Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Thủ Dầu Một

Qua khảo sát cho thấy phần lớn hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đều ủng hộ cho việc đầu tư cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, vẫn còn một phần nhỏ hộ gia đình không ủng hộ cho việc cải tiến, do vấn đề tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề môi trường liên quan đến rác thải thì vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ người dân sẵn lòng chi trả nhiều hơn chưa cao, chỉ có 137/355 người chấp và mức WTP trung bình được tính là 20841,43785 đồng/tháng tương đương 21.000 đồng/tháng. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình để cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: mức giá, thu nhập và nhận thức về môi trường của người dân.Theo kết quả phân tích ở hình, nhận thức về môi trường và các vấn đề liên quan đến rác thải của người dân trên địa bàn thành phố chỉ ở mức trung bình.Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức. Qua kết quả đề tài cho thấy, các hộ gia đình trên địa bàn thành phố có sẵn lòng trả cho việc đầu tư cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, vì vậy cần: Đầu tư thêm các trang thiết bị để hỗ trợ các hoạt động thu gom và giải quyết tốt hơn nhu cầu xử lý CTR cho toàn thành phố. Xác định lại các tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn, điểm tập kết rác sao cho hợp lý nhất. Bố trí lại các điểm tập kết rác để mức độ ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh ít nhất, trong điều kiện thời tiết xấu thì điểm hẹn vẫn hoạt động bình thường, tránh vất vả cho công nhân.

doc8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Thủ Dầu Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN CHO VIỆC CẢI TIẾN TRANG THIẾT BỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Phạm Thị Thùy Trang(1), Nguyễn Thị Xuân Hạnh(1), Châu Phước Thọ(1) (1)Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài 10/6/2017; Ngày gửi phản biện 21/6/2017; Chấp nhận đăng 30/7/2017 Email: trangpham20_8@yahoo.com Tóm tắt Bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), mục tiêu của đề tài là ước tính mức sẵn lòng trả (WTP) của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đồng thời cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ. Phương pháp CVM được thực hiện bắt đầu bằng việc mô tả hiện trạng trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thời điểm hiện tại và cung cấp cho người được phỏng vấn kịch bản dự định sẽ cải tiến trong tương lai, sau đó đưa ra một mức giá và hỏi xem họ có đồng ý hay không. Qua quá trình phỏng vấn 450 hộ gia đình trên địa bàn thành phố, đề tài đã xác định được mức sẵn lòng trả trung bình của các hộ gia đình là 21.000 VNĐ. Từ khóa: đánh giá ngẫu nhiên, sẵn lòng trả, trang thiết bị, chất thải rắn, hộ gia đình. Abstract USING CONTINGENT VALUATION METHOD FOR IMPROVEMENT OF SOLID WASTE COLLECTING SYSTEMS IN THU DAU MOT CITY This study employed contingent valuation method to estimate the willingness to pay (WTP) of the house - holds to improve equipment solid waste management system in Thu Dau Mot city, Binh Duong province. The objective of this study is to define the willingness to pay for households in the city and analysis the factors that affect the willingness to pay. The methodology begins by describing the current status of the equipment of the solid waste management system at the present time and providing the interviewed with an intended version for improvement in the future. Get a price and ask if they agree or not. 1. Giới thiệu Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu năng lượng từ đó dẫn đến việc chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, thành phần phức tạp đã và gây khó khăn cho công tác quản lý. Hệ thống thu gom của thành phố chưa đáp ứng đủ cho lượng rác phát sinh ngày một gia tăng đã gây ra các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của các hộ gia đình. Để giải quyết các vấn đề trên, giải pháp đặt ra là cần phải cải tiến trang thiết bị hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt. Việc cải tiến bao nhiêu trang thiết bị và cải tiến như thế nào không chỉ đơn thuần dựa vào quyết định từ cơ quan quản lý mà đòi hỏi phải dựa trên quyết định của các đối tượng sử dụng dịch vụ, bởi vì chính họ là những người trực tiếp chi trả cho những thay đổi này và hưởng lợi ích từ đó. Thông thường, dựa vào mức sẵn lòng trả mà người sử dụng dịch vụ chấp nhận chi trả để được hưởng giá trị lợi ích từ dịch vụ môi trường thì có thể biết được quyết định của họ về các kịch bản cải tiến. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện đã có nhiều nghiên cứu xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của người dân cho các giá trị tài nguyên. Phần lớn các nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân [3,4,5]. Phương pháp CVM là một phương pháp cho phép ước lượng giá trị của một hàng hóa dịch vụ môi trường. Tên phương pháp này bắt nguồn từ câu trả lời ngẫu nhiên đối với một câu hỏi dựa trên việc mô tả thị trường giả định cho người hỏi. Phương pháp này được tiến hành bằng cách hỏi các cá nhân có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hàng hóa và dịch vụ môi trường. Những cá nhân được hỏi về mức WTP của họ cho một sự thay đổi trong cung cấp hàng hóa dịch vụ môi trường và các mức này thường được thu thập thông qua phiếu điều tra. Về thực chất, CVM tạo ra được một thị trường giả định trong đó cá nhân trong mẫu điều tra được coi như các thành phần tham gia vào thị trường có thể sử dụng hay không sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Do đó, đề tài “ sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” được tiến hành với mục tiêu là xác định WTP của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền cân nhắc, xem xét để có những kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát thực địa: Trước khi thiết lập bảng hỏi để phục vụ cho phương pháp CVM, cũng như để nắm bắt đầy đủ thông tin nghiên cứu hiện trạng trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tác giả sẽ khảo sát thực địa trước 14 phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một để biết được hiện trạng tổng quan về trang thiết bị và những vấn đề liên quan đến công tác thu gom chất thải rắn nhằm lập ra kịch bản cải tiến và bảng câu hỏi khảo sát mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Phương pháp thiết kế bảng hỏi: Thiết kế bảng câu hỏi là phần quan trọng nhất trong phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Bảng câu hỏi gồm có 4 phần quan trọng: (1) Các câu hỏi thu thập thông tin về các yếu tố: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số thành viên của các hộ gia đình; (2) Các câu hỏi liên quan đến nhận thức về môi trường, thái độ của các hộ gia đình đối với việc thu gom chất thải rắn; (3) Đưa ra kịch bản cho việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt; (4) Các câu hỏi về mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho kịch bản đã đưa ra. Đề tài lựa chọn kiểu Dischotomous choice để lập bảng câu hỏi về mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc đồng ý cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Tác giả sẽ đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả) và hỏi họ có đồng ý trả (yes) hay không (no)? Cụ thể là tác giả dựa vào lý thuyết Joseph Carl Cooper để xây dựng và đưa ra mức giá (bid) cho từng đối tượng [2]. Các mức giá được lựa chọn để phỏng vấn các hộ gia đình lần lượt là: 18.000 VNĐ, 20.000 VNĐ, 23.000 VNĐ, 25.000 VNĐ, 28.000 VNĐ. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo ranh giới hành chính với tổng số mẫu là 450 hộ gia đình [1]. Thành phố Thủ Dầu Một có tổng 14 phường, đề tài lấy ngẫu nhiên mỗi phường 32 hộ đảm bảo đủ 450 mẫu. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương thức phỏng vấn trực tiếp với nội dung bảng hỏi được mô tả ở trên. Khảo sát 450 hộ gia đình đại diện cho toàn địa bàn thành phố để xác định số hộ gia đình ủng hộ và phản đối việc cải tiến. Với những hộ gia đình phản đối việc cải tiến tác giả sẽ hỏi những câu hỏi về những lý do cho việc không ủng hộ để tìm ra những yếu tố tác động. Còn với những hộ gia đình ủng hộ tác giả sẽ tiến hành hỏi WTP của họ cho việc cải tiến. Riêng với số hộ gia đình ủng hộ này, sẽ được chia ngẫu nhiên cho 5 mức giá (bid). Trước khi hỏi, cung cấp cho người được phỏng vấn những vấn đề về môi trường đang còn tồn tại đồng thời cũng cấp cho họ thông tin về những kịch bản khắc phục những vấn đề trên. Phương pháp hồi quy logistic: Do đề tài lựa chọn kiểu câu hỏi Dichotomous choice nên phải sử dụng phương pháp hồi quy logistic để phân tích mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố kinh tế - xã hội và 1 yếu tố nhận thức về môi trường tới mức sẵn lòng trả của hộ gia đình trong việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Phương trình logistic là: Trong đề tài sử dụng 7 biến độc lập nên công thức có dạng: Logit = Ln = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 +4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 Công thức tính WTP trung bình Mean (WTP) = = Trong đó: X1 là mức giá (Bid), X2 là biến tuổi (Age), X3 là biến giới tính (Gender), X4 là biến thu nhập (Income), X5 là biến trình độ học vấn (Education), X6 là biến nhận thức về môi trường (Environment), X7 là biến số thành viên trong gia đình (Number). 0: hệ số góc, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,: hệ số hồi quy. αz = 0+ 2X2 + 3X3 +4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình Trong số 450 hộ gia đình được phỏng vấn, có 355 hộ đồng ý cho việc thực hiện các dự án cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, 95 hộ không đồng ý cho việc cải tiến. Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với những hộ gia đình không đồng ý cho việc cải tiến phần lớn là do thu nhập của gia đình còn thấp. Khi thu nhập thấp họ chỉ quan tâm đến những chi tiêu thiết thực trong gia đình mà ít quan tâm đến chất lượng cuộc sống môi trường xung quanh. Như vậy, có 355 hộ đồng ý thực hiện các dự án cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, với 5 mức giá, mỗi mức giá 71 bảng câu hỏi. Từ 355 bảng câu hỏi phỏng vấn được, 1 bảng số liệu được tổng hợp bao gồm 8 biến sau: (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phỏng vấn, năm 2017) Hình 1. Bảng kết quả mô tả số liệu Giới tính (gender): Với 355 mẫu được khảo sát, số lượng người trả lời nam chiếm 58,30% với 207 người và nữ chiếm 41,70% với người được phỏng vấn là 148 người. Trình độ học vấn (edu): Khi trình độ học vấn càng cao thì cách nhìn nhận về vấn đề mang tính cộng đồng đặc biệt là vấn đề môi trường họ sẽ khách quan và sâu rộng hơn. Người dân sẽ được hỏi về số năm đi học cao nhất. Từ bảng số liệu cho thấy số năm đi học thấp nhất là 1, cao nhất là 18 (tương đương thạc sĩ). Bảng 1 sẽ thể hiện sự phân bố số năm đi học của họ thông qua điều tra. Bảng 1. Sự phân bố số năm đi học của người được phỏng vấn Số năm đi học Tần số Tỷ lệ (%) Số năm đi học Tần số Tỷ lệ (%) 1 2 0.56 10 38 10.7 2 3 0.85 11 12 3.38 3 7 1.97 12 102 28.73 4 5 1.41 13 6 1.69 5 19 5.35 14 18 5.07 6 33 9.30 15 9 2.54 7 14 3.94 16 28 7.89 8 18 5.07 17 1 0.28 9 40 11.27 18 Tổng số: 335 100 Tuổi (age): những người được hỏi có độ tuổi từ 22 – 73 tuổi. Từ hình 2 ta có thể thấy độ tuổi trung bình của họ là khoảng 32 tuổi. Độ tuổi này cũng nói lên rằng người trả lời đa số có khả năng lao động, tham gia hoạt động kinh tế để kiếm ra tiền. Điều này thuận lợi cho việc hỏi về mức sẵn lòng trả cho việc cải tiến trang thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thu nhập bình quân hàng tháng (income): thu nhập bình quân hàng tháng là thu nhập của tất cả các thành viên sống trong gia đình cộng lại và chia đều cho số thành viên. Từ bảng mô tả số liệu có thể thấy được thu nhập tối thiểu của một hộ gia đình là 2,5 triệu đồng/tháng và cao nhất là 17 triệu đồng/tháng, trung bình thu nhập của mỗi hộ gia đình là khoảng 5,7 triệu đồng/tháng. Tỷ trọng các nhóm thu thập được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình Nhận thức môi trường (env): nhận thức được thể hiện qua sự quan tâm đến môi trường hiện nay. Từ bảng mô tả số liệu ở trên ta thấy nhận thức trung bình ở mức 1,1. Điều này chứng tỏ đa số người trả lời có nhận thức trung bình. Bảng 3 sẽ thể hiện rõ sự phân bố nhận thức của họ. Bảng 3. Mức độ nhận thức của người được phỏng vấn Nhận thức Tần sô Tỷ lệ (%) Ít nhận thức Nhận thức trung bình Nhận thức cao 122 68 165 34,37 19,15 46,48 Tổng 355 100 Thu nhập bình quân hàng tháng (income): thu nhập bình quân hàng tháng là thu nhập của tất cả các thành viên sống trong gia đình cộng lại và chia đều cho số thành viên. Từ bảng mô tả số liệu có thể thấy được thu nhập tối thiểu của một hộ gia đình là 2,5 triệu đồng/tháng và cao nhất là 17 triệu đồng/tháng, trung bình thu nhập của mỗi hộ gia đình là khoảng 5,7 triệu đồng/tháng. Tỷ trọng các nhóm thu thập được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. 3.2 Phân tích hồi quy logit (logit regression model) Theo lý thuyết kinh tế, có nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố nhưng đề tài chỉ xét 6 yếu tố: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân hàng tháng và nhận thức về môi trường của các hộ gia đình. Logit = Ln =β0+β1bid+β2age+β3gender+β4edu+β5income+β6num +β7env+ε (mô hình hồi quy logit 1) Sử dụng phần mềm Stata 12.0 để thực hiện hồi quy logit ta được kết quả trình bày trong hình 2. Ta thấy có 3 biến là thu nhập, nhận thức môi trường và mức giá đều ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả với mức ý nghĩa 1% trừ 4 biến tuổi, giới tính và trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình. Cụ thể, ảnh hưởng của từng yếu tố đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình như sau: Ảnh hưởng của biến thu nhập (income): Với hệ số hồi quy βincome = +9,91.10-7 (p=0,000 <0,01) chứng tỏ rằng biến thu nhập ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng trả, tại mức ý nghĩa 1%. Khi thu nhập của gia đình càng cao thì chất lượng cuộc sống được nâng cao, họ mong muốn được sống trong môi trường trong sạch, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi có những dự án cải tiến mang lại những lợi ích thiết thực thì họ cũng sẽ chấp nhận chi trả. Ảnh hưởng của biến nhận thức môi trường (env): Với hệ số hồi quy βenv = +1,717254 (p=0,000<0,01), chứng tỏ nhận thức về môi trường của người dân có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng trả của các hộ gia đình tại mức ý nghĩa 1%. Đúng với dự đoán ban đầu, khi nhận thức môi trường càng cao họ càng có ý thức bảo vệ môi trường hơn, hiểu được tầm quan trọng của việc thu gom rác thải vì thế họ sẵn lòng trả thêm tiền để đầu tư cải tiến trang thiết bị cho công tác thu gom, vận chuyển được tốt hơn. Hình 2. Bảng kết quả mô hình logit 1 Ảnh hưởng của biến giá (bid): Với hệ số hồi quy βbid = -0,0004966 (p=0,000<0,01), chứng tỏ rằng biến bid có ảnh hưởng ngược chiều đến sự sẵn lòng trả của người được phỏng vấn. Cụ thể mức bid được hỏi càng tăng thì khả năng trả lời có của người được phỏng vấn càng giảm. Còn lại 4 biến: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình thì không tìm thấy sự ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả. Chính vì vậy, đề tài quyết định loại bỏ 4 biến này ra khỏi mô hình logit. Trên thực tế còn rất nhiều các yếu tố khác tác động lên mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt như: nghề nghiệp, lượng rác thải hàng ngày. Vì vậy, kết quả này có thể bị sai số do yếu tố bị thiếu biến liên quan bị bỏ sót (omitted variables), tuy nhiên do giới hạn đề tài nên tạm thời chấp nhận mô hình với 3 biến liên quan được xây dựng, những nghiên cứu sau này có thể phát triển thêm cho mô hình hoàn thiện hơn và có tính chính xác cao hơn. Logit = Ln=β0 +β1bid +β5income+β7env+ε (mô hình hồi quy logit 2) Tiến hành chạy mô hình hồi quy logit 2 và kiểm tra Likelihood-ratio test thu được kết quả như sau: Hình 3. Kết quả mô hình hồi quy logit (2) và kiểm tra Likelihood ratio test Kết quả p-value (0,2215>0,05) of Likelihood-ratio test chỉ ra rằng tác giả không thể bác bỏ giả thuyết cho rằng việc giới hạn bớt 3 biến cho phương trình là hợp lệ. Điều đó, có nghĩa rằng việc tác giả giới hạn phương trình lại bằng cách bỏ biến tuổi, giới tính, trình độ học vấn và số thành viên trong gia đình ra khỏi mô hình là hoàn toàn phù hợp về mặt thống kê. Hơn nữa, kết quả test cũng chỉ ra rằng mô hình bớt đi 4 biến sẽ phù hợp hơn là mô hình có đầy đủ bởi vì có hệ số AIC và BIC nhỏ hơn hệ số AIC và BIC nhỏ hơn của mô hình đầy đủ các biến. Kết quả là tác giả tiến hành chạy mô hình mới loại bỏ 4 biến không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của hộ gia đình. Kết quả mô hình hồi quy logit đã loại bỏ biến tuổi, giới tính, trình độ học vấn và số thành viên trong gia đình có kết quả như sau: Hình 4. Kết quả mô hình hồi quy logit (2) 3.3. Mức sẵn lòng trả (WTP) Do 4 biến tuổi, giới tính, trình độ học vấn và số thành viên trong gia đình không có ý nghĩa về mặt thống kê, không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình. Vì thế, không sử dụng 4 biến này để tính mức sẵn lòng trả. Mean (WTP) = - =- = - [3,165351+ (8,53.10-7*5792958) + (1,532306*1,121127) / (-0,0004714) = 20841,43785 đồng Vậy từ công thức tính WTP trung bình, đề tài đã xác định được mức sẵn lòng trả trung bình của các hộ gia đình là 20841,43785 tương đương 21.000 VNĐ. 4. Kết luận Qua khảo sát cho thấy phần lớn hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đều ủng hộ cho việc đầu tư cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, vẫn còn một phần nhỏ hộ gia đình không ủng hộ cho việc cải tiến, do vấn đề tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về các vấn đề môi trường liên quan đến rác thải thì vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ người dân sẵn lòng chi trả nhiều hơn chưa cao, chỉ có 137/355 người chấp và mức WTP trung bình được tính là 20841,43785 đồng/tháng tương đương 21.000 đồng/tháng. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình để cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: mức giá, thu nhập và nhận thức về môi trường của người dân.Theo kết quả phân tích ở hình, nhận thức về môi trường và các vấn đề liên quan đến rác thải của người dân trên địa bàn thành phố chỉ ở mức trung bình.Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức. Qua kết quả đề tài cho thấy, các hộ gia đình trên địa bàn thành phố có sẵn lòng trả cho việc đầu tư cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, vì vậy cần: Đầu tư thêm các trang thiết bị để hỗ trợ các hoạt động thu gom và giải quyết tốt hơn nhu cầu xử lý CTR cho toàn thành phố. Xác định lại các tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn, điểm tập kết rác sao cho hợp lý nhất. Bố trí lại các điểm tập kết rác để mức độ ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh ít nhất, trong điều kiện thời tiết xấu thì điểm hẹn vẫn hoạt động bình thường, tránh vất vả cho công nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bryan (2008), Statistics for environmental science and management. Chapter 2, Environmental sampling, Statistical Consultant, Western Ecosystem Technology Inc. Wyoming, USA Joseph Carl Cooper (1993), Optimal Bid Selection for Dichotomous Choice Contingent Valuation Surveys, Journal of Environmental Economics and Management, 25-40. Kwetey Seth, Samuel Jerry Cobbina, Wilhemina Asare, Abudu Ballu Duwiejuah (2014), Household Demand and Willingness to Pay for Solid WasteManagement Service in Tuobodom in the Techiman-North District, Ghana. Margaret M. Calderon, Leni D. Camacho, Myrna G. Caradang, Forestry & Natural Resources (2004), A Water User Fee for Households in Metro Manila,Philppines, University of the Philippines at Los Banos, College, Laguna 4031 Philippines. Rafia Afroz, Keisuke Hanaki, Kiyo Hasegawa-Kurisu (2009), Willingness to pay for waste management improvement in Dhaka city, Banglades Tabachnick, B.G.& Fidell, L.S.(2007), Using multivariate statistics (5th end).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc38024_122000_1_pb_3088_2090343.doc