Quy trình sản xuất giống tôm sú chi tiết

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn X km cùng với hệ thống sông ngòi chằn chịt rất thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy những năm gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi, nhưng các cơ quan lãnh đạo của nước ta vẫn xác định chọn thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó con tôm sú (penaeus monodon) là một trong những đối tượng chủ lực. Bên cạnh con tôm sú, cua biển (scylla paramamosain) củng là một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được người nông dân quan tâm. Công tác sản xuất giống góp phần rất quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản cả về qui mô và chất lượng. Vì vậy trường Đại Học Bạc Liêu đã tổ chức cuộc “Thực tập giáo trình sản xuất giống nước lợ” với sự hợp tác, hướng dẫn của cán bộ giáo viên trường Đại Học Cần Thơ nhằm giúp sinh viên có điều kiện kiểm chứng, áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất giống hai đối tượng có giá trị kinh tế cao là tôm sú và cua biển. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, đúc kết kinh nghiệm, tạo ra đội ngũ kỷ sư có năng lực, góp phần phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

doc9 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÀI BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NƯỚC LỢ MỤC LỤC Phần 2: qui trình sản xuất và quan sat *qui trình kỉ thuật : ấp ac, giàu hóa, nuôi cấy tảo Phần 3: kết quả-tl Phần 4: tham quan Phần 5: kết luận – đề xuất Phần 1 GIỚI THIỆU Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn X km cùng với hệ thống sông ngòi chằn chịt rất thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy những năm gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi, nhưng các cơ quan lãnh đạo của nước ta vẫn xác định chọn thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó con tôm sú (penaeus monodon) là một trong những đối tượng chủ lực. Bên cạnh con tôm sú, cua biển (scylla paramamosain) củng là một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được người nông dân quan tâm. Công tác sản xuất giống góp phần rất quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản cả về qui mô và chất lượng. Vì vậy trường Đại Học Bạc Liêu đã tổ chức cuộc “Thực tập giáo trình sản xuất giống nước lợ” với sự hợp tác, hướng dẫn của cán bộ giáo viên trường Đại Học Cần Thơ nhằm giúp sinh viên có điều kiện kiểm chứng, áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất giống hai đối tượng có giá trị kinh tế cao là tôm sú và cua biển. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, đúc kết kinh nghiệm, tạo ra đội ngũ kỷ sư có năng lực, góp phần phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUAN SÁT 2.1 Phương pháp kĩ thuật 2.1.1 Xử lí nước Dùng Chlorin 30 ppm tạt đều, xục khí, kiểm tra nồng độ Chlorin nếu còn dư thì trung hòa bằng Thyosunphat với tỉ lệ 1:1. Dùng 20g Soda để nâng độ kiềm (tăng 20ppm) và EDTA để giảm hàm lượng kim loại nặng với liều lượng 10g/khối. 2.1.2 Ấp Artemia Thời gian nở từ 12-24h. Cách ấp: lấy lượng Artemia cần ấp cho vào vợt → ngâm nước ngọt 10 phút→ xử lý Chlorine (100 ppm) 5-10 phút→ rửa sạch bằng nước ngọt→ cho vào xô nước 30 ppt ấp Cách thu: tắt sục khí, đổ Artemia bung dù vào vợt → tắm formol 200ppm 10s → rửa nhanh bằng nước ngọt→ cho vào xô nước 30 phần ngàn →cho ăn. 2.1.3 Giàu hóa Artemia Tiến hành thu artemia đã nở sau 24h, thu artemia từ bể ấp, tắt sục khí, đậy bạt đen để yên trong vài phút, artemia lắng xuống đáy ta mở van ra và thu ấu trùng đã bỏ vỏ. - Dùng lưới lọc lại ấu trùng rửa bằng nước ngọt rồi chuyển vào bể mới, sục khí 6 giờ trong nước mặn 30‰. - Giàu hóa bằng DHA (1g DHA/3g Artemia) sục khí tiếp 12h - Dùng lưới thu ấu trùng, rửa sạch, ngâm qua formol rồi cho ăn 2.2 Sản xuất giống cua biển 2.2.1 Chuẩn bị cua mẹ và bố trí Cua mẹ 400-500g, gạch đầy. Bố trí vào thùng 80 lít, sục khí liên tục 2.2.2 Quá trình ương và quan sát * Cua nở sau 9-12 ngày ấp, khoảng 2,5 giờ vớt zoea ra, xử lý qua formol 200 ppm trong 10 giây rồi cho vào xô có thể tích xác định (16lit) , tiến hành định lượng (đếm số ấu trùng trong 15ml). Bố trí zoea vào bể với mật độ 220000 ấu trùng/bể 500 lít. Kiểm tra nhiệt độ, TAN, pH, kiềm. Cho ăn ngay bằng Artemia bung dù, cho ăn 4 lần/ngày vào các giờ 6h, 12h, 18h, 24h và 50ml Artemia/lần ăn. * Tiến hành kiểm tra nhiệt độ 2 lần/ngày vào lúc 7h và 2h. pH, tổng TAN, KH kiểm tra 1 lần/tuần. * Từ ngày thứ 2 bắt đầu châm thêm nước (khoảng 10 cm/lần/ngày), chú ý tránh thay nước buổi tối vì ấu trùng thường lột xác. * Ngày thứ 4 ấu trùng chuyển sang zoea2 được một ít. Đánh formol 10 ppm và châm thêm nước để kích thích ấu trùng lột xác. * Ngày thứ 6 quan sát thấy cua có hiện tượng bị nấm và kí sinh trùng. Dùng powerhitter (16h30) nâng nhiệt lên 30oC. Xử dụng formol 15ml và 4g Shrimp Fair/bể. * Ngày thứ 7 sử dụng Nystatin liều lượng 1,6 viên/bể để trị nấm. * Ngày thứ 8 cua ở zoea3. Dùng Yuca (3,3g/bể). Thay chế độ cho ăn: 3 giờ/lần, cho ăn xen kẻ giữa Artemia nở và Fribark 150 * Ngày thứ 9 thay nước ½ bể. Dùng 2 viên Max Rifa 300 để phòng bệnh phát sáng. Tiến hành giàu hóa Artemia. Vẫn cho ăn 3 giờ/lần như cũ nhưng thay Artemia nở bằng Artemia giàu hóa. Lịch giàu hóa và cho ăn: Thời gian ấp Giờ (Ngày)  Thời gian giàu hóa Giờ (Ngày)  Thời gian cho ăn Giờ (Ngày)   16h (ngày 14/12)  22 (15)  10 (16)   22 (15)  4 (16)  16 (16)   4 (15)  10 (16)  22 (16)   10 (15)  16 (16)  4 (17)   16 (15)  22 (16)  10 (17)   22 (15)  4 (17)  16 (17)   4 (16)  10 (17)  22 (17)   10 (16)  16 (17)  4 (18)   * Ngày thứ 10 ấu trùng chuyển qua zoea4. Thay nước 30%. * Ngày thứ 12 đánh Max Rifa 1 viên/bể. Thay nước 2 lần (30%/lần). * Ngày thứ 13 ấu trùng chuyển qua zoea5. Hạ độ mặn từ 32 xuống 30 ppt. Quan sát thấy ấu trùng lắng đáy, gom thành cục nhiều nên quạt nước đề ấu trùng phân tán. * Ngày thứ 14 định lượng ấu trùng (AT), sang thưa với mật độ 25000 AT/bể. Tỉ lệ sống 53,25 %. Cho ăn Lansy PL thay F150. * Ngày thứ 16 AT bắt đầu chuyển qua Megalop. Dùng 5ml formol và 1g Shimp Fair /bể. * Ngày thứ 18 zoea5 và megalop chết nhiều * Ngày thứ 20 đến 23 đi tham quan ở miền trung. * Ngày thứ 24 AT Megalop chuyển qua cua được một số ít. Cho ăn thức ăn công nghiệp No2 (1g/bể) 2.3 Sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) 2.3.1 Chuẩn bị tôm mẹ và bố trí Tôm mẹ 180g, phụ bộ đầy đủ. Tắm formol 200 ppm sau đó cho vào bể 100 lít có độ mặn 30ppt, đậy bạc đen, xục khí nhẹ. Cho ăn 3 giờ/lần, 6 ốc + sò /lần. Kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu đề thay thế hoặc bổ xung. Thay nước thường xuyên. 2.3.2 Quá trình ương và quan sát * Thức ăn gồm có: tảo Chaetoceros sp, Artemia, thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak 1, 2, N1, N2). Chế độ cho ăn: Giai đoạn Nauplius không cho ăn Giai đoạn Zoea Zoea 1: cho ăn tảo tươi Chaetoceros sp 8 L/ 0,5m3 mật độ khoảng 60.000 - 120.000 tb/ml trong 3 lần đầu, sau đó cho ăn thức ăn tổng hợp Lansy + Frippak 0,4 g/1 m3/lần. Zoea 2, 3: cho ăn thức ăn tổng hợp Lansy+ Frippak1 0,6 g/m3/lần. Giai đoạn Mysis: Mysis 1: Artermia bung dù (ấp 12 giờ) 5g/m3/lần và thức ăn tổng hợp Lansy + Frippak 0,6 g/m3/lần. Mysis 2, 3: Artermia bung dù (ấp 12 giờ) 5g/m3/lần và thức ăn tổng hợp F150 1 g/m3/lần. Giai đoạn Postlarvae: Postlarvae 1-6: Cho ăn thức ăn Frippak 150 1g/m3/lần và Artemia nở 5g/m3/lần Thức ăn Postlarvae 6-12: Thức ăn Mixed Feed For P.monodon (N2) 2 g/m3/lần và Actemia nở 5g/m3/lần * Ngày 6/12 tiến hành cắt mắt tôm (quấn dây quanh cuốn mắt). Cho tôm ăn ốc mượn hồn, sò huyết, 5-6 con/lần hoặc mực thấy hết cho ăn tiếp. * Ngày 12/12 lắp bộ tăng nhiệt, nâng nhiệt độ lên đến 30oC * Ngày 13/12 chuyển tôm mẹ qua bể đẻ (19h30), tắm formol 200 ppm. Tôm đẻ lúc 22h20, đợi tôm đẻ hết thì vớt tôm mẹ về bể nuôi vỗ. * Ngày 15/12 đậy bạc đen, dùng đèn gom AT, dùng vợt thu và tắm AT qua formol 200 ppm sau đó cho vào thau nước 30 ppt, định lượng rồi bố trí AT vào bể với mật độ 200000 AT/bể 1000 lít. * Ngày 16/12 AT qua zoea 1. Dùng 2 viên Hystanin để chống nấm * Ngày 17/12 AT bị kí sinh trùng bám. Tiến hành xi phong đáy. Tạt thuốc trị nấm đỏ (20h20). Tôm chuyển qua Zoea 2 (22h) * Ngày 18/12 dùng 2 viên Max Rifa phòng bệnh phát sáng * Ngày 19/12 AT ở zoea 2. cho ăn bổ xung ½ bịt Antibio để kích thích tiêu hóa. * Ngày 20/12 AT chuyển qua zoea 3. Nâng mực nước thêm 20 cm * Ngày 21/12 thay nước ½ bể. Dùng 2 viên Shrimp Fair (11h), 1 gói Antibio (19h) * Ngày 25/12 dùng 2 viên Max Rifa * Ngày 31/12 thay nước ngọt 20 cm để hạ độ mặn. Dùng 5ml fomol BẢNG THEO DÕI ẤU TRÙNG CUA PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sản xuất cua * Sức sinh sản * Tỉ lệ sống  Tỉ lệ sống (%)    Zoea 1 - Zoea 5  Cuối Zoea 5 - Cua  Zoea 1 - Cua   Bể nhóm 3  53,25  6,56  3,49   Bể nhóm 1   11,5    Bể nhóm 2   4,37    Bể nhóm 4   5,7    Bể nhóm 5   7,9    Bể nhóm 6   11,08    Bể nhóm 7   7,01    Bể chung    0,74   3.2 Sản xuất tôm sú * Sức sinh sản * Tỉ lệ sống TÔM  Tỉ lệ sống từ Nauplii đến Postlava   Bể chung    Bể nhóm 1    Bể nhóm 2    Bể nhóm 3    Bể nhóm 4    Bể nhóm 5    Bể nhóm 6    Bể nhóm 7    PHẦN 4: CÁC MÔ HÌNH THAM QUAN THỰC TẾ 4.1 Mô hính sản xuất giống tôm thẻ chân trắng C.P Shrimp Hatchery: Trại Tôm Giống C.P * Địa chỉ: ấp Phú Lộc, xã An Ngãi, huyện Ninh Phước * 4 yếu tố cơ bản thành công của công ty và cũng là 4 yếu tố then chốt trong sản xuất giống và như nuôi thủy sản: Nước tốt: có hệ thống bể lắng, lọc, xử lý nước tiên tiến bằng tia cực tím và khí ozon, hệ thống xử lý nước thải… Thức ăn tốt: cho ăn tảo Chaetoceros, Skeletonema, Thallasiosira....với hệ thống nuôi tảo trong ống hiện đại, nâng cao chất lượng tảo… Quản lý tốt: đội ngũ kĩ sư trình độ cao, chế độ vệ sinh nghiêm ngặt (máy phun tự động ở cổng vào, mặc đồng phục chuyên dụng khi vào trại, cách ly nhân viên…) Giống tốt: nguồn tôm bố mẹ được chon lọc, cách ly kĩ, gia hóa tạo đàn con tốt, không sử dụng kháng sinh trong quá trình ương…) 4.2 Mô hình trồng rong sụn (Kappaphycus alvarazii) * Độ mặn thích hợp: 28-32‰ * Nguồn giống chủ yếu lấy từ Cam Ranh - Khánh Hòa. Hiện nay có thể nhân giống cung cấp tại chổ. Có thể trồng quanh năm (mùa vụ chính tháng 10 đến tháng 3 năm sau) * Trồng rong ngập dưới nước nhưng phải đảm bảo rong không bị hở lên mặt nước khi nước ròng. Có thể treo rong trên dây, vài chục bụi/dây, mỗi bụi cách nhau khoảng 20cm hoặc bỏ vào bao lưới rồi ngâm xuống nước. * Một số khó khăn: bệnh trắng lũn than trị bằng cách cắt bỏ phần bệnh, di chuyển rong đến vùng nước chảy tốt. Sóng gió làm gảy rong. Cá dìa ăn rong (xuất hiện tháng 2-4), khắc phục bằng cách trồng trong lồng * Thu hoạch phơi nắng đến xuất hiện lớp muối khô là được * Đầu ra ổn định. 4.3 Sản xuất giống ốc hương Cơ Sở sản xuất Giống Ốc Hương * Mua ốc bố mẹ tự nhiên từ Phan Thiết (Bình Thuận), kích cỡ ốc bố mẹ từ 45-50 con/kg giá 800.000 đồng/kg, ốc được cho đẻ tự nhiên không kích thích, . Ốc thường đẻ tập trung vào tháng 9-10 và tháng 2-3. * Độ mặn khoảng 25-350/00, tỉ lệ đực cái 1:1. Trứng nở thành ấu trùng sau 4-7 ngày (sau 6 giờ cho ăn tảo, 6 giờ sau cho ăn thức ăn tổng hợp), sau 20 ngày xuống sống đáy là chuyển AT sang bể ương, sau 1 tháng thu hoạch. * Nền đáy bể ương lót cát trắng, thức ăn là cua, hào bầm. Cào ốc ra khi tụ lại thành chụm lớn * Bệnh: thường gặp bệnh phù vòi ( sưng vòi do vi khuẩn). Trứng thường bệnh nấm đỏ và nấm móc 4.3 Mô hình nuôi tôn thẻ thâm canh trên cát Ao nuôi thôn Từ Thiện, Xã Phước Dinh, Tỉnh Ninh Thuận * Diện tích ao nuôi khoảng 2000m2, ao lót bạc, mực nước 1m3. Nguồn nước lấy từ biển và bơm từ giếng nước ngầm. Nguồn giống từ công ty CP. Nuôi quanh năm, 2,5 – 3 tháng/vụ. * Cho ăn thức ăn công nghiệp, 4 cử/ngày vào 6, 10, 17, 22. Chạy quạt liên tục, cường độ ban đêm mạnh hơn. Tiền hành siphon và sử dụng vi sinh định kì. * Bệnh thường gặp là bệnh đưởng ruột và đỏ thân đốm trắng. PHẦN 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaocao nuoc lo ly.doc