Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu 63 tỉnh, thành tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 với 1034 quan sát, áp dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp ước lượng FEM và phương pháp GLS đối với biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, các biến độc lập lần lượt là vốn đầu tư và lực lượng lao động. Kết quả nghiên cứu cho rằng, vốn đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước (GISB), vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước (PI), vốn đầu tư từ khu vực FDI (FDI), lực lượng lao động hàng năm (L) có mối quan hệ đồng biến và tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017. Bên cạnh đó, vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay (GIL) chưa xác định được mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ những kết quả phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn cơ cấu đầu tư hiện nay như sau: (i) Tăng cường đầu tư công bằng ngân sách nhà nước dựa trên chất lượng dự án đảm bảo được tốc độ hoàn thành và phát triển bền bền vững, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng vốn đầu tư, nếu tình trạng này tích tụ nhiều năm, gây lãng phí cực lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Vấn đề này được thể hiện ở giá trị đầu tư công bằng nợ không có ý nghĩa thống kê. (ii) Khu vực kinh tế tư nhân tác động lên tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ ràng và hiệu quả hơn đầu tư công do đó cần tạo điều kiện cho khu vực tư tăng cường phát triển, hợp tác hai khu vực công, tư trong việc thực hiện đầu tư bên cạnh các hình thức truyền thống như hiện nay cần được đẩy nhanh tiến độ hơn hay theo Khan và Kumar (1997), đầu tư tư nhân có thể sẽ bị lấn át bởi đầu tư công khi mà đầu tư công tạo ra hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh với khu vực tư nhân. Có nghĩa là, khi nhà nước tích cực tham gia vào các dự án thuộc lĩnh vực thương mại nơi mà khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn và đồng thời có năng suất biên cao hơn so với khu vực công. Do đó, nên chuyển giao giảm bớt chức năng đầu tư công để kinh doanh cho khu vực tư nhân. (iii) Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đây là khu vực cần phải thu hút hơn nữa trong tương lai khi mà các doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Do đó, tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài sẽ có lợi cho nhiều mặt về kinh tế - xã hội Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặt vấn đề Trong các năm qua, đã có nhiều nghiên cứu kinh tế về lý thuyết lẫn thực nghiệm tập trung xem xét tác động của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết lập hệ thống chính sách kinh tế thích hợp, để từ đó có thể định hướng phát triển tốt nhất cho mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, cơ cấu đầu tư công tiếp tục được xác định là một trong ba trọng tâm của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, giai đoạn 2016- 2020 của nước ta, theo Nghị quyết số 24/2016/QH14, ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 21/2/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công theo xu hướng như thế nào trong quá trình tăng trưởng kinh tế đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi, do có nhiều kết quả khác biệt khi xem xét qua các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Vì thế, bằng cách tiếp cận mô hình hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra xu hướng tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017. Từ các phát hiện của nghiên cứu này, bài viết nhằm khẳng định thêm cơ sở để cấu trúc lại cơ cấu đầu tư hiện tại và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách đầu tư công của Việt Nam, trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế được thực hiện bởi nhiều tác giả, với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Một trong những công trình tiên phong, tiêu biểu nghiên cứu về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là của Khan và Reinhart (1989). Nghiên cứu này sử dụng mô hình sản xuất tân cổ điển, điển hình của Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam  PGS.TS Phan Đình Khôi* Ths. Trần Phú Lộc Thành** Bài viết này phân tích tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2000- 2017 với 1.034 quan sát, áp dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp ước lượng FEM và phương pháp GLS đối với biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế. Các biến độc lập lần lượt là vốn đầu tư và lực lượng lao động. Kết quả nghiên cứu cho rằng, đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước (GISB), đầu tư từ khu vực tư trong nước (PI), đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), lực lượng lao động (L) có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2017. Bên cạnh đó, vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay (GIL) chưa xác định được mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ khóa: Đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, lực lượng lao động, tăng trưởng kinh tế. Abtract This paper is aimed to analyzethe impact of public investment on Viet- nam’s economic growth, using a dataset of 63 provinces, cities in Viet- nam from 2000 to 2017 with 1034 observations. Applying FEM estimation model, GLS estimation method for the dependent variable is economic growth, and the independent variables are investment capital and labor force. The results of the study suggest that realized invest- ment capital under the State budget (GISB), private investment (PI), foreign direct investment (FDI), labor force (L) have a positive impact on economic growth in Vietnam from 2000 to 2017. In addition, the borrowing for public investment (GIL) has not yet determined the rela- tionship to economic growth in Vietnam. Keywords: Public investment, private investment, foreign direct invest- ment, labor force, economic growth. * Đại học Cần Thơ ** Kho bạc Nhà nước Cần Thơ Nhận: 01/11/2019 Biên tập: 15/11/2019 Duyệt đăng: 02/12/2019 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019 41 Nghiên cứu trao đổi Solow (1956) tách đầu tư tổng hợpra hai thành phần: Đầu tư tư nhân và đầu tư công, với số quan sát dựa trên 24 nền kinh tế đang phát triển, trong thời gian từ 1970 đến năm 1979. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy, đầu tư tư nhân mang lại nhiều lợi ích hơn là đầu tư công đối với quá trình tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển. Kết quả tương tự đối với Khan và Kumar (1997). Một nghiên cứu khác là Phetsavong và Ichihashi (2012) đã xem xét tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế, đối với 15 nền kinh tế châu Á đang phát triển. Sử dụng bảng dữ liệu từ 1984 - 2009, kết quả cho thấy rằng, đầu tư tư nhân có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao hơn so với đầu tư công. Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy, đầu tư công thấp thúc đẩy đầu tư tư nhân, tuy nhiên khi vượt quá một ngưỡng nhất định, nó đã có hiệu ứng lấn át đối với đầu tư tư nhân, kéo theo ảnh hưởng tiêu cực. Hay đối với các nước phát triển, các nghiên cứu hầu hết tập trung vào các nền kinh tế lớn tại Bắc Mỹ, châu Âu, cũng như những nền kinh tế nổi bật nhất châu Á. Tiên phong trong các nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư và tăng trưởng tại các nước phát triển trước tiên là tác giả Aschauer (1989a, 1989b) với nghiên cứu về sự lấn át của đầu tư công và đầu tư tư nhân. Trong nghiên cứu thực nghiệm, Aschauer (1989a) đã xem xét tác động của đầu tư công vào cơ sở hạ tầng phi quân sự lên năng suất và tăng trưởng GDP ở Hoa Kỳ, trong giai đoạn từ 1949 - 1985. Kết quả là đầu tư công có tác động tích cực đáng kể đến năng suất biên và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cho thấy rằng giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân là mối quan hệ bổ sung, tăng cường đầu tư công góp phần làm tăng trưởng đầu tư tư nhân. Kết quả này cũng được kiểm nghiệm sau đó bởi nghiên cứu của Munnell (1990, 1992) với kết quả tương đồng, khi đó GDP sẽ tăng lên 1,4% cho mỗi 10% tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng công cộng cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đặc biệt, Pereira (2000) nghiên cứu cho thấy rằng, đầu tư công và đầu tư tư nhân trong dài hạn có tác động lên GDP rất đáng kể với tỷ lệ hoàn vốn 7,8% (kết quả nhỏ hơn ít nhất gấp ba lần so với báo cáo trước đó của Aschauer (1989a). Nghiên cứu phân tách đầu tư công thành các lĩnh vực khác nhau, đồng thời cho thấy có sự lấn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Ngoài ra, tác giả cũng kết luận rằng tất cả các loại đầu tư công trong các lĩnh vực đều có ý nghĩa tích cực với tăng trưởng kinh tế, mạnh nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các lĩnh vực khí đốt, điện, xây dựng hệ thống giao thông và hệ thống cấp thoát nước và các lĩnh vực này có lợi nhuận biên cao nhất. Pereira cũng chỉ ra một vài vấn đề đối với công trình của Aschauer và Munnell cùng các nghiên cứu trước đây khác là có mối quan hệ nhân quả giữa vốn và tăng trưởng. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế còn khá hạn chế do ảnh hưởng về tiếp cận nguồn số liệu. Kết quả phân tích Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy (2010), dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình của Barro (1990), Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Davoodi và Zou (1998) chỉ ra mối tác động giữa chi tiêu cấp tỉnh và cấp huyện đến tăng trưởng của địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm trên lại cho kết quả ngược lại, phải tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách vượt quá mức giới hạn nào đó thì mới ảnh hưởng tốt tới tăng trưởng kinh tế của địa phương. Một nghiên cứu khác của Sử Đình Thành (2011) xác định mối quan hệ chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả và mô hình ước lượng VAR đa biến, trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2010. Kết quả của công trình nghiên cứu thể hiện chi tiêu công quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế và không có chiều ngược lại. Đây là mối quan hệ tích cực, đồng thời các biến kiểm soát, vốn ODA, độ mở thương mại, đầu tư tư nhân và lao động đều có quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế hay nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) cho thấy mức độ tác động của thành phần vốn đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế là kém nhất so với các thành phần vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước và khu vực FDI. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy vốn đầu tư trên GDP của khu vực công tăng 1% thì làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 0,197%, trong khi đó tác động từ khu vực ngoài quốc doanh là 0,43% và từ khu vực FDI là 0,32%. 2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu về sự đóng góp của đầu tư công và đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế đã sử dụng rộng rãi các biến thể của mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Nghiên cứu này theo cùng một cách tiếp cận để xem xét mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa từ nghiên cứu của Aschauer (1989), Luis Ser- ven và Andres Solimano (1993), Sahoo, P., Dash, R.K. và Nataraj, G. (2010), nghiên cứu này kết hợp đầu tư công và một loạt các biến số khác ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nội địa. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, có ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng là vốn (K), lao động (L) và yếu tố năng suất tổng hợp (A). Nếu bỏ qua nhân tố Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/201942 Nghiên cứu trao đổi năng suất tổng hợp (A) thì hàm sản xuất tổng quát được viết lại dưới dạng đơn giản sau: Y = f (K,L) (1) Có thể xem xét Y là tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành, phần vốn đầu tư K bao gồm các thành phần GISB (vốn đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước), GIL (vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay), PI (vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước) và FDI (vốn đầu tư từ khu vực FDI). Như vậy, hàm sản xuất (1) có thể viết lại như sau: Y = f (GISB, GIL, PI, FDI,L) (2) Phương trình (2) còn có thể được viết lại dưới dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas như được sử dụng trong Aschauer (1989), Al- bala-Bertrand và Mamatzakis (2001)như sau: GRDPit = (Lit)b1 (GISBit)b2 (GILit)b3 (PIit)b4 (FDIit)b5 (3) Hàm sản xuất (3) cho thấy, tăng trưởng kinh tế (GRDP) phụ thuộc vào các yếu tố: vốn đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước (GISB), vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay (GIL), vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước (PI), vốn đầu tư từ khu vực FDI (FDI), lực lượng lao động hàng năm (L) tại tỉnh thành i, thời gian t. Các biến được thể hiện ở dạng Logarit cơ số tự nhiên. Dấu của tất cả các hệ số năng suất biên b1, b2, b3, b4, b5 được kỳ vọng là dương. Từ phương trình (3), có thể viết thành phương trình hồi quy sau: lnGRDPit = b0+ b1lnLit + b2lnGISBit + b3lnGILit + b4lnPIit + b4lnFDIit + e (4) Mô tả các biến: - Biến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu sử dụng giá trị GDP thực tế của các tỉnh, thành (ĐVT: tỷ đồng, tính theo giá hiện hành), được sử dụng làm biến phụ thuộc trong mô hình. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế đều sử dụng chỉ tiêu GDP như là dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế (Pereira (2000), Phetsavong và Ichihashi (2012)). - Biến vốn: trong xu hướng phát triển hiện nay các khu vực đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư FDI đã và đang đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quan điểm trên cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam như Munnell (1990, 1992) Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) Trong nghiên cứu này đưa ra chỉ tiêu tổng giá trị đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI trong nước (ĐVT: tỷ đồng) được vào mô hình phân tích với kỳ vọng là tích cực (+) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu của Luis Serven và Andres Solimano (1993) đã chỉ ra rằng, việc sử dụng nợ để đầu tư công trong tương lai sẽ gây những bất lợi đối với khu vực tư nhân do các chính sách tài chính có thể sẽ được thực hiện nhằm giảm áp lực về chi phí sử dụng nợ trong tương lai; đồng nghĩa sau đó là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ giảm, tốc độ hình thành vốn mới trong khu vực tư nhân trở nên chậm hơn và kéo theo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. - Biến số lượng lao động: lực lượng lao động trong nghiên cứu này là tổng số lao động đang làm việc tại 63 tỉnh, thành phố qua các năm, bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hay đang đi tìm việc. Nghiên cứu này sử dụng số liệu lao động dựa trên số liệu dân số làm kinh tế mỗi tỉnh được thống kê từ Tổng cục Thống kê (ĐVT: nghìn người). Theo Sử Đình Thành (2011), số lượng lực lượng lao động càng tăng sẽ giúp cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương tăng. Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng lao động có mối quan hệ đồng biến (+) với tăng trưởng kinh tế. 2.3 Dữ liệu nghiên cứu Căn cứ trên mô hình nghiên cứu được chọn, dữ liệu thu thập được tiếp cận và tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp tại 63 tỉnh, thành phố. Cụ thể, các biến tăng trưởng kinh tế GRDP tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đầu tư công, đầu tư tư nhân, năng suất lao động được thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh, thành từ năm 2000- 2017. 2.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện dựa trên các lý thuyết về mối liên hệ giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân, năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế; các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước có liên quan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp định lượng với kỹ thuật phân tích hồi quy với tập dữ liệu bảng (Panel Regression) để xây dựng hai mô hình hồi quy bội và kiểm định các giả thiết nghiên cứu đặt ra nhằm kiểm chứng vai trò của đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2017. - Hướng tiếp cận mô hình tác động cố định FEM (Fixed effects model); tác động ngẫu nhiên REM (Randomeffects model) và OLS gộp (Pooled OLS). Đồng thời bài viết sử dụng các kiểm định Likeli- hoodratio, Hausman, Modified Wald, Wooldridge để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho chuỗi dữ liệu bảng. - Hồi quy theo phương pháp GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục phương sai thay đổi và/hoặc tự tương quan nhằm đạt được tính hiệu quả cho mô hình. 3. Kết quả và thảo luận Nghiên cứu tiến hành kiểm tra tính đa cộng tuyến bằng lệnh VIF, kết quả cho thấy tất cả các hệ số đều nhỏ hơn 10. Kết luận: không có hiện tượng đa cộng tuyến, bảng 1. Để phân tích tác động mối liên hệ giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019 43 Nghiên cứu trao đổi lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế, bài viết sử dụng các phương pháp ước lượng bằng POOL, FEM, REM đồng thời thực hiện các kiểm định để lựa chọn phương pháp cho kết quả tối ưu. Kết quả cho thấy mô hình FEM là tối ưu (Kiểm định Hausman), bảng 2. Kết quả hồi quy của các mô hình POOL, REM, FEM đều có hệ số R2 đạt rất tốt, trong đó FEM (mô hình lựa chọn) có R2 là giải thích 89% cho sự tác động của các yếu tố trong mô hình đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM, nhận thấy mô hình có vi phạm hiện tượng phương sai thay đổi, nên tác giả xử lý khuyết tật bằng cách sử dụng hồi quy theo phương pháp GLS (Gener- alized Least Squares) để khắc phục phương sai thay đổi nhằm đạt được tính hiệu quả cho mô hình, bảng 3. Kết quả từ Bảng 4 cho thấy: Ngoại trừ vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay GIL, các yếu tố còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% tác động đến tăng trưởng kinh tế GRDP, cụ thể như sau: Lực lượng lao động hàng năm L có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam được đóng góp phần lớn bởi quy mô, số lượng lao động. Vốn đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước GISB có mối quan hệ đồng biến đối với tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là sử dụng ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển làm tăng cơ sở vật chất quốc gia sẽ làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước PI có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa thống kê 1%, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi tăng vốn đầu tư tư nhân thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng trong tương lai. Kết quả cũng cho thấy, tác động của khu vực kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế rõ ràng và hiệu quả hơn đầu tư công. Đây là kết quả phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới, tại các quốc gia đang phát triển. Vốn đầu tư từ khu vực FDI cho thấy, mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tuy vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là khu vực vốn đầu tư có tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp nhất. Nhưng, trải qua chặng đường hơn 30 năm từ năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay GIL theo báo cáo của Bộ Tài chính đến hết năm 2010, nợ công của Việt Nam đã lên đến 56,7% GDP. Trong đó, nợ nước ngoài chiếm 44,5% GDP và đến năm 2018, mức 58,4% GDP. Đồng thời, việc trả lãi cho số nợ vay của nước ngoài trong năm 2018 là 97.250 tỷ đồng, kết hợp tất cả các yếu tố về sử dụng nợ để đầu tư công thì đâylà Bảng 1. Kiểm tra tính đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu Bảng 2. Tổng hợp kết quả hồi quy OLS, Hiệu ứng ngẫu nhiên và Hiệu ứng cố định Bảng 3: Các kiểm định sai phạm của mô hình FEM Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Stata Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình GLS Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/201944 Nghiên cứu trao đổi mức đã vượt ngưỡng giới hạn an toàn tài chính quốc gia đã được Chính phủ xác định. Do đó, việc sử dụng vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay hiện tại không có ý nghĩa thống kê là điều hợp lý. 4. Kết luận và đề xuất Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu 63 tỉnh, thành tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 với 1034 quan sát, áp dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp ước lượng FEM và phương pháp GLS đối với biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, các biến độc lập lần lượt là vốn đầu tư và lực lượng lao động. Kết quả nghiên cứu cho rằng, vốn đầu tư khu vực công bằng ngân sách nhà nước (GISB), vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước (PI), vốn đầu tư từ khu vực FDI (FDI), lực lượng lao động hàng năm (L) có mối quan hệ đồng biến và tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017. Bên cạnh đó, vốn đầu tư khu vực công bằng vốn vay (GIL) chưa xác định được mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ những kết quả phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn cơ cấu đầu tư hiện nay như sau: (i) Tăng cường đầu tư công bằng ngân sách nhà nước dựa trên chất lượng dự án đảm bảo được tốc độ hoàn thành và phát triển bền bền vững, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng vốn đầu tư, nếu tình trạng này tích tụ nhiều năm, gây lãng phí cực lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Vấn đề này được thể hiện ở giá trị đầu tư công bằng nợ không có ý nghĩa thống kê. (ii) Khu vực kinh tế tư nhân tác động lên tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ ràng và hiệu quả hơn đầu tư công do đó cần tạo điều kiện cho khu vực tư tăng cường phát triển, hợp tác hai khu vực công, tư trong việc thực hiện đầu tư bên cạnh các hình thức truyền thống như hiện nay cần được đẩy nhanh tiến độ hơn hay theo Khan và Kumar (1997), đầu tư tư nhân có thể sẽ bị lấn át bởi đầu tư công khi mà đầu tư công tạo ra hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh với khu vực tư nhân. Có nghĩa là, khi nhà nước tích cực tham gia vào các dự án thuộc lĩnh vực thương mại nơi mà khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn và đồng thời có năng suất biên cao hơn so với khu vực công. Do đó, nên chuyển giao giảm bớt chức năng đầu tư công để kinh doanh cho khu vực tư nhân. (iii) Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đây là khu vực cần phải thu hút hơn nữa trong tương lai khi mà các doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Do đó, tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài sẽ có lợi cho nhiều mặt về kinh tế - xã hội Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Albala-Bertrand, J .M& Mamatza- kis, E. C., 2001. Is public infrastructurepro- ductive? Evidence from Chile.Applied Economics Letters, 8:3, pp. 195-198. 2. Aschauer, D., 1989a. Is Public Ex- penditure Productive?.Journal of Monetary Economics, 23, pp. 167-200. 3. Aschauer, D., 1989b. Does Public Capital Crowd Out Private Capital?.Jour- nal of Monetary Economics, 24, pp. 171- 188. 4. Devarajan, S., Swaroop, V. & Heng- fuZou., 1996. The Composition of Public Expenditure and Economic Growth.Jour- nal of Monetary Economics, 37, pp.313- 344. 5. Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy, 2010. Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam. VietNam Cen- tre for Economic and Policy Research- VEPR, Bài Nghiên cứu NC-19. 6. Khan, M.S. & Kumar, M.S., 1997. Public and Private Investment and the Growth Process in Developing Countries, Oxford Bulletin of Economics and Statis- tics, 59(1), pp.69-88. 7. Khan, M.S. & Reinhart, C.M., 1989. Private Investment and Economic Growth in Developing Countries, International Monetary Fund, IMF Working Paper, WP/89/60. 8. Munnell, A., 1992. Policy Watch, In- frastructure Investment and Economic Growth.Journal of Economic Perspectives, 6(4), pp.189-198. 9. Munnell, A., 1990. Why Has Produc- tivity Growth Declined? Productivity and Public Investment.New England Economic Review, January/ February, pp.3-22. 10. Pereira, A., 2000. Is all Public Capital Created Equal?,The Review of Economics and Statistics, 82(3), pp.513- 518. 11. Phetsavong, K. & Ichihashi, M., 2012. The Impact of Public and Private In- vestment on Economic Growth: Evidence from Developing Asian Countries, Interna- tional Development and Cooperation, IDEC Discussion Paper 2012, Hiroshima University. 12. Sahoo, P., Dash, R.K. & Nataraj, G., 2010. Infrastructure Development and Economic Growth in China.Institute of De- veloping Economies, IDE Discussion Paper No. 261. 13. Serven, L. & Solimano, A., 1989. Private Investment and Macroeconomic Adjustment: An Overview. World Bank Working Papers, WPS 339. 14. Sử Đình Thành, 2011. Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định nhân quả trong mô hình đa điểm. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 252, Tr. 54 – 61. 15. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong, 2014. Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 19 (29)-12/2014, Tr 03-10. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019 45 Nghiên cứu trao đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_cong_doi_voi_tang_truong_kinh_te_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan