Thế nào là công nghiệp hoá - Hiện đại hoá? Tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên chủ nghĩa xã hội

Thế nào là công nghiệp hoá- hiện đại hoá? Tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên chủ nghĩa xã hộiĐẶT VẤN ĐỀ. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lac hậu, phân tán, manh mún, tản mạn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất- cơ sở vật chất kĩ thuật- kinh tế hết sức thấp kém, nhỏ bé, lac hậu. Nên có thể khẳng định: cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển, một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Chính vì vậy nước ta cần thiết phải tiến hành qua trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá(CNH- HĐH) nền kinh tế quốc dân. Đây chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH nhằm khai thác và tân dụng triệt để nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Mỗi bước đi trên con đường CNH- HĐH chính là mỗi bươc tăng cường vặt chất kỹ thuật cho CNXH, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Bởi vậy nếu thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế quôc dân, Đảng và nhà Nước ta sẽ có thể hoàn thành sớm nhiệm vụ “ tiến lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Vì lẽ đó mà chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là CNH –HĐH, tầm quan trọng của quá trình CNH- HĐH. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự nghiệp to lớn này. Đây là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Do đó sau khi học tập và tiếp thu một số kiến thức cũng như phương pháp lý luận cơ bản của bộ môn kinh tế chính trị Mác- Lê Nin. Em đã manh dạn viết tiểu luận co nội dung cơ bản như sau:”Thế nào là CNH- HĐH, tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên CNXH. Anh (chị) phải làm gì để thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nước nhà.”

doc18 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 17649 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế nào là công nghiệp hoá - Hiện đại hoá? Tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nào là công nghiệp hoá- hiện đại hoá? tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua đọ lên chủ nghĩa xã hội. Anh ( chị ) phảI làm gì để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước ta. A, Đặt vấn đề. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lac hậu, phân tán, manh mún, tản mạn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất- cơ sở vật chất kĩ thuật- kinh tế hết sức thấp kém, nhỏ bé, lac hậu. Nên có thể khẳng định: cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển, một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Chính vì vậy nước ta cần thiết phải tiến hành qua trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá(CNH- HĐH) nền kinh tế quốc dân. Đây chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH nhằm khai thác và tân dụng triệt để nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Mỗi bước đi trên con đường CNH- HĐH chính là mỗi bươc tăng cường vặt chất kỹ thuật cho CNXH, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Bởi vậy nếu thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế quôc dân, Đảng và nhà Nước ta sẽ có thể hoàn thành sớm nhiệm vụ “ tiến lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Vì lẽ đó mà chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là CNH –HĐH, tầm quan trọng của quá trình CNH- HĐH. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự nghiệp to lớn này. Đây là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Do đó sau khi học tập và tiếp thu một số kiến thức cũng như phương pháp lý luận cơ bản của bộ môn kinh tế chính trị Mác- Lê Nin. Em đã manh dạn viết tiểu luận co nội dung cơ bản như sau:”Thế nào là CNH- HĐH, tại sao nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên CNXH. Anh (chị) phải làm gì để thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nước nhà.” B, Nội dung. I, Thế nào là công nghiệp hoá? Muốn hiểu được thế nào là CNH- HĐH trước tiên ta cần phải lưu ý một số khái niệm sau: + Tiền đề vật chất: bao gồm các yếu tố vật chất của nền sản xuất xã hội mà trước hết là công cụ sản xuất. Như vậy khái niệm về tiền đề vật chất có nội dung hẹp hơn nội dung khái niệm về lưc lượng sản xuất. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật của xã hội: Trước hết bao gồm các yếu tố vật chất, yếu tố khách thể của nền sản xuất, sau nữa là trình độ của phân công và hiệp tác lao động theo ngành và theo vùng lanh thổ. Như vậy khái niệm cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội có nội dung rộng hơn khái niệm lực lượng sản xuất xã hội. Khái niệm này phản ánh nội dung về kinh tế- kĩ thuật và kinh tế xã hội vì vậy cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội mới chỉ có thể ra đời và phát triển đầy đủ khi có quan hệ sản xuất của xã hội mới giữ vị trí thống trị. + Cách mạng kĩ thuật: Kĩ thuật gắn liền với lao động sản xuất vật chất của con người. Trong quá trình lao động sản xuất kĩ thuật tiến bộ trên có ba mặt: công cụ, năng lực và động lực, nguyên vật liệu cả ba mặt này cùng tiến bộ tạo nên sự thay đổi vè chất của của kĩ thuật dược gọi là cách mạng kĩ thuật. Cho dến nay loài người dẫ tiến hành hai cuộc cách mạng kĩ thuật: lần thứ nhất chuyển lao động bằng thủ công lên lao đong bằng máy móc và ngày nay đang tiến hành cuộc cách mạng kĩ thuật lần hai gọi là cách mạng khoa học- kĩ thuật vì nó không chỉ tiến hành trong kĩ thuật mà cả trong khoa học và hiện nay nó còn được tiến hành trong công nghệ cho nên gọi là cách mạng khoa học công nghệ chuyển cơ giới hoá lên tự động hoá. + Cơ cấu kinh tế: Mỗi một nền kinh tế đều dựa trên một cơ cấu kinh tế nhất định, cơ cấu kinh tế hiểu theo nghĩa đơn giản là xem xem nền kinh tế của nước mình bao gồm những ngành kinh tế gì vai trò và tác dụng của các ngành kinh tế đó như thế nào và phân bố trên địa bàn lãnh thổ ra sao… Trong cấu trúc của cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất vì vậy cơ cấu kinh tế hợp lí và hiện đại mà nước ta cần xây dựng là cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp- dịch vụ hiện đại. Bằng sự nghiện cứu và hiểu hai khái niệm về tiền đề vật chất và cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội, thấy được sự thay đổi của chúng trong từng giai đoạn lịch sử. Ta có thể phần nao hiểu được khái niệm CNH theo nghĩa ban đầu là qua trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. CNH và HĐH là một quá trình có tính chất lịch sử. Tất cả các nước công nghiệp phát triển đều đã trải qua quá trình CNH ở các thời điểm khác nhau, với những quy mô, tốc độ khác nhau trong những điều kiện kinh tế khác nhau. Với hầu hết các nước đang phát triển hiện nay CNH là một trong những chính sách chủ yếu và là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính sách CNH trong giai đoan hiện nay có nhiều khác biệt lớn so với các chính sách CNH giai đoạn trước đây. Chính điều này làm cho chính sách ở các nước, ở các thời kì thêm đa dạng. Kề thừa có chọn lọc nhữnh tri thức văn minh của nhân loại, rút ra những kinh nghiêm trong lịch sử để tiến hành CNH và từ thực tiễn CNH ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi can bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh , dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học- công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Bằng việc kết hợp với các quan điểm về cách mạng kĩ thuật và cơ cấu kinh tế, ta có thể thấy rõ khái niệm CNH trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, hiện đại cùng với kĩ thuật và cộng nghệ cao. Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. Sở dĩ nước ta phải đưa ra khái niệm kép về CNH- HĐH lá do quá trình CNH đẫ được chủ nghĩa tư bản tiến hành từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII ở Tây Âu mà ta gọi là cách mạng công nghiệp mở đầu từ nước Anh. Còn ngày nay thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng khoa học- công nghệ để chuyển từ cơ giới hoá lên tự động hoá, nước ta phải tiến hành CNH trong điều kiện thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng khoa học- công nghệ do đó nước ta phải kết hợp cả hai cuộc cách mạng- kĩ thuật vì vậy khái niệm kép về CNH- HĐH ra đời. Cũng chính từ điều kiện lịch sử thực hiện kết hợp cả hai cuộc cách mạng kĩ thuật làm cho công nghiêp hoá ở nước ta hiện nay mang nhiều đặc điểm riêng như sau: + Thứ nhất, CNH phải gắn liền với HĐH. + Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm muc tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. ở nước ta CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho CNXH, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Thứ ba, CNH- HĐH trong diều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. + Thứ tư, CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế là tất yếu đối với đất nước ta. Hiểu rõ khái niệm cũng như những đặc điểm của quá trình CNH- HĐH của Việt Nam, chúng ta có thể thấy được tính tất yếu khách quan của quá trình này. Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được thiết lập vững chắc trên cơ sở vật chất- kĩ thuật tương ứng. Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu XHCH về tư liệu sản xuất. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất- kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện. Vì vậy, quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trong nói trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp. Quán triệt rõ khái niệm cùng với các đặc điểm cũng như tầm quan trọng của sự nghiệp CNH- HĐH nước nhà. Đảng và nhà nước ta đã đề ra những quan điểm cụ thể về CNH- HĐH ở Việt Nam hiên nay: Đó là xây dựng một nền kinh tế tự chủ, biết phát huy mọi nguồn lực đặc biệt là yếu tố con người cung với sự tận dụng tiến bộ khoa hoc- công nghệ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn phải có sự kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố tăng cường nền quốc phòng an ninh của đất nước. II, CNH- HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội chứng minh: mỗi phương thức sản xuất của xã hội chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật thích ứng, và chính cơ sở này là một trong những nhân tố quan trọng nhất xác định phương thức sản xuất đó thuộc loại xã hội- lịch sử nào và thuộc thời đại kinh tế nào. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một phương thức sản xuất của xã hội là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự tiến bộ khoa học- kĩ thuật dựa trên đó lực lượng lao động của xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội. C. Mác và Ph ăng- ghen cũng như Lê- Nin đẫ nói nhiều về vấn đè nền đại công nhiệp cơ khí hiện đại là cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Tại đại hội III, quốc tế cộng sản năm 1921, Lê- Nin đẫ chỉ rõ” cơ sở vật chất duy nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp nhưng không thể đóng khung ở nguyên lý chung đó, cần phải cụ thể hoá nguyên lí đó. Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kĩ thuật hiện đại có khả năng cải tạo cả công nghiệp, đó là điện khí hoá cả nước.” Chúng ta có thể thấy rõ thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới, ở nước ta khi đất nước hoà bình. Thống nhất cả nước đi lên CNXH “ Đây là sự lưa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta”. Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lac hậu, điều đó cũng có nghĩa là nước ta bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng người ta chỉ bỏ việc xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chứ không thể bỏ qua việc phát triển lực lượng sản xuất. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển, đất nước chưa tạo ra được cái cốt vật chất- kĩ thuật phù hợp với CNXH thì dất nước ta chưa có CNXH hiện thực. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật ấy ở nứơc ta chính là quá trình CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đượng lối CNH và coi CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.Thực tiễn dẫ chứng minh qua trình CNH- HĐH đã có những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: - CNH- HĐH ở nước ta trước hết là qua trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế XHCN. Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới XHCN. Như chúng ta biết, Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, có nền kinh tế – xã hội kém phát triển. Mà mục tiêu kinh tế- xã hội cơ bản xây dựng CNXH lại là: + Do nhân dân làm chủ. + Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. + Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân. + Các dân tộc trong nước bình dẳng, đoàn kết và giúp đỡ lân nhau cung tiến bộ. +Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Chính bởi vậy mà nước ta cần phải xây dựng một nền kinh tế phát triển nhằm cải tiến xã hội nông nghiệp thành công nghiệp, qua đó có thể tạo ra được năng suất lao động cao, tạo được nhiều sản phẩm dư thừa, nhằm từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn ngày càng thể hiện đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới XHCN. - CNH- HĐH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất- kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học- công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động, làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất- kĩ thuật, cũng như khoa học- công nghệ, mà muốn hoàn thành được CNXH cần phải có cơ sở vật chất- kĩ thuật cũng như khoa học hiện đại và chỉ có như vậy mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng mọi nguồn lực trong nước cũng như nước ngoài để không ngừng tăng năng suất lao động, phát triển nền kinh tế nhằm mục tiêu cuối cùng vẫn là thực hiện đầy đủ bản chất của chế độ CNXH đó là nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiên công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta chú trọng phát triển cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại đồng thời đưa khoa học- công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp( bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội- nhân văn) do con người tạo ra và thông qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội một cách hiệu quả. - CNH- HĐH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động_ nhân tố trung tâm của nền kinh tế XHCN, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Như trên đã nêu, một trong số những đặc trưng cơ bản cua CNXH là có lực lượng sản xuất phát triển cao vì chỉ khi có một lực lượng sản xuất phát triển, sản xuất xã hội mới có thể phát triển tương ứng làm cho năng suất lao động xã hội cũng tăng lên, tạo ra nhiều sản phẩm hơn để nhằm mục tiêu phân phối lượng sản phẩm này một cách binh đẳng, đồng thời năng suất lao động xã hội tăng lên cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng quan trọng hơn cả của việc phát triển lực lượng sản xuất đó chính là sự đề cao vai trò của con người_ nhân tố trung tâm của nền kinh tế XHCN bởi lẽ trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể, bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ bản, quyết định nhất của xã hội. - CNH- HĐH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai câp nông dân và đội ngũ tri thức trong sự nghiệp cách mạng XHCN. Đăc biệt là góp phần quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế của nhà nước. Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với nó là một xã hội tồn tại nhiều giai cấp, trong đó có ba giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể. Trong thời kì quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Những mâu thuẫn này bắt nguồn từ tính độc lập tương đối về kinh tế do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất qui định. Thời kì này là thời kì đấu tranh giữa CNXH mới ra đời nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa tiêu diệt hoàn toàn. Bởi vậy nếu muốn giành thắng lợi triệt để nhằm mục tiêu tiến lên CNXH thì cần phải củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân tập trung lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của phần đông xã hội nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản. Mặt khác chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế nước ta chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối bởi vậy mà chúng ta cần phải tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế của nhà nước. - CNH- HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín mà phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp CNH- HĐH đất nước càng được tiến hành thuân lợi và càng thành công nhanh chóng bấy nhiêu. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quôc gia. Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý để đẩy nhanh CNH- HĐH đất nước. Tuy nhiên đó cũng chỉ là khả năng, để khả năng trở thành hiện thực, chúng ta phải có một đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn đồng thời phải tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc, xây dựng thành công CNXH ở nước ta và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. - CNH- HĐH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình qui hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thốnh nhất cao hơn. Trong thời kì quá độ lên CNXH, phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ cũng là một yêu cầu quan trọng. Do mỗi vùng miền có một thế mạnh nhất định, chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế tiềm năng của từng vùng liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng cùng nhau phát triển là một tất yếu. Chính bởi vậy trong những năm trước mắt Đảng và nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, đồng thời tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng. Ngoài ra còn cần thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến các vùng khác. Quá trình qui hoạch vùng lãnh thổ cũng chính là tiền đề tạo sự phân công lao động xã hội tiến bộ nhằm tập trung phát triển các ngành, nghề quan trọng của đất nước. - CNH- HĐH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát và hiện đại hoá nền quốc phòng- an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội. Như chúng ta biết, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thì các loại vũ khí nói riêng hay tiềm lực quân sự của mỗi nước nói chung cũng đều phát triển đến chóng mặt. Chính bởi vậy muốn giữ vững độc lập chủ quyền, bảo vệ chế độ XHCN chúng ta không những cần có nền kinh tế phát triển, một nền chính trị- xã hội ổn định mà còn phải có một nền quốc phòng an ninh phát triển hiện đại. Mà muốn thực hiện được như vậy, nước ta phải có một cơ sở vật chất vững chắc và quá trình CNH- HĐH chính là nhân tố tạo ra cơ sở trên. Có thể nhận thấy CNH- HĐH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế- chính trị, văn hoá- xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà CNH kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH. Hiểu được tính tất yếu của quá trình CNH- HĐH, Đảng và nhà nước ta đẫ đề ra một cách rõ ràng nội dung chủ yếu của quá trình này trong giai đoạn quá độ lên CNXH thời kì hiện nay như sau : a, Phát triển lực lượng sản xuất xây dựng cở sở vật chất kĩ thuật cho CNXH trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất và áp dụng những thành tựu của khoa học- kĩ thuật hiện đại. b, Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý.Chúng ta biết rằng mô hình kinh tế của mội nước đều dựa trên một cơ cấu kinh tế nhất định, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế … và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất. Mà CNH- HĐH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũ, xây dựng kinh tế mới hiện đại và hợp lí vì vậy CNH- HĐH ở nước ta ngoài nội dung là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH thì nó còn có nội dung là xây dựng cơ cấu kinh tế mới, cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp- dich vụ đồng bộ, hợp lí đưa ra yêu cầu thực hiện nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế mới. Tuy nhiên đó chỉ là những nét chung và cơ bản nhất về quá trình CNH- HĐH ở nước ta. Nếu chỉ dựa vào đó thì sẽ mang nặng tính lý thuyết mà còn thiếu tính thực tế. Bởi vậy mà Đảng và nhà nước ta cũng đẫ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm mục đích tiến hành CNH- HĐH một cách toàn diện: Về cơ cấu ngành kinh tế: trong những năm trước mắt cơ cấu ngành ở nước ta sẽ được xác lập là cơ cấu công- nông nghiệp, dịch vụ. Về cơ cấu nguồn kinh tế: tạo điều kiện cho tất cả các vùng để phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của các vùng, liên kết giữa các vung làm cho mỗi vùng có một cơ cấu kinh tế hợp lý và đều có chuyển biến tiến bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của dất nước. Về cơ cấu thành phần kinh tế: lấy cơ cấu giải phóng sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở chủ động đổi mới về tổ chức và hiều quả quản lý tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế và pháp lý để các chủ doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết áp dụng rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Cuối cùng phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.Trong nền kinh tế toàn cầu, mở cửa nền kinh tế là cần thiết với tất cả các nước. Do đó CNH- HĐH không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh tế. Sau thời kì khá dài đóng cửa hiện nay mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta, là một nội dung của CNH- HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt. Tuy nhiên mở cửa hội nhập như thế nào cũng cần được cân nhắc kĩ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước mà quá trình CNH- HĐH đã có những tác động rõ rệt tới nền kinh tế của nước ta. Những số liệu đã cho thấy rõ sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân trong những năm gần đây. Đối với sản xuất nông nghiệp: Nếu như trong năm 1990 diên tích sản xuất lúa trên toàn quốc chỉ là 6042,8 nghìn ha còn sản lượng đạt mức khiêm tốn 19225.1 nghìn tấn, thì tới năm 2005, diện tích trồng lúa trên cả nước đã là 7326.4 nghìn ha còn sản lượng tăng gần gấp đôI so với năm 1990 đạt 35790.8 nghìn tấn. Không chỉ riêng với ngành nông nghiệp lúa nước mà giá trị nói chung của trồng trọt chăn nuôi cũng như dịch vụ trong nông nghiệp cũng tăng rất nhanh. Năm 1990 giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt là 16393.5 tỷ đồng , chăn nuôi đạt 3701 tỷ đồng còn dịch vụ rất khiêm tốn chỉ có 572 tỷ đồng, nhưng năm 2005, giá trị sản xuất ngành đã tăng vọt. Ngành trồng trọt là 138047.1 tỷ đồng, chăn nuôi là 43353.5 tỷ đồng và dịch vụ là 3818.2 tỷ đồng. Đối với sản xuất công nghiệp: Năm 1994, giá trị sản xuất công nghiệp là 149432.5 tỷ đồng, nhưng tới năm 2005 đã đạt 808958.3 tỷ. Đối với đầu tư nước ngoài: Năm 1995, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ đạt 22000 tỷ đồng nhưng tới năm 2005 đã lên tới 52500 tỷ. Đối với thương mại và giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là hai con số hoàn toàn khác biệt giữa năm 1995 và 2005. Năm 1995,tổng giá trị chỉ là 119569.6 tỷ đồng nhưng tới năm 2005 đã tăng gấp 4 lần đạt 480292.5 tỷ. Qua những số liệu so sánh trên ta có thể thấy được tác động to lớn của sự nghiệp CNH- HĐH tới nền kinh tế quốc dân trong những năm qua. Chính bởi vậy mà có thể khẳng định một lần nữa rằng “ CNH- HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kì qua độ lên CNXH”. III, Tuổi trẻ Việt Nam với sự nghiệp CNH- HĐH. Muc đích của CNH- HĐH đất nước là biến nước ta thành một nước công nghiệp có cỏ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh _ đội ngụ tiên phong của thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng phải không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức thích hợp trong điều kiên mới, làm cho vai trò của Đoàn thanh niên thực sự trở thành hạt nhân chính trị trong quần chúng thanh niên. Trước hết là một đoàn viên thanh niên phải nhân thức thật đầy đủ về sự nghiệp CNH- HĐH đát nước và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định trách nhiệm to lớn và nhiệm vụ nặng nề của mình trong thời gian tới. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. Mỗi tổ chức cơ sở của Đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên cần xây dựng một chương ttrình hành đọng của mình trong tu dưỡng, rèn luyện và học tập của mình nhằm nâng cao hơn nữa trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, để có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới, khoa hoc công nghệ tiên tiến. Tích cực trong lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong công tác góp phần thực hiện thắng lợi hai phong trào lớn của Đoàn:” Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” nhằm tạo cho xã hội, nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần . Tham gia có hiệu quả các hoạt động xã hội, góp phần vào việc xây dựng một xã hội trong sạch, vững mạnh, công băng dân chủ văn minh, tích cực chống các tệ nạn xã hội trong thanh niên và nhân dân, thực hiên sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh xứng đáng là đội dự bị chiến đấu của Đảng. Đoàn ta mạnh trước hết là mỗi đoàn viên thanh niên phải mạnh, vai trò của tổ chức Đoàn mới xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. CNH- HĐH đất nước, thời cơ, vân hội mới đã đến với tuổi trẻ Việt Nam. Hơn lúc nào hết chúng ta phải chớp lấy thời cơ, cùng nhau chung sức chung lòng để phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, sánh vai với cường quốc năm châu như lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu. C, Kết luận. Tóm lại, trên đây là những vấn đề cơ bản, chủ yếu của nội dung sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta. Qua những phân tích ta nhận thức được rằng nội dung cốt lõi của quá trình CNH- HĐH là cải tiến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất cao. Vì vậy, thành công của sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN. Ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ và đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số công trình lớn đã được xây dựng và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong qua trình tiến hành CNH- HĐH chúng ta phạm phải một số sai lầm thiếu sót. Từ những thành tựu cũng như sai lầm, thiếu sót trước đây, nhân thức và cách làm công nghiệp hoá, ở nước ta đã có sự phát triển phù hợp với trinh độ mới. Tất cả để đạt tới muc tiêu dài hạn CNH- HĐH là xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH, dựa trên nền khoa học tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố quốc phòng anh ninh, nâng cao hợp tác phát triển với bên ngoài, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Bởi vậy, hiểu rõ và nắm vũng nội dung cụ thể của CNH- HĐH là hết sức cần thiết, để chúng ta có những bước đi đúng dắn, góp phần nàp có thể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước tiến theo con đường XHCN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50959.DOC
Tài liệu liên quan