Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật về kinh doanh của Đức nằm trong một tổng thể xây dựng nền kinh tế nhất định, đó là “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó yếu tố cạnh tranh lành mạnh được xem là yếu tố hàng đầu và chi phối tất cả các lĩnh vực lập pháp khác. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành, mục tiêu của nhà làm luật là chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất: bảo đảm yếu tố tự do cạnh tranh lành mạnh. Ngay cả sự tham gia của Nhà nước cũng được xem xét trên yếu tố này. Do đó, mặc dù số lượng các văn bản pháp luật kinh doanh của Đức không phải là ít nhưng các quy định pháp luật đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất vì chúng đều hướng tới bảo đảm một nền kinh tế tự do cạnh tranh và lành mạnh. Mặt khác, pháp luật kinh doanh của Đức cũng cho thấy đây không phải là hệ thống pháp luật đóng khung mà luôn có tính mở để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế. Có thể lấy một ví dụ đó là quy định về các loại hình công ty tại Đức phù hợp với đa dạng các mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư của nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể thành lập công ty tại Đức chỉ với một EUR. Khi quy mô kinh doanh lớn hơn thì nhà đầu tư bắt buộc phải chuyển sang hình thức công ty tương ứng với quy mô lớn hơn Pháp luật kinh doanh tại Đức không phải là hệ thống pháp luật “áp đặt” lên đời sống kinh tế mà là để “phục vụ” nền kinh tế. Các quy định của pháp luật chỉ đóng vai trò cung cấp các “phương tiện” - các hình thức pháp lý cụ thể để nhà đầu tư công khai và minh bạch hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cũng là nằm trong mục tiêu chung của định hướng phát triển nền “kinh tế thị trường xã hội” mà Cộng hòa Liên bang Đức thực hiện.

pdf299 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đăng ký thương mại phải được lập bởi tất cả các thành viên hợp danh, được xác nhận và ký trước sự Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 275 chứng kiến của công chứng viên. Chi phí cho việc thành lập nhìn chung khoảng 400EUR. Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership - Komman- ditgesellschaft - KG) là hình thức gần giống như công ty hợp danh thương mại nhưng trách nhiệm của các thành viên hợp danh bị giới hạn hơn. Hình thức công ty phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn tìm thêm các nguồn vốn tại thời điểm mới thành lập nhưng giới hạn trách nhiệm của các thành viên. Công ty hợp danh hữu hạn thường linh hoạt hơn so với các hình thức công ty hợp danh khác như vốn có thể được gia tăng bằng cách thêm các thành viên trách nhiệm hữu hạn. Khác với công ty hợp danh thương mại, công ty hợp danh hữu hạn có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Phải có ít nhất một thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phần vốn của mình nhưng không được tham gia quản lý công ty. Đơn đăng ký thương mại phải được lập bởi tất cả thành viên hợp danh và được xác nhận trước một công chứng viên. Chi phí cho việc đăng ký có thể khác nhau nhưng ở mức chung là 400 EUR. Công ty hợp danh ẩn danh (Stille Gesellschaft - SG) là một dạng của công ty hợp vốn đơn giản. Điểm khác biệt với công ty hợp vốn đơn giản là công ty hợp danh ẩn danh có thành viên hiện hữu và thành viên ẩn danh. Thành viên hiện hữu có các quyền và nghĩa vụ như thành viên hợp danh của công ty hợp vốn đơn giản còn thành viên ẩn danh chỉ thực hiện việc góp vốn vào công ty mà không được ghi tên trong danh sách thành viên và không được quyền quản lý công ty. Công ty hợp danh chuyên nghiệp (Partnerschaftsgesetz - PartG) về bản chất giống như công ty hợp danh nhưng thành Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 276 viên hợp danh chỉ có thể là các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt như pháp luật, khám chữa bệnh Công ty hợp danh chuyên nghiệp không có tư cách pháp nhân nhưng phải được đăng ký thành lập tại một cơ quan đăng ký riêng và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt. Chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên hợp danh cũng giống như công ty hợp danh thông thường, chỉ khác là trách nhiệm được gắn liền với hành vi mà thành viên thực hiện. Một thành viên không phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi do thành viên khác thực hiện nếu không liên quan đến việc thực hiện hành vi đó. Công ty hợp danh cổ phần (Kommanditgesellschaft auf Aktien - KGaA) là sự kết hợp cấu trúc của công ty cổ phần và công ty hợp vốn đơn giản; giữa những thỏa thuận mang tính kinh doanh, vai trò, vị trí của trách nhiệm cá nhân của cổ đông và đặc tính về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn của một công ty cổ phần đại chúng. Ưu điểm của công ty hợp danh cổ phần là được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn của công chúng theo các quy định của Luật chứng khoán. Công ty hợp danh cổ phần hoạt động theo quy định của Luật công ty cổ phần. Công ty đối vốn hợp danh không có sự giới hạn về số lượng nhà đầu tư (các thành viên có trách nhiệm hữu hạn), là thành viên có trách nhiệm pháp lý tương ứng với tỷ lệ vốn góp của từng người. Thành viên trách nhiệm hữu hạn ít nhiều có quyền như cổ đông trong công ty cổ phần, tuy nhiên, không được tham gia vào quá trình quản lý công ty. Mỗi công ty hợp danh cổ phần có ít nhất một thành viên hợp danh (thành viên trách nhiệm chung) có nghĩa vụ đối với nợ và trách nhiệm của công ty hợp danh đối vốn. Công ty hợp danh đối vốn có tư cách pháp lý sau khi được đăng ký thương mại với Văn phòng Thương mại địa phương. Bên cạnh hệ thống pháp luật trong nước, các công ty tại Đức còn phải tuân theo các quy định pháp luật của Liên minh Châu Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 277 Âu, cụ thể ở đây là Luật công ty của Liên minh Châu Âu. Theo đó, công ty của Liên minh Châu Âu có thể được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Đức, tổ chức theo loại hình công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật công ty cổ phần. Nhìn chung, các quy định về công ty của Đức phản ánh rõ nét sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống các quy phạm pháp luật, phù hợp sự biến chuyển không ngừng của nền kinh tế. Các quy định này không chỉ phục vụ cho mục tiêu quản lý của Nhà nước mà còn phục vụ đắc lực cho sự phát triển một cách trật tự, minh bạch của nền kinh tế. Các hình thức công ty được thiết lập phù hợp với nhu cầu đầu tư và kinh doanh đa dạng của cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện và khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kinh doanh, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 5.2. Pháp luật về mua bán, sáp nhập, giải thể, phá sản 5.2.1. Các quy định về mua bán, sáp nhập Ở Đức không có luật riêng quy định về việc sáp nhập và mua bán công ty. Mỗi giao dịch sẽ được thực hiện theo các quy định pháp luật chung có liên quan. Một số văn bản điều chỉnh vấn đề mua bán, sáp nhập công ty gồm: (1) Bộ luật thương mại; (2) Luật công ty cổ phần; (3) Luật công ty trách nhiệm hữu hạn; (4) Luật về các giao dịch; (5) Luật kinh doanh chứng khoán; (6) Luật về sở giao dịch chứng khoán; (7) Bộ luật dân sự. Các giao dịch mua bán giữa các công ty Đức với nhau hoặc giữa một công ty nước ngoài và công ty trong nước có thể được phân thành hai loại là (1) mua bán cổ phần/phần vốn và (2) Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 278 mua tài sản. Giao dịch mua tài sản có đặc trưng là có sự chuyển nhượng một tài sản nhất định giữa người bán và người mua. Các bên quyết định tài sản sẽ được bán và được mua, có thể quyết định toàn bộ hoặc một phần giao dịch. Để có giá trị pháp lý, mỗi giao dịch mua bán tài sản phải xác định các tài sản mua bán và nghĩa vụ, trách nhiệm của từng bên. Thông thường, những nội dung này sẽ được xác định rõ trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận chuyển giao tài sản. Theo quy định của pháp luật Đức, các loại giấy phép hoặc sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phải được chuyển giao khi thực hiện mua bán, sáp nhập công ty. Đối với các giao dịch mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì bên nước ngoài tốt hơn hết là nên thành lập một công ty ở Đức để thực hiện việc mua bán. Mua bán cổ phần/phần vốn thường đơn giản hơn so với mua bán tài sản vì chỉ gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn trong công ty. Trong thỏa thuận mua bán cổ phần/phần vốn, các tài sản, quyền và trách nhiệm của công ty mục tiêu cũng được chuyển giao. Giao dịch mua bán phần vốn/ vốn góp thường phổ biến ở Đức vì yêu cầu rất ít các loại giấy tờ và công ty mục tiêu có thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh như trước. Luật chuyển đổi Đức (German Transformation Act) là khung pháp lý quan trọng liên quan đến sáp nhập công ty. Một công ty Đức có thể được tái cơ cấu thông qua sáp nhập, chia tách, chuyển nhượng tài sản bằng tiền hoặc thay đổi hình thức pháp lý theo quy định của Luật chuyển đổi Đức. Với bất kể hình thức nào thì thỏa thuận giữa các bên phải được dự thảo trước. Bước thứ hai là báo cáo hoàn thiện các thông tin về tái cấu trúc phải được đệ trình lên chủ sở hữu. Dựa vào báo cáo, quyết định tái cấu trúc sẽ được thông qua. Khi việc sáp nhập hoàn thành thì Cơ quan đăng ký Thương mại phải được thông báo về giao dịch này. Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 279 5.2.2. Các quy định về giải thể Công ty có thể giải thể thông qua thủ tục giải thể bắt buộc hoặc thủ tục giải thể tự nguyện. Trình tự thủ tục giải thể tự nguyện được đưa ra chỉ bởi thành viên của công ty trong một cuộc họp thành viên, trong khi đó, thủ tục giải thể bắt buộc được đưa ra bởi Tòa án có thẩm quyền. Một số văn bản điều chỉnh quá trình giải thể của công ty gồm: Bộ luật thương mại;(1) Bộ luật dân sự;(2) Luật công ty cổ phần;(3) Luật công ty trách nhiệm hữu hạn;(4) Bộ luật công nghiệp.(5) Giải thể tự nguyện, về trình tự thủ tục, được quyết định bởi ít nhất 50% số phiếu có quyền biểu quyết tại cuộc họp thành viên, trừ khi điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác. Trước khi bắt đầu quá trình giải thể, việc cần thiết là phải chuẩn bị một báo cáo cân đối, trong đó có chứa tên và địa chỉ của giải thể viên là người phụ trách việc giải thể (liquidator) cũng như tên và địa chỉ của người có trách nhiệm giữ sổ sách của công ty sau khi giải thể. Giải thể viên thường là thành viên tiền nhiệm trong các hội đồng quản lý của công ty và có cùng thẩm quyền quản lý các lợi ích có thể phát sinh trong quá trình giải thể công ty. Bước đầu tiên trong tiến trình giải thể công ty là phải gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký thương mại Đức, trong đó tuyên bố việc giải thể hoặc không thể có lý do nào khác để không giải thể công ty. Quyết định giải thể phải được công khai tại Hệ thống thông tin điện tử của Đức (German Electronic Federal Gazette) và các chủ nợ phải được thông báo về quyết định giải thể và trình tự đệ trình các yêu cầu đòi nợ. Các yêu cầu đòi nợ từ các chủ nợ đầu tiên phải được thống kê và nếu trong vòng một năm từ khi có quyết định giải thể mà vẫn Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 280 còn tài sản thì tài sản phải được phân phối lại cho các chủ sở hữu theo các thỏa thuận quy định trong điều lệ công ty. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chấp nhận việc giải thể nếu thông báo về giải thể được gửi tới các chủ nợ trong vòng thời hạn một năm trước đó. Trong trường hợp này, công ty phải đệ trình quyết định giải thể và phải có bằng chứng chứng minh rằng các chủ nợ đã được thông báo về việc giải thể công ty. Giải thể công ty bắt buộc, về trình tự thủ tục cũng giống như giải thể tự nguyện nhưng quyết định giải thể do Tòa án đưa ra và Tòa án là người giám sát toàn bộ quá trình đó. Công ty có nghĩa vụ thông báo cho các cơ quan địa phương như cơ quan bảo hiểm tiền lương Đức (German pension insurance scheme), Cơ quan lao động Liên bang (Federal Employment Agency) và các cơ quan thuế địa phương. Giải thể công ty tại Đức thông thường kéo dài trên 1 năm vì chấp thuận từ cơ quan đăng ký kinh doanh không thể thực hiện sớm hơn một năm từ khi thông báo đầu tiên tới các chủ nợ. 5.2.3. Các quy định về phá sản Luật phá sản hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý từ Luật phá sản (Bankruptcy Statute), Luật giải quyết tranh chấp (Settlement Statute), Luật thực thi tổng thể (Act on Collective Enforcement) và chính thức tạo ra một luật duy nhất về phá sản cho Đức. Khác với các quy định của luật cũ, Luật phá sản mới chỉ quy định về một loại trình tự phá sản; khi thực hiện thủ tục phá sản sẽ dẫn tới một trong hai hậu quả pháp lý, tổ chức lại doanh nghiệp hoặc thanh lý doanh nghiệp phá sản. Các thủ tục phá sản được bắt đầu theo yêu cầu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (debtor) hoặc của chủ nợ (creditor) nếu con nợ bị lâm vào tình trạng phá sản. Trình trạng nợ quá hạn là một trong các căn cứ để đưa ra yêu cầu. Tuy nhiên, nếu Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 281 doanh nghiệp lâm vào phá sản tự đưa ra yêu cầu thì các thủ tục có thể bắt đầu ngay, thậm chí ngay khi mới chỉ có nguy cơ phá sản. Sau khi nhận được yêu cầu, Tòa phá sản182 (Insolvency Court) sẽ ngay lập tức bổ nhiệm một Quản tài viên, đồng thời ban hành lệnh cấm các chủ nợ có hành vi gây áp lực cũng như cấm con nợ chuyển quyền sở hữu hoặc phải có sự đồng ý của Quản tài viên về chuyển quyền sở hữu tài sản cho đến khi một quyết định về trình tự phá sản được thực hiện. Quản tài viên có trách nhiệm duy trì và bảo vệ các tài sản của con nợ trừ khi Tòa phá sản quyết định và xác định rằng tài sản của con nợ không đủ để trang trải các chi phí cho thủ tục phá sản. Thông thường, Quản tài viên được bổ nhiệm ngay khi trình tự phá sản bắt đầu. Tòa phá sản cũng có thể bãi bỏ sự bổ nhiệm này nếu các chủ nợ ủy thác cho một người khác. Ít nhất 3 tháng sau khi trình tự phá sản được khởi động, trên cơ sở báo cáo do Quản tài viên chuẩn bị, các chủ nợ sẽ họp để quyết định về vấn đề doanh nghiệp được thanh lý hay được tổ chức lại. Có sự phân biệt giữa hai loại chủ nợ là chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ không có bảo đảm. Bên cạnh đó, trong một số giao dịch của công ty liên quan đến bán hàng hóa mà chưa thu tiền hoặc đã vận chuyển hàng mà chưa thanh toán thì các động sản này vẫn được xem là tài sản của công ty. Vì khi đó, tiền chưa thanh toán cũng được coi là khoản nợ của công ty với bên thứ ba, là một tài sản của công ty. Các tài sản sẽ được giao cho Quản tài viên quản lý. Quản tài viên có trách nhiệm xác định giá trị tài sản bảo đảm và các loại thuế thu nhập phải nộp trong quá trình bán tài sản. Trường hợp doanh nghiệp phá sản bị thanh lý thì các chủ nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên trước, còn các chủ nợ không có bản đảm chỉ có thể được trả nợ theo một tỷ lệ nhất định. 182Khái niệm “Tòa phá sản” được sử dụng để thể hiện thẩm quyền của một loại cơ quan Tòa án chứ không có có Tòa đặc biệt và riêng rẽ về phá sản. Theo pháp luật Đức, thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản (doanh nghiệp và dân sự) thuộc Tòa án khu vực (Amtsgericht). Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 282 Người lao động nhận được sự bảo đảm từ khoản tiền phá sản, gồm tiền lương trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng. Ngoài ra, theo thông lệ, người lao động phải được trả khoản lương dự phòng khi doanh nghiệp đóng cửa (Chương trình thanh toán dự phòng - Redundancy payment scheme). Ngoài ra, Luật phá sản cũng đưa ra trình tự đặc biệt để tổ chức lại doanh nghiệp. Kế hoạch này được đưa ra bởi Quản tài viên và các chủ nợ và được thông qua theo quyết định của đa số chủ nợ. Quy trình phá sản gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên, doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản phải đạt được một thỏa thuận ngoài Tòa án với các chủ nợ. Nếu quá trình này không thành công thì thủ tục phá sản sẽ được tiếp tục diễn ra tại Tòa án. Tiếp đó, Tòa án sẽ cố gắng một lần nữa nhằm giúp doanh nghiệp phá sản và các chủ nợ đạt được thỏa thuận về tổ chức lại doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp phá sản. Tại đây, nếu thỏa thuận về tổ chức lại doanh nghiệp đạt được thì doanh nghiệp phá sản sẽ được giải trừ khỏi các nghĩa vụ. Nếu không, trình tự phá sản sẽ được thực hiện. Việc thực hiện thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của Điều 102 Luật phá sản. Quá trình này có thể bao gồm cả các tài sản của con nợ tại quốc gia khác nếu Tòa án xử lý phá sản có thẩm quyền tài phán quốc tế. VI. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG Hệ thống pháp luật về hợp đồng của Đức chịu nhiều ảnh hưởng bởi các triết lý về hợp đồng của pháp luật La Mã. Hệ thống này lấy Bộ luật dân sự là bộ luật gốc, từ đó phát triển các luật chuyên ngành. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng hiện nay tại Đức gồm: Bộ luật dân sự; (1) Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 283 Bộ luật thương mại;(2) Luật các điều kiện giao dịch chung;(3) Luật tín dụng tiêu dùng;(4) Luật công ty cổ phần;(5) Luật công ty trách nhiệm hữu hạn;(6) Luật hoạt động kinh tế tập thể;(7) Luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;(8) Luật chống hạn chế cạnh tranh. (9) Bên cạnh pháp luật quốc gia, các nguồn luật quốc tế cũng có một vị trí nhất định khi điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngoài ra, Đức còn là thành viên của Liên minh Châu Âu nên các quan hệ hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật của Liên minh Châu Âu như các quy định về thương mại điện tử, thanh toán trong giao dịch thương mại. Bên cạnh đó, các án lệ cũng có vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng tại Đức. Về nội dung, pháp luật về hợp đồng của Đức điều chỉnh các nội dung cơ bản gồm các quy định chung về hợp đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng, các loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Về khái niệm hợp đồng, không có điều khoản trực tiếp đưa ra khái niệm hợp đồng mà khái niệm này được xem xét trên cơ sở các quy định về giao dịch pháp lý và nghĩa vụ. Do đó, hợp đồng được hiểu là giao dịch pháp lý hình thành từ sự thỏa thuận giữa ít nhất hai bên, trong đó thể hiện ý chí của bên này đối với bên kia183. Yếu tố tự do giao kết hợp đồng có vai trò quan trọng trong chế định hợp đồng của Đức. Đây là một trong những quyền cơ bản 183TS. Võ Thị Lan Anh, “Chế định hợp đồng trong pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Luật học số 9/2011 Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 284 của công dân được tuyên bố trong Luật cơ bản và được Nhà nước bảo vệ. Đương nhiên, tự do hợp đồng không phải là không có giới hạn. Pháp luật về cạnh tranh cũng đưa ra một số trường hợp giới hạn sự thỏa thuận giữa các công ty có vị trí độc quyền khi thỏa thuận đó có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh hoặc quyền lợi của người tiêu dùng. Về giao kết hợp đồng, pháp luật Đức giống với pháp luật của các quốc gia theo dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa khác, quy định về thời điểm hợp đồng hình thành là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị với điều kiện chấp nhận đó không bị rút lại trước hoặc tại thời điểm nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị được coi là đã nhận được nếu đã được chuyển vào hộp thư của bên được đề nghị và có hiệu lực từ ngày hôm sau, cho dù có thể ngày hôm đó bên được đề nghị hoàn toàn không mở hộp thư. Về hình thức hợp đồng, nếu pháp luật quy định hình thức hợp đồng phải bằng được lập thành văn bản thì hợp đồng phải có chữ ký tay hoặc chữ ký tắt và được công chứng. Một số hợp đồng bắt buộc lập thành văn bản là: hợp đồng tặng cho tài sản, thế chấp, cho thuê tài sản với thời hạn trên một năm, hợp đồng bảo đảm... Ngoài ra, một số hợp đồng phải được công chứng như hợp đồng liên quan đến bất động sản. Các hợp đồng mà pháp luật không có yêu cầu phải lập thành văn bản thì có thể được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi, có thể được thể hiện dưới hình thức điện tử. Ngoài các quy định của Bộ luật dân sự, quan hệ hợp đồng tại Đức còn chịu sự điều chỉnh của khá nhiều quy định pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là các quy định của Bộ luật thương mại Đức. Về lịch sử hình thành, vào thời trung cổ, hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh giao dịch của thương nhân tồn tại độc lập, được quy định thống nhất tại Luật thương nhân với phạm vi áp dụng trên toàn Châu Âu. Sau này, tại Anh, các nguyên tắc được sáp nhập vào luật chung (thông luật); tại các quốc gia khác, trong Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 285 đó có Cộng hòa Liên bang Đức, đây vẫn là một bộ phận độc lập. Bộ luật thương mại chung của Đức là hiện thân của Luật thương nhân. Khi Bộ luật dân sự năm 1897 được ban hành, có nhiều quy tắc áp dụng chỉ dành cho các giao dịch của thương nhân thể hiện trong luật chung; do đó, cần thiết phải sửa đổi lại Bộ luật thương mại Đức trên cơ sở điều chỉnh các vấn đề cụ thể hơn. Trong mối quan hệ với Bộ luật dân sự, Bộ luật thương mại là một bộ phận của Bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ thương mại (luật chuyên ngành), là tập hợp các quy định pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa thương nhân và đối tác kinh doanh của thương nhân cũng như sự cạnh tranh và mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh. Ngoài ra, các nội dung về tài chính kế toán cũng được thực hiện theo quy định tại Bộ luật thương mại. Lý do cần có sự phân biệt là vì giao dịch giữa các thương nhân với nhau không giống như giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng; thời gian giao dịch ngắn; có sự khác biệt về năng lực, quy mô và đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích thường phát sinh trong các quan hệ pháp luật thương mại. Nếu những vấn đề này không được giải quyết thì có thể xảy ra bất đồng giữa các bên và dẫn tới thiệt hại tới lợi ích của cả hai bên. Do đó, so với các quy định của Bộ luật dân sự, các quy định của Bộ luật thương mại Đức chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề này. Đây được coi là “Bộ luật dân sự đặc biệt” điều chỉnh các vấn đề đặc trưng của quan hệ pháp luật thương mại. VII. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT KINH TẾ 7.1. Cơ quan chống độc quyền 7.1.1. Pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền Trong nền kinh tế thị trường, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây ra sự bất ổn rất lớn tới trật tự của thị trường. Các hành vi này không chỉ xâm hại lợi ích của các tổ chức, Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 286 cá nhân mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền được xem là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh vấn đề này. Ở Đức, pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền là lĩnh vực tư, khác với quan niệm hiện nay ở Việt Nam cho rằng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền là pháp luật công, nghĩa là chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể có hành vi vi phạm. Pháp luật về cạnh tranh của Đức là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, điều chỉnh sự can thiệp của Nhà nước vào các tiến trình kinh tế và cạnh tranh184. Ở đây, có thể nhận thấy vai trò rất lớn của Tòa án trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khác với Pháp và Anh, Đức sử dụng pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua Luật cạnh tranh không lành mạnh. Rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình đã được quy định trong Luật và Luật đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng trong cho việc ngăn ngừa và xử phạt những cạnh tranh không lành mạnh. Tùy thuộc vào mức độ điều tiết kinh tế trong từng thời kỳ khác nhau mà quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được sửa đổi, bổ sung tương ứng. Một số văn bản điều chỉnh vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền gồm: Luật cạnh tranh không lành mạnh; (1) Quy chế kiểm soát sáp nhập và bình đẳng của Liên (2) minh Châu Âu; Luật chống độc quyền;(3) Luật chống độc quyền của Liên minh Châu Âu;(4) 184PGS.TS Bùi Nguyên Khánh, “Chức năng của luật tư trong việc bảo vệ trật tự cạnh tranh từ góc độ nghiên cứu so sánh giữa pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và CHLB Đức”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2007. Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 287 Các hành vi thương mại không lành mạnh được điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan đến quá trình tự do hóa và bãi bỏ trong một số ngành công nghiệp đặc thù còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành. Ví dụ, các ngành công nghệ viễn thông tuân theo các quy định của Luật viễn thông và một số thông tư liên quan ban hành bởi Cơ quan về viễn thông và bưu điện. Hoặc vấn đề năng lượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật năng lượng. Ngoài ra, việc bãi bỏ và tự do hóa các ngành công nghiệp chịu còn sự điều chỉnh của Luật chống độc quyền của Cộng hòa Liên bang Đức, Luật chống độc quyền của Châu Âu. Về chế tài, Điều 1 Luật cạnh tranh không lành mạnh quy định rằng trong thương mại, vì mục đích cạnh tranh, các hành vi xâm phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đều là đối tượng của yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ở Đức, các chế tài áp dụng với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là chế tài dân sự và chế tài hình sự. Tuy nhiên, chế tài hình sự chỉ áp dụng trong số ít các trường hợp và ngày càng có xu hướng giảm vai trò; trong khi đó, các chế tài dân sự ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được ngăn ngừa thông qua cơ chế tự giám sát lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh và nguyên tắc tự vận hành của thị trường. Do đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu được ngăn chặn bởi trách nhiệm dân sự và được coi là nhánh phát triển đặc biệt của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng185. Hệ thống trách nhiệm pháp lý này được quy định rất chi tiết và cụ thể. Bên cạnh việc áp dụng chủ yếu trách nhiệm dân sự, nhằm huy động sức mạnh của nhiều lực lượng tham gia vào công tác chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các quy định pháp 185PGS.TS Bùi Nguyên Khánh, Chức năng của luật tư trong việc bảo vệ trật tự cạnh tranh từ góc độ nghiên cứu so sánh giữa pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và CHLB Đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2007. Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 288 luật còn cho phép không chỉ người bị thiệt hại mà các đối thủ cạnh tranh, các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều có thể khởi kiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thông qua đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp bị giám sát và kiểm tra, theo dõi từ nhiều kênh thông tin và sức mạnh thị trường, đủ để gây sức ép với các doanh nghiệp. Ở Đức không tồn tại cơ quan chuyên biệt có trách nhiệm giám sát và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Dù có một cơ quan gọi là Văn phòng Chống Các-ten Liên bang Đức nhưng cơ quan này chỉ có trách nhiệm thi hành Luật chống độc quyền của Đức và Luật chống độc quyền của Liên minh Châu Âu mà không phải là cơ quan chuyên biệt giám sát và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sở dĩ có điều này là vì việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu được thực hiện qua cơ chế của thị trường và theo trách nhiệm dân sự, trong một môi trường mà các quy tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường đã được định hình và trở thành chuẩn mực cũng như ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường đã phát triển ở một mức độ nhất định. Do đó, việc ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không phải là trách nhiệm của một cơ quan mà là trách nhiệm của toàn xã hội và cộng đồng. 7.1.2. Cục Chống độc quyền Liên bang (Cục Các-ten) Cục Chống độc quyền Liên bang (Federal Cartel Office) là cơ quan Liên bang độc lập có nhiệm vụ bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường tại Đức, là yếu tố cơ bản và quan trọng hàng đầu của của nền kinh tế thị trường xã hội. Cục Chống độc quyền được phân cấp thẩm quyền bởi Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang, có trụ sở tại thành phố Bonn với khoảng 330 nhân viên. Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 289 Nhiệm vụ chính của Cục Chống độc quyền Liên bang là tổ chức thực hiện và thực thi các quy định của Luật chống hạn chế cạnh tranh (Act against Restraint of Competition - ARC); cụ thể như: cấm việc thành lập các các-ten là các tập đoàn có tính độc quyền lũng đoạn; cấm các thỏa thuận về giá; kiểm soát việc sáp nhập tạo ra vị trí độc quyền; kiểm soát các hành vi lạm dụng của các công ty độc quyền; kiểm tra, rà soát các trình tự thủ tục của các hợp đồng công (public contract) của Liên bang. Ngoài ra, từ năm 2005, Cục Chống độc quyền Liên bang còn thực hiện việc kiểm tra ngành để theo dõi mức độ cạnh tranh trong khu vực tư. Cục Chống độc quyền Liên bang hoàn toàn độc lập trong việc đưa ra các quyết định của mình, dựa trên các tiêu chí về cạnh tranh. Có quan điểm cho rằng, có nhiều vấn đề và mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng hơn là bảo đảm tính cạnh tranh của thị trường; tuy nhiên, đó không phải là trách nhiệm của Cục Chống độc quyền Liên bang. Nhiệm vụ duy nhất của cơ quan này là bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế. 7.2. Cơ quan Giám sát Ngân hàng Liên bang Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang (Federal Finance Supervision Authority - BaFin) là thiết chế độc lập hoạt động theo quy định của luật (by-laws), thành lập ngày 01/5/2002 trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Giám sát Ngân hàng Liên bang, Văn phòng Giám sát Chứng khoán Liên bang và Văn phòng Giám sát Bảo hiểm Liên bang. BaFin tổ chức và hoạt động theo các quy định của Luật dịch vụ tài chính và tài chính hợp nhất (Financial Services and Integration Act). Các hoạt động giám sát của BaFin được ghi nhận tại Mission Statement. Theo đó, chức năng của BaFin là giới hạn thấp các rủi ro từ hệ thống tài chính của Đức ở cấp độ quốc gia và quốc tế để bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định và minh bạch của hệ thống tài chính Đức, duy trì niềm tin của các khách hàng tín dụng, khách hàng bảo hiểm và nhà Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 290 đầu tư. BaFin thực hiện chức năng giám sát hoạt động của ngân hàng và các thiết chế cung cấp dịch vụ tài chính, thực hiện bảo hiểm và các giao dịch chứng khoán. Với sự giám sát độc lập của mình, BaFin giúp bảo đảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng, các dịch vụ tài chính và khoản tiền bảo đảm cho các công ty bảo hiểm. Thông qua việc giám sát các hoạt động ngân hàng, BaFin thực thi các tiêu chuẩn chuyên nghiệp để bảo đảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính. BaFin cũng ngăn chặn các hoạt động kinh doanh tài chính không được phép. Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang chịu sự giám sát pháp lý của Bộ Tài chính đối với các vấn đề kỹ thuật; hoạt động bằng các khoản phí thu từ các tổ chức và đơn vị là đối tượng giám sát của cơ quan này. BaFin có khoảng 2.535 nhân viên làm việc tại thành phố Bonn và Frankfurt. Tính đến 31/12/2014, BaFin giám sát 1.780 ngân hàng, 676 thiết chế cung cấp dịch vụ tài chính, 537 công ty bảo hiểm và 31 quỹ hưu trí cũng như 6.000 quỹ đầu tư và khoảng 260 công ty quản lý tài sản. 7.3. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Bank) là ngân hàng trung ương của Cộng hòa Liên bang Đức, còn gọi là ngân hàng của các ngân hàng. Từ năm 1999, nó là một bộ phận của hệ thống Châu Âu, chia sẻ trách nhiệm với các ngân hàng trung ương khác và ngân hàng trung ương Châu Âu đối với đồng tiền chung EUR. Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương hiện nay gồm 6 thành viên, một nửa được cử ra bởi chính quyền trung ương và một nửa được cử ra bởi Hội đồng địa phương (Bundesrat), tất cả các thành viên sẽ được bổ nhiệm bởi Thủ tướng. Ngân hàng Dự trữ Trung ương là một cấu trúc đặc biệt với chính quyền Liên bang. Về tổ chức, Ngân hàng Dự trữ Trung ương có khoảng 10.000 nhân viên, có trụ sở chính tại Frankfurt an Main và 9 văn phòng khu vực và 38 chi nhánh ở khắp nước Đức. Ngân hàng Dự trữ Trung Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 291 ương sử dụng mạng thông tin quốc gia để thực hiện các hoạt động của mình trong lĩnh vực tái cấu trúc tài chính, cung cấp tiền mặt, thanh toán không tiền mặt và giám sát ngân hàng. Quan trọng hơn các mục tiêu bảo đảm sự ổn định mức giá chung và hệ thống tài chính Ngân hàng Dự trữ Trung ương, chủ yếu tập trung vào các mục tiêu dài hạn và sự công bằng hướng tới bảo đảm các lợi ích cá nhân. Ngân hàng Dự trữ Trung ương cũng hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Khi Ngân hàng Dự trữ Trung ương Đức tham gia của Ngân hàng Dự trữ Trung ương Đức vào hệ thống Châu Âu, việc thống nhất thị trường tài chính quốc tế và những tiến bộ trong lĩnh vực thanh toán và tài chính đã đặt ra những thách thức mới đối với các chính sách ổn định. Để đối diện với các thách thức, Ngân hàng xác định 5 lĩnh vực hoạt động chính, gồm: Điều hành chính sách tiền tệ: nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Dự trữ Trung ương là điều hành chính sách tiền tệ trong hệ thống kinh tế Cộng đồng Châu Âu, có sự phối hợp với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), nhằm duy trì sự ổn định về tỷ giá trong khu vực Châu Âu. Sự ổn định về giá cả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội trong ngắn hạn, bảo vệ người tiết kiệm và những chủ thể khác với một mức lợi tức nhất định khi xảy ra lạm phát. Chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Trung ương Đức là một thành viên độc lập, đại diện cho Cộng hòa Liên bang Đức có quyền phủ quyết trong Hội đồng Giám sát của ECB và tham gia vào quá trình quyết định các chính sách tiền tệ hàng tháng. Để thực hiện công việc này, Chủ tịch được cố vấn bởi một đội ngũ các chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích thống kê và chuyên gia tiền tệ. Hệ thống tiền tệ và tài chính: một lĩnh vực hoạt động khác nữa của Ngân hàng Dự trữ Trung ương là ngăn chặn các khủng hoảng tài chính ở cấp độ quốc tế và quốc gia. Các khủng hoảng tài Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 292 chính như sự phá sản hàng hoạt các ngân hàng đã tác động đến tăng trưởng và việc làm. Ngoài ra, các khủng hoảng tài chính nếu xảy ra sẽ làm bế tắc chính sách tiền tệ vì các ngân hàng sẽ không thể thay đổi tỷ lệ lãi suất. Với các khủng hoảng này, Ngân hàng Trung ương có vai trò là người cho vay cuối cùng để ngăn chặn sự đổ vỡ hệ thống của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong hệ thống Châu Âu, các ngân hàng trung ương trên cơ sở mức tài sản dự trữ của mình có thể đưa ra các thỏa thuận song phương, khu vực hoặc quốc tế để có mức hỗ trợ hợp lý. Giám sát ngân hàng: cơ chế giám sát ngân hàng hiệu quả là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng, cần thiết trong bất kỳ hệ thống tài chính nào. Các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng sẽ gây ra những hậu quả kinh tế khôn lường. Do đó, chỉ khi có một hệ thống tài chính ổn định thì mới có thể thực hiện tốt các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô và cung cấp các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế với chi phí thấp. Về cơ bản, giám sát ngân hàng đỏi hòi về cơ bản phải tuân thủ các nguyên tắc trong việc thiết lập hệ thống ngân hàng cũng như trong quá trình kinh doanh và hoạt động của các ngân hàng. Việc tự do hóa thị trường tài chính đã tạo cơ hội kinh doanh mới cho các ngân hàng. Để có thể giám sát hoạt động ngân hàng, ngăn ngừa các đổ vỡ, tình trạng phá sản ngân hàng và các rủi ro thì đòi hỏi phải có những phương pháp giám sát mới. Cơ sở pháp lý cho việc giám sát ngân hàng là Luật ngân hàng (Banking Act) và Luật giám sát dịch vụ thanh toán (Payment Services Oversight Act). Hai luật này có nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định của bộ phận tài chính, vốn là khu vực rất nhạy cảm về lòng tin của công chúng, thông qua việc bảo vệ những người cho vay. Mục tiêu của các luật này là thực hiện tự do hóa thanh khoản theo các nguyên tắc thị trường; ví dụ như trách nhiệm của các quyết định kinh doanh Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 293 thuộc về những người quản lý. Giám sát ngân hàng không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động cá nhân của các tổ chức. Hoạt động của các tổ chức tín dụng bị giới hạn chỉ bởi các điều luật chung về số lượng và chất lượng các dịch vụ cũng như nghĩa vụ đăng ký của họ đối với cơ quan giám sát. Mức độ giám sát phụ thuộc vào loại, quy mô của từng doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng bên ngoài nước Đức đã sớm đặt ra câu hỏi làm thế nào để các công cụ giám sát ngân hàng có thể phát huy hiệu quả. Hệ thống thanh toán qua thẻ: Việc thanh toán giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân với số lượng tiền lớn thường được thực hiện theo phương thức không dùng tiền mặt. Phương thức này an toàn và thuận tiện hơn nhiều so với sử dụng tiền mặt. Sự gián đoạn trong việc thanh toán có thể làm suy giảm niềm tin vào đồng tiền, do đó, giữ cho hệ thống thanh toán ổn định và nhanh chóng là một trong những nhiệm vụ của ECB nói chung và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Đức nói riêng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang với thẩm quyền được giao nhằm giải quyết ổn thỏa các giao dịch thanh toán trong nước Đức và nước ngoài, điều hành hoạt động thanh toán của chính nó. Trong những giao dịch tranh toán giữa các tài khoản liên ngân hàng của cá nhân, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp, thì yêu cầu sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương phải nhanh và bảo đảm an toàn cho hệ thống thanh toán. Quản lý và phát hành tiền mặt (cash management): Thực tế cho thấy, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến; tuy nhiên, tiền mặt vẫn là phương tiện phổ biến nhất được sử dụng thanh toán tại các nhà hàng và siêu thị ở Đức, đặc biệt là các loại tiền có mệnh giá nhỏ. Cùng với Ngân hàng Trung ương Quốc gia, Ngân hàng Trung ương Châu Âu được giao nhiệm vụ phát hành tiền giấy trong khu vực đồng EUR. Tại Đức, Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 294 Ngân hàng Dự trữ Liên bang cũng được giao nhiệm vụ phát hành tiền giấy. Thông qua mạng lưới chi nhánh của mình, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Đức bảo đảm cung cấp đủ lượng tiền giấy chất lượng cho tất các khu vực. Ngân hàng Dự trữ Liên bang sẽ phát hành tiền cho doanh nghiệp và các hộ gia đình theo chu kỳ kinh tế. Ngược lại, các đại lý bán lẻ và người tiêu dùng trả lại tiền mặt cho các ngân hàng thương mại. Việc vận chuyển tiền giấy và tiền kim loại thường được chuyển giao cho các công ty vận chuyển tiền tư nhân. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Đức cũng có nhiệm vụ kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng tiền giả. Để duy trì mức độ tín nhiệm đối với đồng EUR, các chính sách duy trì sự cung cấp ổn định và thống nhất chất lượng của đồng tiền tại bất kỳ thời điểm nào là điều rất quan trọng. Hạn chế việc làm giả tiền hoặc các hành vi bất lợi cho đồng tiền hoặc các loại giấy tờ ngân hàng khác là các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu này. 7.4. Văn phòng Tên thương mại và Sáng chế Đức Văn phòng Tên thương mại và Sáng chế Đức (German Patent and Trademark Office - DPMA) là cơ quan của chính quyền trung ương bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Đức, hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Công bằng và Bảo vệ Người tiêu dùng Liên bang. DPMA có khoảng 2.500 nhân viên, có trụ sở chính tại Munich. Về cơ cấu tổ chức, DPMA gồm có 5 bộ phần gồm: (1) Bộ phận Sáng chế 1, (2) Bộ phận Sáng chế 2 và các sáng chế nhỏ, (3) Bộ phận Thông tin, (4) Bộ phận Thiết kế và thương hiệu thương mại, (5) Bộ phận Quản lý hành chính và pháp luật. Ngoài ra, một cơ quan giải quyết tranh chấp là Hội đồng Trọng tài được thành lập tại DPMA theo Luật về sáng chế tư (Law on Employee’s Inventions) có vai trò giải quyết các tranh chấp về sáng chế trong sáng chế tư. DPMA được thành lập hơn 130 năm lịch sử và nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, DPMA Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 295 được cấp phép và quản lý về quyền sở hữu trí tuệ cũng như cung cấp các thông tin về các quyền sở hữu trí tuệ. Với vai trò là người cung cấp dịch vụ hiện đại, DPMA đưa ra các bảo hộ hiệu quả đối với các sáng chế, thương hiệu thương mại và kiểu dáng sản phẩm. Các công ty vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp rộng lớn, các tổ chức nghiên cứu và các nhà phát minh cá nhân đều nhận được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. DPMA có mối liên hệ hợp tác với hệ thống sở hữu công nghiệp quốc tế và Liên minh Châu Âu. Ngoài cấp bằng và quản lý quyền sở hữu trí tuệ, DPMA còn có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm cạnh tranh lành mạnh tại Đức. Các hoạt động trong môi trường quốc gia và quốc tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ và cung cấp các thông tin về sự phát triển của quyền sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. DPMA còn thực hiện chức năng công khai, cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ bằng cách đưa ra các thông cáo báo chí và các dịch vụ tìm kiếm có sẵn trên Internet. Việc cung cấp thông tin có thể được thực hiện theo yêu cầu, người yêu cầu có thể được cung cấp thông tin bởi DPMA hoặc bởi 20 trung tâm thông tin về sáng chế mà có mối quan hệ với DPMA. VIII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại ở Đức gồm tố tụng Tòa án, tố tụng Trọng tài và hòa giải. Ngoài ra, do Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu nên các tranh chấp kinh tế quốc tế còn được thực hiện theo Quy tắc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Liên minh Châu Âu. Một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp gồm: Bộ luật tố tụng dân sự (Code of Civil Procedure);(1) Luật tư pháp (German Judiciary Act);(2) Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 296 Luật trọng tài Đức (German Arbitration Act);(3) Luật hòa giải (Mediation Law);(4) Công ước New York về công nhận và cho thi hành các (5) quyết định của Trọng tài nước ngoài; Quy chế của Hội đồng Châu Âu số 44/2001 về công nhận (6) và cho thi hành các bản án của Tòa án các quốc gia thành viên. 8.1. Tố tụng Tòa án Đức không có Tòa thương mại độc lập, do đó, các tranh chấp về kinh tế, dân sự được giải quyết thông qua hệ thống Tòa án thông thường. Trong các Tòa án thông thưừng có một bộ phận chuyên giải quyết các tranh chấp thường mại và dân sự (Tòa dân sự). Hệ thống tòa thông thường này gồm 4 cấp là Tòa án khu vực, Tòa án liên khu vực, Tòa án cấp cao của Bang và Tòa án Liên bang về dân sự và hình sự186. 8.1.1. Về phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án Về dân sự, Tòa án địa phương có thẩm quyền xét xử các tranh chấp có giá trị đến 5.000 EUR187. Việc giải quyết các tranh chấp về dân sự tại Tòa án khu vực thông thường do một Thẩm phán thực hiện (không có Hội thẩm, kể cả các vụ việc hôn nhân và gia đình). Một điểm đáng lưu ý trong pháp luật về tố tụng dân sự của Đức là không phải mọi phán quyết sơ thẩm đều có thể yêu cầu xét xử phúc thẩm và chỉ có thể yêu cầu phúc thẩm nếu nội dung yêu cầu phúc thẩm có giá ngạch từ 5.000 EUR trở lên hoặc Tòa sơ thẩm cho phép phúc thẩm và ghi rõ trong bản án. Ngoài ra, thủ tục tố tụng dân sự Đức có quy định Tòa án khu vực có thẩm quyền thực hiện thủ tục đòi tiền nhanh đối với các yêu cầu đòi tiền mà ở đó quyền yêu cầu đòi tiền là rõ ràng. 186Xem Phụ lục 1. 187 tion-2015/germany. Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 297 Tòa án khu vực (Landgericht), có thẩm quyền xét xử dân sự đối với các vụ tranh chấp có giá ngạch từ 5.000 EUR trở lên188, xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm của Tòa án khu vực. Các Hội đồng xét xử dân sự sơ thẩm cũng như phúc thẩm tại Tòa án khu vực bao gồm ba Thẩm phán chuyên nghiệp (Hội đồng xét xử các tranh chấp về thương mại gồm một Thẩm phán chuyên nghiệp và hai Hội thẩm là thương gia). Cá biệt, có thể giao các vụ việc xét xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm tại Tòa án liên khu vực cho một Thẩm phán. Việc giám đốc thẩm phán quyết của Tòa án khu vực chỉ được thực hiện khi đáp ứng những điều kiện nhất định như: có những vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải có đường lối xét xử thống nhất của Tòa án cấp cao hơn; về cùng một vấn đề nhưng có sự vận dụng pháp luật khác nhau của các Tòa án khác nhau ở cùng một cấp xét xử; việc một bản án có được giám đốc thẩm hay không được Tòa án xét xử phúc thẩm xác định rõ trong bản án phúc thẩm. Tòa phúc thẩm khu vực là Tòa án xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm dân sự của Tòa án liên khu vực. Thông thường mỗi bang có một Tòa án cấp cao của bang, cá biệt, một số bang có 2 hoặc 3 Tòa án cấp cao. Ở cấp Liên bang, Tòa án xét xử dân sự và hình sự có tên gọi là Tòa án Liên bang về hình sự và dân sự (Bundesgerichtshof). Về dân sự, Tòa án cấp cao của bang chủ yếu xét xử giám đốc thẩm. 8.1.2. Về trình tự Các tranh chấp thương mại được giải quyết theo các quy tắc và trình tự thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự gồm các quy định điều chỉnh trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự và thương mại tại Tòa án và các quy tắc chung về thực hành nghề Thẩm phán. Thời gian trung bình cho các trình tự thủ tục tại Tòa 188 tion-2015/germany. Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 298 án cấp khu vực thường kéo dài từ 8-12 tháng189. Với một số vụ việc thương mại phức tạp hơn, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn; tuy nhiên, một bản án sơ thẩm đầu tiên có thể được hoàn thiện trong thời hạn từ 1-2 năm. Việc công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật của Liên minh Châu Âu, các hiệp ước đa phương, song phương và các quy tắc về thủ tục của Đức. Trong mối quan hệ với các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, theo Quy chế của Hội đồng châu Âu số 44/2001, phán quyết trong một nước thành viên Liên minh Châu Âu sẽ được tuyên bố có hiệu lực tại Đức vì lợi ích của các bên mà không cần có sự kiểm tra lại bản án, trừ trường hợp vi phạm trật tự công của Đức. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, luật pháp trong nước được áp dụng. Công nhận bản án nước ngoài phụ thuộc vào một số yêu cầu như không vi phạm chính sách công của Đức, không có sự không tương thích giữa bản án với bản án trước đó của Tòa án trong nước về cùng một vấn đề, bảo đảm nguyên tắc có đi có lại và quyền tài phán phù hợp của Tòa án nước ngoài. 8.2. Tố tụng Trọng tài và hòa giải Ngoài tố tụng Tòa án, hiện nay, phương pháp giải quyết tranh chấp phổ biến ở Đức là thông qua tố tụng Trọng tài và hòa giải. Hòa giải có thể xảy ra bên ngoài Tòa án hoặc trong quá trình diễn ra tố tụng Tòa án. Về nguyên tắc, pháp luật tố tụng dân sự đòi hỏi Tòa án cố gắng đạt được một giải pháp hòa giải giữa các bên trong tiến trình tố tụng Tòa án. Về việc công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài, Đức là thành viên của Công ước New York về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Tòa án ở Đức thực hiện các biện pháp tạm thời hoặc hỗ trợ cho việc thu thập chứng 189 pute-resolution-2015/germany. Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 299 cứ trong tố tụng trọng tài, cho dù Hội đồng trọng tài đặt ở Đức hay ở bất kể nơi nào khác. Thủ tục tố tụng Trọng tài ở Đức tuân theo các quy định của Luật trọng tài Đức, là một phần của Bộ luật tố tụng dân sự. Phần lớn các quy định thủ tục tố tụng trọng tài Đức được dựa theo Luật mẫu của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Ngoài ra, Luật hòa giải có hiệu lực từ 26/7/2012 quy định về một dạng hòa giải trong tố tụng nhằm cung cấp cơ sở pháp lý chắc chắn hơn cho các bên tranh chấp. Tố tụng trọng tài được bảo đảm bởi các Tòa án địa phương. Theo yêu cầu của một bên trước và trong quá trình tố tụng trọng tài, Tòa án địa phương có thể đưa ra các biện pháp tạm thời liên quan đến vấn đề tranh chấp. Nếu một bên khởi kiện tại Tòa án mặc dù thỏa thuận trọng tài là hợp lệ thì Tòa án sẽ từ chối trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện. Quyết định của Trọng tài có tính bắt buộc phải thi hành và được thi hành theo Công ước New York, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo quyết định trọng tài. Theo Luật hòa giải, thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong hòa giải có tính chất bắt buộc với các bên và được thi hành theo các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng tại Đức. Nếu một bên từ chối không thực hiện biên bản hòa giải thì không có biện pháp bắt buộc hoặc trừng phạt. Viện Trọng tài Đức là tổ chức ban hành các quy tắc tố tụng trọng tài và các nguyên tắc hòa giải tại Đức. IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG Nhìn chung, pháp luật kinh doanh của Cộng hòa Liên bang Đức tương đối ổn định, có tính thống nhất cao, tính minh bạch và tính khả thi đều được bảo đảm ở mức độ tốt. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB), Cộng hòa Liên bang Đức xếp ở vị trí thứ 14/189 quốc gia về chỉ số Tiếp cận Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới 300 thị trường. Điều này cho thấy hệ thống pháp luật kinh doanh của Cộng hòa Liên bang Đức đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển hoạt động đầu tư trong nước cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài. Sở dĩ, pháp luật kinh doanh của Cộng hòa Liên bang Đức có được vai trò như vậy bởi trước hết, chúng được tiếp thu và xây dựng trên nền tảng của pháp luật La Mã-là hệ lý thuyết tiên tiến nhất của loài người trong khoa học pháp lý. Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật La Mã không chỉ được tiếp thu một cách thụ động thành những văn bản pháp luật có tính cưỡng chế, được bất kỳ thương nhân nào ở Đức tuân thủ và coi là kim chỉ nam khi thực hiện các hoạt động kinh doanh mà đã thực sự xâm nhập vào đời sống kinh tế, tạo thành những tập quán thương mại kinh doanh và xây dựng triết lý, đạo đức kinh doanh tại Đức. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật về kinh doanh của Đức nằm trong một tổng thể xây dựng nền kinh tế nhất định, đó là “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó yếu tố cạnh tranh lành mạnh được xem là yếu tố hàng đầu và chi phối tất cả các lĩnh vực lập pháp khác. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành, mục tiêu của nhà làm luật là chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất: bảo đảm yếu tố tự do cạnh tranh lành mạnh. Ngay cả sự tham gia của Nhà nước cũng được xem xét trên yếu tố này. Do đó, mặc dù số lượng các văn bản pháp luật kinh doanh của Đức không phải là ít nhưng các quy định pháp luật đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất vì chúng đều hướng tới bảo đảm một nền kinh tế tự do cạnh tranh và lành mạnh. Mặt khác, pháp luật kinh doanh của Đức cũng cho thấy đây không phải là hệ thống pháp luật đóng khung mà luôn có tính mở để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế. Có thể lấy một ví dụ đó là quy định về các loại hình công ty tại Đức phù hợp với đa dạng các mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư của nhà đầu tư, nhà Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc 301 đầu tư có thể thành lập công ty tại Đức chỉ với một EUR. Khi quy mô kinh doanh lớn hơn thì nhà đầu tư bắt buộc phải chuyển sang hình thức công ty tương ứng với quy mô lớn hơn Pháp luật kinh doanh tại Đức không phải là hệ thống pháp luật “áp đặt” lên đời sống kinh tế mà là để “phục vụ” nền kinh tế. Các quy định của pháp luật chỉ đóng vai trò cung cấp các “phương tiện” - các hình thức pháp lý cụ thể để nhà đầu tư công khai và minh bạch hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cũng là nằm trong mục tiêu chung của định hướng phát triển nền “kinh tế thị trường xã hội” mà Cộng hòa Liên bang Đức thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_che_phap_luat_kinh_te_mot_so_quoc_gia_tren_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan