Thể chế hóa quy định Công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội trong Hiến pháp năm 2013 và một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bảo đảm thông tin cho người nghèo, vùng nghèo Đảm bảo cho người dân ở mọi vùng miền được thông tin kịp thời về các chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng, miền; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Ngày 18/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 119/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu phát triển hệ thống viễn thông, bưu điện, trung tâm thông tin, kênh truyền hình, internet. góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn. Ngày 5/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1212/QĐ- TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, vùng sâu, vùng cao chưa tiếp cận được thông tin; gần 90% hộ gia đình chưa có máy thu thanh và khoảng 75% hộ gia đình chưa có máy thu hình; còn 1.800 xã (chiếm 16,4% số xã, phường cả nước) chưa có đài truyền thanh; nhiều xã chưa thu được tín hiệu hoặc thu được tín hiệu của đài phát thanh, truyền hình nhưng chất lượng tín hiệu chưa đảm bảo.

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thể chế hóa quy định Công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội trong Hiến pháp năm 2013 và một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 29 Thể chế hóa quy định Công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội trong Hiến pháp năm 2013 và một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật TS. Nguyễn Thị Lan Hương Ths. Nguyễn Bích Ngọc Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Điều 34 của Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” đã thể hiện rõ quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Đây là cơ sở hiến định để công dân được bảo đảm có thu nhập tối thiểu, thoát khỏi tình trạng nghèo đói khi gặp phải các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, tàn tậtdẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh. Nghiên cứu sau rà soát từng nhóm chính sách an sinh xã hội hiện hành và đề xuất khuyến nghị hoàn thiện pháp luật để phù hợp với quy định của Hiến pháp mới. Từ khoá: quyền được bảo đảm an sinh xã hội, thể chế, hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, trợ giúp xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản. Abstract: Article 34 of The 2013 Constitution regulates that “The national has the right to be social protection guaranteed” showed the perspective of respecting human right, basic right of the nationals. This is the constitutional basis for the people to be ensured about the minimum income, lifted out of poverty while facing risks related to the most basic needs: health risks, job lost or lacking, aging, disability, which might lead to temporary or permanent income lost. The following research reviews the eac current social protection policy group and proposes the recommendation to complete the law and regulation suitable with the new constitution. Keywords: Social Protection guaranteed right, constitutional, employment support, poverty reduction, social assistance, basic social service. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 30 iến pháp 2013 đã thể hiện sự phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt đã thể hiện rõ quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Một điểm rất quan trọng đó là Điều 34 của Hiến pháp quy định: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. Quyền được an sinh xã hội có nghĩa là quyền được nhà nước và xã hội hỗ trợ bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu khi không may gặp phải các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, tàn tậtdẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thể chế hoá quyền được an sinh xã hội là luật hóa hoặc qui định sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, tàn tậtdẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thể chế hoá quyền được an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bản dưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tượng tham gia, tiêu chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyền lợi hưởng thụ và những điều kiện ràng buộc. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra. Ngoài ra còn cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Thể chế hoá quyền được an sinh xã hội hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận an sinh xã hội, trong đó ưu tiên đến nhóm đối tượng yếu thế. Thể chế hoá quyền an sinh xã hội của Việt Nam gồm 4 nhóm chính sách cơ bản sau đây: - Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu - Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội - Nhóm chính sách trợ giúp xã hội: - Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu Nghiên cứu sau rà soát từng nhóm chính sách an sinh xã hội hiện hành và đề xuất khuyến nghị hoàn thiện pháp luật để phù hợp với quy định tại điều 34 của Hiến pháp “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. I. Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo H Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 31 1. Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu bao gồm hệ thống luật pháp, các quy định, chương trình, đề án và các giải pháp phát triển thị trường lao động do Nhà nước hoặc các tổ chức thực hiện nhằm chủ động hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo, thanh niên, lao động nông thôn và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác, cải thiện cuộc sống cho người dân. Các chính sách hỗ trợ việc làm bao gồm những chính sách cơ bản sau: Chính sách phát triển thị trường lao động; Chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và Chính sách hỗ trợ lao động di chuyển. Hệ thống các văn bản pháp luật về phát triển thị trường lao động được hình thành đã tăng cường về kỹ năng và cơ hội việc làm của người lao động; người lao động ngày càng được đảm bảo quyền tự do lao động và quyền có việc làm gồm: Bộ Luật Lao động ban hành năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2004 và 2006 và sửa đổi toàn diện và ban hành năm 2012); Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006); Luật Việc làm (2013) với các nghị định, thông tư liên quan và các Chương trình việc làm quốc gia trong thời gian từ 1992 đến năm 2011, Chiến lược về Việc làm. Chính sách hỗ trợ tín dụng có mục đích khuyến khích phát triển sản xuất hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động; người lao động tham gia xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo, vay vốn theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về Việc làm, chương trình Mục tiêu Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giảm nghèo bền vững, tín dụng học sinh, sinh viên. Hệ thống luật pháp về giáo dục, đào tạo và dạy nghề tương đối đầy đủ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo và dạy nghề cho người lao động. Công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, tăng cường cơ hội việc làm cho các nhóm yếu thế ngày càng được chú trọng. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện từ năm 2009 đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề, lao động khu vực nông thôn và khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 32 Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới, biên giới, hải đảo; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn, đã đáp ứng một phần về tái phân bố nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng. Thể chế pháp luật về thị trường lao động mặc dù đã phát triển, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ, đồng bộ. Vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trên thị trường lao động chưa được phát huy, sự phân định giữa vai trò của thị trường và vai trò của Nhà nước chưa rõ, chưa đúng chức năng. Nhiều chính sách mới chủ yếu hướng tới điều chỉnh quan hệ lao động trong khu vực nhà nước và khu vực kinh tế chính thức. Một bộ phận lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, trong các nghề giản đơn, lao động không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật chưa được bảo vệ trong thị trường lao động. Quá nhiều quy định về tín dụng ưu đãi cho phát triển sản xuất ở nhiều chính sách khác nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó áp dụng. Quy định về chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người dân tộc thiểu số đi lao động ở nước ngoài chưa thống nhất, đồng bộ về mức vay và lãi suất cho vay. Thiếu gắn kết giữa hoạt động cho vay vốn và hoạt động tư vấn cho đối tượng về sản xuất kinh doanh. Các chương trình vay vốn tạo việc làm chủ yếu mới dừng lại ở việc tăng cường hỗ trợ vốn để củng cố việc làm hiện hành, chưa tạo ra nhiều việc làm mới. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động chưa hiệu quả. Các chính sách và chương trình hỗ trợ người đi làm việc ở nước ngoài trở về tái hòa nhập thị trường lao động trong nước còn hạn chế. Chưa có chính sách khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gia đình họ đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng hiệu quả thu nhập có được từ việc đi lao động ở nước ngoài. Về chính sách đào tạo và dạy nghề chưa gắn với sản xuất và thị trường lao động; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động; đặc biệt thiếu các cơ sở đào tạo ở các vùng nông thôn khó khăn. Các chính sách hỗ trợ các nhóm lao động dễ bị tổn thương (thanh niên không có tay nghề lần đầu tham gia thị trường lao động; đối tượng bị tác động của cải cách kinh tế xã hội: mất đất, cổ phần hóa, khủng hoảng kinh tế, người thất nghiệp; người lao động trong khu vực phi chính Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 33 thức; người khuyết tật, v.v) tham gia thị trường lao động mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chính sách hỗ trợ lao động di chuyển: hệ thống chính sách hỗ trợ lao động dịch chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn yếu và thiếu; đa số người di cư không tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi đến. Chưa có giải pháp hỗ trợ tạo việc làm tạm thời, ổn định cuộc sống với qui mô lớn do nhà nước thực hiện đối với những đối tượng mất việc làm hàng loạt khi bị tác động của khủng hoảng kinh tế, thiên tai và dịch bệnh. Kiến nghị Nhằm hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân, hệ thống pháp luật hiện hành cần sửa đổi, bổ sung như sau: - Xây dựng nghị định tín dụng về ưu đãi trên cơ sở hợp nhất các văn bản quy định rõ ràng đối với từng đối tượng hưởng chính sách; - Xây dựng các Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật việc làm trên cơ sở hoàn thiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ dịch chuyển việc làm cho người lao động đi chuyển ở khu vực nông thôn; hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ phát triển thị trường lao động; bảo hiểm thất nghiệp; - Xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật việc làm về chính sách việc làm công. 2. Chính sách giảm nghèo Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Trong 25 năm qua, với mục tiêu giảm nghèo nhanh, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo khá đầy đủ, có tính hệ thống và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các thể chế pháp luật về giảm nghèo gồm: Các Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (2002)", chương trình 134(2004) về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (2006); Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 34 (2011); Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015 (2012); Quyết định số 551/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn và nhiều quyết định, thông tư hướng dẫn. Chính sách giảm nghèo đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, khuyến nông – lâm - ngư, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động; Nâng cao vốn nhân lực của người nghèo thông qua tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt; Giảm bất bình đẳng giữa các vùng thông qua phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chính sách giảm nghèo còn một số bất cập: Số lượng chính sách nhiều, chồng chéo, trùng lắp phân tán, thiếu sự phối hợp, gắn kết các chính sách với nhau. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Mức hỗ trợ về giáo dục, y tế đối với hộ nghèo còn nhỏ so với nhu cầu chi của hộ gia đình. Kiến nghị: Xây dựng nghị định của Chính phủ về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đói đa chiều; điều chỉnh chuẩn nghèo, tiến dần đến mức sống tối thiểu; phân biệt người nghèo có khả năng vươn lên và không có khả năng vươn lên thoát nghèo; tích hợp các chính sách để đơn giản hơn, tăng cường tính kết nối của các chính sách; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo II. Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Luật BHXH được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2007. Luật có quy định về BHXH tự nguyện cho những lao động không thuộc diện BHXH bắt buộc tham gia. Đồng thời, các quy định của Luật BHXH hướng tới công bằng hơn giữa đóng góp và thụ hưởng, chia sẻ rủi ro, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, Luật BHXH hiện hành vẫn còn một số điểm bất cập: Chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 35 Chưa bao phủ tới mọi người lao động; Quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã hội còn mất cân đối, mức đóng chưa tương ứng với mức hưởng; Cơ chế và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội chưa bảo tồn được giá trị của quỹ: Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội còn cao; Chưa có quy định về chế độ mất sức lao động trong Luật BHXH. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện: chưa phù hợp, với quy định số năm đóng góp tối thiểu là 20 năm để được hưởng lương hưu thì nhóm lao động nam từ 45, nữ từ 40 tuổi trở lên mới tham gia sẽ không được hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi nghỉ hưu; sự chênh lệch giữa chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (5 chế độ) và tự nguyện (2 chế độ) khiến người lao động không muốn tham gia. Bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ giới hạn trong nhóm lao động làm việc trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Kiến nghị: Nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội trên cơ sở: Hoàn thiện chính sách Bảo hiểm bắt buộc theo hướng mở rộng đối tượng có thời gian lao động 1 tháng; người sử dụng lao động; bổ sung chế độ mất sức lao động. Mặt khác cần tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: Bổ sung chế độ hỗ trợ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Tạo điều kiện cho lao động nam trên 45 tuổi và nữ trên 40 tuổi tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu; Thực hiện chính sách hỗ trợ một phần phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động đặc thù (người cận nghèo, người nghèo, lao động có mức sống trung bình trở xuống làm trong nông, lâm, ngư, diêm nghiệp). Ngoài ra, cần xây dựng nghị định về Bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp tới mọi người lao động có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng trở lên. III. Nhóm chính sách trợ giúp xã hội Một bộ phận dân cư vì các lý do khác nhau như tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn, người tâm thần, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV, hoặc gặp các rủi ro do thiên tai, không có khả năng tạo thu nhập, cần được Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ thu nhập tối thiểu cho người dân, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống rủi ro. Các chính sách trợ Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 36 giúp xã hội nhằm bảo đảm thu nhập và các điều kiện sinh sống ở mức tối thiểu (bằng các hình thức và biện pháp khác nhau) đối với các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sống không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình thông qua sự trợ giúp của Nhà nước, nhân dân và cộng đồng quốc tế. Trợ giúp xã hội được gồm 2 nhóm là trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội đột xuất. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (sửa đổi 2004) đã cụ thể hoá nhấn mạnh quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ. Luật về người khuyết tật (2010) nêu rõ người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Luật Người cao tuổi (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010) quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ- CP ngày 27/02/2010 (sửa đổi một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) quy định chế độ trợ giúp xã hội. Chính sách trợ giúp xã hội đã thể hiện được quan điểm bảo đảm công bằng: (i) đối tượng càng yếu thế thì càng được hưởng mức cao (mức cao nhất là không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cần có người chăm sóc, giúp đỡ hàng ngày); (ii) ưu tiên theo độ tuổi, trẻ em và người cao tuổi được hưởng mức cao hơn; (iii) các đối tượng khác nhau có nhu cầu khác nhau được hưởng mức khác nhau. Sự phân chia cũng không tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng. Hệ thống văn bản chính sách trợ giúp xã hội ngày càng được hoàn thiện theo hướng: i) mở rộng diện đối tượng thụ hưởng; ii) tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội; và (iii) tiến tới bảo đảm mức thu nhập tối thiểu và ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế, tạo cho các đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo ổn định xã hội và thể hiện sự chăm lo của Đảng và Nhà nước đến mọi người dân. Tuy nhiên, các chính sách về trợ giúp xã hội còn nhiều điểm hạn chế: Về trợ giúp xã hội thường xuyên: Đối tượng được quy định trong luật chỉ có chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, còn lại các nhóm đối tượng khác như: người đơn thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo, người nhiễm HIV/AIDS nghèo không còn khả năng lao động, các đối tượng gặp rủi ro thiên tai mới chỉ quy định ở Nghị định của Chính phủ; còn một bộ phận dân cư thật sự khó khăn chưa được hưởng chính Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 37 sách người nghèo khi mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị bệnh dài ngày (bệnh K, chạy thận nhân tạo, tim bẩm sinh)...; Quy định nguyên tắc, cơ chế, chế độ cũng có sự khác nhau, dẫn đến nhiều văn bản hướng dẫn gây khó khăn trong tổ chức thực hiện; Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Về trợ giúp xã hội đột xuất: Phạm vi trợ giúp còn hẹp, tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro do thiên tai, phần hỗ trợ cho các đối tượng bị rủi ro kinh tế và xã hội còn thấp; Mức trợ giúp đột xuất thấp, mới chỉ bù đắp được khoảng 10% thiệt hại của hộ gia đình. Kiến nghị: Nhằm bảo đảm thu nhập và các điều kiện sinh sống ở mức tối thiểu (bằng các hình thức và biện pháp khác nhau) đối với các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sống không đủ khả năng tự lo được cuộc sống, cần sửa đổi và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội như sau: • Xây dựng Luật trợ giúp xã hội hướng tới xây dựng một gói trợ cấp chung cho các hộ gia đình, người dân thuộc diện thụ hưởng. • Hoàn thiện sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng xây dựng đồng bộ và toàn diện chính sách hỗ trợ trẻ em: tích hợp các chính sách hỗ trợ trẻ em, kết hợp với chính sách giảm nghèo để nâng cao điều kiện y tế, giáo dục cho trẻ em. • Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về Người cao tuổi: giảm tuổi được nhận trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi không có lương hưu/trợ cấp xã hội xuống còn 75 tuổi vào năm 2020). IV. Bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân Bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản cho toàn dân là một trong những mục tiêu quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin. 1. Chính sách bảo đảm giáo dục tối thiểu Một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèo đói là do người lao động không có trình độ giáo dục cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp để tìm việc làm tốt hơn. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân có trình độ giáo dục tối thiểu, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Giảm chênh lệch về giáo dục cho người nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 38 Luật Giáo dục (2010) quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở”. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn thông qua nhiều Nghị định, thông tư nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, trẻ em là người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn, trẻ em không nơi nương tựa tiếp cận giáo dục cơ bản. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, con em gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Giáo dục ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, chính sách bảo đảm giáo dục tối thiểu vẫn còn hạn chế: nhiều văn bản chính sách chồng chéo trên cùng một đối tượng; mức hỗ trợ cho một số đối tượng học sinh chính sách còn thấp. Việc triển khai xây dựng, hướng dẫn thực hiện chính sách vẫn còn chậm, thủ tục phức tạp làm hạn chế hiệu quả chính sách. Kiến nghị: Hoàn thiện Luật giáo dục, chú ý đến nhu cầu phát triển giáo dục và đặc điểm của vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các yếu tố về văn hoá và nhân học của người dân tộc thiểu số. Tăng cường các chế độ ưu đãi, học bổng, giảm giá sách giáo khoa, học phẩm và đồ dung học tập; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; ưu tiên đầu tư cho các trường phổ thông dân tộc nội trú. 2. Chính sách bảo đảm y tế tối thiểu Nhà nước chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ); thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. Về chăm sóc sức khoẻ ban đầu Quyền được đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu được thể chế hóa trong các văn bản: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989); Quyết định số 122/QĐ-TTg, ngày 10/01/2013 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 39 đến năm 2030; Các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, y tế học đường; Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng dịch vụ y tế chưa hoàn thiện. Thiếu các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả. Hoạt động kiểm tra giám sát còn hạn chế, thiếu hệ thống giám sát mang tính chất dự phòng. Kết quả chăm sóc sức khỏe toàn dân chưa đồng đều. Có sự chênh lệch lớn về tình trạng sức khỏe giữa các vùng miền. Công tác y tế dự phòng còn nhiều thách thức. Công tác tuyên truyền chưa đến được mọi người dân; các yếu tố liên quan đến sức khỏe như nước sạch, môi trường, nghề nghiệp, thực phẩm, lối sống.. có nguy cơ gia tăng. Dịch vụ khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các vùng khó khăn. Chưa triển khai việc kiểm định chất lượng khám chữa bệnh. Kiến nghị: Để mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, cần xây dựng nghị định của Chính phủ về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu với định hướng sau: - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; - Phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; - Tăng cường hoạt động bác sỹ gia đình; - Ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Về Bảo hiểm y tế Nhà nước chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 với mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014, trong đó Nhà nước đảm bảo ngân sách để thực hiện các chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ toàn bộ, một phần mức đóng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống; Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 40 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT trong khu vực lao động chính thức thấp do thiếu giải pháp bảo đảm tính tuân thủ, mức hỗ trợ từ NSNN chưa phù hợp với khả năng đóng góp của người dân. Quỹ BHYT chưa được sử dụng có hiệu quả do chưa có các giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả, chất lượng trong lựa chọn thuốc, các dịch vụ y tế và vật tư y tế. Người có BHYT vẫn có nguy cơ phải chi trả tiền túi vượt quá khả năng chi trả do cùng chi trả không trần giới hạn, tự chi trả cho nhiều thuốc, dịch vụ ngoài danh mục, cho các chi phí khá tốn kém ngoài điều trị. Kiến nghị Để mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế cần sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng bắt buộc đối với mọi người dân; tăng hỗ trợ chi trả đối với người bệnh hiểm nghèo (tim, ung thư); xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh. 3. Chính sách bảo đảm mức tối thiểu về nhà ở Đa số người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng để có nhà ở ổn định mà phải cần sự hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, tài chính. Các chính sách bảo đảm mức tối thiểu về nhà ở nhằm cải thiện điều kiện ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học và dạy nghề để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tuy nhiên, đảm bảo mục tiêu về quyền được ở trong các căn nhà an toàn vẫn còn là một thách thức đối với một bộ phận dân cư. Đến cuối năm 2011, vẫn còn 5,6% số hộ gia đình ở nhà đơn sơ (tỷ lệ này trong nhóm người nghèo là 53,3%); hơn 900 nghìn hộ nghèo đang ở nhà tạm cần hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có gần 400 nghìn hộ dân tộc thiểu số; ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, nhà ở chưa đảm bảo an toàn; khoảng 800.000 hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 5 m2 và hơn 4,6 triệu hộ có diện tích Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 41 nhà ở bình quân đầu người 6-10 m2. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp theo phương châm Nhà nước, cộng đồng và người dân cùng tham gia: Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, cón có những rào cản trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp; các doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cho đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn và đầu tư; người thu nhập thấp mặc dù được hỗ trợ vẫn không đủ khả năng mua nhà. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế ưu đãi về đất sử dụng, thuế, vay vốn tín dụng cho các chủ đầu tư các dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Tại các khu công nghiệp, còn 80% số công nhân ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ tư nhân, diện tích sử dụng bình quân từ 2- 3m2/người, không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước và các dịch vụ chăm sóc trẻ em. Các chương trình nhà ở vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách và lộ trình thực hiện đòi hỏi sự phối kết hợp tốt hơn giữa các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người lao động. Chính sách phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển nhà ở cho thuế đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, số lượng nhà cho sinh viên thuê mới đáp ứng khoảng 22% nhu cầu; cơ chế chính sách chưa rõ ràng. Kiến nghị: Về cơ bản những nhược điểm trên đã được khắc phục tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia phát triển nhà ở xã hội. Sửa đổi Quyết định 167/2008/QĐ- TTg; điều chỉnh mức hỗ trợ theo hệ số trượt giá; đảm bảo sự công bằng, công khai, dân chủ và đúng đối tượng. 4. Bảo đảm nước sạch cho người dân Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 42 Nước sạch là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường sống của mỗi người dân.Việc đảm bảo nước sạch sẽ giảm được gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm, tăng cường sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống của người dân. Các chính sách bảo đảm nước sách cho người dân nhằm cải thiện cơ bản tình hình sử dụng nước sạch của dân cư, đặc biệt là dân nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng núi cao. Chính là giảm thiểu tác động xấu do điều kiện nước kém vệ sinh gây ra đối với sức khoẻ của người dân. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 với ba dự án: (1) Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn; (2) Vệ sinh nông thôn và (3) Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Tuy nhiên, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn còn nhiều thách thức, đặc biệt là sự có mặt của nhiều dự án, chương trình trên cùng một địa bàn. Kiến nghị: Xây dựng Nghị định về cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp tối đa cho chính quyền địa phương, đến đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội; thí điểm trao quyền cho người dân, cộng đồng trong triển khai các công trình nước sạch. 5. Bảo đảm thông tin cho người nghèo, vùng nghèo Đảm bảo cho người dân ở mọi vùng miền được thông tin kịp thời về các chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng, miền; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Ngày 18/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 119/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu phát triển hệ thống viễn thông, bưu điện, trung tâm thông tin, kênh truyền hình, internet... góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn. Ngày 5/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1212/QĐ- TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 38/Quý I- 2014 43 tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, vùng sâu, vùng cao chưa tiếp cận được thông tin; gần 90% hộ gia đình chưa có máy thu thanh và khoảng 75% hộ gia đình chưa có máy thu hình; còn 1.800 xã (chiếm 16,4% số xã, phường cả nước) chưa có đài truyền thanh; nhiều xã chưa thu được tín hiệu hoặc thu được tín hiệu của đài phát thanh, truyền hình nhưng chất lượng tín hiệu chưa đảm bảo. Kiến nghị: Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn 2011- 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2011-2015 và những năm sau; Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các trạm phát thanh, truyền hình địa phương./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết trung ương số 15/NQ- TW ban hành ngày 1/6/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 2. Nghị quyết số 70/NQ-CP ban hành ngày 1/11/2012 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15/NQ/TW một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 3. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ quyền con người ở Việt nam, 2013 4. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Báo cáo kết quả một năm thực hiện Nghị quyết 15/NQ/TW một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, 2013 5. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Báo cáo đánh giá chính sách an sinh xã hội và tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 1994-2013, 2013 6. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Đề án an sinh xã hội giai đoạn 2012- 2020, 2012 AN SINH Xà HỘI CHO LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG NƯỚC THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Bên cạnh những lợi ích mà lao động di cư trong nước mang lại thì hiện nay họ cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như bị phân biệt giữa lao động di cư và lao động địa phương, vi phạm hợp đồng lao động của chủ sử dụng. Vì thế, trong cuộc sống họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_che_hoa_quy_dinh_cong_dan_co_quyen_duoc_bao_dam_ve_an_si.pdf
Tài liệu liên quan