Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa của DNXH Cần nâng cao nhận thức của người dân, các nhà đầu tư về những đóng góp to lớn của các DNXH hiện nay trong việc phát triển xã hội, giải quyết các nhu cầu xã hội cấp bách mà đôi khi các doanh nghiệp thông thường cố tình bỏ quên do không mang lại lợi nhuận. Các phương thức để tuyên truyền phổ biến về DNXH có thể kể tới như: - Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quảng bá về DNXH. Điều đó sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo về DNXH, các mô hình hoạt động của nó đang tồn tại và phát triển tại thị trường, tuyên dương ghi nhận các doanh nhân xã hội xuất sắc nổi bật.Điều đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sự đóng góp của các DNXH trong việc bảo vệ môi trường, lợi ích xã hội, phát triển xã hội cũng như vận động các nhà chính sách thấy được vai trò của DNXH trong nền kinh tế. - Phát triển các chương trình đào tạo về DNXH ở các cấp đại học nhằm phổ biến kiến thức về DNXH trong sinh viên để họ có những kiến thức, hiểu biết khởi nghiệp bằng DNXH trong tương lai.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một mô hình kinh doanh tuy đem lại nhiều lợi ích đóng góp cho cộng đồng và xã hội nhưng còn khá mới ở Việt nam, lần đầu tiên được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật số 68/2014/QH13). Theo báo cáo của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng (CSIP) số lượng doanh nghiệp và doanh nhân xã hội do Trung tâm hỗ trợ đã giúp tạo việc làm cho hơn 100.000 người và cải thiện sinh kế của hơn 600.000 người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động thu nhập thấp ở các lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp, giáo dục, môi trường, sức khoẻ và công nghệ [1]. Hệ thống văn bản pháp luật hiện nay đề cập về doanh nghiệp xã hội gồm Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/ QUẢN LÝ - KINH TẾ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Anh Đại học Mỏ - Địa Chất Email: ngocanh.nt159@gmail.com TS Nguyễn Thị Hồng Loan Đại học Mỏ - Địa Chất Email: loanhumg@gmail.com Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh còn khá mới tại Việt Nam nhưng đóng góp của những doanh nghiệp này cho xã hội là rất to lớn hướng tới lợi ích của cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội còn chưa tạo được điều kiện cho doanh nghiệp xã hội phát triển. Bài viết phân tích về quyền và nghĩa vụ của DNXH, qua đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị để DNXH có thể phát triển tốt hơn tại Việt Nam Từ khoá: doanh nghiệp xã hội, quyền và nghĩa vụ, Pháp luật Việt Nam NĐ – CP hướng dẫn thi hành với DNXH, với hệ thống văn bản như vậy việc thúc đẩy, tạo điều kiện cho DNXH phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả đề cập tới quyền và nghĩa vụ của DNXH theo luật, thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNXH tại Việt Nam trong tiếp cận nguồn vốn, đăng ký Từ đó đưa ra những giải pháp giúp DNXH thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. II. KHÁI QUÁT QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 2.1. Khái niệm và đặc điểm của DNXH Theo điểm a khoản 1 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014: DNXH phải đáp ứng các tiêu chí sau: (1)Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; (2)Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. (3) Sử dụng ít 51TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Vậy theo những tiêu chí trên thì DNXH trước hết phải là doanh nghiệp có những đặc điểm, quyền và nghĩa vụ như các loại hình doanh nghiệp được quy đinh tại điều 7 và điều 8 của Luật Doanh Nghiệp năm 2014 nhưng có thêm một số đặc điểm đó là: - Đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu ngay từ khi mới thành lập. Đây chính là một trong những yêu cầu cơ bản nhất để phân biệt giữa DNXH với các loại hình doanh nghiệp khác. Mục tiêu xã hội phải là mục tiêu chính trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Theo khoản 1 điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ – CP cũng đã khẳng định lại mục tiêu của DNXH là phải thông báo những cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh, công khai các mục tiêu xã hội trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động. - Sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội. - Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội. Điều này được quy định rất rõ tại điều 10 Luật Doanh nghiệp 2104: sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư cho mục tiêu xã hội, môi trường. 2.2. Quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của DNXH DNXH cũng được lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như Công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, công ty hợp danh, được thành lập theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2014. Vì vậy, DNXH cũng có đầy đủ các loại quyền và nghĩa vụ theo điều 7 và điều 8. Ngoài ra vì những đặc điểm khác biệt nên DNXH còn có thêm những quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014. a. Quy định về nghĩa vụ của DNXH Một là, duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu như đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động, trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội môi trường, không muốn sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ – CP, DNXH phải thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng kí kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập hoặc trong quá trình hoạt động. Trong quá trình hoạt động, nếu DNXH muốn thay đổi hoặc chấm dứt nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường thì DN phải thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi hoặc chấm dứt Cam kết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi hoặc chấm dứt để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Hai là, không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp DNXH vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ – CP ngày 01/06/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế 52 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ hoạch và đầu tư. Ba là, trường hợp nhận các ưu đãi, DNXH phải định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động của doanh nghiệp định kỳ phải được gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND cấp tỉnh nơi DNXH đặt trụ sở chính trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. b. Quy định về quyền của DNXH Một là, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý DNXH được xem xét, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và các giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật. Điều này được khẳng định lại trong điều 2 NĐ 96 về những chính sách phát triển đối với DNXH. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích công đồng. DNXH được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. Hai là, được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. DNXH được tiệp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường. Việc tiếp nhận các khoản tài trợ phải được lập thành văn bản và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi DN đặt trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ. 2.3. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNXH tại Việt Nam Theo báo cáo Thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương CIEM, CSIP & BC năm 2012, tính đến năm 2012, Việt Nam có khoảng 300 DNXH và hơn 165.000 tổ chức, đơn vị hoạt động dưới hình thức từ thiện phi lợi nhuận. Đa số các DNXH tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 70% DNXH đã và đang hỗ trợ vào việc xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, đào tạo nghề và tạo cơ hội công ăn việc làm. Có khoảng 48% DNXH theo đuổi mục tiêu vì môi trường như cung cấp các dịch vụ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề môi trường Những đóng góp to lớn cho xã hội như vậy nhưng số lượng DNXH còn quá nhỏ bé về quy mô, mỏng về nguồn lực, các DNXH luôn gặp khó khăn do những quy định chồng chéo, chưa rõ ràng trong các văn bản pháp luật. 2.3.1. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của DNXH Thứ nhất, DNXH được tiếp nhận các khoản tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động xã hội. Theo Nghị định số 93/2009/NĐ – CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Thông tư số 07/2010/TT – BKH ngày 30/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành nghị định số 93 thì đối với mỗi khoản tài trợ phi Chính phủ, DNXH phải thành lập một ban quản lý dự án để quản lý nguồn tài trợ. Yêu cầu đối với ban quản lý dự án thường gồm các bộ phận như bộ phận hành chính, tổ chức hỗ trợ, bộ phận chức năng như kế hoạch, đấu thầu, và bộ phận kỹ thuật, chuyên môn. Các quy định về tổ chức thực hiện của ban quản lý dự án rất cụ thể và chi tiết. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi cũng như minh bạch trong việc tiếp nhận nguồn tài 53TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ trợ từ tổ chức phi Chính phủ. Nhưng khi áp dụng với DNXH sẽ khiến cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp trở lên cồng kềnh, phức tạp đặc biệt là những DN có nhiều nguồn viện trợ khác nhau. Thêm vào đó việc tự chủ trong quản lý nguồn vốn của chủ DNXH bị giảm đi và phụ thuộc vào ý chí của nhà tài trợ. Thứ hai, các DNXH gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc vận hành mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt là những vấn đề liên quan nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Do đặc thù của DNXH là kết hợp giữa các hoạt động xã hội và kinh doanh tạo nguồn thu nên có rất nhiều khoản chi phí doanh nghiệp không được coi là khoản chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội trong cộng đồng, DNXH đáng lẽ phải được hưởng các ưu đãi đặc biệt về thuế để tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp 2008 đã đưa ra nhiều chính sách giảm thuế đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá trong các lĩnh vực như: giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Điều 19, 20 của Thông tư số 78/2014/TT – BTC ban hành ngày 18/6/2014 có nêu rõ các doanh nghiệp hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, môi trường được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động. Miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã. Hiện nay vẫn chưa có những quy định về việc xác định thu nhập không chia hay tính thuế đối với phần thu nhập không chia của DNXH. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của DNXH 2.3.2. Thực trạng thực hiện quyền của DNXH Thứ nhất, khó tiếp cận được các nguồn hỗ trợ, theo các khảo sát của Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM), hầu hết các DNXH tại Việt Nam được thành lập từ những ý tưởng mang tính cá nhân, nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên với quy mô nhỏ. Các DNXH gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, huy động vốn vay của các ngân hàng thương mại vì một số lý do như không có tài sản thế chấp đặc biệt với các DNXH mới thành lập, quy mô nhỏ, lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn so với khả năng sinh lời của DNXH, thời gian hoàn vốn kéo dài hơn so với các dự án thông thường. Kết quả điều tra cấu trúc tài sản của CIEM cho thấy “Phần lớn nguồn vốn của DNXH là vốn tự có (chiếm 20,3%) và vốn tích luỹ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (45,5%), một phần nhỏ từ các nhà tài trợ (5,3%). Vốn vay thương mại chỉ là một phần trong số các nguồn vốn khác (vốn vay ngân hàng, vốn vay gia đình) với tổng số chiếm 28,8%. Trong khi đối với các doanh nghiệp thương mại, vốn vay thương mại là nguồn vốn lưu động quan trọng thúc đẩy phát triển kinh doanh thì đối với DNXH nguồn tài chính này không chiếm tỉ trọng chi phối”[2]. Mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho các DNXH nhưng chưa có một quỹ đầu tư xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ và đầu tư cho DNXH. Điều này dẫn tới việc các DNXH gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn để thực hiện kinh doanh, đạt mục tiêu duy trì phát triển DN bền vững và vì mục tiêu cộng đồng mà DN đặt ra. Thứ hai, không có các chính sách hỗ trợ về nhân lực. Mặc dù có những chính sách tạo 54 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ điều kiện thuận lợi về vốn, cơ chế tiếp cận vốn, ưu đãi cho các DNXH đạt được các mục tiêu xã hội nhưng Nhà nước lại chưa có các chính sách cụ thể và hiệu quả để khuyến khích sử dụng lao động là người khuyết tật. Ví dụ các DNXH trong lĩnh vực đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các học viên đầu vào do học viên gặp những trở ngại về việc giáo viên dạy là người khuyết tật hoặc các học viên khi ra trường gặp nhiều khó khăn do bằng cấp, chứng chỉ không được đánh giá cao so với các trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp đào tạo nghề thông thường. Ngoài ra rất nhiều DNXH gặp khó khăn trong việc tìm giáo viên dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ tự kỷ hoặc người khuyết tật. III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT DNXH là một mô hình khá mới tại Việt Nam nên các DN này phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để tồn tại và phát triển, thực hiện những mục tiêu xã hội môi trường như đã cam kết. Những khó khăn đó xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của các nhà đầu tư về mô hình mới này, khuôn khổ pháp lý cho DNXH còn chưa đầy đủ, thiếu hệ thống tiêu chí, quy chuẩn linh hoạt. Vì vậy, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để góp phần hoàn thiện hơn địa vị pháp lý của DNXH 3.1. Quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ và ưu đãi phát triển của Nhà nước với DNXH Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng để khuyến khích, thúc đẩy các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp với mục tiêu xã hội đồng thời giúp các DNXH hiện nay vượt qua được khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nghị định số 96/2015/NĐ – CP của Chính phủ đã quy định về chính sách phát triển đối với DNXH, theo đó Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu, hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. DNXH được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định, được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu xã hội. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, những quy định đó còn mang tính chung chung, chưa đầy đủ, các DNXH vẫn còn gặp khó khăn về thủ tục khi tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ. Các quy định này phải được bao quát trong các lĩnh vực như thuế, đấu thầu, đầu tư, hải quanVí dụ như quy định miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của DNXH đồng thời bổ sung quy định rõ nội dung hướng dẫn việc xác định thu nhập không chia của DNXH. Nhà nước có thể ban hành các chính sách quy định các cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc khu vực công phải ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ của DNXH khi thực hiện mua sắm công hoặc thuê ngoài. 3.2. Thành lập các cơ quan/bộ phận nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động của DNXH Hoạt động của các DNXH ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn vì thế bên cạnh việc đưa các chính sách ưu đãi thì Nhà nước cần thành lập một bộ phận hoặc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước để thúc đẩy, hỗ trợ DNXH. Theo Nghị định số 96/2015/NĐ – CP, DNXH thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 nhưng bên cạnh đó DNXH còn phải thông báo cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi có nhu cầu thay đổi về thay đổi hoặc chấm dứt nội dung cam kết hay các thủ tục chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập thì DNXH đều phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục quy định như đối với doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên với những đặc thù riêng biệt của DNXH thì các cơ quan quản lý thông thường chưa phù hợp. Vì vậy cần phải có một bộ phận quản lý riêng biệt trong cơ quan đăng 55TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ ký kinh doanh, theo dõi hoạt động kinh doanh của DNXH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi hay chấm dứt các mục tiêu xã hội đã cam kết. Ngoài việc có một cơ quan chuyên trách trong việc đăng ký thành lập, quản lý đối với DNXH thì cần có những hiệp hội để hỗ trợ cho DNXH . Hiệp hội này có vai trò phát triển mạng lưới, tạo điều kiện kết nối các DNXH, tổ chức trung gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp DNXH giao lưu học hỏi và tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, nguồn nhân lực và cách thức quản lý nhằm giúp các DNXH có hành lang kinh tế, môi trường hoạt động có tính tổ chức tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh như những doanh nghiệp thông thường 3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa của DNXH Cần nâng cao nhận thức của người dân, các nhà đầu tư về những đóng góp to lớn của các DNXH hiện nay trong việc phát triển xã hội, giải quyết các nhu cầu xã hội cấp bách mà đôi khi các doanh nghiệp thông thường cố tình bỏ quên do không mang lại lợi nhuận. Các phương thức để tuyên truyền phổ biến về DNXH có thể kể tới như: - Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quảng bá về DNXH. Điều đó sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo về DNXH, các mô hình hoạt động của nó đang tồn tại và phát triển tại thị trường, tuyên dương ghi nhận các doanh nhân xã hội xuất sắc nổi bật.Điều đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sự đóng góp của các DNXH trong việc bảo vệ môi trường, lợi ích xã hội, phát triển xã hội cũng như vận động các nhà chính sách thấy được vai trò của DNXH trong nền kinh tế. - Phát triển các chương trình đào tạo về DNXH ở các cấp đại học nhằm phổ biến kiến thức về DNXH trong sinh viên để họ có những kiến thức, hiểu biết khởi nghiệp bằng DNXH trong tương lai. IV. KẾT LUẬN DNXH đã tồn tại và phát triển tại Việt Nam, được coi là một mô hình kinh doanh mới, sử dụng hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu xã hội. Các DN này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà được coi là những tác nhân tích cực trong việc đáp ứng những vấn đề xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế, hướng tới tạo công ăn việc làm của nhóm đối tượng thường bị bỏ quên, xa lánh trong xã hội. Mặc dù đóng góp của DNXH là rất lớn nhưng hiện nay chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh. Do vậy các DNXH vẫn tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp thông thường, các tổ chức, hiệp hội, trung tâm, hợp tác xã điều này làm giảm mất một phần bản chất hướng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội. Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ – CP là hành lang pháp lý đầu tiên và cơ bản nhất đề cập tới DNXH. Tuy nhiên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như những chính sách của Nhà nước để thúc đẩy các DNXH trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. www. [2]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần thị Hồng Gấm – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách, 2012.(trang 65) [3]. Luật số 68/2014/QH13. [4]. Nghị định 96/2015/NĐ – CP. [5]. Thông tư số 78/2014/TT – BTC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_va_nghia_vu_cua_doanh_nghiep_xa_hoi_theo_phap_luat_vie.pdf
Tài liệu liên quan