Thị trường tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Về lý thuyết xuất phát từ việc mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau. Nó được đảm bảo bằng hàng hoá nên rủi ro rất thấp nhưng trong thực tế việc kiểm soát không đạt hiệu quả nên nó có rủi ro cao, công ty được phát hành một số tiền không quá 75% tài sản ròng của họ. Về bản chất, thương phiếu là giấy tờ thể hiện sự vận động của hàng hoá. Nó có tính lỏng cao được mua bán dễ dàng trên thị trưòng trước khi đaó hạn lãi suất thường cao hơn lãi suất chứng chỉ tiền gửi, nó được bán với giá chiết khấu. Thương phiếu có thể được phát hành trực tiếp từ người mua với người bán hoặc phát hành gián tiếp thông qua môi giới và nhà kinh doanh. Chấp nhận của ngân hàng: Là các hối phiếu do công ty phát hành có thời hạn ngắn và được Ngân hàng thương mại chấp

doc36 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay chiết khấu tại Ngân hàng trung ương và được sử dụng cho công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Tham gia trên thị trường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm. Chứng chỉ tiền gửi: Là công cụ vay vốn do các Ngân hàng thương mại phát hành ra tương tự như một khoản tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất trả trước có thời hạn 1 năm dài nhất là 7năm. Chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản cao, có thể được chuyển nhượng và mênh giá thống nhất theo 1 mức giá chuẩn. Lãi suất đựơc tổ chức phát hành ấn định dựa vào thời hạn vay, khối lượng vay và quan hệ cung cầu trên thị trường. Đồng thời nó cũng dựa trên tình trạng tài chính của người phát hành. Thường thì lãi suất lớn hơn lãi suất tín phiếu kho bạc nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Trước đây mức lãi suất này là cố định hiện nay nó có thể thay đổi theo điều kiện thị trường. Thương phiếu: Là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp lớn, có uy tín phát hành để tài trợ nhu cầu vốn tạm thời. Về lý thuyết xuất phát từ việc mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau. Nó được đảm bảo bằng hàng hoá nên rủi ro rất thấp nhưng trong thực tế việc kiểm soát không đạt hiệu quả nên nó có rủi ro cao, công ty được phát hành một số tiền không quá 75% tài sản ròng của họ. Về bản chất, thương phiếu là giấy tờ thể hiện sự vận động của hàng hoá. Nó có tính lỏng cao được mua bán dễ dàng trên thị trưòng trước khi đaó hạn lãi suất thường cao hơn lãi suất chứng chỉ tiền gửi, nó được bán với giá chiết khấu. Thương phiếu có thể được phát hành trực tiếp từ người mua với người bán hoặc phát hành gián tiếp thông qua môi giới và nhà kinh doanh. Chấp nhận của ngân hàng: Là các hối phiếu do công ty phát hành có thời hạn ngắn và được Ngân hàng thương mại chấp nhận thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên hối phiếu. Hợp đồng mua lại Repo: Là món vay ngắn hạn thường với kỳ hạn thanh toán dưới 2 tuần với tín phiếu kho bạc làm tài sản đảm bảo. Hợp đồng mua bán lại gồm 2 giai đoạn: Bán chứng khoán kèm theo cam kết mua lại chứng khoán theo cùng mức giá trong tương lai. Người mua sẽ nhận được mức lãi suất nhất định. Hợp đồng mua lại có đặc điểm là thời hạn đa dạng, lãi suất thấp. Repo được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán vào cuối ngày hoặc thanh toán có kỳ hạn. Cũng thông qua đấy Ngân hàng trung ương hút tiền về hoặc bơm tiền ra để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 1.3.2. Các giấy tờ có giá dài hạn Trái phiếu chính phủ: là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt Ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Giống như hầu hết các chứng khoán khác, trái phiếu chính phủ có thể được sủ dụng để chiết khấu và tái chiết khấu vì nó được phát hành bởi chính phủ nên độ rủi ro của nó rất thấp, trong điều kiện chính trị ổn định thì rủi ro có thể coi bằng 0, khối lượng phát hành lớn ổn định. Trái phiếu công ty: là Trái phiếu do công ty phát hành với một huy động vốn để bổ sung vốn thiếu phục vụ cho đầu tư và phát triển của Công ty. TP do Công ty phát hành về bản chất nó cũng giống như Cp chính phủ đều là giấy nhận nợ của Công ty phát hành để huy động vốn. Công ty phát hành trái phiếu Công ty để huy động vốn dài hạn có thể từ 10 đến 20 năm và nó cũng có thể được chuyển nhượng, mua bán. Có nhiều loại trái phiếu chuyển đổi, tùy vào điều kiện, sự tính toán mà Công ty có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp. Trái phiếu Công ty thường hấp dẫn với các Công ty Bảo hiểm và các quỹ đầu tư hơn là đối với Ngân hàng. Vì nó là giấy nhận nợ do Công ty phát hành nên mức độ rủi ro tín dụng cao và có tính thanh khoản nhưng bù lại khả năng tạo lợi nhuận cho người nắm giữ cao hơn trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn. 1.4. Các giao dịch trên Thị trường tiền tệ . Giao dịch trên Thị trường tiền tệ được chi thành 2 nhóm chủ yếu: đó là các giao dịch không hoàn lại (các giao mua đứt) và các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn). Các giao dịch không hoàn lại: bao gồm các nghiệp vụ mua bán chứng khoán theo phương thức đứt đoạn trên thị trường. Theo phương thức này quyền sở hữu chứng khoán được chuyển hẳn từ người bán sang người mua. Các giao dịch có hoàn lại: đay là phương pháp phục vụ cho mđ giao dịch tạm thời. Về hình thức nó giống hợp đồng Repo. Người mua chứng khoán chỉ trong 1 giai đoạn nhất định kèm theo hợp đồng mua là cam kết bán lại vào một thời điểm nhất định trong tường lai. Các giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong ng/vụ thị trường mở.: vì nó triệt tiêu được những ảnh hưởng không dự tính trước đến vốn của các chủ thể, chi phí giao dịch thấp, nó thích hợp và là một công cụ hiệu ủa mà Ngân hàng trung ương sử dụng để bơm – hút tiền đang lưu thông. Ngoài ra còn có các giao dịch khác được thức hiện trên Thị trường tiền tệ như: các giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ. 1.5. Lãi suất trên Thị trường tiền tệ Lãi suất trên Thị trường tiền tệ được hình thành dựa trên lãi suất thị trường và chịu ảnh hưởng của qui luật cung cầu. Nhưng khi nó trở nên bất lợi đối với sự phát triển của thị trường và nền kinh tế thì Ngân hàng trung ương sẽ có những biện pháp tác động để đưa nó về tình trạng có lợi hơn bằng các công cụ điều tiết được sử dụng trên Thị trường tiền tệ như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, hoặc thực hiện nghiệp vụ bơm hút tiền trong lưu thông. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM Liên hệ với Thị trường tiền tệ Việt Nam và thực trạng thực trạng Thị trường tiền tệ trong những năm gần đây. Năm 1951 Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thành lập và được Chính phủ giao cho việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ban đầu Ngân hàng nhà nước là ngân hàng hai cấp vừa quản lý và vừa thực hiện kinh doanh. Tiến hành vai trò trong Ngân hàng trung ương qua việc điều tiết thông qua hệ thống các ngân hàng. Cùng với sự phát triển trong nền kinh tế và nhu cầu trong giai đoạn phát triển NHNN đã tách dần thành 2 cấp. Đến ngày 21/6/93 quyết định số 132/QĐ-NH 14 về thành lập thị trường nội tệ liên ngân hàng đánh dấu một bước chuyển mình mới trong việc thực hiện chính sách TTQG và là động lực cho sự phát triển kinh tế và đến tháng 7/2000 công cụ thị trường mở được chính thức đi vào hoạt động theo QĐ số 85/2000/QĐ Ngân hàng nhà nước 14 ngày 9/3/2000. Đây là dấu hiệu hình thành một Thị trường tiền tệ với đầy đủ vai trò và đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế cũng như cung cấp những công cụ cần thiết cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trong Ngân hàng trung ương. Qua các năm hoạt động Thị trường tiền tệ Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định: lưu chuyển vốn từ người thừa vốn đến người có nhu cầu về vốn từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đến nền kinh tế phát triển số lượng giao dịch ngày càng lớn. Nhưng nhìn chung thị trường này chưa thực sự phát triển và hiệu quả của việc Ngân hàng trung ương can thiệp vào Thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô là chưa cao. Thể hiện, các loại lãi suất của Ngân hàng trung ương như: lãi suất cơ bản, lãi suất chiêté khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đôi lúc tỏ ra chưa hiệu quả và còn thể hiện nhiều sự lúng túng trong cách điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt . Các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau huy động vốn một cách một chiều tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các Ngân hàng thương mại. 2.1. Khái quát về Thị trường tiền tệ Việt Nam Như ở phần lý luận đã nêu Thị trường tiền tệ có thể hiểu theo nghĩa hẹp là Thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chủ thể tham gia trên Thị trường tiền tệ Việt Nam Nam chủ yếu là các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương với tư cách là quản lý Thị trường tiền tệ không trực tiếp tham gia để kiếm lợi nhuận mà chỉ tác động để kiểm soát và quản lý Thị trường tiền tệ. Hàng hoá trên Thị trường tiền tệ Việt Nam chủ yếu là các giấy tờ có giá ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng trung ương, các chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng phát hành, các hợp đồng mua lại và các trái phiếu chính phủ. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn là giấy tờ có giá do Kho bạc nhà nước, Ngân hàng trung ương và trái phiếu chính phủ. Được phát hành và có thể chuyển nhượng trên thị trường. Riền đối với hàng hoá là thương phiếu, chưa đưa vào sử dụng trong Thị trường tiền tệ Việt Nam. Mặc dù nó là giấy tơ thể hiện sự vận động của hàng hoá song việc kiểm soát nó là khó khăn nên rủi ro vẫn ở mức cao. Thị trường tiền tệ Việt Nam là thị trường chưa thực sự phát triển nên việc đưa thương phiếu vào hoạt động trong thời gian này là chưa phù hợp. Giao dịch trên Thị trường tiền tệ Việt Nam chủ yếu là giao dịch không hoàn lại. Các giao dịch có hoàn lại cùng được sử dụng. Và chủ yếu là Ngân hàng trung ương sử dụng với mục đích bơm hút tiền vào lưu thông. Các giao dịch khác như giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn. Các giao dịch Thị trường ngoại hối: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ cũng được thực hiện Thị trường tiền tệ Việt Nam. 2.2. Thực trạng thị trường tiền tệ việt nam 2.2.1. Lãi suất Lãi suất biểu hiện “giá cả” của đồng vốn trên Thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng là “hàm thử biểu” của Thị trường tiền tệ. Ở thị trường Việt Nam, Ngân hàng trung ương đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhằm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi có thể thấy rõ qua các thời điểm: Từ ngày 01/06/2002 Ngân hàng nhà nước quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận đồng Việt nam của các tổ chức tín dụng đối với thời kỳ này. Đây là một sự cởi trói cho các tổ chức tín dụng chủ động trong việc huy động vốn và cho vay đối với khách hàng làm cho lãi suất huy động vốn trong các tháng 8 và 9/2002 của các Ngân hàng thương mại lên đến 0,72%/tháng mức lãi suất cao nhất trong vòng 2 năm qua. Không dừng lại ở đó các tháng đầu năm 2003 do nhu cầu vốn trên thị trường vẫn cao, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tiếp tục lao vào cuộc cạnh tranh huy động vốn qua các biện pháp nâng lãi suất huy động, thực hiện các hình thức khuyến mãi rầm rộ và hấp dẫn. đã dẫn đến diễn biến trên Thị trường tiền tệ Việt nam lãi suất nội tệ tăng lên quá cao, trong khi đó lãi suất ngoại tệ giảm suống quá thấp. Thị trường tiền tệ Việt nam nóng lên, tuy vậy vẫn không tác động tích cực đến tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn 2003 - 2008 đang có một số bất hợp lý. Các loại lãi suất do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố giữ ổn định trong suốt cả năm 2003 - 2004 là 7,5%/năm 2005 - 2006 là 7,8% và 8,25%/năm. Sau đó 2008 là 8,75%/năm Trong đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8.75%/năm, 12%/năm và 14%/năm có một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố hầu như không có tác động gì đến Thị trường tiền tệ ? Tại sao trong khi các loại lãi suất đó của Ngân hàng nhà nước chỉ tăng nhẹ thì lãi suất của các NHTM lại tăng rất cao? Có thể lý giải những vấn đề đó như sau: Thứ nhất, lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố về nguyên tắc là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các Ngân hàng thương mại được lựa chọn, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại nhà nước và một số Ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Như vậy ở đây có hai bất hợp lý lớn. Lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại hiện nay cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động vốn cao nhất VND của hầu hết các Ngân hàng thương mại lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1 năm, tức gấp gần 1,4 lần lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm Ngân hàng thương mại vẫn được lựa chọn hiện nay lên tới 15%/năm, gấp 1,72 lần lãi suất cơ bản. Vậy thì nguyên lý và bản chất của lãi suất cơ bản có còn đúng hay không. Như vậy thực tế phải chăng Ngân hàng nhà nước chỉ công bố thôi, chứ không phải là lãi suất có tính chất "can thiệp" gì cả!. Trong một số lần trả lời trước công luận, chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước đây cũng thừa nhận, lãi suất cơ bản không điều hành được ai và chỉ có tính chất công bố. Còn bản thân một số lãnh đạo Ngân hàng thương mại thì cho rằng tuy không điều hành nhưng do lãi suất cơ bản công bố thấp xa so với lãi suất cho vay trên thị trường, nên đây là cơ sở để một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng khi vay vốn đưa lãi suất cơ bản ra "mặc cả" lãi suất vay vốn với Ngân hàng thương mại. Đồng thời, việc tổng hợp và tính toán lãi suất cơ bản hiện nay được căn cứ trên cơ sở nào có còn đúng với văn bản pháp luật nữa hay không! Bên cạnh đó thị trường liên ngân hàng về nguyên lý, Ngân hàng nhà nước là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các Ngân hàng thương mại giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau Ngân hàng nhà nước không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng không có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp. Thứ hai lãi suất cho vay chiết khấu và lãi suất cho vay tái cấp vốn mặc dù được công bố, nhưng hai hoạt động cho vay này của Ngân hàng nhà nước không thường xuyên, chỉ thực hiện khi giải quyết "tình huống" đột xuất về thanh khoản của Ngân hàng thương mại nào đó. Hơn nữa hầu như chỉ có các Ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng hai nghiệp vụ này, còn khối Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không được hưởng. Thứ ba, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi lớn, đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó trong cơ cấu sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại cũng có sự chuyển biến quan trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản có sinh lời giảm, tỷ trọng vốn đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, .. tăng lên. Đây là lý do cơ bản gây nên tình trạng nóng lên trên Thị trường tiền tệ thời gian qua, làm cho không ít NHTM rơi vào tình trạng khan hiếm vốn VND. Giải pháp hữu hiệu nhất là tìm đến nghiệp vụ thị trường mở, đầu tư vào tín phiếu kho bạc... Do đó doanh số giao dịch của hai thị trường này tăng mạnh. Nhu cầu đầu tư vào tín phiếu kho bạc và mua bán ngắn hạn trên thị trường mở tăng cao, lãi suất thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc giảm. Thứ tư, nguyên nhân chung và quan trọng nhất đó là Thị trường tiền tệ theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt nam chưa phát triển, các công cụ điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện. Thứ năm, theo xu hướng đổi mới và hội nhập, trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước cần chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, thay cho công cụ trực tiếp, sử dụng nghiệp vụ Ngân hàng trung ương để tác động vào thị trường. Song thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước sử dụng một số biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp và liên tiếp vào Thị trường tiền tệ , làm cho thị trường này nóng lên chưa từng thấy. Bảng các chỉ số lãi suất Việt nam thời gian gần đây Lãi suất cơ bản Năm 3/04 1/05 6/05 12/05 06/06 1/07 6/07 1/08 2/08 5/08 6/08 LS 7,5 7,5 7,8 8,25 8,25 8,25 8,25 8,25 8,75 12,0 14,0 Lãi suất chiết khấu Năm 08/03 01/05 04/05 12/05 02/08 06/08 09/08 LS 3,0 3,5 4,0 4,5 6,0 15,0 15,0 Lãi suất tái cấp vốn Năm 08/03 01/05 04/05 12/05 02/08 06/08 09/08 LS 5,0 5,5 6,0 6,5 7,5 11,0 13,0 Và tháng 2, 3/2008 mặc dù lãi suất cơ bản và tái cấp vốn của NHNN vẫn nguyên mức áp dụng từ đầu năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) chỉ ở mức 9%/năm nhưng lãi suất thị trường liên ngân hàng lại "nóng" lên với mức qua đêm từ 13-17%/năm. Tại sao NHNN lại phải tăng mức lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Ngày 10/03/2008 thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 1317/QĐ - NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam và quyết định số 1310/QĐ - NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được áp dụng từ ngày 11/06/2008 theo quyết định này từ ngày 11/06 lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ tăng từ 12% lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn cũng được tăng thêm 2% lên 15%/năm, lãi suất chiết khấu từ 11% lên 13%/năm. Việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt nam lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao trong 2 quý đầu năm 2008 với mức lãi suất cơ bản trần mà các Ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế vay (theo quyết định không quá 150% lãi suất cơ bản) được nới lên thành 21% thay vì 18%(trước đó ngày 15/09 ngân hàng nhà nước đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%/năm) Việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm của ngân hàng nhà nước đã tác động không nhỏ đến lãi suất thị trường. Trong điều kiện lạm phát tăng cao nhưng các ngân hàng lại cực kỳ khan hiếm tiền đồng, tính thanh khoản kém, để huy động được tiền gửi các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động làm chi phí tăng cao, cùng với việc tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, điều này làm cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế không dám vay vốn bởi việc sản xuất kinh doanh của họ không đủ bù đắp chi phí và thực tế đã xảy ra như vậy. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn đủ khả năng sản xuât vì vậy đã tam thời phải ngừng sản xuất kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, kìm hãm sức sản xuất của nền kinh tế. Hiện nay lãi suất huy động tối đa của Ngân hàng thương mại là 19%/năm trong khi đó lãi suất cho vay là 21%. Vậy chênh lệch này có bù đắp được chi phí không? Chênh lệch này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng. Trong điều kiện lạm phát cao có thể các ngân hàng huy động với mức lãi suất trần là 19% sẽ không đủ bù đắp chi phí, nhưng trong tình trạng quá thiếu tiền đồng trong thanh toán các ngân hàng buộc phải chấp nhận huy động với mức lãi suất cao. Nhưng thực tế này chỉ sảy ra trong thời gian ngắn, bởi các ngân hàng không hạ lãi suất huy động sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng sảy ra sau này. Các ngân hàng cũng thừa nhận rằng: “lãi suất huy động và lãi suất cho vay quá gần nhau gây khó khăn cho ngân hàng. Ngoài việc cân đối nguồn vốn hợp lý chúng tôi đang tích cực mở rộng các mảng kinh doanh phi tín dụng” theo oceanbank. 2.2.2. Trong điều hành thi trường tiền tệ Chúng ta có thể thấy được trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2007 và 2008 đó là từ sự bất cập của các chính sách tiền tệ, cũng như bản thân các ngân hàng. Thứ nhất: Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối làm cho đồng tiền Việt nam bị định giá quá cao khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ, nhập siêu tăng vượt và nghẽn mạch lưu thông tiền tệ. Đáng lẽ, trên thực tế cần có sự điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị tiền đồng Việt Nam (VNĐ) từ những năm trước, chậm nhất là phải từ năm 2006, trước khi Việt nam gia nhập WTO, hoặc chí ít cũng phải kịp thời phá giá VNĐ theo mức độ mất giá thực tế của đô la Mỹ (USD) thì tình hình tỷ giá đã được cải thiện, làm tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam, từ đó kéo theo nhiều hệ quả tích cực khác. Hơn nữa, sự bất cập trong điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong thời gian gần đây còn thể hiện ở chỗ, một mặt, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo bắt buộc các Ngân hàng thương mại chỉ được mua vào USD đang dồi dào với giá sàn đắt đỏ hơn nhiều giá trên thị trường để duy trì tỷ giá VNĐ danh nghĩa theo mục tiêu được biện hộ là duy trì sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; mặt khác, Ngân hàng nhà nước lại không chịu mua lại số USD này dù theo giá sàn chỉ đạo trên, khiến các Ngân hàng thương mại “chê” USD (điều chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua ở nước ta, khi mà NHNN thường buộc các nhà xuất khẩu và tổ chức kinh tế bán lại USD cho mình và ra sức chống lại nạn đô la hóa), xuất hiện tình huống thực tế đầy nghịch lý là lạm phát cao, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài khan hiếm VNĐ và dư thừa USD, còn dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng chưa phải thực sự vững chắc. Tình hình này đang là thách đố lớn mà ngân hàng nhà nước chưa tìm ra lời giải thỏa đáng, trong khi kinh nghiệm của Trung Quốc là rất đáng tham khảo... Thứ hai, chính sách lãi suất tiền gửi thực âm khiến đồng tiền Việt nam bị coi rẻ và kéo dài nạn dư thừa tiền trong lưu thông, trong khi các ngân hàng mất tính thanh khoản và hoạt động cho vay bị ngưng trệ... Một trong những nguyên tắc cơ bản và phổ biến của đơn thuốc chống lạm phát là thực hiện lãi suất thực dương, tức lãi suất tiền cho vay cao hơn lãi suất tiền huy động và lãi suất huy động phải cao hơn mức lạm phát. Tuy nhiên, dù buộc phải vào cuộc chống lạm phát, trong cả hai năm 2007 và 2008 các ngân hàng ở Việt Nam chỉ bảo đảm lãi suất tiền cho vay cao hơn hẳn lãi suất huy động, còn lãi suất huy động lại thấp hơn nhiều so với mức lạm phát. Thậm chí, lo ngại sự đảo chiều của các dòng tiền gửi, nhất là việc một số Ngân hàng thương mại nhà nước bị các ngân hàng khác cạnh tranh hút bớt khách gửi tiền, Ngân hàng nhà nước còn chính thức ra thông báo yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải triệt để áp dụng trần lãi suất huy động là 12%/năm, trong khi mức lạm phát trên thực tế cùng thời điểm là 16-18%, hơn nữa lại cho phép thả nổi trần lãi suất cho vay. Kết quả là dư lượng tiền thừa trong lưu thông vẫn quá nhiều, trong khi nhiều ngân hàng không huy động đủ tiền mặt để bảo đảm tính thanh khoản và cho vay cần thiết. Thứ ba, về tổng thể, các hoạt động tín dụng chạy theo bề rộng khiến lạm phát gia tăng, nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại, trong khi các ngân hàng lãi cao ngất ngưởng... Làn sóng thành lập các ngân hàng mới, đua nhau tăng vốn điều lệ và phát hành các loại chứng khoán mới được thổi giá lên cao ngất ngưởng một cách thiếu minh bạch, sự gia tăng các hoạt động cho vay chéo, đầu tư đa ngành mang nặng tính đầu cơ và mở rộng tín dụng theo bề rộng trước sức ép thu lợi nhuận cơ hội... đã tạo ra những xung lực cực mạnh làm gia tăng tổng phương tiện lưu thông, thúc đẩy vòng xoáy tăng giá - lạm phát trong thời gian gần đây ở nước ta. 2.2.3. Về dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu bắt buộc. Các ngân hàng đều phải tăng dự trữ băt buộc của Ngân hàng nhà nước- các biện pháp thắt chặt tiền tệ và Ngân hàng nhà nước Việt nam thực hiện đang tạo ra cú sốc lớn đối với các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước Việt nam đã thể hiện quết tâm chống lạm phát bằng một loạt các biện pháp cứng dắn: Nâng dự trữ bắt buộc, phải thắt chặt cho vay chứng khoán (bằng chỉ thi 03), cảnh báo cho vay bất động sản, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn........gần đây nhất. Gần đây nhất, Ngân hàng nhà nước còn phát hành tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này theo một đại diện cấp cao của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là "liều thuốc đắng" giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lãnh đạo cấp cao phụ trách khối nguồn vốn của một ngân hàng quốc doanh nhận xét: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát là đúng nhưng cách làm thì lại đang gây ra một sự bất ổn rất lớn trên Thị trường tiền tệ. Lẽ ra phải có lộ trình nhưng cách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam không khác nào chơi trò ú tim, các ngân hàng không biết đằng nào mà lần". Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh khác thì nói Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra "một seri đòn" để thắt chặt tiền tệ mà không tính toán đúng đến khả năng chịu đựng của các ngân hàng thương mại khiến họ bị "sốc", lẽ ra Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên có những cách làm "mềm" hơn để tránh cho thị trường tiền tệ bị sốc kéo dài. Tổng giám đốc một Ngân hàng cổ phần (có trụ sở chính tại TP.HCM) cho biết, ban điều hành của ngân hàng này gần như không thể lên được kế hoạch phát triển khách hàng, không thể đưa ra được chính sách lãi suất hợp lý; bởi cuộc khủng hoảng tiền đồng do thiếu thanh khoản đang diễn ra. Theo ông này, một trong những lý do khiến Thị trường liên ngân hàng những ngày vừa qua rất ít hoạt động và gần như bị tê liệt vì không ít ngân hàng mất lòng tin vào các đối tác đi vay. Ông này cũng cho biết, hầu hết các ngân hàng đang chờ đợi động thái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam rồi mới quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Cuối tuần trước (ngày 15.2), trong phiên đấu thầu thị trường mở vào buổi sáng, cuộc khủng hoảng tiền đồng lên tới mức không thể tin được khi các ngân hàng "cố sống, cố chết" để giành giật bằng được khoản vay từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra với lãi suất đấu thầu lên tới 30,1%/năm cho các khoản vay từ 1-2 tuần. Giật mình với kết quả của buổi sáng, vào buổi chiều, Ngân hàng nhà nước Việt Nam lập tức bỏ ngay việc đấu thầu lãi suất, chỉ đấu thầu khối lượng với mức lãi suất trần là 15%/năm. Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia về tiền tệ, động thái này cho thấy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tính toán không chuẩn tình hình của thị trường nên đã phát đi một tín hiệu không chính xác và biện pháp đấu thầu lãi suất cũng là biện pháp không đúng khi thị trường đã quá căng thẳng. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội bình luận: "Chính vì sợ Ngân hàng nhà nước Việt Namsẽ dùng các biện pháp còn cứng rắn hơn nên thị trường liên ngân hàng mới rối loạn và các mức lãi suất ngắn hạn như cho vay qua đêm bị đẩy lên mức kinh hoàng, có lúc tới hơn 30%/năm". CHƯƠNG III NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất : Nếu quan sát những diễn biến của Thị trường tiền tệ trong thời gian qua sẽ thấy hai sự can thiệp trái chiều rất đáng chú ý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với hai biện pháp này ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: Đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được mức dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được cất trong “két” cụ thể. Mua đô la vào, việc phải làm! Khác với những năm trước đây, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đồng Việt nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn. Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại tệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tung tiền đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương đương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông. Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số 16.000 như thời gian trước. Tăng dự trữ bắt buộc, việc nên làm? Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007). Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số 6,5% trở nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHNN đang gặp thử thách. Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nnm từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng nhà nước. Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất trong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả! Tăng dự trữ bắt buộc việc phải làm! Thứ hai: Một loạt các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam đã được ban hành vào ngày 25/09/2008 nhằm nới lỏng dần dần theo lộ trình chính sách tiền tệ thắt chặt như: Quyết định 2131/QĐ - NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam: theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam là 14%/năm (không đổi so với mức lãi suất cơ bản quy định tại quyết định 1906/QĐ - NHNN ngày 29/08/2008). Quyết định 2132/QĐ - NHNN về việc sửa đổi một số điều của quyết định số 346/QĐ - NHNN ngày 13/02/2008 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc: theo đó sửa đổi khoản 7 điều 1 quyết định 346/QĐ - NHNN như sau: “Tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc ban hành ngày 17/03/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại NHNN, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do ngân hàng nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”. Quyết định 2133/QĐ - NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với tổ chức tín dụng, theo đó mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm. Và chúng ta thấy được sự giảm dần lãi suất trên Thị trường tiền tệ liên ngân hàng qua 2 bảng sau. Các quyết định trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2008. Ngày 1 tháng 8 năm 2008 Lãi suất thị trường liên ngân hàng Thời hạn over night 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 thánh 12 tháng VNIBOR 17,64 17,37 19,02 18,24 15,10 12,4 13,83 Ngày 29 tháng 8 năm 2008 Thời hạn ove rnight 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng VNIBOR 14,03 16,51 17,96 16,91 19,58 12,13 12,17 Một loạt các các chính sách nới lỏng trên làm cho các Ngân hàng thương mại cảm thấy dễ thở hơn và một loạt các chính sách hạ lãi suất đồng bộ của các ngân hàng được thực hiện. Điều này có được khi Ngân hàng nhà nước Việt nam tăng mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6%/năm lên 5%/năm, cho phép cầm cố, chiết khấu tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc ngày 17/03/2008. Cần tăng nguồn vốn cho ngân hàng, tạo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng.Vì vậy các ngân hàng đã dần hạ lãi suất cho vay điển hình là ngân hàng BIDV, và mới đây nhất là trong cuộc họp chiều ngày 8/10/2008 vừa qua các ngân hàng đồng ý hạ lãi suất huy động đặc biệt là BIVD đã hạ lãi suất đối với những kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng lên đến vài %. Từ mức 17,2% - 18%/năm đợt trước xuống cón 15%/năm, từ 3 tháng đến 12 tháng xuống còn 16,5%/năm, trên 12 tháng đến 24 tháng là 17% /năm và trên 24 tháng là 17,3%/năm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu người gửi tiền có bị thiệt khi hạ lãi suất mà lạm phát vẫn còn cao.Với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như tháng 9/2008 vừa qua thì mức lãi suất hiện nay khoảng 1,4%/tháng vì vậy người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương. 3.2. Nguyên nhân Thứ nhất: (1)Nguyên nhân từ phía các ngân hàng, từ năm 2003 đến cuối năm 2005 là khoảng thời gian mà Thị trường tiền tệ của Việt nam khá ổn định và hoạt động có hiệu quả. Lúc đó lãi suất rất thấp, lãi suất huy động VND kỳ hạn 12 tháng chỉ là 7,2%/năm, lãi suất huy động USD kỳ hạn 12 tháng chỉ 2%/năm. Lúc đó tiền của dân gửi vào ngân hàng ê chề, nhiều khi ngân hàng còn không muốn nhận thêm tiền gửi. (2)Đầu năm 2006 bứơc vào thời kỳ thăng hoa của Thị trường chứng khoán, chỉ số VNI đã vượt 600 điểm chỉ trong có vài tháng, cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần có sự tăng giá đáng kể, kể từ đây bắt đầu diễn ra cuộc đua tăng vốn điều lệ và tối đa hoá lợi nhuận của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn. Phải công nhận rằng việc các ngân hàng thương mại cổ phẩn tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh đã đem lại nhiều dịch vụ và tiện ích cho người dân, phá bỏ thế độc tôn của các Ngân hàng thương mại nhà nước vốn đang còn ngủ quên trong chiến thắng của quá khứ vàng son. Thời kỳ đầu của cuộc đua, các ngân hàng thương mại cổ phẩn tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, với cung cách phục vụ niềm nở và lãi suất cạnh tranh hơn nên đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng, doanh số các mặt hoạt động và lợi nhuận tăng vọt. Sự thành công vang dội bước đầu của một số ngân hàng cổ phần đã kích thích lòng tham của giới tư bản, nhiều đại gia cùng các tổ chức đã bỏ rất nhiều tiền ra để mua lại một số ngân hàng thương mại cổ phẩn nông thôn rồi mau chóng chuyển đổi chúng lên thành các ngân hàng thương mại cổ phẩn đô thị. Là những người đến sau nhưng họ không hề chịu thua kém người đi trước, cùng với sự phát triển như vũ bão của TTCK, các ngân hàng thương mại cổ phẩn tiến nhanh vào cuộc đua tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ tăng mạnh đã khiến cho áp lực về lợi nhuận càng lớn. Mọi bất ổn bắt đầu từ đây. (3)Từ năm 2006 đến giữa năm 2007, thị trường tiền tệ vẫn hết sức ổn định,số lượng tiền vẫn dồi dào trong lưu thông. Các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhờ vào sự thuận lợi này nên ra sức đẩy mạnh kinh doanh, dưới áp lực của lợi nhuận nên các ngân hàng thương mại cổ phẩn (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phẩn đến sau) đã phải mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới có nhiều rủi ro hoặc rủi ro không lường trước được vì chưa có kinh nghiệm, điển hình là cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Chỉ trong vòng 01 năm, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán đã tăng lên chóng mặt, các ngân hàng thương mại cổ phẩn đều có dư nợ loại này trên 10% tổng dư nợ, cá biệt có ngân hàng tỷ lệ này lên tới 45%. Chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước ra đời trong hoàn cảnh như vậy, cá nhân tôi cho rằng sự ra đời của Chỉ thị 03 là thô bạo, thiếu khôn ngoan nhưng lại là cần thiết của Ngân hàng nhà nước, giá như Ngân hàng nhà nước thực thi biện pháp này mềm dẻo hơn một chút thì chắc hiệu quả đạt được sẽ cao hơn mà lại không gây sốc cho thị trường chứng khoán (có rất nhiều giải pháp mềm dẻo để khiến các Ngân hàng thương mại phải giảm dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán). (4)Cuối năm 2007 là thời hạn để các Ngân hàng thương mại đưa dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán về dưới 3% tổng dư nợ theo Chỉ thị 03.Trước áp lực về lợi nhuận và không thể phá hợp đồng với khách hàng nên các Ngân hàng cổ phần không còn lựa chọn nào khác phải làm tăng tổng dư nợ. Lúc này thị trường BĐS lại đang bắt đầu trỗi dậy, nhu cầu vốn tăng cao. Như người chết vớ được cọc, các ngân hàng cổ phần liên tục bơm vốn cho thị trường BĐS, vừa tăng được doanh thu từ lãi, vừa tăng được dư nợ cho vay, quả là một mũi tên trúng hai đích. Nhưng sai lầm chết người là đây, thị trường BĐS là thị trường cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại cổ phần vì mãi chạy theo lợi nhuận, tăng tổng dư nợ tín dụng, hơn nữa lại quá ỷ lại vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng nên đã đem quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vào BĐS. Giá BĐS như diều gặp gió thoả sức lên cao. (5)Đầu năm 2008, Tổng cục Thống kê tuyên bố:lạm phát của Việt nam trong năm 2007 đã là 12,6%, giá dầu thô, giá thép và nhiều nguyên liệu khác trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, cộng thêm với thời tiết rét đậm rét hạn ở miền Bắc đã khiến cho tình hình lạm phát ở Việt nam càng trở nên tồi tệ, đời sống nhân dân khốn đốn. Trước tình cảnh đó, Ngân hàng nhà nước lại một lần nữa ra tay thu hẹp cung tiền tệ, dự trữ bắt buộc được đẩy lên 11% nhưng lần này lại áp dụng đối với tất cả các kỳ hạn tiền gửi nên số tiền bị giam vào kho của Ngân hàng nhà nước là khá lớn, thực tế có thể lên tới 15%, thêm vào đó Ngân hàng nhà nước lại phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc kỳ hạn 364 ngày phân bổ cho các Ngân hàng thương mại phải mua vào, quả thật liều thuốc chống lạm phát thật công hiệu nhưng lại quá đắng. Đứng trước việc bị giam một lượng tiền khá lớn vào kho của Ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng thương mại đều có những dự tính cho riêng mình, riêng đối với các ngân hàng cổ phần đã cho vay quá nhiều vào chứng khoán và Bất động sản lúc này đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán, nguồn vốn đầu tiên mà họ tìm đến là nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng, nhưng lúc này các Ngân hàng thương mại đều tự lo cho mình và không sẵn lòng cho vay nữa hoặc cho vay rất ít và đến hạn là đòi ngay, hơn nữa các ngân hàng thương mại lại không nắm giữ nhiều các giấy tờ có giá ngắn hạn như trái phiếu hay tín phiếu Kho bạc nên không thể vay trực tiếp Ngân hàng nhà nước. Nguồn vốn trên thị trường này trở nên cạn kiệt đối với các Ngân hàng. Không có vốn, các ngân hàng cổ phần như phát điên đi vay bằng mọi giá, có lúc đã đẩy lãi suất lên tới 43%/năm nhưng cũng không vay được vốn. Không còn cách nào khác, các Ngân hàng cổ phần bước vào cuộc đua tăng lãi suất huy động trên thị trường, chỉ trong vòng hai tuần, lãi suất tiết kiệm đã liên tục phá vỡ các ngưỡng 10%, 11%, 12%, 13%, 14%/năm. Các Ngân hàng thương mại không thiếu vốn cũng không có cách nào là phải lao vào cuộc đua để giữ khách hàng và tự phòng vệ. Thị trường tiền tệ của Việt nam bị xáo trộn kinh khủng, người dân có tiền gửi liên tục rút tiền từ ngân hàng này chạy sang gửi ngân hàng khác, người đi vay tiền thì như ngồi trên đống lửa vì lãi suất cứ liên tục tăng và cũng rất khó vay được vốn. Cuộc đua chỉ thực sự dừng lại khi NHNN có Công điện khẩn số 02 khống chế lãi suất trần là 12%/năm, lại một mệnh lệnh hành chính nữa nhưng lần này là kịp thời và hữu hiệu. Thứ hai: Bảy nguyên nhân khiến thị trường tiền tệ hạ nhiệt Thị trường tiền tệ ở nước ta thời gian gần đây có xu hướng hạ nhiệt, biểu hiện trên hai góc độ sau: các Ngân hàng thương mại không chạy đua cạnh tranh thường xuyên điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn, một số Ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động vốn VND và giảm nhẹ lãi suất cho vay nội tệ. Trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến đầu tháng 7/2008 các ngân hàng thương mại thường xuyên điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Cá biệt, có Ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động VND lên cao nhất tới 20%/năm, song mức lãi suất này chỉ tồn tại trong 1- 2 ngày sau đó phải chủ động điều chỉnh xuống. Một số Ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 19,5%/năm đến 19,8%/năm, nhưng cũng chỉ duy trì được thời gian rất ngắn. Nhìn chung đến nay, hầu như không có Ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất huy động VND trên 19,0%/năm, mà phổ biến ở mức 17,5% - 18,0%/năm. Tại thời điểm này chỉ có một số ít Ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động vốn nội tệ cao: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Tp.HCM đang có lãi suất huy động cao nhất tới 18,7%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu: 18,8%/năm; Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long có mức lãi suất 19, 0%/năm và Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định có lãi suất 18,9%/năm Trong khi đó, một số Ngân hàng thương mại có xu hướng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ 0,20% - 0,50%/năm mức lãi suất huy động VND. Có thể khái quát một số nguyên nhân hạ nhiệt thị trường tiền tệ. Một là, NHNN tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, như nghiêm cấm việc thu thêm phí ngoài lãi suất cho vay dưới bất cứ hình thức nào, yêu cầu các Ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm thì phải báo cáo,... đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định có liên quan. Hai là, bản thân nhiều Ngân hàng thương mại cũng nhận thức được rằng, việc cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn thời gian qua đem lại rất ít hiệu quả về việc tăng trưởng quy mô thu hút tiền gửi, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bản thân Ngân hàng thương mại. Bởi vì với lãi suất cơ bản là 14%/năm và lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại tối đa không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, tức không được vượt quá 21%/năm. Do đó với lãi suất huy động vốn VND trên 17, 5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11%, trừ đi tiền gửi bảo đảm thanh toán và tiền mặt tồn quỹ... thì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động vốn đầu vào mà Ngân hàng thương mại thu được không còn bao nhiêu. Ba là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một Ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Quyết định đó của ngân hàng này phát đi một tín hiệu về mặt tâm lý đối với các Ngân hàng thương mại khác cân nhắc khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn của mình. Bốn là, chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội - CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang bắt đầu phát huy hiệu quả. Tình hình này tác động tới tâm lý của cả các NHTM trong cạnh tranh huy động vốn và cả tâm lý người gửi tiền theo chiều hướng tích cực. Năm là, thị trường ngoại tệ hạ nhiệt. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại, làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng. Sáu là, tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng có quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại mới chuyển từ nông thôn lên đô thị,... đã bị loại bỏ. . Những diễn biến nói trên là đáng mừng, tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại vẫn còn cao. Trong khi lãi suất USD của FED không thay đổi, vẫn giữ ở mức 2,0%/năm từ cuối tháng 4/2008 đến nay, lãi suất USD trên thị trường quốc tế cũng ở mức thấp, lãi suất Libor và lãi suất Sibor cũng không tăng, nhưng lãi suất huy động vốn USD và cho vay USD của các Ngân hàng thương mại Việt nam đang ở mức rất cao (cao nhất lên tới 7,0% - 7,5%/năm), lãi suất cho vay lên tới 10%/năm và cao hơn. Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án quan trọng phải sử dụng vốn USD cho nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì vậy, trong điều hành chính sách vĩ mô nên có biện pháp giải quyết vấn đề đáng quan tâm nói trên. Thứ ba: Thời gian qua ngân hàng nhà nước đã nỗ lục thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn thị trường tài chính tiền tệ nhất là ổn định tỷ giá VNĐ/USD, ngân hàng nhà nước đã triển khai đồng bộ các giái pháp điều hành tiền tệ, ngân hàng với các biện pháp chủ yếu như sau. (1) Rút bớt tiền từ lưu thông thông qua điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc; chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng mức ở hợp lý để kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng. (2) Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. (3) Điều hành chính sách tỷ giá theo nguyên tắc linh hoạt và có kiểm soát, thông qua mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của Ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ +1% lên +2% ; can thiệp trên thị trường ngoại hối, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các hoạt động đầu cơ, kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật trên thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại hối. (4) Tăng cường hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác, tập trung ưu tiên vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. (5) Tăng cường giám sát thị trường tiền tệ, thiết lập hệ thống thông tin nhanh để đánh giá diễn biến thị trường để có biện pháp can thiệp phù hợp. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nhỏ, để chấn chỉnh việc quản trị, điều hành, việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đều đảm bảo an toàn. Hầu hết các Ngân hàng thương mại đều có hệ số an toàn vốn lớn hơn mức quy định tối thiểu 3.3. Giải pháp và kiến nghị Vấn đề cốt lõi để phát triển Thị trường tiền tệ là củng cố các thành viên thị trường. Ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các trung gian tài chính, cần nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường của các thành viên thị trường để họ có những phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Để phát triển Thị trường liên ngân hàng, trước hết ngân hàng nhà nước cần tăng tính chủ động trong chỉ đạo, tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường liên ngân hàng và nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ. Điều này trước hết tạo tâm lý tốt cho các trung gian tài chính, mà chủ yếu là các Ngân hàng thương mại không phải để dự trữ thanh khoản nhiều, nhất là trong những thời điểm nhu cầu rút tiền lớn. Với mức dự trữ thanh khoản phù hợp với nhu cầu rút tiền hàng ngày của nền kinh tế, thì những tác động về cung tiền và lãi suất của ngân hàng nhà nước mới làm cho các trung gian tài chính phản ứng nhanh trước những thay đổi đó; bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước cũng cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các Ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhà nước; Thành lập một ban chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so ngân hàng nhà nước tổ chức, vận hành. Ngân hàng nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của Ngân hàng nhà nước trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt nam. Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các Ngân hàng thương mại mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút. Trong những tháng tới, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại với khối lượng và thời hạn thích hợp. Sự hỗ trợ này nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại tích cực điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các lĩnh vực, tập trung cho xuất khẩu, các ngành nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường bán ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu, khắc phục hiện tượng đầu cơ và tâm lý găm giữ ngoại tệ làm méo mó quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Ngay trong chiều ngày 26.6, Ngân hàng nhà nướccũng quyết định nâng biên độ tỉ giá USD từ mức ±1% như hiện nay lên mức ±2% so với tỉ giá bình quân liên NH. Sự điều chỉnh này sẽ cho phép các Ngân hàng thương mại linh hoạt hơn khi ấn định tỉ giá mua bán USD căn cứ trên quan hệ cung - cầu của từng ngân hàng. Nhằm chấn chỉnh hoạt động mua - bán ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước cũng ra văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng không được phép giao dịch ngoài biên độ tỉ giá dưới bất kỳ hình thức nào như thu phí hay giao dịch mua - bán VND với USD thông qua ngoại tệ thứ ba. Bên cạnh đó các Ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ theo hướng rút giấy phép nếu phát hiện có vi phạm. Trong thời điểm này Ngân hàng nhà nước chưa nên hạ lãi suất cơ bản bởi vì mặc dù chỉ số giá cả của tháng 7 và tháng 8 đã bát đầu tăng chậm lại, Thị trường tiền tệ đã bớt nóng, lạm phát có chiều hướng giảm nhưng chưa bền vững. Thêm vào đó, tốc độ lạn phát có giảm nhưng tính đến tháng 8 vẫn là hơn 20% và so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng tới 28,32%. Mà theo quy luật hàng năm thì vào những tháng cuối năm, tình hình gía cả có su hướng tăng lên nên phải rất cẩn trọng. Về tình hình của Thị trường tiền tệ vào thời điểm hiện tại Thị trường tiền tệ đã đi dần vào ổn định nhưng một số yếu tố thì cần phải có thời gian mới có được sự ổn định vững chắc. Ngoài ra việc giảm lãi suất cơ bản vào thời điểm hiện nay sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng nhỏ cả về thanh khoản cũng như tình hình tài chính. “Hiện nay lãi suất cơ bản giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động  nên Ngân hàng nhà nước phải có bước đi thận trọng với lãi suất cơ bản, tránh tạo ra các căng thẳng không đáng có trên Thị trường tiền tệ ”. KẾT LUẬN Chóng ta ®ang sèng trong mét thêi ®¹i míi, mét nÒn kinh tÕ míi ®· vµ ®ang ho¹t ®éng rÊt s«i næi, kh«ng sím th× muén mçi ng­êi còng sÏ ®­îc vµ sÏ ph¶i lµm quen víi thị trường tiền tệ. ë ®ã diÔn ra viÖc mua b¸n c¸c c«ng cô tµi chÝnh. Mét vÊn ®Ò hÕt søc quan träng cña nÒn kinh tÕ ®ã lµ vÊn ®Ò vÒ vèn : nhu cÇu vÒ vèn lµ bao nhiªu, sö dông vèn nh­ thÕ nµo lµ cã hiÖu qu¶, biÖn ph¸p ®Ó t¹o vèn.... phÇn lín ®­îc gi¶i quyÕt trªn Thị trường tiền tệ , thÓ hiÖn râ nhÊt th«ng qua c¸c c«ng cô tµi chÝnh nh­ lµ c¸c c«ng cô lu©n chuyÓn vèn trong nÒn kinh tÕ. ViÖc n¾m b¾t ®­îc t×nh h×nh vÒ Thị trường tiền tệ nh÷ng ­u ®iÓm nh­îc ®iÓm, xu h­íng ph¸t triÓn,.... lµ thùc sù cÇn thiÕt, kh«ng chØ cho riªng em mµ cÇn thiÕt cho tÊt c¶ nh÷ng ai quan t©m ®Õn vËn mÖnh nÒn kinh tÕ ®Êt n­íc, khi nghiªn cøu vÒ vÊn ®Ò nµy, ®· gióp em rÊt nhiÒu trong viÖc trau dåi h¬n kiÕn thøc cho b¶n th©n, gióp cho em cã c¬ héi t×m tßi, tiÕp cËn ®­îc víi th«ng tin míi vÒ c¸c loại hoàng hoá trên thị trường tiền tệ ®ang ngµy cµng cã sù thay ®æi tÝch cùc nh­ t×nh h×nh cæ phiÕu cña c«ng ty cæ phÇn, vÊn ®Ò cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp hiÖn nay, t×nh h×nh vÒ tr¸i phiÕu chÝnh phñ, tr¸i phiÕu c«ng ty, tÝn phiÕu kho b¹c, chøng chØ tiÒn göi, th­¬ng phiÕu... víi nh÷ng th«ng tin míi mÎ ®ã lµ thËt sù cÇn thiÕt cho bÊt cø mét sinh viªn kinh tÕ nµo. Tõ nh÷ng kiÕn thøc c¬ së nµy sÏ lµm nÒn t¶ng cho mét kiÕn thøc tæng qu¸t sau nµy lµm hµnh trang cho mét cö nh©n kinh tÕ b­íc ra th­¬ng tr­êng, phÇn nµo bít bì ngì, gi¶m bít sù chªnh lÖch, khËp khiÔng gi÷a lý thuyÕt víi thùc tÕ. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6201.doc
Tài liệu liên quan