Tác động của du lịch đến đời sống người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch ở huyện A Lưới ngày càng được đầu tư và cải thiện như hệ thống đường giao thông được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại tới các điểm du lịch được thuận tiện; có 8 nhà nghỉ, khách sạn với 91 buồng phòng, 171 giường, 2 homestay và 2 làng văn hóa du lịch cộng đồng và 7 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; số lượt khách du lịch ngày càng tăng, năm 2018 có 37.945 lượt khách; gia tăng loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, tâm linh, hoài niệm, trải nghiệm; mở rộng phạm vi không gian du lịch. Sự phát triển cả hoạt động du lịch trong những năm gần đây đã có những tác động không nhỏ đến đời sống người dân huyện A Lưới về cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Du lịch đã đưa đến những tác động tích cực như đóng góp cho nền kinh tế huyện A Lưới, cho doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; thu nhập người dân được nâng cao; đời sống tinh thần được cải thiện và nâng cao; tạo ra được nhiều việc làm trong thời gian nông nhàn; trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao; được tham gia tập huấn, nâng cao trình độ văn hóa giao tiếp, ứng xử; mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng từ khi hoạt động du lịch trở nên thân thiết và gắn kết hơn, gắn bó hơn; hộ gia đình đã ký cam kết với chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng; rác thải do hoạt động du lịch được thu gom và xử lý thường xuyên; tại các điểm du lịch luôn có các dụng cụ và vật dụng như thùng rác, bao đựng rác và có các bảng quy định về bảo vệ môi trường đối với du khách. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số tác động tiêu cực như thu nhập của người dân được nâng cao tuy nhiên chưa lớn, trong đó thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chính; tệ nạn xã hội gia tăng so với trước đây; lượng chất thải rắn vào mùa du lịch tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; cảnh quan thiên nhiên đã bị cải tạo, chất lượng nước và không khí bị ảnh hưởng xấu trong những ngày cao điểm. Để phát triển hoạt động du lịch huyện A Lưới theo hướng phát triển bền vững cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp về chính sách; tổ chức, quản lí; nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân; tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ môi trường và sự vào cuộc thực hiện của tất cả các bên liên quan từ chính quyền địa phương đến các ban quản lý tại các điểm du lịch và các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của du lịch đến đời sống người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 1(53)/2020: tr.149-158 Ngày nhận bài: 05/12/2019; Hoàn thành phản biện: 22/12/2019; Ngày nhận đăng: 24/12/2019 TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN TRỌNG QUÂN* LÊ VĂN TIN, LÊ ANH TOẠI Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế *Email: quankdia@gmail.com Tóm tắt: Du lịch huyện A Lưới ngày càng phát triển trong những năm gần đây đã tác động rất lớn đến đời sống người dân huyện A Lưới về kinh tế, xã hội và môi trường. Những tác động tích cực như đóng góp cho nền kinh tế huyện A Lưới; thu nhập người dân, đời sống tinh thần, trình độ văn hóa được nâng cao; tạo ra được nhiều việc làm; mối quan hệ giữa gia đình và với cộng đồng trở nên thân thiết và gắn kết hơn; vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng được quân tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số tác động tiêu cực như thu nhập của người dân được nâng cao tuy nhiên chưa lớn; tệ nạn xã hội gia tăng so với trước đây; lượng chất thải rắn vào mùa du lịch tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; cảnh quan thiên nhiên đã bị cải tạo, chất lượng nước và không khí bị ảnh hưởng xấu trong những ngày cao điểm. Từ khóa: A Lưới, du lịch, đời sống người dân, thu nhập, việc làm, môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam sau nhiều năm triển khai luật du lịch năm 2005, luật du lịch năm 2017 đã chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, với mục tiêu chính nhằm đẩy mạnh phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những điểm mới của luật du lịch là nhà nước sẽ tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch. Đây là cơ sở để các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng dân cư tại địa phương có điều kiện phát triển, góp phần đưa du lịch của địa phương đi lên và cải thiện đời sống của người dân. Đồng thời phát huy văn hóa bản địa của từng địa phương. A Lưới là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các xã có đời sống vật chất, tinh thần chưa cao, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hoạt động sản xuất thiếu bền vững, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. Huyện A Lưới có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, đa dạng, có tính hấp dẫn tương đối cao nên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là một khu vực mà kinh tế, xã hội chưa phát triển tốt. Từ năm 2016 đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện A Lưới diễn ra rất sôi động, với lượng khách tăng cao đột biến (năm 2016 với 45.000 lượt khách, trong khi năm 2015 chỉ 5.500 lượt khách); các loại hình du lịch ngày càng đa dạng như tham quan, vui chơi giải trí, tâm linh, hoài niệm; nhiều điểm du lịch được đầu tư và đưa vào khai thác. Những điều này đã dẫn đến những tác động không nhỏ đến đời sống người dân huyện A Lưới. 150 NGUYỄN TRỌNG QUÂN và cs. Để phát huy lợi thế sẵn có của huyện trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường theo hướng triển bền vững cho người dân trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, cần phải xây dựng được các hình thức, tổ chức các hoạt động du lịch thích hợp và có hiệu quả. Việc xây dựng các giải pháp về hình thức, tổ chức hoạt động du lịch ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở nhiều điểm mang tính đặc trưng của vùng là yêu cầu cấp thiết. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từ các tài liệu của Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới; các thông tin về huyện A Lưới có liên quan đến du lịch, một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển du lịch cộng đồng, hộ gia đình từ phòng Văn hóa - Thông tin và Du lịch huyện A Lưới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu trên internet đã được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. * Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng thực địa và phiếu điều tra có bộ câu hỏi soạn sẵn * Phương pháp thực địa Quá trình nghiên cứu sẽ được tổ chức thành nhiều đợt nghiên cứu, khảo sát. Các đợt khảo sát được tiến hành thu thập thông tin, điểm đặc trưng tại các điểm du lịch huyện A Lưới như Thác A Lin (xã Hồng Vân), Thác A Nôr (xã Hông Kim), Homestay Việt Tiến (thôn Việt Tiến, xã Hồng Kim), suối Parle (xã Hồng Hạ) nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Tập trung khảo sát tại những điểm du lịch có số lượng hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch nhiều như suối Parle, thác A Nôr. Các kết quả khảo sát sẽ bổ sung cho bức tranh về thực trạng hoạt động du lịch huyện A Lưới, đồng thời là các dữ liệu thông tin để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch huyện A Lưới bền vững. * Phương pháp điều tra xã hội học Thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra có bộ câu hỏi soạn sẵn: Sau khi đã xác định được các địa điểm du lịch, hộ cần điều tra, nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo mẫu phiếu in sẵn để thu thập các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu trong các thôn tại các xã trong khu vực nghiên cứu. Nội dung điều tra tập trung vào tình hình tham gia vào hoạt động du lịch, tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường trong tổng số 38 câu hỏi. Thông tin, số liệu thu thập đã được xử lý theo từng nội dung nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã phỏng vấn theo phiếu các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm Thác A Lin (xã Hồng Vân), Thác A Nôr (xã Hông Kim), Homestay Việt Tiến (thôn Việt Tiến, xã Hồng Kim), suối Parle (xã Hồng Hạ), Homestay Hồng Hạ và đại diện ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có điểm du lịch với số lượng 90 mẫu (n=90), tương đương với 90 người đại diện cho 90 hộ dân và cán bộ địa phương. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN A LƯỚI... 151 Thông tin cơ bản của 90 hộ dân được phỏng vấn như sau: Người Tà Ôi chiếm 92,2%, phần lớn số người trả lời phỏng vấn đều thông thạo tiếng phổ thông (100 %). Trình độ văn hóa của đa số người tham gia phỏng vấn thuộc loại thấp, chỉ 7,8% có trình độ Trung học phổ thông trở lên. Số người mù chữ và chỉ biết nói không biết đọc, viết tiếng phổ thông còn tương đối cao (4,5%), chủ yếu là người già. Sinh kế, thu nhập chủ yếu của người dân địa phương tham gia phỏng vấn là chủ yếu dựa vào việc sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp (94,4%). Có 39,6% số hộ phỏng vấn có hoàn cảnh kinh tế thuộc diện nghèo. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng phát triển các hoạt động du lịch huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ sở hạ tầng - vật chất phục vụ du lịch ngày càng thay đổi và phát triển + Giao thông: Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính là quốc lộ 49B, đường Hồ Chí Minh nối liền hầu hết các điểm du lịch. Bên cạnh đó, các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng đã và đang bê tông hóa giúp cho việc di chuyển của khách du lịch được thuận tiện hơn. + Điện, nước: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 99% hộ đã có điện, 50% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, trong đó chủ yếu là dùng nước máy ở vùng thị trấn, đa số các huyện dùng nước giếng hoặc nước suối. Cơ bản tại các điểm du lịch đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của cả người dân và du khách. + Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cấp nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ du khách. Hiện nay trên địa bàn huyện có 13 điểm du lịch, 8 nhà nghỉ, khách sạn với 91 buồng phòng, 171 giường, 2 homestay và 2 làng văn hóa du lịch cộng đồng và 7 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. - Sự gia tăng lượt khách du lịch Bảng 1. Số lượt khách du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 Năm 2015 2016 2017 2018 Số lượt khách 5.500 45.000 47.200 37.945 - Khách du lịch nội địa 4.983 38.000 43.000 31.245 - Khách du lịch quốc tế 517 7.000 4.200 6.700 Nguồn: [2] Khách du lịch nội địa tăng rất nhanh từ 4.983 lượt khách năm 2015 đến 2017 tăng lên tới 43.000 lượt, năm 2018 giảm còn 37.945 người. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do môi trường biển đã dần được khôi phúc sau sự cố môi trường biển năm 2016 nên lượng khách du lịch có sự sụt giảm so với 2 năm trước. Khách du lịch quốc tế tăng nhanh từ 517 lượt khách vào năm 2015 đến năm 2017 tăng lên 6.700 lượt, gấp 12,9 lần so với năm 2015. - Sự gia tăng loại hình du lịch Du lịch huyện A Lưới có nhiều hình thức khác nhau như tìm hiểu văn hóa các dân tộc ở các làng du lịch công đồng Aka 1, làng văn hóa Việt Tiến; tham quan các điểm di tích 152 NGUYỄN TRỌNG QUÂN và cs. lịch sử như sân bay A So, đồi Thịt Băm, tham gia các lễ hội như lễ hội Ariêu Aza, Ariêu Piing, Ariêu Car hay tham quan vui chơi, giải trí ở các thác nước, suối như suối Parle, thác A Nôr, suối A Lin, rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện khá phát triển. - Sự mở rộng phạm vi không gian du lịch Năm 2016 số lượng khách du lịch đến với huyện A Lưới tăng đột biến từ 5.500 người vào năm 2015 tăng lên 45.000 người. Điều này đã dẫn đến việc quá tải tại các điểm du lịch trên địa bạn huyện. Trước yêu cầu đó, các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được duy tu, sửa chữa, nâng cấp quy mô, trang thiết bị tại các điểm du lịch đã được khai thác như thác A Nôr, suối A Lin, làng du lịch cộng đồng A Ka1. Đồng thời đưa vào các điểm du lịch mới như suối Parle kết hợp với homestay Hồng Hạ, làng văn hóa Việt Tiến, làng văn hóa du lịch cộng đồng A Hưa. Tạo ra các tuyến du lịch đa dạng và phong phú hơn trước. 3.2. Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế a. Tác động đối với kinh tế - Hoạt động du lịch đóng góp cho doanh thu của huyện A Lưới và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Hoạt động du lịch tại các huyện miền núi đã diễn ra khá lâu, tuy nhiên từ năm 2016, sau sự cố môi trường biển đối với các tỉnh ven biển miền Trung, hoạt động du lịch đã diễn ra rất sôi động. Từ năm 2015 đến năm 2018, lượng khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch tăng dần đều đem lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương và người dân. Đặc biệt, hoạt động du lịch đã đóng góp một lượng lớn vào kinh tế của huyện A Lưới. Bảng 2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2015 2016 2017 2018 Huyện A Lưới 3,56 9,0 11,3 8,5 Tỉnh Thừa Thiên Huế 2.955 3.203 3.520 4.473 Tỉ lệ A Lưới / Thừa Thiên Huế (%) 0,12 0,28 0,32 0,19 Nguồn: [1], [2] Doanh thu từ các hoạt động du lịch của huyện A Lưới tăng dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 được 3,56 tỉ đồng đến năm 2017 là 11,3 tỉ đồng tăng 7,74 tỉ đồng, đến năm 2018 doanh thu đạt 8,5 tỉ đồng, nguyên nhân có sự giảm sút doanh thu này là do sự giảm sút về số lượt khách du lịch đến với huyện [1]. So với tổng mức doanh thu từ du lịch toàn tỉnh thì doanh thu từ du lịch của huyện A Lưới đóng góp khá thấp: năm 2018 chiếm 0,19%. Doanh thu từ du lịch tại đây chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN A LƯỚI... 153 Hình 3. Mức tác động của du lịch đã khôi phục, bảo tồn và duy trì các phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa của các đồng bào các dân tộc ít người tại địa phương - Hoạt động du lịch tác động đến thu nhập người dân: Theo số liệu thống kê tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thu nhập bình quân người năm 2018 là 2,25 triệu đồng/người/tháng (27 triệu đồng/người/năm), thấp hơn so với thu nhập bình quân người của toàn tỉnh (3,2 triệu đồng/người/tháng) [5]. Qua quá trình phỏng vấn, 82,22 % người được phỏng vấn cho rằng thu nhập bình quân của họ tăng lên sau khi tham gia hoạt động du lịch, 13,33% cho rằng thu nhập của họ không thay đổi và 4,44% người dân cho rằng thu nhập của họ giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây những hộ gia đình này chủ yếu khai thác gỗ và động vật hoang dã mang lại thu nhập cao hơn. Sau khi tham gia vào các hoạt động du lịch nguồn thu nhập của người dân ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng được tăng lên. Từ đó kinh tế của người dân ở các huyện miền núi được bảo đảm. Bên cạnh đó người dân đây cho biết nguồn thu nhập chính chủ yếu đến từ hoạt động ngoài du lịch, trong đó là sản xuất nông - lâm nghiệp là chính. b. Tác động đối với xã hội Hoạt động du lịch sôi nổi đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động du lịch càng ngày càng cao. Thời điểm từ năm 2016, sau sự cố môi trường biển, hoạt động nơi đây phát triển rất sôi động, đón lượng khách tăng lên, lượng lao động nông nhàn tham gia nhiều hơn, đặc biệt là các điểm du lịch sinh thái như suối Parle hay suối A Lin, thác A Nôr. Qua quá trình phỏng vấn, nhờ có du lịch có 83,3% người được phỏng vấn cho rằng hoạt động du lịch đã các tác động tốt và rất tốt đến khôi phục, bảo tồn và duy trì các phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa của các đồng bào các dân tộc ít người tại địa phương, 11,1% cho rằng ít tác động và 5,6% cho rằng không có tác động. Bên cạnh đó 87,8% người được phỏng vấn cho rằng chất lượng cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi. Hình 2. Tỉ lệ thu nhập bình quân một người sau khi tham gia du lịch 154 NGUYỄN TRỌNG QUÂN và cs. Đây là một trong những tín hiệu tích cực cho thấy có những thay đổi tích cực do du lịch mang lại. Bảng 3. Tỉ lệ tác động của hoạt động du lịch đối với các tiêu chí xã hội TT Tiêu chí Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Ít đồng ý (%) Không đồng ý (%) 1 Đời sống tinh thần được cải thiện và nâng cao 87,8 11,1 1,1 0 2 Tạo ra được nhiều việc làm trong thời gian nông nhàn 83,3 14,4 2,2 0 3 Trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao 85,6 14,4 0 0 4 Được tham gia tập huấn, nâng cao trình độ văn hóa giao tiếp, ứng xử 57,8 31,1 11,1 0 5 Tệ nạn xã hội gia tăng so với trước đây 3,3 58,9 27,8 10,0 6 Mối quan hệ giữa gia đình và với cộng đồng từ khi hoạt động du lịch trở nên thân thiết và gắn kết hơn, gắn bó hơn 46,7 42,2 8,9 2,2 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Trong điểm du lịch vui chơi, giải trí ở suối, thác vào mùa du lịch lượng khách tham quan rất đông. Vì thế lực lượng lao động mùa vụ rất lớn. Số lượng lao động thường xuyên tại các điểm du lịch khá lớn (có 97,7% có người dân được hỏi đồng ý và rất đồng ý). Các công việc mang lại thêm một nguồn thu nhập làm cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, đồng thời du lịch đã đem những tiến bộ về văn hóa lên vùng cao, ngày càng cải thiện đời sống về tinh thần cho người dân (100% người dân được hỏi đồng ý). Mối quan hệ giữa gia đình và với cộng đồng từ khi hoạt động du lịch trở nên thân thiết và gắn kết hơn, gắn bó hơn. Tuy nhiên, có 62,1% người dân được hỏi cho rằng tệ nạn xã hội gia tăng so với trước đây. c. Tác động đối với môi trường Hoạt động du lịch bên cạnh mang lại hiệu quả cao từ việc tham gia các hoạt động du lịch thì từ các hoạt động dịch vụ du lịch lại tác động ngược trở lại đối với môi trường. Khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng sẽ có mang theo nhiều loại thực phẩm, nước uống và một số vật dụng cần thiết khác. Chính vì vậy, thường kèm theo một lượng chất thải nhất định và nhiều hành động gây tác động xấu đến môi trường (có 87% số người được hỏi đồng ý và rất đồng ý). Các yếu tố của môi trường tự nhiên như cảnh quan tự nhiên, chất lượng nước mặt hay không khí rất dễ bị ảnh hưởng khi có một lượng lớn khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch (có 65,6% số người được hỏi đồng ý và rất đồng ý). Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi có số lượng khách đông và tăng đều qua các năm. Qua phỏng vấn, 100% các hộ gia đình đã ký cam kết với chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng như tại rừng nguyên sinh A Roàng - Hương TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN A LƯỚI... 155 Nguyên. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương luôn thường xuyên tuyên truyền đến các hộ gia đình về vấn đề bảo vệ môi trường. 100% các hộ gia đình cho biết rác thải do hoạt động du lịch được thu gom và xử lý thường xuyên. Đặc biệt, tại các điểm du lịch luôn có các dụng cụ và vật dụng như thùng rác, bao đựng rác và có các bảng quy định về bảo vệ môi trường đối với du khách. Ngoài ra, thiên tai thường xuyên diễn ra một cách khó dự đoán vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch. Hàng năm, do ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là lũ lụt, sạt lỡ đất đã đã gây thiệt hại rất lớn đến các lán, trại phục vụ kinh doanh du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch tham quan vui chơi giải trí ở suối, thác. Chất lượng nước tại suối và thác trong những năm gần đây ngày càng giảm do ảnh hưởng từ hoạt động du lịch, nhất là khu vực phía dưới các điểm du lịch. Bên cạnh đó, do việc khai thác rừng quá mức và xây dựng các nhà máy thủy điện làm độ trong của nguồn nước tại các suối, thác không được trong như trước đây và ngày càng ít nước. Bảng 4. Tỉ lệ tác động của hoạt động du lịch đối với các tiêu chí môi trường TT Tiêu chí Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Ít đồng ý (%) Không đồng ý (%) 1 Hộ gia đình đã ký cam kết với chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng 36,7 63,3 0 0 2 Lượng chất thải rắn vào mùa du lịch tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường 6,7 81,1 5,6 6,7 3 Rác thải do hoạt động du lịch được thu gom và xử lý thường xuyên 58,9 41,1 0 0 4 Tại các điểm du lịch phải luôn có các dụng cụ và vật dụng như thùng rác, bao đựng rác và có các bảng quy định về bảo vệ môi trường đối với du khách 46,7 53,3 0 0 5 Cảnh quan thiên nhiên đã bị cải tạo, chất lượng nước và không khí bị ảnh hưởng xấu trong những ngày cao điểm 17,8 47,8 34,4 0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch huyện A Lưới theo hướng phát triển bền vững Để phát triển hoạt động du lịch huyện A Lưới theo hướng phát triển bền vững cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp về chính sách; tổ chức, quản lí; nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân; tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ môi trường. - Giải pháp về chính sách: Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một điểm du lịch. Cụ thể, huyện cần có cơ chế thoáng về vấn đề vay vốn ưu 156 NGUYỄN TRỌNG QUÂN và cs. đãi cho các hộ gia đình tại các xã có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho mô hình dịch vụ du lịch hộ gia đình, nhằm tạo ra sự kích cầu cho nhân dân phấn khởi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất phục vụ như ở các homestay làng Việt Tiến, du lịch cộng đồng các nhà Rông, ở các thác nước như suối Parle, thác A Lin, A Nôr,... và có chính sách phát triển đồng đều giữa các xã cũng như các hộ gia đình trong xã để tất cả người dân đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như vốn văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương - Giải pháp về tổ chức, quản lí: Đối với bất cứ một hoạt động nào thì công tác tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi chỉ có sự quản lý khoa học, chặt chẽ mới đem lại một kết quả tốt, nhất là với hoạt động du lịch có sự tham gia của các hộ gia đình lại rất cần có một bộ máy tổ chức chặt chẽ, tập trung của chính quyền địa phương. Thực tế hiện nay cho thấy, mô hình hoạt động du lịch tại các xã mang tính chất địa phương, manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Sự quản lý của địa phương cũng chỉ là lúc ban đầu khi dự án mới được triển khai. Chính vì lẽ đó, để hoạt động du lịch ở huyện A Lưới, thực sự phát triển thì nhất thiết cần phải kiện toàn và hoàn thiện Ban quản lý du lịch hộ gia đình, đẩy mạnh hoạt động của Ban quản lý, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên. Bên cạnh đó, cũng cần làm công tác thẩm tra lại hiện trạng trang thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất của các hộ gia đình làm dịch vụ đón và phục vụ khách, tổ chức giúp đỡ các hộ thiếu trang thiết bị, hỗ trợ và dạy cho các hộ để họ có thể chuyển sang cung cấp các dịch vụ khác như: làm hàng thủ công mỹ nghệ, cung cấp nguồn thực phẩm như ở thác A Nôr có 3 homestay cần được hỗ trợ và trang bị thêm nhiều trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch. Bên cạnh đó một số thác chưa có lán trại cần được đầu tư. - Giải pháp về nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân: Con người là nhân tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của loại hình dịch vụ hộ gia đình. Đối với từng đối tượng cần phải xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương. Bao gồm việc nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ ban quản lý điểm du lịch và các hộ gia đình tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch. - Giải pháp về vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và ổn định đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chi ngân sách, nhà nước sẽ đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN A LƯỚI... 157 Huy động vốn của các doanh nghiệp tư nhân và của chính người dân cho phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp hỗ trợ. Cụ thể như: + Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch vay vốn ưu đãi. + Lập quỹ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình của huyện. + Thực hiện xã hội hoá hoạt động du lịch. + Tranh thủ các nguồn vốn từ quỹ tín dụng của nhà nước trong điều kiện và quy định của các quỹ tín dụng cho phép. Điều này rất có ý nghĩa đối với huyện A Lưới, còn nhiều khó khăn. + Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). - Giải pháp về tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ môi trường: Quản lý, bảo vệ và phát triển môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có các dịch vụ du lịch hộ gia đình; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động du lịch. Tổ chức ký kết giữa các ban ngành và người dân địa phương ở tất cả các điểm du lịch cam kết bảo vệ môi trường khi hoạt động du lịch. Cần yêu cầu các điểm du lịch phải cắm các biển quy định về bảo vệ môi trường đối với du khách, thực hiện quy định về bảo vệ môi trường như vệ sinh an toàn thực phẩm, thùng rác, nhà vệ sinh như tại thác A Lin, A Nôr. Chính quyền địa phương xã và huyện định kì rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch. 4. KẾT LUẬN Hiện nay, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch ở huyện A Lưới ngày càng được đầu tư và cải thiện như hệ thống đường giao thông được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại tới các điểm du lịch được thuận tiện; có 8 nhà nghỉ, khách sạn với 91 buồng phòng, 171 giường, 2 homestay và 2 làng văn hóa du lịch cộng đồng và 7 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; số lượt khách du lịch ngày càng tăng, năm 2018 có 37.945 lượt khách; gia tăng loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, tâm linh, hoài niệm, trải nghiệm; mở rộng phạm vi không gian du lịch. Sự phát triển cả hoạt động du lịch trong những năm gần đây đã có những tác động không nhỏ đến đời sống người dân huyện A Lưới về cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Du lịch đã đưa đến những tác động tích cực như đóng góp cho nền kinh tế huyện A Lưới, cho doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; thu nhập người dân được nâng cao; đời sống tinh thần được cải thiện và nâng cao; tạo ra được nhiều việc làm trong thời gian nông nhàn; trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao; được tham gia tập huấn, nâng cao trình độ văn hóa giao tiếp, ứng xử; mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng từ khi hoạt động du lịch trở nên 158 NGUYỄN TRỌNG QUÂN và cs. thân thiết và gắn kết hơn, gắn bó hơn; hộ gia đình đã ký cam kết với chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng; rác thải do hoạt động du lịch được thu gom và xử lý thường xuyên; tại các điểm du lịch luôn có các dụng cụ và vật dụng như thùng rác, bao đựng rác và có các bảng quy định về bảo vệ môi trường đối với du khách. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số tác động tiêu cực như thu nhập của người dân được nâng cao tuy nhiên chưa lớn, trong đó thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chính; tệ nạn xã hội gia tăng so với trước đây; lượng chất thải rắn vào mùa du lịch tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; cảnh quan thiên nhiên đã bị cải tạo, chất lượng nước và không khí bị ảnh hưởng xấu trong những ngày cao điểm. Để phát triển hoạt động du lịch huyện A Lưới theo hướng phát triển bền vững cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp về chính sách; tổ chức, quản lí; nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân; tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ môi trường và sự vào cuộc thực hiện của tất cả các bên liên quan từ chính quyền địa phương đến các ban quản lý tại các điểm du lịch và các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2019). Niên giám thống kê huyện huyện A Lưới năm 2018, Thừa Thiên Huế [2] Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới (2019). Báo cáo Chương trình phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2018, Thừa Thiên Huế. [3] kế hoạch hoạt động năm 2019, Thừa Thiên Huế. [4] Quốc hội (2017). Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. [5] Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2019). Hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành năm 2018, Thừa Thiên Huế. [6] Lê Văn Thắng (2008). Giáo trình du lịch và môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (2018). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018, Thừa Thiên Huế. Title: THE IMPACT OF TOURISM ON RESIDENTS’ LIFE IN A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: In recent time, the development of tourism in A Luoi district has considerably affected the residents’ life in terms of economy, society and environment. There are some positive impacts such as the contribution to the economy, people's income, spiritual life and cultural level have been improved; more job opportunities; The relationship between family and community becomes closer and more cohesive; environmental protection, forest resource protection are concerned. However, there are also a number of negative effects including people's income increasing but not large; social evils becoming more common than before; the amount of solid waste in tourist season has sharply increased, resulting in bad impacts on the environment; The natural landscape has been renovated, water and air quality is adversely affected during the peak days. Keywords: A Luoi, tourism, residents’ life, income, employment, environment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_du_lich_den_doi_song_nguoi_dan_huyen_a_luoi_tin.pdf
Tài liệu liên quan