Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa

(1) Cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến du lịch nhưng phải đảm bảo tính trung thực nhằm tránh sự thất vọng của du khách; đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ chào bán đúng như thông tin. (2) Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng nhiều nhất có thể để cải thiện cơ hội tham gia vào du lịch của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. (3) Khảo sát, kiểm kê, đánh giá và đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông đường bộ kết nối các điểm du lịch, các điểm tài nguyên có khả năng hấp dẫn du khách và có thể khai thác phục vụ du lịch ở tương lai. (4) Phân loại nhân viên phục vụ du lịch, đánh giá trình độ chuyên môn và nghiệp vụ du lịch của từng nhóm nhân viên, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng; cần đặc biệt chú ý đến chất lượng của nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ ăn uống và nhân viên bán hàng. (5) Khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với bảo tồn để không làm suy giảm số lượng và chất lượng các yếu tố hấp dẫn ở điểm đến du lịch; đảm bảo tính chân thực của văn hóa địa phương. (6) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành vi của người dân địa phương có lợi cho hình ảnh điểm đến và đảm bảo quyền lợi cho du khách; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở các điểm đến du lịch.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 18 SỰ ĐÁP ỨNG CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TỈNH AN GIANG QUA ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA Nguyễn Trọng Nhân1 1Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 01/03/2019 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 20/07/2020 Ngày chấp nhận đăng: 01/2021 Title: Meeting of the sustainable tourism principles of An Giang province through the evaluation of domestic tourists Keywords: Tourism, sustainable tourism, principles of sustainable tourism, An Giang province Từ khóa: Du lịch, du lịch bền vững, nguyên tắc du lịch bền vững, tỉnh An Giang ABSTRACT This study aims to explore influencing factors amd to analyze the satisfaction of the sustainable tourism principles of An Giang province. The results of this research point out 7 factors that affecting the satisfaction of the sustainable tourism principles of An Giang province classified by its descending importance including: “Local economic support and honesty in marketing destination image”, “Environmental protection, infrustructure development investment, participation and benefit of local people, activities to change the behavior of visitors”, “Tourism staff training”, “Using resources sustainably”, “Trash management and activities to change behavior of local people”, “Natural diversity”, “Cultural diversity”. An Giang province was highly evaluated for the satisfaction of the principles of sustainable toursim. TÓM TẮT Với mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững, phân tích sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang, nghiên cứu này được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang theo tầm quan trọng giảm dần là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. Tỉnh An Giang được đánh giá cao về sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là ngành dịch vụ tổng hợp, có khả năng đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, Nhận thức được vai trò to lớn của ngành du lịch, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, xác định mục tiêu, đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 19 nhọn; phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn (Bộ Chính trị, 2017). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X cũng xác định “phát triển du lịch tỉnh An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2017). Từ đó cho thấy, ngành du lịch nói chung, ngành du lịch tỉnh An Giang nói riêng đang nhận được sự quan tâm của các cấp. An Giang là tỉnh giàu có về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa. Thời gian qua, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, người dân, ngành du lịch tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận (số lượt khách năm sau cao hơn năm trước; cơ sở dịch vụ du lịch có bước phát triển khá; các sản phẩm du lịch từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển; hạ tầng viễn thông phát triển khá đồng bộ; chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng tốt hơn; hạ tầng giao thông và hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn được tích cực đầu tư;) (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2017). Bên cạnh những mặt mạnh, ngành du lịch tỉnh cũng tồn tại một số hạn chế (hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú mang tính nhỏ lẻ, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu những khu vui chơi, giải trí có tầm vóc, các trung tâm mua sắm hiện đại; ở các khu/điểm du lịch, tình trạng hệ thống nhà vệ sinh thấp kém, thiếu hệ thống xử lý rác; các công ty lữ hành trong tỉnh quy mô nhỏ và yếu, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa tham gia mạnh mẽ vào khâu xúc tiến, quảng bá du lịch; hệ thống giao thông cầu, đường vẫn chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông ngày càng tăng, nhất là vào mùa cao điểm lễ hội của tỉnh; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp;) (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2017) ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung, sự phát triển bền vững của ngành du lịch An Giang nói riêng. Phát triển du lịch theo hướng bền vững là quan điểm trung tâm của các quốc gia, điểm đến du lịch và là xu hướng của mọi thời đại. Điểm đến du lịch phát triển bền vững không chỉ cung cấp những trải nghiệm chất lượng cho du khách mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ chất lượng môi trường, duy trì nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao sự hài lòng của du khách, Năm 1992, Tổ chức Tourism Concern biên soạn các nguyên tắc du lịch bền vững dưới dạng lý thuyết để các quốc gia, điểm đến du lịch, nhà kinh doanh du lịch có thể áp dụng vào việc nghiên cứu, quản lý, định hướng phát triển du lịch nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững. Niedziolka (2012) cho rằng: bộ nguyên tắc này có thể áp dụng đối với tất cả những loại hình du lịch ở mọi điểm đến. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa thấy công trình nghiên cứu nào áp dụng bộ nguyên tắc này trong đánh giá sự bền vững của hoạt động du lịch ở điểm đến, trong khi đó, phát triển du lịch bền vững luôn là chiến lược trọng tâm ở cấp độ toàn cầu. Với mục đích nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc của du lịch bền vững, sự đáp ứng các nguyên tắc của du lịch bền vững tỉnh An Giang, nghiên cứu này được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở thực tiễn hữu ích cho các bên liên quan trong việc thực thi những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh An Giang. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về du lịch bền vững Đầu thế kỉ XX, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng phần nào nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân loại. Song, từ sự phát triển ấy, con người đã khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và tạo ra nhiều chất thải hơn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, môi trường, cảnh quan, chất lượng cuộc sống con người. Đứng trước tình thế đó, loài người nhận thức được rằng tăng trưởng kinh tế chưa phải là độ đo duy nhất của sự phát triển. Do đó, cần phải xem xét và đánh giá đúng các mối quan hệ con người với Trái đất, phát triển kinh tế và xã AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 20 hội với bền vững môi trường, đó là sự phát triển bền vững (Lê Văn Khoa và cs., 2009). Quan điểm phát triển bền vững chính thức ra đời năm 1987 khi Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển cho xuất bản báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”. Trong báo cáo, phát triển bền vững được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu ấy cho thế hệ tương lai” (Daniels và cs., 2005, tr. 158). Phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội. Quan điểm phát triển bền vững được ứng dụng vào lĩnh vực du lịch vào thập niên 80 của thế kỉ XX (Lê Văn Thăng và cs., 2008). Đến thập niên 90 của thế kỉ XX, du lịch bền vững chiếm lĩnh địa vị thống trị cả trong lĩnh vực học thuật, chính sách du lịch và quá trình quy hoạch phát triển du lịch (Ashley et al., 2001; dẫn theo Yazdi, 2012). Đầu thế kỉ XXI, ý tưởng về du lịch bền vững trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực công (Niedziolka, 2012). Vậy thế nào là du lịch bền vững? Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (1998; dẫn theo Lu & Nepal, 2009), du lịch bền vững là du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách ở hiện tại mà lại duy trì và nâng cao cơ hội du lịch cho các du khách ở tương lai. 2.1.2 Mô hình nghiên cứu về mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích cho điểm đến du lịch, người dân nước đón khách/địa phương, công ty du lịch, du khách và chính quyền địa phương trên phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhận thức được điều này, năm 1992, tổ chức Tourism Concern biên soạn các nguyên tắc du lịch bền vững để vận động các bên liên quan áp dụng trong quản lý, quy hoạch điểm đến hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Các nguyên tắc du lịch bền vững gồm sử dụng nguồn lực một cách bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức, duy trì tính đa dạng, hợp nhất du lịch vào quy hoạch, hỗ trợ kinh tế địa phương, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan, đào tạo nhân viên, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm, tiến hành nghiên cứu (Tổ chức Tourism Concern, 1992; Niedziolka, 2012). - Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Hoạt động du lịch liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Nhiều nguồn tài nguyên này không thể nhân tạo hoặc phục dựng đúng như nguyên bản của chúng. Vì vậy, việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa là tối cần thiết bởi nó giúp cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Giảm chất thải và tiêu thụ quá mức. Chất thải từ các hoạt động kinh tế, sản xuất và đời sống dẫn tới sự xuống cấp về môi trường của điểm đến du lịch một cách lâu dài. Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự phá hủy môi trường điểm đến du lịch, quốc gia, toàn cầu và điều này đi ngược lại với mục tiêu phát triển lâu dài. Vì vậy, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trường và góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch ở điểm đến (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Duy trì tính đa dạng. Do sự phát triển của các hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch, chắc chắn sẽ làm thay đổi môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội và kinh tế. Do đó, việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Hợp nhất du lịch vào quy hoạch. Việc hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Hỗ trợ kinh tế địa phương. Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 21 có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương là cần thiết cho ngành du lịch bởi văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Vì vậy, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch ở điểm đến (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan. Tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn của địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Thiếu sự tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước, lĩnh vực tư nhân và cộng đồng địa phương có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng, thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Đào tạo nhân viên. Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả ở tất cả các cấp và ở lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên. Việc đào tạo nhân viên đúng đắn có thể làm cho du khách có ý thức trách nhiệm đối với môi trường và sẽ dẫn đến một ngành công nghiệp du lịch phát triển lâu dài và bền vững hơn (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm về điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch, nguồn gốc hàng hóa, tác động của hoạt động du lịch đến người dân và môi trường sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời sẽ tăng thêm sự thỏa mãn đối với chuyến đi của du khách (Tổ chức Tourism Concern, 1992). - Tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu và giám sát ngành công nghiệp du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách (Tổ chức Tourism Concern, 1992). Để đánh giá mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang, thang đo 5 điểm dạng Likert được sử dụng. Mức độ đáp ứng sự bền vững thấp hay cao phụ thuộc vào sự cảm nhận của du khách. Có 10 nguyên tắc du lịch bền vững, tuy nhiên, du khách không thể đánh giá được nguyên tắc hợp nhất du lịch vào quy hoạch, lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng liên quan, tiến hành nghiên cứu. Vì vậy, mô hình nghiên cứu chỉ bao gồm 7 thang đo độc lập: sử dụng nguồn lực một cách bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức, duy trì tính đa dạng, hỗ trợ kinh tế địa phương, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, đào tạo nhân viên, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (Hình 1). AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 22 Hình 1. Mô hình nghiên cứu mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2018 2.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở tham khảo nguồn tài liệu thứ cấp và thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp. Tài liệu thứ cấp bao gồm sách, bài báo khoa học, nghị quyết, chương trình hành động. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để kế thừa thông tin hữu ích từ loại tài liệu này. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 221 du khách nội địa đến du lịch ở An Giang bằng bảng câu hỏi (theo Hoyle (1995; dẫn theo Li & Uysal, trong Sirakaya-Turk et al., 2011) đề nghị cỡ mẫu cho một nghiên cứu định lượng tối thiểu phải từ 100 đến 200 đáp viên). Đáp viên được lựa chọn theo kỹ thuật chọn mẫu kiểu thuận tiện. Địa điểm lấy mẫu là cụm du lịch Núi Sam, khu du lịch núi Cấm và khu bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư. Thời gian lấy mẫu từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2018. Các phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Đối với thống kê mô tả dưới dạng số trung bình, mức 1 (hoàn toàn không đáp ứng sự bền vững) có giá trị từ 1 đến 1,5; mức 2 (không đáp ứng sự bền vững) có giá trị từ 1,51 đến 2,5; mức 3 (không phải đáp ứng cũng không phải không đáp ứng sự bền vững) có giá trị từ 2,51 đến 3,5; mức 4 (đáp ứng sự bền vững) có giá trị từ 3,51 đến 4,5; mức 5 (hoàn toàn đáp ứng sự bền vững) có giá trị từ 4,51 đến 5,0. Thang đo đảm bảo độ tin cậy khi 0,6 ≤ α của Cronbach ≤ 1 (vì mô hình nghiên cứu này mới) (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slate, 1995; dẫn theo Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012) và biến đo lường của thang đo có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh ≥ 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Dữ liệu thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá khi thỏa mãn 3 điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012), giá trị Sig. của kiểm định Bartlett ≤ 0,05 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), tổng phương sai giải thích > 50% (Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012). Biến thuộc nhân tố khi có hệ số tải lớn nhất theo hàng và ≥ 0,4 (vì mẫu 221) (Hair et al., 2009; dẫn theo Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012). Khi thỏa mãn 3 điều kiện: giá trị Sig. của phân tích phương sai ≤ 0,05, 0,05 ≤ hệ số R2 hiệu chỉnh ≤ 1 (Saunders et al., 2010), hệ số khuếch đại phương sai (VIF) < 10 (Đinh Phi Hổ, 2012), thì dữ liệu thích hợp để phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + + bnXn. Trong đó, Y: điểm số của biến phụ thuộc, a: giao điểm, b: độ dốc, X: điểm số của biến độc lập (Lê Minh Tiến, 2003). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nhân tố ảnh hưởng sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang gồm 7 thang đo độc lập (sử dụng nguồn lực một cách bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức, duy trì tính đa dạng, hỗ trợ kinh Mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững Sử dụng nguồn lực một cách bền vững Giảm chất thải và tiêu thụ quá mức Duy trì tính đa dạng Hỗ trợ kinh tế địa phương Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Đào tạo nhân viên Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 23 tế địa phương, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, đào tạo nhân viên, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm) và được đo lường bằng 31 biến quan sát. Ngoài 7 thang đo độc lập, mô hình nghiên cứu còn có 1 thang đo phụ thuộc gồm 5 biến quan sát. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy, sau khi loại biến “không có tình trạng quá đông đúc khách ở khu/điểm du lịch của tỉnh - SDNL5”, “người dân tỉnh An Giang có nhiều hình thức sinh kế - DTĐD5”, 7 thang đo độc lập đảm bảo độ tin cậy bởi có hệ số α của Cronbach từ 0,67 đến 0,78 và hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh các biến từ 0,34 đến 0,66. Thang đo phụ thuộc cũng đảm bảo độ tin cậy bởi có hệ số α của Cronbach là 0,85 và hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh các biến từ 0,60 đến 0,76 (Bảng 1). Bảng 1. Độ tin cậy thang đo và biến quan sát (n = 221) Thang đo Biến đặc trưng Biến bị loại α của Cronbach Hệ số tương quan Sử dụng nguồn lực một cách bền vững SDNLBV1, SDNLBV2, SDNLBV3 SDNLBV4 0,70 0,42 → 0,57 Giảm chất thải và tiêu thụ quá mức GCT & TT1, GCT & TT2, GCT & TT3, GCT & TT4 0,71 0,40 → 0,66 Duy trì tính đa dạng DTĐD1, DTĐD2, DTĐD3, DTĐD4 DTĐD5 0,67 0,40 → 0,51 Hỗ trợ kinh tế địa phương HTKTĐP1, HTKTĐP2, HTKTĐP3, HTKTĐP4, HTKTĐP5 0,70 0,37 → 0,59 Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương LKSTGCĐ1, LKSTGCĐ2, LKSTGCĐ3, LKSTGCĐ4 0,71 0,41 → 0,61 Đào tạo nhân viên ĐTNV1, ĐTNV2, ĐTNV3, ĐTNV4 0,78 0,56 → 0,63 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm TTDLTN1, TTDLTN2, TTDLTN3, TTDLTN4, TTDLTN5 0,73 0,34 → 0,65 Đánh giá chung (ĐGC) ĐGC1, ĐGC2, ĐGC3, ĐGC4, ĐGC5 0,85 0,60 → 0,76 Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của nhóm nghiên cứu, 2018 Dữ liệu thỏa mãn 3 điều kiện của phân tích nhân tố khám phá: KMO = 0,83, giá trị Sig. = 0,000, tổng phương sai giải thích = 63,9%. Bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy, có 8 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Nhân tố 1 gồm các biến: sự bố trí thùng đựng rác ở mỗi khu/điểm du lịch (GCT & TT1), hệ thống giao thông đường bộ (HTKTĐP1), hệ thống cung cấp điện (HTKTĐP2), sự hưởng lợi từ du lịch của người dân địa phương (HTKTĐP3), sự cung cấp dịch vụ ăn uống của người dân địa phương ở AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 24 khu/điểm du lịch (LKSTGCĐ2), sự tham gia bán hàng lưu niệm của người dân địa phương ở điểm du lịch (LKSTGCĐ3), khả năng cải thiện sự hiểu biết của du khách về điểm đến thông qua sự cung cấp thông tin từ biển thông tin/ấn phẩm hướng dẫn du lịch ở khu/điểm du lịch (TTDLTN2), những quy định về hành vi của du khách nhằm bảo vệ các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể (TTDLTN3), những quy định về hành vi của du khách nhằm bảo vệ môi trường và xã hội (TTDLTN4). Nhân tố này được đặt tên là “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”. Nhân tố 2 gồm các biến: việc sử dụng sản vật địa phương trong chế biến món ăn (HTKTĐP4), xuất xứ địa phương của hàng lưu niệm (HTKTĐP5), sự tham gia cung cấp dịch vụ tham quan của người dân địa phương (LKSTGCĐ4), sự tương thích giữa mức độ hấp dẫn của khu/điểm du lịch với thông tin quảng bá (TTDLTN1). Nhân tố này được đặt tên “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”. Nhân tố 3 gồm các biến: sự hài lòng đối với nhân viên lễ tân (ĐTNV1), sự hài lòng đối với nhân viên bán hàng (ĐTNV2), sự hài lòng đối với nhân viên phục vụ tham quan (ĐTNV3), sự hài lòng đối với nhân viên phục vụ ăn uống (ĐTNV4). Nhân tố này được đặt tên là “Đào tạo nhân viên”. Nhân tố 4 gồm các biến: sự khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện của cơ sở lưu trú (GCT & TT3), sự khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước của cơ sở lưu trú (GCT & TT4). Nhân tố này được đặt tên là “Khuyến khích giảm tiêu thụ điện và nước”. Nhân tố 5 gồm các biến: sự khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên (SDNLBV1), sự khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn (SDNLBV2), sự chân thực của các yếu tố văn hóa (SDNLBV3). Nhân tố này được đặt tên là “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”. Nhân tố 6 gồm các biến: sự đa dạng của văn hóa vật thể (DTĐD3), sự đa dạng của văn hóa phi vật thể (DTĐD4). Nhân tố này được đặt tên là “Sự đa dạng văn hóa”. Nhân tố 7 bao gồm các biến: tình trạng rác thải bừa bãi ở khu/điểm du lịch (GCT & TT2), sự quy định về hành vi ứng xử của người dân địa phương nhằm nâng cao vị thế hình ảnh của khu/điểm du lịch và quyền lợi của du khách (TTDLTN5). Nhân tố này được đặt tên “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”. Nhân tố 8 gồm các biến: sự đa dạng hệ sinh thái tự nhiên điển hình (DTĐD1), sự đa dạng các loài động và thực vật (DTĐD2). Nhân tố này được đặt tên là “Sự đa dạng thiên nhiên”. Để khẳng định các nhân tố thực sự ảnh hưởng và cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng. Kết quả phân tích cho thấy, dữ liệu thích hợp cho phân tích hồi quy bởi nó thỏa mãn 3 điều kiện: R2 hiệu chỉnh = 0,62, giá trị Sig. của phân tích phương sai = 0,000, VIF của các nhân tố < 2. Bảng hệ số (Bảng 2) cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang là: Nhân tố 1 (“Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”), Nhân tố 2 (“Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”), Nhân tố 3 (“Đào tạo nhân viên”), Nhân tố 5 (“Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”), Nhân tố 6 (“Sự đa dạng văn hóa”), Nhân tố 7 (“Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”), Nhân tố 8 (“Sự đa dạng thiên nhiên”). AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 25 Bảng 2: Hệ số (n = 221) Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. VIF B Std.Error Beta 1 Hằng số 0,014 0,044 0,322 0.748 Nhân tố 1 0,365 0,049 0,344 7,487 0,000 1,05 Nhân tố 2 0,439 0,044 0,446 9,933 0,000 1,00 Nhân tố 3 0,348 0,046 0,344 7,541 0,000 1,03 Nhân tố 5 0,279 0,049 0,263 5,703 0,000 1,05 Nhân tố 6 0,174 0,045 0,174 3,854 0,000 1,01 Nhân tố 7 0,215 0,45 0,214 4,759 0,000 1,00 Nhân tố 8 0,190 0,046 0,185 4,106 0,000 1,00 Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của nhóm nghiên cứu, 2018 Phương trình hồi quy tuyến tính như sau: Y = 0,014 + 0,439 F2 + 0,365 F1 + 0,348 F3 + 0,279 F5 + 0,215 F7 + 0,190 F8 + 0,174 F6 Nhân tố 2 (F2) có hệ số là 0,439 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,439 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,439. Nhân tố 1 (F1) có hệ số là 0,365 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,365 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,365. Nhân tố 3 (F3) có hệ số là 0,348 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Đào tạo nhân viên” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,348 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,348. Nhân tố 5 (F5) có hệ số là 0,279 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,279 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,279. Nhân tố 7 (F7) có hệ số là 0,215 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,215 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,215. Nhân tố 8 (F8) có hệ số là 0,190 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Sự đa dạng thiên nhiên” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc của du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,190 điểm, tương AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 26 ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,190. Nhân tố 6 (F6) có hệ số là 0,174 và quan hệ cùng chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân tố “Sự đa dạng văn hóa” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,174 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,174. Tổng hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 là 1,97 (Bảng 2). Do đó, nhân tố 2 đóng góp 22,64%, nhân tố 1 đóng góp 17,47%, nhân tố 3 đóng góp 17,46%, nhân tố 5 đóng góp 13,35%, nhân tố 7 đóng góp 10,86%, nhân tố 8 đóng góp 9,39%, nhân tố 6 đóng góp 8,83% đối với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Điều này có nghĩa là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến” đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang. Tầm quan trọng của các nhân tố khác theo thứ tự giảm dần là “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. 3.2 Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang Qua cảm nhận của du khách, 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang theo tầm quan trọng giảm dần là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. - Nhân tố “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,79). Các phương diện của nhân tố cũng được đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững bao gồm việc sử dụng sản vật địa phương trong chế biến món ăn (M = 4,00), xuất xứ địa phương của hàng lưu niệm (M = 3,89), sự tương thích giữa mức độ hấp dẫn của khu/điểm du lịch với thông tin quảng bá (M = 3,68), sự tham gia cung cấp dịch vụ tham quan của người dân địa phương (M = 3,60). Trong nhân tố này, hai khía cạnh được du khách đánh giá thấp nhất là sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến và mức độ tham gia của người dân địa phương trong cung cấp dịch vụ tham quan. - Nhân tố “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,89). Các phương diện thuộc nhân tố này cũng được đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững, chẳng hạn, sự tham gia bán hàng lưu niệm của người dân địa phương ở điểm du lịch (M = 4,14), sự cung cấp dịch vụ ăn uống của người dân địa phương ở khu/điểm du lịch (M = 4,03), sự bố trí thùng đựng rác ở mỗi khu/điểm du lịch (M = 3,99), những quy định về hành vi của du khách nhằm bảo vệ các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể (M = 3,97), những quy định về hành vi của du khách nhằm bảo vệ môi trường và xã hội (M = 3,87), khả năng cải thiện sự hiểu biết của du khách về điểm đến thông qua sự cung cấp thông tin từ biển thông tin/ấn phẩm hướng dẫn du lịch ở khu/điểm du lịch (M = 3,85), sự hưởng lợi từ du lịch của người dân địa phương (M = 3,82), hệ thống cung cấp điện (M = 3,80), hệ thống giao thông đường bộ (M = 3,57). Trong các phương diện này, hệ AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 27 thống giao thông đường bộ ở tỉnh An Giang được đánh giá thấp nhất. - Nhân tố “Đào tạo nhân viên” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,64). Tuy nhiên, bên cạnh nhân viên phục vụ tham quan (M = 3,80), nhân viên lễ tân (M = 3,72), nhân viên phục vụ ăn uống (M = 3,61) được đánh giá cao, nhân viên bán hàng chỉ được du khách đánh giá ở mức không phải đáp ứng cũng không phải không đáp ứng sự bền vững (M = 3,42). Để nâng cao mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững, địa phương cần quan tâm nhiều hơn đối với công tác đào tạo nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ ăn uống và nhân viên bán hàng. - Nhân tố “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,71). Theo đó, tỉnh An Giang đã khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên tốt (M = 3,78), khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tốt (M = 3,74), các yếu tố văn hóa vẫn còn duy trì được tính chân thực (M = 3,61). Tuy nhiên, để cải thiện mức độ đáp ứng các nguyên tắc của du lịch bền vững, tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đối với các phương diện này. - Nhân tố “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương” được đánh giá ở mức không phải đáp ứng cũng không phải không đáp ứng sự bền vững (M = 3,32). Theo đó, tỉnh An Giang có những quy định về hành vi ứng xử của người dân địa phương nhằm nâng cao vị thế hình ảnh của khu/điểm du lịch và quyền lợi của du khách (M = 3,54), tuy nhiên, ở khu/điểm du lịch của tỉnh vẫn còn tình trạng rác thải bừa bãi (M = 3,10). Để nâng cao mức độ đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững, địa phương cần quan tâm nhiều đối với hai phương diện này. - Nhân tố “Sự đa dạng thiên nhiên” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,94). Điều này có nghĩa rằng, tỉnh An Giang có nhiều hệ sinh thái tự nhiên điển hình (M = 4,05) và đa dạng các loài động, thực vật (M = 3,83). - Nhân tố “Sự đa dạng văn hóa” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,83). Theo đó, tỉnh An Giang có nhiều yếu tố văn hóa vật thể (M = 3,90) và văn hóa phi vật thể (M = 3,75). Như vậy, tỉnh An Giang có sự đáp ứng cao các nguyên tắc du lịch bền vững theo cảm nhận của du khách. Điều này được thể hiện qua 6 nhân tố được đánh giá ở mức đáp ứng và chỉ 1 nhân tố được đánh giá ở mức chưa đáp ứng sự bền vững. Mức độ đáp ứng sự bền vững của các nhân tố theo thứ tự giảm dần là “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Sự đa dạng văn hóa”, “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Đào tạo nhân viên”. Nhân tố được đánh giá ở mức chưa đáp ứng sự bền vững là “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Du lịch bền vững có vai trò rất trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của mỗi điểm đến bởi nó có khả năng tạo ra sự tác động thấp đối với môi trường, xã hội và văn hóa địa phương; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân địa phương; mang lại những trải nghiệm tích cực cho người dân địa phương, công ty du lịch và du khách. Để thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững ở điểm đến, việc tham khảo các nguyên tắc du lịch bền vững của Tổ chức Tourism Concern và ứng dụng vào địa bàn quản lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, để thực thi những giải pháp phát triển du lịch bền vững sát với địa phương nên thực hiện những nghiên cứu trên cơ sở nội dung các nguyên tắc du lịch bền vững của tổ chức trên. Kết quả nghiên cứu ở tỉnh An Giang cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững theo tầm quan trọng giảm AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 28 dần là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. Tỉnh An Giang đáp ứng cao các nguyên tắc du lịch bền vững bởi 6/7 nhân tố được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững và 26/28 biến của những nhân tố được đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững. Để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển bền vững hơn trong tương lai, địa phương cần quan tâm đến các khuyến nghị sau đây: (1) Cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến du lịch nhưng phải đảm bảo tính trung thực nhằm tránh sự thất vọng của du khách; đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ chào bán đúng như thông tin. (2) Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng nhiều nhất có thể để cải thiện cơ hội tham gia vào du lịch của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. (3) Khảo sát, kiểm kê, đánh giá và đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông đường bộ kết nối các điểm du lịch, các điểm tài nguyên có khả năng hấp dẫn du khách và có thể khai thác phục vụ du lịch ở tương lai. (4) Phân loại nhân viên phục vụ du lịch, đánh giá trình độ chuyên môn và nghiệp vụ du lịch của từng nhóm nhân viên, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng; cần đặc biệt chú ý đến chất lượng của nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ ăn uống và nhân viên bán hàng. (5) Khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với bảo tồn để không làm suy giảm số lượng và chất lượng các yếu tố hấp dẫn ở điểm đến du lịch; đảm bảo tính chân thực của văn hóa địa phương. (6) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành vi của người dân địa phương có lợi cho hình ảnh điểm đến và đảm bảo quyền lợi cho du khách; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở các điểm đến du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Chính trị. (2017). Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Số 8- NQTW). Hà Nội: Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Daniels, P., Bradshaw, M., Shaw, D. & Sidaway, J. (2005). An Introduction to Human Geography. 2 edn. London: Pearson Publisher. Đinh Phi Hổ. (2012). Phương pháp nghiên cứu định lượng & Nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông. Lê Văn Huy., & Trương Trần Trâm Anh. (2012). Phương pháp nghiên cứu trong Kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. Lê Văn Khoa (Chủ biên). (2009). Môi trường và phát triển bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Lu, J. & Nepal, S. K. (2009). Sustainable tourism research: an analysis of papers published in the Journal of sustainable tourism. Journal of sustainable tourism, 1, 5-16. Niedziolka, I. (2012). Sustainable tourism development. Regional formation and development studies, 8), 158-166. Sirakaya-Turk, E., Uysal, M., Hammitt, W. & Vaske, J. J. (2011). Research Methods for Leisure, Recreation and Tourism. Cambridge: Cambridge University Press. Lê Văn Thăng (Chủ biên). (2008). Giáo trình Du lịch và môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Minh Tiến. (2003). Phương pháp thống kê trong nghiên cứu Xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 29 Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Tổ chức Tourism Concern. (1992). Bên kia chân trời xanh - Các nguyên tắc du lịch bền vững. Hà Nội: Cục Môi trường tổ chức dịch, chỉnh biên và xuất bản năm 1998. Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. (2017). Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (Số 59/CTr-UBND). An Giang: Ủy ban Nhân dân. Yazdi, S. K. (2012). Sustainable tourism. American International Journal of Social Science, 1(1), 50-56.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dap_ung_cac_nguyen_tac_du_lich_ben_vung_cua_tinh_an_giang.pdf
Tài liệu liên quan