Tài liệu Đất và phân bón

III. Phân bón và môi trường: 1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường: - Phân hữu cơ trong quá trình tập trung nguyên liệu chế biến sinh ra nhiều độc tố, sinh sinh vật, trứng giun sáng. - Các nhà máy chế biến phân hóa học thải ra khí độc và nước thải. - Lạm dụng phân hóa học tưới các loại rau. 2. Biện pháp hạn chế: - Khu chế biến phân phải xa khu vực dân cư. - Xử lý nguồn nước thải. - Không lạm dụng phân hóa học để bón cho rau. Chương VI: Cách sử dụng và bảo vệ đất I. Độ phì nhiêu của đất: 1. Khái niệm: - Độ phì nhiêu của đất là khả năng bảo đảm thức ăn, nước và các yếu tố khác để cây trồng tồn tại và mở rộng những sản phẩm nông nghiệp. - Độ phì nhiêu là một khái niệm rất tương đối vì còn phụ thuộc vào cây trồng.

docx23 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đất và phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mở đầu: Quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng Dinh dưởng của thực vật: Dinh dưỡng khí: Các hoạt động của thưc vật đều cần được cung cấp đầy đủ không khí nhất là khí O2 va2 khì CO2 . Dinh dưỡng đạm (N) và khoáng: Tỉ lệ đạm trong cây trung bình 1- 3% trọng lượng khô nhưng có vai trò rất quan trọng nhất là trong thời kỳ cây còn non. Ngoài ra cây còn cần các nguyên tố khác như P, K, Ca, Mg, S Khái niệm về đất và phân bón: Khái niệm về đất: các loại đá dưới tác động lý hoá học của các yếu tố tự nhiên thì đất trồng dần hình thành. Khái niệm về phân bón: Phân bón là những chất làm tăng năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản và độ phì của đất. Quan hệ giữa đất, Phân bón và cây trồng: Quan hệ giữa đất và cây trồng: Đất giúp cây trồng đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngược lại cây sống trông đất sẽ cung cấp chất hữu cơ cho đất, giữ ẩm, chống xói mòn. Mối quan hệ giữa phân bón và cây trồng: Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngược lại dựa vào cây để có phương pháp bón phân thích hợp. Quan hệ giữa đất và phân bón: Phân bón sẽ làm thay đỗi tính chất của đất, căn cứ vào tính chất của đất để xác định lượng phân bón, loại phân. Đất cũng là nơi xảy ra quá trình khoáng hoá, mìn hoá. Chương I: Sự hình thành đất Nguồn gốc hình thành đất Khoáng vật: là những chất vô cơ thiên nhiên có cấu tạo lý học, hoá học, quan học khác nhau. Có 2 loại khoán vật là khoán vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh. Các loại đá hình thành đất: Đá mắc ma( hoả nham) còn gọi là đá núi lửa hình thanh do khối dung nham trong lòng đất phun lên và ngưng kết lại. Đá điển hình của đá mắc ma là đá bazan rất tốt cho nông nghiệp Đá trầm tích: chiếm 75% võ trái đất. căn cứ nguồn gốc hình thanh chia ra 3 loại: + Đá trầm tích cơ học. + Đá trầm tích hoá học. + Đá trầm tích hữu cơ: dựa vào nguồn gốc hữu cơ chia ra 4 loại Đá cacbonat: di tích của san hô. đá silic là di tích của tảo. Đá phốtphát là di tích của động vật có xương sống. Đá than là di tích của thực vật. đá điển hình là than đá là do lớp thực vật bị chôn vùi ở độ sâu 4000-5000m. Các quá trình phong hoá đá : Khái niệm : là quá trình đá bị huỷ hoại để trở thành đất mẹ dưới tác động của yếu tố khí hậu và điều kiện ngoại cảnh. Các quá trình phong hoá. Phong hoá lý học( cơ học) là: sự phá huỷ đá về mặt cơ học một hoăc vài loại đá ban đầu thành những mảnh vụng có kích thước khác nhau nhưng không thay đổi về thành phần hoá học dưới tác động của một số yếu tố: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, sự phá vỡ càng nhanh khi biên độ nhiệt càng lớn và có sự hiện diện của nước. Tác dụng của gió. Tác dụng của động vật thực vật. Phong hoá hoá học: là sự thay đổi về thành phần hoá học của đá dưới tác động của một số yếu tố tự nhiên, trong đó khí CO2 và O2 đóng vai trò chủ yếu. Phong hoá sinh học: Quá trình này gắn liền với phong hoá lý học và phong hoá hoá học, các thực vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng đều có tác dụng phong hoá đá. Trong quá trình thực vật sổng rễ sẽ sinh ra 1 số axit là hoà tan đá, mặt khác rễ cây len lõi vào khe đá làm đá bị nứt ra. Ngoài ra còn có vai trò của vi sinh vật và động vật. Tóm lại: qua 3 quá trình phong hoá đá biến đổi thành sỏi, sạn, cát, những hạt mịn có tính chất chung đã khác với đá ban đầu, nó giữ được nước và thức ăn nhưng chưa cung cấp đủ điều kiện cho cây trồng phát triển bình thường nên sản phẩm của quá trình phân hoá chưa thể gọi là đất trồng mà chỉ có thể gọi là đất mẹ Các tác nhân hình thành đất: Yếu tố sinh vật: Thưc vật: Thực vật bậc thấp( Thực vật hạ đẳng) gồm: tảo, nấm, địa y, rong có khả năng giữ nước và thức ăn, tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản, khi chết để lại một số chất hữu cơ cho đất, nó làm thay đổi một số tính chất của đất mệ. Thực vật thượng đẳng( thực vật bậc cao): thưc vật xanh làm thay đổi hẳn tính chất của đất mẹ vì nó có tác dụng: Quang hợp và tạo ra một lượng chất hữu cơ lớn. Rễ cây phát triển trong đất giúp cây giữ ẩm, chống xói mòn. Có khả năng che chở cho đất giúp đất giữ nước và thức ăn. Khi chết cung cấp chất hữu cơ cho đời sau phát triễn. Động vật và vi sinh vật: Thay đổi đất mẹ về cả hai mặt cơ học và hoá học. VD: giun đất làm tơi xốp vá tích luỹ chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là nguyên tố Photpho (P/Lân). Vi sinh vật đóng vai trò tổng hợp và phân giải chất hữu cơ. Yếu tố khí hậu: Chủ yếu thông qua sự cung cấp nước và năng lượng. Mưa thay đỗi tuỳ từng nơi tuỳ mùa nên sự hình thành đất cũng thay đổi. những nơi có nhiệt độ cao, mưa nhiều thì phản ứng trong đất xẩy ra mau và chất dinh dưỡng thường bị rữa trôi. Yếu tố đá mẹ: Thành phần và tính chất củaa đá sẽ quyết định tính chất hóa học và lý học của đất. Yếu tố địa hình: Địa hình khác nhau thì sự hình thành đất cũng khác nhau, sự phân bố động thực vật cũng khác nhau. Yếu tố thời gian: Là thời gian mà quá trình hình thành đất chụi ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và xã hội. Yếu tố con người: Tác dụng tiêu cực: làm cho đất tốt thành đất xấu như phá rừng, không bón phân hữu cơ cho đất, không luân canh, xen canh hợp lý, thải chất độc vào trong đất. Tác động tích cực: biến đất xấu thành đất tốt bằng các biện pháp bồi dưỡng, cải tạo, bảo vệ đất, trồng rừng chắn gió, chống xói mòn Phẩu diện đất: Khái niệm: Là mặt cắt thẳng gốc từ mặt đất đến đáy hố khi người ta đào để điều tra tình hình đất đai. Ý nghĩa: Mặt phẩu diện là biểu hiện bên ngoài nhưng nói lên tính chất bên trong của đất. tính chất của đất luôn thay đổi nên hình thái phẩu diện cũng thay đổi theo. Sơ lượt về điều kiện hình thành đất ở Việt Nam: Sơ lượt về điều kiện hình thành đất. Đất được hình thành là do nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, do sự duy chuyển và tích lũy các chất, sự bào mòn rữa trôi bồi tụ. Quá trình Feralit hóa: Là quá trình xảy ra ở những vùng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho các chất K, Ca, Mg bị rữa trôi hoặc là trực di xuống sâu, ngược lại các chất Al2O3 , Fe2O3 ở lại tại chổ làm cho tỉ lệ Fe, Al trong đất ngày càng tăng. Đó là quá trình sắt nhôm hóa hay còn gọi là Feralit hóa. Quá trình bồii tụ: ở địa thế vùng trũng thấp thường bị úng vào mùa mưa như bàu, trảng các vùng sông suối. Đất này thường bị hiện tượng gley hóa, đất quanh năm bị lầy, thành phần cơ giới thường bị xáo trộn. Chương II : Tính chất lý học của đất Thành phần cơ giới đất: Khái niệm: Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ tương đối về phần trăm các phần tử vô cơ có kích thước khác nhau như cát, thịt, sét. Phân loại cấp hạt Tên gọi Đường kính (mm) Tính chất tổng quát Cát 2 - 0,02 - Hạt rời rạt khi chà sát vô các ngón tay, không dẽo không dính khi ướt. Hạt thịt 0,02 - 0,002 - Cảm thấy nhẵng mịn như bột khi chà sát giữa các ngón tay, không dẽo khi ướt. Hạt sét < 0,002 - Cảm thấy nhẵng mịn, dẽo và dính khi ướt, tạo thành khối cứng khi khô. Phân loại đất theo thành phần cơ giới: Tên đất Cát vật lý (%) ≤O > 0,01 mm Sét vật lý (%) ≤O < 0,01 mm Cát rời Cát dính Cát pha Thịt nhẹ Thịt trung bình Thịt nặng Sét nhẹ Sét trung bình Sét nặng 100 – 95 95 – 90 90 – 80 80 – 70 70 – 55 55 – 40 40 – 25 25 – 15 < 15 0 – 5 5 – 10 10 – 20 20 – 30 30 – 45 45 – 60 60 – 75 75 – 85 >85 Tính chất của đất theo thành phần cơ giới: Đất cát: Khe hở giữa các hạt lớn, thoát nước và mất nước nhanh Đất hay bị khô hạn, khả năng thu nhiệt cao và mất nhiệt nhanh Vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh, chất hữu cơ phân giải nhanh nên đất nghèo chất hữu cơ, chất dinh dưỡng kém. Chất keo ít nên khả năng giữ phân giữ nước kém, khi bón phân dễ bị rữa trôi. Đất nhẹ (Xốp) dễ cài bừa. Đất sét: Mang tính chất ngược lại với đất cát thấm nước, thoát nước chậm và bị ngập trong mùa mưa, vi sinh vật háo khí hoạt động yếu. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Kết cấu của đất: Trong quá trình hình thành đất, các hạt đất được kết dính lại với nhau bởi keo đất tạo thành hạt kết. Kết cấu của đất giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất, hoạt động của bộ rễ, hoạt động của vi sinh vật. Có 4 laoi5 kết cấu: kết cấu viên, kết cấu dẹp, kết cấu khối, kết cấu lăng trụ. Một số tính chất cơ giới vật lý của đất: Tỉ trọng và dung trọng: Tỉ trọng (D): là trọng lượng gam một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô kiệt không có khe hở, đơn vị g/cm3 . Tỉ trọng của đất phụ thuộc vào tính chất của đất, đất tốt tỉ trọng nhỏ hơn đất xấu, vậy đất mặt có tỉ trọng nhỏ hơn đất dưới sâu. Đánh giá tỉ trọng đất theo Kaxinki. D<2,5 Đất giàu hợp chất hữu cơ. D=2,5 – 2,65 Đất có hợp chất hữu cơ trung bình. D > 2,75 Đất ít hợp chất hữu cơ. Dung trọng (d): Là trọng lượng gam 1 đơn vị thể tích ở trạng thái tự nhiên. Đánh giá dung trọng Kaxiki: d < 1 Đất giàu chất hữu cơ. d = 1 - 1,1 Đất thích hợp trồng trọt. d > 1,1 – 1,2 Đất chặt. Độ xốp của đất ( độ hổng): Là phần trăm thể tích khe hở đối với thể tích chung của đất, đơn vị tính % P (%) = (1 – d/D) x 100 (%0 Bãng tính đánh giá Kaxinki: P = 30 – 40 % đất kém xốp. P = 40 – 50 % xốp vừa. P = 50 – 60 % đất xốp. Tính dính, tính dẽo, tính liên kết. Tính dính: là tính hút của các hạt đất đối với vật liệu bên ngoài, đất có tính dính thường dính vào công cụ làm đất. Tính dẽo là đặc tính khi ta tác động vào đất chỉ thay đổi hình dạng mà không vỡ ra. Tính liên kết là các hạt đất liên kết lại với nhau làm khó cày bừa. Tính trương co của đất: Là sự thay đổi về kích thước thể tích của đất khi mất nước hoặc thêm nước. Sức chặc của đất (sức cản của đất): Là khả năng của đất tác động lại công cụ của đất khi làm việc. Chế độ nước, không khí và nhiệt trong đất: Chế độ nước của đất: Ý nghĩa của nước trong đất: Tổng hợp và trao đổi chất. Giúp cây trồng hút thức ăn dễ dàng. Cần thiết cho sự nảy mầm. Biện pháp điều hòa nước trong đất: Đất khô: tăng cường lượng nước thắm vào đất, tăng khả năng giữ nước bằng cách bón phân hữu cơ, cày bừa.. Chế độ không khí của đất. Ý nghĩa: Cung cấp oxy để vi sinh vật và cây trồng hô hấp. Có CO2 + H2O tạo thành H2CO3 có vai trò hòa tan chất khoán. Đất thiếu không khí thường tích lũy 1 số chất độc như H2S CH4 Sự trao đổi không khí giữa đất và môi trường bên ngoài. Không khí trong đất chủ yếu từ khí quyển đi vào. Thành phần không khí trong đất có tỉ lệ khác với khí quyển. Thành phần Khí trời Trong đất N2 O2 CO2 78% 21% 0,03% 78 – 80% 15 – 20 % 0,2 – 0,65% Biện pháp điều hòa không khí trong đất: Đất ngập nước thì làm thoát nước Đất bị bí, chặc thì cày xới và bón phân hữu cơ. Nhiệt độ trong đất: Ý nghĩa: ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của rễ. Sự phân giải chất hữu cơ, hòa tan chất khoán. Hoạt động củ vi sinh vật. Khả năng hấp thu và mất nhiệt trong đất: Đất hấp thu nhiệt chủ yếu do bức xạ mặt trời, một phần được sử dụng, phần còn lại mất ngược vào khí quyển. Mối quan hệ giữa nước, không khí và nhiệt: 3 yếu tố trên liên hệ mật thiết nhau, nếu 1 trong 3 yếu tố thay đổi thì các yếu tố khác sẽ thay đổi theo. Chương III: Tính chất hóa học của đất và các loại phân hóa học Keo đất: Khái niệm: keo đất là những hạt đất có kích thước rất nhỏ 1-100 µm. Khả năng hấp phụ của đất: Hấp phụ cơ học: là khả năng giữ lại các hạt nhỏ trong khe hở của đất. Hấp phụ lý học: còn gọi là hấp phụ phân tử, là khả năng giữ lại các phân tử chất khí như NH3 , CO2 , O2 , N2 hấp phụ lý học có lợi nhưng cũng có hại khi giữ lại các chất độc. Hấp phụ hóa học: là sự hình thành các chất kết tủa từ các chất dễ tan ban đầu trong đất. Hấp phụ sinh học: là quá trình hấp phụ do vi sinh vật thực hiện VD: Vi sinh vật cố định đạm. Hấp phụ trao đổi: là quá trình hấp phụ 1 số ion đồng thời nhả ra 1 số ion khác trương đương về đương lượng VD: bón phân SA . Phản ứng của dung dịch đất: Dung dịch đất bao gồm nước, chất dinh dưỡng, muối khoáng hòa tan trong đất. Thành phần và tính chất của dung dịch đất thay đổi phụ thuộc vào: lượng nước trong đất, nồng độ muối, cây trồng hút thức ăn, do thời tiết, do phân bón. Phản ứng của dung dịch đất gồm có phản ứng chua và phản ứng kiềm. Phản ứng chua: do nồng độ H+ trong đất cao hơn nồng độ OH- . Phản ứng kiềm: do nồng độ OH- trong đất cao hơn nồng độ H+ . Tính đệm của đất: là khả năng giử cho đất ít thay đổi hoặc không thay đổi độ pH khi ta thêm ion H+ hoặc OH- ( è tính đệm là có lợi). Độ no kiềm của đất: là tỉ lệ phần trăm các Cation kiềm và kiềm thổ so với tổng Cation mà đất hấp phụ. Độ no kiềm V (%) = (S/V)x100 (%). S: Ca tion kiềm và kiềm thổ. T: Cation đất hấp thụ. V < 50% phải bón vôi. V > 75% chưa cần bón vôi. V = 100% no kiềm, không được bón vôi. Tuy nhiên đất Việt Nam do sự rữa trôi mạnh các Cation kiềm và kiềm thổ nên V rất thấp hầu hết cần phải bón vôi. Giới thiệu chung về phân hóa học : Khái niệm : phân hóa học là phân được khai thác trong tự nhiên hoặc sản xuất công nghiệp có chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Đặc điểm chung của phân hóa học : Hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dễ tan, cây trồng dễ hấp thu. Tuy nhiên bón không đúng liều lượng, không đúng cách sẽ gây ngộ độc cho cây. Bón phân lâu ngày không kết hợp bón phân hữu cơ sẽ làm đất bị chai cứng , mất kết cấu. Các loại phân hóa học : Phân đơn : là phân có chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu. Phân hỗn hợp : là phân có chứa ít nhất 2 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu. VD : DAP (18 – 46 – 0) Ý nghĩa của phân hóa học trong sản xuất : Đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ. Có thể sử dụng nhiều cách : bón thúc, bón lót, xịt qua lá. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đạm trong đất và phân hóa học có chứa đạm. Đạm trong đất : Những chân đất có giàu đạm tổng số ( đạm dễ tiêu, đạm khó tiêu) : đất mùn, đất rừng mới khai hoang, phù xa, đất nghèo đạm, đất xám, đất cát. Vai trò của đạm đối với cây : Là thành phần của dịp lục, của chất nguyên sinh, men, thiếu đạm cây cằn cõi lá vàng năng suất thấp. Thừa đạm cây dễ đổ ngã sâu bệnh. Giới thiệu 1 số loại phân đạm : Urê (NH2)2CO : Màu trắng không mùi chứa 46% đạm nguyên chất, có tính trung tính, thích hợp cho tất cả cây trồng, mọi loại đất. Khi bón cần chú ý rãi đều. SA (NH4)SO4 (AmômSunphat) : Phân tinh khiết có màu trắng chứa 21% đạm nguyên chất, 24 – 27 % có tính sinh lý chua rất cần cho cây họ đậu, khi bón cần kết hợp bón vôi. Lân trong đất và phân hóa học chứa lân : Lân trong đất : Hàm lượng lân trong đất phụ thuộc vào thành phần đá mẹ, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, chế độ canh tác. Vai trò của lân trong đất : giúp cây trồng tăng cường quan hợp, tăng phát triển thân lá nhất là bộ phận rễ, thiếu lân cây nhân cành đẻ nhánh ít, rễ phát triển kém. Giới thiệu 1 số loại phân lân : Super lân (Lân Lâm Thao, super photphat) có 16% P2O5 (lân nguyên chất) dạng bột màu xám, có tính chất chua thích hợp cho cây ngắn ngày, đất chua cần bón voi trước. Lân văn điển ( lân nung chảy, thermophotphat) có chứa 16 – 18 % P2O5 có tính kiềm có hàm lượng Mg cao, nhiều nguyên tố vi lượng rất thích hợp trên đất chua và thiếu Mg. Không nên bón cho đất mặn. Phân lân thiên nhiên : Apatit, phótphoric, phân dơi (12% P2O5) Kali trong đất và phân hóa học có chứa Kali. Kali trong đất : Hàm lượng Kali trong đất phụ thuộc và thành phần cơ giới, chế độ canh tác, hàm lượng chất hữu cơ. Vai trò của Kali trong cây : Kali không tham gia cấu tạo chất nhưng có vai trò xúc tác, đẩy mạnh quá trình quang hợp, sử duy chuyển sản phẩm của quang hợp về các bộ phận khác, chống lạnh, chống hạn, chống đổ ngã sâu bệnh và làm cây cứng cáp. Thiếu Kali lá bị cháy theo bìa lá, đuôi lá. Giới thiệu một số loại phân Kali. KaliClorua ( KCl ) : có chứa 60% K2O còn gọi là Kali nguyên chất có màu hồng muối ớt, dễ tan trong nước cco1 tính sinh lý chua. Không bón cho cây thuốc lá. KaliSunphat (K2SO4, Kali trắng) : có màu trắng chứa 48%K2O, có tính sinh lý chua. Ngoài ra bón tro thực vật cũng bổ sung thêm Kali cho cây. Phân hỗn hợp và phân vi lượng : Phân trộn : Phân hỗn hợp : Các nguyên tố dinh dưỡng được trộn với nhau với tỉ lệ thích hợp, không qua phả ứng hóa học. Phân phức hợp : Các yếu tố dinh dưỡng được hóa hợp theo phản ứng hóa học. VD : DAP. Phân chuyên dùng : là phân hỗn hợp phù hợp với từng loại cây trồng hoặc từng giai đaon5 sinh trưởng của cây. Phân vi lượng là phân có chứa các nguyên tố vi lượng : Cu, Fe, Zn,B, Mo, Si trong sự sinh trưởng của cây trồng các nguyên tố vi lượng tham gia các thành phần của men, thúc đẩy hoạt động của men. VD : Fe, Mn Hình thành dịp lục, hình thành phân hóa phấn hoa. Bolic đen tham gia vào hoạt động của vi khuẩn nốt xần. tuy nhiên số lượng cần rất ít. VD B : 200g/ha/vụ. Fe 2kg/ha/vụ. Chương IV : Chất hữu cơ trong đất và chất hữu cơ Nguồn gốc và vai trò : Nguồn gốc : bao gồm xác động vật, thực vật, vi sinh vật chưa phân giải đang phân giải và đã phân giải. Vai trò : cung cấp lượng mùn cho đất, chất dinh dưỡng, giữ ẩm cho đất, điều hòa nhiệt độ. Sự biến đổi chất hữu cơ trong đất : Quá trình khoán hóa : là sự biến đổi chất hữu cơ thành chất khoáng cây trồng mới hấp thu được. Vi sinh vật giữ vai trò quan trọng trong quá trình phân giải, sự phân giả nhanh hay chậm phụ thuộc vào môi trường gồm nhiệt độ, nước, độ pH, lượng đạm trong chất hữu cơ. Quá trình mùn hóa : là khi chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn mất hết vếch tích của tổ chức sinh vật. Quá trình này cũng phụ thuộc vào môi trường và chiệu tác động của vi sinh vật. Hai quá trình này liên hệ mật thiết với nhau. Quá trình khoán hóa tạo ra NH4+, NO3-, các chất này muốn muốn giữ lại trong đất bền vững phải có chất mùn (là quá trình mùn hóa). Muốn làm tăng chất hữu cơ trong đất phải bón phân hưu cơ, trồng cây phân xanh, luôn canh. Giới thiệu chung về phân hữu cơ : Chủ yếu : là sản phẩm phụ của ngành trồng trọt và chăn nuôi hoặc do sự tích lũy lâu dài của xác động thưc vật. Tính chất (đặc điểm) chung phân hữu cơ : Chứa tất cả các nguyên tố đa lượng, vi lượng nhưng ở dạng hữu cơ. Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Cây trồng hấp thu từ từ. Làm tăng hiệu lực phân hóa học, và cải tạo đất. Phân chuồn : Đặc điểm phân chuồn : Sản xuất tại chổ được dễ dàng. Làm tăng lượng mùn cho đất, làm tơi xốp, tăng hiệu lực của phân hóa học. Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Phân heo : 0,8% N ; bò 0,3%N, gà 1,63% N. Làm ô nhiễm môi trường (mùi hôi, hạt cỏ dại). Cách sử dụng phân chuồng : Lợi ích của việc ủ phân : Hạn chế mất đạm, tiêu diệt được mầm bệnh cỏ dại. Cây dễ hấp thu. Phương pháp ủ : Nguyên vật liệu : Phân chuồn + chất độn : 1 tấn (TL 50/50) Super lân : 30kg 3% Tricodema 2-3kg Bạc lót + bạc phủ 6m x 6m Cách ủ : Trộn đều các nguyên liệu à cho nước vào độ ẩm 60% 5 -7 ngày sau kiểm tra lại độ ẩm, vào trộn tạo điều kiện không khí đi vào. Thời gian ủ từ 45 – 60 ngày. Cách sử dụng phân chuồn: Cây ngắn ngày, vườn ươn bón phân hoai. Cây lâu năm bón phân hoai gian dở. (Sử dụng được lâu, thời gian cây hấp thu lâu). Phân hữu cơ khác : Phân rác : Trước khi ủ phải loại bỏ những hợp chất không thể phân giải được. Thường đào hố để ủ. Phân Bắc : Được ủ với tro, mục đích giúp phân mau hoai, tăng nhiệt độ sau 3 tháng mới được sử dụng. Phân hữu cơ vi sinh : dùng than mùn để chế biến, than mùn được ủ chung với men để men phân hủy chất hữu cơ và những chất còn ở dạng khó tiêu trong than mùn. VD : Compomix, Komix. Phân xanh : Vai trò : Cải tạo và nâng cao độ phì của đất, giữ nhiệt giữ ẩm chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, được làm thức ăn cho gia súa, tăng nguồn cung cấp đạm, cải tạo tính chất vật lý hóa học của đất. Giới thiệu một số loại cây phân xanh. Cây cỏ hôi : cây cao trung bình từ 1-2m dạng thân bụi, lá mộc đối, hoa màu trắng, quả có lông bay xa và phát tán rộng. Sống được trên các loại đất nghèo chất dinh dưỡng, sinh trưởng tốt trong suốt mùa mưa. Cây điền thanh thân xanh : dạng cây bụi, phân cành nhiều, cao trung bình từ 1,5à2m thân có màu xanh lá kép, khả năng chịu hạn mặn, úng, chua. Cây điền thanh thân tía (điên điển). Cây bụi cao 2-3m thân và cành màu đỏ tía ưa mọc nơi ẩm ướt ven hồ ao hay ven sông, chịu úng, chịu mặn. Cây đậu lông : thân bò có khả năng phủ đất rất tốt chịu chua, chịu hạn, chịu rét, chịu bóng râm. Cây trinh nữ không gai : dạng cây bụi 60cm trên thân có nhiều lông rể có nốt sần, còn được làm thức ăn gia xúc. Cây muồng lá tròn : Cây cao trung bình 1-1,5m phân cành nhiều, ưa nóng, chịu khô hạn, khung chịu úng. Một số lưu ý khi sử dụng cây phân xanh : Khi trồng cây phân xanh với cây trồng chính (trồng xen) thì cây phân xanh không được lấn cây chính. Khin ủ phân xanh nên chặc nhỏ ra. Chương V : Sử dụng phân bón trong nông nghiệp Kỹ thuật sử dụng : Bón phân theo thời gian : Bón lót: là bón phân trước lúc gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian đầu. Những loại phân được bón lót: Phân hữu cơ, phân lân, thường được bón lót toàn bộ. Các loại phân hóa học thì bón lót một phần, phần còn lại để bón thúc. Bón thúc: là bón thêm phân trong các giai đoạn sau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ. Kỹ thuật bón: Đối với phân vô cơ căn cứ vào đặc điểm, tính chất vừa có thể bón lót hoặc bón thúc. Phân hữu cơ thì phải bón lót toàn bộ vì tiêu chậm. Đất ngập nước thì phải bón phân hoai hoàn toàn. Đất cao thì nên bón phân hoai dang dở. Cách tính lượng phân thương phẩm: Công thức phân bón cho cây trồng: Là số lượng phân bón nguyên chất (N, P2O5 , K2O) để bón cho 1 ha cây trồng đơn vị tính là kg. TD: Bón phân cho cây mía theo công thức 80-100-120 >> Nghĩa là: + Cần bón 80 kg N (nguyên chất) + 100kg P2O5 (nguyên chất) + 120 kg K2O (Nguyên chất) Cho 1 ha mía. Cách tính: VD: Như trên. Tính lượng phân urê, super lân, KCl để bón 5000m2. Quy ước: Urê = 50 % N (Đạm nguên chất) Lân Văn Điền, super lân = 20 % P2O5 KCl = 60 % K2O K2SO4 =50% K2O SA = 20 % N Bài Giải Lượng phân cho 10.000m2. 100 kg urê à 50 kg N x=? ß 80 kg N x=80×10050=160 urê/ha 100 kg super lân à 20kg P2O5 y =? ß 120 kg P2O5 y=100×10020=500 kg super lân/ha 100 kg KCl à 60 kg K2O z = ? ß 120 kg K2O z=120×10060=200kg KCl/ha Lượng phân cho 5000 m2 Khối lượng urê = 160 x 0,5 = 80 kg urê. Khối lượng super lân = 500 x 0,5 = 250 kg super lân. Khối lượng KCl = 200 x 0,5 =100 kg KCl. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân hóa học: Bón phân cân đối: Tùy theo đặc điểm của cây trồng, tính chất đất bón theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách. Các yếu tố ảnh hưởng: Đất: dựa vào tính chất của đất, lượng mùn, độ ẩm. Khí hậu thời tiết: những lúc mưa nhiều phân dễ rữa trôi, nên chọn những ngày thời thiết mưa ráo để bón phân. Cây trồng căn cứ vào đặc điểm thực vật học của cây, nhu cầu dinh dưỡng. Phân bón và môi trường: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường: Phân hữu cơ trong quá trình tập trung nguyên liệu chế biến sinh ra nhiều độc tố, sinh sinh vật, trứng giun sáng. Các nhà máy chế biến phân hóa học thải ra khí độc và nước thải. Lạm dụng phân hóa học tưới các loại rau. Biện pháp hạn chế: Khu chế biến phân phải xa khu vực dân cư. Xử lý nguồn nước thải. Không lạm dụng phân hóa học để bón cho rau. Chương VI: Cách sử dụng và bảo vệ đất Độ phì nhiêu của đất: Khái niệm: Độ phì nhiêu của đất là khả năng bảo đảm thức ăn, nước và các yếu tố khác để cây trồng tồn tại và mở rộng những sản phẩm nông nghiệp. Độ phì nhiêu là một khái niệm rất tương đối vì còn phụ thuộc vào cây trồng. Các loại độ phì nhiêu: Độ phì thiên nhiên: là những nơi chưa có sự khai phá của con người. Độ phì tiềm tàng: nếu không có kỹ thuật canh tác động vào đất thì cây chỉ sử dụng 1 phần nhỏ độ phì thiên nhiên nên đất đó được xem là độ phì nhiêu tiềm tàng. Độ phì nhiêu hiệu lực: do tác động sản xuất của con người sẽ biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hiệu lực. Độ phì nhân tạo là tất cả các biện pháp canh tác của con người để cải tạo độ phì thiên nhiên. Các chỉ tiêu để đánh giá độ phì: Đất có nhiều mùn. Độ dày của lớp đất mặt trên 20cm là đất tốt. Kết cấu của đất: Kết cấu viên tốt nhất. VSV có ích, cố định đạm. Độ pH : thường đất chua là đất kém phì nhiều. Các chất độc: đất có nhiều chất độc thì kém phì nhiêu. Năng suất cây trồng sẽ phản ánh tính chất của đất. Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu: Làm đất, bón phân, cải tại đất, bố trí hệ thống cây trồng. Các loại đất chính ở tây ninh: Đất hình thành tại chổ: Đất Feralit nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 7623 ha (2%). ở tân biên. Đất Feralit vàng đỏ 1720 ha. Đất Feralit Trên núi. Đất phù sa : Đất phù sa cổ : Sialit xám trên phù sa cổ : chiếm 286.595 ha là đất chiếm diện tích lớn nhất trong tỉnh phân bố khắp nơi. Đất này lớp đất mặt có màu xám, xám vàng, xám nâu, thành ph62n cơ giới chủ yếu là các pha, thịt trung bình, độ pH 4,5 – 5, đất nghèo mùn. Đất sialit feralit động mùn gley vùng trũng : 56878 ha. Đất nâu quanh núi bà đen : diện tích 3840 ha. Đất cát pha có màu nâu đậm ở lớp mặt có độ pH 5,5. Đất phù sa suối : Đất phèn : 17496 ha phân bố dọc theo song vàm cỏ. Đất phù sa sông suối : 17932 ha. Sử dụng và bảo vệ đất vốn có ở Việt Nam : Đất chua : Loại đất  Độ pH Đất rất chua 3 – 4 Đất chua 4 – 5 Hơi chua 5 – 6 Trung tính 6 – 7 Hơi kiềm 7 – 7,5 Kiềm 7,5 – 8 Kiềm nhiều 8 – 9 Nguyên nhân làm cho đất chua : Hiên tượng rữa trôi Do bón phân vô cơ Do cây trồng hút chất dinh dưỡng Tác hại của đất chua: Cây trồng khó hút chất dinh dưỡng. Hạn chế hoạt động VSV Kết tủa thức ăn dễ tiêu Lợi ích bón vôi: Nâng cao pH giúp nâng cao khả năng hấp thụ phân bón. Huy động một số thức ăn bám ở keo đất ra dung dịch đất. Kết tủa nhôm di động để chống độc cho cây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdat_va_phan_bon_8646.docx
Tài liệu liên quan