Tài liệu Tư vấn khoa học cho hoạch định chính sách

• Khuyến nghị 1: Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm cần xác định các hướng dẫn và quy tắc thủ tục rõ ràng và minh bạch cho quá trình và cơ chế tư vấn khoa học của họ. • Khuyến nghị 2: Chính phủ cần thiết lập các cơ chế hiệu quả để đảm bảo tư vấn khoa học phù hợp và kịp thời trong các tình huống khủng hoảng. Cụ thể cần xác định: - Vai trò và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc sẵn sàng và phản ứng ở cấp quốc gia, bao gồm các thủ tục có thể cung cấp thông tin thống nhất và đáng tin cậy cho công chúng. - Các cơ chế hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các cấu trúc và cá nhân tư vấn có trách nhiệm cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng. Điều này bao gồm việc trao đổi dữ liệu, thông tin và chuyên môn để nâng cao sự sẵn sàng cũng như phối hợp trong đối phó khủng hoảng.45 • Khuyến nghị 3: Chính phủ cần làm việc với các tổ chức quốc tế để đảm bảo sự gắn kết giữa các cơ chế tư vấn khoa học quốc gia và quốc tế liên quan đến các thách thức xã hội toàn cầu phức tạp. Cụ thể cần: - Tạo điều kiện trao đổi thông tin, dữ liệu và kinh nghiệm thực hành tốt giữa các cơ quan tư vấn khoa học quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan. - Xây dựng cơ chế đảm bảo biến đổi và kiểm tra tư vấn quốc tế về những thách thức xã hội toàn cầu vào trong bối cảnh chính sách quốc gia và địa phương và ngược lại. • Khuyến nghị 4: Chính phủ các nước và các cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin của xã hội vào tư vấn khoa học cho hoạch định chính sách. Cụ thể cần: - Đảm bảo rằng các quy trình tư vấn có tính mở và toàn diện, nếu cần thiết. - Đảm bảo rằng tư vấn khoa học được cân nhắc, truyền đạt và sử dụng một cách minh bạch và có trách nhiệm (bao gồm cả đào tạo cho các nhà khoa học và các nhà làm chính sách trong việc thực hành và sử dụng tư vấn khoa học).

pdf46 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tư vấn khoa học cho hoạch định chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đưa ra vào ngày 10/11/2014, phiên tòa phúc thẩm đã lật ngược phán quyết ban đầu và sáu nhà khoa học đã được tha bổng hoàn toàn. Tuy nhiên, cựu Phó Cục trưởng Bảo vệ dân sự, người chịu trách nhiệm về truyền thông, vẫn bị kết tội. Vụ án vẫn có thể dẫn đến Toà Giám đốc thẩm cho một phán quyết cuối cùng. Nguồn: Cục Bảo vệ dân sự Italia. Như đã trình bày ở trên, nhiều cơ cấu tư vấn có các tài liệu mô tả quy trình công việc của họ, trong đó thường đề cập đến các lĩnh vực như xung đột lợi ích. Nhưng trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tư vấn và các chuyên gia của họ thường ít được 27 xác định rõ ràng. Hầu hết các cơ quan tư vấn không viện dẫn đến trách nhiệm hay trách nhiệm pháp lý của cá nhân hoặc tập thể trong các quy chế hoặc quy trình của họ. Thực tế, một số người đứng đầu cơ quan tư vấn thừa nhận rằng họ không để ý đến các bước thực hiện trong trường hợp cơ quan hoặc một số chuyên gia của họ bị kiện. Đối với các cơ quan khác, Giám đốc hoặc tương đương là người có trách nhiệm chính thức cung cấp tư vấn và sẽ là người bị kiện trong trường hợp kiện tụng. 4.3. Thay đổi hành vi của các nhà khoa học Các cuộc tranh luận công khai về các ví dụ như trường hợp L’Aquila đã nhấn mạnh sự thiếu hiểu biết về trách nhiệm pháp lý của các chuyên gia tham gia vào các cơ quan tư vấn khoa học. Ngay cả khi đa số các nhà khoa học chưa phải trải qua hành động pháp lý, thì mối nguy hiểm bị truy tố tiềm tàng có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và suy giảm hiệu quả của hệ thống tư vấn nói chung. Đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ dân sự và đánh giá rủi ro, các nhà khoa học phải đối mặt với sự tiến thoái lưỡng nan trong việc ra quyết định: cảnh báo sai có thể tốn kém (ví dụ: các biện pháp phòng ngừa như sơ tán) và dẫn đến mất uy tín và sự tin tưởng vào quá trình tư vấn, trong khi nếu không cảnh báo trong các tình huống nguy hiểm thực sự có thể dẫn đến thương vong. Điều này được minh họa trong một nghiên cứu gần đây tiết lộ một “nghịch lý” đánh giá nguy cơ và quản lý rủi ro địa chất thủy văn ở Italia. “Các vùng cẩn trọng” có xu hướng đánh giá quá cao các ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng của các sự kiện khi đưa ra các thông báo cảnh báo sớm. Đánh giá quá cao này không hoàn toàn loại bỏ các dự đoán sai các sự cố nghiêm trọng (việc đánh giá thấp sự cố vẫn xảy ra do mức độ bất định nội tại của các mô hình dự báo thời tiết số), nhưng các chuyên gia từ các vùng này có cơ hội giảm được truy cứu vì thông tin sai các đánh giá rủi ro. Mặt khác, các “vùng hiệu năng cao” sẽ giảm thiểu mức độ cảnh báo sai. Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ đánh giá thấp các sự kiện nghiêm trọng cao hơn, điều này có khả năng dẫn đến truy cứu pháp lý. Thực tế những vùng này có khả năng liên quan đến các vụ kiện pháp lý cao hơn so với các vùng cẩn trọng ngay cả khi các hệ thống đánh giá rủi ro của họ hoạt động tốt hơn. Nghịch lý là các cấu trúc và chuyên gia tư vấn “hiệu năng cao” (nghĩa là chính xác hơn) lại dễ bị kiện hơn so với “cẩn trọng”. Nguy cơ cá nhân bị truy tố (việc truy tố cá nhân, ngay cả khi bất thành, có thể làm tê liệt về tài chính và chuyên môn) có thể dẫn đến các thay đổi hành vi làm ảnh hưởng đáng kể hoạt động của hệ thống tư vấn khoa học. Điều này có thể ảnh hưởng đến những chuyên gia khoa học nhất định, những người không làm việc trực tiếp cho chính 28 phủ và những người có trách nhiệm pháp lý không rõ ràng. Hành vi phòng ngừa hoặc phòng thủ trong những năm gần đây bao gồm từ chức khỏi văn phòng của những nhân viên trình độ cao (hoặc từ chối nhận trách nhiệm như vậy), sự phân mảng nhiệm vụ để giảm trách nhiệm, từ bỏ các dịch vụ tư vấn chuyên sâu để giảm trách nhiệm pháp lý và phổ biến hơn là “tránh tư vấn” (advice chill). Với việc quá nhấn mạnh sự cẩn trọng như vậy, giá trị của tư vấn khoa học, không chỉ trong việc đánh giá rủi ro mà cả trong nhiều lĩnh vực khác, có thể bị suy yếu nghiêm trọng. 4.4. Giảm nguy cơ kiện tụng Đối mặt với nguy cơ kiện tụng gia tăng, có hai lĩnh vực quan trọng được chú ý trong quá trình tư vấn tiêu chuẩn. Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các chuyên gia Như đã đề cập ở trên, ngày càng có nhiều cơ cấu tư vấn xác định rõ ràng các quy chế chính thức và khuôn khổ pháp lý hoặc quy định có thể giúp ích rất nhiều trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý. Mặc dù trách nhiệm pháp lý cá nhân thường không được đề cập, nhưng vẫn có một số mô tả về trách nhiệm pháp lý và vai trò của các cá nhân chuyên gia liên quan đến việc ra quyết định trong các tài liệu này. Ví dụ, Các điều khoản tham chiếu của Hội đồng Cố vấn khoa học y tế Canada tuyên bố: “Tất cả các thành viên phục vụ trong Hội đồng Tư vấn khoa học trên cơ sở tình nguyện. Bộ Y tế Canada cam kết đảm bảo cho các thành viên cơ quan tư vấn tình nguyện của mình sự bảo vệ khỏi các trách nhiệm dân sự trong phạm vi nhiệm vụ tình nguyện của họ và không hành động chống lại lợi ích của Chính phủ... Các thành viên hành động tập thể như một cố vấn cho Bộ y tế Canada với nhiệm vụ của cơ quan tư vấn của họ chứ họ không phải là người ra quyết định chính thức. Bộ Y tế có trách nhiệm cuối cùng và chịu trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định đưa ra từ các tư vấn nhận được từ một cơ quan tư vấn bên ngoài”. Ngay cả khi đã có các quy chế cụ thể, chúng có thể không bao gồm tất cả những người có thể làm việc cho cơ quan tư vấn. Điều quan trọng đối với những người làm việc độc lập, hoặc hành động ngoài các điều khoản hợp đồng lao động của họ, là phải làm rõ vị trí của họ liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Việc này thậm chí còn phức tạp hơn đối với các nhà khoa học tại một quốc gia thực hiện tư vấn cho quốc gia hoặc tổ chức khác và những người không được chính phủ tuyển dụng để thực hiện vai trò cố vấn. Trong các tình huống đó, trách nhiệm pháp lý có thể khó đánh giá đúng. Trong khi điều quan trọng là các trách nhiệm pháp lý được xác định sẵn trong 29 chừng mực có thể, thì vẫn có thỏa thuận chung mà các chuyên gia không thể, và không nên, được hoàn toàn miễn trừ trách nhiệm cá nhân trong quá trình tư vấn. Các điều khoản tham chiếu hoặc quy chế cần làm rõ ràng rằng các cá nhân có thể chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho sự sơ suất chuyên môn, gian lận, hoặc che giấu thông tin liên quan về rủi ro hay những bất định. Nâng cao truyền thông đại chúng Các báo cáo từ Ủy ban quốc tế về Dự báo động đất cho Bảo vệ dân sự về sự kiện L’Aquila, hoặc của Viện Đánh giá rủi ro Liên Bang của Đức sau khi bùng phát E. Coli năm 2011, đã nhấn mạnh sự cần thiết của các thủ tục truyền thông phù hợp liên quan đến tư vấn khoa học, đặc biệt là khi đối phó với các tình huống khẩn cấp. Một số cơ quan cố vấn khoa học có các thủ tục và thể thức truyền thông đại chúng với trách nhiệm được phân định rõ ràng. Ví dụ, theo luật pháp Úc, đại diện của chính phủ (chẳng hạn như chuyên gia khoa học từ một tổ chức chính phủ) có thể chịu trách nhiệm cá nhân về giải thích sai một tình huống hoặc ra tuyên bố ngoài quá trình phê chuẩn đã được thông qua. Ngoài các ví dụ về các thể thức truyền thông được xác định rõ ràng như trên, truyền thông tư vấn khoa học thường không được tổ chức tốt và có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và hiểu lầm. Các sự kiện gần đây đã chỉ ra những khó khăn trong truyền thông những sự bất định cho cả người ra quyết định và công chúng nói chung. Báo cáo quốc tế về sự kiện L’Aquila đã nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực thiên tai, cần cung cấp thông tin trực tiếp tới công chúng thông qua các cơ chế truyền thông khác nhau trên cơ sở liên tục (và không chỉ trong trường hợp khẩn cấp). Thông tin tốt giúp người dân nhận thức được thực trạng của nguy cơ rủi ro, giảm tác động của thông tin vô căn cứ và góp phần nâng cao sự chuẩn bị sẵn sàng. Một trở ngại lớn để truyền thông hiệu quả giữa các nhà khoa học, các nhà khoa học và các nhà làm chính sách và với công chúng là việc sử dụng và giải thích ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, sự khác biệt giữa ‘nguy hiểm’ và ‘nguy cơ’ thường bị hiểu sai. Trong nhiều trường hợp, một từ điển thuật ngữ chung sẽ giúp tất cả các bên liên quan cải thiện đáng kể công tác truyền thông. 5. CUNG CẤP TƯ VẤN KHOA HỌC TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Tư vấn khoa học có thể đóng một vai trò quan trọng trong cả việc đánh giá và quản 30 lý rủi ro. Trong tình huống khẩn cấp, như đã đề cập ở trên, nó được kỳ vọng để hỗ trợ các phản ứng của chính phủ và xã hội dân sự. Nhiều chính phủ và các tổ chức đã thiết lập các thủ tục cụ thể để đối phó với trường hợp khẩn cấp thường xuyên, nhưng các trường hợp gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với các quá trình tư vấn bổ sung khi các trường hợp khẩn cấp như vậy có liên quan đến các sự kiện bất ngờ hoặc đặc biệt, nhất là khi chúng có các tác động xuyên quốc gia. Điều này có thể là do các vị trí và tính chất đặc thù của sự kiện, quy mô của nó, tác động tiềm năng của nó hoặc kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Ở đây, những sự kiện khẩn cấp lớn này được gọi là các cuộc khủng hoảng 5.1. Thách thức liên quan đến khủng hoảng Hầu hết các quá trình tư vấn khẩn cấp phục vụ cho các sự kiện “bình thường” với tác động ở cấp địa phương. Khi một sự kiện hãn hữu xảy ra, có thể có tác động ở quy mô khu vực hoặc toàn cầu, các hệ thống ứng phó khẩn cấp và cơ cấu tư vấn khoa học quốc gia phải đối mặt với những thách thức mới, phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Giải quyết những trường hợp này đòi hỏi sự kết hợp hiệu quả giữa các ngành hoặc các loại kiến thức khác nhau, bình thường không liên kết với nhau. Các cuộc khủng hoảng gần đây như vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010, núi lửa phun trào ở Iceland năm 2010, hoặc động đất và sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản, đã cho thấy những khó khăn trong việc phối hợp và tổng hợp đầu vào khoa học từ nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau và biến chúng thành tư vấn chính sách hữu ích trong thời gian rất ngắn. Hai lĩnh vực liên quan đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong vai trò của tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng: quyền hạn và trách nhiệm. Duy trì phát ngôn theo thẩm quyền Các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là khi có tính chất bất thường và/hoặc ảnh hưởng đến số đông dân cư, thường thu hút rất nhiều sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ khuyến khích các nguồn thông tin khoa học hoặc chuyên gia khác nhau công khai các chẩn đoán hoặc dự báo của riêng họ, có thể khác đáng kể dưới góc độ của các cấu trúc tư vấn khoa học chính thức/được ủy nhiệm. Các nguồn thay thế này có thể không đảm bảo và hợp pháp như các cấu trúc được ủy nhiệm nhưng trong bối cảnh các cấu trúc chính phủ hoặc tổ chức ngày càng bị mất lòng tin, các quan điểm thay thế và/hoặc quan điểm không chính thống thường được các phương tiện truyền thông diễn giải. Sự đa dạng của tư vấn theo yêu cầu và tự nguyện có thể là một thách thức cho các nhà ra quyết định, cũng như gây ra sự nhầm lẫn trong công chúng. Điều 31 đó nói rằng, thông tin tự nguyện (không chính thức), nếu được sử dụng theo cách thông tin đúng đắn, cũng có thể hỗ trợ cho việc ra quyết định, nhất là đối với các sự kiện bất thường và phức tạp đòi hỏi phân tích từ nhiều góc độ khoa học khác nhau. Truyền thông đại chúng một cách có trách nhiệm của tư vấn khoa học là rất quan trọng trong các tình huống khủng hoảng, bởi các cơ quan tư vấn cần phải có được sự tin cậy của không chỉ các cơ quan ra quyết định mà còn cả công chúng nói chung, nếu tư vấn của họ hữu ích. Do việc duy trì thông tin cho người dân trong khủng hoảng thường thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơ quan tư vấn, nên họ cần phải nhận thức được đầy đủ các thông điệp đang được phổ biến trong cả kênh chính thức lẫn các phương tiện truyền thông xã hội trong khủng hoảng. Thách thức của việc duy trì phát ngôn có thẩm quyền gia tăng do tính chất xuyên quốc gia của các cuộc khủng hoảng lớn. Trong trường hợp tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 (xem Hộp 2), sự nhầm lẫn trong truyền thông và nguy cơ tiềm tàng cho dân chúng đã nhanh chóng dẫn đến sự mất lòng tin vào thông tin chính thức của quốc gia, và nhiều người Nhật sinh sống ở khu vực Tokyo đã quyết định dựa vào các đánh giá rủi ro từ các nước khác. Thật không may, sự khác biệt giữa các đánh giá của các tổ chức nước ngoài, và đôi khi mâu thuẫn giữa các đánh giá khoa học của các tổ chức này và các khuyến nghị của các đại sứ quán từ cùng một quốc gia cho người dân của họ, đã không hỗ trợ cho việc ra quyết định hiệu quả. Làm rõ trách nhiệm Ở nhiều nước, các cơ quan tư vấn khoa học đối với các tình huống khẩn cấp được gắn với các cấu trúc bảo vệ dân sự hoặc tồn tại chính thức dưới một hoặc nhiều Bộ hoặc cơ quan chính phủ. Các cơ quan khoa học độc lập cũng có thể được yêu cầu cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng. Ranh giới giữa vai trò tư vấn và tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định không phải lúc nào cũng rõ ràng đối với các cấu trúc khác nhau và điều này làm suy yếu các tư vấn được đưa ra. Ví dụ, trong vụ tai nạn hạt nhân Fukushima, các đánh giá mâu thuẫn từ nhiều nguồn chính phủ và tư nhân và sự nhầm lẫn trong chuỗi ra quyết định dẫn đến sự suy giảm mạnh niềm tin của dân chúng vào các chuyên gia khoa học. Mặc dù các hệ thống tư vấn tổ chức tốt thường có sự xác định rõ ràng về vai trò của tổ chức và của các chuyên gia, nhưng trách nhiệm tư vấn và trách nhiệm ra quyết định trong các tình huống khủng hoảng có thể dễ bị nhầm lẫn. 32 Hộp 2. Tai nạn hạt nhân Fukushima Việc đối phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima đã dẫn đến rất nhiều phản ánh về cách chính phủ Nhật Bản và cộng đồng khoa học đã làm và đáng ra cần phải làm. Ngày 11/3/2011, một cơn sóng thần khổng lồ do một trận động đất cực lớn gây ra đã ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Sự gián đoạn của hệ thống làm mát cho các lò phản ứng dẫn đến nóng chảy nguyên liệu hạt nhân và nổ hydro, gây ra sự thất thoát phóng xạ vào đại dương và khí quyển. Sau tai nạn, chính phủ Nhật Bản gặp khó khăn trong việc triển khai hành động phù hợp. Ví dụ, một khu vực giới hạn được thiết lập ngay lập tức, nhưng diện tích sau đó mở rộng gấp nhiều lần và việc di tản hoặc các biện pháp an toàn phòng ngừa đã bị thay đổi liên tục mà không cung cấp các thông tin chi tiết cho công chúng. Tương tự như vậy, thông tin cũng không được truyền đạt cho người tiêu dùng, trong và ngoài Nhật Bản, liên quan đến sự an toàn của sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và hàng công nghiệp. Trong một phân tích hậu khủng hoảng, người ta đã thấy rằng các quan chức chính phủ đã không tiếp cận kịp thời các thông tin và bằng chứng khoa học. Các nhà tư vấn cho chính phủ, các chuyên gia khoa học và các hiệp hội chuyên nghiệp đã không có khả năng cung cấp các tư vấn khoa học phù hợp và đầy đủ. Thay vào đó, nhiều nhà khoa học và kỹ sư tự phát truyền đạt tới công chúng những ý kiến khác nhau của họ về nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ và ô nhiễm thực phẩm và nước. Điều này càng làm trầm trọng hơn sự nhầm lẫn và kích khích sự lan truyền tin đồn trong người dân. Kết quả là, lòng tin của công chúng vào các nhà khoa học đã giảm sút nghiêm trọng sau vụ tai nạn. Để đối phó với sự cố này, chính phủ và cộng đồng khoa học Nhật Bản đã có những nỗ lực để cải thiện hệ thống cố vấn khoa học của quốc gia. Một loạt các hội nghị chuyên đề quốc tế đã được tổ chức để thảo luận về vai trò và trách nhiệm của các nhà khoa học và chính phủ. Thông qua quá trình này, nhu cầu soạn thảo các nguyên tắc hoặc các hướng dẫn liên quan đến tư vấn khoa học đã được nhấn mạnh. Lấy cảm hứng từ cơ chế ứng phó khủng hoảng do chính phủ Anh đưa ra, việc lập ra một vị trí giống Cố vấn trưởng khoa học cho Chính phủ và các chức năng hỗ trợ tại Nhật Bản đã được thảo luận, mặc dù vị trí như vậy vẫn chưa được thành lập. Trong khi đó, Hội đồng Khoa học Nhật Bản (SCJ) đã soạn một báo cáo mang tên “Phục hồi từ trận Đại động đất ở Đông Nhật Bản và trách nhiệm của Hội đồng Khoa học Nhật Bản” vào tháng 9/2011. Theo đó, SCJ nhận trách nhiệm tổng hợp tư vấn và khuyến nghị từ cộng đồng khoa học vào “phát ngôn riêng” phù hợp và hiệu quả bao gồm nhiều lựa chọn cho chính phủ. SCJ cũng sửa đổi “Quy tắc ứng xử cho các nhà khoa học” của mình vào tháng 1/2013. Phiên bản mới bao gồm một phần có tựa đề “Khoa học trong xã hội”, trong đó nhấn mạnh nhu cầu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các tư vấn khoa học phù hợp và hiệu quả. 5.2. Bài học kinh nghiệm Dựa trên kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng xuyên quốc gia gần đây, một số chính phủ và các cơ quan tư vấn độc lập đã đưa ra quy trình mới để cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng. Một vài nguyên tắc áp dụng rộng rãi nổi bật gồm: a. Sự cần thiết của các cấu trúc và/hoặc các cơ chế thẩm quyền thường trực Mặc dù khó có thể duy trì mức độ sẵn sàng cao cho các sự kiện có thể hiếm khi xảy 33 ra, nhưng cần có các quá trình được thiết lập và một số thành phần lý tưởng của cơ cấu thường trực. Các cơ cấu như vậy có thể nâng cao tính sẵn sàng bằng cách phát triển các kịch bản tình huống cho các sự kiện nghiêm trọng, xây dựng quy trình kiểm tra và xác nhận và tiến hành các bài tập mô phỏng. Chúng có thể cho phép tích hợp các kiến thức khoa học vào quá trình xây dựng chính sách và đánh giá rủi ro từ sớm và phân tích các ý kiến khoa học không chỉ trong trường hợp khẩn cấp mà từ trước đó. Các cơ chế thiết lập sẵn để xử lý những quan điểm mâu thuẫn nhau và tôn trọng những kinh nghiệm rõ ràng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tin tưởng của công chúng vào tư vấn khoa học trong khủng hoảng. Các cuộc khủng hoảng quy mô lớn thường bộc lộ những hạn chế của các cơ cấu và quy trình được tổ chức tốt. Điều quan trọng là có sẵn các cơ chế để rút ra những bài học từ tình huống khủng hoảng bất thường. Các cơ cấu thường trực này có lợi thế là có thể thể chế hoá các kinh nghiệm của họ để cải thiện các phản ứng trong tương lai. Bằng cách duy trì sự chủ động liên kết với các cơ quan tương tự và các nhóm liên quan khác, các cơ cấu như vậy có thể mở rộng khả năng vượt ra ngoài kinh nghiệm trực tiếp của mình và nâng cao tính linh hoạt và sự sẵn sàng của họ nói chung. b. Sự cần thiết có một đầu mối liên lạc trung tâm Các tình huống khủng hoảng thường dẫn đến nhiều tư vấn chuyên gia. Việc này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và là bất lợi nghiêm trọng trong bối cảnh cần hành động nhanh chóng. Điều này có thể được minh họa trong trường hợp bùng phát dịch E. Coli (EHEC) năm 2011 ở Đức và châu Âu. Tư vấn ban đầu được cung cấp ở quy mô quốc gia do một số tổ chức của Đức, trong đó có Viện Đánh giá rủi ro Liên bang Đức (BFR), Văn phòng Liên bang Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm và Viện Robert Koch, cũng như các tổ chức địa phương, và các nguồn gốc khác nhau của dịch bệnh đã được đề xuất. Chỉ sau khi có sự tham vấn với Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), đại diện của các nước thành viên EU và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để phối hợp các hoạt động khoa học và vô số thông tin ở cấp quốc tế, một nguồn ô nhiễm duy nhất mới được xác định chính xác. Khi xem xét lại, việc xác định sớm một điểm liên lạc trung tâm ủy quyền và cơ quan phối hợp cho tư vấn khoa học chắc chắn sẽ hữu ích trong tình huống này. Một điểm liên lạc phù hợp trong khủng hoảng có thể chủ yếu dựa vào năng lực 34 khoa học nội tại hay hành động chỉ như một cơ quan điều phối - thu thập thông tin từ các tổ chức và ủy ban bên ngoài. Các yêu cầu quan trọng là phải có một cơ cấu có khả năng phối hợp tư vấn khoa học xuyên suốt các lĩnh vực chuyên môn và mang tầm quốc tế và có liên kết trực tiếp đến việc ra quyết định. Việc xác định sớm người hoặc cơ quan điều phối, có thể nhanh chóng tạo nguồn thông tin khoa học liên quan nhất, và hỗ trợ đưa ra sự đồng thuận và tư vấn khoa học cho cơ quan ra quyết định, là rất quan trọng. Sự trao đổi hiệu quả và kịp thời các thông tin và dữ liệu - cả trong và giữa các cơ quan tư vấn và cơ quan ra quyết định - là một yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng. Nhiều nguồn tư vấn khoa học khác nhau, với sự bất định liên quan, có thể cản trở việc ra quyết định. Việc chia sẻ và truyền tải thông tin giữa tất cả các chủ thể có trách nhiệm có thể được hỗ trợ bởi một hệ thống dựa trên web như ERMA (Ứng dụng Quản lý ứng phó môi trường) được Cơ quan Khí quyển Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát triển, cung cấp thông tin câp nhật trực tuyến về những nỗ lực ứng phó. c. Sự cần thiết có các quy trình báo cáo rõ ràng Trong những tình huống khủng hoảng, vai trò cụ thể của các chuyên gia và cơ quan khoa học trong quá trình ra quyết định đôi khi có thể mờ nhạt. Những người ra quyết định có thể bị xúi giục chuyển một số trách nhiệm của mình lên vai của các chuyên gia, trong khi các chuyên gia khoa học có thể cảm thấy sự cần thiết bày tỏ quan điểm cá nhân của họ về hành động mà các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện, vượt quá vai trò cố vấn khoa học của họ. Sự nhầm lẫn này có thể có hậu quả nghiêm trọng trong việc duy trì uy tín và trách nhiệm. Trong tình huống phản ứng khủng hoảng hiệu quả, các yếu tố chính đi từ việc tạo ra thông tin khoa học đến việc đưa ra quyết định và truyền thông được xác định rõ ràng. Trách nhiệm được xác định rõ ràng trong các văn bản kế hoạch trước khi xảy ra khủng hoảng. Việc sản xuất các dữ liệu và thông tin khoa học được phân chia giữa các cơ quan có thẩm quyền, lực lượng đặc nhiệm và các nhóm công tác, với một người hay cơ cấu duy nhất được xác định chịu trách nhiệm ra quyết định cho mỗi đơn vị cụ thể (ví dụ như một người chịu trách nhiệm về các quyết định tại hiện trường tai nạn, một người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm lập chiến lược quốc gia và cơ chế truyền thông rõ ràng giữa các cấp địa lý này). Kế hoạch Ứng phó Quốc gia Hoa Kỳ là một ví dụ tốt về quá trình như vậy. Phiên 35 bản đầu tiên của nó được phát triển sau vụ tràn dầu do đắm tàu chở dầu Torrey Canyon ngoài khơi bờ biển Tây Nam nước Anh vào năm 1967. Nó chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của từng tổ chức tham gia vào việc ứng phó trường hợp khẩn cấp liên quan đến ô nhiễm dầu hoặc các chất độc hại và bao gồm các đặc điểm cho đội ngũ hỗ trợ khoa học và vai trò của nó. Nó cũng phân chia vai trò của các đội phản ứng vùng và quốc gia (ví dụ, lập kế hoạch và điều phối các phản ứng, hướng dẫn công việc của các đội ứng phó khu vực cũng như đưa ra chương trình nghiên cứu hỗ trợ ứng phó, là tất cả những công việc phù hợp ở cấp quốc gia). Quan trọng nhất, trong trường hợp sự cố tràn dầu lớn, khi nhiều nhóm công tác tham gia, tất cả thông tin phải được chuyển cho điều phối viên liên bang hiện trường, người tiếp nhận thông tin khoa học chính và thuộc đơn vị chỉ huy chịu trách nhiệm về sự cố tràn dầu và điều phối tất cả các loại hành động ứng phó tại chỗ. d. Cần có sẵn chiến lược truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ tình huống ứng phó khẩn cấp nào và tư vấn khoa học thường là trung tâm của công tác truyền thông này. Không có thực tế chuẩn nào về người cần truyền đạt tư vấn khoa học cho công chúng và cơ quan truyền thông trong khủng hoảng. Trong một số trường hợp, chính phủ muốn giữ bí mật các báo cáo của các cơ quan tư vấn khoa học trong khủng hoảng, và việc truyền thông hạn chế trong phạm vi người phát ngôn chính thức như Tư vấn trưởng khoa học, trong khi những chính phủ khác cho phép công khai báo cáo đó. Dù cách thức truyền thông cuối cùng như thế nào, thì điều quan trọng là phải có một cơ chế nội bộ rõ ràng, để đảm bảo chất lượng và sự rõ ràng của các báo cáo khoa học được yêu cầu chính thức và giải thích các giới hạn và sự bất định của các đánh giá khoa học. Đồng thời, cần phải nhận thức rằng sự công khai và minh bạch là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của công chúng vào tư vấn khoa học trong khủng hoảng. Các bài học lớn đã được đúc kết ở Pháp sau khi việc truyền thông sai lệch liên quan đến đám mây hạt nhân của tai nạn Chernobyl, dẫn đến phải nâng cao tính công khai và thông tin liên tục trong lĩnh vực này. Tương tự như vậy, sau khi bùng phát dịch E. Coli trong năm 2011, Viện Đánh giá rủi ro Liên bang Đức đã phân tích các khuyến nghị đã được công chúng nhận thức và hiểu như thế nào trong khủng hoảng. 36 Sự kết hợp của các cách thức khác nhau để truyền đạt các thông tin quan trọng có thể cải thiện đối thoại công cộng: các trang web dành riêng như của blog ứng phó và phục hồi của NOAA được cập nhật thường xuyên, phỏng vấn trên truyền hình hoặc đài phát thanh, báo cáo khoa học, thông cáo báo chí, họp báo cũng như các phương tiện truyền thông xã hội như twitter. Trong một số trường hợp, các cơ cấu riêng đã được thiết lập để đáp ứng các yêu cầu thông tin cá nhân từ công chúng trong và sau sự kiện khủng hoảng. Mặc dù vậy, sự thiếu phối hợp giữa các cấu trúc thông tin công cộng ở các nước khác nhau có thể có tác động tiêu cực nếu các thông tin đưa ra mâu thuẫn nhau. e. Sự cần thiết của điều phối quốc tế Việc cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng khi một sự kiện có tác động xuyên quốc gia có những thách thức đặc biệt. Những phản ứng cần phải được phối hợp giữa nhiều chủ thể ở các nước khác nhau, trong bối cảnh mà tư vấn trái ngược nhau có thể có những hậu quả bất lợi nghiêm trọng (trì hoãn hành động, sự nhầm lẫn trong công chúng,). Trong một số trường hợp, các tổ chức quốc tế có thể có một vai trò hàng đầu trong việc cung cấp các khuyến nghị đồng thuận cho các chính phủ. Ví dụ, WHO đã đóng vai trò như vậy trong những năm gần đây trong dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hoặc virus cúm H5N1. Tương tự như vậy, mạng lưới Tro núi lửa cho Trung tâm tư vấn (VAAC) khu vực đã nhận trách nhiệm từ Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (một cơ quan của Liên Hợp Quốc) để tư vấn cho cộng đồng hàng không theo cách phối hợp trong trường hợp núi lửa phun trào. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực khác, không có một tổ chức quốc tế nào có trách nhiệm cung cấp các tư vấn khoa học tổng hợp. Trong trường hợp tai nạn hạt nhân Fukushima, thông tin và đánh giá của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đôi khi mâu thuẫn với các tổ chức quốc gia. Sau sự kiện này, một số nước đã đề xuất IAEA trở thành một trung tâm tổng hợp các thông tin hạt nhân quốc gia trong trường hợp khủng hoảng hạt nhân xuyên biên giới, các thông tin này sau đó có thể được chia sẻ với tất cả các nước bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị một số nước khác phản đối do thích dựa vào các tổ chức quốc gia của họ để cung cấp các đánh giá. Cho dù có nhu cầu có các cơ cấu tư vấn quốc tế để cung cấp tư vấn trong các tình huống khủng hoảng cụ thể hay tư vấn khoa học vẫn nên là đặc quyền của các cơ quan 37 tư vấn quốc gia, vẫn còn những câu hỏi mở. Tuy nhiên, khi không có các cơ quan quốc tế chức năng và có thẩm quyền, các mạng lưới xuyên quốc gia các cơ quan tư vấn quốc gia có thể đóng một vai trò quan trọng. Các mạng lưới như vậy đã tồn tại trong một số lĩnh vực và đã có các thủ tục được xác định và kiểm chứng về trao đổi dữ liệu và thông tin. Họ có thể đóng một vai trò kép trong cả tư vấn đảm bảo và đáng tin cậy từ các nước khác nhau cho các chính quyền quốc gia cũng như các thông tin có thẩm quyền cho các phương tiện truyền thông và công chúng nói chung. 6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH 6.1. Các thách thức xã hội toàn cầu và tư vấn khoa học Tư vấn khoa học ngày càng hỗ trợ hữu hiệu những người ra quyết định trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu phức tạp. Các cơ chế đánh giá khoa học quốc tế khác nhau đã được hình thành để đối phó các vấn đề như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học. Đồng thời nhiều cơ cấu tư vấn quốc gia đã được thành lập để giải quyết các chủ đề này và tư vấn cho chính phủ. Những thách thức cụ thể liên quan đến việc cung cấp hiệu quả tư vấn khoa học về các vấn đề toàn cầu/phức tạp gồm: • Quy mô đánh giá và hành động khác nhau Mặc dù một số cơ cấu tư vấn quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu có thể hiệu quả đối với các vấn đề đặt ra theo sáng kiến riêng, nhưng chúng cũng thường phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu bên ngoài từ chính phủ hay các cơ cấu liên chính phủ. Do tính chất của các vấn đề và tác động kinh tế-xã hội của chúng, các vấn đề chính sách quốc gia cụ thể không thể giải quyết chỉ bằng các đánh giá quốc tế mà cần phải được xem xét trong bối cảnh cụ thể của quốc gia. • Tích hợp tư liệu đầu vào từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau Tư vấn khoa học truyền thống được tạo ra bởi các nhóm chuyên gia có kiến thức chuyên sâu của một phạm vi cụ thể. Khi giải quyết các thách thức toàn cầu, tính phù hợp của các nhóm chuyên gia chuyên môn hẹp có thể gây nghi ngờ. Đầu vào từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các ngành kinh tế xã hội, trở nên cần thiết. Các cơ cấu tư vấn quốc gia đôi khi không được tổ chức tốt để quản lý và tổng hợp các tư liệu đầu vào đa dạng như vậy. Cần có một loại cơ cấu tổ chức khác để thực hiện các thủ tục 38 được xác lập để xác nhận việc tích hợp các loại dữ liệu và thông tin khác nhau. • Làm thế nào để tập hợp nhiều quan điểm và yêu cầu chính sách khác nhau? Bản chất của vấn đề toàn cầu/phức tạp đòi hỏi hợp tác quốc tế, cả cho phát triển đánh giá khoa học tích hợp lẫn phát triển các chính sách quốc tế hiệu quả. Các quy trình tư vấn cần phải có đầu vào từ một cộng đồng chuyên gia quốc tế, đa dạng và đáp ứng các yêu cầu chính sách quốc tế và quốc gia đang tồntại những mâu thuẫn. Ví dụ về biến đổi khí hậu thể hiện những thách thức này. Trong khi nhiều cơ cấu tư vấn quốc gia tập trung vào các chủ đề này để đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ của mình, thì sự phức tạp của vấn đề đòi hỏi một nỗ lực đánh giá khoa học quốc tế để hiểu được hiện tượng trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, mọi chính sách phòng ngừa hoặc giảm nhẹ có tính khả thi đòi hỏi sự đồng thuận quốc tế và các nỗ lực phối hợp cũng như hành động của quốc gia và địa phương. Một cơ quan quốc tế chuyên môn, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được thành lập vào năm 1988 để tổng hợp cho người ra quyết định vô số thông tin liên quan khác nhau. Sau mỗi 5 hoặc 6 năm, IPCC phối hợp với các nhà hoạch định chính sách công bố báo cáo đánh giá môi trường khoa học và tóm tắt chính sách. Mặc dù quy trình hoạt động rất chi tiết và minh bạch, và thực tế là tổ chức này không cung cấp tư vấn mà chỉ là một bản tóm tắt các kiến thức đồng thuận của lĩnh vực và các kịch bản dựa trên kiến thức này, nhưng IPCC đã thường xuyên bị các bên liên quan khác nhau chỉ trích. Những chỉ trích này bao gồm việc giải thích sai lệch bằng chứng mâu thuẫn và các hạn chế trong kịch bản dựa trên mô hình của nó. Trong bối cảnh này, tác động của IPCC đối với việc ra quyết định rất khó đánh giá, mặc dù sự chặt chẽ và chất lượng của các đánh giá khoa học của tổ chức này đã được các nhà làm chính sách chấp nhận rộng rãi. Các nước có các cơ quan tư vấn khác nhau đối phó với các thách thức toàn cầu, nhưng một kinh nghiệm tốt để liên kết các đánh giá và tư vấn chính sách quốc tế và quốc gia không phải luôn được chia sẻ theo cách có thể tối ưu hóa các quy trình và cho phép người dân buộc những người ra quyết định của họ tuân theo một tiêu chuẩn thích hợp. Tiềm năng phối hợp tốt hơn của các cơ cấu tư vấn khoa học quốc gia và quốc tế để đối phó với khủng hoảng trước đây đã được nêu ở trên (xem 5.2). Sự phối hợp hiệu quả hơn các cơ cấu tư vấn khoa học quốc gia và quốc tế trên quy mô khác nhau (từ địa phương đến quốc gia và đến toàn cầu) có tiềm năng củng cố các hành động chính sách về những thách thức xã hội đòi hỏi một nỗ lực phối hợp toàn cầu. Ví dụ, những thách thức về chăm sóc sức khỏe toàn cầu, như chống vi khuẩn, đòi hỏi nỗ lực đoàn kết, dài hạn của các chủ thể ở tất cả các quy mô (từ 39 các quyết định kê đơn thuốc cá nhân cho đến đầu tư cho nghiên cứu) cần phải được thống nhất giữa các nước. Những thách thức như vậy đòi hỏi sự liên kết hiệu quả giữa các khuôn khổ quốc tế, chiến lược quốc gia và ban hành, thực hiện các quyết định tại địa phương. 6.2. Sự quan tâm ngày càng tăng của xã hội dân sự đối với tư vấn khoa học Trong những năm gần đây, hoạt động của các cơ quan tư vấn khoa học ngày càng được xem là có tác động xã hội tiềm tàng. Đây là nhu cầu từ phía ra quyết định, những người quan tâm đến những hậu quả tiềm năng của các chính sách của mình, cũng như từ xã hội, bày tỏ mối quan tâm về khoa học và quyết định liên quan đến đổi mới sáng tạo. Trong một nghiên cứu gần đây của Viện Rathenau về chiến dịch tiêm phòng theo kế hoạch chống lại bệnh ung thư cổ tử cung ở Hà Lan, việc bỏ qua những quan tâm xã hội như vậy có thể dẫn đến sự rối loạn trong công chúng và hủy hoại các quyết định chính sách dựa trên bằng chứng. Trong trường hợp này, một người đã có thể tổ chức một chiến dịch chống lại tiêm chủng hiệu quả thông qua Internet. Chiến dịch của cô dựa trên việc tham khảo không phù hợp các tài liệu khoa học mà cô đã tìm thấy trên các trang web và diễn giải để chứng minh tác dụng phụ nghiêm trọng của việc tiêm phòng. Trường hợp này nhấn mạnh vai trò của phương tiện truyền thông (xã hội) trong việc nhanh chóng làm bùng lên bất đồng chính kiến trong công chúng. Do vai trò của khoa học trong vấn đề lợi ích của nhiều thành phần xã hội dân sự tăng lên, vì vậy tác động của mọi sự hiểu lầm hoặc mâu thuẫn giá trị liên quan đến khoa học cũng tăng theo. Sự tham gia của các bên dân sự có thể bộc lộ những mâu thuẫn lợi ích giữa các thành phần của xã hội và dẫn đến phân cực các tranh luận. Nếu các nhà tư vấn khoa học không đánh giá được các tác động tiềm năng về đạo đức, xã hội, kinh tế hay môi trường của các khuyến nghị của họ, thì sẽ dẫn đến tư vấn của họ bị phớt lờ hoặc từ chối. Đối với các chủ đề gây tranh cãi quyết liệt về giá trị diễn ra trong xã hội, các nhà khoa học cố gắng trình bày những gì họ thấy là bằng chứng một cách thuần túy mà không thừa nhận các giá trị ngữ cảnh có thể bị chỉ trích mạnh mẽ. Trong trường hợp EHEC (xem 5.2), các nhà khoa học bị cuốn vào một cuộc tranh luận công khai căng thẳng mà họ đã không có sự chuẩn bị tốt. Tại các lĩnh vực lợi ích công cộng, sự thiếu minh bạch và trách nhiệm (thực tế hoặc cảm nhận) là các yếu tố làm sai lệch tác động của tư vấn khoa học. Ví dụ, trong tháng 7/2014, một số NGO môi trường công khai kêu gọi Chủ tịch mới của Ủy ban Châu Âu giải tán vị trí Cố vấn trưởng khoa học. Phần lớn lý do tập trung vào sự thiếu sự minh 40 bạch và trách nhiệm. Họ nghi ngờ về tính trung lập của cố vấn hiện tại về các chủ đề nhất định và kêu gọi thay thế vị trí này bằng một hệ thống cố vấn khoa học rộng hơn trong đó bao gồm cả đại diện của các NGO. Lời kêu gọi này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi do các NGO khác và đại diện của cộng đồng khoa học đã bảo vệ văn phòng Cố vấn trưởng khoa học. Cuối cùng, vị trí Cố vấn trưởng khoa học của EC đã bị bãi bỏ vào tháng 11/2014 và Ban cố vấn Chính sách châu Âu đã được Chủ tịch mới của Ủy ban Châu Âu biến thành Trung tâm Chiến lược chính trị châu Âu. Ủy ban Châu Âu hiện đang tìm kiếm một hệ thống tư vấn khoa học độc lập mới, dựa trên những kinh nghiệm ở các nước thành viên khác nhau và trên toàn thế giới. Trường hợp này cho thấy những thách thức thực sự liên quan đến quan điểm đại diện và/hoặc chuyên môn từ xã hội dân sự trong quá trình tư vấn khoa học và trong việc ra quyết định. Một số trường hợp gần đây minh họa cho mối quan hệ đang thay đổi giữa khoa học, chính phủ và xã hội rộng lớn hơn. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc về các vấn đề gây tranh cãi, các nhà hoạch định chính sách và công chúng muốn câu trả lời nhanh chóng từ cơ quan khoa học, các nhà nghiên cứu đang chịu áp lực phải đưa ra những lời khuyên rõ ràng, mặc dù sự bất định thường khá cao. Áp lực như vậy có thể liên quan đến những sự sợ hãi (khi có thể xảy ra ảnh hưởng tiềm tàng có hại đến sức khỏe), đến lợi ích kinh tế hay tư tưởng. Báo chí và các phương tiện truyền thông xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin, đúng hay sai, và có thể là những thách thức cho phối hợp và hợp tác quốc tế nếu có các tác động xuyên biên giới. Một số cơ quan cố vấn khoa học đã áp dụng các thủ tục và thực hành mới có thể giúp hạn chế những tranh cãi về tư vấn khoa học và tăng cường niềm tin công chúng đối với hệ thống tư vấn, gồm: • Lãm rõ trách nhiệm Nhiều cơ cấu tư vấn có các nhiệm vụ và vị thế rõ ràng xác định trách nhiệm của họ. Với một số vai trò của họ giới hạn trong đánh giá rủi ro khoa học. Điều này thường là trường hợp các cơ quan tư vấn kỹ thuật. Những cơ quan khác có nhiệm vụ rộng hơn có thể bao gồm việc kết hợp cả quan điểm khoa học và xã hội. Trong một cuộc tranh luận gần đây về chẩn đoán tiền cấy ghép, Viện hàn lâm Khoa học Đức thảo luận xem liệu tư vấn khoa học của họ có nên chỉ giới hạn vào thực tế, hay cũng cân nhắc cả những hậu quả về đạo đức. Cuối cùng là các báo cáo phải có các bằng chứng khoa học tốt 41 nhất, nhưng cũng có thể đề cập tới các khía cạnh đạo đức. Điều này được các nhà ra quyết định ủng hộ, nhưng yếu tố quan trọng ở đây là phải có được năng lực cung cấp một đánh giá tác động rộng về xã hội, xã hội học hoặc thậm chí là cả vấn đề đạo đức. Nếu được yêu cầu giải quyết một vấn đề, cơ quan tư vấn cần phải đảm bảo rằng công việc đó phù hợp với nhiệm vụ và chuyên môn của họ. • Tăng cường tính minh bạch Các xung đột lợi ích tiềm tàng hoặc hiện hữu là nguyên nhân chính của sự suy giảm lòng tin của công chúng đối với các cấu trúc và chính sách khoa học đã được xác lập. Hầu hết các cơ cấu tư vấn đã xây dựng các quy trình liên quan đến việc công khai các lợi ích của các chuyên gia thành viên và các thủ tục giải quyết khi xảy ra xung đột. Cần có các định nghĩa tốt hơn về “xung đột lợi ích” cho các tình huống cụ thể. Mặc dù đôi khi được yêu cầu, nhưng gần như là không có các chuyên gia không có quyền lợi liên quan, đặc biệt là hệ thống khoa học nuôi dưỡng mối quan hệ giữa tất cả các bên liên quan quan tâm (công và tư). Các chuyên gia năng lực thường có mối quan hệ trước đó, thường là các quan hệ hợp đồng, với một số các bên liên quan trong các vấn đề họ phải đánh giá. Do đó cần có các định nghĩa tốt hơn về “lợi ích” và các nguyên tắc minh bạch để xác định các lợi ích đó. Tính minh bạch trong quá trình tư vấn đang gia tăng theo chiều hướng tích cực. Mặc dù tranh luận nội bộ giữa các chuyên gia vẫn thường diễn ra bí mật, nhưng các nhà quan sát được mời tham dự ngày càng tăng (mặc dù các bên liên quan có quyền lợi có thể bị loại trừ). Trong một số quy trình, các quan điểm cá nhân của chuyên gia bao gồm các ý kiến bất đồng/thiểu số, có thể được ghi lại trong báo cáo cuối cùng. Điều này có thể khuyến khích các chuyên gia bày tỏ ý kiến của họ, vì biết rằng tiếng nói bất đồng sẽ được ghi nhận. Tuy nhiên, việc làm cho quá trình minh bạch hơn cũng có thể có những hậu quả tiêu cực. Phản hồi từ khảo sát chỉ ra rằng ngày càng có nhiều chuyên gia tránh đưa ra ý kiến cho các vấn đề phức tạp/kỹ thuật gây tranh cãi, vì không muốn tên của họ liên quan đến một quan điểm mà họ có thể không nhất thiết phải bảo vệ quyết liệt. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các chuyên gia đã từ chức khi các thủ tục giữ bí mật bị bãi bỏ (ví dụ trong cơ quan quốc gia về an ninh dược phẩm, nơi các cuộc tranh luận hiện nay được ghi hình). • Tham vấn các bên liên quan Các bên liên quan thường được hiểu là người và các tổ chức có khả năng bị ảnh 42 hưởng bởi quyết định được thực hiện như là một hệ quả của tư vấn khoa học, trong đó có thể bao gồm những bên có lợi ích cũng như các nhóm xã hội dân sự (tổ chức phi chính phủ, tổ chức công đoàn, tổ chức bệnh nhân). Để xem xét tác động tiềm năng từ tư vấn của mình, ngày càng nhiều cơ quan tư vấn tích hợp quá trình tham vấn với các bên liên trong các đánh giá chuyên gia truyền thống. Điều này thường được thực hiện thông qua các buổi điều trần công khai chính thức hay tham vấn cộng đồng trên nền tảng Internet. Quá trình tham vấn này thường không có tiêu chuẩn rõ ràng, mặc dù một số nước đã thiết lập các thủ tục tham vấn trong trường hợp cụ thể. Ví dụ ở Thụy Sĩ, cơ chế như vậy là bắt buộc trong quá trình làm luật. Đối với luật về y học tái sinh gần đây của Thụy Sĩ, tham vấn chuyên gia khoa học được thực hiện tiếp theo sau tham vấn các cơ quan chính phủ và sau đó với xã hội rộng rãi (bao gồm cả các tổ chức NGO, các tổ chức chuyên môn, bệnh viện và các chuyên gia). Việc tham khảo ý kiến các bên liên quan có thể giúp đạt được sự đồng thuận về hành động chính sách và ủng hộ từ các cộng đồng liên quan, nhưng đòi hỏi mức độ minh bạch cao và các biện pháp bổ sung để chống lại các xung đột lợi ích và đảm bảo tính chặt chẽ khoa học không bị tổn hại. Trong cả tham vấn các bên liên quan và sự tham gia trực tiếp của xã hội dân sự, điều quan trọng là khoa học đang tranh cãi nên được đánh giá trên cơ sở khoa học chứ không phải là cuộc thi thắng thua. • Sự tham gia trực tiếp của xã hội dân sự Một số cơ quan tư vấn đã đi xa hơn và đưa vào ban chuyên gia của họ một số đại diện của xã hội dân sự, bao gồm cả các nhóm liên quan (các tổ chức công nghiệp, hiệp hội người tiêu dùng) và người ngoài chuyên môn. Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa các bên liên quan - bao gồm cả các tổ chức NGO - đại diện cho các quan điểm riêng từ xã hội và những người ngoài chuyên môn, những người được kỳ vọng đại diện cho công chúng rộng lớn hơn. Đại diện các bên liên quan thường là các ‘chuyên gia’ về quyền lợi của họ và cũng có thể là các nhà khoa học. Họ có đóng góp quan trọng về cơ cấu tư vấn chính sách khoa học ở một số nước (như Diễn đàn Tư vấn về khoa học và công nghệ của Mexico) và trong các lĩnh vực như y tế. Họ có thể đóng vai trò đưa ra cảnh báo sớm về các tác động kinh tế xã hội tiềm năng của các khuyến nghị chính sách. Mặc dù có những lo ngại rằng sự tham gia của những người không phải là các nhà khoa học và không ở trong các ủy ban cố vấn khoa học có thể làm giảm chất lượng của tư vấn khoa học, nhưng những cá nhân này có trình độ kiến thức trong lĩnh vực chuyên 43 môn đủ để hiểu rõ các vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, ở những nơi các thành viên xã hội dân sự tham gia vào tư vấn khoa học, các thủ tục cần được bảo đảm để duy trì tính chặt chẽ. Chúng có thể bao gồm việc đảm bảo đa số các chuyên gia khoa học, và/hoặc phân biệt hai giai đoạn giữa làm ra tư vấn khoa học và khuyến nghị. • Công bố và công khai thông tin Các thủ tục truyền thông liên quan đến tư vấn khoa học đã có những thay đổi quan trọng để đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm. Tuy nhiên, hầu hết cơ quan tư vấn vẫn có xu hướng dựa trên các hình thức truyền thông truyền thống, đặc biệt là những hình thức quen thuộc trong thế giới khoa học, chẳng hạn như các báo cáo in hay xuất bản trực tuyến. Tranh luận công khai sau khi công bố tư vấn khoa học hay thậm chí trong hoạt động của một cơ quan tư vấn thường có bản chất khác. Ngoài phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm báo chí và truyền hình, việc công bố kết hợp cả phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả Youtube, blog, twitter và Facebook. Tính chất của việc trình bày có thể thay đổi đáng kể theo những định dạng truyền thông khác nhau. Để truyền thông tư vấn khoa học theo cách có được sự tham gia đầy đủ của xã hội, cơ quan tư vấn khoa học sẽ cần phải sử dụng hiệu quả hơn các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu các đánh giá và khuyến nghị bị thách thức bởi các chuyên gia bên ngoài hoặc xã hội dân sự, việc thiếu truyền thông có tổ chức có thể làm suy yếu nghiêm trọng tác động thực tế của các kết luận có liên quan và bằng chứng được chuẩn bị kỹ lưỡng. 7. KẾT LUẬN Tư vấn khoa học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ngày nay và tất cả chính phủ các nước cần nhận thức được những thách thức. Các cách tiếp cận với những thách thức và hệ thống tư vấn khoa học có thể khác nhau giữa các nước, phản ánh bối cảnh chính trị và văn hóa của nó. Các hệ thống tư vấn khoa học quốc gia cần phải đa dạng và đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Ví dụ, quy trình cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khẩn cấp có thể rất khác với những quy trình đối phó với những rủi ro hoặc phát triển chính sách dài hạn. Các cơ cấu tổ chức hoặc các thủ tục tư vấn khoa học tại một nước có thể không nhất thiết sẽ hoạt động tốt ở một nước khác. Điều quan trọng là phải xem xét ngay từ đầu bất kỳ quá trình tư vấn mà mô hình hoặc cấu trúc có thể thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề cụ thể hay câu hỏi đặt ra. 44 Các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau trong việc thiết kế và hoàn thiện hệ thống tư vấn khoa học của họ. Ví dụ, một số nước đang cân nhắc vị trí Cố vấn trưởng khoa học và chức năng của vị trí này trong cơ cấu chính quyền của họ. Ở các nước khác, các viện hàn lâm khoa học đang tăng cường vai trò của mình trong việc cung cấp tư vấn chính thức và không chính thức cho các nhà hoạch định chính sách. Nhiều bài học được rút ra từ kinh nghiệm ở các nước khác nhau và trong các tình huống khác nhau. Ví dụ, việc buộc tội các chuyên gia khoa học trong trường hợp động đất L’Aquila ở Italia đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ hơn phạm vi pháp luật và trách nhiệm của những người liên quan trong các quá trình tư vấn khoa học. Trên cơ sở các kinh nghiệm của mình và của các nước khác, các chính phủ có vai trò quan trọng trong việc phát triển các nguyên tắc và hướng dẫn cho các quá trình tư vấn khoa học của mình. Tuy nhiên, các nguyên tắc và hướng dẫn như vậy không tĩnh tại và cần thích ứng với môi trường luôn thay đổi trong tư vấn khoa học, trong đó có sự tham gia ngày càng tăng của xã hội dân sự và sự cần thiết đảm bảo lòng tin của công chúng. Tất cả các quốc gia cần phải chú ý đến việc sử dụng các kiến thức khoa học trong phát triển chính sách tốt hơn để đáp ứng với nhu cầu và kỳ vọng xã hội đang thay đổi. Chính phủ và các cơ quan khoa học cần phải phấn đấu để cải thiện các cơ chế quốc gia và quốc tế cho việc cung cấp và thông tin các tư vấn khoa học. Các khuyến nghị sau đây giải quyết các yêu cầu này: • Khuyến nghị 1: Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm cần xác định các hướng dẫn và quy tắc thủ tục rõ ràng và minh bạch cho quá trình và cơ chế tư vấn khoa học của họ. • Khuyến nghị 2: Chính phủ cần thiết lập các cơ chế hiệu quả để đảm bảo tư vấn khoa học phù hợp và kịp thời trong các tình huống khủng hoảng. Cụ thể cần xác định: - Vai trò và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc sẵn sàng và phản ứng ở cấp quốc gia, bao gồm các thủ tục có thể cung cấp thông tin thống nhất và đáng tin cậy cho công chúng. - Các cơ chế hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các cấu trúc và cá nhân tư vấn có trách nhiệm cung cấp tư vấn khoa học trong các tình huống khủng hoảng. Điều này bao gồm việc trao đổi dữ liệu, thông tin và chuyên môn để nâng cao sự sẵn sàng cũng như phối hợp trong đối phó khủng hoảng. 45 • Khuyến nghị 3: Chính phủ cần làm việc với các tổ chức quốc tế để đảm bảo sự gắn kết giữa các cơ chế tư vấn khoa học quốc gia và quốc tế liên quan đến các thách thức xã hội toàn cầu phức tạp. Cụ thể cần: - Tạo điều kiện trao đổi thông tin, dữ liệu và kinh nghiệm thực hành tốt giữa các cơ quan tư vấn khoa học quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan. - Xây dựng cơ chế đảm bảo biến đổi và kiểm tra tư vấn quốc tế về những thách thức xã hội toàn cầu vào trong bối cảnh chính sách quốc gia và địa phương và ngược lại. • Khuyến nghị 4: Chính phủ các nước và các cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin của xã hội vào tư vấn khoa học cho hoạch định chính sách. Cụ thể cần: - Đảm bảo rằng các quy trình tư vấn có tính mở và toàn diện, nếu cần thiết. - Đảm bảo rằng tư vấn khoa học được cân nhắc, truyền đạt và sử dụng một cách minh bạch và có trách nhiệm (bao gồm cả đào tạo cho các nhà khoa học và các nhà làm chính sách trong việc thực hành và sử dụng tư vấn khoa học). Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Thị Hạnh Nguồn: OECD. “Scientific advice for policy making: the role ansh responsibility of experts bodies and individual scientist”. OECD, 2015. 46 PHỤ LỤC. Danh mục kiểm tra cho tư vấn khoa học Một quá trình tư vấn khoa học hiệu quả và đáng tin cậy cần phải: 1. Có thẩm quyền rõ ràng, xác định vai trò và trách nhiệm đối với các chủ thể khác nhau. Điều này bao gồm: a. một định nghĩa rõ ràng và, trong chừng mực có thể, một ranh giới rõ ràng vai trò và chức năng giữa tư vấn với ra quyết định b. Xác định vai trò và trách nhiệm và chuyên môn cần thiết đối với truyền thông c. Sự xác định sẵn về vai trò và trách nhiệm pháp lý tiềm năng cho tất cả các cá nhân và tổ chức có liên quan d. Sự hỗ trợ cần thiết về tổ chức, hậu cần và nhân viên liên quan đến thẩm quyền của mình. 2. Có sự tham gia của các chủ thể liên quan - nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác, nếu cần thiết. Điều này bao gồm: a. Sự tham gia của tất cả các chuyên gia khoa học cần thiết trên tất cả các ngành để giải quyết các vấn đề đặt ra. b. Cân nhắc rõ ràng về việc có nên và như thế nào để thu hút các chuyên gia và/hoặc các bên liên quan xã hội dân sự ngoài lĩnh vực khoa học khi định hình và/hoặc tạo ra tư vấn. c. sử dụng quá trình minh bạch cho sự tham gia và tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt để kê khai, xác minh và xử lý các xung đột lợi ích d. khi cần thiết, có các thủ tục hiệu quả để kịp thời trao đổi thông tin và phối hợp với các đối tác quốc gia và quốc tế khác nhau. 3. Đưa ra tư vấn tốt, không thiên vị và hợp pháp. Một tư vấn như vậy cần: a. dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất có được b. đánh giá và thông tin rõ ràng về các bất định khoa học c. được bảo vệ khỏi sự can thiệp chính trị (và nhóm lợi ích khác) d. được tạo ra và sử dụng một cách minh bạch và có trách nhiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tu_van_khoa_hoc_cho_hoach_dinh_chinh_sach.pdf
Tài liệu liên quan