Thực địa tự nhiên miền Bắc

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC ĐỊA Phần 1: Khái quát tuyến thực địa Chuyến thực địa tự nhiên miền Bắc của lớp 08CDL kéo dài 11 ngày, từ ngày 30/3/2010 đến ngày 9/4/2010, bao gồm những tuyến thực địa chính sau: 1. Tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình : (Ngày 30, 31/03) - Ngiên cứu: + Ngày 30/3/2010: · Địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, đặc điểm khí hậu khi qua đèo Hải Vân. · Quan sát các dạng địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, khí hậu của Đồng bằng Bình - Trị - Thiên. · Quan sát các dạng địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, khí hậu của Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh + Ngày 31/3/2010: Quan sát địa hình đá vôi trong tỉnh Ninh Bình, địa hình đá vôi ở Tam Cốc. 2. Điểm Cúc Phương: (Ngày 31/3 và 1/4) - Nghiên cứu: + Tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới phát triển trên núi đá vôi. + Địa hình thổ nhưỡng, kiểu khí hậu của quá trình Kartxơ. + Sự bảo tồn thiên nhiên ở rừng Cúc Phương: Vườn thực vật, Khu cứu hộ Linh Trưởng. 3. Tuyến Ninh Bình – Quảng Ninh: (Ngày 1, 2/4) - Ngiên cứu: + Quan sát cạnh đáy tam giác châu của Đồng bằng Sông Hồng: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. + Quan sát hệ thống sông ở hạ lưu, đại địa hình trong đê và ngoài đê. + Thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng. 4. Điểm Vịnh Hạ Long: (Ngày 2/4 ) + Địa hình Kartxơ, quá trình địa chất, hang động Kartxơ. + Sinh vật, thủy văn. 5. Tuyến Quảng Ninh – Phú Thọ: ( Ngày 3/4) - Nghiên cứu: + Bậc thềm phù sa cổ, dạng địa hình Bát úp, vùng đồi trung du + Quan sát các đá hình thành, đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đồi trung du chuyển tiếp. + Hệ động thực vật. 6. Điểm Phú Thọ: (Ngày 3 /4) - Ngiên cứu: + Địa chất, dạng địa hình đồi bát úp. + Thực trạng sử dụng đất. 7. Tuyến Phú Thọ - Lào Cai: (Ngày 4, 5 /4) - Nghiên cứu: + Sự phân tầng của địa hình Việt Nam + Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật. 8. Điểm Sa Pa: (Ngày 4, 5 /4) - Nghiên cứu: + Địa chất, địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng + Khí hậu : Á nhiệt đới ôn đới núi cao ( Sương, độ ẩm không khí) + Thực trạng sử dụng đất và bảo vệ rừng. + Biện pháp 9. Tuyến Lào Cai – Hà Nội: ( Ngày 6, 7 /4) - Nghiên cứu: + Chuyển tiếp giữa dạng địa hình miền núi trung du sang một miền Đồng bằng rộng lớn. + Quan sát hạ lưu của hệ thống sông Hồng: nhiều hệ thống bãi bồi. + Quan sát hệ thống đê độc đáo của Đồng bằng sông Hồng. 10. Kết luận chung

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực địa tự nhiên miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dọc quãng đường chúng tôi đã được quan sát Đồng bằng Bình - Trị - Thiên. Đồng bằng Bình – Trị - Thiên là đồng bằng nằm trong dải đồng bằng Duyên hải Miền Trung, rộng 2.150km2, dài 250 km. Đồng bằng này nhỏ hẹp, nằm sát biển, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát biển và các dãy núi đâm ngang ra biển. Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ở đây hơn là các phù sa sông, nên đất nghèo và là phù sa pha với cát biển. Đồng bằng này có địa hình bị chia làm ba dạng chính: giáp biển là cồn cát di động, đầm phá, vũng vịnh, ở giữa là vùng thấp trũng, và trong cùng là vùng đồng bằng bồi tụ. Đất ở đây chủ yếu là đất cát, được thành tạo lâu dài, tuy nhiên độ màu mỡ kém, nên thực vật ở đây không phát triển mạnh bằng các đồng bằng khác của nước ta. Ở đây chủ yếu trồng lúa, xen kẽ hoa màu. Ở đây, cây ớt đưọctrồng khá nhiều. Hình ảnh ruộng lúa ở đồng bằng Bình - Trị - Thiên Đến 9h sáng chúng tôi đã đến mảnh đất Quảng Bình. Vùng đất có thể coi là bản lề trong không gian của đất nước. Là nơi hẹp nhất của đất nước, vì Đồng Hới từ Tây sang Đông chỉ hơn 40km.   Ở đây chúng ta quan sát về mặt địa chất, cũng có một sự khác nhau rất lớn giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam với ranh giới là Đèo Hải Vân. Trường Sơn Bắc là vương quốc của núi đá vôi với cảnh trí "cỏ cây xen đá, lá chen hoa" sum suê, xanh tốt. Đá vôi chiếm nhiều vùng rộng lớn, ở Quảng Bình, có vùng núi đá vôi Kẻ Bàng với động Phong Nha nổi tiếng "Nam Thiên đệ nhất thiên nhiên động" là vùng đá vôi điển hình nhất Việt Nam, rộng đến 2000 km2 trên đất Việt Nam và một diện tích tương đương trên đất Lào. Ngược lại, Trường Sơn Nam lại là vương quốc của đá hoa cương với các sườn núi trơ trụi, đầy những tảng đá khổng lồ, hình tròn, tím xanh, nằm lô nhô, ngổn ngang từ chân đến đỉnh núi. Và từ Quảng Bình trở ra, đã không còn đại địa hình đá vôi. Mà đã bắt đầu sự phân bố đá granit theo diện nông. Dọc theo duyên hải đây cũng là sự chấm dứt của kiểu địa hình bờ biển thẳng thấp, và bắt đầu kiểu bờ biển của miền Trung với những cồn cát cao chạy dài theo bờ biển. Dọc theo quãng đường chúng tôi được quan sát thấy rất nhiều đầm phá, ở đây hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản rất phát triển. Hệ thống thổ nhưỡng ở đây rất nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, phù sa ít, đụm cát nhiều và đất thụt than bùn. Đến 11h40’, chúng tôi đã đến Đèo Ngang – bước chắn địa hình giữa 2 đồng bằng Bình - Trị - Thiên và đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,đồng thời cũng là một ranh giới khí hậu quan trọng của nước ta. Từ Đèo Ngang đến với vĩ độ 16B là đới khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm với một mùa đông lạnh khá sâu sắc. Lúc này, ngoaì trời nhiều sương mù, nhưng hình ảnh Đồng bằng Thanh – Nghệ -Tĩnh vẫn hiện ra khá rõ trước mắt chúng tôi. Đây cũng là một dải đồng bằng nhỏ hẹp, kéo dài. Thanh – Nghệ -Tĩnh cùng với Đồng bằng Bình – Trị - Thiên đều nằm trong dải Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung. Đều được chuẩn bị bởi một quá trình hải tiến mài òn đường bờ biển sát chân núi, di tích là những thềm biển dánh dấu sự tác động của nước biển, tạo nên các bặc thềm thấp dần: 40 - 25 -20 -15-10 -5 -2m và tuổi càng trẻ dần. Bờ biển lùi ra xa, các con trạch gần bờ tạo thành nhữn cồn cát, bao lấy những đầm phá bên trong, theo thời gian đầm phá được trầm tích biển lấp đầy, các đảo nối vào bờ trở thành đồi sót. Nên or đây vẫn còn có nhiều đồi núi sót. Tuy nhiên, ở đây ngoài sự bồi tụ do biển thì Đông bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh còn có điểm khác biệt là có thêm sự bồi tụ phù sa do sông, đó là sự kết hợp của sông Mã, sông Cả, sông Chu. Nên thổ nhưỡng ở đây sẫm màu hơn, màu mỡ hơn. Vì thế mà ta cũng thấy hệ thực vật, đặc biệt là lúa nước xanh tốt hơn khác hẳn so với Đồng bằng Bình – Trị - Thiên. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh Nguyên một ngày ngồi trên xe cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được địa phận tỉnh Ninh Bình. Tại đây chúng tôi sẽ được nghiên cứu 3 địa điểm đó là: Tam Cốc, chùa Bái Đính và rừng quốc gia Cúc Phương . Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa Bắc và Tây Nam của đồng bằng Sông Hồng. phía Tây giáp với Hòa Bình, phía Bắc giáp với Thanh Hóa, phía Đông và phía Đông Bắc giàp với Nam Định và Hà Nam, phía Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ. Về địa hình: có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông Nam, ở đây đồng bằng đã chiếm diện tích lớn, còn đồi núi chỉ chiếm khoảng 20%. Ngày 31/3/2010, chúng tôi dậy lúc 5h,lúc này buổi sáng ở Ninh Bình trời nhiêu sương mù và se lạnh. Đến 6h30; cả đoàn bắt đầu lên xe đi đến chùa Bãi Đính – Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Dọc quãng đường chúng tôi được quan sát đại hình đá vôi rất là rõ. Ở đây địa hình được phân bố bởi những dạng kế tiếp nhau đó là: dải Hoàng Liên Sơn – cao nguyên đá vôi – biên giới Việt Lào. Các cao nguyên đá vôi ở đây có đặc điểm được xen kẽ giữa sa phiến – đá vôi – sa phiến. Điểm chùa Bái Đính Là một quần thể chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam. Nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh – huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình. Chùa được bộ Văn Hóa và thông tin công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Hình ảnh chùa Bãi Đính Ngay cả khi đang xây dựng chùa đã thu hút rất nhiều du khách về thăm quan chùa Bái Đính. Nên đứng ở ngoài cổng của chùa chúng tôi đã có cảm giác như đang ở trong một bến xe cộ đông đúc, tấp nập người đổ xô về đây. Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi tiếp tục đi đến trong buổi sáng này đó chính là: Tam Cốc Tam Cốc Tam Cốc nơi được mênh danh là: “ vịnh Hạ Long trên cạn” hay “ Nam thiên đệ nhất động”, là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tại đây chúng tôi đã được đi thuyền dọc thung lũng sông Ngô Đồng giữa hai bên là hai dãy núi đá vôi cao sừng sững. Đá vôi ở đây có đặc điểm: được trầm tích theo những lớp nằm ngang. Cứ một pha trầm tích tạo thành một lớp đá vôi, tạo nên sự phân lớp nằm ngang theo góc khoảng từ 30-45 độ. Một số dãy không còn nhìn thấy được lớp rõ rang do bị vò nhầu. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Nghiên cứu cho thấy, vỏ trái đất khu vực Tam Cốc có lịch sử phát triển địa chất từ 245 triệu năm đến nay gồm 6 hệ tầng tuổi Trias và hệ tầng Đệ Tứ. Khối karst cổ Tam Hàm ếch dưới chân dãy đá vôi Cốc mang đặc điểm nhiệt đới điển hình: những dãy núi đá hoặc khối đá vôi sót cao 150 - 200m có đỉnh dạng tháp, vòm, chuông và sườn vách dốc đứng. Phần rìa khối là các thung lũng bằng phẳng dễ úng ngập vào mùa mưa. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Ở đây thực vật trên các dãy núi đá vôi vẫn còn rất thưa thớt. Nhưng dưới chân các dãy núi đá vôi là các thung lũng màu mỡ nên người dân ở đây đã phát triển lúa nước. Phát triển lúa nước dưới chân dãy đá vôi Tam Cốc có nghĩa là ba hang: gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang Cả dài 127m, xuyên qua một dải núi lớn, cửa hang rộng trên 20m. Trong hang khí hậu khá mát mẻ và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng. Hang Cả Hang Hai, cách hang cả gần 1km, chiều dài 60m, chiều rộng 20m, trên trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ. Hang Ba, gần hang hai, chiều dài 50m, chiều rộng 18m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia. Sau chuyến chèo thuyền dài 3km, chúng tôi đã quan sát được biết bao vẻ đẹp của Tam Cốc. Nơi đây thật xứng đáng với tên gọi “Vịnh Hạ Long trên cạn”. Và địa điểm cuối cùng cũng là địa điểm quan trọng nhât của chúng tôi trong tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình đó chính là Rừng quốc gia Cúc Phương. 2. Điểm rừng Quốc gia Cúc Phương: (Chiều ngày 31/3 và ngày 1/4 ) Đến rừng Cúc Phương chúng tôi lại tiếp tục được quan sát những dãy núi đá vôi. Nhưng khác với Tam Cốc địa hình đá vôi ở đây mềm mại hơn rất nhiều, đá đã bị phong hóa, đất ở đây cũng xẫm màu hơn. Đặc biệt, ở đây còn có hệ thống lớp phủ thực vật hêt sức phát triển. Ở đây quá trình tự phủ và nửa tự phủ phát triển mạnh mẽ tạo nên những cánh đồng karstơ tương đối rộng lớn, đất màu mỡ thể hiện một quá trình karstơ tương đối dài. Những dãy núi đá vôi ở đây cũng khác so với ở Tam Cốc do ở Tam Cốc có sự xen kẽ giữa đá vôi, đá phiến, đá kết tinh biến chất. Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Càng tiến đến địa phận của rừng Cúc Phương dọc đồi núi chúng tôi bắt gặp rừng thứ sinh với nhiều tre, nứa, mộc chen chúc nhau, nhiều lọai cây bụi xen lẫn với rừng tre nứa chúng tôi bắt gặp những vết savan cây bụi lùn. Chúng tôi được anh Bảy- một hướng dẫn viên phân tích rõ thêm về sự đa dạng của rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế này. Rừng Cúc Phương được thành lập đầu tiên vào ngày 7/7/1962. Rừng Cúc Phương - Vị trí điạ lý: vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Thuộc địa phận của 4 huyện thuộc 3 tỉnh này: Thạch Thành( Thanh Hóa), Yên Thủy – Lạng Sơn( Hòa Bình), Nho Quan( Ninh Bình). Bao quanh rừng có 17 xã, đây là khu vực rừng nguyên sinh được bảo tồn bậc nhất của nước ta hiện nay, cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Tây. - Diện tích: Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập vào tháng 7/1962, sau khi một nhóm kỹ sư nông nghiệp đến đây để xác định đây là khu vực giàu tài nguyên, giàu tiềm năng, rừng chưa bị khai thác nhiều. Với diện tích 22.200ha, tỉnh Ninh Bình chiếm 51,1%, Thanh Hóa chiếm 22,5%, Hòa Bình chiếm phần còn lại. - Về địa hình: Nằm trong vùng karstơ xâm thực có 2 dãy núi chạy song song với nhau và xen giữa là những thung lũng nhỏ đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 300 – 400m cao nhất là núi Mây Bụi cao 692m. Rừng Cúc Phương điển hình karstơ dài với hệ thống sông ngầm phía dưới. - Đất đai: Đất đai ở đây được phân làm 2 loại, trong đó đất được hình thành trong đá vôi chiếm ưu thế nhất. - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 16,6độ C, trung bình cao nhất là 20độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2151,2mm. Độ ẩm tương đối 90%. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ trung bình là 23độ c, lượng mưa1129,2% + Mùa đông (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do đặc điểm vị trí địa lý luồng thực vật có 3 luồng di cư chính: Luồng nhiệt đới nóng ẩm Mã Lai- Inđô, gồm các dây di cư từ thời Krêta, các loại thuộc họ dầu, luồng này chiếm 0,6% trong tổng số loai cây thực vật ở đây. Luồng thực vật Tây Bắc: Vân Nam, Quý Châu, Hymalaya, chủ yếu là các loài rụng lá về mùa đông: Giẻ, Thích, Nhài… Luồng thực vật từ Tây Nam Ấn- Miến: gồm các loại cây thuộc họ Ngũ Gia Bì, đây là loại thuộc chi mới của Đông Dương. - Về cấu trúc rừng: Trên thực tế không phải mọi nơi trên Cúc Phương cấu trúc rừng được chia làm 5 phần mà được chia làm 3 nhóm chính: Rừng ở thung lũng và chân núi: đây là rừng giàu nhất tiêu biểu cho cấu trúc rừng có 5 tầng tán chính: Tầng vượt tán: Bao gồm những cây ở độ cao trên 40m, gồm Chò Chỉ, Chò Ngàn Năm. Tầng tán rừng: Ở độ cao 30m đến 40m, bao gồm Cà Lồ, Sàng. Tầng dưới tán: Là những loài cây chịu bóng, một số loài cây tồn tại bằng cách đón nhận ánh sáng thường xuyên thông qua các kẽ hở hoăc tiếp tục vươn lên để tồn tại. Bao gồm những cây có độ cao từ 20 đến 30m như: Vàng Anh, Nhộn, Cỏ Khẹt… Tầng cây bụi: Bao gồm một số loài cây thích nghi với cường độ ánh sáng thấp, gồm cả cây ưa bóng và cây bụi như: Na, Móc, Đùng Đình… Tầng cỏ quyết: Đây là nơi lí tưởng cho rêu, dương xỉ, và thực vật có hoa ưa bóng. Nhiều loài nấm, địa y phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm và tạo nên sự đa dạng của tầng cỏ quyết. Đặc biệt trong rừng có nhiều loại cây dây leo( 359 loài), có cây dây leo dài tới 1km. Các cây kí sinh rất phong phú và đa dạng. => Đây là một cấu trúc rừng hoàn hảo. Nếu ở dưới thung lũng đại diện cho cấu trúc 5 tầng tán thì ở trên sườn núi chỉ có 2 tầng tán. Hầu hết rễ cây bám vào đá vôi, sinh sống trên đá vôi. - Hệ động vật: Do không gian rừng chật hẹp nên ở đây rất hiếm các loài thú lớn. Nhưng trái lại các loài thú nhỏ: chim, bò sát, côn trùng rất phong phú. Cúc Phương có khoảng 117 loài thú, 2 loài được xếp vào loài đặc hữu đó là: Vọoc Mông Trắng và Sóc Bụng Đỏ. Có ít nhất 5 loài thuộc họ Mèo vẫn tồn tại ở Cúc Phương. Trong 152 loài thú nhỏ ở đây thì có thú nhỏ nhất trên thế giới như Chuột Chù lông trắng. Ở vườn quốc gia này có khoảng hơn 300 loài chim. Chiếm 1/3 tổng số loài chim ở Việt Nam, bao gồm cả những loài di cư như Đại Bàng, chim Nhạn, và một số loài bản địa như Gà Lôi trắng và Niệc Hung. Bò sát khoảng 40 loài, trong đó có 26 loài Thằn Lằn bóng, Tắc Kè. Cúc Phương còn là nơi hội tụ của nhiều loài lưỡng cư như Ếch, Nhái, Cóc. Côn trùng: đây là loài phong phú đa dạng nhất ở rừng, nhiều nhất là các loại bướm sặc sỡ đủ màu sắc. vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều loài Cá lạ thích nghi với cuộc sống tại các con suối chảy theo mùa và hệ thống thoát nước ngầm. Ở đây do quá trình sụt lún hình thành nên những hang động karstơ. Theo chân anh hướng dẫn viên, đoàn chúng tôi có mặt tại hang động Người Xưa. Động Người Xưa Động Người Xưa được khai quật và năm 1966. Trong hang người ta phát hiện ra ba bộ xương hóa thạch, hầu hết những hóa thạch này có tư thế nằm co. Có lẽ đó là một văn hóa truyền thống. Sau khi khai quật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phóng xạ và xác định được ba bộ xương này có tuổi khoảng 7500 năm về trước, thuộc nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình. Động Người Xưa là một trong những hang động lớn nhất ở đây, bao gồm 3 ngăn: Ngăn đầu tiên có cửa quay về hướng Tây; ngăn thứ hai có nhiều nhũ đá với nhiều màu sắc khác nhau; còn ngăn thứ ba như một cung điện của tộc trưởng. Vào đến cửa hang ta thấy có ít nhũ đá hơn, quan sát dưới mặt đất có lớp vỏ sò, vỏ ốc. Đối với địa hình núi đá vôi cũng như nguồn gốc của rừng Cúc Phương từ xưa là một biển cổ, sau quá trình biến đổi địa chất thì môi trường sống của sinh vật bị biến đổi, một số loài bị trôi dạt nằm trong địa hình đá vôi. Thạch nhũ phía trong hang có màu rỉ sắt do những khoáng chất đá vôi phản ứng hóa học, còn có cả những khoáng màu trắng. Ta có thể nhìn trên sản phẩm núi đá vôi từ các nhũ đá có ánh sáng lấp lánh, đó chính là silicat. Trên trần hang có cả những đốm màu đỏ, đó chính là sắt ôxit. Kết thúc chuyến thăm hang động Người Xưa, đoàn chúng tôi tiếp tục theo chân anh hướng dẫn viên để đến với“ cây Chò Ngàn Năm”. Dọc theo đường đến với cây Chò Ngàn Năm chúng tôi quan sát thấy cây ở vùng núi đá vôi có bạnh vè. Chúng tôi đã được anh Bảy giải thích tường tận . Đó chính là do cấu tạo của thổ nhưỡng. Do tầng đất ở đây mỏng, cây có bạnh vè để cân bằng với thân cây và chống chịu được với sức ép bên ngoài. Ở các vùng núi đá vôi rễ sẽ không ăn sâu xuống mà trải dài ra trên mặt đất, cho nên cây ở đây dễ đổ, đặc biệt là các cây lớn, từ đó tạo nên sự biến động của thực vật trong rừng. Ở những nơi cây bị đổ có nhiều cây chuối mọc lên, nó phát tán nhanh ở nơi có ánh sáng mặt trời. Đến với khu vực hệ sinh thái của các cây chò xanh khác với các hệ sinh thái khác, ở đây là hệ sinh thái nguyên sinh, chưa có sự tác động của con người. Ngoài ra ngay trên đường đi chúng tôi còn quan sát được thêm một số loại cây khác nữa: + Dây Cây Bàng: có đường kính 0,5m, dài hàng nghìn mét như những con trăn khổng lồ. + Đa bóp cổ: loài thực vật chuyên đi bóp ngẹt cây chủ đẻ hút chất dinh dưỡng, sau khi cây chủ chết cũng là lúc nó tự hút chất dinh dưỡng trong đất. Với chuyến đi gần 3km cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đã đến được với cây Chò Ngàn Năm. Đây là một cây Chò xanh nó thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ khu vực Tây Bắc đến Cúc Phương và kết thúc ở Thanh Hóa. Đây là một trong những cây có đặc tính khi lớn lên tách thành hai thân và có khả năng chống chịu với các điều kiện bên ngoài. Cây có đường kính 5,5m, chiều cao khoảng 45m. Người ta chưa xác định được tuổi của nó. Cây Chò Ngàn Năm Tạm biệt cây Chò Ngàn Năm buổi chúng tôi nghỉ ngơi tại nhà sàn trong rừng. Đoàn chúng tôi đốt lửa trại và cùng nhau ca hát tập thể. Dường như mọi mệt mỏi của ngày hôm nay đã biến mất, hào tan trong không khí ấm cúng của cô trò chúng tôi nơi núi rừng này. Sau một đêm nghỉ tại nhà sàn sang hôm sau chúng tôi được dẫn đi thăm Vườn Thực Vật Phương. Vườn thực vật Cúc Phương là một công trình khoa học, với diện tích là 150ha. Được xây dựng từ năm 19885 tại khu Đông Nam của vườn quốc gia Cúc Phương. Mục đích xây dựng vườn thực vật là nhằm bảo tồn nguồn gen các loại thực vật quý hiếm của Cúc Phương và Việt Nam, xây dựng theo quy trình gieo trồng và cung cấp giống bản địa. Hiện tại vườn trồng được 350 loài gỗ( 120 loài cây của Cúc Phương, 85 loài cây của Việt Nam, 5 loài nhập nội, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa), và một số loài cây thuốc, các loài lan…. Vườn thực vật Cúc Phương còn là nơi bảo tồn một số loài động vật hoang dã, nghiên cứu tập tính sinh học của các loài như Vượn, Vọoc, Hươu, Nai, Rùa… Địa điểm tiếp theo mà đoàn chúng tôi đặt chân đến là khu bảo tồn vườn thú Linh Trưởng. Nhưng trước khi đên đó chúng tôi lại được ghé qua Trung Tâm Du Khách. Nơi đây là ghi chép lại những tư liệu qúy báu, cũng như nguồn gốc của vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là một trong số ít những khu rừng lớn nhất hình thành trên núi đá vôi được bảo vệ ở miền Bắc Việt Nam. 8h30’ chúng tôi tiếp tục được vào thăm quan Trung tâm du khách, tại đây có lưu trữ rất đầy đủ những dữ liệu về Cúc Phương như: sự phân bố, diện tích của Cúc Phương, cũng như sự đa dạng, quá trình hình thành, hiện trạng và các biện pháp quản lý, bảo vệ Cúc Phương. Tiếp theo chúng tôi được dẫn đi thăm Khu cứu hộ Linh Trưởng. Ở đây bắt gặp nhiều loại Vượn, Vọoc đến tứ khắp nơi trên mọi miền đất nước. Những loài này đều đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, do diện tích rừng bị thu hẹp, hay do bị săn bắt. Trung tâm này được xây dựng vào năm 1993. Linh Trưởng là loài tiến hóa bằng tay, cứu hộ gồm 25 loài chia tàm 4 nhóm, nhưng ở Cúc Phương hiện chia làm 3 nhóm: Vọoc: là loai khỉ ăn lá + Vọoc Mông Trắng: Đây là loài đặc hữu, là hình ảnh tiêu biểu của vườn Cúc Phương. Vọoc Mông Trắng + Vọoc Cát Bà: Là một trong những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất, trong tự nhiên chỉ có khoảng 50 con. Vọoc Cát Bà có đuôi dài, đầu trắng chỉ có trên đảo Cát Bà. + Vọoc Trà vá: Có bụng rất to, được chia làm hai loại là Trà Vá chân xám và Trà Vá chân nâu. + Vọoc Má Trắng đến từ Hà tĩnh, còn gọi là Vọoc Hà Tĩnh. Vượn: nhóm không đuôi Sống dọc biên giới Việt Nam gồm Vượn Má Trắng và Vượn Má Hung, không có đuôi, tay dài hơn chân. Những loài này được bảo vệ và chăm sóc rất chu đáo, đến một thời gian nhất định chúng sẽ được thả vào rừng bán hoang dã để tiện theo dõi. Có những loài sống thành bầy đàn, cũng có những loài sống đơn lẻ. Đến với nơi đây, tôi nhận ra một điều là những loài linh trưởng này thật đáng yêu, không đáng bị con người săn bắn. Và chúng ta cần có những biện pháp để bảo vệ chúng. Tôi tự hỏi một điều là tại sao Cúc Phương còn giữ được nét nguyên sinh cho tới ngày nay? Điều này chính là do địa hình ở Cúc Phương phức tạp, Cúc Phương như lọt giữa bốn bề là núi. Mặt khác, do Cúc Phương được phát hiện và bảo vệ sớm với đội ngũ kiểm lâm đông đảo nhiệt tình luôn thường trực 24/24. Nhận xét: Vườn quốc gia Cúc Phương là rừng quốc gia còn nguyên sinh nhất ở Việt Nam, nó còn bảo tồn được một số loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là rừng quốc gia vô cùng phong phú và quý giá với các hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như các hoạt động khác. Ngoài ra nó con có những giá trị khác như: Văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường… Với những giá trị to lớn đó, thì mỗi chúng ta phả có ý thức bảo vệ. 3. Tuyền Ninh Bình – Quảng Ninh (chiều ngày 1/4 và ngày 2/4): Trên quãng đường này, đoàn thực tế của chúng tôi đã được đi qua cạnh đáy tam giác châu của đồng bằng sông Hồng: đó là các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Đồng bằng sông Hồng rộng 15.000km2, là miền đất được hình thành do sự bồi đắp cần mẫn, nhẫn nại của sông Hồng và sông Thái Bình qua hang triệu năm. Đồng bằng này chính là nón phóng vật khổng lồ của hai sông trên. Đồng thời do được hình thành trên một võng chồng nên ở đây cũng còn nhiều đồi núi sót. . Ngay cạnh đáy vẫn nổi lên những ngọn đồi, đất ở đây là đất feralit được phong hóa từ sa phiến. Khác với hệ thống sông miền Trung mà chúng ta đã đi qua với đặc điểm sông ngắn, dốc, nước trong xanh thì ở đây nước luôn đục ngầu vì nhiều phù sa, sông dài và rộng hơn Đặc biệt ở đây còn có hệ thống đê rất phát triển. chúng ta quan sát thấy phía trong đê thấp hơn phía ngoài đê, do phía ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm nên rất màu mỡ , còn trong đê phù sa chỉ bù đắp vào mùa lũ. Đất ở đây có màu nâu sẫm, và đồng bằng sông Hồng này chính là cái nôi của nền nông nghiệp văn minh lúa nước ở nước ta. Qua Nam Định, đoàn chúng tôi đến với quê hương chị Hai năm tấn Thái Bình. Đây là vùng đồng bằng rất điển hình, địa hình nhìn chung bằng phẳng. Đất đai ở đây màu mỡ do dươc bồi đắp bởi phù sa sông Thái Bình, ven biển có nhiều cồn cát. Đến với Hải Phòng, ngoài vùng đồng bằng điển hình chúng ta còn bắt gặp các đồi núi sót như: Kiến An, Đồ Sơn. Đến khoảng 17h chiều, đoàn chúng tôi đã đặt chân đến được với mảnh đất Quảng Ninh. Chúng tôi ăn uống và nghỉ ngơi ở đó, buổi tối cả đoàn rủ nhau cùng đi chợ Bãi Cháy. Khép lại một ngày nữa về chuyến thực tế đầy kỉ niệm. 4. Điểm Vịnh Hạ Long (ngày 2/ 4): Sáng sớm đoàn chúng tôi đã chuẩn bị cho chuyên đi du ngoạn trên thuyền để đến và khám phá vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long - Vị trí địa lý: Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ: 106độ38’- 107độ22’Đ và từ 20độ45’- 20độ36’B. Đó là vùng biển biên đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả một phần thuộc huyện Vân Đồn Quảng Ninh. Nằm sát bờ Tây của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km. Vịnh Hạ Long có khoảng 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 900 đảo đã được đặt tên. Ngày 14/12/1994 tổ chức UNESCO đã công nhận Vịnh Hạ Long là: Di sản thiên nhiên thế giới, bởi giá trị cao của tàn tích được toàn cầu công nhận cảnh quan đá vôi karstơ điển hình. - Về mặt địa chất: Khu vực Hạ Long nằm trên dới phức nếp lồi quảng Ninh. Trong phạm vi lòng Vịnh Hạ Long các núi đá vôi thuộc hệ thống núi Cát Bà và hệ tầng Quang Thanh. Đá vôi thuộc hệ tầng này được hình thành bởi trầm tích có tuổi Cacbon va tuổi Pecmi. - Đặc điểm: Đá vôi phân lớp mỏng đến dày, màu xám, xám đen, xám sáng, vi hạt hoặc ẩn tinh. Đá vôi khá sạch, gần như 100% là Canxit. Vào đầu đại Cổ Sinh khu vực Hạ Long và đồng bằng Bắc Việt Nam cơ bản là vùng biển sâu rộng gắn liền với sự phát triển của địa máng- vùng biển sâu Katazia do quá trình sụt võng của đáy. Bên cạnh các đảo đá vôi có taly dốc đứng ở các đảo cấu tạo bằng đá phiến, sườn thoải và mềm mại hơn. Độ cao của các dãy núi này chỉ trên dưới 100m so với mực nước biển. Đây là một vịnh rất kín, không có sóng, là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật: Tảo, Vi Tảo, phổ biến là các Vi Tảo xanh sống lơ lửng trong nước, Vi Tảo này làn cho nước biển có màu xanh biếc. - Về chế độ thủy triều: Chế độ nhật triều đều, độ chênh thủy triều lớn nhất là 4,5m. Cũng giống như núi đá vôi ở Hoa Lư Ninh Bình, ở đây có nhiều khối núi bị vò nhau, các phay trượt, do hoạt động kiến tạo mà sự phân lớp của đá bị mất. - Về thực vật: Chủ yếu là các loại cây bụi có rễ dài vươn cắm vào đá vôi để hút chất dinh dưỡng như các loài cây họ Si, cây dây leo ở đây cũng phổ biến. Địa điểm đầu tiên ở Vịnh Hạ Long mà đoàn chúng tôi đặt chân đến là Động Thiên Cung. Điều kiện hình thành hang động: Phitroxen là thời gian chủ yếu để hình thành hang động ở Vịnh Hạ Long. Chúng thường tập trung ở độ cao 10- 15m, 20- 30m, và 40- 60m. Mỗi hệ độ cao đấnh dấy thời gian kiến tạo ổn định tương ứng với một mức xâm thực cơ sở nhất định. Sau đó đáy hang động nâng lên do vận động kiến tạo khu vực. Các hang động phổ biến có tuổi Phitroxen giữa và muộn là thời gian thuận lợi cho quá trình karstơ tạo hang, quá trình hòa tan đá vôi tạo hang và thạch nhũ. Hang động này hình thành cách đây khoảng 2 triệu năm, được xếp vào nhóm các di tích hang ngầm cổ. Trước kia, hang động này hình thành ngầm sâu dưới mặt đất, do kiến tạo của vỏ Trái Đất, cũng như là sự sụt lún của mặt đất, sự hạ thấp của mực nước biển đã làm cho hang động trở nên khô cạn như ngaỳ hôm nay. Bước vào cửa động điều đầu tiên mà ta thấy đó là cửa động rất nhỏ, tuy nhiên nó được che kín bởi hệ thống thảm thực vật bên ngoài. Chính vì thế mà động được phát hiện rất là muộn, vào năm 1901, do bốn người Pháp phát hiện ra. Từ khi phát hiện ra hang động này thi ban quản lý các di tích danh thắng sở Văn Hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh đã đặt tên cho động với tên gọi đầu tiên là động Bạch Tuyết. Sau này đổi lại với tên gọi là động Thiên Cung. Động Thiên Cung có thiết diện hình chữ nhật, với diện tích khoảng 3000m2, chiều rộng khoảng 25m, chiều dài khoảng 120m, cao trên 20m. Chiều dài nằm theo hướng Bắc Nam. Động được chia ra làm ba ngăn chính. Đứng tại không gian này chúng ta thấy có rất nhiều hệ thống măng thạch nhũ. Hai hình ảnh đầu tiên tại không gian ngăn thứ nhất là hai khối măng đá, làm ta liên tưởng đến hai con vật trong bộ tứ linh của người Việt Nam. Đó chính là hình ảnh mang dáng vẻ của chú chim Phượng Hoàng và khối măng đá mang dáng dấp của một con Rồng. Hệ thống thạch nhũ ở đây trẻ hơn rất nhiều, hình thành cách đây khoảng 11 000 năm- là thời kì nóng ẩm, mưa nhiều, là thời kì quá trình trao đổi thuận nghịch giữa nước mưa và đá vôi hòa tan với nhau. Ta thấy trên trần hang có nhiều kẽ nứt lớn, qua thời gian dài liên tục nó kết tủa thạch nhũ và măng đá. Những khố thạch nhũ cứ lớn dần lên, măng và đá đối xứng với nhau tạo nên các cột trụ đá. Ở đây có hai cột trụ đá đã minh chứng cho măng và nhũ gặp nhau tại một điểm cố định và nó không tiếp tục hình thành nữa. Theo chân hướng dẫn viên đoàn chúng tôi tiến vào ngăn thứ hai của động Thiên Cung. Không gian ngăn thứ hai này có một vẻ đẹp nguy nga và tráng lệ. Tại đây cũng xuất hiện hình ảnh con Rồng với hệ thống măng thạch nhũ tạo nên. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh tứ trụ thiên cung đối xứng nhau như làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ hệ thống cung điện này. Bao gồm: trụ Rắn, trụ Voi, trụ Rùa, trụ Thảo Mộc. Chúng tôi còn quan sát thấy ở ngăn trung tâm nay có hình ảnh Voi chầu- Hổ phục với khối măng đá tạo thành. Hình 10: Ngăn thứ 2 của động Thiên Cung Đến với không gian ngăn thứ ba- ngăn cuối cùng của động Thiên Cung. Không gian ở đây thu hẹp hơn nhiều nhưng cũng không kém phần sinh động, có hồ Suối Tiên với những măng nhũ đá lấp lánh. Có hình ảnh măng nhũ đá tượng trưng cho Adam và Eva, hay hình ảnh bầu sữa tiên của mẹ Âu Cơ. Ở ngăn thứ ba này, ta cũng bắt gặp nhiều hố sụt do các chấn động nhỏ tạo nên. Trong hang động Thiên Cung những măng đá, cột đá, nhũ đá đều có màu sắc trắng buốt, độ tinh khiết của đá lên tới 98%. Với hình ảnh do vô số các măng nhũ đá tạo nên gợi cho ta cuộc sống nhộn nhịp mà suy nghĩ về nơi chốn hoàng cung, đúng như tên gọi của nó- động Thiên Cung. Tạm biệt động Thiên Cung, theo chân người hướng dẫn viên đoàn chúng tôi đến với hang Đầu Gỗ. Hang có tên gọi như vậy vì nơi đây để lại dấu tích về một chiến thắng oanh liệt chống quân Nguyên xâm lược. Hang Đầu Gỗ có diện tích lớn hơn động Thiên Cung với diện tích 5000m2, chiều cao khoảng 27m. Ở khu vực cửa hang là sự tách vỡ của hai khối đá làm hai, một bên là khối đá bị sụp do chấn động nhẹ, phía ngoài do ảnh hưởng của gió và mưa nên có nhiều rêu bám. Hang cũng được chia lam ba ngăn gần tương tự như động Thiên Cung. Thật sự cảnh đẹp của nơi này do trời ban, có đến đây chúng tôi mới cảm nhận được hết sự kì diệu của nó. Bước vào đây, toàn bộ khung cảnh ngăn thứ nhất như được phủ một lớp bụi thời gian, chúng ta nhìn thấy có một màu rêu phong. Đến đây chúng ta liên tưởng đến công xưởng chế tác của một vị đấng tạo hóa nào đó đã đưa tác phẩm của mình sắp đặt ra thế giới ngoài kia. Hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy là cột đá với khuôn mặt của một vị đấng tạo hóa. Phía dưới là hình tượng một con Sư Tử, rẽ mặt sang bên phải là hình ảnh một con Rùa rất lớn. Ở đây chúng tôi còn bắt gặp một bức vách dựng đứng với chiều cao khoảng 20m, chiều rộng khoảng 30m. Theo các nhà địa chất, thì đây là“ vết trượt địa chất”. Trên bức vách có nhiều màu sắc đan xen giống như là một bức tranh, hay nói cách khác là bức họa đồ của Vịnh hạ Long. Hang Đầu Gỗ còn được người phương Tây đặt tên là động của các kì quan. Đến với ngăn thứ hai của hang Đầu Gỗ. Khi sang đến đây chúng ta thấy măng nhũ đá vôi này đều có màu sáng hơn so với ngăn thứ nhất. Nếu như ngoài kia chịu sự tác động của thiên nhiên, thì vào đây những yếu tố thiên nhiên tác động không còn nhiều nữa. Chúng ta thấy một hang Đầu Gỗ với lối kiến trúc khỏe khoắn hơn rất nhiều, với những cột trụ đá đồ sộ. Ta còn thấy hình ảnh của một vị sư ngồi thiền, trong đây còn có hình tượng của một cây chuông đá. Tại không gian ngăn thứ 2 có rất nhiều măng nhũ đá đỗ gãy. Dựa vào sự đỗ gãy này, các nhà địa chất có thể cho ta biết lịch sử hình thành hang cách đây hàng triệu năm. Diễn ra các pha chấn động, pha di chấn làm đỗ gãy măng nhũ đá ở đây. Trên măng nhũ đá có đường vân giống như vân gỗ, chúng ta có thể dùng phương pháp Cacbon để xác định độ tuổi của nó. Đến với không gian ngăn thứ ba- ngăn cuối cùng của hang Đầu Gỗ. Sang đây những măng nhũ đá bắt đầu có màu sáng trắng nguyên thủy. Trong ngăn thứ ba chúng ta gặp rất nhiều hình ảnh quen thuộc như bông hoa đá, biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam- người mẹ đang bế con… Hang Đầu Gỗ là một trong những hang động được phát hiện sớm nhất trên thế giới. Vịnh Hạ Long đúng như lời nhận xét của giáo sư địa chất Phạm Ngọc Thạch lúc đến đây: “để có một kim tự tháp ở Ai Cập phải mất một thế kỷ, để có Vạn Lý Trường Thành cũng phải mất một thế kỷ, còn để có một Vịnh Hạ Long như hôm nay phải mất nửa tỷ năm”. Đối với các nhà địa chất thì Vịnh Hạ Long như một bảo tàng địa chất ngoài trời khổng lồ, đây là nơi điển hình nhất của kiểu địa hình Karstơ. Chia tay hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung, chúng tôi lên thuyền tiếp tục cuộc hành trình tham quan Vịnh Hạ Long. Trời hôm nay se lạnh và mưa phùn do có gió mùa Đông Bắc. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy địa danh nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long là hòn Trống Mái. Hình 11: Hòn Trống Mái Đây là kết quả của quá trình hòa tan và rửa trôi đá vôi do nước biển, nước mưa, gió và hoạt động của các quá trình khác. Chúng tôi đi qua các hòn đảo, những khối núi đá vôi sừng sững, dưới chân xuất hiện vô số những hốc hàm ếch do sự xâm thực của nước biển. Vịnh Hạ Long quả là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đây là một vùng biển đảo có hệ sinh thái đa dạng: Với 400 loài cá, 500 loài động vật đáy, 160 loài san hô, 355 loài sinh vật phù du, 140 loài rong, và 34 loài thực vật ngập mặn. Là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế gới, đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất cả nước. Tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên cần phải chú ý đến việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường nguyên sinh của thiên nhiên nơi đây. Thật sự khi đi trên Vịnh Hạ Long, chúng tôi mới cảm nhận được toàn bộ phong cảnh vịnh lặng gió này, như một mê cung đảo không lối ra thật tuyệt vời! Chúng ta thầm cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam một kỳ quan tuyệt đẹp như thế này. 2.2 Điểm Tuần Châu: Sau một ngày chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, tối đó chúng tôi đi thăm đảo Tuần Châu- một khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Xe chúng tôi chạy qua cầu Bãi Cháy, đây là cây cầu duy nhất bắc qua vịnh. Đến với khu du lịch Tuần Châu , chúng tôi thấy được sự đầu tư về vật chất kĩ thuật của con người nơi đây. Thật xứng đáng với những gì của một khu du lịch thế giới với nhiều trò giải trí độc đáo: biểu diễn cá Heo, đặc biệt là khu nhạc nước một kỹ thuật hiện đại về ánh sáng và âm thanh kết hợp với lực nước lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Hình12: Biểu diễn Nhạc Nước Qua chuyến khảo sát thực tế ở đây đã để lại trong chúng tôi một cảm giác về sự lớn mạnh và vững chắc của mảnh đất Quảng Ninh. Chào tạm biệt Quảng Ninh đoàn chúng tôi lại đến với vùng đất Tổ- Phú Thọ. 3. Tuyến QUẢNG NINH- PHÚ THỌ: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, là đỉnh của đồng bằng sông Hồng và miền trung du phía Bắc. Địa hình nơi đây khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng…Miền núi thấp nằm ở phía Bắc và phía Tây thuộc các huyện: Thanh Sơn, Yên Lộc, Sông Thao, Hạ Hoàng, Đoan Hùng. Trên đường đi đến Đền Hùng chúng tôi quan sát được một kiểu địa hình hết sức độc đáo: kiểu địa hình Bát úp- là kiểu địa hình phổ biến ở Phú Thọ. Hầu như đều có dạng đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng sâu. Trên bề mặt có phủ một lớp đất đỏ, độ cao tương đối của các đồi từ 20- 25m. Đây là những đồi được khai thác từ lâu đời, lớp phủ thực vật tự nhiên không còn nữa thay vào đó là các cây công nghiệp như: Sơn Trầu, Xăng, Giẻ. Phú Thọ nổi tiếng với “ rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”. Nhưng hiện nay, rừng cọ còn diện tích rất ít mà thay vào đó là rừng chè, những đồi chè xanh bạt ngàn. Ở những nơi ít bị con người khai phá thì xuất hiện nhưng rừng tre, nứa. Kết hợp giữa những địa hình đồi với các thung lũng con người đã đẩy mạnh việc trồng lúa nước. Đến cầu Việt Trì, thành phố ngã ba sông, chúng tôi được nhìn thấy sự hợp lưu của ba con sông: sông Hồng, sông Lô và sông Đà với những đặc điểm khác nhau. Nước sông Đà thì xanh ngắt chứng tỏ lượng phù sa sông không nhiều, ngược lại nước sông Hồng mang một màu đỏ ngầu. Đoạn sông Thao chảy qua thị xã Phú Thọ vào mùa cạn này sự nở bồi được thể hiện khá rõ. Đây là vùng trung du nổi tiếng của việt Nam với đặc điểm cấu trúc vùng đồi. Càng lên cao trên vùng Phú Thọ hai bên đường dáng dấp đồi uốn lượn, 99% là đồi đá sa phiến, điển hình là đất feralit đỏ vàng. Địa hình bị bóc mòn theo bề mặt và rửa trôi theo chiều sâu nên chủ yếu là địa hình dương. Diện tích đá ong hóa lớn nhất. Là đỉnh của đồng bằng sông Hồng, là bậc phù sa cổ xưa của đồng bằng. Tầng phong hóa ở đây dày nên nước ở vùng đồi vừa trong vừa ngọt do nằm sâu dưới đất. Ở vùng đồi này, những nơi có độ cao từ 0- 50m canh tác chủ yếu là Bạch Đàn; từ 50- 100m chủ yếu là trồng Chè; từ trên 100m chủ yếu là Cọ. 3.1 Đền Hùng Đền Hùng- đất tổ Hùng Vương được thành lập từ thời Văn Lang- Âu Lạc. Người Việt Nam hôm nay luôn tự hào về truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” - Về hệ thực vật: ở vùng đồi này rất phong phú như: Sấu, Đinh Hương, Lim Xanh, Lim Sẹt, Trò Nâu… - Thổ nhưỡng: Ngay trên độ cao của đền Hùng ta bắt gặp các dạng địa hình có cấu tạo từ các đá, sỏi, cuội, đây là kết quả của quá trình bồi tích do sông. Rời đền Hùng, chúng tôi bắt đầu đến với một kiểu địa hình mới mẻ, khí hậu và con người cũng khác đó chính là mảnh đất Lào Cai với SaPa thơ mộng và huyền ảo. 4. Tuyến PHÚ THỌ- LÀO CAI Đến đây đoàn thực địa của chúng tôi đã đi được 1/2 quãng đường trong chuyến hành trình của mình. Dọc theo quốc lộ 70 địa hình được nâng dần lên cao. Từ địa hình đồi bát úp, dãy núi thấp, núi trung bình và cao dần về hướng Tây Bắc. Người ta gọi đây là cá bậc địa hình thể hiện các pha nâng khác nhau trong chu kỳ tân kiến tạo. Từ độ cao 200m tại thị trấn Yên Tử rồi đến độ cao từ 400- 800m. Tiếp đến là độ cao từ 800-1400m ở dãy Con Voi nằm hẹp giữa sông Hồng và sông Chảy. Cuối cùng là dãy Hoàng Liên Sơn- Puluông cao trung bình từ 1700- 2800m. Như vậy dọc tuyên này chúng ta đi theo một lắt cắt từ đồng bằng thấp đến địa hình cao nhất là dãy Hoàng Liên sơn. Cũng dọc theo tuyến đi chúng tôi quan sát thấy ở đây lớp phủ thực vật đã bị khai thác triệt để, nhiều nơi để lại đất trống, đồi núi trọc, sói mòn, trơ sỏi đá. Nguyên nhân là do thói quen sống du canh du cư và đốt rừng làm nương rẫy của các dân tộc. Diện tích rừng đầu nguồn như ta thấy đã bị suy giảm nghiêm trọng. Những vụ sạt lở đất ở đây vẫn xảy ra thường xuyên. Cũng cần nhận thất rằng, các biện pháp bảo vệ rừng ở đây không được tiến hành sớm và có kế hoạch, làm cho hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến mất rừng như chúng ta thấy. Dọc đường đi chúng tôi quan sát thấy thực vật dường như chỉ có savan và cây bụi, thảm cỏ chiếm ưu thế, ngoài ra còn xuất hiện nhiều đồi Quế, đồi Chè… Do là vùng núi cao nên ở đây phổ biến những ruộng bậc thang- điển hình cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Xen giữa những qua đồi có nhiều khe suối, địa hình ở đây cao, dốc và rất hiểm trở, núi già được tân kiến tạo trẻ lại nên sắc nhọn. Sau một ngày vất vả đi xe, qua tỉnh Yên Bái cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đến với Lào Cai với SaPa thơ mộng. 4.1 Điểm SaPa Thị xã Lào Cai lên SaPa dài 38km, dộc hai bên đường là những hàng thông 5 lá giống cây thông rừng ôn đới. Thỉng thoảng chúng tôi bắt gặp những đồi đất trượt lớn, là hiện tượng thường gặp trong mùa mưa lũ của vùng này. Đến thị trấn SaPa chúng tôi cảm nhận thấy rõ về sự thay đổi khí hậu theo độ cao. Trời ở đây hanh khô và se lạnh. - Vị trí địa lý: SaPa là một thung lũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, nó được bao bọc bởi bốn bề là núi. - Địa chất: SaPa nằm trên phức hệ Hoàng Liên Sơn, hai khối núi: Phansipăng và Sapinh- Puluông hợp lại thành dãy núi quen gọi là Hoàng Liên Sơn. Lấy tên một loài cây vị thuốc nam hay mọc ở dãy núi này, cả hai đều có cấu tạo từ đá có nguồn gốc macma như đá granit, các đá phun trào và các đá khác, điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm. Các loài đá này đều có lớp vỏ phong hóa ở chân núi. Còn trên khu vực sườn dốc, nước trên mặt hoạt động dữ dội, tốc độ phong hóa nhỏ hơn tốc độ xâm thực, đá gốc lộ ra trơ trụi. Vì vậy đỉnh của các khối núi này sắc nhọn như răng cưa. Dãy Hoàng Liên Sơn là một khôi sót cổ nổi lên từ tiền Cambri và được nâng lên trong vận động tân kiến tạo. Đựợc hình thành do quá trình tạo núi Inđôxini, nên độ chênh cao lớn khoảng 300m. Hoàn toàn tách ra khỏi biển vào đầu đại Tân Sinh, là một khối măcma granit trẻ. Do vận động nâng lên chỉ xảy ra từng đợt xen kẽ với những thời kì yên tĩnh, nên nhiều bề mặt san bằng đồng thời cũng được hình thành, có bề mặt bình nguyên và bán bình nguyên cổ được nâng lên cao 2100- 2200m. Những bề mặt cao 1300- 1400m hay 1700-1800m như SaPa cũng được hình thành trong pha vận động này. - Địa hình SaPa: SaPa nằm ở độ cao 1360m so với mực nước biển, nó như một lòng chảo giữa bốn bề là núi, trên những sườn dốc người dân H’Mông đã làm ruộng bậc thang để canh tác trồng hoa màu. - Khí hậu: SaPa là một vùng đất tươi đẹp nổi tiếng của nước ta, một phần lớn là nhờ có khí hậu trong lành mát mẻ, mang tính chất là khí hậu miền núi nhiệt đới. SaPa được mệnh danh là Đà Lạt phương Bắc. Mùa hè, ngay những tháng nóng nhất thì giữa trưa trời SaPa vẫn lành lạnh, nhiệt độ 23độ- 24 độC, không mấy khi lên quá 27độC. Mùa đông ở SaPa có sương mù, nhiệt độ có khi xuống đến - 2độC hoặc - 4độC. Nên SaPa thỉnh thoảng có tuyết rơi. Một ngày bình thường ở SaPa cũng có bốn mùa như ở Đà Lạt. Buổi sáng là mùa xuân, buổi trưa là mùa hè, buổi chiều là mùa thu và buổi tối là mùa đông. Ở SaPa có một loại gió địa phương rất khô gọi là gió Ôkihồ. Gió thổi từ đảo Ôkiho tràn xuống thị trấn SaPa, gió thổi theo hướng Tây Bắc, theo quy luật gió thổi từ trên cao xuống thì càng nóng thêm. Thường càng về trưa bầu trời càng đẹp chỉ lơ lửng vài bụi mây, trên cao núi rừng như thu hẳn lại trong tầm mắt. Lượng mưa ở SaPa không nhỏ thường trên 3000mm. Nhưng vì đất dốc nên nước chảy nhanh, không hề có nước đọng lại, khách tới SaPa không cảm thấy ẩm ướt. - Sinh vật: Với khí hậu nhiệt đới ấy, SaPa cũng như những sườn cao trong dãy Hoàng Liên Sơn là giang sơn của một loại rừng gồm hai tầng, mà cây cối có nhiều loài gốc ôn đới như: Sồi, Giẻ. Và nhất là những loài cây lá kim như Tùng, Bách, Thông…. Những loại rừng này tùy thuộc vào đất đai mỗi nơi có một loài cây chiếm ưu thế nổi bật, khiến nguời ta gọi đây là rừng Thông Bách…nhưng đẹp nhất vẫn là rừng Pơmu- Samu. Ở phía trên đa số những loại cây Pơmu thường cao khoảng 15m. Mọc thành cụm khoảng chừng 30 cây, trên vỏ, rêu và địa y bám xanh đen và xám ngắt, xen nhau loang lổ như hình trang trí cho cả một rừng đều tăm tắp. Ở đây rừng nguyên sinh không còn, nhiều sườn núi trơ trọi, rừng chủ yếu là rừng trồng. Trên đường đi chúng tôi đi qua một khu rừng bị cháy 1.700ha. Tầng cây thấp hẳn xuống gần những cây lá rộng mọc ở rừng ôn đới như các loài Giẻ, Đỗ Quyên…hình dạng hoàn toàn tương phản với tầng trên: thân cong queo, cành đâm ra từ sát gốc, nhất là những nơi mà Đỗ Quyên chiếm ưu thế, giữa hai tầng rừng không có lây một cây thân dây leo. Những khu rừng này không có vắt, thú dữ, nhưng có hươu, khỉ, mèo rừng và các giống chim gốc Hoa Nam hay Miến Điện. SaPa là nơi cung cấp rau ôn đới cho toàn miền Bắc như Su Hào, Cải Bắp, Súp lơ, Su Su… Đặc biệt hai bên đường là các loại cây ôn đới phát triển quanh năm. SaPa còn là xứ sở của nhiều loài hoa, ngoài hoa Phong Lan còn có hoa Hồng. Đặc biệt là hoa Lay Ơn, hoa Bất Tử và rừng đào bạt ngàn với đủ màu sắc. * Một số điểm tham quan, nghiên cứu ở SaPa: 4.1.1 Điểm Cổng Trời, thác Tình Yêu, Thác Bạc + Điểm Cổng Trời: Vượt qua một chặng đường ngắn, đoàn chúng tôi tiến về địa điểm mang tên Cổng Trời, là ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai- Lai Châu để quan sát đỉnh Phansipăng. Khí hậu: ở đây gió thổi rất mạnh. Hình 13: Đỉnh Phansipăng + Thác Tình Yêu: Đoàn chúng tôi đang dần tiến về thác Tình Yêu, một trong những thác đẹp nhất ở SaPa. Sau một hồi đi bộ, cuối cùng cô trò chúng tôi cũng có mặt dưới chân thác. Đỉnh của thác nằm ở độ cao 2300m so với mực nước biển, đường chia nước gần 2300m từ trên cao đổ xuống vậy nên nó đã có tên là thác Tình Yêu. Hình 14: Thác Tình Yêu Thực vật ở đây chủ yếu là tre, trúc do bị chặt phá, nên rừng bị thoái hóa nặng nề. Thác bao giờ cũng chảy trên một phiến đá Granit. Thác Tình Yêu được tìm ra cách đây khoảng 2, 3 năm. Vẻ đẹp và sự thơ mộng của nơi đây chúng tôi một kỉ niệm không bao giờ quên được. Tạm biệt thác Tình Yêu chúng tôi lại đến với một điểm khám phá mới- Thác Bạc. + Thác Bạc: Thác bạc cách thị trấn SaPa 12km theo hướng Tây, độ cao 1800m. Thác bạc là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa. Dòng thác Bạc đổ dài trên 500m đổ xuống và có ánh bạc. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch. Đặc sản ở đây có cá Hồi, cá Tầm. Đây là con thác dài nhất Việt Nam. Hình 15: Thác Bạc 4.1.2 Điểm Vườn Hoa, Sân Mây, Núi Hàm Rồng và đỉnh Phansipăng Chia tay thác Bạc, đoàn chúng tôi lại tiên tới núi Hàm Rồng. Núi cao gần 2000m so với mực nước biển, nằm tại trung tâm thị trấn SaPa. Sự tích núi Hàm Rồng kể lại rằng: Ngày xưa các con vật đều sống hỗn độn. Ngọc Hoàng ban lệnh cá loài vật tự xác lập địa phận riêng cho mình, chúng tranh nhau tìm nơi trú ngụ, lúc này ba anh em nhà Rồng đang sống trong một hốc lớn, nghe tin vậy chạy sang hướng Đông thì hết chỗ, chúng chạy sang hướng Tây thì hai người anh chạy nhanh hơn và ở đó chờ người em. Người em chạy chậm lạc vào đám đông toàn sư tử, hổ, báo, sợ quá rùng mình co người lại. Đến lúc Ngọc Hoàng ban hết hạn thì hai người anh nhớ em rồi hóa đá, còn người em út hóa đá trong tư thế ngẩng cao đầu, mồm há to hướng về dãy núi Hoang Liên Sơn, từ đó đỉnh núi này có tên là núi Hàm Rồng. Hình 16: Núi Hàm Rồng Đoàn chúng tôi chinh phục đỉnh Hàm Rồng với mục đích quan sát cậu tạo đá, đặc biệt là sinh vật. Từ đây chúng tôi có thể bao quát toàn cảnh thị trấn SaPa. Trên đường đi chúng tôi đi qua vườn Lan, các loài Lan đầy đủ màu sắc, đầy đủ giống loài, được chăm sóc cẩn thận. Đoàn chúng tôi đang dần tiến tới Vườn Đào. Đào mùa này không có hoa, đã có quả nhiều vô kể nhưng còn non chưa ăn được, Vươn đào trông rất đẹp. Sau một chặng đường đoàn chúng tôi đi qua cổng trời một, cổng trời hai và cuối cùng cũng đến được với núi Hàm Rồng. Từ trên đỉnh Hàm Rồng, nhìn ra xa chúng tôi nhận thấy được đỉnh Phansipăng mang nhiều nét huyền bí và kỳ lạ. Tôi mong rằng có một lần nào đó được quay lại nơi đây và lên đỉnh cao của nóc nhà Đông Dương. Tiếp tục đến với Sân Mây thơ mộng và huyền ảo. Từ đây chúng tôi quan sát được toàn cảnh SaPa đẹp một cách lạ thường. Nhìn mọi cảnh vật trong sương mù, ta có cảm giác như mình đang lơ lửng giữa núi rừng này. Sau một ngày đi bộ vất vả, nhưng tôi cảm thấy mình đã học được hiều điều thú vị, đoàn chúng tôi tiếp tục trở về khách sạn và nghỉ tại đó để sáng mai tiếp tục chuyến hành trình mới. Tuyến LÀO CAI- HÀ NỘI Từ Lào Cai chúng tôi trở về Hà Nội. Khi đi qua đoạn gần cuối cùng ăn ra biển của đồng bằng sông Hồng, chúng tôi quan sát thấy xuất hiện nhiều bãi bồi lớn. Hệ thống đê ở đây cũng khá phát triển. Địa điểm đầu tiên tại Hà Nội mà đoàn chúng tôi tham quan đó chính là Lăng Bác. Chúng tôi được vào viếng lăng Bác. Đối với tôi đây là lần đầu tiên tôi được đến đây trong không khí trang nghiêm. Bác vẫn nằm đó dõi theo từng bước đi của đất nước. Lòng chúng tôi không khỏi bồi hồi, xúc động. Chúng tôi còn được tham quan nơi ở, và làm việc của Bác Hồ trong thời gian 15 năm cuối cùng tính từ năm 1954- 1969. Một trong ngững điểm tham quan đầu tiên của đoàn chúng tôi đó là tòa nhà Phủ Chủ Tịch. Đây chính là nơi làm việc củ Chủ Tịch nước và Phó Chủ Tịch nước, nơi thường xuyên diễn ra lễ đón tiếp các nguyên thủ của các quốc gia đến với Việt Nam chúng ta. Từ năm 1906- 1945, toàn quyền và toàn quyền Đông Dương Pháp đã ở và làm việc. Công trình này được tiến hành xây dựng từ năm 1900. Khi cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Nhưng trong thời gan đó Bác Hồ của chúng ta sống và làm việc tai số nhà 12- phố Ngô Quyền- Hà Nội. Đến năm 1946, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, thì nơi đây lại được sử dụng để làm trụ sở cao ủy trên toàn cõi Đông Dương. Sau thời điểm đó, Bác Hồ cùng với Trung Ương Đảng, Chính Phủ chuyển lên chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo nhân dân kháng chiến lâu dài. Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn độc lập. Vào tháng 10- 1954, Bác đã cùng với Trung Ương Đảng, Chính Phủ trở về thủ đô Hà Nội, về ở và làm việc tại nơi này. Bác cảm thấy” Tòa nhà này quá lớn và trang trọng, mà Bác lại chỉ có một mình, Bác ở như vậy rất là lãng phí, giữa lúc này nhân dân ta còn rất là nghèo, nhiều người chưa có nhà để ở, Bác là vị chủ tịch của dân nghèo nên ở nơi này sao đành”. Và cuối cùng người quyết định dùng công trình này phục vụ cho mục đích chung của Đảng và Nhà Nước. Và cũng trong thời gian đó, tòa nhà này với tên gọi là phủ toàn quyền Đông Dương, chính thức được chuyển sang tên gọi là Phủ Chủ Tịch. Trong khu di tích này Bác đã chọn một ngôi nhà làm nơi ở và làm việc cho mình. Đây là nơi ở của một người công nhân thơ điện thời Pháp từng phục vụ cho những viên toàn quyền Đông Dương. Ngôi nhà này có tên là“ di tích nhà 54”. Bởi vì tháng 12- 1954, Bác Hồ của chúng ta chính thức ở và chuyển về đây làm việc. Đây là một ngôi nhà bình thường, có ba căn phòng: phòng ngủ, phòng ăn, và phòng làm việc. Bác ở và làm việc ở đây trong thời gian 4 năm từ 1954- 1958. Sau rất nhiều lần từ chối làm một ngôi nhà riêng có đầy đủ tiện nghi, thì mãi đến năm 1958 Bác cũng đã đồng ý làm một ngôi nhà riêng, làm theo kiểu ngôi nhà sàn ở các dân tộc Việt Bắc. Nhà được dựng ở bên kia bờ ao cá. Vào ngày 15- 4- 1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Sau một tháng thi công thì ngôi nhà hoàn thành. Tuy nhiên mọi hoạt động ăn uống của Bác vẫn diễn ra ở ngôi nhà 54. Đoàn chúng tôi còn được tham quan nơi bảo quản những chiếc xe ô tô phục vụ công tác của Bác. Trong khu di tích này, do đời sống của cán bộ gặp nhiều khó khăn nên Bác gợi ý cải tạo hồ trong này thành một ao nuôi cá với diện tích lớn. Kết thúc chuyên thăm lăng Bác và khu di tích đầy ý nghĩa, đoàn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám- nơi ghi lại dấu ấn của những nhân tài đất Việt. 6. Tuyến HÀ NỘI- VINH Đây là địa điểm cuối cùng mà đoàn chúng tôi đặt chân đến. Tại đây, chúng tôi có cơ hội đi thăm quê nội và quê ngoại của Bác. KẾT LUẬN CHUNG Kết thúc 11 ngày ra miền Bắc, chuyến đi của chúng tôi đã thành công tốt đẹp hơn cả mong đợi. Tất cả mọi người đều khỏe mạnh đó là thành công lớn nhất mà đoàn chúng tôi giành được. Đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa không chỉ đối với riêng tôi mà còn đối với tất cả các thành viên trong tập thể lớp 08CDL. Quả đúng như câu nói: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng tôi đã thật sự biết thêm được nhiều điều bổ ích sau chuyến đi này. Hiểu được thêm sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên Việt Nam, hiểu được phần nào lối sống, phong tục tập quán của người dân miền Bắc, hiểu được cuộc sống của các dân tộc nơi mảnh đất này. Và đặc biệt với sự kết hợp “ học đi đôi với hành”, mỗi chúng tôi đều đã trang bị cho riêng mình những kiến thức sâu rộng hơn về “ Địa lí tự nhiên Việt Nam”. Chuyến đi của chúng tôi tuy còn gặp nhiều khó khăn, song với sự đoàn kết, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau của mọi thành viên trong lớp, và đăc biệt nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của thầy cô giáo, đoàn chúng tôi đã vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công như hôm nay. Với tấm lòng yêu thương sinh viên như con, các thầy cô trong đoàn đã chỉ bảo tận tình, dạy cho chúng tôi những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, cũng như trong học tập. Chúng tôi thầm cảm ơn các thầy cô vì đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có được thành công như vậy. Đây là chuyến thực tế đâu tiên, mà có lẽ cũng là lần cuối cùng cả lớp chúng tôi đi thực tế ra miền Bắc. Chính vì vậy mà những kỉ niệm đã có, mỗi thành viên trong tập thể lớp 08CDL sẽ chẳng bao giờ có thể quên được. Em mong thầy cô và các bạn sẽ giữ mãi những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng này. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa, Ban Giám Hiệu nhà trường, và đăc biệt là lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đậu Thị Hòa- Trưởng đoàn, và thầy Nguyễn Văn Nam- Phó đoàn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong chuyến đi này. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthucte_6936.doc
Tài liệu liên quan