Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam ĐịnhMỤC LỤC Trang Lời nói đầu. 1 Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 2 1. Khái niệm việc làm và phân loại việc làm. 2 2. Nội dung tạo việc làm cho người lao động. 5 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động. 7 4. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 11 Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14 I. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14 1. Đặc điểm tự nhiên. 14 2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 15 II. Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 21 1.Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 21 2.Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 22 3.Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 31 Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 42 I. Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 42 II. Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 44 1.Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định 44 1.1.Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội: 44 1.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ. 45 1.3.Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm. 47 1.4.Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện. 48 2.Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 48 2.1.Hoàn thiện công tác đào tạo nghề. 48 2.2.Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống. 50 Kết luận 54 Tài liệu tham khảo: 55

doc58 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.431 người (chiếm 21,3% so với tổng số lao động có việc làm). Những năm tới cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp và tập trung đầu tư cho các làng nghề truyền thống bởi đây là những ngành có tiềm năng thu hút lao động rất lớn, nhất là làng nghề ở các xã, thị trấn. Nếu chúng ta biết cách khai thác triệt để việc làm từ các làng nghề thì sẽ giải quyết được một lượng việc làm lớn do huyện có 10 làng nghề truyền thống, một số làng nghề sản phẩm xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Dịch vụ là ngành có đóng góp số lao động làm việc là thấp nhất. Song số liệu cho thấy số lao động làm việc trong ngành này là tăng qua các năm và tăng với tốc độ cao nhất so với hai ngành kia. Cụ thể năm 2002 số lao động làm việc trong ngành này là 9.045 người (chiếm 9,1% tổng số lao động có việc làm) đến năm 2006 là 11.021 người (chiếm 10,9% tổng số lao động có việc làm). Điều này chứng tỏ đây là ngành có tiềm năng tạo ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao động với việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thương mại dịch vụ. Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho người lao động của huyện, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Huyện cần tìm biện pháp để có kết quả cao hơn nữa, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn. Việc làm qua các năm phân theo miền của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Với 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được chia làm 4 miền dọc theo vị trí địa lý của huyện, các xã trong cùng miền có đặc điểm gần như nhau. Miền 1 bao gồm: Thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Chính, xã Trung Đông, xã Phương Định, xã Liêm Hải. Đây là miền có dân số đông nhất và cũng rộng nhất với Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm văn hóa – chính trị của huyện, các trụ sở của cơ quan huyện đều nằm trên Thị trấn Cổ Lễ. Các xã còn lại của miền là những xã có các làng nghề truyền thống, như chế biến gỗ ở Trung Lao - Trung Đông; mây tre đan ở An Mỹ - Trung Đông; dệt ở Dịch Diệp - xã Trực Chính; ươm tơ ở Cổ Chất - xã Phương Định. Xã Liêm Hải chạy dọc theo trục đường 21 nối liền với các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Miền 2 gồm: Xã Việt Hùng, xã Trực Tuấn, Thị trấn Cát Thành, xã Trực Đạo, xã Trực Thanh. Thị trấn Cát Thành là một thị trấn mới được thành lập, trước kia là xã Cát Thành nổi tiếng với nghề tàu biển ở làng Phú An. Các xã ở miền 2 cũng nổi tiếng với nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, cói chiếu ở Văn Lãng – xã Trực Tuấn; đan vó ở Hạ Đồng – xã Trực Đạo; đan cót ở Ngọc Đông – xã Trực Thanh. Xã Việt Hùng nằm trên trục đường giao thông của huyện nối liền giao thông liên lạc với các huyện khác trong tỉnh. Miền 3 gồm các xã: Trực Nội, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Hưng, Trực Thuận. Miền nay không có làng nghề truyền thống lại không ở vị trí trung tâm huyện, lao động chủ yếu làm nghề nông là chính. Miền 4 gồm các xã: Trực Đại, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Phú, Trực Cường, Trực Hùng. Miền 4 nằm giáp huyện Giao Thủy, Hải Hậu, nơi có bãi biển Quất Lâm, Hải Thịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế với các huyện. Ngoài ra Trực Hùng còn có làng nghề kéo cán và se sợi ở làng Tân Lý. Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm của các miền thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm mới qua các năm theo miền của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Số lao động có việc làm mới (1) Chia theo: 1. Miền 1. + % so với (1) 2. Miền 2. + % so với (1) 3. Miền 3. + % so với (1) 4. Miền 4. + % so với (1) Người Người % Người % Người % Người % 3.750 1.249 33,3 840 22,4 608 16,2 1.053 28,1 4.035 1.319 32,7 912 22,6 681 16,9 1.123 27,8 4.256 1.378 32,4 973 22,9 700 16,4 1.204 28,3 ( Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2006) Qua bảng số liệu cho thấy số việc làm mới được tạo thêm hàng năm của mỗi miền đều tăng lên, cụ thể: Miền 1 là miền có số việc làm mới được tạo ra nhiều nhất, chiếm trên 30% tổng số việc làm mới được tạo ra hàng năm. Năm 2004 cả huyện tạo thêm được 3.750 chỗ làm việc mới thì miền 1 chiếm 33,3 % tương ứng với 1.249 chỗ làm việc mới. Đến năm 2006 cùng với sự tăng lên của tổng số việc làm mới là 4.256 chỗ việc làm thì miền 1 chiếm 32,4% với 1.378 chỗ việc làm mới. Với vị trí là trung tâm đầu não của huyện, miền 1 giữ vai trò quan trọng, thương mại dịch vụ phát triển sớm tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Nông nghiệp ở miền này cũng phát triển, đất đai mầu mỡ nhờ phù sa sông Hồng bồi đắp thuận lợi cho phát triển cây trồng vật nuôi tạo điều kiện thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất. Lúc nông nhàn người lao động ở miền này lại tham gia sản xuất những mặt hàng truyền thống của những làng nghề truyền thống trên địa bàn miền. Những làng nghề truyền thống của miền không những thu hút, tạo được nhiều chỗ làm việc cho lao động trong miền mà còn thu hút được nhiều lao động từ những nơi khác. Sản phẩm của những làng nghề truyền thống của miền rất phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao có thể tiêu thụ qua xuất khẩu ra nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây là duy trì chỗ làm việc cho người lao động. Muốn vậy miền cần phải tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm truyền thống này. Miền 4 là miền có số việc làm mới tạo ra hàng năm đứng thứ hai với 1.053 chỗ làm việc năm 2002 (chiếm 28,1% tổng số việc làm mới). Số việc làm mới được tạo thêm cũng tăng qua các năm, đến năm 2006 miền 4 tạo thêm được 1.204 chỗ việc làm mới (chiếm 28,3 % tổng sô việc làm làm mới). Như phân tích trên chúng ta thấy đây là miền tiếp giáp với huyện Giao Thủy, Hải Hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế. Xã Trực Hùng của miền thuộc cụm công nghiệp đang được đầu tư phát triển nên thu hút được khá nhiều lao động vào làm việc. Miền 4 cũng là miền có số lao động tham gia xuất khẩu lao động và lao động đi tỉnh ngoài. Năm 2006 cả huyện có 900 lao động đi làm vệc tỉnh ngoài; 250 lao động đi xuất khẩu thì miền 4 chiếm 31% số lao động đi tỉnh ngoài với 278 lao động; 34% số lao động đi xuất khẩu lao động tương ứng với 85 người. Xã Trực Phù và xã Trực Hùng là những xã điển hình được huyện dùng làm mẫu để tuyên truyền và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm bằng hình thức xuất khẩu lao động. Ngoài ra miền này còn phát triển ngành trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh, hội sinh vật cảnh cũng được thành lập ở xã Trực Đại tạo thêm được nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Xã Trực Hùng cũng là xã nổi tiếng với nghề tàu biển tạo được rất nhiều việc làm cho lao động nam của miền. Cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần, miền 2 là miền mà các xã có sự phát triển kinh tế khá đồng đều. Thị trấn Cát Thành là một điểm công nghiệp thuộc cụm công nghiệp của huyện, được nhiều doanh nghiệp đầu tư, đây là những cơ hội lớn để người lao động tìm kiến việc làm. Thị trấn Cát Thành mới thành lập năm 2006 là một tiềm năng lớn thu hút đầu tư, đặc biệt là ngành cơ khí hay nghề tàu biển ở làng Phú An thu hút rất nhiều lao động nam không chỉ ở miền 2 mà còn thu hút những lao động trên địa bàn lân cận. Nông nghiệp ở đây cũng phát triển, được phù sa sông Ninh Cơ bồi đắp thu hút được nhiều lao động. Miền 3 là miền có số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm thấp nhất (16% tổng số lao động), số lao động được giải quyết hàng năm đạt 600 – 700 người. Đây là miền duy nhất không có làng nghề truyền thống, địa phương tự tạo việc làm là chính, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, có xã chỉ là thuần nông như xã Trực Thuận. Tuy nhiên, số người trong tuổi lao động của miền này là 14.931 người, ít hơn các miền khác (thấp nhất huyện) chiếm khoảng 15% số người trong tuổi lao động của toàn huyện. Chính vì thế mà số người thất nghiệp ở miền này không phải là cao nhất huyện. Mặc dù số lao động tạo thêm hàng năm của miền 1 là cao nhất song miền này luôn tồn tại tỷ lệ thất nghiệp cao do số người trong độ tuổi lao động của miền này đông chiếm 33,5% số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện với 33.389 người trong tuổi lao động. Điều này đòi hỏi những năm tới huyện cần có biện pháp dịch chuyển lao động giữa các xã nhằm làm giảm áp lực cho người lao động ở những xã thuộc miền 1. Tạo điều kiện cho lao động ở xã vay vốn, phát triển kinh tế trang trại, hướng dẫn người lao động lao động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ. Đất và tình hình sử dụng đất: Với tổng diện tích là 143,5 km2, với khoảng 65% đất dùng trong nông nghiệp tức là khoảng 93,275km2 đất nông nghiệp, dân số đông do đó bình quân đất dùng trong nông nghiệp thấp. Chủ yếu là đất trồng trọt chăn nuôi, đất dùng trong công nghiệp và xây dựng là rất ít. Do được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Ninh nên chất lượng đất của huyện khá tốt, độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển cây trồng vật nuôi. Với đặc điểm là vùng đồng bằng, huyện xác định hướng chính là thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây giống, giống năng suất cao, ngắn ngày…, xác định đúng thời vụ, tận dụng thuận lợi về nhiệt độ, ánh sáng, tránh mưa, lũ… Cụ thể:Các xã miền 3 chủ yếu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh công tác hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả; Các xã miền 4 đẩy mạnh hơn nữa công tác trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh do công việc này sử dụng nhiều lao ngoài độ tuổi lao động. Những xã này cần phát triển kinh tế trang trại rộng rãi, đặc biệt là trồng hoa, trồng rau sạch xuất khẩu sang khu vực khác tạo điều kiện cơ hội việc làm cho lao động các xã; Xã Phương Định, Trực Chính cần tập trung trồng dâu, nuôi tằm phục vụ cho nghề dệt. Đặc biệt các xã trong huyện cần trú trọng trồng các giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt (giống lúa tám thơm, nếp). Ngoài ra cần triệt để sử dụng đất trong thâm canh tăng vụ, gối vụ, có thể trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn, cà chua… để tạo thêm việc làm lúc nông nhàn tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Diện tích đất dùng trong công nghiệp của huyện ngày một tăng lên mỗi năm vài ha đất dùng vào xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất. Diện tích đất sẽ bị thu hẹp nếu không có biện pháp mở rộng diện tích. Cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đối với đất sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng tránh tình trạng có quy hoạch nhưng sau đó để đất hoang phí. Việc xây dựng cụm công nghiệp Thị trấn Cổ Lễ, Thị trấn Cát Thành, xã Trực Hùng càng nhanh càng tốt, cần đảm bảo nguồn điện và nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất. Với diện tích đất hạn chế như hiện nay việc phát triển các ngành kinh tế tạo việc làm cho lao động là vấn đề khó khăn. Huyện cần có biện pháp phù hợp quản lý đất đai chặt chẽ hơn tránh tình trạng lãng phí đất. - Cơ sở hạ tầng và việc áp dụng khoa học kỹ thuật: Nhìn chung tất cả các con đường trong huyện đều được rải nhựa hoặc đổ bê tông. Mạng lưới giao thông đa dạng đang phát triển, trục đường 21 đi qua huyện đang có kế hoạch mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, thu mua nguyên vật liệu, buôn bán và nhu cầu đi lại cho người dân. Mấy năm gần đây hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được xây dựng đồng bộ và đưa vào sử dụng. Cuối năm 2005 và đầu năm 2006 huyện đã tổ chức sửa chữa lớn và nâng cấp đường dây điện đảm bảo phục vụ sản xuất và tiêu dùng (toàn huyện có 5 hợp tác xã dịch vụ điện). Các công ty, xí nghiệp cũng được xây dựng trên địa bàn huyện. Thông tin liên lạc đang được chú ý phát triển, mạng lưới thông tin rộng khắp (khoảng 30% số hộ dùng điện thoại bàn), tín dụng xã ngày càng phát triển (toàn huyện có 8 quỹ tín dụng nhân dân xã và 1 quỹ tín dụng nhân dân huyện). Khoa học kỹ thuật cũng được đưa vào áp dụng rộng khắp trong nông nghiệp làm năng suất cây trồng vật nuôi có chuyển biến tích cực, có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có khoảng 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính trung bình mỗi doanh nghiệp có khả năng thu hút từ 15-20 lao động, các doanh nghiệp được trang bị các máy móc tiên tiến, xây dựng nâng cấp nhà xưởng. Đặc biệt có một nhà máy gạch Tuynel đang hoàn thiện dần và sắp đưa vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn chục tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2004-2005 có thêm 3 nhà máy dệt được thành lập thu hút từ 30-40 lao động góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm ở nông thôn Trực Ninh. Như vậy, nhìn tổng quát có thể thấy cơ sở hạ tầng của Trực Ninh khá phát triển, chỉ cần tính từ đầu năm đến cuối năm đã thấy có sự thay đổi đáng kể, các con đường đổ ra thị trấn liên tiếp được sửa chữa, nâng cấp. Huyện còn đang thi công lắp đặt công trình nước sạch cho các xã và dự định trong năm tới sẽ lắp đặt thêm cho khoảng 5 xã nữa. Tuy vậy, vẫn còn thiếu những máy móc hiện đại phục vụ cho các ngành công nghiệp - dịch vụ và như thế cần có những đầu tư nhiều hơn cho mảng này. Tình hình sử dụng vốn: Trong mọi ngành sản xuất, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điều kiện để có tư liệu lao động. Nói chung, nguồn vốn của huyện còn hạn hẹp, hơn nữa người lao động rất ít vốn, đặc biệt đối với khu vực nông thôn vì thế chưa tận dụng hết các nguồn lực trong sản xuất. Huyện đã có rất nhiều biện pháp tạo vốn cho người lao động và người sử dụng lao động như hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, đối với doanh nghiệp thì được miễn, giảm thuế sử dụng đất trong những năm đầu. Tổng kinh phí do chương trình quốc gia GQVL năm 2006 là 2.374 triệu đồng. Qua báo cáo huyện thì vốn vay đã góp phần phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn của quỹ quốc gia GQVL qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn. Triệu đồng 2345,6 2551,8 2720 2734 Số dự án. Dự án 134 147 160 161 Số lao động thu hút. Người 200 289 402 950 (Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH- Báo cáo thực hiện dự án GQVL từ nguồn vốn quốc gia giai đoạn 2003-204) Vốn được sử dụng vào giải quyết việc làm ngày càng hiệu quả. Số lao động được thu hút vào làm việc đều tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2005-2006 số dự án chỉ tăng lên 1 trong khi số lao động được giải quyết việc làm tăng lên 548 người (= 950-402). Huyện Trực Ninh với lợi thế phát triển các làng nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động tự do. Đó là khu vực kinh tế phi chính thức, là những hộ gia đình và những chủ sản xuất kinh doanh. Chính vì thế nguồn vốn cho vay đối với những đối tượng này được đặc biệt chú ý. Có hai loại vốn là vốn tự có và vốn vay. Nếu tính sơ qua có thể thấy tiềm lực về vốn tự có là mỏng, bình quân khoảng 6 triệu đồng/ hộ gia đình. Số vốn này nếu đem sử dụng phát triển kinh tế hộ gia đình thì là ít và chưa đủ. Còn trong các ngành nghề thủ công thì thường có những chủ kinh doanh lớn hơn, những người lao động lao động nghèo không có khả năng về vốn thì chủ yếu đi làm thuê cho những người chủ này. Những người chủ này có năng lực về vốn tự có, ngoài ra hàng năm họ thường được vay thêm vốn từ các ngân hàng hoặc từ các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước liên kết với một số tổ chức quốc tế như quỹ Việt - Đức tài trợ để phát triển kinh tế vùng. Theo con số thống kê thì một năm những làng nghề như ươm tơ, dệt vay khoảng 3-4 tỷ đồng; nghề mộc vay trên 20 tỷ đồng của ngân hàng và các nguồn vay khác. Một số ngành như thêu, mây tre đan thì ít hơn khoảng 1 tỷ đồng. Nhìn chung số vốn nợ đọng quá hạn không nhiều khoảng 10%, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay để phát triển kinh doanh thu hút lao động là có hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng: Lượng vốn hàng năm cung cấp để phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình và chủ sản xuất kinh doanh là tương đối. Vốn này cũng được sử dụng rất hữu ích, có hiệu quả mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Tuy vậy, trong công tác thẩm định cho vay vốn còn nhiều thủ tục rờm rà, mong rằng sớm có những cách giải quyết nhanh hơn, hướng dẫn cụ thể hơn tạo điều kiện phát triển hơn nữa kinh tế huyện, từ đó thu hút được nhiều lao động. Nguồn vốn cho vay tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Nhìn chung lượng vốn được huy động cho sản xuất còn chưa đáp ứng được con số mỗi năm cần cho vấn đề đầu tư xây dựng. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn và thách thức lớn cần giải quyết. Lực lượng lao động của huyện. Lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Hàng năm, huyện có một lực lượng lao động khá lớn cần tìm việc làm. Tuy vậy lao động không có việc làm những năm qua nhiều gần 1000 lao động. Trong số thất nghiệp, số lao động có trình độ không phù hợp với công việc cũng khá cao. Chất lượng lao động của huyện còn thấp (năm 2006 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 32% với 35.500 người). Nhìn chung, mỗi năm trung bình có khoảng 28,18% số lao động trong độ tuổi được qua đào tạo về học chuyên ngành ở các trường đại học, cao đẳng hay học nghề trong các trường trung học, làng nghề, cơ sở, trung tâm dạy nghề. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở huyện còn rất nhiều, mặc dù cứ đều đặn hàng năm giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và tăng tỷ lệ qua đào tạo nhưng tốc độ này còn chậm mới chỉ thay đổi được những con số ở hàng đơn vị, bảng 8 thể hiện rõ điều này: Bảng 8: Chất lượng lao động những năm qua của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động (1). Trong đó: Lao động qua đào tạo. + % so với (1) Lao động chưa qua đào tạo. + % so với (1) Người Người % Người % 99.662 24.018 24,1 75.644 75,9 100.236 26.261 26,2 73.975 73,8 100.844 28.236 28 72.608 72 101.125 30.944 30,6 70.181 69,4 101.486 32.475 32 69.011 68 (Nguồn: Phòng thống kê-Báo cáo dân số - lao động giai đoạn 2002-2006 huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Tuy số người thất nghiệp hàng năm không ngừng tăng, những người thất nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì họ lại không về quê. Vì thế, muốn chất lượng lao động được nâng lên thì huyện cần đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Huyện cần có chính sách khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bằng các biện pháp khác nhau, cả vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho họ có thể tìm được việc làm phù hợp. Số lao động không có trình độ chuyên môn cần được cử đi học thêm các lớp đào tạo tại địa phương (có thể ở Hà Nội, các tỉnh khác). Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên ra trường trở về quê hương công tác, tránh hiện tượng chảy máu chất xám trong lực lượng lao động huyện. Cơ chế chính sách kinh tế xã hội của huyện. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tổ chức chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi thu hút lao động vào đầu tư thâm canh. Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển các làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều lao động. Nhìn chung, những năm qua huyện đi vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh chưa đi vào ổn định, ngành nghề dịch vụ còn kém. Đặc biệt sản xuất công nghiệp quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chưa hiện đại. Huyện cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến, công nghiệp nhẹ, phát triển dịch vụ thương mại. Thị trường tiêu thụ: Bất cứ ai khi tiến hành sản xuất kinh doanh trước hết họ phải nghĩ đến nguồn cung cấp tư liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo cả chất lượng và số lượng. Điểm mạnh của huyện là các ngành nghề thủ công, sản phẩm của kinh tế hộ gia đình thông thường được bán ngay trong vùng hoặc các huyện, tỉnh lân cận. Đặc biệt có một số ngành như: Thêu, mây tre đan, ươm, dệt tơ tằm, mộc còn có thị trường ở các tỉnh xa thuộc miền Trung, miền Nam, thậm chí được xuất khẩu ra nước ngoài như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Có một số thị trường trở thành truyền thống ở một số ngành như: Ươm, dệt tơ tằm (thị trường là Nam Cao – Thái Bình); mộc (thị trường: Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Nam…); thêu ren (thị trường: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay có một số sản phẩm thế mạnh của huyện như: Tơ, dệt, mây tre đan, thêu… chất lượng rất cao đáng tin cậy có thể len lỏi cả vào những thị trường khó tính như ở các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy vậy, nhưng số lượng chưa nhiều và chưa có một sản phẩm nào mang một danh hiệu một tên gọi nổi tiếng. Vả lại có một số đặc điểm trong các ngành nghề này là: Sản xuất nhỏ lẻ, tách rời nhau nên sản phẩm của mỗi hộ gia đình lại mang bán ở những thị trường khác nhau. Điều này làm cho huyện thiếu tính liên kết, đồng bộ sản phẩm ở các thị trường dẫn đến hạ thấp giá thị sản phẩm. Do đó, cần phải có những biện pháp cụ thể trong đầu tư công nghệ, chất lượng lao động, vốn… để sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường, nhất là tạo được thương hiệu trên thị trường. Tích cực sáng tạo, phát huy ưu điểm để sản phẩm ngày càng có chất lượng, dần dần có chỗ đứng, có thương hiệu trên những thị trường quen thuộc và ngoài ra còn tìm cách mở rộng sang những thị trường mới có tiềm năng mà các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện chưa hề xâm nhập tới. Cơ chế chính sách của TW và địa phương: Trong những năm qua Phòng Nội vụ Lao động TBXH đã tích cực chủ động tham mưu cho Huyện ủy – UBND huyện Trực Ninh triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo đúng quy định. Các cơ quan ban ngành địa phương đã nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu làm việc để phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã cùng huyện tập trung thực hiện chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu việc làm, xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội. Chương trình giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh đã được UBND huyện tập trung chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện hai nhóm giải pháp chính để GQVL ở địa phương là: + Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội như: Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ; tập trung đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển làng nghề ở các xã, thị trấn; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. + Thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Đó là các chương trình cho vay vốn mức lãi suất ưu đãi; đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; ngoài ra còn thực hiện một số chương trình tín dụng, ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình… Năm 2005, 2006 việc thực hiện giải quyết việc làm đạt kết quả khá tốt (trên 4.000 việc làm mới mỗi năm). Công tác đào tạo nghề gắn với dịch vụ giới thiệu việc làm hoạt động hiệu quả hơn. Trung tâm dạy nghề Trực Ninh nay là Trường dạy nghề, đã đào tạo 1.950 lao động, trong đào tạo dài hạn là 1.100 người, ngắn hạn là 850 người, tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 500 lượt người. Tạo việc làm là một trong những vấn đề bức xúc và liên quan đến cuộc sống của nhiều người. Do đó cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, giữa các chương trình, dự án. Những mặt tồn tại và nguyên nhân: Trong những năm qua huyện đã khắc phục được phần nào những khó khăn, cũng đã có những kinh nghiệm và những hướng đi đúng trong công tác tạo việc làm. Hàng năm số lao động được tạo việc làm của huyện không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm nhiệt tình của các cấp ủy Đảng, các ban ngành lãnh đạo tới cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề sau: Số lao động được giải quyêt việc làm của huyện thấp hơn số lao động cần được giải quyết việc làm, lao động thường xuyên không có việc làm và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 30% tương ứng với 30.176 người. Chất lượng lao động của huyện chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 32% tổng số lao động có việc làm (năm 2006), số lao động chưa có trình độ thì phải mất thời gian lâu cho quá trình đào tạo. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ít, còn phải tuyển ở nơi khác đến, chất lượng lao động nhiều khi chưa đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức cao, năm 2006 là 1,5%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chiếm 81% ( năm 2006). Như vậy vẫn có một lực lượng lao động không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ. Các ngành nghề ở địa phương không được đào tạo theo chiều sâu, quy trình công nghệ không được đổi mới, nhiều sản phẩm không cạnh tranh được với thị trường bên ngoài. Các hoạt động trợ giúp người lao động, người thất nghiệp chưa đủ mạnh Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đủ mạnh để tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Nguyên nhân của những tồn tại: Ngân sách cho vấn đề tạo việc làm chưa đáp ứng được, số lượng vốn chỉ mới đáp ứng được trên 50% nhu cầu. Biện pháp thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Việc biên chế cán bộ làm công tác quản lý lao động và tạo việc làm chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được đồng bộ, chưa được chú trọng. Thiết bị sản xuất của các cơ sở sản xuất có thể được đổi mới nhưng chưa mở rộng được quy mô, lạc hậu, giá thành cao, tính cạnh tranh giảm. Các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính, vốn kinh doanh tư nhân chủ yếu là vốn vay ngân hàng, vốn tự có của các hộ gia đình còn mỏng. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi, năng động nên vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, cơ sở chế biến những mặt hàng này chưa đạt tiêu chuẩn. Việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các khu vực lân cận, nhu cầu đầu tư là rất lớn song nguồn vốn và khả năng huy động nội lực lại hạn chế. Hạ tầng cơ sở đã được cải thiện nhưng chất lượng chưa cao, nhiều đoạn đường sửa đi sửa lại gây ách tắc và hạn chế đi lại, nhất là cơ sở hạ tầng cho phát triển thương mại dịch vụ. Sự hấp dẫn đầu tư cho lĩnh vực này chưa cao, còn tồn tại tư tưởng nhà nước bao cấp. Huy động vốn phát triển nhanh nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn còn ít do đó chưa đáp ứng được nhu cầu. Thủ tục vay vốn còn phức tạp, đôi lúc chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Trong phương hướng hàng năm của các cấp ngành về vấn đề giải quyết việc làm chưa được đề cập đúng vị trí, các chỉ tiêu quan trọng chưa được lượng hóa. Số liệu điều tra về lao động việc làm trước đây không được đầy đủ vì thế việc thu thập số liệu xây dựng mất nhiều thời gian. Vẫn còn tồn tại bộ phận chưa có ý thức tự tạo việc làm, còn trông chờ vào Nhà nước. Từ những phân tích khách quan nhận thấy, việc tạo việc làm có khả quan nhưng chưa cao. Số người chưa có việc làm và người thiếu việc làm còn nhiều, là một lãng phí vô hình lớn về tài lực và nhân lực, cũng là lãng phí về lực đối với xã hội. Trực Ninh là một huyện nông nghiệp nhưng nói chung giá trị hàng hóa nông nghiệp chưa cao, sản phẩm còn thiếu tính đa dạng. Ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao động. Tuy vậy, mức sống chung của huyện còn thấp. Đã có một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng số lượng không nhiều. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa cao. Tóm lại, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của huyện cần phải tiếp tục giải quyết nhiều mặt nữa, cần phối hợp mọi biện pháp, nhân lực thích hợp, không nên quá kỳ vọng và đề cao kết quả đã đạt được. Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. I. Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị thu nhập trên một ha canh tác, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần, các làng nghề truyền thống của huyện như dệt, thêu ren, mộc, tơ tằm, mây tre đan, … đang ngày một phát triển, các khu vực công nghiệp: Thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Hùng, thị trấn Cát Thành đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư, đây là những cơ hội lớn để người lao động tìm kiếm việc làm. Để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, Trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh đã liên tiếp đào tạo và cung ứng hàng nghìn công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu lao động. Đây cũng là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết việc làm được UBND huyện quan tâm chỉ đạo. Căn cứ vào kết quả đã đạt được của năm 2006, Phòng Nội vụ Lao động TBXH huyện Trực Ninh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch những năm còn lại của giai đoạn 2006-2010 như sau: Bảng 9: Mục tiêu giải quyết lao động việc làm những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 1. Dân số 1000 người 201,0 202,5 204,2 206,0 2. Dân số trong độ tuổi lao động 1000 người 113,4 114,5 115,8 117,0 3. Số lao động tham gia trong nền KTQD 1000 người 104,1 105,1 106,0 107,0 4. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 1,4 1,3 1,2 1,0 5. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn % 82 83 84 85 6. Tổng số lao động được tạo việc làm Chia theo nơi làm việc: + Tại địa phương + Đi làm ở tỉnh ngoài + Xuất khẩu lao động + GQVL từ quỹ quốc gia GQVL 1000 người 1000 người 1000 người 1000 người 1000 người 5,07 2,45 1,10 0,37 1,15 5,7 2,7 1,25 0,45 1,3 6,4 3,1 1,4 0,5 1,4 7,0 3,43 1,5 0,57 1,5 (Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo xây dựng chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2007-2010 của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Với mục tiêu chủ yếu: Mỗi năm giải quyết được 5.500 lao động có việc làm, đến năm 2010 giải quyết được 7.000 lao động có việc làm; Công tác dạy nghề: Mỗi năm đào tạo được từ 2.000 đến 3.000 lao động, đến năm 2010 số người qua đào tạo nghề là 37.400 người đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 32%, đưa số lao động qua đào tạo lên 49.100 người đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 42%; Công tác xóa đói giảm nghèo: Mục tiêu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,5%. II. Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 1. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện để tạo việc làm cho người lao động như sau: 1.1. Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội: Hiện nay cả cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện còn lạc hậu. Mặc dù trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể song còn chậm chạp dẫn đến sự chuyển đổi về lao động chưa mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và việc làm của người lao động nông thôn. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cầu kinh tế trên các phương diện. Trước hết là chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Trong sản xuất phải xác định rõ trồng cây gì có hiệu quả cho địa phương. Cần phải có tỷ lệ hợp lý để cân đối giữa cây lúa cho năng suất cao và lúa đặc sản. Ngoài ra, tiến hành hình thành các vùng có tính chất chuyên canh, vùng rau sạch… Trong chăn nuôi cần chú ý hình thành các trại nuôi tập trung, quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, công tác phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ tài chính, kỹ thuật nông nghiệp chế biến nông sản cần phải tổ chức lại theo hướng hợp tác xã cổ phần dịch vụ. Ngoài ra, yêu cầu phải đa dạng hóa ngành nghề nông nghiệp nông thôn cả về chiều rộng và chiều sâu, tập trung vào các ngành dịch vụ nông nghiệp như chế biến, lưu thông hàng hóa giúp thu hút nhiều lao động nông nghiệp. Tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề ở các xã, thị trấn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Hùng, thị trấn Cát Thành, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, ưu tiên các ngành có lợi thế phát triển và thu hút nhiều lao động như: Cơ khí, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…, tranh thủ phát triển các ngành nghề mới, đầu tư cho nhà xưởng cho các doanh nghiệp để tạo thêm chỗ làm việc mới cho người lao động. Cần tranh thủ nguồn vốn phục vụ đê kè (tránh tình trạng hỏng không kịp sửa); Nâng cấp mở rộng hệ thống đường bộ, tận dụng sử dụng lao động phổ thông tại chỗ. Trực Ninh có những ưu thế rất lớn về những làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường sự tồn tại và phát triển của các làng nghề này cũng gặp không ít những khó khăn. Đó là sự cạnh tranh về mẫu mã, giá cả đối với các mặt hàng khác cùng chủng loại. Do đó, phát triển làng nghề yêu cầu tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân giỏi và việc truyền nghề cho lao động. Ngoài ra, cần tính đến sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn về công nghệ, nguyên liệu và khâu tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ. Hỗ trợ về vốn: Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Nông thôn huyện đang có nhu cầu rất lớn về vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô kinh doanh. Hiện nay, phổ biến nhất là hình thức tín dụng – hình thức được đánh giá có hiệu quả, cần mở rộng ngày càng nhiều những hình thức này như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng dành cho người nghèo, các quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng… Ngoài ra, cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong một bộ phận dân cư để đầu tư cho sản xuất với lãi suất hợp lý để tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt chương trình cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với các dự án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này UBND huyện cần chỉ đạo Phòng Nội vụ Lao động TBXH, Ngân hàng chính sách xã hội, cùng với các ngành chức năng và các xã, thị trấn tuyên truyền phổ biến cho nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho vay vốn để giải quyết việc làm. Công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay vốn cần phải được thực hiện nghiêm túc (thực hiện cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng), đảm bảo thuận lợi nhanh chóng, tránh gây phiền hà khó khăn. Các dự án sử dụng vốn vay cần phải được kiểm tra quản lý, phân công phụ trách kiểm tra và có báo cáo thường xuyên về việc sử dụng vốn của chủ dự án (để hiệu quả đồng vốn là cao nhất). Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm, cần làm như sau: Việc dạy nghề phải được thực hiện theo hợp đồng học nghề; Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm, giáo viên dạy nghề; Đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề nhất là cho các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật, hỗ trợ các làng nghề truyền thống; Cần giáo dục định hướng cho học sinh phổ thông; Để đạt được mục tiêu mỗi năm giải quyết 5.500 chỗ làm việc mới, rõ ràng chi phí cho vấn đề này là rất lớn. Do đó, đầu tư đào tạo nghề phát triển cần đi sâu đào tạo nghề phù hợp (đúng người, đúng việc). Cần thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách Nhà nước là chính nhưng cũng cần chú ý thu hút vốn địa phương, doanh nghiệp. Cũng có thể cắt cử cán bộ đi học ở các trung tâm để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, để làm tốt công tác này thời gian tới cần làm tốt: Chuẩn bị tốt nguồn lực (có kế hoạch dạy nghề, liên kết với các cơ sở đào tạo và các cơ quan xuất khẩu lao động; Hướng cho học sinh học ngoại ngữ khi học phổ thông; Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề để đạt được kết quả cuối cùng là người lao động có trình độ); Tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động (thị trường trong nước: Hà Nội, Hải Phòng… và các khu công nghiệp khác; thị trường ngoài nước: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia…; Xuất khẩu trực tiếp cho các công ty xuất khẩu lao động). Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động, chẳng hạn như tổ chức các hội chợ việc làm tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau; Huyện cũng cần phải tổ chức kiểm tra giám sát các thông tin thị trường và kiểm tra giám sát các trung tâm việc làm. 1.3. Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm. Thành lập ban chỉ đạo phân công cán bộ làm công tác tạo việc làm ở các xã, thị trấn. Hiện nay, ở mỗi xã, thị trấn đã có cán bộ TBXH chuyên trách nên công tác kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm ở từng xã, thị trấn đạt hiệu quả cao tạo điều kiện cho việc kiểm soát cấp huyện được chặt chẽ và hiệu quả hơn, điều này cần được phát huy. Tuyên truyền thấy rõ tính cấp bách cần thiết tạo việc làm cho người lao động. Các cấp ngành cần đưa mục tiêu cụ thể theo từng tháng, quý, năm từ đó đặt ra mục tiêu, bài học cho thời gian tới. Thiết lập hệ thống báo cáo thống kê trong các cơ sở doanh nghiệp về tình hình sử dụng lao động. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát lao động việc làm trên toàn huyện. Thông tin về thị trường lao động: Thông tin tuyên truyền về chương trình việc làm như pháp luật, thực trạng lao động việc làm, giới thiệu nội dung hỗ trợ việc làm của Nhà nước và đoàn thể thông qua báo, đài, truyền hình, phóng sự, … 1.4. Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH, sự phối hợp của các cấp ngành, với sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công chức trong ngành. Nhiệm vụ của các ngành, các cấp có liên quan: Ngành Lao động TBXH là cơ quan thường trực chỉ đạo chặt chẽ của trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề, trường nghề, tổng hợp chung tình hình thất nghiệp, tạo việc làm… Ngành tài chính kế toán, Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng đề xuất các giải pháp vốn, chính sách vay vốn và thu hút vốn. UB dân số với nhiệm vụ kiểm soát sự gia tăng dân số, đặc biệt là lực lượng lao động nơi khác đến. 2. Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Là một huyện nằm ở vị trí thuận lợi trong giao thông liên lạc; có những ngành nghề truyền thống lâu đời thu hút nhiều lao động, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, số lao động trong huyện chưa phát huy hết được khả năng khiến năng suất và thu nhập còn thấp. Do đó cần phải có biện pháp và hướng đi đúng, kịp thời để khắc phục những nhược điểm, tận dụng phát huy những ưu điểm sẵn có trong nguồn vốn của lực lượng lao động. Qua phân tích số liệu, tìm hiểu tình hình lao động ở huyện Trực Ninh, xin góp ý một số ý kiến trong việc cải tạo chất lượng lao động phục vụ cho những ngành nghề truyền thống: 2.1. Hoàn thiện công tác đào tạo nghề. Xây dựng hoàn thiện hệ thống vật chất cơ sở hạ tầng. Trong số 10 cơ sở dạy nghề có 1 trung tâm và 9 cơ sở dạy nghề của tư nhân. Trung tâm dạy nghề với 1 dãy nhà 2 tầng khoảng 18 phòng, dãy nhà cấp 4, do được thành lập từ năm 2000 nên có nhiều trang thiết bị phục vụ cho quá trình học còn thiếu, máy móc phương tiện chưa đủ hiện đại để giúp học sinh có cơ hội tiếp cận cái mới. Ở những cơ sở dạy nghề tư nhân trang thiết bị còn thiều thốn, cũ kỹ cần phải được đầu tư vốn để nâng cấp thay thế cho phù hợp hơn. Hiện nay, khi hệ thống thông tin toàn cầu đang được cập nhật chi tiết từng ngày, từng giờ thì nhu cầu về tin tức rất cao. Tuy nhiên, ngay tại trung tâm có khoảng 10 máy vi tính chưa được nối mạng và số người biết sử dụng máy thì rất ít, còn ở các cơ sở tư nhân thì hầu như là không có. Điều này cũng cần phải lưu ý để những học sinh có cơ hội hơn trong việc tiếp nhận thông tin và học hỏi kịp thời cái mới ngoài xã hội. Do đặc thù một số ngành như may mặc, thêu, đan học ngắn nên phải mở các lớp dạy nghề ngắn ngày đào tạo kịp thời lượng lao động để sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng. Đào tạo. Qua điều tra cho thấy: Những cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện chủ yếu dạy các nghề như sửa chữa máy móc, may mặc. Còn các ngành nghề truyền thống như: Mây tre đan, thêu thùa… hầu như không có trong chương trình dạy và học, cần lưu ý bổ sung thêm trong chương trình dạy. Được biết, thường thì mỗi ngành nghề truyền thống đều có những nghệ nhân rất giỏi, rất am hiều về nghề. Cơ sở dạy nghề nên mời họ về trực tiếp dạy học sinh chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và lại kinh tế vì tiền lương trả cho họ sẽ không quá cao. Như thế trung tâm sẽ bỏ ra được một khoản tiền dành cho đầu tư máy móc trang thiết bị. Một điều đáng chú ý ở đây nữa là đội ngũ giáo viên: Cần phải tìm nhiều giáo viên giỏi, yêu nghề, phải có cách truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu. Vì đại đa số những học sinh học nghề ở đây mới chỉ học hết cấp I, cấp II nên khả năng nhận thức của họ không được nhanh nhạy bằng những người học hết cấp cao hơn. Do vậy, muốn dạy có hiệu quả thì người thầy phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh và phải có kiến thức sâu rộng truyền đạt cho học sinh bằng những cách dễ hiểu nhất. Công tác hướng nghiệp. Hiện nay, có một tình trạng chung trong công tác giáo dục đào tạo đó là: học sịnh sau khi học hết phổ thông trung học đều có xu hướng, cố gắng sao cho thi được vào một trường Cao đẳng, Đại học nào đó. Có học sinh ôn thi 2 – 3 năm không được, cuối cùng trở thành người không có công ăn việc làm, không biết làm việc gì dễ bị sa ngã vào những tệ nạn xã hội; hoặc có những người sau khi học xong ra trường cũng không có việc làm vì họ học những ngành ít có cơ hội kiếm được việc làm trên thị trường chính thức. Vì vậy làm cho lượng thất nghiệp ngày một tăng lên. Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh, giáo viên, các cơ quan chức năng phải có những cách tuyên truyền phổ biến hướng nghiệp cho các em ngay từ khi học xong trung học cơ sở, dẫn dắt để các em suy nghĩ lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn, thấy được học nghề cũng là một cách để bước vào cuộc sống tương lai chắc chắn và ổn định. Còn nhiều bất cập trong công tác giáo dục – đào tạo nghề, mong rằng các trung tâm, các cơ sở đào tạo của huyện sớm khắc phục những khó khăn trước mắt, ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng cơ sở hạ tầng, trau dồi tăng cường đội ngũ giáo viên để thu hút được nhiều học sinh và hàng năm đưa ra ngoài xã hội những lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường giúp tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần phát triển đất nước. 2.2. Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống. Hàng năm huyện có khoảng 100 người lao động bước vào tuổi lao động, trong đó chỉ có trên 25% là công nhân viên làm công ăn lương hoặc công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức. Số lao động còn lại thuộc khu vực phi chính thức. Nhận thức rõ vai trò tạo việc làm to lớn của khu vực kinh tế phi chính thức nhưng lại còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý và sử dụng lao động khu vực này: Về công tác quản lý. Quản lý về số lượng lao động: Phải thường xuyên theo dõi những biến động trong dân số để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Tránh hiện tượng dư thừa lao động làm nảy sinh nhiều tệ nạn gây bất ổn cho an ninh trật tự của huyện. Các cơ quan có thẩm quyền và Nhà nước cần có những ưu đãi thiết thực về vốn, những chính sách để phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các làng nghề truyền thống (là địa điểm thu hút nhiều lao động). Và hơn nữa tránh được tình trạng những lao động này ồ ạt đổ ra các thành phố lớn kiếm việc, làm quá tải gây sức ép lớn về nhiều mặt ở các thành phố (nhà ở, điện nước …), những thanh niên nông thôn có công việc ổn định đi vào nề nếp sẽ hăng hái nhiệt tình tham gia sản xuất, xây dựng quê hương, sống lành mạnh, lao động ngoài độ tuổi được làm những công việc nhẹ nhàng giúp có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. Quản lý về chất lượng lao động: Không phải cứ đầu tư cho các trung tâm, các cơ sở dạy nghề đầy đủ về cơ sở vật chất và những điều kiện khác thì sẽ có được một chất lượng đầu ra như mong muốn. Trong quá trình dạy và học cần phải có sự động viên, khuyến khích, những việc thiết thực bám sát thực tế (những làng nghề sản xuất ra sản phẩm cần phải tìm được thị trường tiêu thụ, sản phẩm kinh tế hộ gia đình bán phải được giá…), có như thế mới thu hút được học sinh học nghề để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Trong quá trình dạy, giáo viên phải thường xuyên cập nhật những tin tức, kiến thức mới, trau dồi thêm nghiệp vụ để kịp thời truyền đạt cho học sinh. Như vậy khi ra trường học sinh mới tự tin đi xin việc và làm việc hiệu quả. Trong quá trình học cần có những xuất học bổng cho những học sinh học giỏi, ưu đãi những học sinh nghèo để các em có cơ hội được học, được đào tạo giúp các em thoát nghèo. Chất lượng lao động không chỉ ở trình độ học vấn, độ hiểu biết nghề nghiệp, điều hết sức quan trọng được thể hiện ở sức khỏe, thể lực của người lao động. Những người lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức thường không có được sự quan tâm của các cấp chính quyền về mảng y tế, sức khỏe. Do đó, khi bị ốm đau họ thường tự lực đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Không có thẻ BHYT họ phải bỏ toàn bộ chi phí, rất tốn kém, đặc biệt là những lao động nghèo. Do vậy, cần có sự quan tâm hơn về sức khỏe, thể lực của người lao động lao động thông qua công tác y tế và thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Về sử dụng lao động. “Li nông bất li hương” là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, theo đó các cấp chính quyền và nhân dân Trực Ninh đã có rất nhiều cố gắng trong việc dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm xuống, lao động trong các ngành công nghiệp – dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế phát triển mang đến nhiều công nghệ máy móc hiện đại giúp thay thế nhiều lao động chân tay. Chính điều này đã làm giảm cầu sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh khiến người lao động không có việc làm. Vì vậy, có thể thấy trong một số ngành hàng năm có xu hướng giảm tỷ lệ sử dụng lao động. Mặt khác, số lao động qua đào tạo nghề khi ra trường có những người chưa tìm được việc làm ngay tại địa phương hoặc không muốn làm vì tiền công thấp nên họ lại bắt đầu cuộc hành trình gia nhập vào đội ngũ lao động tự do ở khu vực kinh tế phi chính thức tại các thành phố lớn. Trước tình hình này, cần lưu ý công tác sử dụng lao động của huyện ở một số mặt: + Cần có tỷ lệ hợp lý giữa thu hút đầu vào đào tạo nghề và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh. + Hỗ trợ, giúp đỡ về vốn ban đầu, cơ sở vật chất, giúp kinh tế hộ gia đình phát triển bằng các biện pháp như: Cho vay với lãi suất hợp lý, đầu tư cây giống, con giống trong trồng trọt và chăn nuôi… để họ tự lo cho cuộc sống gia đình mình; nếu hộ nào khá giả có thể có khả năng mượn thêm lao động ngoài, giúp giảm bớt lực lượng lao động tự do dư thừa ở nông thôn. + Một số nghề thủ công truyền thống cần được hỗ trợ về vốn, được cung cấp thông tin về thị trường thường xuyên, được giúp đỡ cho việc tìm đầu ra cho sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong huyện. + Mặt khác trong công tác xuất khẩu lao động, các cơ quan chức năng cần năng động hơn nữa để giúp một số lao động có cơ hội đi làm việc ở một số nước có nhu cầu về lao động giản đơn. + Cần có dịch vụ tư vấn hỗ trợ tìm việc miễn phí để những lao động này được hiểu rộng hơn và biết cách tìm việc. + Trong mỗi xã, thị trấn cần có những đoàn thanh niên tích cực, năng động, sáng tạo tập trung tham gia sản xuất ngành nghề truyền thống hay mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi, trồng cây giúp thu hút nhiều thanh niên khác hăng hái tham gia. Cần thành lập những chi hội phụ nữ giúp nhau làm ăn để phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ gia đình thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động nữ và lao động ngoài độ tuổi. Trên đây là một số ý kiến đóng góp trong công tác cải tạo chất lượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Các cấp, ban ngành đoàn thể trong huyện sớm có những chương trình cụ thể, những việc làm thiết thực giúp lao động trong khu vực này, nâng đỡ để họ có khả năng tự lo cho cuộc sống gia đình bản thân, làm giàu ngay trên đất quê hương. Và kéo dài theo đó là nền kinh tế huyện phát triển nhanh, bền vững. Kết luận Tạo việc làm là một trong những vấn đề bức xúc, mang tính toàn cầu, nếu vấn đề tạo việc làm không được giải quyết thì không một mục tiêu nào đặt ra như ổn định xã hội, công bằng xã hội, … có thể giải quyết được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tạo việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới, nền kinh tế huyện Trực Ninh tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt, hàng năm tạo được từ 3-4 nghìn lao động. Tuy nhiên, Trực Ninh là một huyện có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân số đông, bình quân đất nông nghiệp thấp, số lao động chưa có việc làm hàng năm từ 8 đến 9 nghìn lao động. Đây là một nhu cầu bức xúc được các cấp ủy Đảng chính quyền và mỗi người lao động huyện Trực Ninh đang từng bước tháo gỡ. Tài liệu tham khảo: Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội hàng năm của huyện Trực Ninh. Đề án xã hội hóa dạy nghề đến 2010 Sở Lao động TBXH tỉnh Nam Định. Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN và việc làm của Chính Phủ. Niên giám thống kê huyện Trực Ninh giai đoạn 2001-2005. Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực. Chương tạo việc làm cho người lao động. TS Trần Thị Thu Giáo trình Kinh tế lao động. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn. Sau thời gian nghiên cứu và thực tập ở Phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyện Trực Ninh, em đã thực hiện chuyên đề “ Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Xuân Cầu cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế lao động & dân số đã trang bị cho em kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhân đây, em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Lao động TBXH huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ em nghiên cứu tìm hiểu thực tế để hoàn thành chuyên đề này. Trong quá trình thực tập không tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Kính mong thầy cô góp ý cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25848.DOC
Tài liệu liên quan