Thiết kế kho lạnh 1500 tấn sử dụng môi chất R404a

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 2 Lời nói đầu 5 Chương I: Tổng quan về kỹ thuật lạnh I.1 Lịch sử phát triển kỹ thuật lạnh 6 I.2 Yêu cầu thiết kế mặt bằng kho lạnh 7 Chương II: Thiết kế kho lạnh bảo quản đông II.1 Khảo sát sơ đồ mặt bằng lắp ghép kho lạnh 10 II.1.1 Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh 10 II.1.2 Các thông số về khí hậu 10 II.2.1 Chế độ bảo quản sản phẩm trong kho 10 II.2.2 Xác định số lượng và kích thước buồng lạnh 11 II.2.3 Quy hoạch mặt bằng kho lạnh 14 Chương III: Tính cách nhiệt, cách ẩm kho lạnh I. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh 16 1. Mục đích của việc cách nhiệt 16 2. Mục đích của việc cách ẩm 16 II. Cấu trúc của cách nhiệt cách ẩm 17 III. Phương pháp xây dựng kho bảo quản 18 IV. Chọn mặt bằng xây dựng 19 1. Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị 19 2. Bố trí mặt bằng kho lạnh 19 3. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh 21 3.1 Kết cấu nền móng kho lạnh 22 3.2 Cấu trúc vách và trần kho lạnh 23 3.3 Cấu trúc mái kho lạnh 24 3.4 Cấu trúc cửa và màng chắn khí 24 3.5 Cấu trúc cách nhiệt đường ống 25 4. Tính toán cách nhiệt và cách ẩm cho kho 25 4.1 Tính toán chiều dày cách nhiệt 25 4.2 Kiểm tra đọng sương 27 4.3 Cấu trúc cách ẩm của kho 27 ChươngIV: Tính phụ tải máy nén 29 I. Mục đích tính toán nhiệt kho lạnh 29 1. Xác định các dòng nhiệt tổn thất xâm nhập vào kho lạnh 29 2. Xác định các dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra 32 3. Xác định dòng nhiệt do vận hành 33 II. Tính phụ tải nhiệt thiết bị 35 III. Tính phụ tải nhiệt máy nén 36 IV. Chọn môi chất cho hệ thống lạnh 36 A. Chọn các thông số làm việc 37 1. t0s, tk, tqn, tql 37 2. Chu trình lạnh 39 3. Biểu diễn chu trình trên đồ thị ( lg – i ) 40 B Tính toán chu trình lạnh 42 1. Năng suất lạnh riêng 42 2. Lưu lượng môi chất qua máy nén 42 3. Năng suất thể tích thực tế của máy nén 42 4. Hệ số cấp của máy nén 42 5. Thể tích lí thuyết 42 6. Công nén đoạn nhiệt 42 7. Công nén chỉ thị 43 8. Công suất ma sát 43 9. Công suất hữu ích 43 10. Công suất điện 44 11. Công suất động cơ lắp đặt 44 12. Phụ tải nhiệt dàn ngưng 44 C. Chọn máy và các thiết bị 44 ChươngV: Lắp đặt hệ thống lạnh 63 V.1 Lắp đặt các thiết bị 64 V.2 Thử bền và thử kín hệ thống lạnh 66 V.3 Nạp gas cho hệ thống 68 Chương VI: Trang bị tự động hóa và vận hành hệ thống lạnh 70 VI.1 Lắp đặt hệ thống điện 70 VI.2 Lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn 72 VI.3 Lắp đặt phần vận hành 74 Chương VII: Tính toán sơ bộ giá thành xây dựng hệ thống lạnh 78 Tài liệu tham khảo 84 Lời nói đầu Từ lâu con người đã biết tận dụng lạnh của thiên nhiên như băng tuyết để ướp lạnh bảo quản thực phẩm. Từ thế kỉ 19 phương pháp làm lạnh nhân tạo đã ra đời và phát triển đến đỉnh cao của khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngày nay kỹ thuật lạnh đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học như :công nghệ thực phẩm,công nghệ cơ khí chế tạo máy, luyện kim, y học và ngay cả kỹ thuật điện tử .Lạnh đã được phổ biến và đã gần gũi với đời sống con người. Các sản phẩm thực phẩm như :thịt, cá, rau, quả . nhờ có bảo quản mà có thể vận chuyển đến nơi xa xôi hoặc bảo quản trong thời gian dài mà không bị hư thối .Điều này nói lên được tầm quan trọng của kỹ thuật lạnh trong đời sống con người. Nước ta có bờ biển dài nên tiềm năng về thuỷ sản rất lớn, các xí nghiệp đông lạnh có mặt trên mọi miền của đất nước . Nhưng để sản phẩm thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam có chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa và thế giới thì đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công nghệ làm lạnh nên nhiều xí nghiệp đang dần dần thay đổi công nghệ làm lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

doc84 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế kho lạnh 1500 tấn sử dụng môi chất R404a, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= 48,885 kW - Nhiệt độ nước vào làm mát tw1 = 26oC . - Nhiệt độ nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ tw2 = 31oC. Từ công thức Qk = k.F.Dttb, W Có thể tính được diện tích trao đổi nhiệt cần thiết. , m2 Trong đó: k - Là hệ số truyền nhiệt Với thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang ta có k = 700÷1000 w/m2k Chọn k = 700 W/m2k . Dttb - Là hiệu nhiệt độ trung bình logarit . Với chọn ; Dt max = tk – tw1 = 35 -26 = 9oC; Dt min = tk - tw2 = 35 -31 = 4 oC. Nên Dttb = 5,919 Vậy diện tích trao đổi nhiệt cần thiết là: F = 48885/ ( 700 x 5,919) = 11,798 m2 Với giá trị vừa tính được ta chọn thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang của hãng Bitzer có các thông số như sau: - Kiểu bình ngưng KTP-12 - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt 18m2 - Đường kính ống vỏ 377 mm - Chiều dài ống 1,8 m - Số ống 86 - Số pass 4 - Tải nhiệt lớn nhất cho phép 62,8 kW Lý do chọn thiết bị ống chùm vỏ bọc nằm ngang là: Vì giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả giải nhiệt cao, mật độ dòng nhiệt lớn q = 3000÷6000 W/ m2, K=700÷1000 w/m2k, độ chênh lệch nhiệt độ trung bình Dt =5 ÷ 6 °K, dễ thay đổi tốc độ nước trong bình để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt. - Hiệu quả trao đổi nhiệt khá ổn định, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Cấu tạo chắc chắn, gọn trong việc lắp đặt, tiêu hao kim loại nhỏ, đẹp… - Dễ chế tạo, lắp đặt ,vệ sinh, vận hành. - Có thể sử dụng một phần bình để làm bình chứa. - Ít hư hỏng và tuổi thọ cao. Bên cạnh những ưu điểm còn có nhiều khuyết điểm nhưng với hệ thống nhỏ như kho bảo quản đông này thì ít anh hưởng gì nhiều nên dàn ngưng ống chùm vẫn là tốt nhất. 3. Tính chọn thiết bị bay hơi Thiết bị bay hơi là thiết bị quan trọng trong hệ thống lạnh, môi chất lạnh lỏng bay hơi trong thiết bị, thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh để giữ nhiệt trong kho lạnh ổn định theo yêu cầu. Kho lạnh được làm lạnh theo phương pháp làm lạnh trực tiếp và không khí được đối lưu cưỡng bức bằng quạt gió. Ở phần trước ta đã tính được nhiệt tải cho thiết bị bay hơi, đó chính là lượng nhiệt mà dàn bay hơi phải đủ khả năng mang đi để đảm bảo yêu cầu nhiệt độ trong kho. Ta có: QoTB = 65,86 kW. Kho lạnh có 8 dàn lạnh vậy năng suất của mỗi dàn phải đạt là: 8,2325 kW Theo catalogue dàn lạnh thermokey mode serie ILT. Chọn dàn lạnh sau: - Model ILT 350.116. - Công suất nhiệt: 21,4 kW . - Lưu lượng gió: 24000 m3/h. - Bề mặt trao đổi nhiệt 87 m2. - Khoảng thổi xa: 35 m. - Quạt 4 cái x F 500 mm ( 0,8HP; 1,3 A). - Lượng nhiệt nước nhận vào 22,7 kW. - Đường kính trong của ống 28mm. - Đường kính ngoài của ống 42mm. - Thể tích ống 26 dm3 - Số ống 10 – Kích thước L3363xW713xH747. - Chiều dài ống 18.8m. - Số pass 2. - Khối lượng 133Kg. 4. Tính chọn van tiết lưu màng cân bằng ngoài Van tiết lưu là một thiết bị chính trong hệ thống lạnh nó làm nhiệm vụ giảm áp suất của môi chất lỏng từ áp suất cao và nhiệt độ cao xuống áp suất bay hơi của môi chất. Nó cũng làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng môi chất cấp vào thiết bị bay hơi. Chọn van tiết lưu màng cân bằng ngoài, đây là loại van điều chỉnh tự động lượng dịch cấp vào dàn bay hơi theo độ quá nhiệt của hơi và áp suất hơi hút về máy nén. * Cách chọn van tiết lưu: - Môi chất sử dụng. - Công suất lạnh Qo , tấn. - Phạm vi nhiệt độ làm việc: Nhiệt độ bay hơi. - Độ giảm áp suất qua thiết bị tiết lưu. Với: - môi chất R404a. - Qo = 65,86 kW. - to = -35oC, Po = 1,62 bar. - tk = 35oC, Pk = 16,16 bar. - Dtql = - 15 oC Độ giáng áp qua van tiết lưu có thể được xác định từ biểu thức: Dp = pk – (p0 +Dp1 + Dp2 + Dp3 + Dp4 + Dp5) Trong đó: pk - áp suất ngưng tụ, bar; p0 - áp suất bay hơi, bar; Dp1 - tổn thất áp suất trên đường lỏng từ bình chứa tới van tiết lưu, bar; Dp2 - tổn thất áp suất ở phin sấy lọc, mắt ga, van chặn…, bar; Dp3 - tổn thất ở đường dẫn lỏng đứng từ dưới lên, bar; Dp4 - tổn thất áp suất ở đầu chia lỏng, bar; Dp5 - tổn thất áp suất ở ống góp lỏng, bar. Theo bảng 10.4 [4, 253] ta có: Dp3 = 0,7 bar. Theo [4, 253] ta có: Dp1 = 0,1 bar; Dp2 = 0,2 bar; Dp4 = 0,5 bar; Dp5 = 0,5 bar. Vậy độ giáng áp: Dp = 16,16 – (1,62 + 0,1 + 0,2 + 0,7 + 0,5 + 0,5) = 12,54 bar. Từ Dtql = -15 0C tra bảng 10.6 [4, 255] ta có hệ số hiệu chỉnh năng suất lạnh bằng 1,07 nên năng suất lạnh của mỗi dàn lạnh Q0 = 19,2kW. Từ t0 = -350C Dp = 10,02 bar Qo = 19,2 kW Tra bảng 10.5[4, 254] ta được năng suất lạnh của van tiết lưu màng là 22 kW. Nên chọn van tiết lưu màng kiểu TE22WO của hãng Danfoss có t0 = -350C, Qo = 22 kW, Dp = 12 bar. Để hiểu về cấu tạo của van tiết lưu màng cân bằng ngoài thì hãy xem hình 4.8. Hình 4.8. Cấu tạo của van tiết lưu màng cân bằng ngoài. 1. Thân van 6. Lò xo 11. Cân bằng áp. 2. Màng xếp 7.Vít điều chỉnh 12. Đến dàn bay hơi. 3. Nắp van 8. Nắp chụp 4. Ty van 9. Màng xếp 5. Kim van 10. Bầu cảm biến và ống mao. + Vị trí lắp đặt: Hình 4.9. Vị trí lắp đặt của van tiết lưu màng cân bằng ngoài. Van tiết lưu màng cân bằng ngoài bao giờ cũng được lắp đặt sau van điện từ và trước dàn lạnh. Nó chỉ mở khi trạng thái môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi tại bầu cảm biến phải là hơi quá nhiệt. 5. Bình chứa cao áp Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cung cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh, đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống. Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu sau: Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích bình. Khi sửa chữa, bảo dưỡng bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích của bình. Tính chọn bình chứa cao áp Với hệ thống cấp dịch từ phía trên ta có = 0,7 [1,306] Thể tích bình chứa cao áp. Thể tích hệ thống bay hơi. Suy ra = 0,7 10 0,026 = 0,182 m3 Để hiểu thêm về cấu tạo của bình chứa cao áp hãy quan sát hình 4.5. 6. Bình tách dầu Các máy lạnh khi làm việc cần phải tiến hành bôi trơn các chi tiết chuyển động nhằm giảm ma sát, tăng tuổi thọ thiết bị. Trong quá trình máy nén làm việc dầu thường bị cuốn theo môi chất lạnh. Việc dầu bị cuốn theo môi chất lạnh có thể gây ra các hiện tượng sau: Máy nén thiếu dầu, chế độ bôi trơn không tốt nên dễ hư hỏng. Dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở các thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng đến chế độ làm việc chung của toàn hệ thống. Để tránh lượng dầu bị cuốn theo dòng môi chất khi máy nén làm việc người ta đặt bình tách dầu ngay trên đầu đẩy của máy nén. Dầu tách ra sẽ được làm mát rồi hồi về máy nén. 7. Van một chiều – van an toàn + Van một chiều còn gọi là Clape một chiều: chỉ cho dòng chảy đi theo một hướng. Van một chiều được lắp trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ, ngăn chặn môi chất từ thiết bị ngưng tụ quay ngược lại máy nén trong trường hợp dừng hoặc sửa chữa máy nén hoặc máy nén gặp sự cố. Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa hai cửa vào và ra của van một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn cửa ra một chút, van sẽ tự động mở cho dòng hơi đi đến thiết bị ngưng tụ. Trong trường hợp ngược lại, khi dừng máy nén hoặc máy nén bị sự cố, áp suất phía cửa vào sẽ giảm xuống van một chiều sẽ tự động đóng lại ngăn không cho dòng hơi chảy về máy nén. Hình 4.10. trình bày cấu tạo của một số van một chiều trong thực tế. Hình 4.10.Một số loại van một chiều. + Van an toàn được bố trí ở những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ, bình chứa... nó dùng để đề phòng trường hợp khi áp suất vượt quá mức quy định. Van an toàn chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra phải đạt những trị số nhất định thì van an toàn mới mở. Khi áp suất trong một thiết bị nào đó vượt qua mức quy định thì van an toàn sẽ mở ra, để xả môi chất về thiết bị có áp suất thấp hoặc xả trực tiếp vào không khí. Hình 4.11. Trình bày cấu tạo của một số van an toàn. Hình 4.11. Cấu tạo van an toàn. 1. Khâu kích xả; 2. Lỗ xả; 3. 4 Miếng đệm; 5. Bulông điều chỉnh; 6. Chụp; 7. Đệm kín; 8. Lò xo; 9. Thân van; 10. Ổ tựa; 11. Lỗ vào 8.Van chặn – van tạp vụ + Nhiệm vụ của van chặn là khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh cần thiết phải khoá hoặc mở dòng chảy của môi chất lạnh trên vòng tuần hoàn. Cấu tạo van chặn được trình bày ở hình 4.12. 1. Thân; 2. Đế van (ổ tựa van); 3. Nón van; 4. Nắp; 5. Đệm kín ty van; 6. Ty van; 7. Tay van; 8. Chèn đệm; 9. Bulông; 10. Ren của ty van; 11.Vòng đệm kín; 12. Đệm kín ngược; 13. Vòng đệm của nón van. Hình 4.12. Cấu tạo của van chặn + Van tạp vụ được lắp trên đầu của máy nén ở đường hút và đường đẩy. Van tạp vụ có 3 ngã. Nhiệm vụ của van tạp vụ là để bảo dưỡng, sửa chữa, nạp dầu, nạp gas, hút chân không cũng như phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra máy nén. Cấu tạo của van tạp vụ được trình bày ở hình 4.13. Hình 4.13. Cấu tạo van tạp vụ. a. Bốn bulông bắt lên máy nén; b. Loại 2 Bulông bắt lên máy nén; c. Mặt cắt qua một van tạp vụ; d. Hình cắt phối cảnh; 1. Thân; 8. Đầu nối tín hiệu áp suất hoặc để hút chân không; 2. Đế van; 9. Đầu nối vào dàn ngưng hoặc dàn bay hơi; 3. Tấm chặn dưới; 10. Tai cố định vào đầu máy nén; 4. Đệm kín trục; 11. Vòng xiết; 5. Đệm nắp; 12. Đầu bu lông; 6. Nắp; 13. Tấm chặn trên; 7. Trục van; 14. Đầu nối vào máy nén; 9. Van điện từ Van điện từ là van chặn được điều khiển bằng lực điện từ. Khi có điện cuộn dây sẽ sinh ra lực điện từ hút lõi thép và đẩy van lên, van điện từ mở ra để cho dòng môi chất đi qua, khi không có điện van điện từ đóng lại ngăn không cho dòng môi chất đi qua. Van chỉ có 2 chế độ đóng hoặc mở. Cấu tạo của van điện từ được thể hiện ở hình 4.14. Hình 4.14.Cấu tạo van điện từ. 1. Thân van; 7. Vỏ; 8. Cuộn dây điện từ; 2. Đế van; 9. Vít cố định; 10. Vòng đoản mạch chống ồn; 3. Clăppê; 11. Dây tiếp điện; 4. Ống dẫn hướng đồng thời là ống ngăn cách khoang môi chất với bên ngoài; 5. Lõi sắt; 12. Mũ ốc nối vít; 6. Lõi cố định; 13. Lò xo; 10. Phin sấy lọc Phin sấy lọc có nhiệm vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học, nước để tránh hiện tượng tắc van tiết lưu và ăn mòn các chi tiết kim loại. Ngoài ra, phin sấy lọc sẽ lọc các Acid và các chất khác khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh. Phin sấy lọc được lắp trên đường ống cấp lỏng cho dàn bay hơi. Phin đặt trước van điện từ. Cấu tạo của phin lọc được thể hiện ở hình 4.15. Hình 4.15. Phin sấy lọc cho máy lạnh Freon. 11. Kính xem gas Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình thường có lắp đặt các kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính. Cụ thể như sau: Báo hiệu lượng gas chảy qua đường ống có đủ hay không. Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính. 12.Tính toán và chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống lạnh: Việc lựa chọn đường kính ống là một bài toán tối ưu gần giống như các bài toán tối ưu khi thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt hoặc lựa chọn chiều dày cách nhiệt cho buồng lạnh. Tiết diện ống lớn, tổn thất áp suất nhỏ nhưng giá thành tăng. Đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh frêon thường là loại ống đồng hoặc ống thép nhưng người ta thường lắp đặt ống đồng cho hệ thống nhỏ còn với hệ thống trung bình và lớn thường sử dụng ống thép. Đường kính trong của ống dẫn được tính theo công thức sau: [1, 345] , m Trong đó : G - là lưu lượng môi chất lạnh G = 0,618 Kg/s; r - là khối lượng riêng của môi chất lạnh, kg/m3; w - là tốc độ vòng chảy trong ống m/s. Bảng khối lượng riêng và tốc độ của môi chất. Đường ống đẩy Đường ống hút Đường ống dẫn lỏng r Kg/m3 w m/s r Kg/m3 w m/s r Kg/m3 w m/s 20 10 6,15 12 1150 0,7 Bảng kết quả tính toán đường ống chọn [1, 346]. Đường ống Đường kính tính được mm Kích thước chọn Đường kính trong mm Đường kính Ngoài mm Tiết diện mm2 Khối lượng 1m ống kg Ống đẩy Ống hút Ống dẫn 39,90 65,69 19,89 40 70 21 45 75 24 1256 3848 346 2,969 5,056 0,943 13. Tính chọn tháp giải nhiệt Tháp giải nhiệt là thiết bị có nhiệm vụ thải toàn bộ lượng nhiệt do môi chất lạnh ngưng tụ thải ra. Lượng nhiệt này được thải ra môi trường nhờ chất tải nhiệt trung gian là nước. Nước vào bình ngưng tụ có nhiệt độ tw1 nhận nhiệt ngưng tụ tăng lên( 4 ¸ 5)0C. Nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ có nhiệt độ tw2 được đưa qua tháp giải nhiệt, tại đây nước được phun dưới dạng các giọt nhỏ.Nước nóng chảy theo khối đệm xuống, trao đổi nhiệt và chất với không khí đi ngược dòng từ dưới lên nhờ quạt gió cưỡng bức. Quá trình trao đổi nhiệt và chất chủ yếu là quá trình bay hơi một phần hơi nước vào không khí. Sau khi ra khỏi tháp nước giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ ban đầu tw1. Lưu lượng nước tuần hoàn được xác định theo biểu thức. , m3/s [1,314] Trong đó: Qk - là nhiệt thải ra ở bình ngưng tụ, kW; Qk = 97,77 kW. Nhiệt thải ra ở một bình ngưng tụ là: Qk’ = Qk / 2 =48,885 kW. + tw1, tw2 - là nhiệt độ nước vào, ra khỏi bình ngưng tụ tw1 = 260C; tw2 = 31 0C; + C - là nhiệt dung riêng của nước, C = 4,186 kJ/kg; + r - là khối lượng riêng của nước , r =1000 kg/m3. =>= 48885/ (4,186 x 1000 x (31- 26) )= 2,336x10-3 m3/s = 8,41 m3/h. Dựa vào lượng nhiệt thải ra của môi chất lạnh freôn ở thiết bị ngưng tụ ta chọn tháp giải nhiệt. Trước hết ta quy năng suất nhiệt ra Ton. Theo tiêu chuẩn CTI 1 tôn tương đương với 3900 kcal/h. Vậy Qk = 48,885 kW = 42041,6 kcal/h = 42041,6 /3900 Ton = 10,78 Ton Theo bảng 8-22 [1, 318] Các đặc tính kỹ thuật cơ bản tháp RINKI. Chọn tháp giải nhiệt kiểu FRR 15 với các thông số kỹ thuật sau: - Lưu lượng nước định mức 3,25 l/s; - Chiều cao tháp 1665 mm; - Đường kính tháp 1170 mm; - Đường kính ống nối nước vào 50 mm; - Đường kính ống nối nước ra 50 mm; - Đường xả 25mm; - Đường kính ống chảy tràn 25 mm; - Đường kính ống van phao 15 mm; - Lưu lượng gió 140 m3/phút; - Đường kính quạt gió 630 mm; - Mô tơ quạt 0,37 kW; - Khối lượng tĩnh (khô) 52 kg; - Khối lượng khi vận hành ( tĩnh) 165 kg; - Độ ồn của quạt 50,5 dBA; - Số lượng tháp giải nhiệt 2 tháp. Cấu tạo của tháp được thể hiện ở hình 4.16. Hình: Nguyên tắc cấu tạo tháp giải nhiệt. a. Tháp giải nhiệt. b. Bình ngưng tụ của máy lạnh. 1. Động cơ quạt gió; 2. Vỏ tháp; 10. Phin lọc nước; 3. Chắn bụi nước; 4. Dàn phun nước; 11. Phễu chảy tràn; 5. Khối đệm; 6. Cửa không khí vào; 7. Bể nước; 8. Đường nước lạnh cấp để làm mát bình ngưng; 9. Đường nước nóng từ bình ngưng ra đưa vào dàn phun để làm mát xuống nhờ không khí đi ngược chiều từ dưới lên; 12. Van xả đáy; 13. Đường cấp nước với van phao; 14. Bơm nước; PI – Áp kế; TI- Nhiệt kế. 14. Tính chọn bơm nước Bơm nước có nhiệm vụ tuần hoàn nước từ tháp giải nhiệt cung cấp cho dàn ngưng để thực hiện quá trình ngưng tụ. Sau đó lại quay về tháp giải nhiệt để làm mát nước sau khi nhận nhiệt từ môi chất lạnh. + Sơ đồ đường ống nước giải nhiệt được trình bày ở hình 4.17. Hình: Sơ đồ hệ thống giải nhiệt máy nén. + Khi chọn bơm nước để làm mát bình ngưng trước hết cần xác định được hai đại lượng cơ bản là năng suất của bơm và cột áp. + Năng suất của bơm Năng xuất của bơm nước được xác định theo biểu thức sau: Ta có: , m3/s Trong phần tính lưu lượng nước cho tháp giải nhiệt ta đã tính được: V = 8,41 m3/h = 2,336 x 10-3 m3/ s. + Công suất yêu cầu Công xuất của bơm xác định theo biểu thức: , kW [1,350] Trong đó : N - là công suất yêu cầu kW; V - năng suất bơm (lưu lượng), m3/s; H - là tổng trở lực Pa; h - là hiệu suất bơm. Đối với bơm nhỏ h = 0,6 ¸ 0,7; bơm lớn h = 0,8 ¸ 0,9. + Tính tổng trở lực. Cột áp của bơm : H = Hh + Hđ + hh + hđ. Với Hh, Hđ - là chiều cao hút và chiều cao đẩy, m; hh, hđ - là tổn thất áp suất trên đường ống hút và đẩy, Pa. *Xác định trở lực đường ống: Ta có: h = hms + hcb , Pa. + Tổn thất áp suất do ma sát. ,Pa. Trong đó : hms - là tổn thất áp suất do ma sát, Pa; λ - là hệ số trở kháng của ống, l - là chiều dài phần ống thẳng, m; r - là khối lượng riêng của nước, kg/m3; - là tốc độ chuyển động của chất lỏng, m/s; di - là đường kính trong của ống, m. Tiết diện của ống dẫn nước được lấy bằng kích thước của đầu nối bình ngưng tụ và của tháp giải nhiệt. Đường kính ống là 0,04 m. =>w= 4V/(di2 x p) = 4 x 2,336 x 10-3/(0,042 x p ) = 1,86 m/s Chỉ số Reynol: m - là độ nhớt động học của nước, Pa.s. Nước ở 260C có m = 96,19.10-6 KGs/m2 = 943,62.10-6 Pa.s Nước ở 310C có m = 80,19. 10-6 KGs/m2 = 786,66.10-6 Pa.s + Trên đường ống trước khi vào bình ngưng tụ. Re >2320 => nước ở chế độ chảy rối, [1, 354]. + Trên đường ống sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ. Đây cũng là chế độ chảy rối. => Tổn thất trở kháng cục bộ : ,( Pa) với x - hệ số trở kháng cục bộ. Bảng 4.5. Bảng tính trở lực đường ống. Đường ống r, kg/m3 L, m w, m/s d, m hms, Pa x hcb, Pa 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 7-8 8-9 9-10 10-11 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 0,3 1 2 4,5 0,5 0,7 5 3,5 0,5 1,86 1,86 1,86 1,86 1,86 1,86 1,86 1,86 1,86 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,0211 0,0211 0,0211 0,0 .211 0,0211 0,0182 0,0182 0,0182 0,0182 273,7 912,5 1825 4106 456,2 551 3935,3 2754,7 393,5 0,6 13 0,5 5,6 0,1 0,6 0,6 0,6 0,5 1037,9 22487,4 864,9 9686,9 173 1037,9 1037,9 1037,9 864,9 å hms=15207,9 å hcb= 38228,7 Tổn thất áp suất trên đầu phun của tháp giải nhiệt: Hf = (0,5 ¸ 0,8) x 105 N/m2. Chọn là 0,7 x 105 Pa. Vậy chiều cao cột nước tổng cộng là: H = (-0,3+ 0,7) x105 +15207,9 + 38228,7 + 0,7 x 105 =163436,6 Pa. Vậy chiều cao đẩy của bơm cần tạo ra được phải lớn hơn 16,5 m. Ta có công suất của một bơm , h là hiệu suất bơm h = 0,6 ¸ 0,7 Chọn h = 0,7 =(2,336 x10-3 x 163436,6)/(0,7 x 1000 )=0,545kW Vậy ta chọn 2 bơm ly tâm 1,5K-6 có các thông số sau: Loại bơm 1,5K-6 Công suất 1.0kW/1.5HP. Năng suất 10,8 m3/h Cột áp H,bar 1,74 bar Đường bánh kính công tác,mm 128mm Hiệu suất % 55% CHƯƠNG V: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH V.1: Lắp đặt các thiết bị 1. Lắp đặt máy nén lạnh - Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn, không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén. - Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất. - Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ móng bê tông cốt thép. Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulông chôn sẵn chắc chắn. Khả năng chịu của móng phải đạt ít nhất 2,3 lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ. - Bệ máy không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất 30cm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa móng máy và móng nhà. - Các bulông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau cũng được. Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp bulông rồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bulông. Nền móng của cụm máy nén Bitzer được thể hiện ở hình 5.1. Hình 5.1. Nền móng của cụm máy nén Bitzer 2. Lắp đặt panel kho lạnh: Panel kho lạnh được lắp đặt trên các con lươn thông gió. Các con lươn thông gió được xây bằng bêtông hoặc gạch thẻ, cao khoảng 100÷200mm đảm bảo thông gió tốt tránh đóng băng làm hỏng panel. Bề mặt các con lươn dốc về hai phía 2% để tránh đọng nước. So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn nên sử dụng loại có mật độ cao hơn, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió, khoảng cách hợp lý giữa các con lươn khoảng 300÷500mm. Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khóa gọi là cam-locking đã được lắp sẵn trong panel vì thế lắp nhanh và chắc chắn. Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và có khung treo đỡ panel giúp panel không bị võng. Sau khi lắp đặt xong các khe hở giữa các tấm panel được làm kín bằng cách phun silicol hoặc sealant. Để cân bằng áp giữa bên trong và bên ngoài kho người ta gắn các van thông áp. Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt chống nhốt người bên trong, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng. Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn nên các dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp. 3. Lắp đặt dàn ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang: Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần lưu ý đến vấn đề giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng của thiết bị ngưng tụ đến xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt. Để môi chất lạnh sau khi ngưng tụ có thể tự chảy về bình chứa cao áp, thiết bị ngưng tụ thường được lắp đặt trên cao ngay trên bình chứa cao áp thành một cụm gọi là condensing unit. Vị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát cho phép dễ dàng thoát được nhiệt ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến con người và quá trình sản xuất. Khi lắp đặt cần lưu ý để dành các khoảng hở ở hai đầu bình để có thể vệ sinh bình trong thời kỳ bảo dưỡng. Các đoạn đường ống nước giải nhiệt vào ra bình dễ dàng tháo dễ khi vệ sinh. 4. Lắp đặt dàn lạnh Dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp. Khi lắp đặt dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít nhất 500mm. Ống nước dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cổ ngỗng để ngăn không khí nóng tràn vào kho, gây ra các tổn thất nhiệt không cần thiết. 5 Lắp đặt bình tách dầu Bình tách dầu được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của máy nén và thường được lắp đặt ở trên cao trong phòng máy. Nhiệt độ bình rất cao nên lắp đặt ở vị trí thoáng gió để giải nhiệt tốt. 6. Lắp đặt van tiết lưu tự động Van tiết lưu tự động được lắp đặt trên đường cấp dịch vào dàn lạnh. Việc chọn van tiết lưu phải phù hợp với công suất lạnh của máy nén tránh những tác động không tốt đến máy nén. Khi lắp đặt van tiết lưu tự động cần chú ý lắp đặt bầu cảm biến đúng vị trí quy định cụ thể như sau: Đặt ở ống hơi ra ngay sau dàn lạnh và đảm bảo tiếp xúc tốt nhất bằng kẹp đồng hay nhôm. Để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài cần bọc cách nhiệt bầu cảm biến cùng ống hút có bầu cảm biến. Không được quấn hoặc làm dập ống mao dẫn tới bầu cảm biến. Khi ống hút nhỏ thì đặt bầu ngay trên ống hút, nhưng khi ống lớn hơn 18mm thì đặt ở vị trí 4 giờ. 7 Lắp đặt van chặn Các van chặn trong hệ thống lạnh cần được lắp đặt ở vị trí dễ thao tác, vận hành, có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khi nằm trên đoạn ống nằm ngang thì phải lắp các tay van quay lên phía trên. Khoảng hở các phía của van phải đủ để thao tác và sửa chữa, tháo lắp van khi cần. Trên thân van có mũi tên chỉ chiều chuyển động của môi chất nên cần chú ý và lắp đặt đúng chiều. Phương pháp nối van chủ yếu là hàn và nối bích nên cần thao tác đúng kỹ thuật. 8. Lắp đặt van điện từ Lõi sắt của van điện từ chuyển động lên xuống nhờ sức hút của cuộn dây và trọng lực, nên van điện từ bắt buộc phải được lắp đặt trên đoạn ống nằm ngang. Cuộn dây của van điện từ phải lên phía trên. Do van điện từ là thiết bị hay bị cháy hỏng thường xuyên và cần phải được thay thế, nên trước và sau van điện từ phải bố trí các van chặn nhằm cô lập van điện từ khi cần thay thế hoặc sửa chữa. 9. Lắp đặt đường ống 9.1) Lắp đặt đường ống dẫn môi chất Trong quá trình thi công và lắp đặt đường ống dẫn môi chất cần lưu ý: - Không được đẻ bụi bẩn, rác lọt vào bên trong ống. Loại bỏ các đầu nút ống tránh bỏ sót rất nguy hiểm. - Không được đứng lên thiết bị, đường ống, để các vật nặng lên đường ống. - Không dùng giẻ hoặc vật liệu sơ, mềm để lau bên trong ống vì xơ vải dễ làm tắt phin lọc. - Không để nước lọt vào phía bên trong đường ống. - Không tựa, gối thiết bị lên cụm van, van an toàn, các tay van, ống môi chất. Lắp đặt đường ống cho hệ thống R404a: Dùng ống đồng. Việc hàn ống dùng các que hàn bạc. Cắt ống bằng dao chuyên dùng hoặc dao cắt có răng nhỏ. Đảm bảo bên trong ống được khô ráo. - Đường hồi dầu, ống hút của hệ thống frêôn đặt nghiêng để dầu tự chảy về máy nén. 9.2) Lắp đặt đường ống dẫn nước Đường ống dẫn nước trong hệ thống lạnh được sử dụng để: giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ, xả tuyết, làm mát thiết bị làm mát dầu,… - Đường ống nước giải nhiệt và xả tuyết sử dụng ống thép tráng kẽm, bên ngoài sơn màu xanh nước biển. - Đối với nước ngưng từ các dàn lạnh, dàn ngưng, thiết bị làm mát dầu,… có thể dùng ống nhựa PVC, có thể bọc hoặc không bọc cách nhiệt, tùy vị trí lắp đặt. V.2 .Thử bền và thử kín hệ thống lạnh V.2.1. Thử bền Áp suất thử bền bằng 1.5 lần áp suất làm việc. Các bước tiến hành: Chuẩn bị thử: cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van ( trừ van xả), nối bình Nitơ qua van giảm áp. Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp. Duy trì áp suất trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín. Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn. V.2.2. Thử kín Nâng áp suất lên áp suất thử kín. Duy trì áp lực thử trong khoảng 24h. Trong vòng 6h đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm. Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối không được xử lý khi còn áp lực. Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị. V.2.3. Bọc cách nhiệt đường ống Sau khi thử kín hệ thống xong thì ta tiến hành bọc cách nhiệt đường ống. Trong hệ thống lạnh các đường ống được cách nhiệt chủ yếu là các đường ống có nhiệt độ thấp như đường ống cấp lỏng, đường ống hút về máy nén… Hình 5.3. Cấu trúc cách nhiệt đường ống V.2.4. Hút chân không Việc hút chân không được tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi ẩm có trong đường ống và thiết bị. Duy trì áp lực 50÷75mmHg trong 24h, trong 6h đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng. V.3. Nạp gas cho hệ thống lạnh V.3.1. Xác định lượng gas nạp Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần nạp vào hệ thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít điều ảnh hưởng năng suất và hiệu quả của hệ thống. Nếu nạp quá ít: môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt còn nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng. Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tăng, máy có thể bị quá tải. V2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh Có hai phương pháp nạp môi chất: nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp dịch. Đối với hệ thống lạnh đang thiết kế thì áp dụng phương pháp nạp theo đường hút. Phương pháp này có đặc điểm như sau: Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu. Chỉ áp dụng cho máy có công suất nhỏ. Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động. * Các thao tác: Nối bình môi chất vào đầu hút của máy nén qua bộ đồng hồ áp suất. Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối. Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút vào hệ thống. Theo dõi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của máy nén và áp suất đầu hút không quá 3at. Trong quá trình nạp có thể theo dõi lượng môi chất bằng cách đặt bình môi chất lên cân. Khi nạp môi chất cần chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây ra hiện tượng ngập dịch cho máy nén rất nguy hiểm. CHƯƠNG VI TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH. VI.1. Lắp đặt hệ thống điện Trong một hệ thống lạnh việc duy trì một chế độ vận hành tối ưu cũng như bảo vệ tự động các thiết bị tránh được các chế độ làm việc nguy hiểm là vấn đề rất quan trọng, công việc này nhờ mạch điều khiển. Ưu điểm của mạch điều khiển là có độ chính xác cao và nhanh chóng hơn so với điều khiển bằng tay do đó giảm được tiêu hao điện năng và đảm bảo được yêu cầu bảo quản và an toàn cho người lao động. Hệ thống điện gồm hai phần chính + Mạch động lực. + Mạch điều khiển. Hai phần này có liên quan chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn. Các điều kiện để máy nén hoạt động. + Không có sự cố quá dòng trong mạch điều khiển. + Không có sự cố áp suất hút thấp và áp suất nén cao. + Quạt và dàn ngưng đã hoạt động. + Không có sự cố áp lực dầu hoặc lưu lượng dầu, mực dầu. + Không có sự cố áp lực nước. Vận hành hệ thống máy và thiết bị lạnh thì yêu cầu vấn đề an toàn cho con người là hàng đầu sau đó đến an toàn cho máy móc thiết bị. Đòi hỏi máy móc phải làm việc nhịp nhàng, các thông số làm việc phải ổn định đảm bảo tối ưu cho quy trình công nghệ, tăng độ tin cậy, tăng tuổi thọ cho hệ thống… Từ những yêu cầu đó ngoài các quy tắc an toàn được quy định trong thiết kế chế tạo lắp đặt. Hệ thống máy lạnh cần được an toàn trong vận hành mang tính năng và hiệu quả cao trong việc tự động và điều khiển, đơn giản bớt trong thao tác điều hành thiết bị phục vụ sản suất nên người ta tiến hành tự động hoá cho hệ thống máy lạnh. VI.1.2. Thuyết minh mạch điện - Mạch sưởi dầu máy nén: khi máy nén ngừng hoạt động, Cuộn dây MC1-1 contactor máy nén không có điện nên tiếp điểm thường đóng MC1 -1 vẫn đóng cấp điện cho thiết bị nung dầu CH và van điện từ SV6 đảm bảo cân bằng áp lực cho khởi động. - Mạch sự cố lưu lượng dầu: khi lưu lượng dầu được đảm bảo, thì máy nén hoạt động bình thường relay thời gian TM8-1, TM8-2 không có điện làm cho tiếp điểm thường đóng mở chậm “luôn đóng”. Nếu như vì một lý do nào đó lưu lượng dầu không đảm bảo làm cho tiếp điểm UP-ON (ở mạch bảo vệ lưu lượng dầu) đóng lại làm cho cuộn dây AX9-1 có điện làm cho tiếp điểm thường mở AX9-1 đóng lại cấp điện cho TM8-1, TM8-2. Sau một thời gian 20s mà lưu lượng dầu không đảm bảo được thì tiếp điểm thường đóng mở chậm “mở ra” báo sự cố lưu lượng dầu, đèn RL sáng (đèn đỏ). - Mạch sự cố mực dầu: khi máy nén chạy thì cuộn dây AX3-3 (ở mạch 50% tải) luôn có điện làm cho tiếp điểm thường mở AX3-3 luôn đóng. Khi mực dầu không đảm bảo thì tiếp điểm UP-ON (ở mạch bảo vệ mực dầu) mở ra làm cho cuộn dây AX10-1 mất điện làm cho tiếp điểm thường đóng AX10-1 đóng lại. Cấp điện cho cuộn AX10 và đèn báo sự cố sáng. - Mạch sự cố quá tải máy nén: khi máy nén hoạt động bình thường thì hai tiếp điểm bảo vệ quá tải OL1-1, OL1-2 luôn đóng. Khi máy nén làm việc quá tải thì cuộn dây điện trở OL1-1,OL1-2 nóng lên làm cho hai tiếp điểm bảo vệ quá tải bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén đồng thời đèn báo sự cố quá tải máy nén sáng. - Mạch sự cố áp suất cao – áp suất thấp: mạch này khi có trường hợp xảy ra sự cố áp suất cao hoặc áp suất thấp thì tiếp điểm bảo vệ bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén. Máy nén ngừng hoạt động đồng thời đèn báo sự cố sáng. - Mạch sự cố nhiệt độ dầu: khi nhiệt độ dầu quá cao thì độ nhớt giảm làm cho khả năng bôi trơn kém nên khi nhiệt độ dầu lên quá cao thì tiếp điểm Thr1 bật ra ngừng máy nén, đèn sự cố sáng. Như vậy là khi hệ thống máy lạnh không có sự cố gì thì chuỗi điều kiện chạy máy nén mới kín mạch cuộn AX có điện, khi đó đảm bảo an toàn cho máy nén . - Mạch khởi động từng phần máy nén: khi đóng điện thì cuộn dây giảm tải AX3-1, AX3-2 có điện làm đóng tiếp điểm thường mở ở mạch khởi động, lúc chưa xả tuyết thì cuộn MC2 không có điện làm cho tiếp điểm thường đóng MC2 đóng lại. Cuộn MC8 của bơm nước giải nhiệt có điện làm tiếp điểm thường mở MC8 đóng lại, đảm bảo cho mạch khởi động từng phần máy nén kín mạch cấp điện cho relay thời gian TM1. Tiếp điểm thường mở TM1 đóng lại khởi động máy nén ở chế độ Sao, tiếp điểm thường mở MC1-1 cũng đóng lại cấp diện cho van điện từ cấp dầu mở ra cấp dầu cho máy nén. Sau 0.6s thì tiếp điểm thường mở đóng chậm TM1 “đóng lại” máy nén làm việc ở chế độ tam giác. Máy nén và đồng hồ đếm giờ chạy máy nén hoạt động và khi đó relay TM6 có điện, sau 2 phút tiếp điểm thường mở đóng chậm TM6 “đóng lại” cấp điện cho van điện từ cấp dịch trung gian. - Mạch bảo vệ lưu lượng dầu: khi lưu lượng dầu được đảm bảo thì cuộn dầu AX9-2 ở mạch sự cố lưu lượng dầu không có điện, nên tiếp điểm thường đóng AX9-2 đóng lại và tiếp điểm UP-ON cũng đóng, khi lưu lượng dầu không đảm bảo UP-ON mở ra, cuộn dây AX9-1 không có điện, đóng tiếp điểm thường đóng AX9-1 lại, hai relay thời gian TM8-1, TM8-2 có điện. + Sau 20s mà lưu lượng dầu không đảm bảo thì tiếp điểm thường đóng mở chậm TM8-1, TM8-2 mở ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén, máy nén ngừng hoạt động. + Trong thời gian 20s mà lưu lượng dầu đảm bảo thì UP-ON đóng lại cuộn dây AX9-1 có điện, tiếp điểm thường đóng AX9-1 mở ra máy nén làm việc bình thường. - Mạch quạt tháp giải nhiệt: khi chuỗi điều kiện chạy máy nén kín mạch và máy nén làm việc thì tiếp điểm thường mở AX21, MC1-2 đóng lại, tháp giải nhiệt không có vấn đề gì thì tiếp điểm thường mở OL6, OL7 đóng lại và khi không có xả tuyết tiếp điểm thường đóng MC2 đóng lại ,cuộn dây MC9 có điện quạt tháp giải nhiệt làm việc. - Mạch bơm nước giải nhiệt: sau khoảng thời gian 2 phút thì bơm nước giải nhiệt hoạt động, được điều khiển bởi relay TM7 làm cho cuộn dây MC8 làm đóng tiếp điểm thường mở trên mạch điều khiển máy nén và contactor bơm nước giải nhiệt có điện bơm nước chạy. - Mô tả chung về XR 160C: tất cả các thiết bị XR có thể kết nối với hệ thống giám sát XJ500 thông qua ngõ ra nối tiếp RS485 thiết bị XR 160C là các bộ vi điều khiển được ứng dụng trong lĩnh vực lạnh ở nhiệt độ thường và nhiệt độ sâu. XR 160C có 3 tiếp điểm ngõ ra để điều khiển máy nén, xả tuyết ( bằng điện trở hoặc gas nóng) và quạt dàn lạnh. XR 160C có 3 đầu dò: 1 dùng cho việc điều khiển nhiệt độ phòng, 1 dùng cho điều khiển nhiệt độ dàn lạnh, đầu còn lại dùng cho ngõ ra tương tự 4 ÷ 20mA, 2 ngõ vào số không điện áp được định cấu hình thông qua các thông số và một còi báo hiệu bên trong thiết bị dùng cho cảnh báo. Thiết bị có thể lập trình bằng các phím một cách dễ dàng. + Khi máy nén làm việc bình thường thì XR 160C sẽ điều khiển nhiệt độ, khi đó thì SV7-1, SV7-2 và SV có điện cấp dịch cho ECO và dàn lạnh, để thực hiện quá lạnh tại thiết bị ECO và cấp dịch cho thiết bị bay hơi để thu nhiệt đồng thời cuộn AX21 có điện. + Sau một thời gian làm việc đến thời gian xả tuyết đã được lập trình sẵn trong XR 160C khi đó máy nén ngừng hoạt động tiếp điểm thường mở MC1-2 đóng lại cấp điện cho contactor MC2. Bơm nước xả tuyết thực hiện xả tuyết khi đó đèn GL sáng. Khi bơm nước xả tuyết có sự cố thì OL3 bật ra ngắt mạch… + Khi xả tuyết thì quạt dàn lạnh sẽ tắt do lập trình sẵn trong XR 160C, quạt dàn lạnh được bảo vệ quá tải bằng các tiếp điểm OL2-1, OL2-2, OL2-3 OL2-4. Khi làm việc thì các tiếp điểm AXTK sẽ đóng lại quạt dàn lạnh làm việc. - Mô tả XC 460C: các thiết bị XC được thiết kế để điều khiển các cụm máy nén vừa và nhỏ hoặc điều khiển các cụm quạt dàn ngưng. Các thiết bị XC cho phép lựa chọn số cấp điều khiển cũng như công suất từng cấp một cách linh hoạt. Có 2 phương pháp điều khiển thuận - nghịch và 3 chức năng lôgíc khác nhau. Model XC 460D dạng DINRAIL có 6 tiếp điểm ngõ ra dùng để điều khiển tải. Trạng thái cảnh báo có thể được báo hiệu bằng còi nội và một tiếp điểm ngõ ra cảnh báo 12Vcd/ 40mA, có thể lựa chọn 2 loại đầu rò ngõ vào. Đầu rò PTC để dò nhiệt độ hoặc các đầu dò có ngõ 4 ÷ 20 mA. Được cấp nguồn bởi chính thiết bị. Các thiết bị XC được trang bị ngõ ra nối tiếp (TTL thông qua thiết bị XJRS485 chúng có thể kết nối với hệ thống giám sát). XC 460D sẽ điều khiển tải cho máy nén. Ban đầu khi khởi động, máy nén chạy 50 % tải. Sau 1 phút thì lên 75% tải do được điều chỉnh bằng relay thời gian TM3, khi đó cuộn AX4 mới có điện. Cấp điện cho SV3 -1 van điện từ 75% tải, đồng thời TM4 có điện và sau một phút thì máy nén chạy 100% tải được điều chỉnh bằng TM4. Tiếp điểm thường mở đóng chậm “đóng lại” khi đó SV3-2 có điện máy nén hoạt động 100% tải. VI.2. Phần an toàn. Để bảo đảm an toàn, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn vận hành máy lạnh và các quy tắc an toàn thiết bị điện. 1. Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy lạnh: -Đã được học lớp chuyên môn về vận hành máy lạnh. -Đối với thợ điện, đã được học lớp chuyên môn về vận hành thiết bị điện. 2. Những người làm việc đều phải biết kỹ thuật an toàn về sơ cứu, không kể cấp bậc chuyên môn nào. 3. Người vận hành máy lạnh cần phải biết: - Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh, trong hệ thống máy. - Tính chất của chất làm lạnh ( môi chất lạnh, môi trường truyền lạnh). - Các quy tắc sửa chữa hệ thống thiết bị lạnh. - Thợ lắp đặt điện phải biết lắp đặt, đọc bản vẽ. - Cách lập nhật ký, biên bản vận hành máy. 4. Công ty phải cử người có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy tắc kỹ thuật an toàn này. 5. Bảo quản các tài liệu liên quan đến hệ thống lạnh. 6. Cấm bảo quản xăng, dầu hoả và các chất lỏng dễ cháy khác trong phòng máy. 7. Thiết bị lạnh phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất 3 tháng 1lần. 8. Cấm người không có trách nhiệm đến gần hoặc có bất kỳ tác động gì đến thiết bị. 9. Trong kho lạnh tuyệt đối không được xếp hàng đến quá gần dàn lạnh hoặc đường ống. 10. Cấm người vận hành máy uống rượu hoặc say rượu trong giờ trực vận hành máy. VI.3. Phần vận hành VI.3.1. Những vấn đề cần chú ý trước khi vận hành hệ thống lạnh Nguồn điện phải có đủ điện thế 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz. Kiểm tra lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ và liên tục hay không, nếu thiếu phải bổ sung thêm. Kiểm tra bộ lọc nước có bị bám bẩm hay không. Kiểm tra sự tuần hoàn và phân phối nước giải nhiệt đến bình ngưng, các van nước phải được mở. Kiểm tra các van gas trong trong hệ thống, các van này phải đúng trạng thái (lưu ý các van trên đường nén). Kiểm tra mức dầu trong bình tách dầu (mực dầu từ 1/2 – 2/3 kính xem dầu). Kiểm tra độ kín của hệ thống xem có bị rò rỉ hay không. Kiểm tra các công tắc xoay, các công tắc này phải đặt ở vị trí “Tắt” OFF. VI.3.2. Vận hành hệ thống Vận hành hệ thống lạnh phải theo trình tự sau: Cấp nguồn cho hệ thống Bảo đảm nguồn điện 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz đã được cấp đến tủ điều khiển. Bảo đảm các CB (áptomát) trong tủ điện ở vị trí “tắt” OFF. Vận hành hệ thống Hệ thống lạnh được thiết kế hoàn toàn tự động thông qua bộ điều khiển nhiệt độ DIXELL XR160C đã được lập trình sẵn theo mục đích và yêu cầu của việc sử dụng kho lạnh, vì vậy việc vận hành hệ thống này cũng dễ dàng, khi vận hành ta chỉ cần nhấn nút “STAR” để khởi động hệ thống hoặc nhấn nút “STOP” để ngừng hệ thống, trình tự vận hành hệ thống như sau: Tiến hành mở tất cả các van chặn trên đường gas và đường nước giải nhiệt của hệ thống lạnh (theo đúng trạng thái). Bật các CB (áptomát) cấp nguồn cho các thiết bị và mạch điều khiển. Bật công tắc cấp dịch dàn lạnh sang vị trí “AUTO”. Nhấn “STAR” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ khởi động và làm việc theo bộ điều khiển nhiệt độ DIXELL XR160C. Lưu ý: - Cài đặt bảo vệ áp suất cao: 13 kg/cm2. - Cài đặt bảo vệ áp suất thấp: -0.8 kg/cm2. - Cài đặt bảo vệ nhiệt độ dầu: 850C. - Cài đặt trì hoãn solenoid giải nhiệt dầu: 20 giây. - Cài đặt solenoid đường làm mát trung gian ECO: 2 phút. - Cài đặt trì hoãn khởi động từng phần máy nén : 0,6 giây. - Cài đặt bảo vệ quá tải. + Đối với máy nén cài đặt: 45A. + Đối với bơm nước giải nhiệt cài đặt:11 A. + Đối với quạt tháp giải nhiệt cài đặt: 3 A. + Đối với quạt dàn lạnh cài đặt: 4,5A. VI.3.3 Chế độ tự động của hệ thống Hệ thống kho lạnh được điều khiển tự động bởi bộ điều khiển nhiệt độ DIXELL XR160C, với các chương trình cài đặt phù hợp với yêu cầu vận hành kho lạnh. Khi nhiệt độ kho lạnh đạt đến giá trị cài đặt, bộ điều khiển sẽ ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, bộ điều khiển tải XC460D sẽ cắt tải dần cho đến khi ngừng máy nén. Máy nén sẽ hoạt động trở lại khi nhiệt độ phòng tăng đến giá trị bằng nhiệt độ phòng cộng độ chênh lệch nhiệt độ HY (HY được cài đặt trong bộ DIXELL XR160C, thông thường khoảng -30K ¸ -50K). VI.3.4. Chế độ xả tuyết của hệ thống Tuyết bám trên dàn lạnh trong kho lạnh là do có hơi nước đi vào kho lạnh từ việc mở cửa (kho hoạt động ở nhiệt độ âm) và do hàng hóa mang vào. Nếu khi tuyết bám quá mức sẽ làm cản trở việc trao đổi nhiệt tại dàn lạnh, từ đó không hạ được nhiệt độ của kho lạnh. Do vậy cần phải xả tuyết để làm sạch dàn lạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống. Có 2 cách xả tuyết: xả tuyết tự động và xả tuyết bằng tay. Xả tuyết tự động: trong điều kiện làm việc bình thường, máy lạnh sẽ tự động xả tuyết theo chu kỳ xả tuyết đã được lập trình trong bộ DIXELL XR160C. Chu kỳ xả tuyết được cài đặt khoảng 4 ¸ 6 giờ xả tuyết 1 lần, còn thời gian xả tuyết và nhiệt độ cuối quá trình xả tuyết thì tuỳ thuộc vào chế độ vận hành của kho mà cài đặt cho phù hợp, thông thường thời gian xả tuyết cài khoảng 10 ¸ 15 phút còn, thời gian trì hoãn sau khi xả đá từ 7 ¸ 10 phút. Xả tuyết bằng tay: trong trường hợp bất thường (cửa kho lạnh không được đóng kín hoặc đóng mở quá nhiều lần ...) dàn lạnh bị bám tuyết quá nhiều tuyết (tuyết bám dày trên toàn bộ bề mặt truyền nhiệt của dàn lạnh) và việc xả tuyết tự động vẫn không làm sạch hết tuyết bám trên dàn lạnh. Khi đó cần phải xả tuyết bằng tay bổ sung để tẩy sạch phần tuyết bám trên dàn lạnh. Trong trường hợp xả tuyết bằng tay bổ sung vẫn không làm sạch tuyết trên dàn lạnh phải liên hệ ngay với người chịu trách nhiệm để xử lý. VI.3.5 Ngừng hệ thống trong điều kiện bình thường Bật công tắc cấp dịch sang vị trí “OFF” để ngừng cấp dịch dàn lạnh. Nhấn nút “STOP” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ ngừng hoạt động. Lưu ý: Để duy trì nguồn điện cho điện trở sưởi dầu cacte máy nén, không nên bật CN (áptomát) của mạch điều khiển về vị trí “OFF”. Khi ngừng hệ thống trong thời gian dài (bảo trì, sửa chữa... ) trước khi vận hành lại hệ thống phải đảm bảo máy nén đã được sưởi dầu trước đó 24 giờ. VI.3.6. Thông số vận hành hệ thống Bảng 6.1. Thông số vận hành hệ thống. Điện áp V Dòng Điện A Áp suất cao kg/cm2 Áp suất thấp kg/cm2 Áp suất nước kg/cm2 Nhiệt độ dầu 0C 380 65 ¸ 80 10¸ 13 0,3 ¸ 1,8 1 ¸ 1,5 73 ¸ 80 VI.3.7. Xử lý một số sự cố thông thường Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố ở máy nén, nói chung để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể phải có kinh nghiệm nhất định về vận hành máy này. Ở đây chỉ nêu một vài điểm chung nhất định về một số sự cố và cách xử lý: Bộ bảo vệ quá tải động cơ máy nén tác động hoặc tiếp điểm bảo vệ nhiệt độ trong động cơ máy nén tác động. + Kiểm tra động cơ máy nén. + Kiểm tra nhiệt độ máy nén. - Bộ bảo vệ áp suất cao tác động. + Kiểm tra đồng hồ đo áp suất lực nước giải nhiệt có đủ áp lực không (thông thường khoảng1 ¸1,5 bar). + Kiểm tra xem các van trên đường nước giải nhiệt đã mở hết chưa. + Kiểm tra bơm nước, quạt tháp giải nhiệt có hoạt động không. + Kiểm tra xem tháp giải nhiệt, dàn ngưng có bị dơ không và vệ sinh nếu bị dơ. - Bảo vệ áp suất thấp tác động. + Kiểm tra hệ thống tuần hoàn của môi chất lạnh, các phin lọc, các van cấp dịch... - Bảo vệ nhiệt độ dầu tác động. + Kiểm tra phin lọc nước tháp giải nhiệt, tháp và bình ngưng có bị dơ hay không, kiểm tra gas có đủ hay không... Lưu ý: Phải thường xuyên kiểm tra quạt dàn lạnh có bị bám nhiều tuyết hay không, nếu thấy dàn lạnh bám nhiều tuyết cần phải xả tuyết bằng tay để dàn lạnh thật sạch, giúp cho máy nén hoạt động tốt hơn. CHƯƠNG VII SƠ BỘ TÍNH GIÁ THÀNH KHO LẠNH. VII.1. Kho lạnh Vật liệu cách nhiệt, cách ẩm là các tấm panel chế tạo sẵn. Polyurethane (PU) dày 125 mm. Tỷ trọng 40kg/m3. Vỏ bọc ngoài bằng tole mạ màu ( colorbond) dày 0,6 mm cả 2 phía. do Malaysia sản xuất theo công nghệ của Đức. - Sơn bảo vệ bên ngoài hai phía dày 0.5mm - Các Panel liên kết với nhau bằng các móc khoá Semi – camlock. VII.1.1. Panel + cửa + phụ kiện lắp đặt kho Giá thành của Panel + cửa + phụ kiện lắp đặt kho được trình bày ở bảng 7.1. Bảng 7.1. Giá thành của Panel + cửa + phụ kiện lắp đặt kho. Số tt Diễn giải Đơn vị Số lượng Đơn giá USD Thành tiền USD 1 Kích thước kho: L48xW18,2568x H6,1284 A. Loại Panel PU dày 125 mm bọc tole mạ màu dày 0,6 mm 2 mặt. - Diện tích xung quanh: 812,09+7x110,32 = 1584,33m2 - Diện tích trần: 876,3264 m2 - Diện tích sàn: 876,3264 m2 Cộng: 3336,98 m2 B. Hệ thống cửa. - Cửa trượt chính: L3000 x H2000 x 125mm - Cửa trượt: L1500 x H2000 x 125mm - Cửa bàn lề: 600 x 600 x 125mm - PVC Stripcurian: L1500 x H2000mm - PVC Stripcutian: L600 x H600 mm m2 Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ 3337 1 8 30 1 5 32.5 2000 1250 320 230 140 108452,5 2000 10000 9600 230 700 2 Phụ kiện lắp đặt Panel kho - Thanh treo trần, nhôm góc, Silicone. - Nắp đậy Panel, tăng đơ, thanh nhôm phẳng, ti nhựa treo, rivef... - Hoá chất PU trắng/ đen. - Bulon chịu lực, móc xoay, Dây cáp Bộ 1 3700 3700 Cộng giá (USD) 134682,5 VII.1.2. Phụ kiện lắp đặt trong kho: Giá thành phụ kiện lắp đặt trong kho được thể hiện ở bảng 7.2. Bảng 7.2. Giá thành phụ kiện lắp đặt trong kho. Số tt Diễn giải Đơn vị Số lượng Đơn giá USD Thành tiền USD 1 Đèn kho lạnh có chụp bảo vệ Bộ 16 42 672 2 Chuông báo động Bộ 2 30 60 3 Đồng hồ đo nhiệt độ Bộ 2 38 76 4 Van thông áp phòng lạnh Bộ 6 27 162 Cộng chung 970 VII.2. Hệ thống máy trữ lạnh Giá thành hệ thống máy trữ lạnh được thể hiện ở bảng 7.3. Bảng 7.3. Giá thành hệ thống máy trữ lạnh. Số tt Diễn giải Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền USD 1 Cụm máy nén trục vít - 2 máy nén trục vít - Model: Năng suất lạnh Qo = 65,86 kW P e = 60,4 kW - Nhiệt độ ngưng tụ = 35oC - Nhiệt độ bay hơi = -35oC - Bầu ngưng tụ K373H - Bầu chứa gas - Đường cung cấp dầu cho máy nén, với phin lọc dầu công tắc dòng chảy, van điện từ, kính dầu. - Điều khiển công suất cho máy nén. -Van-pass với van chặn van van điện từ. - Bình tách dầu, làm mát dầu. - Van chặn hút, van chặn nén. - Bộ điều khiển công suất. - Bộ Economizer. - Bộ giảm sung. Cụm 2 18400 36800 2 Dàn lạnh hiệu Thermokey - Model: ITL 350.116 - Công suất: 21,4 kw - Lưu lượng gió 24000 m3/h - Khoảng thổi: 35 m - Kích thước L3363xW713xH747. - Quạt 4 cái x  Þ 500 mm. - Xả tuyết bằng nước. Dàn 2 2175 4350 Cộng giá CIF – HCM - USD 41150 Tên thiết bị Số lượng Chủng loại Đơn giá, USD Tổng giá, USD Bình chứa cao áp 3,5 PB 1cái 2000 2000 Bình tuần hoàn 2,5PB 1cái 10000 10000 Dàn ngưng, bơm nước giải nhiệt 2cái 4800 9600 Bình tập trung dầu 300CM 1 cái 1000 1000 Bình trung gian 40PC3 1cái 2000 2000 Bơm dịch IIHF-70-M-2 1cái 4000 4000 Đường ống dẫn môi chất f125 40m 50000đ/m 118USD f40,5 6m 23000đ/m 8 f82 7m 40000đ/m 16 f50 8m 30000đ/m 14 f40,5 30m 35000đ/m 61 VII.3. Hệ thống van danfoss: Giá thành hệ thống van Danfoss được tính toán rõ ở bảng 7.4. Bảng 7.4. Giá thành hệ thống van Danfoss. Số Tt Diễn giải Kiểu type Code Số lượng Đơn Giá USD Thàh tiên USD Van cho cụm tách dầu 1 Van chặn GBC 18S 00G9502400 GBC18S 3 28 84 2 Van điện từ ERV-valve 032F124000 ERV 20 1 39 39 3 Coil 220V,50hz,12w 018F680100 COIL 1 25 25 Van cho dàn lạnh 1 Van chặn GBC18S 009G502400 GBC18S 8 32 256 2 Phin lọc DCL306 023Z015600 DCL306 4 17 68 3 Van điện từ ERV20 032F124000 ERV20 4 39 156 4 Coil 220V/50Hz/12W 018S680100 Coil 4 27 108 5 Kính gas SGN19 014-016600 SGN19 4 16 64 6 Van tiết lưu TE18WO 067B329000 TE20 4 97 384 7 TE20 Orifire 067B217500 TE20 4 45 180 8 Valve body TE 12/20 067B402100 TE12/20 4 12 48 Cộng chung 1312 VII.4.Phụ kiện lắp đặt thiết bị Giá thành phụ kiện lắp đặt thiết bị được tính toán rõ ở bảng 7.5. Bảng 7.5. Giá thành phụ kiện lắp đặt thiết bị. stt Diễn giải Đơn vị Số lượng Đơn giá USD Thành tiền USD 1 Tủ điện vận hành 2 máy+1 kho – tủ sơn tĩnh điện, LK nhật Tủ 2 2035 4070 2 Bộ điều chỉnh nhiệt tự động Bộ 4 115 460 3 Đồng hồ nhiệt kế tự ghi 31 ngày Bộ 1 590 590 4 Ống gas các loại 1075 1075 5 Nhôm bọc ống Bộ 1 320 320 6 Xốp cách nhiệt ống Bộ 1 197 197 7 Ống nhựa, co, van, cút Bộ 1 275 275 8 Dây điện các loại Bộ 1 346 346 9 Máng điện Bộ 1 192 192 10 Ống ghen bọc ống, dây Bộ 1 115 115 11 Que hàn điện, bạc hàn Bộ 1 40 40 12 Nitơ thử xì Bộ 1 60 60 13 Gió đá Bộ 1 30 30 14 Ti inox, cáp treo dàn lạnh Bộ 4 60 240 Tổng 8011 Công lắp đặt : 10.000 USD. Như vậy giá thành kho lạnh = 224942,5 USD. Những số liệu trên chỉ dùng để tham khảo là chính vì kho thiết kế ở đây là hoàn toàn mới nên không có số liệu thi công thực tế chính xác nên rất mong được sự thông cảm của thầy cô và mọi người. Vì kieán thöùc thöïc teá coøn nhieàu haïn cheá neân khi tính toaùn thieát keá khoâng traùnh khoûi thieáu soùt. Toâi raát mong ñöôïc quyù thaày coâ chæ baûo theâm, ñeå cho cuoán ñoà aùn cuûa em ñöôïc hoaøn thieän hôn vaø ruùt kinh nghieäm laàn sau. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Nguyeãn Ñöùc Lôïi. Höôùng daãn thieát keá heä thoáng laïnh, Nhaø xuaát baûn Khoa hoïc vaø kyõ thuaät, Haø Noäi 2002. 2. PGS. TS Ñinh Vaên Thuaän, TS Voõ Chí Chính. Heä thoáng maùy vaø thieát bò laïnh, Nhaø xuaát baûn Khoa hoïc kyõ thuaät, Haø Noäi 2004. 3. Nguyeãn Ñöùc Lôïi, Phaïm Vaên Tuyø. Maùy vaø thieát bò laïnh, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc, HaøNoäi 2003. 4. Nguyeãn Ñöùc Lôïi, Phaïm Vaên Tuyø. Kyõ thuaät laïnh cô sôû, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc, Haø Noäi 2002. 5. Hoaøng Ñình Tín, Buøi Haûi. Giaùo trình nhieät kyõ thuaät, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc. 6. Nguyeãn Ñöùc Lôïi, Phaïm Vaên Tuyø, Ñinh Vaên Thuaän. Kyõ thuaät laïnh öùng duïng, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc, Haø Noäi 2003. 7. Nguyeãn Ñöùc Lôïi. Töï ñoäng hoaù heä thoáng laïnh, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc, Ha øNoäi 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_mon_hoc_bhiet_lanh_606.doc
Tài liệu liên quan