Tài liệu ôn thi công chức Hải quan năm 2011

Gồm 3 phần : Tiếng Anh, kiến thức chung, nghiệp vụ Tiếng Anh Đề 1: Anh/chị có định hướng phấn đấu và rèn luyện như thế nào nếu trở thành công chức Hải quan? Since Vietnam’s admission to WTO, Vietnam Customs plays an important role in the process of trade facilitation. For Vietnam Customs, customs official are key assets. Then if I become a custom official, I will try to my best to be honest, devotive and always eager to learn new things. Firstly, I will be honest in all tasks assigned, as well as in my daily life. I will not receive any illegal benefits from businesses and persons. This is of great importance, since the Vietnam Customs helps the Government collect import-export duties, and any dishonesty with under the table money for custom officials can lead to the loss of tax revenue. Secondly, I will be also devotive to the job, because I understand the importance of being a custom official. I will try to put much focus to be excellent in every task, so that the clearance of goods is facilitated and convenient for businesses and individuals. Finally, I will always try to learn new things to do my job at the best way. Since Vietnam joined WTO, the social-economic conditions have been changing at a fast pace. Therefore, eagerness to learn is critical for me to adapt with changing working environment and conduct my tasks successfully. To sum up, if I am honored to be a custom official, I will try my best to be always honest, devotive and eager to learn new things. These all valuable attributes will help me be a successful custom official. Đề 2: Anh/chị hãy nêu các nhiệm vụ của hải quan Việt Nam. Vietnam became a member of WTO in early 2007, resulting in increases in the movement of goods moving in and out of the country, In order to help facilitate trade, Vietnam Customs plays an important role with five main tasks. Firstly, they help the Government collect export and import duties to ensure stable Government‘s revenue, of which those duties often account for a large part. With stable and sufficient revenue from taxes, the Vietnamese Government can have long-term fiscal polices as well as long term macro ones. Secondly, the Customs of Vietnam helps the Government control the movement of goods across the border. This task is very important to prevent the import of illegal goods like counterfeits, weapons , ensuring national security. Thirdly, the prevention of illegal transportation of goods or persons is one of Vietnam Customs’ tasks. This will help collect duties effectively, and create a fairly competitive environment, since every businesses has to pay duties equally. Fourthly, the Vietnam Customs will make statistics of goods inflow and outflow of the country, so that the Government can have suitable macro –policies to balance the imp-exp of the economy Finally, based on experiences and the process of carrying out tasks, Vietnam Customs will suggest procedures and policies applied to goods imported-exported to facilitate trade. To sum up, through effective and efficient conduct of the five main tasks, Vietnam Customs will increase the participation of industry in the global market place and contribute natural significantly to the economic competitiveness of Vietnam. Đề 3: Hãy nêu lý do tại sao anh/chị muốn trở thành công chức hải quan In 2011, the GDVC intends to recruit custom officials nationwide. In the stage of recruitment, there have been around 2000 candidates, showing that many Vietnamese people want to join Vietnam Customs. And I am also one candidate with the very firm wish to become a custom official. In view of that wish, I will explain the reasons why I want to join the Vietnam Customs. Firstly, Vietnam Customs helps the Vietnam Government collect import-export duties, control the flow of goods in and out of the country, and plays an important role in the growth of the country. They make statistics on exported and imported goods so that the Government can have suitable macro-policies, prevent the illegal transportation of goods. Then by becoming a custom official, I can be assigned those important tasks, and contribute to the growth of Vietnam heading towards a prosperous Vietnam. Secondly, in my point of view, Vietnamese customs officials have many good personal qualities and manner, I know this because my father is also a custom official, and I admire him very much. He is very honest both in his career and in life. He never receives any illegal benefits, and has always been trying to provide convenient custom service to businesses and passengers. It is my admiration for my father-an honest custom official that I want to join Vietnam Customs Thirdly, I believe that joining Vietnam Custom will help me develop and better myself, in terms of both personality and knowledge. Each year, there are many opportunities for custom officials to join short-term courses or oversea classes. In conclusion, there are three main reasons to explain why I want to become a custom official, including the important role of custom officials in country growth, my admiration for my custom-official father, and finally the opportunities for personal development. I have put much efforts on the exams, and hope to become an custom official in the near future. Kiến thức chung Tài liệu ôn thi công chức HQ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày các nguyên tắc thi hành công vụ? Vì sao công chức phải thực hiện công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát trong luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008? Trả lời: Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. 4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. 5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. Bởi vì: Tuân theo hiến pháp, pháp luật CBCC thực hiện .khi thi hành công vụ CBCC phải thực hien công khai .có sự giám sát .(tự khai triển ý) Câu 2: Công chuc bao gồm những đối tượng nào trong luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008? Trả lời: Bao gồm Công chức và công chức cấp xã Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Câu 3: Trình bày các nguyên tắc quản lý CBCC trong luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Trả lời: Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức 1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước. 2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. 3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. 4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. 5. Thực hiện bình đẳng giới. Câu 4: Trình bày nghĩa vụ của CBCC trong luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008?Tại sao CBCC phải có nhiệm vụ với Đảng nhà nước và nhân dân? Tại sao CBCC khi thi hành công vụ phải được bảo vệ bằng pháp luât? Trả lời: NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân 1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; 4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; 5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của hiến pháp, pháp luật. Chịu trách nhiem truoc co quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vu, quyền hạn được giao. Tại sao cbcc có nhiệm vụ với Đảng,nn va nd . HQ là bảo vệ quyền lợi, lợi ích quốc gia Là CCHQ phải rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức. Tich cực trao dồi ngoại ngữ, th, trung thực và có phẩm chất chính trị, . Công chức hải quan là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Công chức hải quan phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác. Nghiêm cấm CCHQ bao che, thông đồng để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan; nhận hối lộ; chiếm dụng, biển thủ hàng hoá tạm giữ và thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.” Tại sao CBCC phải bảo vệ PL: Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ 1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ. 2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật. 3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ. Mọi nhiệm vụ của chúng ta -> nhiệm vụ của xhoi, nhan dan. Co việc, có lợi, ý nghia xa hội nhưng nguy hiểm tinh mạng, bảo vệ an ninh như CA,tòa án,HQ, .bản chất của hdong phục vụ xã hội. Như vậy đương nhiên phải được pháp luật bảo vệ, quần chúng nhân dân phải bảo vệ họ. Thể hiện văn bản pháp luật, khám xét,noi o,bat giu, .CBCC phai trang bi vũ khí, .nn phải có chế tài chống người thi hành công vụ, rèn luyên phẩm chất, nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Câu 5: Nêu các yêu cầu CBCC trong giao tiếp theo luât số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008. Hãy phân tích và chứng minh tại sao Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ? Trả lời: Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở 1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. 3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân 1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. MÔN THI: THỦ TỤC THÔNG QUAN Đề thi: số 3 Thời gian làm bài: 30 phút (Thí sinh không sử dụng bất kỳ tài liệu nào khi làm bài) A – Phần thi trắc nghiệm: Hướng dẫn: Thí sinh lựa chọn và khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong mỗi câu hỏi. Tổng số: 20 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 2,5 điểm). Lưu ý: - Chọn phương án đúng là a: - Muốn bỏ chọn phương án a đã chọn: - Muốn lấy lại phương án a đã bỏ: Nghiệp vu 1/ Hãy khoanh tròn tiêu chí đúng trong các quy định dưới đây: Căn cứ xác nhận thực xuất đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ là: a. Hoá đơn xuất khẩu, Vận đơn hàng xuất khẩu. c. Kết quả giám sát hàng thực xuất của Hải quan. c. Cả 2 phương án trên. 2/ Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc dưới đây phải đáp ứng đối với hàng chuyển cửa khẩu: a. Giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong, kẹp chì của Hải quan. b. Vận chuyển đúng tuyến đường và phương tiện vận tải đã đăng ký. c. Có nhân viên Hải quan giám sát, áp tải với hàng hóa không niêm phong được. 3/ Những hàng hóa nào sau đây được phép chuyển cửa khẩu: a. Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình. b. Hàng tiêu dùng nhập theo loại hình kinh doanh để bán lẻ. c. Hàng nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa. d. Hàng hóa của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật. 4/ Hãy khoanh tròn phương án sai: Theo quy định hiện hành thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá tới mức toàn bộ lô hàng đối với trường hợp nào dưới đây: a. Hàng XNK nhạy cảm, có thuế suất cao của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật. b. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. c. Hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan Hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan. 5/ Trong số các trường hợp dưới đây thì trường hợp nào không qui định phải lấy mẫu của hàng nhập khẩu: a. Người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ khai hải quan. b. Nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng nhập khẩu. c. Hàng tạm nhập - tái xuất để dự hội chợ triển lãm. d. Hàng nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc phân tích giám định theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

doc20 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi công chức Hải quan năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng. 3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Câu 9: HQ VN phat triển theo hướng nào? Để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về hải quan. Điều 1. Chính sách về hải quan Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lanh tho HQ; về tổ chức và hoạt động của Hải quan. Điều 3. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan; 3. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hàng hoá bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. 3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. 4. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 5. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải. 6. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hoá, phương tiện vận tải. 7. Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền. 8. Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. 9. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. 10. Kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. 11. Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh. 12. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế. 13. Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hoá sau đây: a) Hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. 14. Quá cảnh là việc chuyển hàng hoá, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó. 15. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. 16. Chuyển tải là việc chuyển hàng hoá từ phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu. 17. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác. 18. Lãnh thổ HQ gồm những khu vực trong lãnh thổ nước CHXHCNVN, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, nơi luật HQ được áp dụng. Điều 6. Địa bàn hoạt động hải quan Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Điều 7. Xây dựng lực lượng Hải quan (theo anh chi xay dung ll HQ la gi) Hải quan Việt Nam được xây dựng thành một lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn sâu, được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Điều 8. Hiện đại hoá quản lý hải quan 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục HQ điện từ (nối mạng, khai thác hệ thống thông tin máy tính của Hải quan.) 2. Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý các chứng từ điện tử phù hợp với quy định PL về giao dịch điện tử, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan HQ các cấp, cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh trong việc thuc hiện thủ tục HQ điện tử; các biện pháp khuyến khích quy định tại khoảng 1 diều này (xây dựng, phát triển, khai thác hệ thống thông tin máy tính hải quan. ) Điều 11. Nhiệm vụ của Hải quan Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.” Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan 1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên. Điều 13. Hệ thống tổ chức Hải quan “1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có: a) Tổng cục Hải quan; b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.” 2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Hải quan các cấp; chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan; hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan. Điều 14. Công chức hải quan 1. Công chức hải quan là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Công chức hải quan phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác. “3. Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan; nhận hối lộ; chiếm dụng, biển thủ hàng hoá tạm giữ và thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.” CHƯƠNG III THỦ TỤC HẢI QUAN, CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 15. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. “1a. Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;” 2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan. 3. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. 4. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. “Điều 16. Thủ tục hải quan 1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải: a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trỡnh chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; b) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải: a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; c) Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; d) Quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải.” “Điều 17. Địa điểm làm thủ tục hải quan Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thỡ nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Điều 18. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải trong thời hạn sau đây: “1. Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký; 2. Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký;” 3. Hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; 4. Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi hàng hoá, phương tiện vận tải tới cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng hoá, phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cuối cùng; 5. Phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; 6. Phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hoá xuất khẩu, hành khách xuất cảnh; 7. Phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cuối cùng để xuất cảnh. Điều 19. Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan 1. Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết. 2. Sau khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải được quy định như sau: a) Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hoá theo xác suất; b) Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc; c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách; d) Việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này. Điều 20. Khai hải quan “1. Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính.” 2. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên tờ khai hải quan. 3. Người khai hải quan được sử dụng hình thức khai điện tử. Điều 21. Đại lý làm thủ tục hải quan 1. Người đại lý làm thủ tục hải quan là người khai hải quan theo uỷ quyền của người có quyền và nghĩa vụ trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Người đại lý làm thủ tục hải quan phải hiểu biết pháp luật hải quan, nghiệp vụ khai hải quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi được uỷ quyền. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan. “Điều 22. Hồ sơ hải quan 1. Hồ sơ hải quan gồm có: a) Tờ khai hải quan; b) Hoá đơn thương mại; c) Hợp đồng mua bán hàng hoá; d) Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Hồ sơ hải quan là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Hồ sơ hải quan điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở Hải quan. Trong trường hợp có lý do chính đáng, được thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan đồng ý, người khai hải quan được gia hạn thời gian phải nộp, xuất trình một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; bổ sung, sửa chữa, thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; nộp tờ lược khai hải quan và hoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định; khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.” “Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền: a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hướng dẫn làm thủ tục hải quan; b) Xem trước hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác; c) Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hoá đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hoá chưa được thông quan; d) Khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật; e) Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử để thông quan hàng hoá; g) Yêu cầu cơ quan hải quan xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trỡnh, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan. 2. Người khai hải quan có nghĩa vụ: a) Khai hải quan và thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 16, các điều 18, 20 và 68 của Luật này; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đó khai và cỏc chứng từ đó nộp, xuất trỡnh, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử; c) Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này; d) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trỡnh hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 28, 32 và 68 của Luật này; đ) Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; e) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; g) Không được thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, đưa hối lộ hoặc các hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính.” Điều 24. Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan 1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. 2. Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành thực hiện. 3. Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu chủ trì phối hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hoá, phương tiện vận tải. Chính phủ quy định cụ thể về trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu. Điều 25. Thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải 1. Hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan. 2. Hàng hoá, phương tiện vận tải chưa làm xong thủ tục hải quan có thể được thông quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được cơ quan hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn; b) Chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 3. Trường hợp chủ hàng hoá, phương tiện vận tải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền thì hàng hoá, phương tiện vận tải có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thỡ cơ quan hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đó đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan. Đối với hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định số thuế phải nộp thỡ được thông quan sau khi chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế, đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này. Số thuế chính thức phải nộp được xác định sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích, phân loại.” 5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được thông quan theo quy định tại Điều 35 của Luật này. Điều 26. Giám sát hải quan 1. Giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện bằng các phương thức sau đây: a) Niêm phong hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật khác; b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện. 2. Thời gian giám sát hải quan: a) Từ khi hàng hoá nhập khẩu, phương tiện vận tải nhập cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan; b) Từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu đến khi thực xuất khẩu; c) Từ khi hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 3. Chủ hàng hoá, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải, người đại lý làm thủ tục hải quan có nghĩa vụ bảo đảm nguyên trạng hàng hoá và niêm phong hải quan; trong trường hợp bất khả kháng mà không giữ được nguyên trạng hàng hoá hoặc niêm phong hải quan thì sau khi áp dụng biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra, phải báo ngay với cơ quan hải quan hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác nhận. Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; 2. Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu; “2a. Xác nhận bằng văn bản khi yêu cầu người khai hải quan xuất trỡnh, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan;” 3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hoá, người chỉ huy phương tiện vận tải hoặc người được uỷ quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hoá, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật; 4. Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hoá; sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hoá; 5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hoá, phương tiện vận tải để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hoá phục vụ việc thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; 6. Giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hoá tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 7. Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, dừng đúng nơi quy định; 8. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. MỤC 2 KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ “Điều 28. Kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan Việc kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện như sau: “1. Hồ sơ giấy được kiểm tra, đăng ký theo một trong cỏc hỡnh thức sau đây: a) Hồ sơ hải quan của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan kiểm tra việc ghi đủ nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, số lượng các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan; b) Hồ sơ hải quan không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được đăng ký sau khi cơ quan hải quan đó tiến hành kiểm tra chi tiết. Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức hải quan kiểm tra việc khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; đăng ký hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết. 2. Hồ sơ điện tử được kiểm tra, đăng ký, phân loại thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.” Điều 29. Căn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan 1. Căn cứ để quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng; chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước; tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hồ sơ hải quan và các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. “2. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định hỡnh thức kiểm tra thực tế hàng hoỏ xuất khẩu, nhập khẩu và thay đổi hỡnh thức kiểm tra được quy định tại Điều 30 của Luật này.” “Điều 30. Cỏc hỡnh thức kiểm tra thực tế hàng hoỏ xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế: a) Hàng hoá xuất khẩu, trừ hàng hoá xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện; b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp; hàng hoá chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hoá viện trợ nhân đạo và hàng hoá tạm nhập tái xuất có thời hạn; c) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư. 2. Ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng được miễn kiểm tra thực tế. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan; hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan phải được kiểm tra thực tế. 4. Hàng hoá không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạm pháp luật về hải quan phải được kiểm tra thực tế. 5. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá do công chức hải quan kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác với sự có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký hồ sơ hải quan và hàng hoá đã được đưa đến địa điểm kiểm tra. 6. Hàng hoá là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hoá đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước. Chính phủ quy định cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.” Điều 31. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan 1. Việc kiểm tra vắng mặt người khai hải quan do Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu quyết định và thông báo cho chủ hàng hoá trong các trường hợp sau đây: a) Để bảo vệ an ninh; b) Để bảo vệ vệ sinh, môi trường; c) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng; d) Quá thời hạn quy định mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan; đ) Theo đề nghị của người khai hải quan. 2. Việc kiểm tra vắng mặt người khai hải quan được tiến hành với sự chứng kiến của đại diện tổ chức vận tải hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất. “Điều 32. Kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm: a) Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trỡnh với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan; b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trỡnh làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm qui định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; b) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thỡ căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Hải quan nước ngoài để quyết định kiểm tra sau thông quan. 3. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. 4. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá. 5. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp chứng từ kế toán, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. Chính phủ quy định cụ thể về kiểm tra sau thông quan.” Điều 33. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu 1. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm: a) Hàng hoá tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; c) Linh kiện, phụ tùng để phục vụ việc thay thế, sửa chữa của tàu biển, tàu bay nước ngoài; d) Hàng hoá khác theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hoá tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan. 3. Hàng hoá tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; nếu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. Điều 34. Quà biếu, tặng 1. Hàng hoá là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. 2. Nghiêm cấm việc biếu, tặng hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. 3. Định mức hàng hoá là quà biếu, tặng được miễn thuế do Chính phủ quy định. Điều 35. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp bao gồm: a) Hàng hoá phục vụ việc khắc phục ngay các hậu quả của thiên tai; b) Hàng hoá phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp; c) Hàng hoá phục vụ các yêu cầu về an ninh, quốc phòng và hàng hoá phục vụ các yêu cầu khẩn cấp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được thông quan trước khi nộp tờ khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Điều 36. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới 1. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hoá phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới. 2. Việc mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật. 3. Chính phủ quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, chính sách về mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới. Điều 37. Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính 1. Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính phải được làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp người được uỷ quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của Luật này; chỉ được chuyển, phát hàng hoá sau khi được thông quan. Điều 38. Hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh 1. Hàng hoá là vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải chịu sự giám sát hải quan. 2. Hàng hoá mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá bán cho người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu. Điều 39. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. 2. Chính phủ quy định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử. Điều 40. Hàng hoá quá cảnh 1. Hàng hoá quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng; phải chịu sự giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Hàng hoá quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, quá cảnh có lưu kho trong khu vực cửa khẩu không phải xin giấy phép quá cảnh. Trong trường hợp hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ đất liền, có lưu kho ở ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hoá quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy phép thì phải xuất trình giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 4. Hàng hoá quá cảnh chỉ được bán tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu. Điều 41. Hàng hoá chuyển cửa khẩu 1. Hàng hoá chuyển cửa khẩu bao gồm: a) Hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; b) Hàng hoá nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; c) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác. 2. Hàng hoá chuyển cửa khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu di chuyển giữa hai địa điểm mà những địa điểm đó là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngoài địa điểm làm thủ tục hải quan thì được áp dụng chế độ chuyển cửa khẩu, nếu Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản. Điều 42. Tuyến đường, thời gian quá cảnh, chuyển cửa khẩu Hàng hoá quá cảnh, chuyển cửa khẩu phải được vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu quy định, đúng thời hạn và phải chịu sự giám sát hải quan. Bộ Giao thông vận tải quy định tuyến đường vận chuyển hàng hoá quá cảnh; Tổng cục Hải quan quy định tuyến đường vận chuyển hàng hoá chuyển cửa khẩu. Điều 43. Tài sản di chuyển Cá nhân, gia đình, tổ chức có tài sản di chuyển phải có giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản đó, trừ đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt bình thường. Chính phủ quy định cụ thể về tài sản di chuyển. Điều 44. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh 1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. 2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. 3. Chính phủ quy định về tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế. Điều 45. Xử lý hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận 1. Hàng hoá mà chủ hàng hoá tuyên bố công khai từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ thì được bán, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các chi phí phát sinh. Không thừa nhận việc chủ hàng hoá từ bỏ đối với hàng hoá có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 2. Hàng hoá bị thất lạc, nhầm lẫn thì trong thời hạn 180 ngày mà chủ hàng hoá chứng minh hàng hoá đó thuộc sở hữu của mình do bị gửi nhầm từ nước ngoài hoặc thất lạc đến Việt Nam thì được tái xuất; nếu gửi nhầm địa chỉ người nhận thì được điều chỉnh địa chỉ người nhận; nếu thất lạc qua nước khác sau đó đưa về Việt Nam thì được làm thủ tục hải quan để nhận lại sau khi nộp các chi phí phát sinh; quá 180 ngày mà không có người đến nhận, hàng hoá được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này. 3. Trong trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn là hàng hoá buôn lậu thì hàng hoá đó bị xử lý như đối với hàng hoá buôn lậu. 4. Hàng hoá nhập khẩu quá 90 ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hoá đến nhận thì được làm thủ tục nhập khẩu và phải nộp tiền phạt, các chi phí phát sinh do việc chậm làm thủ tục hải quan; nếu không có người đến nhận thì hàng hoá được xử lý theo quy định của pháp luật. MỤC 3 KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ TẠI KHO NGOẠI QUAN, KHO BẢO THUẾ Điều 46. Hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế 1. Hàng hoá của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài gửi kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. 2. Chỉ những hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất của chủ kho bảo thuế mới được đưa vào kho bảo thuế. 3. Chính phủ quy định cụ thể hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế. Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ kho ngoại quan, chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan 1. Chủ kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hoá gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật; được di chuyển hàng hoá trong kho ngoại quan theo thoả thuận với chủ hàng, nhưng phải thông báo trước với cơ quan hải quan. Định kỳ 45 ngày một lần, chủ kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của kho ngoại quan. Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra hàng hoá theo quy định của pháp luật. 2. Chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan được gia cố bao bì, phân loại hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hoá theo quy định của pháp luật. Việc chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời gian gửi hàng hoá tại kho ngoại quan, chủ hàng hoá phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan. Điều 48. Thời hạn gửi hàng hoá tại kho ngoại quan Thời hạn gửi hàng hoá tại kho ngoại quan không quá 12 tháng, kể từ ngày hàng hoá được gửi vào kho ngoại quan; trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì được gia hạn, nhưng tối đa không quá 6 tháng. Điều 49. Thẩm quyền thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động kho bảo thuế. MỤC 4 KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Điều 50. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh 1. Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh phải qua cửa khẩu của Việt Nam. Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cuối cùng. 2. Việc xuất cảnh, nhập cảnh của phương tiện vận tải qua các địa điểm khác do Chính phủ quy định. Điều 51. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu 1. Phương tiện vận tải nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 2. Phương tiện vận tải Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hoá nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu. Phương tiện vận tải Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hoá xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 3. Khi có căn cứ để nhận định trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu có cất giấu hàng hoá trái phép, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Điều 52. Khai báo và kiểm tra đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh 1. Khi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải phải khai hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; cung cấp các thông tin, chứng từ về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, vật dụng trên phương tiện vận tải. Thời hạn khai hải quan được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 của Luật này. 2. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải của công chức hải quan được thực hiện theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 19, Điều 20 và Điều 22 của Luật này. Trong trường hợp các chứng từ vận tải đã đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra hải quan thì chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải không phải làm tờ khai hải quan, trừ hành lý, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của người xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải. Điều 53. Chuyển tải, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Việc chuyển tải, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của cơ quan hải quan. Hàng hoá chuyển tải, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa phải được giữ nguyên trạng bao bì, thùng, kiện. Điều 54. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Phương tiện vận tải vận chuyển quốc tế, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định thì được kết hợp vận chuyển hàng hoá nội địa. 2. Phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định thì được kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan. Điều 55. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vì mục đích quốc phòng, an ninh Phương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Chính phủ. Điều 56. Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cảng vụ sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế với cơ quan hải quan Người đứng đầu cảng vụ sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế có trách nhiệm thông báo trước với Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu về thời gian đến và đi, địa điểm đỗ, thời gian xếp, dỡ hàng hoá lên, xuống tàu biển, tàu bay, tàu hoả liên vận quốc tế. MỤC 5 TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ “ Điều 57. Nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan 1. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đó được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị dài hạn hoặc trong từng trường hợp cụ thể để cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. 2. Cơ quan hải quan chỉ được quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này. 3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại; hàng hoá quá cảnh.” Điều 58. Điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan Khi đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải: 1. Gửi cho cơ quan hải quan đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình; 2. Nộp một khoản tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng. Điều 59. Quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan Căn cứ vào Luật này và các quy định khác của pháp luật, Chính phủ quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. MỤC 6 CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ Điều 60. Chế độ ưu đãi, miễn trừ Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan. Điều 61. Miễn khai, miễn kiểm tra hải quan 1. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan. 2. Hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và hành lý, phương tiện vận tải của các đối tượng đặc biệt khác được miễn kiểm tra hải quan. Điều 62. Việc xử lý các trường hợp phát hiện có vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có đồ vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu, đồ vật không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của các điều ước quốc tế đó. Điều 73. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; 3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; 4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; 5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; 6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; 7. Thống kê nhà nước về hải quan; 8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; 9. Hợp tác quốc tế về hải quan. Điều 74. Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan. “2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan.” 4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKien Thuc Chung_Review HQ2011.doc
  • docBAI LUAN ENGLISH.doc
  • docDE 3 TTTQ k7_Luat154.doc
  • pptNgiep Vu Thue Ex-Import_Review HQ2011.ppt
  • docReview English HQ 2011.doc
  • pptReview English HQ 2011.ppt
  • pptThu Tuc HQ(Nghiep Vu Review).ppt