Thực tiễn áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và các kiến nghị

Năm là, nhận thức của các chủ thể hoạt động trong chợ đầu mối về đảm bảo ATTP còn hạn chế Là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho khắp thành phố, việc đảm bảo ATTP trong kinh doanh, buôn bán ở chợ đầu mối phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về ATTP. Vì thế, các chủ thể tham gia vào hoạt động của chợ đầu mối cũng phải tuân thủ các quy định này, bao gồm: Cơ quan QLNN về ATTP (Thanh tra Sở Y tế về An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Thú y, lực lượng Cảnh sát môi trường); Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh và khai thác chợ đầu mối, các thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, dịch vụ tại các chợ và các chủ thể khác. Theo đó, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia vào hoạt động của các chợ đầu mối nhằm đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP. Tuy nhiên, việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ này còn chưa triệt để, xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của các chủ thể về tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn cũng như vai trò của mình trong việc đảm bảo ATTP. Các cơ quan QLNN còn lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, kiểm soát đầu vào cho đến đầu ra; Ban quản lý chợ chưa sâu sát đến từng cơ sở kinh doanh; các doanh nghiệp và thương nhân kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận, coi thường pháp luật, còn người tiêu dùng thì vẫn thờ ơ, vô cảm trước những hành vi vi phạm ATTP. Chính từ nhận thức chưa đúng đắn có tính chất dây chuyền này đã vô tình tiếp tay cho những hành vi trục lợi, vi phạm pháp luật ATTP, nên tại các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh, pháp luật quy định một đường, thực tế áp dụng vào kinh doanh một nẻo và thực phẩm bẩn trở nên “gần gũi” với người dân hơn bao giờ hết. Tình trạng trên đòi hỏi UBND TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo ATTP cho nhân dân, cả người kinh doanh và người tiêu dùng. UBND thành phố cần có những quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động tại các chợ đầu mối, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa; đảm bảo các kênh truyền thông, liên lạc luôn thông tin đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời tình hình ATTP đến các chủ thể tại chợ đầu mối và người tiêu dùng; thường xuyên thực hiện công tác tập huấn kiến thức, tuyên truyền, giáo dục về ATTP nhằm nâng cao nhận thức của chủ thể kinh doanh, tiêu dùng. Ngoài ra, cần phải quy định chế độ khen thưởng cụ thể, rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP; “thưởng nóng” bằng tiền, hiện vật cho cá nhân nào phát hiện, tố giác hành vi vi phạm ATTP

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và các kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT THÛÅC TIÏÎN AÁP DUÅNG PHAÁP LUÊÅT VÏÌ ÀAÃM BAÃO AN TOAÂN THÛÅC PHÊÍM TAÅI CAÁC CHÚÅ ÀÊÌU MÖËI THAÂNH PHÖË HÖÌ CHÑ MINH VAÂ CAÁC KIÏËN NGHÕ Võ Trung Tín* Trương Văn Quyền** nguyễn THị Hồng THắM*** * ThS. Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. **, *** Phòng Pháp chế, Công ty Cổ phần đầu tư Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh. 1 Vĩnh Tịnh, (2006), Từ điển Tiếng Việt, Bến Tre, Nxb. Lao Động, tr. 206. 2 Vĩnh Tịnh, (2006), Sđd, tr. 319. 3 Xem: Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. 1. chợ đầu mối và tình hình an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối TP. Hồ chí Minh 1.1 Khái niệm chợ đầu mối “Chợ đầu mối” là một khái niệm mới, được các tiểu thương và người dân sử dụng phổ biến trong mua bán hàng ngày. Trong đó, “chợ được hiểu là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, những buổi nhất định”1, còn “đầu mối là nơi mà từ đó tỏa ra các hướng”2. Chợ đầu mối được hiểu là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác3. Chợ đầu mối thường là chợ chuyên doanh chỉ cung cấp một hoặc một số ngành hàng đặc thù và hoạt động chủ yếu về đêm đến rạng sáng. Ở An toàn thực phẩm (ATTP) đang là một vấn đề nóng trong toàn xã hội. Đặc biệt, tại TP. Hồ Chí Minh, với việc hình thành và phát triển hệ thống các chợ đầu mối lớn của khu vực và cả nước, vấn đề ATTP càng trở nên bức thiết. Để người dân được cung cấp nguồn “thực phẩm sạch”, pháp luật cần đảm bảo được cơ chế quản lý và chế tài xử phạt thống nhất, hiệu quả. Bài viết tập trung làm rõ hai vấn đề: (i) thực trạng tình hình ATTP và (ii) thực trạng áp dụng pháp luật về ATTP tại các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra các bất cập và đưa ra một số kiến nghị. 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT TP. Hồ Chí Minh, các chợ đầu mối chủ yếu là chợ nông sản thực phẩm, tiêu biểu như: Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Thủ Đức, Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền, và Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn. Để được xem là một chợ đầu mối, chợ cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản như sau: - Thời gian hoạt động của chợ phải thường xuyên và ổn định; - Vị trí xây dựng chợ phải đảm bảo được mạng lưới giao thông và vị trí thuận lợi để cung cấp và phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người tiêu dùng; - Quy mô chợ lớn hơn hẳn so với các chợ dân sinh thông thường; - Quản lý ở chợ đầu mối là UBND (UBND) tỉnh, thành phố; - Chợ đầu mối có chức năng đa dạng. Ngoài chức năng trao đổi, buôn bán hàng hóa, thực phẩm như các chợ dân sinh nhỏ lẻ, chợ đầu mối còn là nơi: thu gom hàng hóa; kiểm tra - kiểm dịch về số lượng, chất lượng; điều hành quản lý hoạt động mua bán và các dịch vụ khác (đóng gói, vận chuyển,); thực hiện việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo ATTP trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Nói cách khác, chợ đầu mối thực hiện tất cả các khâu từ thu gom (nhập khẩu) cho đến bảo quản, lưu trữ và sau đó phân phối hàng hóa, thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây chính là tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt chợ đầu mối với các chợ dân sinh thông thường. Thực hiện đầy đủ những chức năng trên thì chợ đầu mối mới đảm bảo được vai trò số một của mình trong cung ứng hàng hóa, thực phẩm trên thị trường. 1.2. Tình hình ATTP tại các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh ATTP “là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”4. Việc bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và được thực hiện dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với vai trò là đầu mối cung cấp và phân phối nguồn thực phẩm lớn nhất cho thành phố và các vùng lân cận, việc đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối càng trở nên quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, nếu thực phẩm được đảm bảo an toàn, vệ sinh từ khâu thu gom đến bảo quản ngay tại chợ đầu mối thì sẽ loại bỏ được thực phẩm không an toàn, kém chất lượng trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Ngược lại, việc không đảm bảo ATTP ngay tại “nguồn” của thực phẩm là các chợ đầu mối sẽ dẫn đến hậu quả là “thực phẩm bẩn” tràn lan trên thị trường và diễn biến ngày một phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Ví dụ, tại Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Thủ Đức, ngày 27/01/2015, Đội Quản lý thị trường 1A (Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh) kiểm tra 2 kho lạnh của 9 tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ chứa hơn 63 tấn nông sản nhập ngoại và phát hiện lượng lớn trái cây kém chất lượng. Theo đó, gần 28 tấn gồm lê tươi, nho tươi và hành củ xuất xứ Hàn Quốc đã có dấu hiệu hư hỏng (úng, mốc, biến đổi màu sắc); gần 25.000 gói nước ép trái lê trên nhãn có chữ Hàn Quốc, không có thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng và không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc; gần 36 tấn trái cây nhập ngoại (lê, táo, quýt, cam) chủ yếu xuất 4 Theo: truy cập ngày 10/05/2016. 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT xứ Trung Quốc, trên các thùng hàng không bảo đảm nhãn mác theo quy định. Nguồn gốc xuất xứ của những lô hàng tại chợ cũng không được đảm bảo. Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được các tiểu thương chứng minh khá sơ sài, có trường hợp chủ hàng một đàng còn hóa đơn ghi tên một nẻo. Hóa đơn giá trị gia tăng phần tên người mua chỉ có họ tên còn địa chỉ thì ghi “các tỉnh miền Trung, TP. Hồ Chí Minh” cho cả một lô hàng trên chục tấn. Còn giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu có khi một tờ được cấp cho cả 3 mặt hàng, 3 biển số xe, dù bên dưới có ghi “nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác” nhưng mục nơi đến lại ghi: “Các tỉnh, thành trong cả nước”. Như vậy, việc hàng hóa thực tế và hồ sơ có đúng là một lô hàng hay không chỉ có chủ hàng mới biết, còn cơ quan quản lý khó phát hiện5. Ngày 03/02/2015, Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh phát hiện một tiểu thương tại Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền kinh doanh gần 490 kg thịt heo có nguồn gốc từ Long An nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Điều đặc biệt là toàn bộ số thịt heo này đang có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi. Lực lượng chức năng đã tịch thu số thịt bẩn này đem tiêu hủy, đồng thời lập biên bản xử phạt hành chính 19 triệu đồng đối với tiểu thương nêu trên. Cũng trong ngày 03/02/2015, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã xử lý 05 vụ vận chuyển thịt vào Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Thủ Đức không có giấy chứng nhận kiểm dịch, phương tiện vận chuyển không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, trốn tránh việc phúc kiểm tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông6. Đầu năm 2016, Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều trường hợp đưa thịt heo bơm nước, thịt heo thối vào Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền và Hóc Môn. Đơn cử vào ngày 23/01/2016, cơ quan thú y phát hiện có 550 kg thịt heo bơm nước từ Đồng Nai chuyển đến một chủ kinh doanh trong Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn, cơ quan này đã tiến hành tiêu hủy và xử phạt chủ kinh doanh 2,5 triệu đồng. Trước đó một ngày, Trạm Kiểm tra vệ sinh thú y Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền cũng phát hiện một xe tải chở 80 kg thịt heo có nguồn gốc từ Long An bị rỉ dịch do bơm nước về sạp của một tiểu thương kinh doanh tại chợ này. Số thịt này sau đó đã bị cơ quan chức năng tiêu hủy và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) 3,3 triệu đồng đối với tiểu thương vi phạm7. Thực tế trên cho thấy, tình hình ATTP đã và đang diễn ra tại các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh là rất đáng lo ngại. Tiểu thương kinh doanh vì lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng thực phẩm, không tuân thủ quy định của pháp luật; các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo trong công tác quản lý, thanh tra - kiểm tra, cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm vẫn còn quá nhẹ tay. Điều này không chỉ gây ra tác hại nghiêm trọng về mặt tâm lý, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cả thế hệ tương lai của đất nước. 5 Xem: Khoản 1 Điều 2 Luật ATTP năm 2010. 6 Xem thêm: Ngọc Ánh, “Lỏng lẻo quản lý trái cây ngoại”, 20150128222017093.htm (truy cập ngày 10/05/2016). 7 Xem thêm: Trung Kiên, “Phát hiện gần nửa tấn thịt bẩn trong chợ đầu mối Bình Điền”, doanh/phat-hien-gan-nua-tan-thit-ban-trong-cho-dau-moi-binh-dien-1423668192.htm (truy cập ngày 10/05/2016). 39 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 2. Pháp luật về an toàn thực phẩm Chất lượng phát triển của một quốc gia được đánh giá chủ yếu dựa trên chỉ số phát triển con người của quốc gia đó. Chỉ số phát triển con người lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố sức khỏe của mỗi cá nhân. Do đó, việc cung cấp cho người dân nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu cấp thiết và là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở nước ta, vấn đề ATTP luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng với việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quy định về ATTP. Ngày 26/7/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh vệ sinh ATTP, gồm 07 chương với 54 điều, có hiệu lực chính thức vào ngày 01/11/20038. Một trong những nội dung mới của Pháp lệnh là đã quy định “kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện” (Điều 4). Có thể nói đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định tương đối đầy đủ các khía cạnh quản lý nhà nước (QLNN) về vệ sinh ATTP. Để đáp ứng những yêu cầu mới về tình hình ATTP, năm 2010, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật ATTP, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2011, thay thế Pháp lệnh vệ sinh ATTP năm 2003. Luật ATTP năm 2010 quy định khá đầy đủ về QLNN đối với ATTP trong thời kỳ mới, cụ thể: quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm QLNN về ATTP. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành luật và điều chỉnh chi tiết các vấn đề phát sinh liên quan đến ATTP, như Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về ATTP (thay thế Nghị định số 91/2012/NĐ-CP); và các Thông tư hướng dẫn với từng nội dung cụ thể. Ngoài ra, vấn đề ATTP còn được đề cập trong các nghị quyết của Quốc hội, chương trình hành động, chiến lược quốc gia9. Đặc biệt, trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có hẳn một điều về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh ATTP”10 với mức phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo hậu quả của hành vi phạm tội gây ra. Gần đây nhất, BLHS năm 2015 quy định tại Điều 317 về Tội vi phạm quy định về vệ sinh ATTP, theo đó, việc xử lý hình sự căn cứ theo quy định về “cấu thành hình thức” chứ không phải cấu thành vật chất như trước đây, cho phép có thể xử lý ngay khi diễn ra hành vi phạm tội mà không cần phải đợi đến khi xảy ra hậu quả của việc phạm tội; mức phạt tù có thể lên tới 20 năm tù giam. Đây có thể được coi như một bước đột phá trong cuộc chiến với tình trạng “thực phẩm bẩn” đang diễn ra hàng ngày, gây bất an trong cộng đồng thời gian qua. 8 Xem thêm: Trần Ngọc, “Tuồn heo chết, heo bơm nước vào chợ đầu mối”, bom-nuoc-vao-cho-dau-moi-610184.html (truy cập ngày 10/05/2016). 9 Xem thêm: Pháp lệnh vệ sinh ATTP năm 2003. 10 Xem: “Pháp luật ATTP qua thực tiễn áp dụng tại các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh và định hướng hoàn thiện”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố (Trương Văn Quyền chủ nhiệm), 2013, tr. 31-34. 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Nhìn chung, các văn bản pháp luật đã quy định tương đối toàn diện về các nội dung đảm bảo ATTP, tạo ra hành lang pháp lý khá vững chắc để thực hiện công tác QLNN trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc vận dụng những quy định chung này vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương, khu vực, trong đó có hệ thống các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến hiệu quả đảm bảo ATTP chưa cao. 3. Khó khăn khi áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối TP. Hồ chí Minh và kiến nghị Đóng vai trò số một trong cung cấp và phân phối hàng hóa, thực phẩm trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận, hệ thống các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh đang là trọng điểm trong công tác bảo đảm ATTP của thành phố. Quá trình quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đây, việc áp dụng các quy định của pháp luật về ATTP đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố. - Một là, sự chồng chéo trong công tác quản lý và xử phạt vi phạm về ATTP tại chợ đầu mối Theo quy định, các Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đều có trách nhiệm QLNN về ATTP11. Tại TP. Hồ Chí Minh, để xử lý một vụ việc vi phạm ATTP trên địa bàn, trách nhiệm thuộc về các cơ quan: Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm), Sở Công thương (Thanh tra Quản lý thị trường), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y và Kiểm nghiệm chất lượng nông sản), Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan Kiểm định chất lượng), Cơ quan Công an về môi trường. Tại cuộc họp trực tuyến giữa các bộ, ban, ngành 63 tỉnh thành về vệ sinh ATTP ngày 26/4/2012, Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm và môi trường - Bộ Công an đã dẫn chứng một vụ việc và kết luận rằng, việc cả 4 cơ quan nhà nước cùng bắt tay nhau để quản lý “bó rau, mớ thịt, con cá” trong bữa ăn của người dân là bất hợp lý và hầu như không phát huy tác dụng12. Rõ ràng, tình trạng các cơ quan nhà nước quản lý lỏng lẻo và không đồng bộ, chồng lấn trách nhiệm đang tạo ra những kẽ hở lớn cho vi phạm pháp luật về ATTP. Do đó, theo chúng tôi, cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan QLNN về ATTP tại các chợ đầu mối. Trong đó, giao trách nhiệm quản lý chính về ATTP cho Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh hoặc thành lập một cơ quan QLNN độc lập về vệ sinh ATTP, trực thuộc UBND Thành phố. Các cơ quan thuộc các sở, ban, ngành khác có trách nhiệm cử chuyên viên hỗ trợ, phối hợp cũng như trợ giúp Sở Y tế trong công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền giáo dục. Riêng phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm vệ sinh ATTP, phối hợp chính với Sở Y tế là lực lượng Cảnh sát môi trường. - Hai là, hành vi vi phạm pháp luật về ATTP chủ yếu chỉ bị xử phạt VPHC Theo quy định, các trường hợp vi phạm quy định về ATTP sẽ bị xử phạt VPHC hoặc xử lý hình sự. Mức cao nhất của hình thức phạt tiền đối với mỗi hành vi VPHC về ATTP là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. 11 Điều 244 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 12 Xem: Chương X, Luật ATTP năm 2010. 41 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân vi phạm), hoặc thấp hơn 7 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức vi phạm) thì mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với cá nhân, hoặc 7 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức13. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Cục ATTP trong tháng 4/2016, các trường hợp vi phạm quy định về ATTP chủ yếu chỉ bị xử phạt VPHC với hình thức phạt tiền (số tiền chỉ từ con số vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng), thu hồi, tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng14. Rõ ràng, hình thức xử lý vi phạm như trên chưa tương xứng với hành vi và hậu quả. Các biện pháp xử phạt được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng còn rất nhẹ so với mức độ vi phạm của chủ thể kinh doanh, nên chưa đủ sức răn đe và hiệu quả phòng ngừa vi phạm là rất thấp. Chính vì thế, hàng ngày vẫn có hàng chục tấn cá, thịt, rau củ quả không đảm bảo ATTP được ngang nhiên mua bán tại các chợ đầu mối. Do đó, cơ chế xử lý vi phạm cần nghiêm khắc và mang tính răn đe cao hơn. Đối với xử lý hành chính, hình thức phạt tiền cần tăng mức tiền phạt cho mỗi hành vi vi phạm của cá nhân và tổ chức, cả mức tối thiểu và tối đa; đồng thời tăng cường áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong nhiều trường hợp vi phạm. Đối với xử lý hình sự, BLHS năm 2015 đã chuyển Tội vi phạm quy định về vệ sinh ATTP thành cấu thành hình thức và tăng mức phạt tù tối đa cho tội này lên đến 20 năm tù giam. Quy định này là một hướng đi đúng đắn và pháp luật về ATTP cần có những quy định mới kịp thời để đồng bộ và cụ thể hóa điều luật này của BLHS năm 2015. - Ba là, thiếu sự phối hợp và liên kết giữa các khâu sản xuất - cung ứng - lưu thông thực phẩm tại các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng, địa phương Hiện nay, 80% lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh được nhập từ các tỉnh trong khu vực và lân cận14. Tuy nhiên, việc cung ứng nguồn thực phẩm này còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ do tư nhân đảm nhiệm và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Công tác đảm bảo ATTP, kiểm định chất lượng hàng hóa tại các chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý theo mô hình chuỗi lưu thông thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” của các nước. Ở Trung Quốc và Thái Lan, các cơ quan chức năng không chỉ kiểm tra hàng hóa thực phẩm ở khâu cuối cùng trước khi đưa vào tiêu dùng, mà tiến hành kiểm tra, giám sát theo từng mắt xích, từng công đoạn từ khâu sản xuất, khâu chế biến - đóng gói - vận chuyển đến khâu tiêu thụ. Mặt khác, Chính phủ các nước còn quan tâm đặc biệt đến vấn đề làm sạch môi trường nơi sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu vào, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đầu 13 Xem: Điều 4 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về ATTP. 14 Một đơn vị bắt quả tang vụ vận chuyển 3.000 tấn mỡ thối đang được chuyển đến một cửa hàng kinh doanh lòng heo tại chợ đầu mối. Chủ cửa hàng cho rằng, đó là mỡ dùng làm thức ăn gia súc, không phải cho người; Thanh tra Y tế cho rằng, đây chưa phải là thực phẩm, vì nó vẫn còn trong giai đoạn là mỡ; Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vì được bày bán trong cửa hàng thì chắc chắn là thực phẩm, đủ cơ sở tịch thu, xử lý (Theo gan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=470257 truy cập ngày 11/05/2016). 42 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT ra, tăng cường giám sát và cảnh báo chặt chẽ thị trường. Nhờ đó, đã tạo ra một chuỗi liên kết có hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Liên minh châu Âu - EU sử dụng “hệ thống cảnh báo nhanh từ xa” (RASFF). Hệ thống này có một cơ sở dữ liệu giúp các nước thành viên có thể sử dụng để liên lạc với các nước khác nếu phát hiện thực phẩm không an toàn và đưa ra biện pháp xử lý là loại bỏ tại biên giới các nước thành viên EU hoặc sẽ bị thu hồi nếu đã có mặt tại thị trường EU. Đồng thời, ngay lập tức thông báo cho Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng RASFF nếu có bất kỳ thông tin gì về các rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe từ mặt hàng thực phẩm trên thị trường của họ và hệ thống RASFF sẽ đánh giá các báo cáo. Song song với hệ thống RASFF là “lực lượng phản ứng nhanh về ATTP” gồm các cơ quan chuyên trách về ATTP. Khi phát hiện nguồn thực phẩm kém chất lượng, lực lượng này sẽ nhanh chóng có mặt và ngay lập tức thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết để ngăn chặn không cho nguồn thực phẩm này xâm nhập vào các nước EU. Tham khảo kinh nghiệm từ mô hình này, cơ quan quản lý các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh có thể liên tục cập nhật và nắm bắt thông tin từ các vùng sản xuất, nhập khẩu thực phẩm về chất lượng của thực phẩm để đề ra các giải pháp mang tính phòng ngừa. Nếu phát hiện nguồn thực phẩm không đảm bảo các yêu cầu ATTP thì ngay lập tức, Thanh tra Sở Y tế, lực lượng Cảnh sát môi trường phải tiêu hủy hoặc trả về nơi xuất phát; đồng thời, công bố công khai ngay tại bảng tin các chợ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cửa ngõ giao nhận thực phẩm về nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng nhằm thông tin kịp thời đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường triển khai chương trình “Liên kết ngành giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh thành trong và ngoài nước”, “Kết nối doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố” để tìm kiếm các đơn vị, đối tác tham gia chuỗi ATTP và đưa hàng hóa đảm bảo an toàn vào hệ thống phân phối chợ đầu mối và trên địa bàn thành phố. - Bốn là, còn thiếu các quy định điều chỉnh trực tiếp về ATTP tại các chợ đầu mối Hệ thống các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được xây dựng và đi vào hoạt động với những đặc thù riêng biệt so với chợ dân sinh truyền thống. UBND TP. Hồ Chí Minh đã có những đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống chợ đầu mối và quy định về tăng cường công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố, như: Chỉ thị số 26/2014/CT-UBND ngày 17/9/2014 về việc tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Chỉ thị số 18/2009/CT-UBND về việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm trong kinh doanh sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu; Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn thành phố. 15 Theo: (truy cập ngày 10/5/2016). 16 Theo: (truy cập ngày 10/5/2016). 43 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 19(323) T10/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Tuy nhiên, các văn bản này đang là các chủ trương, kế hoạch áp dụng chung cho thành phố mà chưa chú trọng đến vấn đề kiểm tra, giám sát thực phẩm, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động tại các chợ đầu mối. Chính lỗ hổng pháp lý này dẫn đến tình trạng lộn xộn, bế tắc trong khâu quản lý ATTP, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các chợ đầu mối trên địa bàn. Việc xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm còn quá nhẹ, chưa triệt để và chủ yếu dựa vào nội quy của các chợ chứ chưa được điều chỉnh bởi một văn bản cụ thể từ UBND thành phố. Một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra là cần xây dựng các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các chợ đầu mối, không chỉ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mà còn trên phạm vi cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của cơ quan quản lý, tiểu thương kinh doanh tại chợ và biện pháp xử lý vi phạm pháp luật ATTP. - Năm là, nhận thức của các chủ thể hoạt động trong chợ đầu mối về đảm bảo ATTP còn hạn chế Là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho khắp thành phố, việc đảm bảo ATTP trong kinh doanh, buôn bán ở chợ đầu mối phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về ATTP. Vì thế, các chủ thể tham gia vào hoạt động của chợ đầu mối cũng phải tuân thủ các quy định này, bao gồm: Cơ quan QLNN về ATTP (Thanh tra Sở Y tế về An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Thú y, lực lượng Cảnh sát môi trường); Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh và khai thác chợ đầu mối, các thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, dịch vụ tại các chợ và các chủ thể khác. Theo đó, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia vào hoạt động của các chợ đầu mối nhằm đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP. Tuy nhiên, việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ này còn chưa triệt để, xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của các chủ thể về tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn cũng như vai trò của mình trong việc đảm bảo ATTP. Các cơ quan QLNN còn lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, kiểm soát đầu vào cho đến đầu ra; Ban quản lý chợ chưa sâu sát đến từng cơ sở kinh doanh; các doanh nghiệp và thương nhân kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận, coi thường pháp luật, còn người tiêu dùng thì vẫn thờ ơ, vô cảm trước những hành vi vi phạm ATTP. Chính từ nhận thức chưa đúng đắn có tính chất dây chuyền này đã vô tình tiếp tay cho những hành vi trục lợi, vi phạm pháp luật ATTP, nên tại các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh, pháp luật quy định một đường, thực tế áp dụng vào kinh doanh một nẻo và thực phẩm bẩn trở nên “gần gũi” với người dân hơn bao giờ hết. Tình trạng trên đòi hỏi UBND TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo ATTP cho nhân dân, cả người kinh doanh và người tiêu dùng. UBND thành phố cần có những quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động tại các chợ đầu mối, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa; đảm bảo các kênh truyền thông, liên lạc luôn thông tin đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời tình hình ATTP đến các chủ thể tại chợ đầu mối và người tiêu dùng; thường xuyên thực hiện công tác tập huấn kiến thức, tuyên truyền, giáo dục về ATTP nhằm nâng cao nhận thức của chủ thể kinh doanh, tiêu dùng. Ngoài ra, cần phải quy định chế độ khen thưởng cụ thể, rõ ràng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP; “thưởng nóng” bằng tiền, hiện vật cho cá nhân nào phát hiện, tố giác hành vi vi phạm ATTP n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_tien_ap_dung_phap_luat_ve_dam_bao_an_toan_thuc_pham_tai.pdf
Tài liệu liên quan