Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam

Thứ hai, yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp và cũng trở thành ràng buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn liên kết kinh doanh với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải nhận thức được đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chính sách nhất quán đối với hoạt động trách nhiệm xã hội với quy trình kiểm soát tốt các rủi ro về môi trường, xã hội Doanh nghiệp cũng phải có ý thức trong việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên về phát triển bền vững. Hơn thế nữa, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp phải công khai báo cáo phát triển bền vững nhằm đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch về thông tin, mang lại những giá trị tốt đẹp và bền vững cho cộng đồng và xã hội. Cuối cùng, trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trên thị trường, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tìm đối tác liên kết kinh doanh để xây dựng thương hiệu mạnh cho ngành, nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI. Mức độ liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp phải thật chặt chẽ để tăng cường mối quan hệ cung cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá, xây dựng các kênh phân phối, gia tăng thị phần. Về chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tổ chức hiệu quả nhiều hơn nữa các hoạt động liên kết doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cân nhắc xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách với mục tiêu tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển. Tuy đã cố gắng làm rõ thực trạng và tác động của các nhân tố là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hoạt động trách nhiệm xã hội, và mức độ cạnh tranh thị trường đến liên kết kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam, nhưng bài viết có hạn chế là chưa tiếp cận được số liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng để xác nhận thêm các giả thuyết đã đưa ra trong bài. Vì vậy, các khuyến nghị chủ yếu dựa trên nghiên cứu định tính nên không tránh khỏi một phần đánh giá chủ quan của người viết

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 219- Tháng 8. 2020 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam1 Đào Thị Thu Giang Công ty CP VIREX Hoàng Hà Anh Trường Đại học Ngoại thương Ngày nhận: 03/08/2020 Ngày nhận bản sửa: 12/08/2020 Ngày duyệt đăng: 25/08/2020 Liên kết kinh doanh đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam tham gia liên kết. Có nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành cũng như hiệu quả của liên kết kinh doanh mà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần nắm bắt được để có thể khai thác một cách hiệu quả những lợi ích của liên kết. Bài viết phân tích tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển và tận dụng những cơ hội mà liên kết kinh doanh mang lại. Từ khoá: liên kết kinh doanh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trách nhiệm xã hội, cạnh tranh The impact of the 4th Industrial Revolution, social responsibility, and competition activities on business linkages of Vietnamese private economy Abstract: Business linkages have brought lots of benefits to Vietnamese private businesses. There are many factors affecting the formation and effectiveness of business linkages that private firms need to capture to exploit the benefits of business linkages. This paper examines the impact of the 4.0 industrial revolution, social responsibility, and competition on business linkages of Vietnamese private firms in order to suggest solutions to develop and exploit the benefits from these linkages. Keywords: business linkage, industrial revolution 4.0, social responsibility, competition Giang Thi Thu Dao Email: giangdtt@virex.vn VIREX Joint Stock Company Anh Ha Hoang Email: anhhh@ftu.edu.vn Foreign Trade University 1 Bài viết là sản phẩm thuộc đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số KX.01/16-20. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 1. Giới thiệu Liên kết kinh doanh là tất cả hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh thông qua liên kết (Schulenburg, 2006; Forsgren, Holm and Johanson, 2005). Các doanh nghiệp tiến hành liên kết kinh doanh trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; cùng chia sẻ nguồn lực, lợi ích và rủi ro (nếu có) dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên khi nhất trí tham gia liên kết kinh doanh. Theo Eisenhardt và Schoonhoven (1996), liên kết kinh doanh mở ra những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực của đối tác trong liên kết để hỗ trợ, bổ sung những nguồn lực doanh nghiệp còn thiếu, từ đó tận dụng và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh. Những lợi ích mà liên kết kinh doanh mang lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có thể kể đến bao gồm: hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ và đào tạo thông qua liên kết với các doanh nghiệp lớn (Đào Thị Thu Giang, 2018); nâng cao năng suất (Asiedu và Freeman, 2007); tạo lợi thế cạnh tranh, thu về lợi nhuận, và tham gia vào thị trường quốc tế (Jun Yeup và Lê-Yin, 2008). Những lợi ích mà liên kết kinh doanh mang lại cho các doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp đa quốc gia là giảm chi phí, tối đa hóa chất lượng, quản lí các mối quan hệ xã hội, địa chính trị của doanh nghiệp (Jenkins và cộng sự, 2007). Lợi ích mà liên kết kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp tham gia liên kết là rất lớn, tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố tác động đến liên kết kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân được hiểu là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), doanh nghiệp tư nhân có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Loại hình doanh nghiệp tư nhân gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; Công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống. Bài viết này đi sâu phân tích tác động của một số nhân tố lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam với những mặt tích cực và những điều còn hạn chế. Cụ thể, bài viết này phân tích tác động của 3 nhân tố lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội, và mức độ cạnh tranh thị trường. 2. Tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 2.1. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thực trạng ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp Việt Nam Thực tiễn cũng như các vấn đề lý luận trong thời gian gần đây đã đưa ra nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc, thậm chí có thể thay đổi cả bản chất các mối liên kết kinh doanh cũng như sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam. Nhân loại đã trải qua 03 cuộc Cách mạng Công nghiệp và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0) đã bắt đầu trên phạm vi toàn cầu. Theo Nguyễn Thị Hiền và Đỗ Thị Bích Hồng (2017), tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46, GS. Klaus Schwab cho rằng, cuộc ĐÀO THỊ THU GIANG - HOÀNG HÀ ANH 59Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Cách mạng Công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất. Đây là xu hướng hiện tại của tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là SMEs của Việt Nam chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, với nhiều hạn chế cơ bản như: Quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với mức vốn chỉ ở mức từ 4 - 7 tỷ đồng; trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu... Bên cạnh đó, 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980 - 1990; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, năng suất sản xuất thấp (Hà Thị Hương Lan, 2019). Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa sẵn sàng trong việc tiếp cận và đưa công nghệ cao vào sản xuất. Điều này được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2019) về sự sẵn sàng tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác trong nhau ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam được đánh giá ở mức đang đứng ngoài cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Tỉ lệ doanh nghiệp của các tiểu ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam được đánh giá ở mức “ngoài cuộc” nằm trong khoảng 73 - 92%; ở mức “mới bắt đầu” nằm trong khoảng 4 - 25% và số doanh nghiệp ở mức “trình độ cơ bản” là khoảng 1 - 6% còn lại. Có một thực tế là các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói riêng có xu hướng đầu tư hướng đến việc duy trì hoặc tăng năng lực sản xuất nhưng hiếm khi hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa và đổi mới. Theo báo cáo “Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ” của Ngân hàng Thế giới (Worl Bank - WB, 2018), dựa trên sự đầu tư vào công nghệ và tự động hoá, khoảng 23% các doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đã giới thiệu một sản Hình 1. Tỷ lệ doanh nghiệp ở các mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghiệp 4.0 Nguồn: Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2019) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc sản phẩm cũ được cải thiện đáng kể so với ba năm trước dựa trên ứng dụng công nghệ cao hơn. Dữ liệu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam tìm cách cải tiến sản phẩm và quy trình của họ không kém các doanh nghiệp cùng ngành ở các quốc gia khác trong khu vực như là Lào, Cam-pu-chia, Malaysia, Thái Lan. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam hiếm khi giới thiệu các sản phẩm mới và có chức năng hoàn toàn mới so với các sản phẩm hiện có. Mặc dù một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp vẫn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhưng rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam được cấp bằng sáng chế để hiện thực hoá các nỗ lực đổi mới của họ. Mặt khác, theo khảo sát của PricewaterhouseCoopers (PWC, 2018) về Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đầu tư khoảng 9% và trong 5 năm tới là 22% doanh thu hàng năm vào hoạt động số hoá doanh nghiệp. Con số này ở Việt Nam là rất cao so với con số đầu tư khoảng 5% doanh thu hàng năm cho hoạt động số hoá doanh nghiệp mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Anh, các nước châu Âu, Nam Phi, Trung Đông, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc... (PWC, 2016). 2.2. Tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động tích cực lên liên kết kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khi tìm kiếm đối tác trong việc liên kết kinh doanh để phát triển.. Theo WB (2018) trong báo cáo “Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ”, liên kết kinh doanh các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam đã được hình thành. Tuy nhiên, liên kết kinh doanh này còn đang rất nhỏ bé. Báo cáo này cũng khẳng định rằng một số loại hình liên doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tiềm năng liên kết cao hơn trong điều kiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Yêu cầu về phát triển công nghệ sẽ là động lực và cơ hội giúp các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển trong điều kiện nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phép doanh nghiệp tiếp cận với ứng dụng khoa học công nghệ tiện ích, kỹ thuật hiện đại, từ đó, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí, và tiếp cận kinh tế quốc tế. Khi mà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đạt được đến trình độ khoa học công nghệ nhất định, việc tìm kiếm các đối tác liên kết kinh doanh để cùng nhau phát triển sẽ trở nên dễ dàng và thiết thực hơn. WB (2018) đã chỉ ra mối liên quan 2 chiều giữa liên kết kinh doanh tư nhân trong nước hoặc liên kết với doanh nghiệp FDI thúc đẩy chuyển giao và phát triển công nghệ cho Việt Nam, làm tăng hoạt động sáng tạo và lan toả, và ngược lại, sự đầu tư và phát triển công nghệ ở Việt Nam thu hút nhiều liên kết kinh doanh hơn. Theo báo cáo của WB (2018), thực tế là tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ nội địa dường như thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ này ở các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Doanh nghiệp FDI ở các quốc gia này được cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu đầu vào từ nội địa (Hình 2). Hơn nữa, việc các doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào trong nước dường như ĐÀO THỊ THU GIANG - HOÀNG HÀ ANH 61Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng có mối liên hệ trái chiều với với tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong doanh thu và tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cấu trúc sở hữu của họ (Hình 3). Việc thiếu các nhà cung cấp tiềm năng có thể tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả và độ tin cậy của doanh nghiệp nước ngoài đã được xác định là một trong những hạn chế lớn trong việc hình thành các mối liên kết kinh doanh tại Việt Nam. Dữ liệu khảo sát doanh nghiệp của WB (2018) cho thấy, trong khi một nửa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chứng nhận chất lượng được quốc tế công nhận, như ISO 9001 trên các hệ thống quản lý chất lượng, thì chưa đến 10% doanh nghiệp trong nước có những chứng chỉ này. Tỷ lệ này tăng lên là 24% đối với các doanh nghiệp có liên kết kinh doanh. Nếu nhìn từ góc độ tích cực, nhu cầu từ thị trường cho thấy cơ hội lớn trong việc thiết lập liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. 3. Hoạt động trách nhiệm xã hội và liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 3.1. Một số vấn đề chung về hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Trách nhiệm xã hội là một khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp, nhà quản trị và nhà nghiên cứu kinh tế. Trách nhiệm xã hội là một khía cạnh quan trọng của đạo đức kinh doanh. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm này, mỗi định nghĩa có một ý nghĩa và cách tiếp cận riêng. Theo Mazurkiewicz (2004), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cũng như các hoạt động cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm quản lý, theo đó các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các bên liên quan. Trách nhiệm xã hội thường được hiểu là cách mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ trực tiếp nâng cao danh tiếng, củng cố thương hiệu của một doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội sẽ còn giúp doanh nghiệp vượt xa những giới hạn đã có. Diễn giải cụ thể tất Hình 2. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ nội địa của các nước Hình 3. Mối quan hệ giữa nguồn cung ứng đầu vào với tỷ lệ xuất khẩu và với tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Nguồn: WB (2018) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 cả nội dung trên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có thể được hiểu là: (1) Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; (2) trách nhiệm về bảo vệ môi trường; (3) trách nhiệm với người lao động; và (4) trách nhiệm chung với cộng đồng. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đi cùng sự phát triển kinh tế. Đó là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ký Quyết định số 1393/ QĐ-TTg năm 2012, phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” và ban hành Quyết định số 622/QĐ - TTG năm 2017 về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã chủ động thực nhiều hoạt động hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó, thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến. Ví dụ như “Chương trình Trăng tình thân” của Công ty Cổ phần Kinh Đô, “Chương trình Nhịp tim Việt Nam” của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons Từ năm 2005, VCCI, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức giải thưởng “Trách nhiệm xã hội hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập. Có những doanh nghiệp, bên cạnh việc đóng góp cho xã hội, lấy người lao động làm mục tiêu và động lực cho phát triển doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp của Công ty Cổ phần (CTCP) May 10. Mặc dù có lực lượng lao động lớn nhưng CTCP May 10 luôn đảm bảo đầy đủ về chế độ kèm theo, đó là những chính sách an sinh về dài hạn nhằm giúp người người lao động yên tâm gắn bó và cống hiến hết mình với doanh nghiệp. CTCP May 10 tự hào là doanh nghiệp duy nhất có trường mầm non, phòng khám đa khoa tương đương với bệnh viện cấp huyện, có trường cao đẳng đào tạo nghề cho người lao động (Nguyễn Hằng, 2018). Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lại thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc thân thiện và bảo vệ môi trường (Hoàng Ngọc Hải, 2019). Có thể kể đến hệ thống cửa hàng đồ uống Phúc Long, Highlands Coffee, Cộng Café sử dụng cốc giấy, túi giấy, ống hút giấy; hệ thống siêu thị Vinmart sử dụng 100% túi nilong tiêu huỷ được Các doanh nghiệp sản xuất cũng xu hướng “Sản xuất sạch hơn” bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm vừa bảo vệ môi trường, vừa khai thác hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như trường hợp Tổng Công ty khoáng sản- TKV (Vimico) vận hành các dự án về môi trường như: trồng cây xanh hoàn nguyên bãi thải, xử lý chống thấm các đập hồ thải đã đảm bảo năng lực chứa an toàn cho hồ chứa quặng đuôi, tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Nguồn nước tại các nhà máy cũng đã được đơn vị thu về hồ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật để dùng tuần hoàn lại. Có đến 70-80% nước thải được chi nhánh xử lý tuần hoàn lại nên không xảy ra tình trạng thiếu nước khi sản xuất và không có vấn đề về môi trường đối với nước thải của doanh nghiệp (Thảo Nguyên, 2018). Bên cạnh các tấm gương tốt, cũng còn tồn tại các doanh nghiệp chưa nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô ĐÀO THỊ THU GIANG - HOÀNG HÀ ANH 63Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng nhiễm môi trường để tối đa hóa lợi nhuận. Chẳng hạn như trường hợp của Công ty TNHH Hải sản Thịnh Phát xả chất thải ra suối Lương Hoà (tỉnh Khánh Hoà), Công ty CP Sonadezi Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo (tỉnh Đồng Nai), Công ty mía đường Hoà Bình xả thải làm cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (tỉnh Hoà Bình) (Tuyết Nhung, 2016) Ngoài ra, việc các doanh nghiệp khai thác bừa bãi thiếu quy hoạch các tài nguyên khoáng sản từ dầu khí đến than đá, quặng đã và đang gây tổn thất lớn nguồn tài nguyên không tái tạo được của Việt Nam. 3.2. Tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội lên liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Hoạt động trách nhiệm xã hội có những tác động nhất định đến liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Khi mà mục đích của liên kết kinh doanh là hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và đây là một trong những lợi ích mà thực hiện trách nhiệm xã hội có thể mang lại cho doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất không đầu tư riêng lẻ máy móc thiết bị hiện đại để xử lý chất thải mà hợp với nhau thành các cụm sản xuất, khu công nghiệp và đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, 212/283 khu công nghiệp tại Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và không xả thải ra môi trường. Yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội cũng trở thành ràng buộc đối với doanh nghiệp nếu muốn liên kết kinh doanh. Hầu hết các đơn hàng đến từ châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chế độ lao động tốt (ví dụ như tiêu chuẩn SA8000 đối với các doanh nghiệp dệt may) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt còn yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp tốt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tài chính và ngân hàng (Hoàng Ngọc Hải, 2019). Vì vậy, khi đứng trước các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xã hội của đối tác liên kết, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bắt buộc phải thay đổi và thực hiện tốt các hoạt động trách nhiệm xã hội để duy trì liên kết kinh doanh lâu dài và bền vững. Như vậy, tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội đến liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là tác động hai chiều. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội, cơ hội hình thành các liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp khác để cùng nhau phát triển là lớn hơn. Ngược lại, khi không thực hiện đầy đủ và có chất lượng các hoạt động trách nhiệm xã hội, sẽ rất khó để doanh nghiệp có thể hình thành các liên kết kinh doanh. Thậm chí, các đối tác hiện tại cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp để hình thành liên kết kinh doanh khác. 4. Mức độ cạnh tranh trên thị trường và liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 4.1. Thực trạng mức độ cạnh tranh của thị trường Việt Nam Mức độ cạnh tranh của một vùng kinh tế được đo lường dưới rất nhiều thông số. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 2019) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), Việt Nam đứng vị trí thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm trước khi ở vị trí 77/140. So với các quốc gia trong cùng khu vực, Việt Nam xếp dưới Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Phillippines (thứ 64); và xếp trên Cam-pu-chia (thứ 106), Lào (thứ 113), và các nước ASEAN khác không được xếp hạng. Không có quốc gia nào phát triển kinh tế thành công mà không mở cửa cho thương mại quốc tế, đầu tư và sự di chuyển của người dân. Đây là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sự đổi mới của các doanh nghiệp địa phương do nhân tố cạnh tranh quốc tế, cùng với áp lực lên chính quyền địa phương để đưa ra các chính sách thân thiện với doanh nghiệp hơn. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, sau đó là ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ năm 2000 và gia nhập WTO năm 2007. Năm 2015, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc Việt Nam và năm 2018 chính thức ký kết Hiệp định Toàn diện tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Năm 2019, Việt Nam đã ký kết Hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời gian tới và được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực xuất khẩu đi Châu Âu của Việt Nam. Thương mại và cạnh tranh là các cấu phần thiết yếu và quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực chính của việc làm, năng suất, và tăng trưởng ở tất cả các quốc gia. Việt Nam đang tiếp cận một cách tự tin để phát triển hơn nữa nền kinh tế và củng cố khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Việt Nam duy trì mức tăng GDP và GDP đầu người trung bình là 6% trong 30 năm trở lại đây, thể hiện Việt Nam một quốc gia có môi trường kinh doanh khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực. Thị trường Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng, là nơi thu hút lượng lớn dòng vốn FDI hàng năm (WB, 2018). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) cho thấy, trong những năm gần đây, lượng FDI thu hút và giải ngân vào Việt Nam đều tăng, trung bình tăng ở mức 9% mỗi năm. Sự gia tăng của FDI và xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục do các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đồng ý tham gia. 4.2. Tác động của mức độ cạnh tranh trên thị trường lên liên kết kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Từ thực trạng mức độ cạnh tranh, có thể thấy thị trường Việt Nam đang ở một vị thế sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á (2010), mức độ mở cửa của thị trường Việt Nam tương đối lớn. Tuy nhiên, trong khi các công ty nước ngoài đánh giá môi trường ở Việt Nam là khá cởi mở thì các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại đang phải chật vật khẳng định vai trò lớn hơn của mình trong nền kinh tế. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung về giá và đối đầu trực tiếp, chứ không phải dựa trên chất lượng và khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ. Cũng theo báo cáo này, các cụm liên kết kinh doanh hình thành một cách tự phát chủ yếu là do các doanh nghiệp cùng ngành quy tụ về mặt địa lý để thuận lợi cho việc tiến ĐÀO THỊ THU GIANG - HOÀNG HÀ ANH 65Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hành các hoạt động kinh tế tương tự nhau. Nhưng hoạt động và sự liên kết trong các cụm liên kết kinh doanh chỉ tập trung vào một số lĩnh vực hẹp, ví dụ như cụm du lịch miền Trung, cụm dầu khí vùng Đông Nam Bộ, cụm nông sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các cụm công nghiệp nhẹ hoặc chế biến xuất khẩu thường tập trung nhiều ở phía Nam, khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh như là dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, điện tử Trong khi các cụm công nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn thường có xu hướng tập trung ở phía Bắc nhiều hơn, khu vực xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận như là cụm cơ khí ô tô, xe máy, điện tử điện lạnh, đóng tàu... Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2010, sự phân bổ của các cụm liên kết kinh doanh tại Việt Nam là do điều kiện tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng. Điều này cũng sẽ xảy ra với các ngành và sản phẩm khác. Do đó, có thể kết luận rằng, sự hình thành cụm liên kết kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là do nhân tố cơ sở hạ tầng, lao động giá rẻ chứ ko phải vì mục đích liên kết kinh doanh để thắt chặt mối quan hệ cung cầu, mở rộng thị phần, cạnh tranh, và cùng phát triển ngành. Theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh Asean (ASEAN-BAC) năm 2019, nhận thức của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam về tầm quan trọng của liên kết kinh doanh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp tư nhân chỉ tập trung cạnh tranh cho lợi ích riêng lẻ, chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc liên kết kinh doanh để xây dựng thương hiệu cho ngành kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít coi trọng sự hợp tác (theo cả chiều dọc và chiều ngang về ngành nghề) để tạo nên sự tích tụ vốn, liên kết thị trường trước sức ép của các đối tác nước ngoài (Vietnamnet News, 2019). Tóm lại, theo đánh giá của WB, Việt Nam là một quốc gia có môi trường cạnh tranh được đánh giá tương đối tốt (WB, 2018). Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại chưa nắm bắt được cơ hội liên kết kinh doanh để xây dựng thương hiệu cho ngành và thu hút được đối tác nước ngoài. Đây cũng là sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải có sự đầu tư đúng đắn cho việc hình thành những liên kết kinh doanh trong tương lai. Đây là một nhiệm vụ khả thi đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khi có rất nhiều hoạt động liên kết các doanh nghiệp như là chương trình Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, chương trình Phát triển hiệp hội doanh nghiệp địa phương, chương trình Xúc tiến thương mại- đầu tư theo thị trường, ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh cụ thể, các hoạt động cung cấp và tư vấn cho các doanh nghiệp, chương trình Tôn vinh Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam đã được VCCI tổ chức hàng năm. Các chương trình này nhằm kết nối các doanh nghiệp, vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác thế mạnh của nhau, cùng tạo nên những sản phẩm chất lượng và uy tín để xây dựng thương hiệu ngành hàng lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa và đủ sức cạnh tranh ở thị trường quốc tế, tăng cường khả năng liên kết các ngành kinh doanh, sản xuất đảm bảo cho sự phát triển doanh nghiệp bền vững. 5. Kết luận và khuyến nghị Bài viết đã tìm hiểu và đánh giá tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hoạt động trách nhiệm xã hội, và mức độ cạnh Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 tranh thị trường đến liên kết kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam. Đứng trước các tác động mạnh mẽ của các nhân tố này lên liên kết kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển liên kết kinh doanh kinh tế tư nhân Việt Nam. Thứ nhất, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã có những tác động tích cực, tạo ra cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng liên kiết kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để có thể tăng cường liên kết kinh doanh thì cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu các công nghệ và giải pháp tiên tiến; ứng dụng những công nghệ và giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, tự động hoá quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tác liên kết, đặc biệt là đối tác liên kết là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tăng cường hoạt động huấn luyện và đào tạo các kỹ năng mới cho toàn bộ người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển sản phẩm mới, và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cần đổi mới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng hội nhập quốc tế, tạo và bổ sung để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu và làm chủ công nghệ cao. Thứ hai, yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp và cũng trở thành ràng buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn liên kết kinh doanh với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải nhận thức được đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chính sách nhất quán đối với hoạt động trách nhiệm xã hội với quy trình kiểm soát tốt các rủi ro về môi trường, xã hội Doanh nghiệp cũng phải có ý thức trong việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên về phát triển bền vững. Hơn thế nữa, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp phải công khai báo cáo phát triển bền vững nhằm đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch về thông tin, mang lại những giá trị tốt đẹp và bền vững cho cộng đồng và xã hội. Cuối cùng, trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trên thị trường, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tìm đối tác liên kết kinh doanh để xây dựng thương hiệu mạnh cho ngành, nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI. Mức độ liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp phải thật chặt chẽ để tăng cường mối quan hệ cung cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá, xây dựng các kênh phân phối, gia tăng thị phần. Về chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tổ chức hiệu quả nhiều hơn nữa các hoạt động liên kết doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cân nhắc xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách với mục tiêu tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển. Tuy đã cố gắng làm rõ thực trạng và tác động của các nhân tố là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hoạt động trách nhiệm xã hội, và mức độ cạnh tranh thị trường đến liên kết kinh doanh của doanh nghiệp ĐÀO THỊ THU GIANG - HOÀNG HÀ ANH 67Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng thuộc thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam, nhưng bài viết có hạn chế là chưa tiếp cận được số liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng để xác nhận thêm các giả thuyết đã đưa ra trong bài. Vì vậy, các khuyến nghị chủ yếu dựa trên nghiên cứu định tính nên không tránh khỏi một phần đánh giá chủ quan của người viết ■ Tài liệu tham khảo 1. Asiedu and Freeman (2007). ‘The Effect of Globalization on the Performance of Small- and Medium-Sized Enterprises in the United States: Does Owners’ Race/Ethnicity Matter?’. Globalization and economic outcomes for minority groups, 07 (2) 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020. NXB Thống kê. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Thanh tra hạ tầng BVMT. Truy cập ngày 20/06/2020 từ < https://thanhtra. com.vn/theo-dong-thoi-cuoc/Thanh-tra-ha-tang-BVMT-110557.html> 4. Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. 5. Chính phủ (2012). Quyết đinh số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011–2020. 6. Chính phủ (2017). Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. 7. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2019). Báo cáo “Năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam”. 8. Đào Thị Thu Giang (2018). ‘Vai trò của liên kết kinh doanh đối với việc phát triển kinh tế tư nhân và kinh nghiệm của Nhật Bản’. Kỷ yếu hội thảo Liên kết kinh doanh để phát triển kinh tế tư nhân: Lý thuyết và thực tiễn, Hà Nội, Đại học Ngoại thương. 9. Dost, Najim, Jaime Frias, Irene Liu, Ziang Tony Ngo, and Markus Taussig (2008). ‘Analysis and Recommendations on the Development of Vietnam’s Electronic Cluster’. Harvard Business School 10. Eisenhardt K.M and Schoonhoven C.B (1996). ’Resource-based View of Strategic Alliance Formation: Strategic and Social Effects in Entrepreneurial Firms’. Organization Science, 1996, 7(2), p. 136-150. 11. Forsgren, M., Holm, U., and Johanson, J. (2005) Managing the embedded multinational: A business network view. Cheltenham: Edward Elgar. 12. Hà Thị Hương Lan (2019). Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Truy cập ngày 10/6/2020 từ < cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-302110.html> 13. Hoàng Ngọc Hải (2019). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Truy cập ngày 11/6/2020 từ < nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-310809.html> 14. ILO (1988), Current International Recommendations on Labour Statistics, 1988 Edition, ILO, Geneva, p. 47 15. Jenkins, Beth, Anna Akhalkatsi, Brad Roberts, and Amanda Gardiner (2007). Business Linkages: Lessons, Opportunities, and Challenges. CSR Initiative Report No. 16. Cambridge, MA: Harvard Kennedy School. 16. Jun Yeup, K., and Le-Yin, Z, (2008). ‘Formation of Foreign Direct Investment Clustering- A new path to local economic development? The case of Qingdao’. Region studies, 22(2), 265-280. 17. Kuchiki, A. (2004). Industrial Clusters In Asia. Chiba. 18. Mazurkiewicz, P. (2004), Corporate environmental responsibility: Is a common CSR framework posssible?. World Bank. 19. Nguyễn Hằng (2018). Phát triển doanh nghiệp phải gắn với trách nhiệm xã hội. Truy cập ngày 08/6/2020 từ 20. Nguyễn Thị Hiền và Đỗ Thị Bích Hồng, (2017). Tác động của cách mạng công lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính ngân hàng. Truy cập ngày 15/6/2020 từ < thu-4-toi-linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang-126472.html> 21. PWC (2018). Industry 4.0 Vietnam Survey 2018, Access on 09/06/2020 at < https://www.pwc.com/vn/en/ publications/2018/pwc-vietnam-industry-40-report-en.pdf> 22. Schulenburg (2006). Promoting Business Linkages: Overview and Tool, Economic Reform and Private Sector Development Section, Deutsche Gesellschaft für. 23. Tạp chí tài chính (2019). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Kinh nghiệm ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam. Truy cập ngày 15/6/2020 từ < doanh-nghiep-kinh-nghiem-mot-so-quoc-gia-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam-302704.html> 24. Thảo Nguyên (2018). Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường và giảm chi phí sản xuất?. Truy cập Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lên liên kết kinh doanh của kinh tế tư nhân Việt Nam 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 ngày 15/6/2020 từ < https://bnews.vn/giai-phap-nao-giup-doanh-nghiep-bao-ve-moi-truong-va-giam-chi-phi-san- xuat-/101518.html> 25. Tuyết Nhung (2016). “Điểm Mặt” 10 Công Ty Gây Ô Nhiễm Nghiêm Trọng Nhất Ở Việt Nam. Truy cập ngày 15/6/2020 từ < trong-nhat-o-viet-nam-1840492.html> 26. UNIDO (2020). Access at < https://www.unido.org/our-focus/advancing-economic-competitiveness/competitive- trade-capacities-and-corporate-responsibility/corporate-social-responsibility-market-integration/what-csr> on 10/6/2020 27. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á (2010). Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam. Asia Competitiveness Institute. 28. Vietnamnet News (2019). Chủ tịch Phạm Nhật Vượng chỉ ra một điểm sẽ khiến doanh nghiệp Việt ‘hỏng, không thể lớn được’ và đây là lời giải của Jack Ma. Truy cập ngày 15/6/2020 từ < https://ictnews.vietnamnet.vn/khoi-nghiep/ chu-tich-pham-nhat-vuong-chi-ra-mot-diem-se-khien-doanh-nghiep-viet-hong-khong-the-lon-duoc-va-day-la-loi-giai- cua-jack-ma-34401.html > 29. World Bank (2018). Vietnam: Enhancing Enterprise Competitiveness and SME Linkages. Access on 09/6/2020 at < https://elibrary.worldbank.org/doi/pdf/10.1596/30047> 30. World Economic Forum (2019). The Global Competitiveness Index 2019. Access on 10/6/2020 at < weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport2019.pdf>

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_hoat_dong_trach_nhie.pdf
Tài liệu liên quan