Tài liệu Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Có thể nói NNHC là phương thức sản xuất đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe với người sản xuất và do vậy thị trường rất hạn chế. Nhìn vào sự phát triển của NNHC toàn cầu với trên 178 quốc gia và vùng lãnh thổ, song có thể thấy rất rõ, thị trường NNHC tập trung ở các nước phát triển, dân số không cao, còn sản xuất hữu cơ lại chủ yếu ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực. Việt Nam là nước có diện tích đất canh tác trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới [10], dân số tăng nhanh, do vậy phát triển nông nghiệp cần hài hòa, bền vững, trong đó sản xuất theo hướng thâm canh, hóa học hóa vẫn là chủ yếu. Để phát triển NNHC thành công, Việt Nam cần tập trung vào các nội dung sau: - Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức. - Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ. - Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu. - Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón. Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch. - Tăng cường phát triển chăn nuôi, thủy sản sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ổn định (thông qua sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp phân hữu cơ). Các mô hình trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản bền vững cần được khuyến khích. - Ở những nơi có điều kiện, khai thác tối đa nguồn nước phù sa để tưới cho cây trồng. Giải pháp này vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng từ cặn phù sa, vừa cho phép cải thiện môi trường và làm trẻ hóa đất. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến NNHC.51 - Phần lớn các sản phẩm hữu cơ tiềm năng của Việt Nam đều nằm ở các vùng khó khăn về giao thông, điều kiện bảo quản, tạm trữ, chế biến không thuận lợi, do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng cho chế biến phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh vật tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển. - Giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm. - Sản xuất NNHC cũng cần các yếu tố đầu vào đảm bảo. Do vậy, những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh vật, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học cũng cần được quan tâm hỗ trợ trong sản xuất. Tất nhiên, cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất NNHC với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên quan.

pdf52 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng tối ưu nguyên. Hướng 3. NNHC sẽ sản xuất lương thực lành mạnh một cách công bằng cho sự thịnh vượng của tất cả mọi người Ví dụ về các lĩnh vực và các hoạt động nghiên cứu từ hướng này bao gồm: • Các hệ thống thực phẩm bền vững thực chất (bao gồm chế độ ăn kiêng, thói quen ăn uống và thực phẩm thải) • Sự tương tác giữa chất lượng thực phẩm, chế độ ăn hữu cơ, sức khoẻ con người, phúc lợi và giảm nhẹ ảnh hưởng khí hậu, • Giá trị đa dạng sinh học, • Các kỹ thuật chế biến truyền thống, nhẹ nhàng, nhưng sáng tạo cho các sản phẩm thực phẩm đích thực, • Ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm bị cấm trong sản xuất và bảo quản hữu cơ, • Phát triển bao bì thân thiện với môi trường cho thực phẩm hữu cơ, • Quản lý tài nguyên trong các hệ thống phân phối thực phẩm, • Cải thiện các khái niệm để kiểm tra và chứng nhận, • Cải thiện các phương pháp và khái niệm cho Hệ thống Bảo đảm có Tham gia của các bên (PGS), • Thực hiện các hệ thống chứng nhận dựa trên đo lường và các chỉ số. 30 Viễn cảnh Chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm thực phẩm tươi và toàn bộ với chất lượng thực chất, chỉ thay đổi tối thiểu nhờ chế biến tiêu chuẩn. Về mặt khẩu vị, sự thay đổi theo vùng sẽ được ưa chuộng hơn so với thiết kế nhân tạo. Nông dân hữu cơ, cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà phân phối sẽ cùng nhau hướng tới sự chuyển đổi sang các mô hình tiêu dùng có ý thức hơn và phục hưng thực phẩm truyền thống đích thực. Các thành viên của phong trào hữu cơ sẽ sáng tạo trong việc thiết kế các mô hình hợp tác và tham gia trong vận tải, cũng như các hệ thống thực phẩm an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc. II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM 2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thế giới 2.1.1. Đất nông nghiệp hữu cơ Năm 2016, diện tích đất NNHC trên toàn thế giới đạt 57,8 triệu hecta, tăng gần 7 triệu hecta so với năm 2015 (Bảng 2.1). Khu vực có diện tích đất NNHC nhiều nhất là Châu Đại Dương (gồm Australia, New Zealand và các quốc đảo ở Thái Bình Dương) với 27,3 triệu hecta, tiếp theo là châu Âu (13,5 triệu hecta), châu Mỹ Latinh (7,1 triệu hecta), Châu Á (gần 4,9 triệu hecta), Bắc Mỹ (3,1 triệu hecta) và Châu Phi (1,8 triệu hecta). Đất nông nghiệp ở đây bao gồm cả các khu vực chuyển đổi và không bao gồm diện tích sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên, rừng và các khu vực chăn thả phi nông nghiệp. Châu Đại Dương chiếm 47% diện tích đất NNHC toàn cầu. Châu Âu, là khu vực có diện tích đất NNHC tăng liên tục qua nhiều năm, chiếm gần 1/4 diện tích đất NNHC của thế giới, tiếp theo là Mỹ Latinh chiếm 12% (Hình 2.1). Australia với sự ra tăng mạnh mẽ diện tích đất NNHC vào năm 2016 (tăng thêm 5 triệu hecta) trở thành nước có diện tích đất NNHC lớn nhất, trong đó ước tính khoảng 97% diện tích đất nông nghiệp là những khu vực chăn thả lớn. Argentina đứng thứ hai, tiếp theo là Trung Quốc ở vị trí thứ ba. 10 quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ lớn nhất với tổng cộng 44,2 triệu hecta, chiếm 3/4 diện tích đất NNHC của thế giới (Hình 2.2). Ngoài đất NNHC, còn có các khu vực hữu cơ khác như khu vực sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên, chiếm hơn 39,7 triệu hecta. Table 2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thế giới (2010-2016) 31 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê qua các năm của IFOAM, 2012-2018. Hình 2.1. Phẩn bổ đất nông nghiệp hữu cơ theo khu vực năm 2016 Nguồn: IFOAM, 2018. 32 Hình 2.2. 10 nước có diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất năm 2016 Nguồn: FiBL survey 2018. Tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp Tỷ trọng hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp của thế giới là 1,2%. Tỷ trọng đất hữu cơ cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo khu vực là châu Đại Dương (6,5%), tiếp theo là châu Âu (2,7%). Tại Liên minh châu Âu, tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp là 6,7%. Ở các vùng khác, tỷ trọng này ít hơn 1% (Bảng 2.2). Bảng 2.2. Tỷ trọng đất hữu cơ (bao gồm cả diện tích chuyển đổi) trong tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016 Khu vực Tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp Châu Phi 0.2% Châu Á 0.3% Châu Âu 2.7% Mỹ Latinh 0.9% Bắc Mỹ 0.8% Châu Đại Dương 6.5% Thế giới 1.2% Nguồn: FiBL survey 2018. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ trọng đất hữu cơ cao hơn và ở 15 quốc gia, ít nhất 10% đất nông nghiệp được sử dụng cho canh tác hữu cơ (năm 2011 là 11 quốc gia). Hầu hết các quốc gia này đều ở châu Âu. 33 Nước có tỷ trọng đất nông nghiệp cao nhất là Liechtenstein, với gần 38% diện tích đất nông nghiệp được dành cho canh tác hữu cơ. Điều đáng lưu ý là nhiều quốc đảo có tỷ trọng đất nông nghiệp dành cho canh tác hữu cơ cao như Polynesia và Samoa. Tuy nhiên, 60% các quốc gia có dữ liệu có ít hơn 1% đất NNHC. Tăng trưởng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Năm 2016, diện tích đất hữu cơ tăng gấp 5 lần so với năm 1999 (từ 11 triệu hecta lên 57,8 triệu hecta) và tăng 7,5 triệu hecta, gần 15% so với năm 2015. Điều này chủ yếu do Australia tăng hơn 5 triệu hecta đất NNHC. Tuy nhiên, nhiều nước khác cũng có mức tăng đáng kể, góp phần làm tăng tổng diện tích đất hữu cơ trên toàn cầu, như Trung Quốc (tăng 42%; tăng hơn 0,67 triệu hecta) và Uruguay (tăng 27%; tăng gần 0,35 triệu hecta). Ấn Độ và Ý đều tăng thêm 0,3 triệu hecta. Năm 2016, diện tích đất NNHC tăng ở tất cả các khu vực (Bảng 2.3). Tăng trưởng tuyệt đối cao nhất là ở châu Đại Dương (tăng 22,9%; tăng 5,1 triệu ha), tiếp theo là châu Á (tăng 23,5%; tăng 0,9 triệu hecta) và châu Âu (tăng 6,7%; tăng 0,8 triệu hecta). Năm 2016, diện tích đất hữu cơ của Mỹ Latinh tăng trưởng lần đầu tiên sau nhiều năm giảm (tăng 6%; tăng gần 0.4 triệu hecta). Bảng 2.3. Tăng trưởng đất nông nghiệp hữu cơ theo khu vực 2015 - 2016 (bao gồm cả diện tích chuyển đổi) Khu vực Đất nông nghiệp hữu cơ (ha) 2015 Đất nông nghiệp hữu cơ (ha) 2016 Tăng trưởng 1 năm (ha) Tăng trưởng 1 năm (%) Tăng trưởng 10 năm (ha) Tăng trưởng 10 năm (%) Châu Phi 1682788 1801699 +118’911 +7.1% +939’348 +108.9% Châu Á 3965289 4897837 +932’549 +23.5% +1’995’140 +68.7% Châu Âu 12663914 13509146 +845’232 +6.7% +5’717’098 +73.4% Mỹ Latinh 6737231 7135155 +397’924 +5.9% +1’549’488 +27.7% Bắc Mỹ 2973885 3130332 +156’446 +5.3% +837’975 +36.6% Châu Đại Dương 22257008 27346986 +5’089’977 +22.9% +15’272’436 +126.5% Thế giới* 50276260 57816759 +7’540’499 +15.0% +26’307’088 +83.5% Khu vực Đất nông nghiệp (ha) Nuôi trông thuỷ sản (ha) Diện tích rừng (ha) Thu hoạch từ tự nhiên (ha) Chăn nuôi trên đất phi nông nghiệp (ha) Đất phi nông nghiệp khác (ha) Tổng cộng (ha) Châu Phi 1801699 13723 20000 12119609 13955031 Châu Á 4897837 68181 123 6259421 1507 11227069 Châu Âu 13509146 19533 16665097 30193776 Mỹ Latinh 7135155 3791 4194720 11930 11345597 Bắc Mỹ 3130332 254655 79855 3464842 Châu Đại Dương 27346986 765 27347751 Thế giới* 57816759 71972 288034 20000 39319467 13437 97529669 Nguồn: FiBL survey 2018 Diện tích đất NNHC tăng ở 83 nước và giảm ở 39 nước. Tại 51 quốc gia, diện tích đất NNHC hoặc không thay đổi hoặc không có dữ liệu mới. Các số liệu thể hiện trong các bảng và đồ thị dưới đây với các số liệu lịch sử có thể khác với những gì đã được thông báo trước đó, như đã được đưa vào cơ sở dữ liệu của FiBL. 34 Hình 2.3. Tăng trưởng diện tích canh tác hữu cơ và tăng trưởng tỷ trọng hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thế giới (1999 - 2016) Nguồn: FiBL survey 2018 2.1.2. Các khu vực hữu cơ khác Ngoài phần đất dành cho NNHC, còn có các vùng đất hữu cơ khác dành cho các hoạt động khác, trong đó lớn nhất là khu vực sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên và diện tích nuôi ong. Các vùng phi nông nghiệp khác bao gồm nuôi trồng thủy sản, rừng và chăn nuôi trên đất phi nông nghiệp. Các khu vực này có tổng cộng 39,7 triệu hecta và toàn bộ diện tích hữu cơ có tổng cộng 97,5 triệu ha (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Tổng diện tích hữu cơ bao gồm diện tích chuyển đổi năm 2016 Khu vực Đất nông nghiệp hữu cơ (ha) 2015 Đất nông nghiệp hữu cơ (ha) 2016 Tăng trưởng 1 năm (ha) Tăng trưởng 1 năm (%) Tăng trưởng 10 năm (ha) Tăng trưởng 10 năm (%) Châu Phi 1682788 1801699 +118’911 +7.1% +939’348 +108.9% Châu Á 3965289 4897837 +932’549 +23.5% +1’995’140 +68.7% Châu Âu 12663914 13509146 +845’232 +6.7% +5’717’098 +73.4% Mỹ Latinh 6737231 7135155 +397’924 +5.9% +1’549’488 +27.7% Bắc Mỹ 2973885 3130332 +156’446 +5.3% +837’975 +36.6% Châu Đại Dương 22257008 27346986 +5’089’977 +22.9% +15’272’436 +126.5% Thế giới* 50276260 57816759 +7’540’499 +15.0% +26’307’088 +83.5% Khu vực Đất nông nghiệp (ha) Nuôi trông thuỷ sản (ha) Diện tích rừng (ha) Thu hoạch từ tự nhiên (ha) Chăn nuôi trên đất phi nông nghiệp (ha) Đất phi nông nghiệp khác (ha) Tổng cộng (ha) Châu Phi 1801699 13723 20000 12119609 13955031 Châu Á 4897837 68181 123 6259421 1507 11227069 Châu Âu 13509146 19533 16665097 30193776 Mỹ Latinh 7135155 3791 4194720 11930 11345597 Bắc Mỹ 3130332 254655 79855 3464842 Châu Đại Dương 27346986 765 27347751 Thế giới* 57816759 71972 288034 20000 39319467 13437 97529669 Nguồn: FiBL survey 2018 35 Cần lưu ý rằng nhiều quốc gia không báo cáo về diện tích phi nông nghiệp. Do đó, các dữ liệu về những khu vực khác không đầy đủ, đặc biệt là dữ liệu về nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng. 2.1.3. Các nhà sản xuất hữu cơ và các loại hình vận hành khác Nhà sản xuất Có trên 2,7 triệu nhà sản xuất hữu cơ trên toàn thế giới, trong đó châu Á có nhiều nhà sản xuất nhất (chiếm 40%), tiếp theo là châu Phi (27%), Mỹ Latinh (17%), châu Âu (14%) và thấp nhất là Bắc Mỹ và châu Đại Dương (Cùng chiếm 1%). Theo số liệu thu được, hơn 80% các nhà sản xuất ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Nước có nhiều nhà sản xuất hữu cơ nhất là Ấn Độ, theo sau là Uganda và Mexico. Số lượng nhà sản xuất tăng lên hơn 300.000 (hơn 13%) so với năm 2015. Năm 2016, Ấn Độ, Uganda, Ý, Mexico và Việt Nam tăng đáng kể. Năm quốc gia này đại diện cho phần lớn tổng số tăng toàn cầu. Việc báo cáo số liệu chính xác về số lượng trang trại hữu cơ vẫn còn rất nhiều khó khăn, do đó có thể giả định rằng tổng số các nhà sản xuất hữu cơ cao hơn mức báo cáo ở đây. Các nhà sản xuất khác Có hơn 81.000 hãng chế biến và ít nhất là 5.100 công ty nhập khẩu, hầu hết trong số đó ở châu Âu. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều báo cáo số lượng về các hãng chế biến, công ty xuất nhập khẩu, hay các nhà khai thác khác. Chẳng hạn, số liệu của Mỹ còn thiếu và có thể giả định rằng số lượng hãng chế biến, công ty xuất nhập khẩu cao hơn nhiều so với những gì được thống kê ở đây. Các loại hình sản xuất khác được báo cáo là các đơn vị nuôi ong, các công ty xuất nhập khẩu, nhóm tiểu chủ và những doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản cũng như số lượng người thu hái tự nhiên. 2.1.4. Doanh số bán lẻ và thương mại quốc tế Doanh số bán lẻ Số liệu về tổng doanh số bán lẻ đã có ở hơn 55 quốc gia, nhiều quốc gia có hoạt động canh tác hữu cơ nhưng thiếu dữ liệu này. Nước có thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ (38,9 tỷ euro), tiếp theo là Đức (9,5 tỷ euro), Pháp (6,7 tỷ euro) và Trung Quốc (5,9 tỷ euro). Sự tăng trưởng của thị trường hữu cơ được ghi nhận ở tất cả các quốc gia với số liệu năm 2016, và trong nhiều trường hợp, tăng trưởng đạt được ở mức hai con số. Ai-len và Pháp là hai nước có mức tăng trưởng lớn nhất, tăng 22%. Đan Mạch và Na Uy tăng 20%. 36 Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất theo lục địa là ở Bắc Mỹ (117 euro), theo quốc gia cao nhất là ở các nước châu Âu. Năm 2016, Thụy Sĩ có mức tiêu dùng bình quân đầu người cao nhất thế giới (274 euro), tiếp theo là Đan Mạch (227 euro) và Thụy Điển (197 euro). Về thị phần của thị trường hữu cơ có trong toàn bộ thị trường, đứng đầu là Đan Mạch (9,7%), tiếp theo là Luxembourg (8,7%), Thụy Sĩ (8,4%), Áo (7,9%) và Thụy Điển (7,9%). Xuất khẩu Hiện nhiều quốc gia có dữ liệu thương mại quốc tế. Những dữ liệu này có thể được biểu diễn bằng tổng khối lượng xuất/nhập khẩu theo tấn hoặc theo giá trị. Tổng giá trị xuất khẩu của hơn 53 quốc gia được trình bày trong Bảng 2.5. Bảng 2.5. Doanh số bán lẻ và mức tiêu dùng theo đầu người theo khu vực 2016 Khu vực Doanh số bán lẻ (Triệu euro) Tiêu thụ bình quân đầu người [euro] Châu Phi* 16 - Châu Á 7343 1.7 Châu Âu 33526 40.8 Mỹ Latinh** 810 1.3 Bắc Mỹ 41939 117.0 Châu Đại Dương 1065 26.5 Thế giới 84698 11.3 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ (ha) 19.272 23.400 36.285 37.490 43.007 76.666 53.348 Tỷ trọng đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 0,2 0,23 0,35 0,4 0,4 0,7 0,5 Tăng trưởng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ bao gồm cả diện tích chuyển đổi (ha) 12.120 12.622 14.012 19.272 23.134 36.258 37.490 Thu hái từ tự nhiên [ha] (gồm cả diện tích nuôi ong) 2.565 1.300 1.300 1.300 2.200 2.200 7.208 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 11.650 7.000 19.500 35.600 20.030 14.670 58.199 Tiêu thụ theo đầu người (euro/người) 0,05 0,2 Xuất khẩu (triệu Euro) 204 195 551 817 77 Nguồn: FiBL survey 2018 * Dữ liệu từ Ethiopia and Kenya. ** Dữ liệu từ Belize, Brazil, Chile, Costa Rica, Jamaica, Mexico, and Peru. 2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam Giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất NNHC theo khái niệm hiện tại của IFOAM thì còn rất mới mẻ và mới chỉ được bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số nước châu Âu. Theo số liệu FiBL-IFOAM công bố năm 2018, năm 2016 Việt Nam có 53.348 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,5% tổng diện tích canh tác), cộng với 58.199 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/sinh thái và 7.208 hecta rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Về xu hướng, 37 diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ giảm mạnh (Bảng 2.6). Doanh số bán lẻ sản phẩm NNHC của Việt Nam đạt 18 triệu Euro, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo đầu người là 0,2 Euro (Thuỵ Sĩ là nước có mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo đầu người cao nhất là 274 Euro). Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam là 77 triệu euro. Các sản phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế. Bảng 2.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam 2010 - 2016 Khu vực Doanh số bán lẻ (Triệu euro) Tiêu thụ bình quân đầu người [euro] Châu Phi* 16 - Châu Á 7343 1.7 Châu Âu 33526 40.8 Mỹ Latinh** 810 1.3 Bắc Mỹ 41939 117.0 Châu Đại Dương 1065 26.5 Thế giới 84698 11.3 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ (ha) 19.272 23.400 36.285 37.490 43.007 76.666 53.348 Tỷ trọng đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 0,2 0,23 0,35 0,4 0,4 0,7 0,5 Tăng trưởng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ bao gồm cả diện tích chuyển đổi (ha) 12.120 12.622 14.012 19.272 23.134 36.258 37.490 Thu hái từ tự nhiên [ha] (gồm cả diện tích nuôi ong) 2.565 1.300 1.300 1.300 2.200 2.200 7.208 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 11.650 7.000 19.500 35.600 20.030 14.670 58.199 Tiêu thụ theo đầu người (euro/người) 0,05 0,2 Xuất khẩu (triệu Euro) 204 195 551 817 77 Nguồn: FiBL survey qua các năm Năm 2017, thị trường nông sản hữu cơ ở Việt Nam cho thấy sự gia tăng ổn định, được hỗ trợ bởi tiêu dùng gia tăng và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn có sự không tin tưởng của người tiêu dùng do nhiều vi phạm trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ cũng tăng đều đặn. Về mặt chính sách, Việt Nam chưa có bất kỳ quy định pháp luật nào đề cập đến chính sách sản xuất và hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ (tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành vào năm 2015 nhưng không được thực hiện). Tuy nhiên, vào đầu năm 2017, với sự vận động chính sách tích cực của Hiệp hội Nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm hữu cơ, các cơ quan chính phủ và nhà nước bắt đầu chú ý đến việc thúc đẩy phát triển NNHC. Chính phủ đã yêu cầu xây dựng một số văn bản chính sách, bao gồm: Nghị định về quản lý nhà nước về NNHC, kế hoạch hành động về phát triển NNHC của Việt Nam giai đoạn 2018- 38 2025 và sửa đổi và tăng cường các tiêu chuẩn quốc gia về NNHC, phù hợp với điều kiện địa phương và quốc tế [7]. Nghị định về NNHC đang được xây dựng với hy vọng sẽ được triển khai vào đầu năm 2018. Hai hệ thống chứng nhận hữu cơ đang được xây dựng: Hệ thống chứng nhận của bên thứ ba và hệ thống chứng nhận PGS trong hệ thống chính phủ [7]. III. CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 3.1. Mỹ 3.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Mỹ Ngành NNHC của Mỹ tiếp tục phát triển theo quỹ đạo đi lên, giành thị phần mới và phá vỡ kỷ lục, khi người tiêu dùng trên toàn nước Mỹ tiêu thụ và sử dụng sản phẩm hữu cơ nhiều chưa từng có. Năm 2016, doanh số bán thực phẩm hữu cơ tại quốc gia này đạt xấp xỉ 47 tỷ USD, tăng gần 3,7 tỷ USD so với năm trước. Đây là lần đầu tiên thị trường thực phẩm hữu cơ đã vượt qua mốc doanh số 40 tỷ USD. Thực phẩm hữu cơ hiện nay chiếm 5,3% tổng doanh số bán thực phẩm ở Mỹ. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ tăng 8,4%, đạt 3,3 tỷ USD so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng trì trệ 0,6% của toàn bộ thị trường thực phẩm. Doanh số bán sản phẩm hữu cơ phi thực phẩm đạt 8,8%, nhiều hơn 0,8% so với tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm phi thực phẩm. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, NNHC đang tạo ra nhiều việc làm. Năm 2016, hơn 60% tổng số doanh nghiệp hữu cơ có sự gia tăng 5 vị trí việc làm toàn thời gian và con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. Khu vực rau quả hữu cơ (trị giá 15,6 tỷ USD) chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại thực phẩm hữu cơ, chiếm gần 40% tổng doanh số bán thực phẩm hữu cơ. Với tốc độ tăng trưởng 8,4%, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng tổng doanh số bán rau quả (3,3%), thì rau quả hữu cơ hiện chiếm gần 15% số thực phẩm mà người Mỹ tiêu thụ. Theo khảo sát năm 2016 về thực phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận do Cục Thống kê nông nghiệp quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện và được công bố vào tháng 9/2017, doanh số từ hoạt động sản xuất NNHC của các trang trại ở Mỹ năm 2016 tiếp tục tăng lên với khả năng sản xuất và thương mại thực phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận đạt 7,6 tỷ USD. Như vậy, doanh số của trang trại năm 2016 đã tăng 23% từ mức 6,5 tỷ USD năm 2015. Cũng trong năm 2016, số lượng trang trại hữu cơ được cấp chứng nhận tăng 11% (tăng 14.217 trang trại), với diện tích tăng 15% đạt mức 5 triệu ha [7]. 39 3.1.2. Chương trình hữu cơ quốc gia 3.1.2.1. Chương trình hữu cơ quốc gia giai đoạn 2009-2014 Cục Tiếp thị nông nghiệp (AMS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) là cơ quan chủ trì thực hiện các Chương trình Hữu cơ quốc gia (NOP). Chương trình Hữu cơ quốc gia giai đoạn 2009-2014 là chương hữu cơ quốc gia đầu tiên của Mỹ. Dưới đây là tổng quan về những kết quả đạt được của Chương trình này: • Tiếp tục tạo sân chơi công bằng cho các trang trại và doanh nghiệp hữu cơ thông qua việc công bố một số nội dung sửa đổi quan trọng đối với các quy định hữu cơ của USDA, bao gồm Quy tắc “Tiếp cận đồng cỏ” (Access to Pasture), Quy tắc “Kiểm tra dư lượng” và một số quy tắc tập trung vào vật liệu để sửa đổi Danh mục các chất được phép sử dụng và chất bị cấm. • Định hướng việc tiếp cận và thực hiện các tiêu chuẩn hữu cơ bằng cách công bố và tiếp tục mở rộng Sổ tay NOP bằng một bộ hướng dẫn, quy chế cấp chứng nhận và bài viết về chính sách (policy memos). • Tăng tính minh bạch thông qua hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia, bằng cách tổ chức hội nghị mỗi năm 2 lần trên phạm vi cả nước, làm tăng các cơ hội khiếu nại cho người dân, thường xuyên đáp ứng các khuyến nghị của Ủy ban và tăng hỗ trợ cho cán bộ và tài trợ cho các báo cáo kỹ thuật. • Tăng cường tính nhất quán và tính thường xuyên của công tác thanh tra bằng cách thể chế hóa quy trình và danh mục kiểm tra hoạt động cấp phép ban đầu và gia hạn. Từ năm 2013, mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn cấp phép của các cán bộ cấp chứng nhận đã đạt trên 95%. • Hỗ trợ hoạt động thương mại hóa thông qua thực hiện các thỏa ước hữu cơ quốc tế với Canada (2009), Liên minh châu Âu (2012), Nhật Bản (2014) và Hàn Quốc (2014). Các thỏa ước này đề cập đến những yêu cầu cấp chứng nhận và mở ra nhiều cơ hội cho thị trường mới. • Tăng cường áp dụng các hình phạt dân sự đối với những hành vi cố ý vi phạm Đạo luật Sản xuất thực phẩm hữu cơ. • Điều chỉnh lại quy trình kháng án để tiến hành đánh giá theo trường hợp và gia tăng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Do đó, thời gian giải quyết kháng án trung bình mất 140 ngày, nhanh hơn nhiều so với năm 2012 (294 ngày). • Hỗ trợ công bố sáng kiến nâng cao nhận thức nhằm cung cấp thêm tri thức cho cán bộ của USDA về các tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng nhận hữu cơ. Hơn 30.000 cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo này kể từ khi sáng kiến được công bố. 40 • Tiếp tục hoạt động đào tạo trực tiếp và thường niên cho các cán bộ cấp chứng nhận. • Công bố công khai hằng năm danh mục hoạt động hữu cơ được cấp phép. Từ năm 2010, NOP bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về tính toàn vẹn hữu cơ cho phép cập nhật thường xuyên danh mục dữ liệu này. • Mở rộng hoạt động quảng bá và truyền thông thông qua Dịch vụ khai báo qua email Organic Insider với hơn 10.000 người đăng ký; Bản tin tổng hợp hữu cơ; Bộ sưu tập phiếu dữ liệu và chuỗi blog hữu cơ 101 để giải thích các nguyên tắc về thực phẩm hữu cơ. Những người đứng đầu NOP cũng thường xuyên tham gia diễn giả các hội nghị về chủ đề cơ hữu. 3.1.2.2. Chương trình hữu cơ quốc gia giai đoạn 2015-2018 Các mục tiêu chiến lược Cục Tiếp thị nông nghiệp đã đề ra 5 mục tiêu chiến lược cho Chương trình hữu cơ quốc gia để định hướng việc đưa ra các quyết định và dành các khoản đầu tư (thời gian và nguồn lực) cho giai đoạn 2015-2018. Mục tiêu 1. Bảo vệ tính toàn vẹn hữu cơ. NOP bảo vệ tính toàn vẹn của dán nhãn hữu cơ thông qua chương trình tuân thủ, thực thi và kháng án hiệu quả; kiểm tra sát sao và bình duyệt chương trình; và các chính sách nhấn mạnh đến tính toàn vẹn hữu cơ, cụ thể. • Triển khai các chương trình thực thi và kháng án hiệu quả, thanh tra tất cả các vụ khiếu nại đã được xác minh và tiến hành những hành động thực thi phù hợp. • Tiến hành công tác thanh tra có hiệu quả để đảm bảo rằng các cán bộ cấp chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn đã được công nhận. • Xây dựng các chính sách tăng tính nhất quán với nhiều quy định thực thi Mục tiêu 2. Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường. NOP hỗ trợ các doanh nghiệp hữu cơ hiện có và triển vọng thông qua cấp chứng nhận hữu cơ đúng và đầy đủ, các thỏa thuận thương mại quốc gia và các chương trình quảng bá giáo dục, cụ thể: • Tạo thuận lợi cho các dự án cấp chứng nhận và quảng bá đúng và đầy đủ để giúp hoạt động cấp chứng nhận trở nên dễ tiếp cận. • Thương thảo và duy trì các thỏa thuận thương mại hữu cơ quốc tế trong khi vẫn đảm bảo tính toàn vẹn hữu cơ. • Giới thiệu thông tin về các tiêu chuẩn hữu cơ và hoạt động cấp chứng nhận của USDA để đào tạo cho người lao động tại các trang trại và doanh nghiệp tiềm năng về lựa chọn hữu cơ. 41 • Hỗ trợ các dự án của USDA và AMS triển khai hướng dẫn về NNHC tại đơn vị. • Đáp ứng yêu cầu thông tin từ các hoạt động tiềm năng, chuyển tiếp và được cấp phép, cũng như những đòi hỏi từ người dân. Mục tiêu 3. Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn rõ ràng. Các tiêu chuẩn này tạo sân chơi công bằng cho các trang trại và doanh nghiệp hữu cơ, cụ thể: • Ưu tiên các dự án đưa ra quy định • Xây dựng các chính sách đúng hướng và đầy đủ, hỗ trợ cán bộ cấp phép và hoạt động cấp phép theo quy định • Khuyến khích tăng tính minh bạch và sự tham gia của người dân thông qua hỗ trợ hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia. • Tiến hành đào tạo cho thanh tra và cán bộ cấp chứng nhận để khuyến khích thực hiện đúng các tiêu chuẩn hữu cơ. Mục tiêu 4. Xây dựng công nghệ thúc đẩy tính hội nhập hữu cơ. NOP tiếp tục mở rộng và cải tiến công nghệ để hỗ trợ phạm vi thực hiện nhiệm vụ. Đạo luật nông nghiệp năm 2014 đề cập đến nội dung cấp kinh phí hỗ trợ các khoản đầu tư này, cụ thể: • Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về tính toàn vẹn hữu cơ, cơ sở dữ liệu hiện đại về các hoạt động cấp chứng nhận. • Nâng cao và kết hợp các công cụ quản lý để tạo điều kiện giám sát chương trình, quản lý, phân tích và báo cáo khối lượng công việc. Mục tiêu 5. Phát triển nhóm và tổ chức. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ có thể được thực hiện thông qua một nhóm vững mạnh và thống nhất, cụ thể: • Xây dựng và phát triển một nhóm đa dạng và cung cấp hạ tầng quản lý và công nghệ góp phần vào sự thành công của người lao động. • Tuyển chọn các thành viên cho nhóm mới, đặc biệt và đa dạng để đạt được các mục đích chiến lược này. • Duy trì và phát triển mạnh hơn hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo các quá trình diễn ra hiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp. Các giá trị cốt lõi • Độc lập và khách quan. Tạo được lòng tin trong các chương trình dán nhãn hữu cơ bằng cách duy trì các tương tác khách quan và độc lập lẫn nhau và với cộng đồng hữu cơ. 42 • Dịch vụ khách hàng. Chứng tỏ các giá trị của khách hàng và dịch vụ công thông qua hình thức tiếp kiến và thông qua phương thức lắng nghe và truyền thông hai chiều. • Trách nhiệm giải trình. Truyền thông hiệu quả làm tăng mức độ chính xác và tính nhất quán của thông tin và đảm bảo cho chúng tôi trách nhiệm giải tŕnh với khách hàng. • Trung thực và tính toàn vẹn. Truyền thông một cách trung thực, cởi mở và thực thi luật và quy định trong mỗi hành động hàng ngày. • Đa dạng. Tôn vinh và khuyến khích tất cả các hình thức đa dạng trong nhóm và cộng đồng. Một phần nội dụng khuyến khích tính đa dạng là thu hút người lao động tham gia công việc khó khăn và có ý nghĩa, thay đổi nơi làm việc và phát triển năng lực cho người lao động; Hỗ trợ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động thông qua đầu tư cho các kế hoạch đào tạo người lao động, phát triển cá nhân, tư vấn và phát triển nghề nghiệp. Các dự án đặc biệt giai đoạn 2015-2018 Ngoài các hành động cần cho các nhiệm vụ đang được thực hiện, Mỹ đầu tư cho các dự án đặc biệt sau để hỗ trợ những mục đích chiến lược: • Các tiêu chuẩn về sức khỏe cho gia súc hữu cơ và quy định cuối cùng • Nguồn gốc thức ăn gia súc được đề xuất và quy định cuối cùng • Các tiêu chuẩn về phương thức hữu cơ; các quy định về nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi ong, nấm và thức ăn cho vật nuôi • Sửa đổi nội dung các điều khoản thực thi quy định hữu cơ để siết chặt các yêu cầu cầp chứng nhận cũng như phát hiện và loại bỏ tình trạng triển khai chính sách không đúng • Hướng dẫn về dòng thải thuốc trừ sâu (Pesticide Drift Guidance) • Phân loại vật liệu • Chính sách cấp chứng nhận chuyển tiếp • Mô tả trình độ của thanh tra; cấp phép chiến lược của chương trình • Mở rộng các hướng dẫn về việc tuân thủ quy định: Dán nhãn cá nhân, nhóm người mua, điều chỉnh các định nghĩa khác nhau liên quan đến “hoạt động cấp chứng nhận” • Xây dựng và thực hiện chiến lược giám sát thị trường dựa vào hàng hóa mục tiêu hoặc nguy cơ 43 • Nhận diện các quốc gia/vùng trọng điểm cho các thỏa thuận hữu cơ tương đương • Xác định các cơ hội cho sự hội nhập của thị trường châu Mỹ Latinh và quảng bá tiếng Tây Ban Nha • Nghiên cứu các chương trình của USDA để triển khai các hướng dẫn phát triển hạ tầng NNHC của Bộ trưởng • Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu hiện đại về tính toàn vẹn hữu cơ • Lập danh mục và mạng lưới đào tạo nhân lực hữu cơ và hỗ trợ kỹ thuật • Duy trì hệ thống chất lượng của NOP và thực hiện kế hoạch thường niên về thanh tra nội bộ và bình duyệt [8]. 3.2. Philippin 3.2.1. Tình hình nông nghiệp hữu cơ ở Philippin Đạo luật NNHC Philippin được ban hành ngày 6/4/2010, là một quy định mang tính bước ngoặt trong việc khuyến khích phát triển nền NNHC tại quốc gia này. Đây là thành quả sau nhiều năm dài nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân và các nhóm tư nhân trong việc thúc đẩy cải cách ngành nông nghiệp xoay quanh các hệ thống sản xuất bền vững về mặt sinh thái, thân thiện môi trường và an toàn, cũng như tính khả dụng của các mặt hàng chủ lực và thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Nhờ vậy, năng suất của các trang trại và cơ hội tạo thu nhập cho nông dân Philippin đã được nâng lên. So với nhiều nước châu Á, ngành NNHC Philippin đang trong giai đoạn hình thành. Sản xuất nông sản hữu cơ chưa thuận lợi với 198.309 hecta, chiếm 1,6% diện tích đất nông nghiệp (năm 2016). Các sản phẩm NNHC đang dần được đưa vào chuỗi các siêu thị lớn và nhà hàng chủ yếu do nhu cầu gia tăng bởi nhận thức của người dân Philippin về tác động của sản phẩm này đến sức khỏe được nâng lên. Sau khi Đạo luật NNHC được ký kết, Ủy ban NNHC quốc gia (NOAB) đã thực hiện rất nhiều hoạt động để triển khai Chương trình NNHC quốc gia (NOAP) được thông qua vào tháng 1/2012. Các hoạt động này rất quan trọng đối với việc xây dựng chương trình tổng thể về NNHC kéo dài 6 năm thậm chí khi Đạo luật NNHC đã xác định khuôn khổ chung, chiến lược, các thành phần chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Việc khuyến khích phát triển NNHC ở Philippin vấp phải nhiều thách thức: Kẽ hở chính sách, thiếu các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy và nâng cao nhận thức; hoạt động nghiên cứu và phát triển, mở rộng và xây dựng năng lực có sự phân khúc và không phù hợp; và các hệ thống thị trường còn khiêm tốn. Một trong những thách 44 thức chính đối với nền NNHC là khả năng cạnh tranh với các hệ thống canh tác truyền thống [9]. 3.2.2 Chương trình Nông nghiệp hữu cơ quốc gia giai đoạn 2012 - 2016 Tầm nhìn Chương trình NNHC quốc gia (NOAP) (2012-2016) đặt kỳ vọng ngành NNHC góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp quốc gia, cụ thể là tính bền vững, tính cạnh tranh và an ninh lương thực, trong đó, ít nhất 5% diện tích đất canh tác nông nghiệp ở Philippin được dành cho hoạt động canh tác hữu cơ; và người tiêu dùng ở quy mô quốc gia và quốc tế tích cực ủng hộ việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ vào năm 2016. Mục tiêu NOAP nhằm mục tiêu khuyến khích, phổ biến, phát triển mạnh và thực hiện phương thức sản xuất NNHC ở Philippin hướng tới ngành công nghiệp hữu cơ cạnh tranh và bền vững góp phần: • Tăng thu nhập của trang trại và sinh kế bền vững. Tăng năng suất nông nghiệp, giảm chi phí cho các nguyên liệu đầu vào của trang trại được nhập khẩu, tăng thu nhập cho nông dân và giảm nghèo ở khu vực nông thôn. • Cải thiện sức khỏe. Bảo vệ sức khỏe cho nông dân, người tiêu dùng và người dân. • Bảo vệ môi trường. Cải thiện độ màu mỡ của đất và tăng đa dạng sinh học nông nghiệp, giảm ô nhiễm và phá hủy môi trường cũng như ngăn ngừa suy giảm mạnh tài nguyên thiên nhiên. • Giảm nguy cơ thảm họa và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu. Tăng khả năng phục hồi trước nguy cơ thảm họa và tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra bởi tác động của con người và các thảm họa tự nhiên thông qua đa dạng hóa và ít tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. • Công bằng xã hội. Đáp ứng nhu cầu vật liệu cơ bản và nâng cao mức sống cho người dân, bảo vệ quyền con người, bình đẳng giới, tiêu chuẩn lao động và quyền tự quyết. Các chiến lược của chương trình trọng điểm NOAP sẽ được định hướng bởi các nguyên tắc và chiến lược bền vững sau: a) Cải cách liên tục chính sách, pháp lý và thể chế Thành công hay thất bại của ngành NNHC quốc gia tùy thuộc vào việc xây dựng khung chính sách liên tục và phù hợp, hỗ trợ pháp lý và thể chế từ chính phủ và thông qua những can thiệp của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân, khu vực doanh nghiệp hữu cơ tư nhân và người nông dân. Các bên liên quan này có khả năng tạo một môi trường cho phép tiểu ngành NNHC phát triển. Sự hỗ trợ về chính 45 sách và thể chế có thể được đưa ra dưới hình thức đầu tư công, các hướng dẫn, tiêu chuẩn, thông tin, điều phối và các yếu tố khác, sẽ cho phép các chủ thể của ngành NNHC tăng sản lượng và được hưởng lợi. Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách sẽ phải có sự tham gia của các bên liên quan từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Chỉ có nhờ sự tư vấn cởi mở và tham gia của tất cả các bên liên quan thì nền NNHC mới mang lại lợi ích kép. Chính phủ hay khu vực công đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, đặc biệt là thông qua cung cấp quyền tiếp cận bình đẳng với thông tin và sử dụng năng lực điều phối. Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của tiểu ngành NNHC trong nước ban đầu là kết quả của những hành động và can thiệp của cá nhân trong thời gian dài. Vì thế, vấn đề quan trọng là chính phủ phải dựa vào những kinh nghiệm có giá trị đó để khuyến khích phát triển sản xuất NNHC ở trong nước. b) Quy trình tham gia/Nhiều bên liên quan Sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án, đặc biệt ở cấp Đơn vị chính quyền địa phương (LGU) là quan trọng để đạt được mục tiêu hợp tác và hỗ trợ. Do đó, các hình thức can thiệp dự án sẽ thông qua những phương thức tham gia và hoạt động để đảm bảo sự tham gia của các đơn vị liên quan. Các can thiệp dự án sẽ được thực hiện một cách minh bạch thông qua quá trình: Tư vấn để thông tin cho các bên liên quan, tạo sự đồng thuận để đảm bảo các can thiệp của tất cả các bên liên quan được chấp nhận; xác định rõ phạm vi trách nhiệm cho tất cả các hoạt động của dự án; phổ biến thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng địa phương; và hệ thống báo báo phù hợp và hiệu quả từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Các Đơn vị chính quyền địa phương, tổ chức nhân dân và các nhóm nông dân khác sẽ được cung cấp các cơ hội như nhau trong việc nhận hỗ trợ và nhiều can thiệp khác. Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ thực hiện các dự án và chương trình có phạm vi rộng, có hiệu quả kinh tế và có nhiều liên kết cho phép tạo việc làm và mang lại lợi ích và tác động lớn. c) Hợp tác công - tư Các phương thức tham gia và hoạt động bao gồm tổ chức: Hội thảo tư vấn/lập kế hoạch tham gia; tư vấn cộng đồng và thảo luận nhóm trọng tâm với các đối tượng được hưởng lợi; các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án dựa vào cộng đồng; và các hoạt động phổ biến thông tin Trong nhiều năm qua, việc khuyến khích phát triển ngành NNHC chủ yếu là sáng kiến cá nhân, thông qua nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nhân dân ủng hộ cho các hệ thống canh tác bền vững. Sau khi Luật NNHC được thông 46 qua, khu vực công cung cấp nguồn vốn lớn hỗ trợ đầu tư và sáng kiến khởi nghiệp của cá nhân. Để phát triển và duy trì hợp tác công - tư, cần thể chế hóa hợp tác công - tư ở cấp quốc gia và địa phương, bắt đầu bằng việc lập kế hoạch các chương trình và dự án phát triển dựa vào sự phối hợp giữa khu vực công và tư ở cấp vùng. Đây sẽ là khuôn khổ để xác định và ưu tiên các chương trình và dự án cụ thể ở cấp địa phương. Đầu tư công cần có để hỗ trợ ngành NNHC không lớn, do đó, sự hỗ trợ và tham gia liên tục của khu vực tư nhân là cần thiết để đạt được mục tiêu khuyến khích, phổ biến, phát triển và thực hiện phương thức sản xuất NNHC trong nước. d) Kết hợp/Hội tụ với các sáng kiến phát triển hiện có Các can thiệp dự án sẽ được kết hợp và bổ sung cho các chương trình phát triển hiện có của chính phủ, đặc biệt là các chương trình của Ban Nông nghiệp và các đơn vị liên quan. Để sử dụng tối ưu nguồn lực và mang lại lợi ích cho nhiều người, sự hỗ trợ của dự án sẽ phải dựa vào những sáng kiến hiện có của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân, các nhóm tư nhân và người nông dân canh tác hữu cơ. Các cơ chế thực hiện dự án nên tính đến yêu cầu định hướng và thế chế hóa các phương tthức, hệ thống và thủ tục để các bên liên quan có thể đảm nhiệm hoạt động của dự án như chức năng thường xuyên sau khi hoàn tất dự án. Trong quá trình triển khai này, việc nhân rộng hoặc mở rộng các dự án trên cơ sở tham khảo các bài học kinh nghiệm sẽ dễ dàng được thực hiện tại các khu vực khác. Ngoài ra, mối quan hệ giữa những người được hưởng lợi từ dự án với các cơ quan đối tác - chính phủ hiện nay, các viện nghiên cứu khác và tổ chức phi chính phủ cũng vẫn sẽ tiếp tục để duy trì khả năng cung cấp hỗ trợ cần thiết trong và sau khi dự án hoàn tất. Các giai đoạn đầu thực hiện dự án cụ thể sẽ chỉ bao trùm những lĩnh vực được lựa chọn, sau đó, sẽ mở rộng quy trong các lĩnh vực khác trong những năm tiếp theo. Các can thiệp dự án sẽ được cung cấp cho các Đơn vị chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân và những người được hưởng lợi khác dựa vào mức độ sẵn sàng tham gia và cung cấp hỗ trợ mở rộng trên cơ sở ngân sách hạn hẹp. e) Mối quan hệ giữa địa phương - quốc gia - toàn cầu Các sản phẩm hữu cơ trong nước được bán trực tiếp từ trang trại cho thương gia hoặc người tiêu dùng trên quy mô hạn chế. Hầu hết các sản phẩm hữu cơ tại các thị trường nhỏ là sản phẩm rau, thịt gia cầm và thịt lợn. Dù thị trường thực phẩm hữu cơ chưa mở rộng, nhưng sản phẩm hữu cơ đang được quan tâm. Người tiêu 47 dùng ngày càng nhận thức được giá trị của thực phẩm hữu cơ và hiện có nhiều cơ hội để tiếp cận với sản phẩm này. Hơn nữa, thế giới đang hướng đến thực phẩm lành mạnh, nên dẫn đến việc tìm kiếm các sản phẩm hữu cơ. Các yếu tố trên kết hợp với trọng tâm của chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển thực phẩm lành lạnh và an toàn, nên theo dự báo, thị trường sản phẩm hữu cơ nội địa cũng như tiềm năng xuất khẩu sản phẩm này sẽ gia tăng. Tuy nhiên, Philippin cần phát triển hệ thống sản xuất và tiếp thị sản phẩm hữu cơ riêng để bắt kịp xu hướng trong nước và toàn cầu, cũng như đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ đang gia tăng. Vì vậy, các kế hoạch và chương trình NNHC nên triển khai chính sách đề cấp đến nhiều loại hình hoạt động canh tác hữu cơ, đặc biệt là ủng hộ khả năng độc lập của người nông dân và hoạt động canh tác hữu cơ thương mại. Bên cạnh đó, cần phát triển và tăng cường tác động tương trợ giữa các nhà sản xuất là nông dân địa phương với nhà sản xuất thương mại để đáp nhu cầu địa của địa phương, quốc gia và toàn cầu. f) Quan hệ đối tác/chia sẻ chi phí Cùng hợp tác hay sự đóng góp dưới dạng lao động, tiền mặt hoặc hàng hóa sẽ là yêu cầu trợ giúp từ dự án. Nguyên tắc này nêu bật sự cần thiết phải: a, nâng cao ý thức về quyền sở hữu giữa những người thực hiện dự án và người được hưởng lợi; b, phân bổ nguồn lực để vận hành và duy trì dự án; và c, đảm bảo tính bền vững của những can thiệp, thậm chí ngoài phạm vi thời gian kéo dài dự án. g) Những can thiệp thân thiện với sinh thái, được xã hội chấp nhận và đặc thù theo khu vực Các chương trình và dự án được thực hiện nên góp phần cải thiện tình hình sinh thái. Các công nghệ phù hợp, được xã hội chấp nhận và thân thiện với môi trường sẽ được khuyến khích áp dụng để đảm bảo phục hồi độ màu mỡ cho đất phục vụ canh tác. Mặt khác, các hoạt động và chương trình nên có chiến lược chú trọng đưa ra phương thức mau phục hồi trước nguy cơ biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với Chiến lược khung quốc gia về biến đổi khí hậu. NOAP nên hỗ trợ các chiến lược xây dựng khả năng thích ứng của quốc gia và tăng khả năng mau phục hồi của các hệ sinh thái tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu. Nhìn chung, các công nghệ này phải phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp của từng khu vực và năng lực quản lý của những người được hưởng lợi; các công nghệ đó cũng cần được chứng minh, thử nghiệm, có chi phí hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển NNHC bền vững. Các kế hoạch quản lý và thực hiện được thông qua trong khuôn khổ dự án, sẽ phải dựa vào nguồn lực, điều kiện khí hậu nông nghiệp phổ biến trong các khu vực và theo hiện trạng vật chất, nông nghiệp, 48 thể chế và môi trường và phát triển. Mặt khác, các hệ thống tri thức bản địa và phương thức sẽ được thúc đẩy. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc gia của Philippin về NNHC, thì sinh vật biến đổi gen (GMO) hoặc bất cứ sản phẩm bào được chiết tách từ sinh vật này, sẽ không được sử dụng trong NNHC. Sinh vật biến đổi gen trong các hệ thống nông nghiệp cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi hoạt động canh tác, thu hoạch, vận chuyển, lưu trữ và chế biến thực phẩm hữu cơ. h) Chú trọng đến vấn đề giới Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Theo các nghiên cứu của Tổ chức Nông, Lương (FAO), cả phụ nữ và nam giới đều giữ vai trò thiết yếu đối với ngành nông nghiệp trên toàn thế giới trong hoạt động sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm. Đặc biệt, phụ nữ nông thôn tạo ra từ 50-80% sản lượng lương thực của thế giới; tuy nhiên, dù có đóng góp cho an ninh lương thực thế giới, nhưng phụ nữ nông thôn thường bị đánh giá thấp và không được chú ý trong những chiến lược phát triển. Khi xem xét đóng góp và vai trò của phụ nữ trong khu vực nông thôn, cần tập trung vào vấn đề giới để thúc đẩy bình đẳng giới và công bằng trong việc phát triển các kế hoạch và chương trình NNHC. Như vậy, nội dung này cần được lồng ghép vào tất cả các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án để đảm bảo mức độ ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới là như nhau. Để thực sự phát hủy hiệu quả, các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án được xây dựng cần tính đến nhu cầu và điều kiện khác khau của phụ nữ và nam giới trong khu vực nông nghiệp. Kế hoạch phát triển NNHC sẽ phải tính đến các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án nhằm đạt mục tiêu công bằng về quyền, lợi ích và cơ hội và sự tham gia của cả hai giới vào tất cả các hoạt động [9]. Kết quả thực hiện Chương trình Nông nghiệp hữu cơ quốc gia 2012-2016 NOAP vẫn chưa đạt được mục tiêu chuyển đổi 5% diện tích đất nông nghiệp ở Philippin thành các hệ thống hữu cơ; hiện nay chỉ có khoảng 2% là đất NNHC. NOAP do Ban nông nghiệp (DA) triển khai hiện gặp nhiều khó khăn do trình độ của nguồn nhân lực, cũng như các can thiệp và phương thức chiến lược từ trung đến dài hạn còn hạn chế. NNHC được xem là có liên quan đến công nghệ và không dựa vào các nguyên tắc và triết lý nền tảng định hướng cho đơn vị và nguồn nhân lực của đơn vị này về các phương thức chiến lược, cùng với người nông dân và các bên liên quan khác. Để khắc phụ hạn chế này và hỗ trợ thực hiện NOAP, Liên minh các đô thị và thành phố nông nghiệp hữu cơ ở Philippines (LOAMC-PH) đã đưa ra phương thức phát triển NNHC có hệ thống bền vững đề cập đến: 49 • Việc chủ động tuyển chọn các thị trưởng thành phố làm thành viên của LOAMC-PH: Cuối quý 3 năm 2017, hơn 120 thị trưởng đã trở thành thành viên, chiếm ít nhất 8% số thị trưởng của 1.484 đô thị tự trị và 46 thành phố ở Philippin (tổng số là 1.535). Họ cam kết chuyển đổi 1,2 triệu hecta đất nông nghiệp trong các đô thị tự trị/thành phố này. Diện tích đất nông nghiệp ở thành phố tối thiểu là 10.000 hecta. • Việc thể chế hóa các phương thức trong những trang trại gia đình và đô thị tự trị/thành phố: LOAMC-PH bắt đầu chính thức hỗ trợ chuyển đổi có hệ thống các trang trại gia đình và đô thị tự trị/thành phố thông qua cung cấp khóa đào tạo kéo dài bốn tuần có tên là: “Kết nối lãnh đạo và quản trị trong việc phát triển NNHC bền vững dựa vào tài sản” (BLG-ABSOA). Khóa học này do Công ty quỹ SEAOIL (SFI) và Viện đào tạo nông nghiệp thuộc Ban Nông nghiệp phối hợp tổ chức. Khóa học được xây dựng dựa vào kinh nghiệm của đô thị Dumingag thuộc tỉnh Zamboanga del Sur, Kauswagan ở tỉnh Lanao del Norte và thành phố Bislig ở tỉnh Surigao del Sur nhằm mục tiêu đưa ra “Mô hình thành phố NNHC ở Philippin” vào năm 2020. Như đã đề cập ở trên, một trong những trở ngại chính là quan niệm cho rằng NNHC là công nghệ, mà không phải là giải pháp phát triển bền vững. Do đó, can thiệp của chính phủ chủ yếu chỉ đặt mục tiêu thay thế đầu vào, nghĩa là thay thế phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ, trong khi hạt hữu cơ và phân bón hữu cơ vẫn chưa được sử dụng ngay. Chương trình quốc gia đặc biệt chú trọng sử dụng các loại hạt hybrid cần đến các hóa chất tổng hợp hoặc hạt thường được sử dụng trong nông nghiệp truyền thống. Hỗ trợ tài chính cho NNHC vẫn còn thiếu và ngân sách cho NNHC chỉ chiếm 2% ngân sách thường niên của Ban Nông nghiệp hữu cơ [7]. 50 KẾT LUẬN Có thể nói NNHC là phương thức sản xuất đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe với người sản xuất và do vậy thị trường rất hạn chế. Nhìn vào sự phát triển của NNHC toàn cầu với trên 178 quốc gia và vùng lãnh thổ, song có thể thấy rất rõ, thị trường NNHC tập trung ở các nước phát triển, dân số không cao, còn sản xuất hữu cơ lại chủ yếu ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực. Việt Nam là nước có diện tích đất canh tác trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới [10], dân số tăng nhanh, do vậy phát triển nông nghiệp cần hài hòa, bền vững, trong đó sản xuất theo hướng thâm canh, hóa học hóa vẫn là chủ yếu. Để phát triển NNHC thành công, Việt Nam cần tập trung vào các nội dung sau: - Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức. - Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ. - Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu. - Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón. Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch. - Tăng cường phát triển chăn nuôi, thủy sản sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ổn định (thông qua sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp phân hữu cơ). Các mô hình trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản bền vững cần được khuyến khích. - Ở những nơi có điều kiện, khai thác tối đa nguồn nước phù sa để tưới cho cây trồng. Giải pháp này vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng từ cặn phù sa, vừa cho phép cải thiện môi trường và làm trẻ hóa đất. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến NNHC. 51 - Phần lớn các sản phẩm hữu cơ tiềm năng của Việt Nam đều nằm ở các vùng khó khăn về giao thông, điều kiện bảo quản, tạm trữ, chế biến không thuận lợi, do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng cho chế biến phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh vật tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển. - Giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm. - Sản xuất NNHC cũng cần các yếu tố đầu vào đảm bảo. Do vậy, những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh vật, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học cũng cần được quan tâm hỗ trợ trong sản xuất. Tất nhiên, cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất NNHC với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên quan. Trung tâm Phân tích thông tin 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. G. Rahmann (2017), Organic Agriculture 3.0 is innovation with research, Organic Agriculture, September 2017, Volume 7, Issue 3, p. 169-197. 2. Gomiero, Tiziano, Pimentel, David and Paoletti, Maurizio G.(2011), Environmental Impact of Different Agricultural Management Practices: Conventional vs. Organic Agriculture, Critical Reviews in Plant Sciences, 30: 1, 95-124. 3. Arbenz Markus, Gould David and Stopes Christopher (2016), Organic 3.0 - for truly sustainable farming and consumption, IFOAM Organics International, Bonn and SOAAN, Bonn. 4. OECD (2016), Farm Management Practices to Foster Green Growth, OECD Green Growth Studies, OECD Publishing, Paris. 5. Urs Niggli (2016), Towards modern sustainable agriculture with organic farming as the leading model, A discussion document on Organic 3.0. 6. Niggli U., Andres C., Willer H. and Baker B. P. (2017): A Global Vision and Strategy for Organic Farming Research - Condensed version. Version February, 2017. TIPI - Technology Innovation Platform of IFOAM - Organics International, Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, Switzerland. 7. Willer, Helga and Julia Lernoud (Eds.) (2018): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2018. Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM - Organics International, Bonn. 8. USDA, National Organic Program Strategic Plan 2015-2018. 9. NOAB, National Organic Agriculture Program 2012 2016. 10. Nguyễn Văn Bộ (2017), Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và những vẫn đề cần quan tâm, Kỷ yếu Diễn đàn quốc gia phát triển nông nghiệp hữu cơ lần thứ nhất, 27/12/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nong_nghiep_huu_co_tiem_nang_va_thach_thuc.pdf
Tài liệu liên quan