Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam

Kết quả ước lượng Mô hình 2, Bảng 1, cho thấy biến tỷ lệ chi ngân sách trên GDP (ER) có tác động làm tăng tốc tăng lạm phát, điều này giống với nghiên cứu của Mehrara, Soufiani, Rezaei (2016); biến tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (RD) tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát điều này giống với nghiên cứu của Bakare, Adesanya (2014). Nhìn hệ số của biến ER mang dấu cộng tác động làm tăng tốc độ tăng lạm phát mạnh hơn biến RD mang dấu trừ tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát. (Biến tỷ lệ thu ngân sách trên GDP (RR) không có tác động đến tốc độ tăng lạm phát. Biến này đã từng đưa vào Mô hình 2, nhưng qua ước lượng có mức ý nghĩa thống kê > 5%, không đạt chuẩn thông thường nên đã loại). Từ kết quả trên cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm tăng lạm phát (Vì biến ER mang dấu cộng tác động mạnh hơn biến RD mang dấu trừ, trong khi biến RR không có tác động). Các biến tỷ lệ đầu tư trên GDP (RI), biến tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (GPI) có tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát, trong khi đó biến tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (IR) làm tăng tốc độ tăng lạm phát (Chủ yếu là do giá nhập khẩu một số mặt hàng đầu vào tăng trong nhiều năm, nhất là xăng dầu làm tăng phạm phát). Kết quả ước lượng Mô hình 3, Bảng 1, cho thấy biến tỷ lệ biến chi ngân sách trên GDP (ER) có tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, điều này giống với nghiên cứu của Aghazadeh, Akhoondzadeh, Babazadeh (2014); nhưng biến tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (RD), biến tốc độ tăng thu ngân sách (GR) có tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, điều này giống với nghiên cứu của Chigbu, E.E and Njoku, C.O (2015), của Wosowei Elizabeth (2013). Nhìn hệ số của biến RD và biến GR mang dấu cộng tác động mạnh hơn hệ số của biến ER mang dấu trừ.

docx9 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM Lê quang Tường* Thạc sĩ, nghiên cứu sinh, thanh tra viên cao cấp, Thanh tra Chính phủ Điện thoại: 0932031237, email: tuong59@gmail.com ; facebook: 0932031237 Nghiên cứu này đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, số 2 (465), tháng 2 năm 2017, tr. 24-30) Tóm tắt: Bài Viết này sử dụng lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) để xây dựng 3 mô hình thực nghiệm với mục đích đánh giá tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng lạm phát và thất nghiệp. Từ khóa: Chính sách tài khóa; chi ngân sách; thu ngân sách; thâm hụt ngân sách; tăng trưởng kinh tế; lạm phát; thất nghiệp. 1. Giới thiệu: Trong nhiều thập kỷ qua, chính sách tài khóa được chính phủ các nước sử dụng như là một trong những công cụ quan trọng để chèo lái nền kinh tế với kỳ vọng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm; nhưng cũng đã có nhiều nước để lại hệ lụy là thâm hụt ngân sách, lạm phát và nợ công tăng cao, thậm chí có nước đã xảy ra khủng hoảng nợ công. Đây cũng là một chủ đề quan trọng được các nhà kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều góc độ, khía cạnh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và có những tranh luận trái chiều nhau về vấn đề này. Ở Việt Nam, nhiều thập niên qua chính sách tài khóa có chiều hướng nghiêng về nới lỏng, tỷ lệ thu ngân sách và chi tiêu của Nhà nước trên GDP cao, với kỳ vọng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng để lại hệ lụy là thâm hụt ngân sách, lạm phát và nợ công ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, so với các nước phát triển hơn là khá ấn tượng song so với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng, như Trung Quốc, Campuchia và Lào thì kém hơn nhiều; tính theo số liệu của Ngân hàng thế giới giai đoạn từ năm 1996 đến 2014, Việt Nam có tốc độ tăng GDP bình quân năm là 6,51%, trong khi đó cùng thời kỳ Trung Quốc là 9,49%, Campuchia là 7,66% và Lào là 7,06%. Câu hỏi đặt ra có phải chính sách tài khóa đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm tăng lạm phát và thấp nghiệp không? Giả thuyết trả lời là có thể. Để làm rõ giả thuyết này tác giả sử dụng lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) để xây dựng 3 mô hình thực nghiệm với mục đích làm rõ vấn đề chính sách tài khóa tác động đến tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam . Phương pháp và nội dung của vấn đề nghiên cứu đã được tập trung giải quyết thỏa đáng, đó là 3 mô hình được tiến hành kiểm định và vượt qua được kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời gian; tiến hành thực hiện ước lượng các mô hình hồi qui, tiến hành các kiểm định và vượt qua được các kiểm định về dạng hàm, thừa hoặc thiếu biến, sai số đặc trưng, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan. Trên cơ sở kết quả ước lượng 3 mô hình thực nghiệm, nghiên cứu đã tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị các chính sách phù hợp về sử dụng chính sách tài khóa trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 2.1.1. Nguồn gốc lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan Lý thuyết của Keynes (1936) cho rằng gia tăng các khoản chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, kể cả vay nợ chấp nhận thâm hụt ngân sách. Nhiều nhà kinh tế cho rằng Lý thuyết Keynes chỉ là giải pháp cứu nguy nền kinh tế trong ngắn hạn khi nền kinh lâm vào suy thoái nên không thích hợp với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Để đánh giá hiệu quả chính sách tài khóa trong dài hạn người ta thường dùng Mô hình tăng trưởng nội sinh. Mô hình khởi đầu được nghiêu cứu bởi Romer (1986), tiếp theo là của Lucas (1988), sau đó Barro (1990), Barro, Sala-i-Martin (1992), Sala-i-Martin (1995) Mendosa, Milesi-Ferreti và Asea (1997) phát triển và hoàn thiện thêm. Mô hình tăng trưởng nội sinh xác lập các mối quan hệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn gắn với các yếu tố tiến bộ công nghệ, sự gia tăng tiết kiệm và tích lũy các yếu tố sản xuất; sự gia tăng hiệu quả của quá trình sản xuất; gắn các tác nhân kinh tế với tăng trưởng kinh tế, đưa khu vực chính phủ vào mô hình và khẳng định chính phủ có thể tác động lên các nguồn lực liên quan đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế. Các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy chính sách tài khóa có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ, tỷ lệ thu, chi ngân sách trên GDP, cơ cấu các loại thu, chi ngân sách, khả năng quản lý điều hành về chính sách tài khóa. Các nghiên cứu tìm thấy những tác động tích cực của chính sách tài khóa đến đầu tư, tăng trưởng GDP, giảm lạm phát và giảm thất nghiệp: Barro (1990) nhận thấy rằng trong dài hạn khi cân bằng ngân sách giữa thu và chi thì thuế khoán có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng thuế suất theo tỷ lệ tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hình chữ U ngược, ngụ ý rằng chính phủ thu thuế chỉ đến một mức giới hạn nhất định thì không tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; Agenor, Moreno-Dodson (2006) tìm thấy đầu tư công vào kết cấu hạ tầng sẽ kích thích đầu tư tư nhân, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế, Myles (2009) chính sách thuế phù hợp sẽ tác động đến quyết định mở rộng đầu tư của khu vực tư nhân từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Howitt (2000) tìm thấy chi tiêu công, khuyến khích, hướng vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế; Agenor, Moreno-Dodson (2006), Feldstein (1995) thấy rằng thông qua việc tiêu dùng, đầu tư và thuế một cách hợp lý của chính phủ vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo làm gia tăng tích lũy nguồn vốn con người tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; Aghazadeh, Akhoondzadeh, Babazadeh (2014) tìm thấy chi ngân sách có tác động làm giảm thất nghiệp; Bakare, Adesanya (2014) tìm thấy thâm hụt ngân sách tác động làm giảm lạm phát. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp trong các trường hợp xảy ra thâm hụt ngân sách, đầu tư công quá mức; tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP cao, như Borro (1991) tìm thấy tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP có tác động tiêu cực đến mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người và tỷ lệ đầu tư khu vực tư nhân trên GDP; đầu tư công hầu như không có tác động đáng kể đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này được giải thích là do thuế suất cao đã bóp méo việc kích thích đầu tư khu vực tư nhân, trong khi đầu tư khu vực công kém hiệu quả; Devarajan, Swaroop và Zou (1996) tìm thấy vốn đầu tư phát triển của chính phủ, như xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thống, y tế, giáo dục không có ý nghĩa thống kê hoặc tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; điều này được lý giải vốn đầu tư phát triển có thể không có tác dụng kích thích sản xuất khi nó vượt quá mức và thường hay xảy ra đối với các nước đang phát triển; Fatima, Ahmed, Rehman (2012) tìm thấy thâm hụt ngân sách tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; Mehrara, Soufiani, Rezaei (2016) tìm thấy chi tiêu của chính phủ tác động làm tăng lạm phát; Aghazadeh, Akhoondzadeh, Babazadeh (2014) tìm thấy thu ngân sách có tác động làm tăng thất nghiệp. Tuy vậy, các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu trên từng khía cạnh của chính sách tài khóa, như thu ngân sách hoặc chi ngân sách hoặc thuế hoặc đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế hoặc tác động đến lạm phát hoặc tác động đến thất nghiệp. Ít có nghiên cứu cùng một lúc đưa đầy đủ các biến tổng quát của chính sách tài khóa, gồm chi ngân sách, thu ngân sách, thâm hụt ngân sách vào một mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động đầy đủ của các biến tài khóa lên tăng trưởng kinh tế để thấy được bức tranh toàn cảnh của chính sách tài khóa tác động lên tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp. 2.1.2. Khung lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh được phát triển bởi Barro (1990), Barro and Sala-i-Martin (1992), Sala-i-Martin (1995), Mendosa, Milesi-Ferreti and Asea (1997). Mô hình này đã đưa khu vực chính phủ (G) vào hàm sản xuất của Cobb - Douglas; tạo khuôn khổ nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tài khóa với mức sản lượng và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Phương trình có dạng: Y= F(K,G)= A K1-αGα (1) Trong đó 0<α<1; K là vốn của khu vực tư nhân, G là cung cấp đầu vào của khu vực công. Phương trình (1) biến đổi thành (xem chi tiết tại Bleaney, Gemmell, Kneller (2001): ∅t=α + i=1kβi Yit + j=1mγjXjt + Ut (2) Trong đó ∅t là tốc độ tăng trưởng kinh tế, Yit là những biến không thuộc lĩnh vực tài chính, Xjt là những biến thuộc lĩnh vực tài chính; biến không thuộc lĩnh tài chính là những biến về lạm phát, đầu tư, thất nghiệp, nhập khẩu, xuất khẩu.v.v.. Phương trình (2) có thể viết thành dạng đơn giản hơn như sau (Xem thêm dạng phương trình tương tư tại Milova, Vokshi - Abazi (2014)): λt= λ1+λ2X2t+ +λkXkt+Ut (3) Trong đó: λk (k =1,2,3,, k) là các hệ số hồi qui, Ut là sai số, Yt là biến phụ thuộc đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế, hoặc một biến thụ thuộc nào đó có liên quan đến tăng trưởng kinh tế, các biến Xk là những biến tài chính, như các biến về thu ngân sách, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách hoặc những biến không thuộc tài chính như đầu tư, thất nghiệp, tiết kiệm v.v.. Đó là nền tảng lý thuyết để nghiên cứu này đưa ra 3 mô hình thực nghiệm, trong đó mỗi mô hình đưa vào đầy đủ các biến tổng quát của chính sách tài khóa, gồm các biến về thu ngân sách, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách để tìm hiểu đầy đủ về tác động chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam (Trừ trường hợp một trong các biến trên có thể bị loại bỏ vì không phù hợp với các kiểm định giả thuyết của mô hình hồi qui). 2. 2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ quan sát hình hình thực tế Ở Việt Nam, nhiều thập niên qua chính sách tài khóa có chiều hướng nghiêng về nới lỏng, tỷ lệ thu ngân sách và chi ngân sách trên GDP cao, nhưng chi tiêu công kém hiệu quả, hệ số ICOR cao, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công để lại hệ lụy là thâm hụt ngân sách, lạm phát và nợ công ngày càng tăng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không đáp ứng được mong muốn; không bắt kịp với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng. Tính theo số liệu của Ngân hàng thế giới giai đoạn từ năm 1996 đến 2014, trong vòng 18 năm, GDP của Trung Quốc đã tăng lên 5,6 lần, bình quân mỗi năm tăng 9,49%, Campuchia tăng 4,07 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,66%; Lào tăng 3,65 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,06%, trong khi đó Việt Nam chỉ tăng 3,31 lần, bình quân mỗi năm tăng 6,51%. Từ tình hình trên câu hỏi đặt ra là có phải chính sách tài khóa đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm tăng lạm phát và thấp nghiệp không? Giả thuyết trả lời là có thể. Để làm rõ giả thuyết này tác giả sử dụng lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh của Borro (1990) để xây dựng 3 mô hình thực nghiệm đánh giá tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. 3 mô hình thực nghiệm kết nối đầy đủ các biến tài chính tổng quát, như các biến về thu ngân sách, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô có liên quan với các biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp sau khi đã thực hiện các kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời, lấy sai phân một số biến, kiểm định các giả thuyết về mô hình hồi qui để xác lập các biến và mô hình cho phù hợp. 3 mô hình có các biến như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP=GG; tỷ lệ đầu tư trên GDP =RI; tốc độ tăng GDP bình quân đầu người=GPI; tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP=RD; tốc độ tăng lạm phát=ING; tốc độ tăng lao động=EG; tốc độ tăng năng suất lao động=GP; tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP=RR; tỷ lệ tiết kiệm trên GDP=SR; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước=GR; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước trên GDP=ER; tỷ lệ thất nghiệp=UR; tỷ lệ nhập khẩu trên GDP=IR; tốc độ tăng đầu tư=IG). Hàm Mô hình 1 là: GG=F(GPI, RD, SR, UR, RR, IG) và phương trình hồi qui là: GG= α1 +α2GPI + α3RD+ α4dSR+ α5dUR+α6RR+ α7IG +U Trong đó αk(k=1,7) là hệ số hồi qui, d là lấy sai phân bậc 1 của biến tương ứng và U là sai số. Hàm mô hình 2 là: ING=F(ER, RD, RI, IR, GPI) và phương trình hồi qui là: d2ING = μ1 + μ2d2ER + μ3d2RD + μ4d2RI +μ5d2IR + μ6d2GPI +U Trong đó μk(k=1,6) là hệ số hồi qui, d2 là lấy sai phân bậc 2 của các biến tương ứng, U là sai số. Hàm mô hình 3 là: UR=F(SR, GR, IR, ER, EG, RD, GP) và phương trình hồi qui là: d2UR= ν1 + ν2dSR + ν3d2GR +ν4 dIR + ν5dER + ν6dEG + ν7dRD +ν8 dGP + U Trong đó νk(k=1,8) là hệ số hồi qui, d, d2 là lấy sai phân bậc1, bậc 2 của các biến tương ứng, U là sai số. Để thực hiện ước lượng và kiểm định 3 mô hình, tác giả sử dụng eviews 8.0. Về thu thập dự liệu, Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 6 nguồn khác nhau, đó là của Quốc hội, Tổng Cục Thống kê, Quĩ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và EOCD. Nguồn của Quốc hội và Tổng cục Thống kê gồm có: Tổng thu ngân sách nhà nước, tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2013. Nguồn của Ngân hàng Thế giới, gồm có: Tốc độ tăng GDP hàng năm; dân số giữa năm; GDP giá hiện hành bằng Việt Nam đồng và bằng USD; tỷ lệ nhập khẩu trên GDP hàng năm giai đoạn giai đoạn 1986-2014; tốc độ tăng lao động thời kỳ 1992-2014; tỷ lệ thất nghiệp hàng năm giai đoạn 1900-2013. Nguồn của Quỹ tiền tệ Quốc tế, gồm có: GDP giá cố định tính bằng Việt Nam Đồng; tỷ lệ lạm phát theo giá tiêu dùng; tỷ lệ tiết kiệm trên GDP giai đoạn 1996-2013. Nguồn Ngân hàng Phát triển Châu Á gồm có: Tốc độ tăng đầu tư giai đoạn 1986 đến 2014. Nguồn EOCD, gồm có: Năng suất lao động giai đoạn 1991-2010. Căn cứ vào các nguồn số liệu trên, những biến đã có sẵn tỷ lệ hoặc tốc độ từ các nguồn trên thì tác giả sử dụng trực tiếp các nguồn số liệu này, đối với những biến chưa có sẵn tỷ lệ hoặc tốc độ thì căn cứ vào số tuyệt đối từ các nguồn trên để tính tỷ lệ hoặc tốc độ cho mỗi biến. Khi chạy dữ liệu eviews sẽ tự động điều chỉnh số quan sát phù hợp với mỗi mô hình. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Kết quả ước lượng 3 mô hình hồi qui Bảng 1: Kết quả ước lượng 3 mô hình bằng phương pháp OLS trên eviews 8.0. Các biến phụ thuộc Mô hình 1 là GG, Mô hình 2 là D(ING,2), Mô hình 3 là D(UR,2). * là Prob tại mức ý nghĩa 1%, ** là prob tại mức ý nghĩa 5%. Mô hình 1 (Model 1) Mô hình 2 (Model 2) Mô hình 3 (Moldel 3) Biến (Variable) Hệ số hồi qui (Coefficient) Giá trị thống kê t (t-Statistic) Biến (Variable) Hệ số hồi qui (Coefficient) Giá trị thống kê t (t-Statistic) Biến (Variable) Hệ số hồi qui (Coefficient) Giá trị thống kê t (t-Statistic) C 2,489582 6,344503* C -1,3661 -0,775455 C 0,04648 0,197267 GPI 0,958059 17,97655* D(ER,2) 4,89316 5,262165* D(SR,2) 0,14141 3,230172* RD -0,098822 -2,392995** D(RD,2) -3,9153 -5,496476* D(GR,2) 0,03717 2,797910** D(SR) 0,044572 2,583513** D(RI,2) -1,954 -5,005947* D(IR,2) 0,15092 3,288073* D(UR) -0,142402 -3,014349* D(IR) 1,41375 3,964532* D(ER,2) -0,5486 -5,063044* RR -0,037801 -2,878020* D(GPI) -2,9862 -2,562014* D(EG) -1,7926 -5,459568* IG 0,014285 2,351569** D(RD) 0,71457 4,265670* D(GP,2) -0,1595 2,407449** Hệ số xác định mô hình (R-squared)   0,974187 Hệ số xác định mô hình (R-squared) 0,78875 Hệ số xác định mô hình (R- squared)  0,87975 3.1.2. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp Augmented Dickey-Fuller Unit Root Test cho tất cả 14 bốn biến, có 9 biến dừng ở quá trình I (0), 5 biến dừng ở sai phân bậc 1, bậc I (1), với Prob.* =1% hoặc = 5 %. 3.1.3. Kết quả kiểm định biến thừa Kết quả kiểm định biến thừa bằng Kiểm định Wald thấy Probability(F-statistic) tất cả các biến và 2 biến có mức ý nghĩa thống kê thấp hơn với các biến khác của 3 mô hình đều nhỏ hơn α = 0.05. 3.1.4. Kết quả kiểm định sai số đặc trưng, thiếu biến, dạng hàm Kết quả kiểm định sai số đặc trưng, thiếu biến, dạng hàm bằng Kiểm định Ramsey RESETcho thấy Mô hình 1có Probability(F-statistic) = 0,2644; Mô hình 2 có Probability(F-statistic)= 0,9574; Mô hình 3 có Probability(F-statistic)= 0,3139. 3.1.5. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Kiểm tra hồi qui gốc và hồi qui phụ của 3 mô hình, cho thấy R2 của tất cả các hồi qui phụ của 3 mô hình đều nhỏ hơn R2 của hổi qui gốc. 3.1.6. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Kiểm định phương sai thay đổi bằng Breusch-Pagan - Godfrey, thấy rằng Mô hình 1có Probability(Obs*R-squared)=0,8123; Mô hình 2 có Probability(Obs*R-squared)=0,2983; Mô hình 3=0,1212. 3.1.7. Kết quả kiểm định tự tương quan Kiểm định tự tương quan bằng Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test, cho thấy Mô hình 1 có Probability(Obs*R-squared)=0,2895; Mô hình 2 có Probability(Obs*R-squared)=0,9001; Mô hình 3 có Probability(Obs*R-squared)=0,1500. 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Cái mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là đã đưa ra 3 mô hình thực nghiệm, trong đó mỗi mô hình đưa vào đầy đủ các biến tổng quát của chính sách tài khóa, gồm các biến về thu ngân sách, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách để tìm hiểu đầy đủ về tác động chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam (Trừ trường hợp một trong các biến trên có thể bị loại bỏ vì không phù hợp với các kiểm định giả thuyết của mô hình hồi qui, như biến tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đã bị loại khỏi Mô hình I, vì qua thực hiện các kiểm định biến này không phù hợp; biến tỷ lệ thu ngân sách trên GDP (RR) bị loại khỏi Mô hình 2 vì khi ước lượng mô hình có mức ý nghĩa thống kê >5% không đạt chuẩn thông thường. Việc 2 biến này bị loại khỏi 2 mô hình trên nói lên rằng là nó không có quan hệ tương ứng đến tăng trưởng kinh tế hay lạm phát; chứ không phải là nó có quan hệ nhưng không được đưa vào mô hình). Kết quả ước lượng ở Bảng 1 cho thấy 3 mô hình có hệ số R2 cao, Mô hình 1 đạt 97,42%, Mô hình 2 đạt 78,88%, Mô hình 3 đạt 87,98%, các biến độc lập có Prob đạt mức ý nghĩa thống kê bằng 1% hoặc 5%. Nhìn vào các kết quả kiểm định từ Mục 3.1.2 đến 3.1.7 cho thấy 3 mô hình đều đạt chuẩn của các kiểm định. Về nội dung, kết quả ước lượng Mô hình 1, Bảng 1, cho thấy biến tỷ lệ thu ngân sách trên GDP (RR) có tác động làm giảm tốc độ tăng GDP, điều này giống với nghiên cứu của Borro (1991); biến thâm thụt ngân sách ngân sách trên GDP (RD) cũng có tác động làm giảm tốc độ tăng GDP, điều này giống với nghiên cứu của Fatima, Ahmed, Rehman (2012). Biến tỷ lệ chi ngân sách trên GDP (ER) không có tác động đến tốc độ tăng GDP, điều này giống với nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985). (Biến ER đã bị loại khỏi Mô hình I, vì qua thực hiện các kiểm định biến này không phù hợp). Từ kết quả trên cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế (vì biến RR và biến RD mang dấu trừ, trong khi biến ER không có tác động). Các biến tỷ lệ thất nghiệp (UR) có tác động làm giảm tốc độ tăng GDP; các biến tốc độ tăng đầu tư (IG), tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (GPI), tỷ lệ tiết kiệm trên GDP có tác động làm tăng tốc độ tăng GDP. Kết quả ước lượng Mô hình 2, Bảng 1, cho thấy biến tỷ lệ chi ngân sách trên GDP (ER) có tác động làm tăng tốc tăng lạm phát, điều này giống với nghiên cứu của Mehrara, Soufiani, Rezaei (2016); biến tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (RD) tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát điều này giống với nghiên cứu của Bakare, Adesanya (2014). Nhìn hệ số của biến ER mang dấu cộng tác động làm tăng tốc độ tăng lạm phát mạnh hơn biến RD mang dấu trừ tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát. (Biến tỷ lệ thu ngân sách trên GDP (RR) không có tác động đến tốc độ tăng lạm phát. Biến này đã từng đưa vào Mô hình 2, nhưng qua ước lượng có mức ý nghĩa thống kê > 5%, không đạt chuẩn thông thường nên đã loại). Từ kết quả trên cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm tăng lạm phát (Vì biến ER mang dấu cộng tác động mạnh hơn biến RD mang dấu trừ, trong khi biến RR không có tác động). Các biến tỷ lệ đầu tư trên GDP (RI), biến tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (GPI) có tác động làm giảm tốc độ tăng lạm phát, trong khi đó biến tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (IR) làm tăng tốc độ tăng lạm phát (Chủ yếu là do giá nhập khẩu một số mặt hàng đầu vào tăng trong nhiều năm, nhất là xăng dầu làm tăng phạm phát). Kết quả ước lượng Mô hình 3, Bảng 1, cho thấy biến tỷ lệ biến chi ngân sách trên GDP (ER) có tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, điều này giống với nghiên cứu của Aghazadeh, Akhoondzadeh, Babazadeh (2014); nhưng biến tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (RD), biến tốc độ tăng thu ngân sách (GR) có tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, điều này giống với nghiên cứu của Chigbu, E.E and Njoku, C.O (2015), của Wosowei Elizabeth (2013). Nhìn hệ số của biến RD và biến GR mang dấu cộng tác động mạnh hơn hệ số của biến ER mang dấu trừ. Vì vậy, chính sách tài khóa có tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các biến tốc độ tăng năng suất lao động (GP), tốc độ tăng lao động (EG) có tác động làm giảm thất nghiệp; các biến tỷ lệ tiết kiệm trên GDP (SR), tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (IR) có tác động làm tăng thất nghiệp. 4. Kết luận và kiến nghị chính sách Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ chính sách tài khóa, thông qua các biến thu ngân sách, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách tác động đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu rút ra từ Mô hình 1, Mô hình 2, và Mô hình 3 cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm tăng tốc độ lạm phát và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Để nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa trong thời gian tới nghiên cứu này đưa ra các khuyến nghị như sau: Một là, đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Do thu ngân sách và thâm hụt ngân sách tác động làm giảm tăng trưởng GDP, trong khi đó đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP, do đó để tăng trưởng kinh tế Nhà nước cần giảm tỷ lệ thu ngân sách trên GDP; giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP; chi ngân sách trong khuôn khổ thu ngân sách, vì nếu vượt quá thu ngân sách làm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tăng trưởng GDP. Do tỷ lệ thu ngân sách trên GDP và tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP cần phải giảm xuống và chi ngân sách không được làm tăng thâm hụt ngân sách, để đẩy mạnh tốc độ tăng đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, trong khi nguồn chi ngân sách có hạn, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi trên tất cả các mặt để khuyến khích thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phá triển kinh tế - xã hội. Hai là, đối với việc chống lạm phát: Do chi ngân sách làm tăng lạm phát, trong khi đó đầu tư toàn xã hội đầu làm giảm lạm phát, để chống lạm phát, Nhà nước cần giảm chi ngân sách. Khuyến khích tăng đầu tư toàn xã hội để tạo thêm hàng hóa, cân đối tiền hàng. Tăng cường quản lý việc nhập khẩu, quản lý tỷ giá hối đoái, điều chỉnh thuế nhập khẩu và các biện pháp quản lý khác, nhất là đối với các mặt hàng đầu vào sản xuất để bình ổn giá. Ba là, đối với việc chống thất nghiệp: Do tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP và tốc độ tăng thu ngân sách làm tăng thất nghiệp, để chống thất nghiệp, nhà nước cần giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP, giảm tốc độ tăng thu ngân sách. Khi không thâm hụt ngân sách Nhà nước có thể tăng chi ngân sách (nhưng không làm thâm hụt ngân sách). Do tỷ lệ nhập khẩu trên GDP có tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp nên Nhà nước cần có các giải pháp có thể được (với điều kiện không vi phạm các cam kết của Việt Nam và các nước về tự do hóa thương mại) nhằm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa đầu vào cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng trong nước có chất lượng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu để hạn chế, thay thế hàng hóa nhập khẩu; có biện pháp khuyến khích người dân tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng; tránh tâm lý sính hàng ngoại kể cả hàng ngoại mà chất lượng, giá cả không tốt hơn hàng sản xuất tại Việt Nam. Bốn là, đề cao kỷ luật thu, chi ngân sách và kiểm soát chặt chẽ kỷ luật này để không xảy ra bội chi và thâm hụt ngân sách tiếp tục gia tăng; đi đôi với việc sắp xếp lại, tinh giảm biên chế bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể và các tổ chức, đơn vị hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước thực sự tinh gọn và hoạt động có hiệu quả để giảm bớt gánh nặng và tránh lãng phí trong chi thường xuyên; nâng cao hiệu quả đầu tư công, xây dựng các giải pháp đủ mạnh để chống được lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và tùy tiện trong phân bổ chi ngân sách và chi đầu tư công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agenor, P.R, & Moreno-Dodson, B. (2006). Public Infrastructure and Growth: New Channels and Policy Implication. World Bank Policy Research working paper, WPS4064, November. 2. Aghazadeh, E., Akhoondzadeh, T., & Babazadeh, M. (2014). Unemployment and taxes in Iran: An empirical study of the effects of corporate and labour income tax on unemployment. Indian Journal of Fundamental and Applied Life Sciences, ISSN: 2231– 6345. 3. Bakare, I.A.O., & Adesanya, O.A. (2014). Empirical investigation between budget deficit, infation and money supply in Nigeria. European Journal of Business and Social Sciences, Vol. 2, No.12 , pp 120-134, March 2014. 4. Baier, S.L., & Glomm, G. (2001). Long-run growth and welfare effects of public policies with distortionary taxation. Journal of Economic Dynamics and Control, Elsevier, vol. 25(12), pages 2007-2042, December. 5. Barro, R.J. (1991). Economic Growth in a Cross Section of Countries NBER Working Papers3120. National Bureau of Economic Research, Inc. 6. Barro, R.J., & Sala-i-Martin, X. (1990). Public finance in models of economics growth. NBER WorkingPaper Series, WP No. 3362. 7. Barro, R.J., & Sala-i-Martin, X. (1992). Convergence across countries and regions. Journal of Political Economy University ofChicago Press, vol. 100(2), pages 223-51, April. 8. Barro, R.J., & Sala-i-Martin, X. (1997). Technological Diffusion, Convergence, and Growth. Journal of Economic Growth, Springer, vol. 2(1), pages 1-26, March. 9. Blankenau, F., & Simpson, N.B. (2004). Public education expenditures and growth. Journal of Development Economics, Elsevier, vol. 73(2), pages 583-605, April. 10. Bleaney, M., Gemmell, N., & Kneller, R. (2001). Testing the Endogenuos Growth Model: government expenditure, taxation and growth over the long run. Canadian Journal of Economics, Vol.34, No.1, February. 11. Chigbu, E.E and Njoku, C.o (2015), Taxation and the Nigerian Economy1994-2012, Management studies and Economic Systems (MSES), 2(2), Autumn 2015. 12. Devarajan, S., Swaroop, V., & Heng-fu, Z. (1996). The composition of public expenditure and economic growth. Journal of Monetary Economics, Elsevier, vol. 37(2-3), pages 313-344, April. 13. Fatima, G., Ahmed, M., & Rehman, W. R. (2012). Consequential Effects of Budget Deficit on Economic Growth of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, Vol. 3 No. 7; April 2012 14. Feldstein, M. (1995). Tax Avoidance and the Deadweight Loss of the Income Tax. National Bureau of Economic Research, NBER Working Papers 5055, Inc. 15. Howitt, P. (2000). Endogenous Growth and Cross-Country Income Differences. American EconomicReview, American EconomicAssociation, vol. 90(4), pages 829-846, September. 16. Keynes, J. M. (1936). The General Theory of Employment, Interest and Money, Marxists.org, 2002. 17. Kormendi, R.C. & Meguire, P.G. (1985). Macroeconomic determinants of growth. Journal of Monetary, Economics 16, 141–163. 18. Lucas, R. E. (1988). On the mechanics of ecomomic development. Journal of Monetary Economics, 22 (1988) 3-42. North-Holland. 19. Mehrara, M., Soufiani, M. B., & Rezaei, S. (2016). The Impact of Government Spending on Inflation through the Inflationary Environment. World Scientific News, TR approach,37 (2016) 153-167. 20. Mendoza, E.G., Milesi-Ferretti, G. M., & Asea, P. (1997). On the ineffectiveness of tax policy in altering long-run growth: Harberger's superneutrality conjecture. Journal of Public Economics, Elsevier, vol.66(1), pages 99-126, October. 21. Milova, O., & Vokshi – Abazi, A. (2014). Empirical Evidence of Fiscal Policy Impact on Endogenuos Models of Economic Growth - the Case of Albania. Journal of Knowledge Management, Economics and Information Technology. Vol.IV, Issue 1 February 2014. Scientific Papers. 22. Myles, D. G. (2009). Economic Growth and the Role of Taxation –Theory. Economics Department Working Paper, No 713, ECO/WKP(2009)54, july. 23. Poulson, B.W. & Gordon, J. K. (2008). State Income Taxes and Economic Growth. Cato Journal, Vol. 28, No. 1 (Winter 2008). Copyright © Cato Institute. All rights reserved. 23. Romer, P.M. (1986). Increasing Returns and Long Run Growth. Journal of Political Economy, 94, 1002–37. 24. Sala-i-Martin, X. (1995). Economics Working Paper 117, The Classical Approach to convergence Analysis, jun 1995. Journal of Economic, Literature classification: 040, 041, 051, 052, 053. 25. Wosowei Elizabeth (2013), “Fiscal deficits and macroecomomic aggregate in Nigeria”, Kuwait Chapter of Arabian Journal of Business and Management Review ,Vol. 2, No.9; May, 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxle_quang_tuong_tac_dong_chinh_sach_tai_khoa_9156.docx
Tài liệu liên quan