Tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu và đang có dự án ODI. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc có chức năng cần tổ chức thu thập thông tin về chính sách, các quy định của luật pháp đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, các cơ hội đầu tƣ trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể; các dự án đầu tƣ cụ thể đã đƣợc ký thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ , đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp có nhu cầu và đang thực hiện ODI dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các thông tin này. Nhà nƣớc cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài. + Thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động ODI. Nhà nƣớc cần xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở từng nƣớc và từng khu vực với vai trò là cầu nối giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nƣớc nhận đầu tƣ để chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những vƣớng mắc trong cả quá trình sản xuất kinh doanh ở nƣớc ngoài. + Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trƣớc hết tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài cũng cần chú trọng hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tƣ Việt Nam ở nƣớc ngoài.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
245 THÁO GỠ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM ThS. Trần Hoài Nam NCS Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: tranhoainam6689@yahoo.com Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) là một trong những nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp bởi đó là cách thức để mở rộng kinh doanh, khai thác những lợi thế vốn có của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, hoặc tìm kiếm những nguồn lực ở nước ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết tập trung bàn luận về sự điều chỉnh chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Từ khóa: đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, ODI, Hàn Quốc 1. Đặt vấn đề Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài (ODI) là một trong những nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp bởi đó là cách thức để mở rộng kinh doanh, khai thác những lợi thế vốn có của doanh nghiệp ở thị trƣờng nƣớc ngoài, hoặc tìm kiếm những nguồn lực ở nƣớc ngoài để phát triển. Tuy nhiên, do hoạt động này có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến tổng mức đầu tƣ trong nƣớc nên trong thực tế, một số quốc gia và vùng lãnh thổ, ở trong những khoảng thời gian cụ thể, chính phủ đã có những chính sách nhằm kiểm soát, thậm chí có các rào cản đối với dòng vốn ODI. Ở Hàn Quốc, hoạt động ODI của doanh nghiệp đã xuất hiện khá sớm. Khi xuất hiện những doanh nghiệp đầu tiên đầu tƣ ra nƣớc ngoài, chính phủ đã có sự can thiệp vào hoạt động này thông qua việc ban hành hệ thống các chính sách cụ thể để quản lý và điều tiết. Nhìn chung, cho đến trƣớc năm 1980, các hoạt động ODI gặp phải nhiều rào cản, ví dụ nhƣ các doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định mới đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài, tỷ lệ đầu tƣ và hạn mức tín dụng cũng đƣợc quy định rõ ràng. Tuy nhiên, trƣớc nhu cầu thiết thực 246 của các doanh nghiệp và những lợi ích có thể mang lại từ hoạt động ODI, chính phủ Hàn Quốc đã từng bƣớc nới lỏng và tháo gỡ hàng loạt các rào cản, đồng thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Từ những năm 1990, với chính sách tự do hóa đầu tƣ ra nƣớc ngoài, các công ty đa quốc gia Hàn Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động ODI. Thông qua hoạt động ODI, một số tập đoàn Hàn Quốc nhƣ Samsung, LG và Hyundai đã trở thành những công ty đa quốc gia (MNEs) từ đầu những năm 1990. Một số công ty nhƣ Samsung, LG và Hyundai Daewoo đã trở thành MNEs đầy đủ (Gammeltoft 2008) và hiện đang đƣợc công nhận là MNEs đại diện trên toàn thế giới (Jung Min Kim and Dong Kee Rhe 2009). Sự phát triển của ODI đã thực sự góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên thị trƣờng quốc tế. Từ thực tiễn phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc cho thấy, việc tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động ODI trong từng giai đoạn cụ thể là cần thiết bởi ODI một mặt là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp muốn vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, mặt khác ODI còn có những tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình tháo gỡ rào cản đối với hoạt động ODI của Hàn Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam nói chung là cần thiết và có thể sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực khi nền kinh tế Việt Nam đã bƣớc sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 2. Quá trình tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động ODI của Hàn Quốc Chính sách đối với ODI của Hàn Quốc có thể chia thành hai giai đoạn chính:  Giai đoạn trước năm 1980: hoạt động ODI bị kiểm soát khá nghiêm ngặt Từ những năm 1970, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến hành hoạt động ODI. Trong thời gian này, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc có sự phát triển nhanh chóng nhƣng do không có lợi thế cạnh tranh để vƣơn ra thị trƣờng toàn cầu nên các doanh nghiệp ra nƣớc ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng là nhằm qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Khi xuất hiện hiện tƣợng doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài, chính phủ Hàn Quốc đã sớm có những can thiệp vào hoạt động này. Năm 1968, chính phủ 247 Hàn Quốc giới thiệu bốn điều về Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy chế ngoại hối. Điều 131 đề cập đến việc phê duyệt đầu tƣ nƣớc ngoài; Tuyên bố việc thành lập chi nhánh ở nƣớc ngoài là một ngoại lệ; Để mua cổ phiếu, bất động sản hoặc trái phiếu nƣớc ngoài, phải có sự chấp thuận của Bộ trƣởng Bộ Tài chính; Nhà đầu tƣ phải nộp các giấy tờ yêu cầu, bao gồm giấy tờ hợp đồng, giấy phép của chính phủ nƣớc chủ nhà, kế hoạch kinh doanh, giấy xác nhận và các giấy tờ cần thiết khác (Jung Min Kim and Dong Kee Rhe 2009) Do sự gia tăng các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi luật về ODI. Năm 1975, Bộ Tài chính Hàn Quốc đã thông qua hƣớng dẫn quản lý và phê duyệt đầu tƣ nƣớc ngoài, năm 1978 Ngân hàng Hàn Quốc đã thiết lập quy định về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, các công ty đầu tƣ ra nƣớc ngoài phải đƣợc chủ tịch Ngân hàng Hàn Quốc phê duyệt kế hoạch kinh doanh trƣớc khi ký kết hợp đồng hoặc mua lại giấy phép của chính phủ nƣớc tiếp nhận. Đây là biện pháp của Chính phủ để kiểm soát dòng vốn từ nƣớc này. Rõ ràng, không phải chính phủ Hàn Quốc có chính sách thông thoáng ngay từ ban đầu đối với hoạt động ODI của doanh nghiệp mà ngƣợc lại chính phủ kiểm soát khá nghiêm ngặt, đặt ra nhiều rào cản đối với hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách hạn chế và kiểm soát hoạt động ODI trong giai đoạn này cũng là dễ hiểu bởi đây là khoảng thời gian Hàn Quốc thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu, thực thi hệ thống kinh tế mở để nuôi dƣỡng các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, đồng thời Hàn Quốc còn chuyển trọng tâm chính sách công nghiệp với chính sách ƣu tiên công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất (năm 1973) với 6 lĩnh vực chiến lƣợc đƣợc lựa chọn là sản xuất thép, máy móc, đóng tàu, điện tử, hóa chất, kim loại màu. Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong công nghiệp hóa, bên cạnh huy động nguồn vốn trong nƣớc, Hàn Quốc đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Rõ ràng, việc kiểm soát dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài là cần thiết trong bối cảnh này.  Giai đoạn từ sau năm 1980: hoạt động ODI được khuyến khích và dần tiến tới tự do hóa hoạt động ODI Bƣớc sang thập kỷ 80 của thế kỷ XX và nhất là từ năm 1986 khi nền kinh tế Hàn Quốc có sự thặng dƣ thƣơng mại thì chính sách đối với ODI của Hàn Quốc đã có những thay đổi lớn mà cụ thể là ODI đƣợc khuyến khích hơn. Do 248 vậy, hàng loạt rào cản đối với ODI đã bị dỡ bỏ hoặc nới lỏng, đó là các rào cản về điều kiện đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài, tỷ lệ đầu tƣ, hạn mức tín dụng. Nói chung hầu hết các quy định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc nới lỏng, bao gồm cả mức trần đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ mạo hiểm và các quy định về đăng ký đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng đƣợc đơn giản hóa. Ví dụ nhƣ tháng 7 năm 1981, yêu cầu về kinh nghiệm trong 3 năm và tình trạng nƣớc chủ nhà đã đƣợc giải tỏa và đƣợc điều chỉnh hợp lý, quá trình phê duyệt kế hoạch đầu tƣ ra nƣớc ngoài đã bị bãi bỏ; tháng 7 năm 1982, tỷ lệ đầu tƣ đã đƣợc nới lỏng và tháng 12 năm 1983, việc hạn chế giới hạn tín dụng đối với việc bảo lƣu lợi nhuận cũng đƣợc nới lỏng. Đến những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách tự do hóa ODI (Jung Min Kim and Dong Kee Rhe 2009). Bên cạnh việc tháo gỡ những rào cản về điều kiện đầu tƣ ra nƣớc ngoài, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đƣa ra các biện pháp hỗ trợ đầu tƣ đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc tiến hành ODI, bao gồm hỗ trợ về tài chính, thuế, dịch vụ đầu tƣ ở nƣớc ngoài và các dịch vụ về thể chế nhƣ quản trị và thông tin. Theo đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cung cấp khoản vay cho các công ty đầu tƣ và cụ thể hơn là cho vay tới 90% vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài cho các công ty nhỏ và vừa. Hỗ trợ thuế bao gồm việc tránh đánh thuế hai lần. Tổng công ty bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc, một doanh nghiệp nhà nƣớc, cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc và bảo lãnh các ngân hàng cung cấp tài trợ xuất khẩu và phát hành trái phiếu cho các nhà xuất khẩu. Việc bảo hiểm bao gồm cả chiến tranh, sự xáo trộn dân sự, bị tƣớc đoạt, không tranh luận và mối đe dọa đối với các rủi ro trong hợp đồng liên quan đến đầu tƣ mới ra nƣớc ngoài (Jung Min Kim and Dong Kee Rhe 2009). Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ thông qua Cơ quan xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ Hàn Quốc (KOTRA) có chức năng chủ yếu cung cấp thông tin và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ để hỗ trợ các doanh nghiệp. Thực tế, ở Hàn Quốc có nhiều tổ chức hỗ trợ hoạt động ODI. Bộ Tài chính và Kinh tế điều hành một mạng lƣới thông tin về đầu tƣ trực tiếp ở nƣớc ngoài, cung cấp thông tin về các thủ tục, về các đặc điểm đầu tƣ của các nƣớc và các công ty nƣớc ngoài của Hàn Quốc. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc cũng cung cấp thông tin tƣơng tự trong các ấn phẩm và thông qua internet. Viện Quản lý quốc tế đƣợc thành lập (năm 2005) để tƣ vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ ra nƣớc ngoài về các vấn đề nhƣ môi trƣờng kinh doanh, luật pháp và các quy định của nƣớc chủ 249 nhà và các cơ hội kinh doanh ở nƣớc ngoài. Năm 2003, một đạo luật về thi hành luật thƣơng mại nƣớc ngoài đƣợc ban hành trong đó có nội dung hỗ trợ đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc bằng cách giải quyết những trở ngại mà các công ty Hàn Quốc đang hoạt động ở nƣớc ngoài. Chính phủ Hàn Quốc còn trực tiếp hỗ trợ các công ty, tập đoàn trong việc tiếp cận một số lĩnh vực đầu tƣ nhƣ năng lƣợng nguyên tử - năng lƣợng, đƣờng sắt cao tốc, hạ tầng giao thông quy mô lớn, thiết bị quốc phòng, hàng không - vũ trụ (những lĩnh vực mới, Hàn Quốc còn tƣơng đối kém cạnh tranh và ít kinh nghiệm hơn các nƣớc phát triển) tại các thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua vận động chính trị, kết hợp viện trợ phát triển chính thức (ODA) với đầu tƣ tƣ nhân nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này xuất khẩu công nghệ ra nƣớc ngoài (Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài 2015). Ngoài ra, làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Korean Wave) cũng đƣợc triển khai một cách có chiến lƣợc và có hệ thống nhằm không chỉ quảng bá văn hóa Hàn Quốc, tạo doanh thu trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân tham gia mà còn thông qua đó xây dựng hình ảnh tích cực về đất nƣớc Hàn Quốc từ đó thúc đẩy các quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ (Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài 2015). Với việc từng bƣớc nới lỏng và dỡ bỏ những rào cản đối với hoạt động ODI và chuyển sang thực hiện chính sách tự do hóa đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong những năm 1990 cùng với những biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nƣớc, dòng vốn ODI của Hàn Quốc đã gia tăng nhanh. Mặc dù có xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính (năm 1997) nhƣng ODI vẫn tăng đều đặn. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý Hàn Quốc, giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005, ODI của Hàn Quốc đã tăng gấp bốn lần so với năm 1993. Năm 2007, vốn đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc ra nƣớc ngoài đã lên tới con số 23,1 tỷ USD1. Trong mấy năm gần đây, vốn ODI của Hàn Quốc liên tục đạt những mức “kỷ lục mới”, năm 2013, 2014 lần lƣợt là 35,59 tỷ USD và 35,04 tỷ USD2, năm 2016 là 39,1 tỷ USD và năm 2017 là 43,7 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 20163. Sự gia tăng mạnh hoạt động ODI của các doanh nghiệp Hàn Quốc đƣợc lý giải bởi nhiều động cơ khác nhau nhƣng tất cả đều nhằm hƣớng tới sự phát triển 1 2 3 nuoc-ngoai-tang-cao-ky-luc-54811.aspx 250 của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Theo nghiên cứu của nhiều học giả, điển hình nhƣ Moon (2007) thì có bốn động cơ chính cho ODI của Hàn Quốc là lao động rẻ, thị trƣờng bão hòa ở Hàn Quốc, những bất lợi về chi phí và cạnh tranh. Nhiều công ty Hàn Quốc đã đầu tƣ ra nƣớc ngoài để đạt đƣợc hiệu quả cũng nhƣ thị trƣờng và tài sản chiến lƣợc. Hai học giả Jung Min Kim và Dong Kee Rhee (2009) trên cơ sở các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, học giả đã khái quát và chỉ ra những động cơ dẫn đến hoạt động ODI của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đó là: i) Các công ty Hàn Quốc đầu tƣ vào châu Á có xu hƣớng tìm kiếm lao động giá rẻ để giảm chi phí sản xuất với ví dụ điển hình là các hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào Trung. Đây là địa điểm đầu tiên của ODI Hàn Quốc vì chi phí nhân công thấp, khoảng 1/10 ở Hàn Quốc. LG Electronics đã thiết lập hơn 10 địa điểm sản xuất tại Trung Quốc từ giữa những năm 1990 với khoảng 98% nhân viên của công ty tại Trung Quốc là công nhân địa phƣơng và hơn 80% nguồn lực và các thành phần là nguồn địa phƣơng; ii) Các công ty Hàn Quốc đầu tƣ vào Bắc Mỹ và châu Âu nói chung là nhằm tìm kiếm thị trƣờng hoặc tìm kiếm tài sản có tính chiến lƣợc. Với động cơ tìm kiếm thị trƣờng có thể đƣa ra hai trƣờng hợp của Hyundai Motor và Samsung Electronics. Hyundai Motor đã đầu tƣ vào các vị trí quan trọng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á để vƣợt qua các rào cản thƣơng mại và mong muốn trở thành một nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Hyundai Motor đã thành lập các trung tâm R&D và các cơ sở sản xuất tại các địa điểm chiến lƣợc, là những thị trƣờng cạnh tranh nhất và hoạt động gần với khách hàng địa phƣơng ở nƣớc ngoài. Samsung Electronics đã thiết lập nhà máy bán dẫn đầu tiên ở Austin, Texas vào năm 1998 và năm sau đã tạo ra doanh thu 700 triệu USD và 160 triệu USD thu nhập. Với động cơ tìm kiếm tài sản chiến lƣợc, một số công ty Hàn Quốc đã tiến hành ODI để tìm hiểu hoặc tiếp cận các công nghệ nƣớc ngoài. Dù việc đầu tƣ có thể không mang lại lợi nhuận đáng kể ở nƣớc ngoài nhƣng mục tiêu chính là tiếp cận các công nghệ tiên tiến hơn và thiết lập một thƣơng hiệu toàn cầu. LG Electronics đã mua 20% cổ phần của Zenith (Mỹ) vào năm 1991 để có đƣợc kiến thức về công nghệ “màn hình TV phẳng” và để có đƣợc một thƣơng hiệu. LG Electronics sau đó tăng cổ phần trong công ty lên 57,7% năm 1995 và cuối cùng đã tiếp quản công ty vào năm 1999. Trong những năm 1990, nhiều công ty Hàn Quốc đã đầu 251 tƣ vào Thung lũng Silicon ở California và đã học đƣợc rất nhiều về kỹ thuật và kỹ năng quản lý; iii) Thực hiện ODI cũng bao gồm các nỗ lực để hỗ trợ hoạt động thƣơng mại và vƣợt qua các rào cản thƣơng mại. Samsung Electronics đã đầu tƣ vào việc sản xuất tivi, màn hình và các thiết bị gia dụng khác tại Việt Nam để cuối cùng bán tại chính thị trƣờng Việt Nam. Ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, các công ty Hàn Quốc còn có điều kiện để sửa đổi sản phẩm của họ, nâng cao chất lƣợng để tiếp cận các thị trƣờng mới. LG Electronics giới thiệu các sản phẩm mới nhƣ điều hòa không khí ba hƣớng và tủ lạnh bằng thép không gỉ ở Đài Loan. Nói chung, việc sản xuất kinh doanh ở gần khách hàng ở nƣớc ngoài có thể là một điều kiện quan trọng để công ty có thể đáp ứng nhanh chóng thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Một số công ty Hàn Quốc tiến hành ODI để tránh những hạn chế hiện tại nhƣ kiểm soát ngoại hối, trong khi một số khác lại đầu tƣ ra nƣớc ngoài để tận dụng ƣu đãi hạn ngạch thƣơng mại của các nƣớc chủ nhà; iv) Tiến hành ODI để giữ khách hàng ở nƣớc ngoài. Đó là trƣờng hợp 49 nhà cung cấp phụ tùng cho Hyundai Motor đã tiến hành ODI theo sau Hyundai Motor và thực tế khoảng 10% trong tổng số khách hàng đến với Hyundai Motor hoạt động ngoài Hàn Quốc. Về mặt lý thuyết, các nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định ODI của doanh nghiệp rất đa dạng, có thể là yếu tố công nghệ, sự khác biệt về sản phẩm, kỹ năng quản lý, năng suất lao động, quyền sở hữu, địa điểm sản xuất và sự định hƣớng xuất khẩu. Với Hàn Quốc, động cơ của ODI là hỗn hợp. Nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và hiện tại Hàn Quốc nằm giữa giai đoạn ba và bốn con đƣờng phát triển đầu tƣ (OECD, 2006). Nói chung, các nhà đầu tƣ Hàn Quốc ƣu tiên tìm kiếm các thị trƣờng lớn và tài sản chiến lƣợc. Quy mô thị trƣờng là yếu tố quyết định, quan trọng nhất đối với ODI của các doanh nghiệp Hàn Quốc. ODI của Hàn Quốc cũng là nhằm tìm kiếm tài sản chiến lƣợc. Điều này mang hàm ý rằng các công ty Hàn Quốc có thể sẽ khám phá các lợi thế mới hay đạt đƣợc các lợi thế cạnh tranh chƣa đạt đƣợc trƣớc đây khi tiến hành ODI chứ không chỉ là để khai thác lợi thế về quyền sở hữu. Dù thực tiễn hoạt động ODI của Hàn Quốc có những điểm khác biệt so với các lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài truyền thống nhƣ Jung Min Kim and Dong Kee Rhee (2009) đã chỉ ra, nhƣng suy cho cùng, hoạt động ODI của các doanh nghiệp Hàn Quốc đều 252 xuất phát từ các động cơ là lao động rẻ, tìm kiếm tài sản chiến lƣợc ở nƣớc ngoài và những bất lợi tại thị trƣờng Hàn Quốc về chi phí, về cạnh tranh và sự bão hòa của thị trƣờng nội địa. Và nhƣ vậy, việc chính phủ Hàn Quốc nới lỏng, tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động ODI và thực hiện chính sách tự do hóa ODI cùng với nhiều chính sách để hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tiến hành ODI là cần thiết và thực tế đã mang lại nhiều tác dụng tích cực, đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế. 3. Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam Tiến hành ODI là cách để các doanh nghiệp Hàn Quốc vƣợt qua những điểm yếu, những mặt hạn chế, khai thác những lợi thế vốn có, đồng thời tìm kiếm, bổ sung những yếu tố mới từ thị trƣờng đầu tƣ ở nƣớc ngoài để mở rộng phát triển, từ đó nâng cao và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trƣờng quốc tế. Việc điều chỉnh chính sách, từ tháo gỡ những rào cản và tiến tới thực hiện tự do hóa ODI của chính phủ Hàn Quốc đã thực sự có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động ODI, cũng là sự phát triển của các công ty đa quốc gia của Hàn Quốc và đóng góp vào sự lớn mạnh đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thể hiện ở việc tham gia hầu hết các định chế kinh tế của thế giới với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết đƣợc cho là cao nhất từ trƣớc tới nay. Điều này không chỉ tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam mà còn tạo không gian đầu tƣ, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam ở nƣớc ngoài. Trƣớc bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội mới cũng nhƣ một số thách thức mới và trƣớc thực trạng hoạt động ODI của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đòi hỏi chính phủ Việt Nam cần có những điều chỉnh trong chính sách đối với ODI. Từ thực tiễn quá trình tháo gỡ những rào cản đối với ODI của chính phủ Hàn Quốc và kết quả thể hiện rõ ở những tác động tích cực từ hoạt động ODI đối với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Đó là: - Thứ nhất, nhà nƣớc cần có sự nhận thức đúng về vai trò cũng nhƣ tác động của hoạt động ODI. 253 Từ những kết quả mang lại từ hoạt động ODI, nhất là phía lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể thấy rằng, ODI của doanh nghiệp trong tƣơng lai là tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Tiến hành ODI có mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và phạm vi đầu tƣ và sản xuất kinh doanh ở nƣớc ngoài, vừa phát huy hiệu quả nguồn lực bên trong, đồng thời khai thác nguồn lực bên ngoài để phát triển. Do vậy, chính phủ Việt Nam cần có sự nhận thức đúng về nhu cầu ODI của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc cần tránh quan niệm cho rằng khi nền kinh tế thừa vốn mới cho phép và khuyến khích ODI hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến đầu tƣ trong nƣớc, ngoại tệ sẽ chảy ra ngoài Nhƣ vậy, có thể trọng tâm chính sách là tạo điều kiện để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong điều kiện nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế thì nhà nƣớc vẫn cần tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động ODI, nhất là cần có chính sách khuyến khích ODI đối với những doanh nghiệp thực sự có khả năng phát huy thế mạnh ở thị trƣờng nƣớc ngoài và có thể có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. - Thứ hai, chính sách cần điều chỉnh theo hƣớng để thị trƣờng điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn vào chính sách và quá trình điều chỉnh chính sách, tháo gỡ các rào cản đối với hoạt động ODI của Hàn Quốc có thể thấy rằng chính phủ Hàn Quốc không xây dựng những chính sách, định hƣớng cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài mà là xây dựng các chính sách thông qua đó để thị trƣờng tự động điều tiết các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của khối doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của nền kinh tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhu cầu về vốn đầu tƣ trong nƣớc cao, các doanh nghiệp đa số có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên Nhà nƣớc vẫn cần phải kiểm soát hoạt động ODI và phải có định hƣớng ODI của các doanh nghiệp Việt Nam có trọng tâm, trọng điểm, chỉ khuyến khích đầu tƣ ở những địa bàn, những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh, đồng thời phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển của Việt Nam theo từng thời kỳ. - Thứ ba, chính phủ cần có những giải pháp để hỗ trợ hoạt động ODI. Từ thực tiễn ODI của các doanh nghiệp Hàn Quốc cho thấy, sự hỗ trợ từ phía chính phủ đối với các hoạt động ODI là hết sức quan trọng. Đó là những hỗ 254 trợ về các mặt tài chính, thuế, dịch vụ đầu tƣ ở nƣớc ngoài và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp tiến hành ODI. Cũng từ thực tiễn ODI của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn, trở ngại nhất định mà nguyên nhân có thể từ chính doanh nghiệp, từ phía cơ chế chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam và từ phía nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện ODI có hiệu quả, Nhà nƣớc cần chú trọng các nội dung sau: + Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu và đang có dự án ODI. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc có chức năng cần tổ chức thu thập thông tin về chính sách, các quy định của luật pháp đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, các cơ hội đầu tƣ trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể; các dự án đầu tƣ cụ thể đã đƣợc ký thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp có nhu cầu và đang thực hiện ODI dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các thông tin này. Nhà nƣớc cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài. + Thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động ODI. Nhà nƣớc cần xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở từng nƣớc và từng khu vực với vai trò là cầu nối giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nƣớc nhận đầu tƣ để chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những vƣớng mắc trong cả quá trình sản xuất kinh doanh ở nƣớc ngoài. + Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trƣớc hết tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài cũng cần chú trọng hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tƣ Việt Nam ở nƣớc ngoài. 255 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (2015). Xu hƣớng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Hàn Quốc. Truy cập tại địa chỉ: tu-ra-nuoc-ngoai-cua-Han-Quoc 2. Gammeltoft, P. 2008. 'Emerging Multinationals: outward FDI from the BRICS countries'. International Journal of Technology and Globalisation 4 (1): 5-22. Available from: https://www.researchgate.net/publication/47338821_Emerging_multinationa ls_Outward_FDI_from_the_BRICS_countries [accessed Aug 25 2018]. 3. Jung Min Kim and Dong Kee Rhe (2009). Trends and Determinants of South Korean Outward Foreign Direct Investment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthao_go_rao_can_doi_voi_hoat_dong_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_n.pdf
Tài liệu liên quan