Rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc thông qua hoạt động nhóm cho sinh viên trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội

Triết lí yêu nước Việt Nam không phải là cái gì đó ngẫu nhiên. Sự hình thành và phát triển của triết lí đó là do sự tác động của những đặc điểm, điều kiện của Việt Nam. Lịch sử chống giặc ngoại xâm là một trong những cơ sở hình thành và phát triển triết lí đó. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, triết lí yêu nước Việt Nam không ngừng phát triển. Nó rèn luyện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, tạo nên khí phách kiên cường, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, biến thành sức mạnh nội sinh trong mỗi con người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc thông qua hoạt động nhóm cho sinh viên trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 222-226 222 Email: casihoangdung@gmail.com RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI Hoàng Thị Thúy Dung - Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Ngày nhận bài: 13/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 26/06/2018. Abstract: This article states advantages and disadvantages in training vocal performing skills through group activities. Thence, author offers some methods to train vocal performance skills through group activities for students of Military University of Culture and Arts Keywords: Vocal performance, skill, group activity. 1. Mở đầu Để trở thành ca sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, ngoài yếu tố cần là giọng hát, thì yếu tố quan trọng chính là phải biết vận dụng các kĩ thuật thanh nhạc, các kĩ năng biểu diễn, giải phóng hình thể, vũ đạo, nhảy múa một cách nhuần nhuyễn, phù hợp trong từng tác phẩm. Để có thể hội tụ được tất cả những yếu tố trên thì sinh viên (SV) cần được rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc. “Nhóm” là một tập thể được tạo ra và phát triển trên tinh thần hợp tác, biết phối hợp các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt được kết quả. Trong hoạt động biểu diễn thanh nhạc của SV, hoạt động nhóm (HĐN) là vô cùng cần thiết, phải dựa trên HĐN thì mới có thể tạo nên được những tiết mục biểu diễn thành công. Thông qua HĐN, SV có thể được rèn luyện những yếu tố cần thiết để hoàn thiện bản thân mình, hướng tới trở thành những người nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp. Với ý nghĩa đó, bài viết nêu lên những khó khăn và thuận lợi trong việc rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc thông qua HĐN, từ đó đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng này cho SV Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc thông qua hoạt động nhóm cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - Thuận lợi: SV Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội khá đồng đều về khả năng ca hát, có đầy đủ các yêu cầu để theo học thanh nhạc chuyên nghiệp. Điều này thể hiện ở khối lượng kiến thức từ chuyên ngành đến các môn học âm nhạc cơ bản, mỗi SV có một chất giọng riêng nên có thể phối hợp tốt khi rèn luyện kĩ năng HĐN. - Khó khăn: Hiện nay, nhiều giảng viên (GV) đã có sự cải tiến trong dạy học nhằm mục đích đưa lại hiệu quả cao hơn cho SV, đồng thời còn tạo sự hứng thú, say mê cho các em phát triển tài năng nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích muốn đào tạo tài năng của phần lớn SV, nên việc đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu tập trung vào lớp cá nhân. Điều này dẫn đến các hoạt động dạy nhóm bị xem nhẹ, phương thức học nhóm chưa được Khoa chú trọng, chưa được giải quyết một cách khoa học. Thông thường, nhóm chỉ thường được thành lập khi nhà trường phát động dàn dựng một chương trình văn nghệ nhân dịp nào đó. Vào những dịp như vậy, những giọng ca xuất sắc, những tay đàn giỏi sẽ được lựa chọn tham gia. Vì vậy, nếu chủ quan nhìn vào, SV Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội rất giỏi về HĐN, về cách phối hợp với nhau trong một nhóm nhạc. Tuy nhiên, đó chỉ là “bề nổi”, chỉ đúng một phần với những SV tài năng, có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thực tế, phần lớn SV hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận kiến thức chuyên môn đơn điệu, một thầy một trò, ít có cơ hội tham gia HĐN. 2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng biểu diễn thanh nhạc thông qua hoạt động nhóm cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội 2.2.1. Áp dụng Kĩ thuật thanh nhạc vào hát nhóm 2.2.1.1. Rèn luyện hơi thở Khi hát, người hát muốn điều tiết âm thanh cao hay thấp, to hay nhỏ phải có một áp lực của hơi thở từ phổi đẩy. Hơi thở là chức năng cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo ra âm thanh. Muốn chủ động điều khiển giọng hát, người học phải tập để biết điều khiển hơi thở theo chủ ý của mình. Có nhiều cách thở trong nghệ thuật ca hát, như: thở ngực, thở ngực kết hợp với bụng, thở ngực dưới và bụng, thở bụng. Trong đó, thở ngực dưới và bụng được coi là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn. Phương pháp thở ngực dưới và bụng được thực hiện là: “khi hít hơi vào, phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt giương lên, bụng cũng hơi phình ra ở phía dưới một chút và cả hai bên sườn, hoành cách mô cũng tham gia tích cực vào quá trình hô hấp này” [1; tr 11]. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 222-226 223 Luyện tập hơi thở cần có quá trình nâng dần từ thấp đến cao nên người học phải kiên trì luyện tập. Khi hướng dẫn, GV nên làm mẫu cho SV qua từng động tác: lấy hơi và đẩy hơi. Hai hoạt động này có sự tác động qua lại nhịp nhàng, tương hỗ nhau nên bên cạnh việc làm mẫu, GV cũng cần giảng cho các em hiểu về sự tương tác đó. Cụ thể: - Rèn luyện lấy hơi: Lấy hơi (hít hơi) thở là vấn đề quan trọng cần phải rèn luyện để trở thành kĩ năng. Khi lấy hơi, cần phải nhẹ nhàng không phát ra âm thanh. GV cần hướng dẫn cho các em biết lấy hơi nhanh bằng mũi và một ít bằng mồm, bởi nếu lấy hơi hoàn toàn bằng mũi hoặc bằng mồm, luồng hơi sẽ khó đi sâu vào phổi. Để lấy hơi như vậy, miệng không ngậm lại mà hơi hé mở. Ngoài ra, nếu lấy hơi chậm sẽ ảnh hướng đến tiết tấu, đến tốc độ của bài hát. Để tránh cho khi hát không bị mệt, không nên lấy quá nhiều hơi vì hơi thừa sẽ phải đẩy hết ra ngoài, làm cho người hát có thể bị đỏ mặt, tim đập nhanh. Khi hát cũng không nên dùng hết hơi thở, mà nên giữ lại một ít trước khi lấy hơi thở khác. GV có thể hướng dẫn SV luyện tập lấy hơi theo bài tập: Hít hơi vào chậm trong vài giây, ghìm hơi thở trong một hoặc hai giây; sau đó đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng, xì dần hơi ra ngoài kẽ hở của hai hàm răng đang xít lại, tạo ra tiếng “xì” nhẹ và kéo dài. - Rèn luyện đẩy hơi: Sau khi lấy hơi, nên ghìm lại 1- 2 giây mới nên đẩy hơi ra ngoài. Khi ghìm hơi, nên giữ cho hai bên mạng sườn không bị ép lại nhanh trong lúc đẩy hơi, lồng ngực phía dưới cũng không thu hẹp nhanh như khi thở bình thường. Các cơ bắp cũng không được căng cứng để tạo được sự đàn hồi, để có thể bật được sức bật hoặc âm nảy cần thiết. SV cần phải rèn luyện để biết cách tiết kiệm hơi thở, sao cho chỉ sử dụng rất ít hơi thở cho một câu hát dài mà âm thanh vẫn vang, sáng. Luyện tập hơi thở cũng cần kết hợp với luyện giọng, luyện tập hơi thở với âm thanh. Hơi thở và âm thanh sẽ tạo nên chất lượng của âm thanh, vì vậy, ngoài việc rèn luyện lấy hơi và đẩy hơi, cần thiết phải có những bài luyện thanh kết hợp giữa hai hoạt động này. 2.2.1.2. Rèn luyện giọng hát Rèn luyện giọng hát là một trong những yếu tố cần thiết để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, sẽ giúp cho âm vực của giọng hát ngày càng mở rộng và phát triển đúng với khả năng ca hát của mỗi người. Trong quá trình rèn luyện, giọng hát cũng trở nên hay hơn, sáng hơn, mượt mà hơn - Xác định giọng hát: Theo mục tiêu đào tạo đầu ra, SV thanh nhạc sau khi ra trường sẽ trở thành những ca sĩ biểu diễn. Trong đó, với đặc thù là môi trường phục vụ quân đội, phần lớn các buổi biểu diễn đều có các tiết mục hát tập thể. Thực tế cho thấy, những SV theo học ngành Thanh nhạc đều có giọng hát, năng khiếu và khả năng biểu diễn tốt, có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp; do đó, cần rèn luyện những kiến thức cơ bản về thanh nhạc như: hơi thở, luyện thanh để đảm bảo khả năng ca hát chuyên nghiệp nói chung, đồng thời phát triển giọng hát cho những em vượt trội về năng khiếu. Để xác định giọng hát cho SV, GV cần căn cứ vào âm vực của giọng, âm sắc của giọng, vị trí các nốt chuyển giọng. Mỗi loại giọng có âm vực khá rõ ràng, tuy nhiên, khi mới học hát, âm vực chưa được mở rộng; vì vậy, GV cần xác định loại giọng và điểm chuyển giọng cho từng SV để hướng dẫn rèn luyện phù hợp cho các em. Khi nghe hát, GV nên chú ý tới những nốt thấp và những nốt cao của giọng. Bên cạnh việc xác định âm vực của giọng hát, để khẳng định chính xác loại giọng, GV cũng cần dựa vào âm sắc của giọng. Ví dụ: giọng nam cao sẽ có âm sắc trong sáng, bay bổng; giọng nam trung sẽ có âm sắc mềm mại; giọng nữ cao sẽ có âm sắc mềm mại, uyển chuyển Khi xác định giọng hát, GV phải căn cứ vào các yếu tố về Âm sắc để xác định độ sáng hay mờ, cao hay trầm của âm thanh: + Về Âm chất: để xác định độ mỏng hay dày, trong hay đục; + Về Âm vực: để xác định độ rộng hay hẹp; + Về đặc điểm kết cấu của các âm khu: để xác định điểm đổi giọng. Ngoài ra, các giai đoạn phát triển kĩ xảo âm thanh cũng cần để ý trong quá trình dạy học. - Rèn luyện kĩ thuật thanh nhạc: Hiện nay, trong dạy học thanh nhạc, để luyện thanh, chúng ta thường áp dụng kĩ thuật thanh nhạc châu Âu làm chuẩn. Khi sử dụng kĩ thuật thanh nhạc châu Âu vào tiếng Việt, cần phải chú ý cách phát âm của tiếng Việt, đặc biệt là những quy luật chuyển động của từng từ để ứng dụng ca hát. + Kĩ thuật hát liền tiếng (Legato): Hát liền tiếng là kĩ thuật thanh nhạc cơ bản nhất, là cách hát chuyển tiếp từ âm này sang âm kia một cách mềm mại và tự nhiên. Để hát được liền tiếng, người hát phải biết điều chỉnh âm lượng của hơi thở và kiểm soát giọng hát để tạo ra sự mượt mà. Các bài hát sử dụng kĩ thuật này thường mang tính trữ tình nên người hát phải có cảm xúc khi thể hiện. Để hát liền tiếng đạt hiệu quả, cần một số yêu cầu như: Về hơi thở, cần luyện tập và điều tiết sao cho người hát có một buồng hơi lớn, phổi khỏe để có thể hát liền mạch trong một hơi dài; về âm lượng, phải biết điều chỉnh, kiểm soát âm thanh to nhỏ, phải luyện tập hát to và nhỏ ngay trong một làn hơi; khi hát không nên dùng giọng ngực (chest voice) mà cần dùng giọng óc (head voice), gần giống với falsetto (giọng gió). Giọng óc có thể chuyển âm thanh cao thấp mà vẫn không đem theo sức nặng của giọng ngực. + Kĩ thuật hát liền giọng (Cantilena): Hát liền giọng rất phù hợp với ca khúc Việt Nam. Có thể nhận thấy, những thủ pháp luyến láy để tạo nên màu sắc mang đậm VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 222-226 224 phong cách Việt Nam trong ca khúc trữ tình, ca khúc mang phong cách dân ca, và cả những ca khúc truyền thống. Để hát tốt ca khúc Việt Nam, người hát cần nắm vững kĩ thuật này để tránh cho câu hát bị rời rạc, thiếu đi tính mềm mại tinh tế. + Kĩ thuật hát hơi liền (Nonlegato): Để luyện kĩ thuật, GV cần hướng dẫn cho SV mở khẩu hình âm “ô” mở tròn như quả trứng dựng đứng, sau đó bật âm một cách tự nhiên như bản năng. + Kĩ thuật hát nảy (Staccato): Hát nảy là một trong những kĩ thuật để phát triển giọng hát. Đây là kĩ thuật rất tốt, giúp cho người hát có thể khoe được giọng của mình. “Âm nảy là phương thức tốt nhất để nắm được cách bật âm thanh (attacca) nhẹ nhàng, gọn tiếng, tạo ra cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng hát, vì để lên cao, dùng âm nảy gọn, nhanh, như lướt qua các âm cao, rất thuận lợi để sau nhiều lần, sẽ củng cố được âm cao ấy” [1; tr 54]. Yêu cầu của kĩ thuật này là âm thanh bật ra nhẹ nhàng, gọn tiếng. Khác với legato, hát nảy rất chú trọng vào việc phô diễn kĩ thuật, giọng hát. Luyện tập âm nảy, gọn, nhanh, và khi đạt tới khả năng lướt qua các âm cao sẽ tạo ra cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng hát. Âm nảy còn là biện pháp sửa những sai lệch về âm sắc như hát sâu, tối, gằn cổ. Với yêu cầu phải linh hoạt, trong sáng của âm nảy, âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao, giúp khắc phục dần những sai lệch nói trên của giọng hát. Vị trí âm thanh phải nông như phát ra từ chân răng hàm trên. Hơi thở phải liên tục, nhẹ nhàng, không đẩy hơi theo kiểu tống hơi từng đợt vào thanh đới theo từng nốt nhạc, phải giữ cho bụng tương đối ổn định, mềm mại, mà vẫn phải nén hơi. Khi luyện thanh, cần lấy hơi sâu và đẩy hơi đều đặn, kết hợp với đó, phải mở rộng miệng phía trong bằng cách nhấc hàm ếch mềm và buông lỏng hàm dưới. + Kĩ thuật hát lướt nhanh (Passage): Kĩ thuật hát lướt nhanh thường dùng cho những bài hát có giai điệu linh hoạt, rõ ràng, gọn gàng. Hát lướt nhanh rất phù hợp với giọng nữ cao màu sắc (soprano coloratura). Tập hát nhanh giúp cho giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng, linh hoạt, hơi thở cũng dần ổn định để có thể hát được câu nhạc dài hơn. Khi hát nhanh, âm thanh sẽ lướt nhanh cùng hơi thở sẽ là điều kiện để phát triển âm cao, giúp cho người hát biết điều chỉnh giọng hát của mình đến những nốt cao được thuận lợi hơn. 2.2.2. Rèn luyện kĩ năng hát nhóm “Nhóm” là sự tập hợp đông người cùng hướng tới một mục đích chung. Theo đó, trong thanh nhạc, chúng tôi hướng HĐN để đạt tới mục đích có đông người cùng thể hiện một tác phẩm thanh nhạc. Cụ thể là cách rèn luyện hát tập thể và hát cùng nhóm nhạc. - Rèn luyện hát tập thể (song ca, tốp ca): Với mục đích đào tạo các ca sĩ quân đội, người ca sĩ không những phát triển cá nhân, mà còn phải biết phối hợp với bạn diễn trong những tiết mục tập thể. Thực tế, trong các ngày lễ lớn hay chương trình biểu diễn theo chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc không thể thiếu các tiết mục tốp ca. Đó là các tác phẩm có nội dung ca ngợi chiến đấu, ca ngợi tinh thần bất khuất của quân và dân ta. Ý chí quật cường được ghi dấu qua bút pháp sáng tác của các nhạc sĩ thời kì kháng chiến luôn được nhắc tới hàng năm qua các buổi biểu diễn long trọng như vậy. Song ca là kiểu hát phối hợp bởi hai giọng ca, có thể là giọng nữ với nữ, nam với nam, hoặc nữ với nam. Tùy theo tính chất và nội dung bài hát, GV lựa chọn đôi song ca cho phù hợp. Khi hướng dẫn hát song ca, ngoài yếu tố hát đúng, đều, còn phải lưu ý những chỗ hát bè, hát đuổi. Người hát bè không chỉ hát đúng phần bè của mình, mà còn phải hát rõ nét nhưng không được át đi phần bè chính. Hát tốp ca là kiểu hát phối hợp một nhóm 3-4 người cùng hát. Các bài hát tốp ca có thể chỉ có một bè giai điệu chính, nhưng cũng có những bài sử dụng hát bè. Đối với dạng bài chỉ có một giai điệu chính, chỉ cần rèn luyện cho SV hát đều và thể hiện đúng tính chất bài hát. Đối với dạng bài có bè, thường là 2 bè, GV phải chọn người hát bè phù hợp với loại giọng và tính chất của bài. Cũng có dạng bài được nhạc sĩ sáng tác theo kiểu hát đuổi, hát đối... Hát đồng ca là kiểu có nhiều người cùng hát một bài. Đây cũng là một trong những dạng hát tập thể. Khi hát đồng ca, những giọng ca tốt có thể giúp cho những giọng ca kém hơn không bị phát hiện. Hát đồng ca rất phù hợp với những bài mang tính chất hiệu triệu, kêu gọi, với tính chất anh hùng ca, thể hiện khí phách chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Một số bài hát đồng ca phù hợp với SV thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có thể kể đến như: Đồng đội (Hoàng Hiệp), Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu), Vì nhân dân quên mình (Doãn Quang Khải), Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Qua miền Tây bắc (Nguyễn Thành) Với hát đồng ca, tất cả SV phải hát chuẩn xác cao độ, trường độ của bài hát, phải biết cách lấy hơi, nhả chữ trong từng câu, tạo nên sự tinh tế trong âm nhạc. Các thành viên trong dàn đồng ca phải được thể hiện theo một tiêu chí chung. Ví dụ, khi hát bài Vì nhân dân quên mình (Doãn Quang Khải), khí thế hào hùng được thể hiện qua tốp ca nam một cách mạnh mẽ, đầy nội lực. Ngoài ra, những biểu cảm qua nét mặt, ánh mắt cũng phải phản ánh được khí thế rực cháy tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam trong thời kì chiến tranh đầy lửa đạn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 222-226 225 Hát hợp xướng. Để đáp ứng được nhu cầu của hát hợp xướng, người hát phải có giọng và năng khiếu âm nhạc tương đối. Với SV thanh nhạc, có khả năng cảm nhận khá tốt và khi được trang bị kiến thức âm nhạc cần thiết, các em hoàn toàn có thể thực hành hát hợp xướng một cách có hiệu quả. SV thanh nhạc là lứa tuổi đã hoàn thiện về mặt cơ thể, các hệ xương và các cơ quan đã ổn định về mọi mặt, dây thanh đới dày dặn hơn so với lứa tuổi học sinh. Tầm cữ giọng của các em nhìn chung rộng hơn quãng 8. Điều đó khẳng định, SV có đủ khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu khi hát hợp xướng, có khả năng xác định và làm chủ được giọng hát của mình. Để đạt hiệu quả tốt trong dạy học hát hợp xướng, GV cần lưu ý tới nội dung giảng dạy, khai thác nhiều tác phẩm khác nhau viết ở các hình thức lớn hơn, quy mô bè nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện trạng thiếu bè trầm vẫn xảy ra trong các bè hợp xướng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình học hợp xướng, nếu bè trầm thiếu, cần lựa chọn kết hợp với SV của các khoa khác cùng tham gia, nhằm hạn chế số lượng các bè chênh lệch nhau, tránh hiện tượng bè này lấn át bè kia. 2.2.3. Một số kĩ năng bổ trợ 2.2.3.1. Rèn luyện phối hợp với nhóm nhạc Theo khái niệm đã nêu, nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kĩ năng bổ sung cho nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung. Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới nhóm không chỉ là tập hợp của những SV thanh nhạc, mà cả SV của các chuyên ngành khác để tạo thành nhóm nhạc, thường gọi là nhóm nhạc. Khi SV thanh nhạc được rèn luyện cùng với nhóm nhạc, các hoạt động tương tác giữa nhóm nhạc và “ca sĩ” sẽ tạo nên một không khí hào hứng trong luyện tập, vừa phát triển kiến thức, rèn luyện kĩ năng cá nhân đồng thời góp phần vào các hoạt động tập thể, đem lại những giá trị về tinh thần cho SV trong quá trình theo học tại Nhà trường. HĐN trên mô hình nhóm nhạc, sẽ tập hợp được nhiều cá thể với những chuyên ngành khác nhau, nhằm bổ sung cho nhau để hoàn thiện kĩ năng biểu diễn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập nhóm như là một tập thể cùng nhau thực hiện công tác chuyên ngành của mình. Đó là sự tập hợp các nhóm hòa tấu nhỏ được phối hợp giữa các chuyên ngành âm nhạc với nhau. Nói cách khác là tạo nên một sân chơi âm nhạc có sự tổng hòa giữa nhiều chuyên ngành âm nhạc. Mục đích chung của nhóm nhạc là mọi người trong nhóm cùng hướng tới đạt được nhiệm vụ đã đề ra, đó là sự hợp lại hướng tới thành công một tác phẩm hoặc một chương trình biểu diễn, chương trình tốt nghiệp Hướng dẫn nhóm nhạc có sự phối hợp giữa đàn và hát là một trong những hoạt động hiệu quả và bổ ích, giúp cho SV có thể ứng dụng một cách nhanh nhất những kiến thức đã học. Sau khi lựa chọn bài cho SV, GV cần kết hợp với các khoa nhạc cụ khác để lựa chọn người chơi phù hợp, là những SV ngang bằng về trình độ chuyên môn. Sự phối hợp nhóm nhạc giữa SV khoa thanh nhạc với SV các khoa khác không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên ngành mà còn hướng tới cho các em biết cách phối hợp âm nhạc theo phong cách mới, rèn luyện kĩ năng biểu diễn theo nhóm cũng là mô hình cần được áp dụng. 2.2.3.2. Rèn luyện kĩ năng biểu diễn - Giải phóng hình thể: Giải phóng hình thể sẽ giúp cho SV tự tin thể hiện mình trên sân khấu, làm chủ sân khấu với các động tác biểu diễn, vũ đạo thích hợp sẽ tăng tính chuyên nghiệp và thu hút người xem. Giải phóng hình thể sẽ tạo tinh thần sảng khoái, biểu đạt cảm xúc tốt hơn. Vì vậy, SV cần được rèn luyện những thói quen tốt về tư thế, tác phong biểu diễn. Những thói quen tạo cho mình phong thái duyên dáng, tích cực rất quan trọng trong quá trình rèn luyện. Luyện cơ mặt qua các biểu cảm tươi cười hay buồn bã cũng cần được rèn luyện thường xuyên. Khi biểu diễn, người diễn không chỉ chinh phục khán giả qua giọng hát, mà còn qua cử chỉ, biểu cảm trên gương mặt. Bởi vậy, đây là một trong những yếu tố cần thiết, giúp người diễn thu hút sự chú ý của khán giả. Rèn luyện kĩ năng biểu diễn hình thể, diễn xuất thành thạo sẽ giúp SV thoát li được bản thân, giải phóng cơ thể để diễn xuất tốt hơn. Luyện tập vũ đạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Với dạng bài tập này, cần có GV hướng dẫn theo nhạc. Những động tác ngẫu hứng, sáng tạo, uyển chuyển cần được thể hiện theo hướng dẫn, hòa mình vào không gian âm nhạc và tạo nên những cảm xúc của tác phẩm. Nếu SV không biết cách thể hiện những kĩ năng này, phần biểu diễn sẽ trở nên kém sinh động. - Kĩ năng làm chủ sân khấu: Để làm chủ sân khấu, người diễn viên cần phải cảm nhận được sâu sắc và có cảm xúc với tác phẩm. Khi diễn, họ phải truyền tải được cảm xúc của mình, như vậy, mới có thể thả hồn vào bài hát và lôi cuốn được khán giả. GV nên giảng cho các em cách truyền cảm hứng và nắm bắt cảm xúc của người xem. Khi diễn, phải thả lỏng cơ thể, linh hoạt, sinh động theo âm nhạc. GV cũng có thể cho SV xem một số trích dẫn biểu diễn của các ca sĩ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 222-226 226 biểu diễn; phân tích những ưu, khuyết điểm của họ để rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Một trong những điểm quan trọng là giao tiếp bằng mắt, điều đó sẽ đem lại sự kết nối về cảm xúc giữa người hát và người nghe. Thông qua đó, người hát cũng sẽ biết được tâm trạng của khán giả, có thể tác động để họ cùng hòa mình vào tác phẩm. Phong cách tự tin, làm chủ sân khấu phải được rèn luyện thường xuyên. Yếu tố cần thiết để tạo nên sự tự tin đó là phải có sự chuẩn bị đầy đủ các kĩ năng biểu diễn, tạo bản lĩnh cho mình. Trên sân khấu, người ca sĩ có thể nhập vai, thoát khỏi đời sống thường nhật, kiểm soát được hành động diễn và đối diện với đám đông một cách tự tin, vững vàng. Luyện tập sẽ giúp cho SV khám phá khả năng thực sự của mình, giúp cho bản thân tự tin hơn, từ đó các em sẽ tạo được sự tin cậy từ khán giả cũng như tăng sự tự tin trong cho bản thân. 3. Kết luận Nhận diện được một số điểm còn hạn chế trong dạy hát nhóm cho SV Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, việc bổ sung các ca khúc tập thể vào chương trình rất quan trọng, một mặt giúp cho tài liệu giảng dạy thêm phong phú, góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học thanh nhạc; mặt khác sẽ giúp cho các em cảm nhận tốt hơn những giá trị văn hóa và tinh thần của cha ông để lại. Để phù hợp với dạy học trong thời kì mới, bên cạnh giờ học chính khóa, cần phải quan tâm đến các sinh hoạt ngoại khóa, đặc biệt là các giờ học nhóm, khai thác khả năng phối hợp dàn nhạc cho SV. Đó là một trong những yêu cầu cấp thiết, giúp các em sau khi ra trường có thể làm việc và cống hiến một cách tốt nhất cho nhu cầu hiện nay của xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Trung Kiên (2006). Chương trình chuyên ngành thanh nhạc Đại học. NXB Âm nhạc. [2] Hồ Mộ La (2008). Phương pháp dạy thanh nhạc. NXB Từ điển bách khoa. [3] Trần Ngọc Lan (2011). Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Vũ Tự Lân - Lê Thế Hào (1998). Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể. NXB Giáo dục. [5] Lại Thế Luyện (2012). Kĩ năng làm việc đồng đội. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [6] Ngô Thị Nam (1994). Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, tập I. NXB Hà Nội. [7] Tú Ngọc (chủ biên, 2000). Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu. NXB Viện Âm nhạc. LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM... (Tiếp theo trang 158) Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nói chung, chống đế quốc Mĩ nói riêng cũng đã để lại những dấu ấn đậm nét, những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là: “Toàn dân đánh Mĩ, cả nước đánh Mĩ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu giải phóng miền Nam; chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh; lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp; ba tầng mặt trận thống nhất chống Mĩ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới; không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh” [6; tr 331]. Những bài học trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc vẫn còn giữ nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. 3. Kết luận Triết lí yêu nước Việt Nam không phải là cái gì đó ngẫu nhiên. Sự hình thành và phát triển của triết lí đó là do sự tác động của những đặc điểm, điều kiện của Việt Nam. Lịch sử chống giặc ngoại xâm là một trong những cơ sở hình thành và phát triển triết lí đó. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, triết lí yêu nước Việt Nam không ngừng phát triển. Nó rèn luyện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, tạo nên khí phách kiên cường, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, biến thành sức mạnh nội sinh trong mỗi con người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tài liệu tham khảo [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995). Toàn tập (tập 1). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000). Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945- 1975: Thắng lợi và bài học. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Hậu phương chiến tranh nhân dân 1945-1975 (1997). NXB Quân đội nhân dân. [4] Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ (1982). NXB Quân đội nhân dân. [5] Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử kí toàn thư (1967) (tập 2: Ngoại kỉ; bản chữ Hán in đời Lê, quyển 5, quyển 2 bản dịch). NXB Khoa học xã hội. [6] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các Bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2001). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [7] Lê Văn Hưu - Phan Phu Tiên - Ngô Sĩ Liên (1272 - 1697). Đại Việt sử kí toàn thư (bản dịch). NXB Khoa học xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfren_luyen_ki_nang_bieu_dien_thanh_nhac_thong_qua_hoat_dong_n.pdf