Sự sằn sàng tham gia thương mại điện tử Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm

Các bộ ,các ngành đăc biệt là bộ TM, KH-ĐT,KHCN,Ngoại giao, các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các DNPM trong nước mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động PM. Khuyến khích các tổ chức,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng CNTT, sử dụng các PM,DV. Tạo ra các điều kiện để các doanh nghiệp làm CNPM nước ngoài đầu tư mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở VN để các cá nhân, tổ chức làm PM học hỏi kinh nghiệm, phối hợp hợp tác, trao đổi với nhau về các vấn đền liên quan đến làm PM.

doc19 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự sằn sàng tham gia thương mại điện tử Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự sằn sàng tham gia thương mại điện tử Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm --------------------- Lời nói đầu Công nghệ phần mền (CNPM) là ngành công nghiệp quan trọng của công nghệ thông tin(CNTT) . Phát triển CNTT đặc biệt CNPM là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta uư tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt đón đầu hữu hiệu để thực hiện CNH-HĐH đất nước, góp phần vào việc đảm bảo an ninh, quốc phòng quốc gia. Sự tham gia thương mại điện tử Việt nam trong lĩnh vực phần mền là sự lựa chọn đúng đắn bởi những lợi ích nhiều mặt mà TMĐT mang lại như tăng thu nhập quốc dân, phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới là nền kinh tế số hóa, kinh tế tri thức hiện nay, tạo công ăn việc làm và đáp ứng ngày một cao nhu cầu của con người trong mua bán hàng hóa…thông qua việc sử dụng công nghệ truyền thông điện tử và máy điện toán để thực hiện kinh doanh. Phát triển CNPM ở nước ta có những thuận lợi cơ bản như thị trường còn nhiều tiềm năng(nhu cầu lớn), con người Viêtnam vốn nổi tiếng thông minh, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học mới, chính phủ đã sớm có định hướng về TMĐT…Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần phải vượt qua như: trang máy móc thiết bị còn lạc hậu, vẫn chưa có khung pháp lý đầy đủ cho sự phát triển của TMĐT, còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực…nói chung những đòi hỏi cơ bản của TMĐT còn thiếu và yếu Làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn và lợi ích của việc phát triển TMĐT vấn đề cơ bản về TMĐT, đặc biệt Việtnam đang làm những gì ,chuẩn bị những gì cho việc hội nhập về TMĐT trong lĩnh vực phần mền là nội dung chính của bài viết này. Phần một Lí luận chung về thương mại điện tử(TMĐT) Thương mại điện tử là gì? Hiểu một cách đơn giản, TMĐT là việc sử dụng công nghệ truyền thông điện tử và máy điện toán để thực hiện việc kinh doanh. Lợi ích của thương mại điện tử Đối với doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước, điều này đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ bởi nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường quốc tế với chi phí tương đối thấp , tìm được những đối tác kinh doanh mới để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp giảm được chi phí quản lí như quản lí sổ sách và nhân lực Giảm chi phí giao dịch, khi không cần phải giao dịch trưc tiếp, thu thập thông tin nhanh, chính xác, tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá dịch vụ. Giảm tồn kho, thực hiện chuyên môn hoá cao. Cải thiện hình ảnh, dịch vụ khách hàng, tìm bạn hàng mới. Thay vì kinh tế vật thể, chuyển sang nền kinh tế số hóa, kinh tế tri thức giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trong hoạt động lưu thông lưu thông hàng hóa và thực hiện dịch vụ tốt hơn. Đối với người tiêu dùng Ngươi tiêu dùng mua bán sẽ là 24/7/365, từ mọi nơi. Đa dạng hoá trong lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm. Lựa chọn những sản phẩm rẻ, đẹp, chất lượng, và nhanh chóng. Giao hàng nhanh chóng đặc biệt với các sản phẩm số hoá. Tạo ra khả năng khai thác thông tin nhanh, đặc biệt những thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Cho phép đảm bảo tính cá nhân cao. Cho phép tương tác với các khách hàng khác nhau, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm. Đối với xã hội Giảm mật độ giao thông, tránh ách tắc đối với việc lưu thông truyền thống. Do cạnh tranh cao nên giảm chi phí sản xuất do đó chi phí xã hội cũng giảm. Cho phép người tiêu dùng ở khu vực nghèo được hưởng các sản phẩm, dịch vụ cao cấp, đặc biệt các sản phẩm về trí tuệ và giáo dục Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công cộng: y tế, giáo dục với chi phí giảm, nhưng chất lượng khá cao hoặc cao. Tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Tạo điều kiện tiếp cận nền kinh tế số hoá, thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Các đòi hỏi của Thương mại điện tử Hạ tầng cơ sở công nghệ Đó là hai nhánh Tính toán và truyền thông. Hạ tầng cơ sở nhân lực Con người là yếu tố quan trọng nhất vì nó phục vụ cho mục đích con người, đòi hỏi con người phải có kĩ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi có các chuyên gia công nghệ thông tin. Bảo mật, an toàn Tránh trộm cắp, xâm nhập dữ liệu, lừa gạt khách hàng và doanh nghiệp. Môi trường kinh tế và pháp lí Đó là sự qui định của chính phủ bởi các văn bản, luật chống lại tội phạm xâm nhập. Hệ thống thanh toán tự động Dùng thẻ thanh toán bằng việc mở tài khoản tại ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt thanh toán với rủi ro cao. Bảo vệ quyền sở hữu trí tụê Bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền, xử lý sao chép mà không được hoặc chưa được sự đồng ý của tác giả. Bảo vệ người tiêu dùng Bảo vệ về chất lượng, qui cách, thanh toán… Lệ thuộc công nghệ Hạn chế lệ thuộc vào nước ngoài cả phần cứng và phần mền để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển , nâng cao năng lực cạnh tranh. Những vấn đề cơ bản về phần mền. Khái niệm +Phần mền là chương trình-tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin được số hóa. +Sản phẩm phần mền là phần mền được sản xuất, được thể hiện hay lưu trữ ở bất kì một dạng vật thể, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng. Các loại sản phẩm phần mền. Phần mền hệ thống: Là phần mền được nhà sản xuất thiết bị cài vào thiết bị và sử dụng ngay cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba. Phần mền đóng gói: Là sản phẩm phần mền có thể sử dụng được ngay sau khi người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các trang thiết bị hay hệ thống. Phần mền chuyên dụng: Là sản phẩm phần mền được phát triển theo yêu cầu cụ thể và riêng biệt để giải quyết một vấn đề cụ thể của khách hàng. Dịch vụ phần mền Bao gồm : Tư vấn phần mền, tích hợp, cung cấp hệ thống, cung cấp các giải pháp trọn gói, dịch vụ chuyên nghiệp phần mền, gia công phần mền, dịch vụ huấn luyện, đào tạo và dịch vụ xuất khẩu lao động phần mền. Vai trò phát triển phần mền trong TMĐT Là một bộ phận của ngành CNTT, nên khi ứng dụng phần mền trong TMĐT, ngoài những lợi ich của Thương mại điện tử thì phát triển phần mền cũng đem lại những lợi ích sau: Đem lại thu nhập quốc dân cao do hoạt động sản xuất, xuất khẩu, gia công phần mền, như Ânđộ thông qua xuất khầu phần mềm mà đem lại cho GDP: 1,1 tỉ USD trong giai đoạn 1996-1997; 1,8 tỉ USD trong giai đoạn 1997-1998: Dự tính trong 10 năm tới là 50 tỉ USD; Còn ở Việtnam Doanh thu xuất khẩu PM là 1 tỉ USD năm 1998. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người trong mua sắm hàng hoá, dịch vụ, thay thế dần dần mua sắm trực tiếp và thanh toán tiền mặt băng mua bán qua mạng với rủi ro thấp, thuận lợi, nhanh chóng và các lĩnh vực khác. Chuyển sang nền kinh tế số hoá,tri thức trong xu hướng toàn cầu hoá, giảm bớt hố ngăn cách giầu nghèo giữa các quốc gia, tăng cường quan hệ giao lưu KT_VH_XH. Là ngành hỗ trợ cho các ngành khác, lĩnh vực khác, đồng thời phát triển các ngành nghề mới dựa trên sự phát triển của mình (tạo ra tác động dây chuyền-domino effect). Tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động xã hội lớn…. Phần II Thực trạng tham gia TMĐTVN trong lĩnh vực phần mền Thực trạng Nhân lực làm phần mền Thuận lợi Chúng ta có thể tự hào mà nói rằng Viêtnam có những điều kiện vô cùng thuận lợi cho một ngành công nghiệp phần mền phát triển.Đó là số chuyên gia phần mền của Việt nam hiện ước tính khoảng 5000 người, phấn đấu đến năm 2005 lên 25000 người. Viêtnam có rất nhiều các chuyên gia phần mền hiện đang học tập và làm việc ở nước ngoài( có khoảng 50000 người) và có khoảng 10000 người Việt đang làm việc tại thung lũng Silicon valey của Mỹ,nhiều người mong muốn góp phần xây dựng đất nước .Hơn nữa con người Việtnam vốn từ lâu nổi tiếng cần cù, sáng tạo, thông minh, chẳng thế mà tại các cuộc thi quốc tế học sinh, sinh viên ta luôn có mặt trong các đội đạt giải cao thậm chí tại các giải mà chúng ta có điều kiện thua kém rất nhiều mặt so với các nước trong khu vực( Trung quốc, Nhật bản …) như Công nghệ thông tin, vừa qua tại cuộc thi phần mền ở châu á thái bình dương vừa qua VN đã đạt giả nhất ,tác giả của chiếc máy tính đầu tiên cũng là người Việt. Doanh nghiệp và nhân lực làm phần mền Việtnam Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002(nửa năm) 2002(ứoc tính) SốCT(Cuối kì) 95 115 140 170 229 304 328 370 Số CT mới (Trong kì) 19 20 25 30 59 75 24 71 Số người 1900 2300 2800 3400 3580 6080 6500 7400 Với số người sử dụng Internet tính đến tháng 5-2001 Quốc gia Thế giới Hoa kì Singapor Nhật bản Maláyia Trung quốc Hàn quốc Viêtnam Người sử dụng 454 179 2.2 45.8 2.27 19.2 10.5 0.425 Tỉ lệ % 7.4 64.7 66.9 36.2 10.3 1.52 34.7 0.16 Thêm vào đó là chính sách, quan điểm của đảng ta trong giai đoạn hiện nay là nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghiệp phần mền là ngành công nghiệp quan trọng của CNTT. Cụ thể thông qua nghị quyết 07/2000 CP về xây dựng và phát triển CNPM của thủ tướng chính phủ và các thông tư 31/2001 về ưu đãi thuế trong giai đoạn phát triển ngành công nghiệp này, quyết định 128/2000/Qđ-ttg ngày 20/11/2000 cũng về khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mền… Ngày càng nhiều các trường đại học, tổ chức đẩy mạnh đào tạo tin học, đặc biệt trong lĩnh vực phần mền ra đời. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn không ít các khó khăn về nhân lực làm công nghệ phần mền: Đó là trương trình đào tạo thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống, trình độ có khác giữa các trường, các tổ chức Đội ngũ làm phần mền hiện tại về số lượng là còn quá nhỏ bé so với dân số gần 80 triệu người hiện nay, như ở thành phô Hồ chí minh có khoảng 100 công ty CNTT với tổng số nhân lực phần mền chưa đến 3000 người, lực lượng làm phần mền chuyên nghiệp giới hạn 1200-1500 người, trong đó 25-30 công ty làm phần mền thuần tuý, năng suất lao động <= 5000 USD/năm (sản xuất nội địa ), còn gia công cho nước ngoài thì năng suất lao động là 10000 USD/năm; Doanh thu CNPM 25 triệu USD thông qua gia công cho công ty nước ngoài chiếm 5% giá trị xuất khẩu phần mền tin học, cả nước có khoảng 150 công ty tin hoc thì 50 công ty làm phần mền, bên cạnh đó chất lượng đội ngữ phần mền cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, số lượng phần mền còn hạn chế… Trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả thấp, cước phí internet cao, hạn chế việc thực hành và ứng dụng. Ngân sách đào tạo còn chưa xứng đáng, hạn hẹp… Trình độ tiếng anh còn yếu, khả năng đáp ứng ngay yêu cầu thực tế còn yếu, hạn chế năng lực chuên sâu. Hạ tầng cơ sở vật chất hỗ trợ làm phần mền Đây là yếu tố căn bản hạn chế sức phát triển tối đa của ngành công nghiệp phần mền. Trong khi thông tin liên lạc phi Internet gần đây được đầu tư lớn, phát triển mạnh mẽ thì các công ty phần mền Việtnam phải chịu thiệt thòi lớn so với các đồng nghiệp nước ngoài của mình do hạ tâng cơ sở công nghệ, internet còn lạc hậu, kém sức cạnh tranh. Cụ thể số người sử dụng internet ở Viêtnam qua các năm như sau: 1997 1998 1999 2000 2001 808 18597 47509 102139 128.123 Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng Internet ở Việtnam trong tổng các DN DNNN DNTN LD CQ ngoại giao CTNN 35% 13% 6% 1% 4% 3% Có thể thấy tiềm năng phát triển các phần mền rất lớn ở đây với việc sản xuất phần cứng trong nươc giá ngày một rẻ. Ngày một nhiều các doanh nghiệp và cá nhân mua máy tính và truy cập Internet nên các công ty phần mền sản xuất đáp ứng thị trường ngày một lớn. Từ đó ta thấy cơ cấu thị trường tin học hiện nay: Cơ cấu thị trường tin học hiện nay Lĩnh vực Việtnam Các nước khu vực Mỹ,Nhật, EU Phần cứng% 82 50-60 30-40 Phần mền 5 20-35 30-35 Dịch vụ 13 10-20 30-40 Ta thấy cơ cấu phần cứng và phần mền của VN quá chênh lệch so với cơ cấu của các nước trong khu vực và Mỹ, Nhật… Hoạt động Phần mền của các tổ chức tin học Việt nam Hoạt động PM của các tổ chức tin học Việtnam Hình thức hoạt động Số tổ chức Tỷ lệ trên số tổ chức Cài đặt và hướng dẫn sử dụng 99 62.3% Hợp đồng PM theo đơn đặt hàng 25 15.6% Chuyển giao các giải pháp phần mền nước ngoài 10 6.2% Sản xuất PM đóng gói 10 6.2% Vốn làm phần mền Có thể nói ngành CNTT của VN đặc biệt là CNPM là ngành được coi trọng, đóng một vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu các ngành của nền KTQD. Cho nên ngân sách chính phủ chi cho ngành này có sự gia tăng đáng kể, song so với yêu cầu hiện tại thì cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phục vụ cho phát triển phần mền được tốt hơn. Về phía các công ty làm phần mền, lịch sử ra đời chưa lâu nên còn nhiều hạn chế, trong đó vốn là yếu tố cản trở đáng kể cho sự phát triển của ngành. Ước tính rằng đầu tư của các công ty phần mền( CTPM) được coi là hàng đầu hiện nay của Viêtnam chỉ bằng mức đầu tư của các công ty khởi sự ở các nước có thị trường vốn phát triển. Tuy chi phí hay vốn đầu tư làm phần mền không nhiều nhưng sự hỗ trợ đòi hỏi kinh phí lớn. Công nghệ phần mền (CNPM) = 20% Vốn đầu tư CNTT. .Bảo vệ sở hữu trí tụê Tuy trình độ làm phần mền của Viêtnam còn nhiều hạn chế song Viêtnam lại rất “giỏi” trong việc vi phạm bản quyề, vi phạm diễn ra ở mọi cấp độ( từ những phần mền đơn giản đến phức tạp có giá tri lớn), trong mọi thành phần của nền kinh tế từ DNTN đến cả các DNNN…Điển hình nhất là sản phẩm phần mền từ điển của LacViêt, Windows, Công ty Scite rất khốn khổ với tình trạng ăn cắp bản quyền các phần mền gia sư của mình, đàu tư thiết kế một môn học trong phần mền gia sư tốn 40-50 triệu đồng, như vậy công ty cần phải bán trên 1000 đĩa, với giá bình quân 70000 đ/ chiếc mới hi vọng có lời, vậy mà vừa tung ra thị trường là đã có sản phẩm copy giống hệt, bán với giá chỉ 10000-15000 đ/chiếc.Theo đánh giá của tổ chức BSA ( Busines software alliance), tỉ lệ vi phạm bản quyền của Viêtnam là: -Năm 2000 là 97% -Năm 2001 là 94% -Năm 2002 phấn đấu xuống còn 80% nhưng điều này khó mà thực hiện . Việtnam hiện đang đứng đầu trong số “TOP TEN “ nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Trong đó các phần mền về quản lí và kế toán, nhân sự đang bị sao chép nhiều nhất. Do đó việc xây dựng một cơ chế để giảm và dẫn tới loại trừ hoàn toàn vấn đề này đang là một yêu cầu cấp bach ,bởi nó không những làm nản lòng những ai muốn đầu tư lâu dài, đầu tư lớn, mà quan trọng hơn là về sau này người tiêu dùng không còn được sử dụng các sản phẩm mới, sản phẩm tốt nữa. Đaọ luật về Bảo vệ sở hữu trí tuệ đang được xây dựng, mà ngay cả khi ban hành thì cũng cần phải có sự thi hành nghiêm túc. Tuy nhiên đây cũng là một nỗ lực lớn của CP và các nhà chức trách với các chương trình hợp tác G2G, G2B và giữa VN với nước ngoài. Hoạt động xúc tiến thị trường CNPM Trên cả nước hiện tai có khoản trên dưới 150 công ty tin học, trong đó có khoảng 50 công ty có làm phần mền, tất cả các công ty này đều có qui mô nhỏ. Do đó hoạt động xúc tiến đầu tư cho CNPM hâù như chưa có, hoặc có thì chỉ mang tính tự phát, chứ chưa có định hướng chiến lược lâu dài, cụ thể. Công ty VASC, FPT cũng đã mở các trang Web để giới thiệu về tiềm năng của Viêtnam nói chung và của công ty nói riêng nhưng cũng chưa đầy đủ và cập nhật. Bên cạnh đó các trang WEB này cũng chưa có khả năng kết nối với các trang Web khác có liên quan đến CNPM của thế giới nên tác dụng cũng chưa nhiều, bị hạn chế. Chính vì sự yếu kém trong công tác thị trường mà rất nhiều sản phẩm của VN mặc dù được phát triển trên cơ sở tích hợp các công nghệ hiện đại nhung cũng phải mất không ít công sức, thơì gian đẻ được khách hàng chấp nhận. Trong khi nhiều công ty có khả năng lập trình tốt nhưng lại có ít ( rất ít) khả năng phân tích hệ thống, quản lí dự án, phân tích thị trường, phâp phối sản phẩm. Vây các DN làm phần mền phải: xác đinh thị trường tiêu thụ, thiết lập mạng lưới phân phối của các công ty, thâm nhập thị trường quốc tế… Chính hoạt động xúc tiến của các DN kém, nên các DNPM của ta vẫn viết theo kiểu cái gì mình biết, cái mình sáng tạo ra sau đó mới tính chuyện bán sản phẩm đó cho ai. Do đó dẫn đến sự thua thiệt do bị copy,giá thành cao. Không có sự ăn khớp giữa cung và cầu thị trường nên hiệu quả khong cao. Nói chung các DN làm PM chưa có chiến lược ngành tin học hay ngành phần mền lâu dài. Tác động của CP Việc nhận thức được vai trò nhiều mặt, tầm quan trọng của ngành CNPM mang lại, nhà nứoc đã có sự đầu tư, khuyến khích các DN trong ngành với việc ra : -Nghị quyết 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 về xây dựng và phát triển CNPM giai đoạn 2000-2005 -Quyết định 128/2000/QĐ-Ttg ngày 20/11/2000 về chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển CNPM của thủ tướng CP. -Thông tư 31/2001/TT-BTC ngày 21/5/2001 hưóng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế qui định tại QĐ 128/2000/TT-BTC ngày 20/11/2000. Ngoài ra luật sở hữu trí tuệ đang được xây dụng và hoàn thiện, hỗ trơ vốn,giảm bớt các thủ tục hành chính, đào tạo nhân lực từ các trường đại học và các công ty, đào tạo các lập trình viên quốc tế, hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài. II Một số phần mền đang được úng dụng tại Viêtnam cho TMĐT 1.Phần mền VASC Payment VASC Payment là một sản phẩm phần mền được chuyên gia phần mền của công ty VASC xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia kế toán của các NHTM. Phần mền này không chỉ giúp khách hàng có thêm hình thức thanh toán mới, tiện lợi qua mạng Internet mà còn tạo ra khả năng đi chợ điện tử để mua sắm và thanh toán các hoá đơn điện tử. Các tổ chức,doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán hoá đơn dịch vụ, hoá đơn hàng hoá có thể sử dụng PM VASC Payment như một hệ thống thanh toán điện tử. Song do thói quen thanh toán truyền thống, mua sắm trực tiếp, thói quen sử dụng tiền mặt cho nên phần mền này có lẽ phải cần có nhiều thời gian hơn để đi vào nhu cầu thực tế hơn cho khách hàng,doanh nghiệp,tổ chức,ngân hàng bởi hạ tầng cơ sở cho phương thức thanh toán này còn chưa đầy đủ,đồng bộ cho các khu vực địa lí khác nhau. 2.Phần mền VASC CA Phần mền này sẽ giúp cho những ngừơi tham gia Internet xác nhận và bảo mật được các thông tin giao dịch của mình, chống lại các nạn nghe trộm, giả mạo thông tin, mạo danh, bắt chước tên, địa chỉ email của người khác cũng như giúp cho việc xác định chính xác nguồn gốc của tài liệu và người giữ tài liệu khi xảy ra tranh chấp trên mạng. PM có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ dự án của CP ( hành chính công, khai báo thuế, hộ khẩu điện tử, công chứng điện tử), hệ thống quant lý của các ban ngành, ngân hàng, doanh nghiệp. Hai PM này có thể đáp ứng các yêu cầu về bảo bảo mật và nhu cầu cho các giao dịch TMĐT . Trong tương lai chúng ta có thể có thêm nhiều PM ứng dụng trong TMĐT.Việc ứng dụng này sẽ đem lại hiệu quả cho DN, KH,CP thay thế cho các hoạt động lưu thông hàng hoá truyền thống vốn gặp nhiều hạn chế về thời gian, về địa điểm, chi phí, sự thuận tiện ... Phần III Giải pháp xây dựng và phát triển CNPMVN ứng dụng trong TMĐT Mục tiêu Xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần CNH-HĐH và phát triển bền vững các ngành KTXK khác, nâng cao năng lực quản lí nhà nước và bảo đảm an ninh quốc gia. Phát huy tiềm năng , trí tuệ con người Vietnam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỉ tới. Phấn đấu đẩu năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD. II Biện pháp xây dựng phát triển CNPM 1. Đào tạo nguồn nhân lực Phát huy cao độ mọi hình thức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng đến năm 2005 có khoảng 25000 chuyên gia trìng độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo tiếng anh Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ KHCNMT ( nay là bộ Khoa học công nghệ và bộ tài nguyên môi trường ) và các ban ngành khác xây dựng, triển khai phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh sử dụng internet trong các trưòng đại học, cao đẳng, hệ phổ thông. Khuyến khích các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT và CNPM. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng học sinh ,sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT,HSSV có khả năng đạt giải quốc tế... 2. Thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi Thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi ( cao nhất khoảng 25%). Sản phẩm và dịch vụ phần mền được sản xuất và cung cấp trong nược không thuộc đội tưộng chịu VAT, nếu XK thì thuế xuất=0%, được hoàn thuế theo qui định, được trợ giúp như về vốn. Nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp làm phần mền có thể thông qua khoản tiền mà doanh nghiệp nộp Thuế TNDN mà nhà nước tái đầu tư, hoặc như nhà nước có thể đứng ra thành lập “ Quĩ đầu tư mạo hiểm” cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với rủi ro cao nhưng nếu thành công thì đem lại lợi nhuận rất lớn. Uư đãi về thuế thu nhập cá nhân cho người lao động chuyên nghiệp trực tiếp tham gia phát triển CNPM. Nghiên cứu thiết lập các KCN cao như Khu công nghiệp hoà lạc, Khu công nghiệp Quang trung TPHCM, cổng kết nối trực tiếp và hệ thông Internet quốc tế để các DNPM có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng với chất lượng cao, giá thành thấp. Tìm biện pháp thu hút vốn đầu tư FDI và ODA cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNPM. Thực hiện phối hợp các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nứoc hỗ trợ cho sự phát triển của ngành CNPM. Nâng cao hiệu lực,hiệu quả pháp luật. Sửa đổi, bổ sung văn bản pháp qui về luật bản quyền tác giả nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển CNPM, bảo vệ các tổ chức,cá nhân, người tiêu dùng tham gia vào TMĐT. Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với SPPM cho đội ngũ cán bộ tư pháp và bộ tư vấn pháp lí. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong xã hội chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả. Tăng cường các hoạt động kiểm tra,giám sát việc XK-NK các sản phẩm phần mềm. Mở rộng thị trường. Các bộ ,các ngành đăc biệt là bộ TM, KH-ĐT,KHCN,Ngoại giao, các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các DNPM trong nước mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động PM. Khuyến khích các tổ chức,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng CNTT, sử dụng các PM,DV. Tạo ra các điều kiện để các doanh nghiệp làm CNPM nước ngoài đầu tư mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở VN để các cá nhân, tổ chức làm PM học hỏi kinh nghiệm, phối hợp hợp tác, trao đổi với nhau về các vấn đền liên quan đến làm PM. Kết luận CNPM là một ngành kinh tế mới với Viêtnam, có giá trị gia tăng cao, đặc biệt có nhiều triển vọng ở VN. CNPM mang lại nhiều lợi ích to lơn như tăng thu nhập quốc dân, tạo ra khả năng lớn hơn cho hội nhập nền kinh tế thế giới mà tại đó xu hướng số hoá nền kinh tế đã trở thành phổ biến, trở thành xu hướng chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, quản lí vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, thực hiện lưu thông hàng hoá thuận lợi, tạo ra nhiều công ăn việc làm….. Cũng như bất cứ một ngành mới nào, trong giai đoạn đầu của mình CNPM ở Vietnam thuận lợi thì có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn. Sự thuân lợi đó là : Có sự định hướng của nhà nước : Đó là việc xây dựng mọt loạt các chính sách về cơ sở hạ tầng, về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,các chính sách kết hợp nỗ lực của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nưôc để phát triển; có sự giúp đỡ của nhà nước về mặt vật chất như giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi...Tuy vậy những khó khăn chính yếu nhất cần một thời gian dài nữa mới có thể khắc phục được như nhận thức của các cá nhân và doanh nghiệp còn hạn chế về lợi ích của TMĐT, về việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt trong bối cảnh thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn tuơng đối thấp.. Song với nhận thức sâu sắc của CP về vai trò của TMĐT-xu thế không thể đảo ngược thì chắc chắn những chuyển biến tích cực sẽ đựoc thực hiện trong thời gian tới. Bài viết này mặc dù có sự nỗ lực rất lớn của các thành viên trong nhóm và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Hải Đạt, song không thể tránh được những thiếu sót.Vây mong thầy giáo và các bạn bổ sung, góp ý để bài viết hoàn thiện hơn. Nhóm 7 xin chân thành cảm ơn. Danh mục tài liệu tham khảo Sách TMĐT NGhị quyết của CP 07/2000 ngày 5/6/2000 về xây dung và phát triển CNPM giai đoạn 2000-2005 Quyết định của Thủ tướng CP 128/2000 ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển CNPM Thông tư só 31/2001 /TT-Btc ngày 21/5/2001 hướng dãn ưu đãi về thuế qui định tại Quyết định số 128/2000/QĐ-TTG ngày 20/11/2000 của TTCP Chuyên đê internet só 3 (1/2001) Tạp chí bưu chính viễn thông kì 1 (5/2002) Các tài liệu từ Internet khác Thời báo kinh tế VN SGGP 27/4/2002 Báo Bưu Điện 17/5/2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0675.doc
Tài liệu liên quan