định, năng suất vật nuôi và cây trồng đã được nâng lên. 2. Một số ngành kinh tế biển phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng 2.1. Ngành thủy sản là nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng nhanh của Vùng Biển, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thủy sản của cả tỉnh. - Về khai thác: Sản lượng khai thác cuả Vùng Biển năm 2008 đạt 30,17 nghìn tấn, sản lượng cả tỉnh đạt 34,3 nghìn tấn, chiếm 87,9% sản lượng của cả tỉnh. Khai thác biển là ưu thế nổi trội của các huyện Vùng Biển. Sản lượng thủy sản tăng bình quân khoảng 13,0% bao gồm chủ yếu tăng nuôi trồng thủy hải sản. Đây là ngành đóng góp lớn thứ nhất trong phát triển nông, lâm, thủy sản của Vùng Biển và đóng góp hàng đầu trong xuất khẩu ở Vùng Biển. - Về nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng năm 2008 vùng biển đạt 82,3 nghìn tấn (cả tỉnh đạt 138,18 nghìn tấn), chiếm 60% sản lượng cả tỉnh. Quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản vùng biển tăng từ 34 nghìn ha năm 2005 lên 37,1 nghìn ha năm 2007. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng khá cao, thời kỳ 2001- 2005 tăng bình quân 28,3%/năm và tiếp tục tăng cao hơn trong những năm sau Năng suất nuôi trồng bình quân của Vùng Biển đạt khoảng 1,2-1,3 tấn/ha (huyên Cù Lao Dung đạt 2-3,0 tấn /ha và Long Phú đạt 2,2-2,5 tấn/ha), so với mức bình quân cả tỉnh là 1,1-1,15 tấn/ha. 16 2.2. Sản xuất nông nghiệp ổn định, chủ yếu dựa vào tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, nên mặc dù diện tích lúa không tăng, diện tích các cây lương thực khác giảm, song, sản lượng lương thực vẫn đảm bảo an ninh lương thực và cho xuất khẩu; chăn nuôi, rau màu và dịch vụ nông nghiệp phát triển khá. Thời gian qua, diện tích đất lúa Vùng Biển giữ ở mức khoảng 29,1-29,5 nghìn ha; diện tích cây lương thực khác giảm nhanh, từ 4,9 nghìn ha năm 2005 xuống 4,3 nghìn ha năm 2008; song, sản lượng lương thực có hạt, đặc biệt là lúa vẫn tăng. Năm 2005 sản lượng lương thực có hạt đạt 279 nghìn tấn (trong đó lúa 271,6 nghìn tấn) đến năm 2008 đạt 283,4 nghìn tấn (lúa 275,1 nghìn tấn). Sản lương thực vẫn tăng là do năng suất cây trồng tăng nhanh, ví dụ ở Long Phú năng suất lúa từ năm 50 tạ/ha năm 2005 lên 55 tạ/ha năm 2008, cũng tương tự Cù Lao Dung, tăng từ 40 tạ/ha lên 45 tạ/ha. Quá trình phát nông nghiệp vừa qua ở Vùng Biển, luôn hướng vào nâng cao năng suất cây trồng là đúng đắn của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp. Điểm nổi bật của nông nghiệp trong thời gian qua là chăn nuôi phát triển khá nhanh. Năm 2008 so với 2005, đàn bò tăng 2,2 lần, đàn gia cầm tăng 1,5 lần. Vì vậy, trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng chăn nuôi bình quân đạt 19,3%/năm. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, từ 7,7% năm 2005 lên 12,1% năm 2008. Cây công nghiệp chính trong vùng là cây mía, đã hình thành vùng chuyên môn hóa mía ở Cù Lao Dung, với diện tích khoảng 7.585 ha và năng suất đạt 967,7 tạ/ha, gấp 1,4 lần năng suất mía bình quân cả nước. Hiện nay, vùng trồng mía của Vùng Biển là nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy đường của tỉnh. Rau và các loại hoa màu là ưu thế nổi trội của Vùng Biển. Hiện nay diện tích trồng hoa màu của Vùng khoảng 26,8 nghìn ha, chiếm 57,0% diện tích hoa màu của tỉnh. Cây rau màu Vùng Biển vừa qua không chỉ giúp nông dân làm giàu mà góp phần mở mang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Chẳng hạn ở Vĩnh Châu có nghề chế biến củ cải muối, sơ chế nấm rơm, ớt muối xuất khẩu. Cây hành tím là “đặc sản” của Vùng Biển, tập trung ở Vĩnh Châu. Hành tím cho năng suất bình quân 18-20 tấn/ha. Vào đầu vụ giá hành tím tới 5 triệu đồng/tấn, cuối vụ giá 12 triệu đồng/tấn; Củ cải trắng đạt năng suất 50-60 tấn/ha, giá mua tại rẫy 1.200-1.500 đồng/kg... các loại rau, màu khác đều có giá trị cao, đây là nguồn thu khá lớn của nông dân Vùng Biển. Dịch vụ nông nghiệp tăng “phi mã”, hơn 30,0%/năm. Nhờ phát triển nhanh dịch vụ nông nghiệp, nông dân Vùng Biển có khả năng tiếp thu khoa học- công nghệ, đặc biết về giống mới, sử dụng vật tư, phân bón hợp lý, phát huy được năng lực sản xuất trong Vùng. 17 2.3. Ngành công nghiệp tuy còn nhỏ bé nhưng cũng đã tạo ra một số sản phẩm chủ lực: sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ, các sản phẩm từ kim loại... Đã hình thành một số KCN, đang trong đà phát triển. Công nghiệp Vùng Biển còn nhỏ bé, tuy nhiên trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá, giá trị gia tăng công nghiệp 3 năm gần đây (2006-2008) đạt tăng trưởng 14,8%/năm (thời kỳ 2001-2005 đạt 12,4%/năm). Các ngành công nghiệp trong vùng bao gồm: Công nghiệp thực phẩm và đồ uống, dệt, sản xuất trang phục, sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất phi kim loại, các sản phẩm cơ khí và kim loại, sản xuất các phương tiện vận tải, sản suất giường tủ bàn ghế, sản xuất các sản phẩm tái chế và sản xuất phân phối điện. Trong số các ngành trên, ngành cơ khí và kim loại tăng khá nhanh, nguyên nhân tăng trưởng cao là do quy mô ban đầu còn bé, khi đầu tư vào ngành sẽ tăng nhanh, mặt khác ngành cơ khí phù hợp với yêu cầu phát triển biển và nhu cầu sản phẩm của Vùng (cơ khí sửa chữa phương tiện vân tải, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...). Công nghiệp chế biến thực phẩm tăng khá, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành công nghiệp (chỉ tính huyện Long Phú khoảng 94,0% sản xuất công nghiệp cả huyện), kế đến là sản phẩm gỗ... các ngành khác quy mô nhỏ và tăng chậm hơn. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã có quy hoạch 2 khu công nghiệp (KCN) là Trần Đề (120ha) và Đại Ngãi (80 ha) tại huyện Long Phú, đây là hai KCN gắn với 2 cảng nằm bên Sông Hậu, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đi các nơi trong nước và xuất khẩu. 2.4. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khu vực dịch vụ Vùng Biển là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và có quy mô thứ hai sau nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 12,8%/năm và trong 3 năm từ 2006-2008, tốc độ tăng bình quân 25,4%/năm, giá trị gia tăng năm 2008 đạt 918,3 tỷ đồng, thu hút 32,7 nghìn lao động. Thời gian qua các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển khá. 3. Kết cấu hạ tầng phát triển triển nhanh, bước đầu tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển Vùng Biển 3.1. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng hiện tại gồm 2 loại hình vận tải là đường bộ và đường thủy. Giao thông đường bộ của Vùng Biển kết nối với hệ thống đường bộ quốc gia, hệ thống liên tỉnh và hệ thống nội bộ Vùng. Giao thông thủy (cảng biển, đường biển và đường sông) của Vùng Biển là cửa ra quan trọng của cả tỉnh Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL. 18 3.1.1. Mạng lưới đường bộ: Tỷ lệ đất dành cho giao thông đường bộ của Vùng Biển so với tổng diện tích tự nhiên Vùng Biển đạt 1,9%. Tuy vậy, giao thông vận tải trong Vùng Biển khá thuận lợi cho phát triển; Các tuyến đường bộ chính đi qua Vùng Biển Sóc Trăng như sau: + Đường quốc lộ: Hiện nay có 2 tuyến Quốc lộ đi qua Vùng Biển Sóc Trăng: - Quốc lộ 60: Nối Quốc lộ 1A tại ngã ba Trung Lương (tỉnh Tiền Giang), qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và nối vào Quốc lộ 61 tại Long Mỹ (tỉnh hậu Giang). Đoạn tuyến qua tỉnh Sóc Trăng dài 55,0 km, riêng đoạn tuyến đi qua Cù Lao Dung đến giáp Quốc lộ 1A dài 20,6km mới được nâng cấp hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng nền rộng 9 m, mặt láng nhựa 7 m. - Quốc lộ Nam sông Hậu: Tuyến nối tiếp Quốc lộ 91 tại Tp. Cần Thơ, chạy dọc theo phía Nam sông Hậu qua các tỉnh Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu, nối vào Quốc lộ 1A tại thị xã Bạc Liêu. Đoạn tuyến đi qua Vùng Biển dài khoảng 100 km (Long Phú 50 km, Vĩnh Châu 50 km); Hiện nay đang thi công để đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền rộng 12 m, mặt đường nhựa 7 m; riêng ®o¹n đi qua thị trấn rộng 12 m); Đoạn từ thị trấn Vĩnh Châu đi Bạc Liêu trùng với Liên tỉnh lộ 38 cũ. + Đường tỉnh: Vùng Biển Sóc Trăng có hệ thống đường tỉnh đi qua, tạo ra hệ thống giao thông nối trung tâm của tỉnh với biển, gồm: - Đường tỉnh 933 (tỉnh lộ 6 cũ): Nối Tp. Sóc Trăng với huyện Long Phú và Cù Lao Dung dài 23,9 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền 12 m, mặt láng nhựa 9 m); Đoạn đi qua Vùng Biển (xã Tân Thạnh, Tân Hưng, thị trấn Long Phú) dài 14 km. - Đường tỉnh 933B: Tuyến chạy dọc Cù Lao Dung, từ Quốc lộ 60 (xã An Thạnh I) qua thị trấn Cù Lao Dung, nối vào tuyến đê bao ven biển tại cửa Rạch Đùi (xã An Thạnh Nam), hiện trạng toàn tuyến dài 30,7 km, được láng nhựa đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. - Đường tỉnh 934 (tỉnh lộ 08 cũ): Nối thành phố Sóc Trăng với huyện Long Phú qua thị trấn Mỹ Xuyên và giáp với Đường tỉnh 933B của huyện Cù Lao Dung, với chiều dài 41,615 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền 12m, mặt láng nhựa 7 m); riêng đoạn đi qua huyện Cù Loa Dung mặt láng nhựa rộng 3,5 m, nền 6 m. 19 - Đường tỉnh 935 (tỉnh lộ 11 cũ): Nối đường tỉnh 934 tại xã Tài Văn (huyện Mỹ Xuyên), vượt sông Mỹ Thanh vào Vùng Biển, qua xã Khánh Hòa đến thị trấn Vĩnh Châu. Toàn tuyến dài 26,6 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV (nền 9 m, mặt láng nhựa 6 m); Đoạn qua Vùng Biển (huyện Vĩnh Châu) dài khoảng 15 km. - Đường tỉnh 936B (Hương lộ 14 cũ và tuyến đê Mỹ Thanh): Tuyến chạy dọc theo sông Mỹ Thanh từ giáp với tỉnh Bạc Liêu tại xã Hòa Tú (huyện Mỹ Xuyên), nối vào tuyến Nam sông Hậu tại xã Lịch Hội Thượng (huyện Long Phú). Tuyến dài 39,3 km, đã được láng nhựa rộng 3,5m đạt cấp V đồng bằng ở 2 đoạn, từ xã Hòa Tú 2 đến giáp xã Ngọc Tố và đoạn từ Mỏ Ó đến Tổng Cảng dài 22 km; phần còn lại là đường đất. - Đường tỉnh 940: nối liền 3 tuyến Quốc lộ (Quản lộ Phụng Hiệp, 1A và Nam Sông Hậu). Hiện nay đang đầu tư nâng cấp láng nhựa. Tuyến dài 48,7km; trong đó đoạn qua ven biển Vĩnh Châu dài 6,5km. 3.1.2. Đường biển và hệ thống cảng + Đường sông: - Sông Hậu là con sông chính ở ĐBSCL. Đoạn chảy qua địa phận Sóc Trăng có 2 nhánh: Nhánh Định An và nhánh Trần Đề) là tuyến giao thông thủy lưu chuyển hàng hóa cho tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh phía Nam sông Hậu. - Sông Mỹ Thanh chạy qua huyện Vĩnh Châu, Long Phú là tuyến vận tải nội tỉnh quan trọng qua cửa biển Vĩnh Thanh. - Hệ thống kênh rạch: * Kênh Rạch Trà Niên, điểm đầu từ sông Mỹ Thanh đến kênh Vĩnh Châu dài 20 km, chiều rộng lòng chảy 50m, tình trạng khai thác tốt. * Kênh Cổ Cò-Vĩnh Châu, điểm đầu từ sông Cổ Cò đến thị trấn Vĩnh Châu dài 12 km, chiều rộng lòng chảy 40m, tình trạng khai thác bình thường. * Kênh Vĩnh Châu-Trà Niên, điểm đầu từ thị trấn Vĩnh Châu giao nhau với kênh Trà Niên, chiều dài 7 km, chiều rộng lòng chảy 3,5 m, tình trạng khai thác bình thường. + Cảng biển: Trên địa bàn Vùng Biển có 1 cảng nhỏ: - Cảng Trần Đề: nằm ở khu vực cửa biển Trần Đề, độ sâu 1-2,5 m, phải có thể cho tàu 2.000 DWT cập bến; nếu nạo vét có thể cho tàu 5.000 DWT cập cảng. 20 - Cảng Đại Ngãi, cách Trần Đề 35 km bên sông Hậu. Cảng Đại Ngãi gắn với tuyến Quốc lộ 60 chạy qua Vùng Biển, rất thuận lợi vận chuyển hàng hóa xuất, nhập. Hiện đang triển khai lập dự án đầu tư. 3.2. Cấp điện Nguồn cấp điện cho các huyện trong Vùng Biển lấy từ mạng lưới quốc gia qua các trạm 110/22KV Sóc Trăng, Đại Ngãi, Trần Đề và Bạc Liêu qua các tuyến đường dây 22KV: - Sóc Trăng – Vĩnh Châu; - Bạc Liêu –Vĩnh Châu; - Sóc Trăng-Long Phú; - Sóc Trăng-Đại Ngãi; - Đại Ngãi –Cù Lao Dung; -Trần Đề-Vĩnh Châu Nguồn cấp điện cho Sóc Trăng nói chung và các huyện vùng biển được cấp từ nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc (Cần Thơ), Ô môn, Cà Mau… Hệ thống các trạm nguồn trong vùng biển chủ yếu là 110/22KV, phân bố ở Đại Ngãi, Trần Đề (đã vận hành) và Vĩnh Châu (đang xây dựng). 3.3. Cấp nước Toàn Vùng Biển có 3 nhà máy nước, xử lý nước ngầm, bố trí ở các thị trấn: Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, công suất mỗi nhà máy nước thị trấn công suất từ 1.000-2.400 m3/ngày. Các trạm cấp nước ở Đại Ngãi và Lịch Hội Thượng có quy mô công suất 400-1.000 m3/ngày, cung cấp nước sạch cho khoảng 62% dân số đô thị. Ngoài ra dùng hệ thống nước giếng khoan. Nước sạch sử dụng ở nông thôn chủ yếu là nước giếng khoan, bơm tay phục vụ sinh hoạt cho khoảng 70% dân số nông thôn Vùng Biển. 4. Tổ chức không gian Vùng Biển đã phát triển theo hướng tích cực, các huyện trong Vùng Biển phát triển nhanh, hệ thống đô thị đã hình thành góp phần thúc đây phát triển Vùng Biển, nông thôn có bước chuyển biến khá, đời sống được nâng lên. 21 4.1. Các huyện biển là nhân tố phát triển năng động của Vùng Biển. 4.1.1. Huyện Long Phú: Có diện tích tự nhiên 45,4 nghìn ha (chiếm 38,2% cả vùng), đất nông nghiệp 37,4 nghìn ha và dân số năm 2008 là 18,6 vạn người (chiếm 45,9% cả Vùng), trong đó, dân tộc Khmer có 6,5 vạn người (chiếm 33,4% dân số), người Hoa có 5,9 nghìn người (chiếm 3,1% dân số), còn lại là người Kinh. Long Phú hiện có 14 xã, 1 thị trấn và 85 ấp. Với vị trí cửa ngõ, có hai cửa sông lớn tiếp giáp biển (Trần Đề và Mỹ Thanh), rất thuận lợi giao thông thủy. Thời gian qua, Long Phú là một trong những “động lực” phát triển năng động, là nhân tố thúc đẩy phát triển cả Vùng Biển theo hướng phát triển nhanh công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần ngành thủy sản. Giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế huyện đạt bình quân 10,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 455 USD. Giai đoạn 2006-2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH, tăng dần khu vực II và III giảm dần khu vực I (khu vực I: 62,5%, khu vực II: 13,76% và khu vực III: 23,7%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 668 USD. 4.1.2. Huyện Vĩnh Châu: Có diện tích tự nhiên 47,3 nghìn ha (chiếm 39,8% cả vùng), trong đó đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hơn 84% diện tích tự nhiên. Dân số năm 2008 có 15,5 vạn người (chiếm 38,2% cả vùng), trong đó, người Kinh 29,7%, người Khmer 52,4%, người Hoa 17,7%. Vĩnh Châu có 43km bờ biển (trong 72 km bờ biển của cả Vùng Biển), có sông Mỹ Thanh đổ ra biển và là Vùng Biển bồi, tạo cho huyện có tiềm năng và lợi thế lớn và là một “động lực” quan trọng phát triển Vùng Biển Sóc Trăng. Năm 2007, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,0%, giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác đạt 57 triệu đồng, khá cao so với các huyện của ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH, giảm tỷ trọng khu vực I và tăng khu vực II và III. Tính đến 2008, cơ cấu kinh tế đạt, lần lượt như sau: 59,7%-6,3%-34%. Tăng trưởng kinh tế thời gian qua cho thấy, thế mạnh của huyện Vĩnh Châu là kinh tế biển. 4.1.3. Huyện Cù Lao Dung: Là một huyện mới tách ra từ huyện Long Phú, có diện tích tự nhiên 26,1 nghìn ha (chiếm 22% cả Vùng), trong đó, đất nông nghiệp khoảng 15 nghìn ha (chiếm 57,5% diện tích tự nhiên). Dân số tính đến 2008 có 6,4 vạn 22 người (chiếm 15,8% cả Vùng). Với vị trí như một hòn đảo, hai mặt giáp sông Hậu và giáp biển, có 2 cửa sông lớn là cửa Định An và Trần Đề, có hệ thống đê bao quanh các vườn cây ăn trái, tạo một cảnh quan khá đặc biệt, đây là một thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao. Thời gian qua nền kinh tế huyện Cù Lao Dung phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 12,13%/năm và thu nhập bình quân đầu người khoảng 502 USD. Nông, lâm, thủy sản phát triển mạnh, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.800 ha, trong đó, chủ yếu là nuôi tôm sú; Đã có vùng chuyên môn hóa mía với diện tích 7.585 ha, năng suất cao, đạt khoảng 967,7 tạ/ha. Các ngành công nghiệp, dịch vụ vận tải, điện, bưu chính viễn thông, dịch vụ trong nông nghiệp (cung cấp giống, thức ăn, kỹ thuật cải tạo giống) phát triển nhanh. Trong tương lai, Cù Lao Dung sẽ là huyện đóng góp lớn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và ăn quả; nuôi trồng thủy hải sản đặc sản, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Đây chính là nhân tố quan trọng của huyện Cù Lao Dung tạo tăng trưởng nhanh cho cả Vùng Biển. 4.2. Hệ thống đô thị bước đầu hình thành Đến năm 2008 toàn Vùng Biển có 3 đô thị (trong 9 đô thị của tỉnh) là: Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung, tổng dân số đô thị 38 ngàn người, diện tích đất đô thị khoảng 311,1 ha. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,6%, tốc độ tăng dân số đô thị thời kỳ 2001-2005 là 1,9%/năm (cả tỉnh 1,8%). Hiện nay 100,0% các đô thị Vùng Biển có nước máy. Hệ thống cấp điện và viễn thông đô thị khá tốt, cung cấp điện ổn định và dịch vụ viễn thông đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. 4.3. Nông thôn Vùng Biển có những khởi sắc mới Tính đến năm 2008, dân số nông thôn Vùng Biển có 36.600 ngàn người, chiếm 93,4% dân số cả vùng. Khu vực nông thôn vùng bao gồm 30 xã (cả tỉnh 95 xã) với 229 ấp (cả tỉnh 704 ấp), 100,0% xã có điện lưới quốc gia, 100,0% xã có trường tiểu học và trạm y tế. Tỷ lệ số hộ nông thôn dùng nước sạch khoảng 70,0%, được dùng điện khoảng 90,0%. Đến nay, mức sống dân cư nông thôn Vùng Biển được cải thiện là do ngoài phát triển nông nghiệp, thủy sản, nông thôn ở các huyện trong Vùng Biển có nhiều ngành nghề thủ công có giá trị, góp phần nâng cao đời sống nông dân. 23 Biểu 04: Tình hình1 các làng nghề nông thôn Vùng Biển Danh mục các ngành nghề Vĩnh Châu Long Phú Cù Lao Dung 1. Đan lát (giò bẹ, tre, lục bình, thủ công, mỹ nghệ, chiếu) - 2 2. Trồng và sơ chế nấm rơm - 3 3. Mộc dân dụng - - 3 4. Chế biến thủy sản thủ công (mắm khô) 4 4 - 5. Sửa chữa cơ khí 3 - 2 6. Thảm sơ dừa (than hoạt tính và các sản phẩm phụ từ cây dừa) - - 4 7. Dịch vụ vận tải (đường thủy, đường bộ) - - 2 8. Sản xuất muối - chế biến 2 - - 9. Củ cải muối - hành tím 2 - - Mức thu nhập của nông dân Vùng Biển tăng rõ rệt, theo điều tra mức sống dân cư năm 2006 của Tổng cục Thống kê, mức thu nhập từ nông, lâm thủy sản và ngành nghề thủ công của dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng (trong đó có các huyệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy+hoach+kinh+te+bien+tinh+Soc+Trang.pdf