Sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch ở thành phố Cần Thơ

Đa dạng hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp tại các cửa hàng, điểm bán quà lưu niệm Hiện nay, những điểm bán các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch ở Cần Thơ khá đa dạng. Qua khảo sát, đa phần du khách mua sản phẩm lưu niệm tại các chợ đêm, điểm du lịch, các cửa hàng, phù hợp với thời gian và lịch trình của du khách. Do đó, cần tập trung nhiều các sản phẩm lưu niệm tại đây. Bên cạnh đó, việc bày bán sản phẩm lưu niệm tại các khách sạn cần được quan tâm hơn nữa Để nâng cao khả năng mua sắm của du khách đối với những món quà lưu niệm tại các quầy hàng thì việc trưng bày, sắp xếp có tính thẩm mỹ thì du khách sẽ cảm thấy thích thú hơn. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để các món quà lưu niệm ghi được dấu ấn trong lòng du khách là thái độ, cung cách phục vụ của người bán hàng. Món quà lưu niệm dù đẹp và hấp dẫn thế nào, nhưng người bán không thân thiện với khách thì mất đi tính hấp dẫn. Mặt khác, người bán quà lưu niệm cần có sự đầu tư về kiến thức, tìm kiếm những câu chuyện, truyền thuyết liên quan đến các món quà lưu niệm để giới thiệu với du khách. Hoặc chỉ đơn giản là những điều thú vị về cách làm, nguyên liệu, nơi sản xuất cũng giúp thu hút được du khách chọn sản phẩm.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch ở thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 74 SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tăng Tấn Lộc1, Lê Văn Hiệu2 và Dương Thanh Xuân1 1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô 2Khoa Khoa học và Xã hội nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ (Email: tangtanloc@gmail.com) Ngày nhận: 18/12/2018 Ngày phản biện: 03/01/2019 Ngày duyệt đăng: 21/01/2019 TÓM TẮT Du lịch thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch đặc thù... Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm lưu niệm và quà tặng trong du lịch vẫn còn nghèo nàn, chưa phong phú. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng phát triển sản phẩm lưu niệm và quà tặng trong du lịch thông qua khảo sát 185 khách du lịch và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch như: Phát triển các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch mang tính biểu tượng của Thành phố Cần Thơ; Đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm được du khách yêu thích; Quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý cho các sản phẩm lưu niệm; Tận dụng tốt nguyên liệu và lao động tại chỗ để sản xuất sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch; thái độ thân thiện, lịch sự của người bán hàng. Từ khóa: Quà lưu niệm, sản phẩm du lịch, khách du lịch, Thành phố Cần Thơ. Trích dẫn: Tăng Tấn Lộc, Lê Văn Hiệu và Dương Thanh Xuân, 2019. Sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 74-83. *Tiến sĩ Tăng Tấn Lộc, Phó Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 75 1. GIỚI THIỆU Trong những năm qua, du lịch thành phố Cần Thơ (TPCT) đã khẳng định được vị trí trong lòng du khách trong ngoài nước bằng các sản phẩm du lịch đặc sắc như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch chợ nổi... Vấn đề phát triển các sản phẩm quà lưu niệm mang tính đặc trưng của thành phố cũng là hướng phát triển cần thiết nhằm xây dựng thương hiệu cho du lịch Cần Thơ. Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong những nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và là biện pháp quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả. Nhằm phát triển, giới thiệu những sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện có và các sản phẩm mới, đặc sắc, thể hiện được nét đặc trưng của thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức bình chọn “Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng thành phố Cần Thơ”. Đây là hướng đi tích cực trong tiến trình xây dựng thương hiệu du lịch TPCT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển các sản phẩm lưu niệm và quà tặng trong du lịch tại Cần Thơ vẫn cần phải nghiên cứu và đầu tư hợp lý. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm lưu miệm và quà tặng du lịch tại TPCTvà đề xuất một số giải pháp phát triển. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp tài liệu: Để thực hiện bài viết, chúng tôi hệ thống các bài viết liên quan đến sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch... Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn, xử lý (Phân tích, tổng hợp, so sánh...) nhằm chắt lọc những thông tin cần thiết cho đánh giá. - Phương pháp khảo sát thực tế: Nghiên cứu tiến hành ghi nhận thực tế và phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đối với 200 du khách nội địa tại các điểm du lịch của Thành phố Cần Thơ, cụ thể: 60 khách tại bến Ninh Kiều, 60 khách tại làng du lịch Mỹ Khánh, 40 khách tại nhà Cổ và Đình Bình Thủy và 40 khách tại các làng nghề. Sau khi sàng lọc, có 185 phiếu đảm bảo yêu cầu. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2018. - Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu khảo sát cho thống kê mô tả. . 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về sản phẩm quà lưu niệm và quà tặng du lịch thành phố Cần Thơ Qua khảo sát, ở TPCT ngoài đặc sản bánh trái, ẩm thực, thì du khách rất khó tìm một sản phẩm lưu niệm, quà tặng đặc trưng của vùng đất "Tây Đô" để làm quà cho người thân, bạn bè. Trên địa bàn TPCT, hiện có khá nhiều các cửa hàng bán sản phẩm quà lưu niệm, nhưng du khách khó tìm được quà lưu niệm du lịch đặc trưng của TPCT (Ái Lan, 2015). Địa điểm tập trung nhiều quầy bán hàng lưu niệm gắn với du lịch là Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ. Thế nhưng, hầu như quầy hàng nào cũng bày bán những sản phẩm na ná như: bưu ảnh, áo thun, móc khóa, tranh các loại Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 76 Phần lớn các mặt hàng lưu niệm này đều nhập từ những địa phương khác. Thậm chí tại đây, du khách có thể tìm thấy vài quầy bán sản phẩm của Huế, Hội An, Tây Nguyên Hiện những sản phẩm mang nét đặc trưng của Cần Thơ như tranh gạo của Trần Đăng Nghiêm, tranh vỏ tràm của ông Hà Văn Thường, các sản phẩm từ bẹ dừa của Công ty TNHH Thông tin Lữ hành Mekong, sản phẩm từ lục bình của Hợp tác xã Kim Hưng hay mô hình tàu xuồng, vỏ lãi của cơ sở Thiên Mộc. Tuy nhiên, những sản phẩm này được sản xuất với số lượng rất ít, du khách phải đặt hàng trước. Thực tế này phản ánh thực trạng vừa thiếu vừa thừa của thị trường quà tặng lưu niệm du lịch đặc trưng của Cần Thơ (Ái Lan, 2015). Các sản phẩm lưu niệm, quà tặng mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển du lịch ở địa phương. Nhưng nhiều công ty, cơ sở sản xuất quà tặng, lưu niệm trên địa bàn Cần Thơ chưa ý thức được để đầu tư. Đối với du lịch làng nghề, người dân chưa chú trọng đến việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để bán cho khách du lịch nhằm tạo dựng thương hiệu và lợi thế cạnh tranh, chưa có thói quen tạo sản phẩm lưu niệm. Một số sản phẩm có kiểu dáng, kích cỡ cồng kềnh, khó vận chuyển hoặc giá cao không hấp dẫn du khách. Như vậy, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch của Cần Thơ khá đa dạng về chủng loại nhưng thiếu tính đặc trưng. Đây vừa là thuận lợi mà cũng là khó khăn cho ngành du lịch thành phố. Du khách khó có thể để định hình một món hàng đặc trưng nào của thành phố. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch để tạo dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch của Thành phố Cần Thơ. Tuy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bình chọn được 11 sản phẩm tiêu biểu, nhưng nhiều người chưa biết đến các sản phẩm này, do chưa tạo được mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế tác với đơn vị lữ hành, điểm du lịch, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch như nhà hàng, khách sạn. Trên địa bàn TPCT, hiện chỉ có một số điểm như khách sạn Victoria, khách sạn Hậu Giang, Khu du lịch Mỹ Khánh có quầy trưng bày sản phẩm lưu niệm nhưng số lượng rất ít. 3.2. Kết quả khảo sát khách du lịch về quà lưu niệm ở thành phố Cần Thơ 3.2.1. Sự đa dạng mặt hàng quà lưu niệm tại Thành phố Cần Thơ Kết quả đánh giá về sự đa dạng của các mặt hàng quà lưu niệm tại Thành phố Cần Thơ của 185 khách du lịch được thể hiện cụ thể trong biều đồ sau: Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 77 30 11 13 40 6 Rất đa dạng Đa dạng Bình thường Ít Rất ít Hình 1. Cơ cấu chủng loại quà lưu niệm tại Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Qua Hình 1 cho thấy hầu hết các du khách đều nhận xét chủng loại quà lưu niệm tại TPCT là đa dạng. Cụ thể, đã có 40% du khách đưa ra ý kiến đa dạng và 13% du khách đưa ra ý kiến rất đa dạng. Điều này giúp khách du lịch có nhiều sự lựa chọn, từ đó có thể tìm thấy loại quà lưu niệm mà mình yêu thích. Tuy nhiên, cũng có đến 30% du khách cho rằng bình thường và 17% du khách cho rằng ít và rất ít. 3.2.2. Các mặt hàng quà lưu niệm được du khách yêu thích Đây là vấn đề cần được quan tâm, bởi nếu nắm bắt được thị hiếu và sở thích của khách du lịch thì sẽ dễ dàng trong việc đưa ra các sản phẩm quà lưu niệm đáp ứng được nhu cầu của du khách. Từ đó tăng khả năng chi tiêu của du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế. Các mặt hàng quà lưu niệm được du khách yêu thích trong quá trình khảo sát được thể hiện qua Bảng 1. Bảng 1. Các mặt hàng quà lưu niệm du khách t yêu thích STT Sản phẩm quà lưu niệm Số lượt chọn 1 Hàng may mặc 64 2 Thủ công mỹ nghệ 160 3 Tranh ảnh 112 4 Thủy tinh, pha lê 80 5 Sản phẩm khác 40 (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Qua Bảng 1 cho thấy các mặt hàng quà lưu niệm mà du khách thích mua nhất tại TPCT là các món đồ thủ công mỹ nghệ. Tiếp đến là các mặt hàng thuộc nhóm tranh ảnh; các món quà lưu niệm là thủy tinh pha lê ; hàng may mặc. Du khách thích hàng thủ công hơn hàng được sản xuất hàng loạt bởi mỗi sản phẩm chứa đựng một nét riêng, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người nghệ nhân. Các sản phẩm quà lưu niệm này lại có kích thước vừa phải, nhỏ gọn, dễ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 78 mang khi di chuyển. Ngoài ra, theo nhiều du khách thì có nét gì đó khá dân dã và gần gũi. Đối với các mặt hàng như tranh ảnh thì khá cồng kềnh, không thuận tiện di chuyển, tuy nhiên nội dung của những sản phẩm này thể hiện khá rõ vẽ đẹp thiên nhiên và con người Cần Thơ. 3.2.3. Các địa điểm khách du lịch thường mua quà lưu niệm khi đến Thành phố Cần Thơ Những nơi khách du lịch thường chọn để mua quà lưu niệm tại Cần Thơ được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 2. Các điểm bán hàng được khách du lịch chọn mua STT Điểm bán quà lưu niệm Số lượt chọn 1 Khách sạn 15 2 Điểm du lịch 120 3 Siêu thị 70 4 Chợ cổ và chợ đêm 150 5 Cửa hàng bán đồ lưu niệm 120 6 Khác 0 (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Từ Bảng 2, cho thấy khách du lịch thường mua quà lưu niệm tại các chợ đêm, tại các cửa hàng bán quà lưu niệm, các điểm du lịch, siêu thị Và sau cùng là tại khách sạn Vào buổi tối, có thời gian tự do khám phá thành phố, du khách thích đến chợ đêm để tìm mua quà lưu niệm. Đồng thời, khách du lịch thường có tâm lý săn lùng những món quà lưu niệm độc đáo, lạ mắt mà địa phương mình không có nên sẽ tìm đến các chợ đêm. 3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với các sản phẩm quà lưu niệm Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hay không các sản phẩm quà lưu niệm khi du lịch tại Thành phố Cần Thơ. Cụ thể sự hài lòng của du khách được thể hiện trong biểu đồ sau: 5 35 46 14 Rất hài lòng Hài Lòng Bình thường Không hài lòng Hình 2. Mức độ hài lòng của khách du lịch về các mặt hàng quà lưu niệm (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 79 Khi đánh giá về mức độ hài lòng thì số du khách tỏ ra hài lòng là 35%, rất hài lòng là 5%. Mức độ không hài lòng là 14% và không có du khách nào đánh giá rất không hài lòng. Đây là một kết quả khích lệ bởi mức độ không hài lòng khá thấp. Tuy nhiên, có đến 46% khách du lịch đánh giá bình thường với câu hỏi về sự hài lòng các món quà lưu niệm. Điều này cho thấy các món quà lưu niệm ở TPCT chưa chiếm được cảm tình của khách du lịch. Bên cạnh đó thì con người cũng là yếu tố tạo nên sự hài lòng của du khách như thái độ phục vụ, sự thân thiện cởi mở với du khách. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch tỏ thái độ bình thường với câu hỏi về sự hài lòng của các món quà lưu niệm ở TPCT còn do bởi tiêu chí mua quà lưu niệm. Khi mua một món quà lưu niệm thì mẫu mã chính là vấn đề mà khách du lịch quan tâm nhất chiếm 36%, tiếp theo mới tới giá cả chiếm 29%, chất lượng 25% (Hình 3). 25 29 36 10 Chất lượng Giá cả Mẫu mã Kkhác Hình 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua một món quà lưu niệm của du khách (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Còn với kết quả so sánh chất lượng, mẫu mã, tính độc đáo của đồ lưu niệm tại Cần Thơ với những nơi khác thì tại Cần Thơ kém hơn so với các nơi khác (Hình 4). Như vậy, quà lưu niệm tại TPCT chưa thật sự độc đáo hay đa dạng về mẫu mã, chưa có sản phẩm đặc trưng của thành phố. Do đó mức độ hài lòng của khách du lịch đối với TPCT chưa cao. 20 37 43 Tốt hơn Như nhau Kém hơn Hình 4. Mức độ đánh giá của khách du lịch về các món đồ lưu niệm tại thành phố Cần Thơ với các nơi khác (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 80 3.2.5. Nhu cầu mua quà lưu niệm của khách du lịch tại TPCT Tìm hiểu về dự định mua quà lưu niệm của khách du lịch đến TPCT thì 65% trả lời là có. Điều này cho thấy các sản phẩm quà lưu niệm là thật sự cần thiết trong hoạt động du lịch, đồng nghĩa với khả năng chi tiêu của khách du lịch cho quà lưu niệm là khá cao. Khẳng định quà lưu niệm là yếu tố quan trọng để du lịch TPCT. Tìm hiểu lý do, có 59,6% khách du lịch mua để tặng người thân, bạn bè; 25% mua để kỷ niệm chuyến tham quan; lý do khác (mẫu thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng, giá hợp lý) chiếm 15,4%. Đối với 35% số khách không mua quà lưu niệm vì lý do không tìm thấy sản phẩm đặc trưng. Từ kết quả này có thể thấy, khách du lịch đến TPCT mua quà lưu niệm chỉ vì nhu cầu cần mua đẩ làm quà tặng, còn sự thật là quà lưu niệm ở Thành phố Cần Thơ chưa đủ sức hút để khách du lịch thích mua. 65 35 Có Không Hình 5. Khả năng mua quà lưu niệm của khách du lịch (Nguồn: Khảo sát thực tế 2018, n=185) 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM VÀ QUÀ TẶNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. Phát triển các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch mang tính biểu tượng của TPCT Trên thế giới, các quốc gia phát triển về du lịch đều có những sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa, cuộc sống của đất nước mình để khi thoạt nhìn vào, người ta biết món quà đó đến từ đâu. Điển hình như nước Nga, từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới với những con búp bê gỗ Matryoska; Nhật Bản gắn liền với quạt giấy, búp bê truyền thống, lật đật Daruma; Malaysia có tòa tháp đôi Petronas; Singapore có sư tử biển; Pháp thì dễ dàng bắt gặp hình ảnh tháp Effel ở mọi sản phẩm lưu niệm hay Thái Lan luôn có hình ảnh voi trên các sản phẩm quà tặng Ở Việt Nam, một số địa phương đã thành công trong việc tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính biểu tượng như: Huế với cầu Trường Tiền, Kinh Thành Huế; Hà Nội với Tháp Rùa, chùa Một Cột; TP. Hồ Chí Minh với Chợ Bến Thành, trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành Phố... Do đó, trong thời gian tới rất cần sự nghiên cứu để đưa ra những biểu tượng đặc trưng, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử... của TPCT. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 81 4.2. Đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm được du khách yêu thích Qua khảo sát thực tế, phần đông du khách ưa thích các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh... Để đáp ứng thị hiếu này, cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ để phát triển sản phẩm; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề; hỗ trợ về mặt bằng sản xuất và xúc tiến thương mại cho các cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm, nhất là những sản phẩm có nhu cầu lớn như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh các loại... phản ánh được những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tây Đô. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lưu niệm du lịch, với sự hỗ trợ của thành phố; từ đó tạo ra nguồn sản phẩm lưu niệm đặc trưng, tạo điểm nhấn cho du lịch Cần Thơ 4.3. Quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và giá thành các sản phẩm lưu niệm Người mua thường có thói quen so sánh với các món quà lưu niệm cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc đổi mới mẫu mã, tiếp thị và tổ chức tiêu thụ cần luôn được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo ưu thế cạnh tranh. Thị hiếu khách du lịch ngày càng đa dạng và có yêu cầu thẩm mỹ cao đối với các sản phẩm quà lưu niệm. Do vậy, cần tăng cường đội ngũ họa sĩ sáng tác mẫu, kỹ sư chuyên môn cho các cơ sở sản xuất và quan trọng hơn là phải tạo được sự nối tiếp các thế hệ của nghề truyền thống để giá trị truyền thống trong các sản phẩm quà lưu niệm không bị mai một. Cần hướng đến việc sản xuất các sản phẩm lưu niệm có kích thước vừa phải, nhỏ gọn, dễ mang theo khi di chuyển; mặt khác, giá cả của của những sản phẩm này phù hợp với phần đông du khách. Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra những sản phẩm lưu niệm phục vụ cho đối tượng khách có khả năng chi trả cao. 4.4. Tận dụng tốt nguyên liệu và lao động tại chỗ để sản xuất sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch Qua ghi nhận thực tế, khách du lịch quan tâm nhiều về nguyên liệu tạo ra sản phẩm. Vậy nên, cơ sở sản xuất cần tìm những nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, thân thiện với môi trường trong sản xuất các sản phẩm quà lưu niệm để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thí dụ các sản phẩm lưu niệm được làm từ gạo, vỏ trấu, sọ dừa, vỏ tràm... Cần quan tâm đào tạo nguồn lao động có tay nghề và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương 4.5. Đa dạng hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp tại các cửa hàng, điểm bán quà lưu niệm Hiện nay, những điểm bán các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch ở Cần Thơ khá đa dạng. Qua khảo sát, đa phần du khách mua sản phẩm lưu niệm tại các chợ đêm, điểm du lịch, các cửa hàng, phù hợp với thời gian và lịch trình của du khách. Do đó, cần tập trung nhiều các sản phẩm lưu niệm tại đây. Bên cạnh đó, việc bày bán sản phẩm lưu niệm tại Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 82 các khách sạn cần được quan tâm hơn nữa Để nâng cao khả năng mua sắm của du khách đối với những món quà lưu niệm tại các quầy hàng thì việc trưng bày, sắp xếp có tính thẩm mỹ thì du khách sẽ cảm thấy thích thú hơn. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để các món quà lưu niệm ghi được dấu ấn trong lòng du khách là thái độ, cung cách phục vụ của người bán hàng. Món quà lưu niệm dù đẹp và hấp dẫn thế nào, nhưng người bán không thân thiện với khách thì mất đi tính hấp dẫn. Mặt khác, người bán quà lưu niệm cần có sự đầu tư về kiến thức, tìm kiếm những câu chuyện, truyền thuyết liên quan đến các món quà lưu niệm để giới thiệu với du khách. Hoặc chỉ đơn giản là những điều thú vị về cách làm, nguyên liệu, nơi sản xuấtcũng giúp thu hút được du khách chọn sản phẩm. 5. KẾT LUẬN Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch không chỉ gia tăng lợi nhuận cho ngành du lịch mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ với du khách trong và ngoài nước. Do đó, Thành phố Cần Thơ cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, các doanh nghiệp, nhà đầu tư... phát triển các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch và các điểm du lịch của TPCT trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ái Lan, 2015. Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch Cần Thơ chưa có bản sắc. Báo Cần Thơ online www.baocantho.com.vn. Truy cập ngày 24/42015. 2. Hoàng Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến, Lê Thị Thu Hà, 2007. Làng nghề du lịch Việt Nam, NXB Thống kê. 3. Hồng Dương. 2014. Đau đầu về quà lưu niệm du lịch. Báo điện tử Tổ Quốc, www.toquoc.gov.vn. Truy cập ngày 26/3/2014. 4. Nguyễn Thị Mai Hương, 2013. Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà luu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa Học XH và NV. 5. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch. 2015. Đề án "Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long", Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 83 SOUVENIR PRODUCTS FOR TOURISM IN CAN THO CITY Tang Tan Loc1, Le Van Hieu2 and Duong Thanh Xuan1 1Faculty of Liguistics and Literature, Tay Do University 2Faculty of Humanity and Social Sciences, Can Tho University (Email: tangtanloc@gmail.com ABSTRACT Tourism in Can Tho city in recent years has affirmed its position and brand, by paying attention to investing in construction of infrastructure, technical materials and special tourist products... However, the development of souvenir products in tourism has not been given much attention and inadequacies. In this study, the author concentrated on analyzing the current situation of souvenir products in tourism through surveying 185 tourists and directly interviewing related subjects. Some solutions were proposed to effectively develop this product for tourism such as: Developing souvenir products of Can Tho City; Investing in developing souvenir products loved by tourists; Pay attention to the quality, design and cost of souvenir products; Make good use of raw materials and on-site labor to produce souvenir products and travel gifts Keywords: Can Tho city, souvenirs, tourism, tourist products, tourists.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsan_pham_luu_niem_phuc_vu_du_lich_o_thanh_pho_can_tho.pdf
Tài liệu liên quan