Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 8 I_ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 8 1_ Khái niệm 8 2_ Đặc điểm 9 2.1_ Chủ thể 9 2.2_Hình thức 9 2.3_ Đối tượng 10 2.4_Nội dung 10 2.4.1_ Đối tượng của hợp đồng 11 2.4.2_ Số lượng, chất lượng 11 2.4.3_ Giá, phương thức thanh toán 11 2.4.4_ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng 11 3_ Nguồn luật điều chỉnh 12 3.1.Qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng 12 3.1.1. Pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 12 3.1.2.Pháp luật trong thời buổi kinh tế thị trường 12 3.2. Nguồn luật điều chỉnh 13 II_ Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 14 1_ Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 14 1.1_ Nguyên tắc 14 1.2_ Trình tự giao kết hợp đồng 15 1.2.1_ Đề nghị giao kết hợp đồng 15 1.2.2_ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 17 1.3_ Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 17 2_Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18 2.1_ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán 18 2.2_ Nghĩa vụ các bên trong thực hiện hợp đồng 19 2.2.1_ Nghĩa vụ của bên bán 19 2.2.2_ Nghĩa vụ cơ bản của bên mua 23 2.3_ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 24 3_ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 25 3.1_ Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 26 3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 28 4_ Giải quyết tranh chấp 29 4.1. Thương lượng giữa các bên 29 4.2. Hòa giải giữa các bên 30 4.3. Giải quyết tại Trung tâm trọng tài 30 4.4. Giải quyết tại Tòa án 31 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÈ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM 33 I_Tổng quan về công ty cổ phần Việt Kim 33 1_ Giới thiệu chung 33 1.1_Giới thiệu chung về công ty cổ phần Việt Kim 33 1.2_ Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức 36 1.2.1_ Cơ cấu tổ chức 36 1.2.2_ Chức năng nhiệm vụ 37 1.3_ Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40 1.3.1. Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40 1.3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 41 2_Hoạt động của công ty trong những năm gần đây 42 2.1_ Những thành tựu của công ty Việt Kim 42 2.2_ Những hoạt động của công ty có liên quan đến lao động 46 II_Ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phẩn Việt Kim 49 1_Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt kim 49 2_ Qúa trình giao kết 50 2.1_ Căn cứ giao kết hợp đồng 50 2.2_Chủ thể giao kết hợp đồng 52 2.3_ Đề nghị giao kết hợp đồng 53 2.4_Hình thức và nội dung hợp đồng giao kết 54 3_ Việc thực hiện hợp đồng tại công ty 66 3.1. Thực hiện điều khoản về chất lượng, số lượng 66 3.2. Thực hiện điều khoản về địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa 66 3.3. Thực hiện điều khoản về giá cả và thanh toán 67 3.4. Thanh lý hợp đồng 68 4. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 69 5. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp 70 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP VIỆT KIM 72 I. Nhận xét về quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim 72 1. Những kết quả đã đạt được: 72 2. Những khó khăn 74

doc77 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Nguồn thứ nhất đó là các khách hàng, các đại lý quan thuộc cua công ty, từ trước đã luôn tiêu thụ, cố định của công ty. Đây cũng là nguồn chính cho đầu bán lẻ sản phẩm. Nguồn khách hàng thứ hai là thông qua các dự án đấu thầu cho các công trình xây dựng, khi đó công ty Việt Kim cũng sẽ tham gia vào đấu thầu như các công ty khác nhằm dành được hợp đồng. Ngoài ra còn có các nguồn khách hàng mới. Theo thống kê của công ty lượng khách hàng cố định dù không tăng nhưng nguồn khách hàng mới, nguồn khách hàng mà thông qua các công trình đấu thầu của công ty thì một vài năm gần đây ngày một tăng nhanh. Do hiện nay, cac khu công nghiệp, khu chung cư cao cấp mọc lên ngày một nhiều, nhu cầu của việc lắp đặt đối với hàng loạt các công trình càng tăng cao, nên theo đó Việt Kim cũng đã mở rộng nguồn khách hàng. 2_ Qúa trình giao kết 2.1_ Căn cứ giao kết hợp đồng Như chúng ta đã biết không có một văn bản nào của Nhà nước qui định nếu văn bản không có phần căn cứ thì sẽ vô hiệu hay thiếu sót. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng không nhất thiết phải nêu căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các bên trong hợp đồng có thể định hướng được các nội dung khác của hợp đồng thì khi soạn thảo nên có phần căn cứ. Vấn đề về căn cứ của hợp đồng đã được Công ty CP Việt Kim áp dụng một cách triệt để. Hầu hết tất cả hợp đồng của công ty đều có ghi rõ căn cứ áp dụng và dựa vào các hợp đồng mua bán hàng hoá mà Công ty CP đã ký kết thì có thể thấy việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty dựa trên các căn cứ sau: * Căn cứ pháp lý + Đối với những hợp đồng được ký trước khi có Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 thì công ty căn cứ vào: - Bộ luật dân sự 1995; - Luật thương mại 1997; - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. + Đối với những hợp đồng mà được ký kết khi Bộ luật dân sự và Luật thương mại mới có hiệu lực thì công ty căn cứ vào: - Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006; - Luật thương mại 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006. Ngoài ra tuỳ theo đối tượng của từng loại hợp đồng thì công ty cũng có thể dựa trên căn cứ như, Công văn số 07/TMHT ngày 28/1/2008 về việc xin ký hợp đồng mua bán giấy năm 2008; Căn cứ bản chào giá bán hoá chất nhập khẩu của Công ty CP Việt Kim…để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. * Căn cứ thực tiễn Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá bên cạnh những căn cứ về pháp lý, Công ty còn căn cứ vào căn cứ thực tiễn. Đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng của công ty. Khả năng đó là có thể giao hàng theo đúng khối lượng, đúng địa điểm hoặc thời gian hay không hoặc vấn đề tổ chức điều hành của Công ty trong việc sản xuất kinh doanh. Tuy vậy thì trong đa số các hợp đồng mà công ty đã tiến hành giao kết thì phần căn cứ đều ghi là “… theo nhu cầu và năng lực của…” . Điều này là không cần thiết vì đây là điều tất yếu mặc định. Ngoài ra, trong khi giao kết hợp đồng công ty CP Việt Kim luôn chú ý tuân thủ các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện và bình đẳng mà luật quy định. 2.2_Chủ thể giao kết hợp đồng Chủ thể giao kết hợp đồng trong công ty thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty thì với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty, giám đốc thường là người thực hiện việc kí kết hợp đồng giữa công ty và đối tác. Tuy nhiên đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc thực hiện việc kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, phó giám đốc chỉ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi được ủy quyền. Bên cạnh việc chấp hành nguyên tắc chủ thể kí kết có đủ thẩm quyền, công ty cũng chú ý đến chủ thể của đối tác để đảm bảo cho hợp đồng được kí kết không bị vô hiệu. Vì vậy khi tiến hành ký hợp đồng, người trực tiếp kí hợp đồng phải là người có tên trong đăng ký kinh doanh hay người đó đã được bản thân người có tên trong đăng ký kinh doanh ủy quyền cho ký kết, theo đó mà người được ủy quyền kí hợp đồng phải đúng với phạm vi quyền hạn đã được ủy quyền. Hợp đồng mà bị ký vượt quá phạm vi được ủy quyền sẽ bị vô hiệu, vì vậy, việc ủy quyền cho người khác khi kí hợp đồng sẽ phải được làm thành văn bản với những nội dung quy định một cách rõ ràng (như ủy quyền cho ai, địa chỉ, chức vụ, nghề nghiệp hay được ủy quyền làm những việc gì, thời hạn như thế nào), người được ủy quyền sẽ chỉ được kí hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và nếu kí với nội dung sai với những điều được ủy quyền thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả pháp lý do việc kí kết, thực hiện hợp đồng sẽ đem lại cho bên kia. Ngoài ra, khi kí kết hợp đồng công ty cũng rất chú ý tới năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên tham gia kí kết để tránh cho hợp đồng bị vô hiệu và các hậu quả pháp lý do việc đó mang lại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tránh việc nhầm lẫn hoặc bị lừa dối cho nên công ty đã xem xét kỹ lưỡng vấn đề này khi giao kết hợp đồng. Hiện nay, công ty thường kí kết hợp đồng dưới hai hình thức là kí trực tiếp và kí gián tiếp. Kí trực tiếp là kể từ thời điểm kí kết các bên có mặt cùng kí vào hợp đồng. Kí gián tiếp là trong trường hợp các bên không cùng có mặt để kí hợp đồng thì hợp đồng được coi là đã ký kết từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều khoản đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng. Trong hai phương thức ký kết này thì phương thức ký trực tiếp vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty. 2.3_ Đề nghị giao kết hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được thực hiện chủ yếu tại công ty CP Việt Kim. Khi muốn tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa của mình, công ty bao giờ cũng chú ý đến việc tìm kiếm khách hàng, đối tác kinh doanh. Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, công ty luôn thực hiện công việc tiếp cận, tìm hiểu về các khách hàng sắp kí kết hợp đồng. Việc tìm hiểu này có thể thông qua các nguồn như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet hay qua sự giới thiệu của ngân hàng mà công ty giao dịch và các nguồn khác… Mặt khác, lợi ích của việc tìm hiểu này còn là việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm như các yêu cầu về kiểu dáng, chủng loại, chất lượng của sắt thép mà họ cần mua. Công việc này được thực hiện qua việc trưng cầu ý kiến của khách hàng. Công ty coi đây là việc làm quan trọng và nó giúp cho công ty có thể giao kết được nhiều hợp đồng. Điển hình như số lượng hợp đồng công ty kí kết được đều tăng lên, giá trị hợp đồng được kí kết cũng đạt giá trị lớn. Ngoài ra, với khách hàng quen biết, từng ký hợp đồng nhiều lần với công ty thì các khách hàng có thể thực hiện việc đặt hàng theo cách gọi điện trực tiếp, hoặc gửi đơn đặt hàng đến công ty. Ví dụ như trong hợp đồng cung cấp thép cho công ty Nhân Thịnh mà công ty đã tiến hành ký kết thì bên công ty Nhân Thịnh đã trực tiếp gửi đơn hàng cho công ty, trong đơn đặt hàng có ghi rõ quy cách, chất lượng, giá cả đã xác nhận mua, thời gian giao nhận và người được ủy quyền nhận hàng tại kho nhà máy . Đơn đặt hàng của bên mua phải do giám đốc công ty hoặc người được ủy quyền ký và phải gửi cho bên bán trước khi giao hàng. Bên bán sẽ cung cấp đúng đủ quy cách số lượng hàng hóa theo đơn đặt hàng của bên mua. Nhưng với những bạn hàng mà chưa biết đến công ty thì công ty có chính sách thu hút họ như việc phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, catalog sản phẩm…hay qua các chính sách khuyến mại. Sau khi đã thực hiện việc tiếp cận khách hàng, nếu thấy khách hàng nào có nhu cầu giao kết hợp đồng thì công ty sẽ tiến hành đàm phán, làm thủ tục giao kết với họ. Nhưng công ty luôn tôn trọng ý kiến của bên khách hàng khi ký kết, nếu thấy có vướng mắc thì hai bên có thể bàn bạc và đi đến thống nhất ý kiến. Việc thỏa thuận này thường diễn ra qua việc gặp gỡ trực tiếp giữa công ty với khách hàng, nhưng với khách hàng mà ở các tỉnh xa thì cũng có thể trao đổi gián tiếp với nhau qua điện thoại, e-mail… 2.4_Hình thức và nội dung hợp đồng giao kết Hình thức hợp đồng theo quy định của luật dân sự và luật thương mại. Hợp đồng ký kết dưới dạng văn bản. Như theo quy định của luật TM 2005 có quy định việc giao kết hợp đông có thể bằng hay thông qua văn bản. Tuy nhiên đối với tại công ty các hợp đồng chủ yếu là thông qua các văn bản. Ngoài ra hình thức hợp đông có thể là bao gồm cả điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho cả 2 bên khi ký kết và trong quá trình giám sát và thực hiên hợp đồng. Hơn nữa, tại công ty vì có những nguồn khách hàng cố định nên khi tham gia ký kết thỏa thuận với chủ thể này, công ty có những mẫu hợp đồng có sẵn, mà chỉ thay đổi một số nội dung vè số lượng… Còn về các khoản như quyền và nghĩa vụ của 2 bên thì không cần thỏa thuân thêm. Việc ký kết như vậy sẽ giúp cho việc ký kết cũng như thỏa thuận tránh mất nhiều thời gian và công sức. Hình thức hợp đồng khi tham gia ký kết, có thể do cả hai bên thỏa thuận hoặc do một trong hai bên quyết định. Việc này tùy theo lợi ích của khách hàng có yêu cầu như thế nào. Những vấn đề trên được thể hiện thông qua nội dung hợp đồng mà công ty tiến hành với khách hàng như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------------------------------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Số: ………./2010/HĐ-MB-HN) Căn cứ: Luật thương mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng và nhu cầu của hai bên. Hôm nay, ngày 26 tháng 03 năm 2010, tại Hà nội, chúng tôi gồm:  MỘT BÊN LÀ: CHI NHÁNH HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM Địa chỉ: Tầng 12 - Số 1 Đào Duy Anh - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa - TP. Hà nội. Điện thoại: (84.4) 35657677 Fax: (84.4) 35657688 Mã số thuế: 0301450108-001 Tài khoản VND số: 2808039 Tại Ngân hàng: TMCP Á Châu (ACB) TP. Hà nội Do ông: Trần Thanh Bình Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện Sau đây gọi tắt là Bên bán. MỘT BÊN LÀ: …………….. Địa chỉ: ………………… Điện thoại: ……………….. Fax: ………………….. Mã số thuế: …………………… Tài khoản VND số: ……………………. Tại Ngân hàng: ……………………………. Do ông: ……………… Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện Sau đây gọi tắt là Bên mua. Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên ký kết Hợp đồng mua bán hàng hoá với các điều kiện và điều khoản sau: Điều 1: Hàng hoá mua bán Bên bán đồng ý bán và Bên mua đồng ý chấp thuận mua của Bên bán lô hàng máy điều hòa nhiệu độ hiệu DAIKIN (sau đây gọi tắt là hàng hóa) cho công trình: “Ngân hàng công thương Thanh Xuân mở rộng” với số lượng và giá cả chi tiết như sau: TT Tên thiết bị Công Suất lạnh (Btu/h) Nước sản xuất Số lượng Đơn giá trước thuế (USD) Thành tiền trước thuế (USD) SL ĐV 1 Dàn nóng: Dàn nóng: RXYQ10PAY19 96,200 Thái Lan 1 dàn 4,488 4,488 Dàn nóng: RXYQ12PAY19 115,000 Thái Lan 1 dàn 5,388 5,388 2 Dàn lạnh: Loại cassette âm trần thổi đa hướng Model: FXFQ100PVE9 39,600 Thái Lan 3 dàn 840 2,520 Loại cassette âm trần thổi đa hướng Model: FXFQ125PVE9 49,500 Thái Lan 2 dàn 857 1,714 Mặt nạ dàn lạnh cassette Model: BYCP125K-W1 Thái Lan 5 dàn 168 840 3 Điều khiển: Điều khiển dây cho dàn lạnh Model: BRC1C62 Nhật Bản 9 cái 44 396 Điều khiển dây cho VAM Model: BRC301B61 Nhật Bản 11 cái 44 484 4 Adaptor mở rộng Model: DCS601A52 Nhật Bản 1 bộ 600 600 5 Bộ chia gas: Model: KHRP26A33T9 Trung Quốc 2 bộ 101 202 Model: KHRP26A72T9 Trung Quốc 1 bộ 139 139 TỔNG CỘNG TRƯỚC THUẾ 16,771 THUẾ VAT 10% 1,677 TỔNG CỘNG SAU THUẾ 18,448 Điều 2: Quy cách, chất lượng hàng hóa Toàn bộ hàng hóa Bên bán bán cho Bên mua liệt kê tại Điều 1 hợp đồng là hàng mới 100%, nguyên đai nguyên kiện, mang nhãn hiệu DAIKIN, đúng tiêu chuẩn xuất khẩu của nhà sản xuất. Khi giao hàng, ngoài tài liệu kỹ thuật nhà sản xuất đã gởi kèm theo hàng hóa, Bên bán sẽ cung cấp cho Bên mua các giấy tờ sau có chứng nhận sao y của Bên bán: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Orgin - C/O) do phòng Thương mại & Công nghiệp nước xuất khẩu phát hành. Chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hóa (Quality and Quantity Certificate – C/Q) và phiếu bảo hành. Điều 3: Giá trị hợp đồng, phương thức và tiến độ thanh toán Tổng giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT 10%) là 18,448 USD (Bằng chữ: Mười tám nghìn bốn trăm bốn mươi tám đô la Mỹ). Giá trên là giá cố định, không thay đổi trong mọi trường hợp ngoại trừ có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên về việc điều chỉnh giá. Giá trên đã bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm theo quy định tại Khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng, không bao gồm chi phí bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển xuống kho hoặc trụ sở Bên mua (phí bốc dỡ này do Bên mua chịu), chi phí thiết kế, thi công lắp đặt, phụ kiện lắp đặt, bảo trì định kỳ. Phương thức thanh toán: Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên bán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của Bên bán với toàn bộ chi phí chuyển tiền (nếu có) do Bên mua chịu, bằng đồng Việt nam, được quy đổi theo tỷ giá bán ra của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán. Tiến độ thanh toán: Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên bán theo quy định và tiến độ sau: Đặt cọc: Sau khi ký hợp đồng này, nhưng không được trễ quá 05 (năm) ngày làm việc, Bên mua đặt cọc cho Bên bán số tiền là 20% của giá trị của hợp đồng. Khoản đặt cọc này được trừ vào khoản thanh toán cho hợp đồng này ngay sau khi Bên mua đã nhận đủ hàng. Đợt 1: Bên mua thanh toán cho Bên bán số tiền tương ứng là 60% giá trị của hợp đồng và các khoản phát sinh thêm theo thỏa thuận của hai bên (nếu có) trong thời hạn 05 ngày trước khi giao hàng, kể từ ngày Bên bán thông báo cho Bên mua ngày giao hàng (thời hạn 05 ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết, ngày nghỉ khác...theo quy định của nhà nước). Thủ tục thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán và thông báo ngày giao hàng. Ngoài ra, Bên mua không được quyền đòi hỏi Bên bán phải cung cấp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác. Đợt 2: Bên mua thanh toán cho Bên bán toàn bộ giá trị hợp đồng còn lại và các khoản phát sinh thêm theo thoả thuận của hai bên (nếu có) trong vòng 07 ngày sau khi giao hàng. Điều 4: Thời gian, địa điểm giao hàng, chậm trễ trong việc giao và nhận hàng (a) Bên bán sẽ tiến hành giao hàng cho Bên mua trong thời hạn bốn (04) tháng kể từ ngày Bên bán nhận được đủ tiền đặt cọc theo quy định tại Khoản 3.4 (a) Điều 3 của hợp đồng; Sau khi Bên mua đã hoàn tất việc thanh toán đợt 1 theo quy định tại Khoản 3.4(b) trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giao hàng của Bên bán theo quy định tại Khoản 4.2 Điều này, Bên bán sẽ giao hàng cho Bên mua. Trong trường hợp Bên mua không thực hiện việc thanh toán và đặt cọc theo quy định thì Bên bán có quyền không giao hàng cho đến khi Bên mua hoàn tất các nghĩa vụ của mình. Trước khi tiến hành giao hàng, Bên bán sẽ gởi văn bản thông báo giao hàng cho Bên mua, chậm nhất là 05 ngày, trước ngày dự định giao hàng. Bên bán tiến hành giao hàng cho Bên mua đến kho của Bên mua tại TP.Hà Nội. Trong trường hợp Bên mua muốn thay đổi địa điểm giao hàng, phải báo trước cho Bên bán bằng văn bản 03 ngày trước ngày giao hàng và chịu toàn bộ chi phí phát sinh. Nếu thay đổi địa điểm giao hàng mà Bên mua không báo trước, Bên mua phải chịu toàn bộ thiệt hại phát sinh nếu có, kể cả chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa hoặc hư hỏng hàng hóa do thay đổi trên. Việc giao hàng sẽ được lập thành văn bản ghi rõ tình trạng và số lượng hàng nhận, có chữ ký của đại diện của hai bên. Đại diện của Bên mua sẽ được Bên mua chỉ định bằng một văn bản (thư, fax, email). Trong trường hợp đại diện nhận hàng của Bên mua được thông báo cho Bên bán qua điện thoại hoặc bất kỳ một nhân viên chính thức hoặc không chính thức nào của Bên mua được chỉ định nhận hàng mà Bên mua không thông báo bằng văn bản hoặc điện thoại cho Bên bán nhưng thực tế người này đã tiến hành nhận hàng và ký biên bản nhận hàng, thì xem như Bên bán đã hoàn tất về mặt pháp lý & thực tế việc giao hàng cho Bên mua. Đương nhiên, Bên mua không có quyền khiếu nại hoặc tranh chấp bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc nhận hàng. Bản chính hóa đơn thuế VAT cho toàn bộ lô hàng sẽ được gởi kèm theo hàng hóa khi Bên bán giao hàng. Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp văn bản giao nhận hàng hóa chỉ ghi đơn giản với nội dung ngụ ý là hàng đã giao và bên nhận đã nhận nhưng có đầy đủ chữ ký của hai bên (kể cả trong trường hợp nói tại Khoản 4.4 Điều này) thì cũng được xem là Bên mua đã nhận đủ và đúng toàn bộ hàng hóa được mô tả trong Điều 1 của hợp đồng, trong tình trạng mới 100% và không có bất kỳ khiếm khuyết nào. Kể từ thời điểm giao hàng, Bên bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng và đã giao đúng, đủ hàng hóa theo mô tả tại Điều 1, mọi thắc mắc, khiếu nại về các vấn đề trên của Bên mua sẽ không có giá trị. Điều 5: Bảo hành Thời hạn bảo hành: Bên bán bảo hành cho các hàng hóa nêu tại Điều 1 của hợp đồng là 12 tháng kể từ ngày giao hàng. Riêng máy nén (compressor) được bảo hành 48 tháng, kể từ ngày giao hàng. Điều kiện bảo hành: Việc bảo hành sẽ không có giá trị khi có một trong các trong các trường hợp sau: Bên mua lắp đặt, sử dụng hàng hóa không đúng theo đúng chức năng của loại thiết bị theo đúng quy định của nhà sản xuất; Điện thế cung cấp không ổn định và cao hơn hoặc thấp hơn quá giới hạn cho phép sử dụng của hàng hóa (chi tiết: 220V+/-5%, 01 pha, 50Hz, 380V+/-5%, 03 pha, 50Hz) ; Bên mua không tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn về cách thức vận hành của hàng hóa, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình việc bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất; Hàng hóa bị hư hỏng là do yếu tố tác động bên ngoài (do sơ suất của người sử dụng, bên thứ ba, kể cả yếu tố phá hoại hoặc do thời tiết như sét đánh, mưa dột, ẩm mốc..v..v); Bên mua không thanh toán đủ và đúng thời hạn đối với bất kỳ đợt thanh toán nào hoặc vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào quy định tại hợp đồng này; Chi tiết hư hỏng được xác định không do lỗi của nhà sản xuất; Việc hư hỏng và việc tiến hành sửa chữa bất kỳ một chi tiết nào trước đó liên quan tới thiết bị được bảo hành đã được tháo rời và tiến hành sửa chữa bởi một bên thứ ba bất kỳ không do Bên bán thực hiện hoặc chỉ định thực hiện. Phạm vi bảo hành: Việc bảo hành không bao gồm việc đổi máy mới mà Bên bán chỉ tiến hành sửa chữa hoặc thay mới những linh kiện bị hư hỏng. Trong trường hợp việc bảo hành không có giá trị như quy định tại Khoản 5.2 Điều này, Bên bán có thể vẫn tiến hành sửa chữa, khắc phục hư hỏng cho Bên mua nhưng Bên mua phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh để sửa chữa hoặc thay mới, kể cả chi phí vận chuyển, đi lại. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố nào liên quan đến việc bảo hành, Bên mua phải giữ nguyên hiện trường và thông báo bằng văn bản cho Bên bán để Bên bán cử nhân viên đến kiểm tra và xác định nguyên nhân hư hỏng và có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, nếu sau khi tiến hành kiểm tra mà phát hiện các yếu tố hư hỏng không thuộc phạm vi bảo hành thì Bên mua phải chịu toàn bộ chi phí sửa chữa, kể cả chi phí đi lại cho nhân viên của Bên bán như quy định tại Khoản 5.3 Điều này. Bên bán sẽ tiến hành xử lý các sự cố liên quan trong phạm vi bảo hành trong thời hạn 02 ngày (không tính các ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết, ngày nghỉ khác...theo quy định của nhà nước) kể từ thời điểm nhận được văn bản thông báo của Bên mua. Sau 04 ngày (không tính các ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết, ngày nghỉ khác...theo quy định của nhà nước) kể từ thời điểm nhận được văn bản thông báo của Bên mua mà Bên bán không tiến hành xử lý thì Bên mua có quyền thuê một bên thứ ba tiến hành sửa chữa và chi phí liên quan đến việc sửa chữa này do Bên bán chịu. Điều 6: Chấm dứt, đơn phương chấm dứt, phạt vi phạm hợp đồng và thanh lý hợp đồng Một bên được xem là vi phạm hợp đồng khi vi phạm bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của hợp đồng này và bên bị vi phạm đã có thông báo nhắc nhở đến lần thứ hai mà vẫn không hành tiến khắc phục hoàn tất toàn bộ vi phạm. Phạt vi phạm hợp đồng: Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào theo quy định của hợp đồng này, thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng với mức tối đa là 10% giá trị vi phạm nhưng không vượt quá 10% giá trị hợp đồng. Bên bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và ngoài chế tài Bên mua phải chịu trước Bên bán theo quy định tại Khoản 6.1, 6.2 Điều này và các chế tài khác theo quy định của hợp đồng, Bên mua còn bị mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc theo quy định tại Điểm (a) Khoản 3.4 Điều 3 hợp đồng cho Bên bán cho một trong các trường hợp sau: Sau khi Bên mua đã thực hiện việc đặt cọc nhưng sau đó tự ý hủy hợp đồng; Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giao hàng mà không thực hiện việc thanh toán theo quy định tại Khoản 3.4(b). Bên mua đã thanh toán đợt 1 nhưng từ chối nhận hàng mà không do lỗi của Bên bán. Hợp đồng này chấm dứt khi: Hai bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng này. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi hai bên đã hoàn thành việc giao nhận hàng hóa và Bên mua đã thanh toán đầy đủ , đúng hạn toàn bộ tiền hàng cho Bên bán, thì xem như hợp đồng đã được thanh lý xong mà hai bên không cần lập một văn bản thanh lý riêng lẻ. Riêng điều khoản bảo hành liên quan giữa hai bên sẽ tiếp tục có giá trị cho đến khi hết hạn bảo hành. Điều 7: Sửa đổi, bổ sung và phụ lục hợp đồng Trong quá trình thực hiện, hai bên có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng này nhưng việc sửa đổi phải lập thành văn bản, có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của hai bên thì mới có giá trị pháp lý. Các văn bản như phụ lục hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu bảo hành…nếu có là một phần không tách rời của hợp đồng. Điều 8: Điều khoản chung: Những vấn đề nào hai bên chưa thỏa thuận trong hợp đồng này, khi có phát sinh tranh chấp thì các văn bản pháp luật tương ứng của nước CHXHCNVN sẽ được lấy làm căn cứ điều chỉnh. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh mới hoặc khó khăn, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi, bàn bạc tìm cách giải quyết. Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ chọn Tòa án nhân dân TP. Hà Nội để giải quyết. Hợp đồng này gồm 06 trang, được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản để thực hiện và có giá trị như nhau, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi hai bên thanh lý xong hợp đồng. ĐAI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (CNHN CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM) *Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng là những gì các bên thỏa thuận và pháp luật quy định đối với một hợp đồng. Nội dung của hợp đồng có giá trị pháp lý nếu bảo đảm đầy đủ các nội dung mà pháp luật quy định. Luật Thương mại 2005 không quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa. Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung đối tượng hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác… Ngoài những điều khoản chính được ghi trong hợp đồng mà đã nêu ở trên, cụ thể còn một số vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc vận chuyển , giao nhận như thế nào cũng được quy định cụ thể. Những điều khoản cố định phải có ta có thể thấy rằng giữa 2 bên đã có những thỏa thuận nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Và trách nhiệm thương thảo hợp đồng với khách hàng là thuộc trách nhiệm của phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu những điều khoản trong hợp đồng, tù đó mà tìm ra cách để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng cũng không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng. Việc soan thảo hợp đồng ngoài trách nhiệm của phòng kinh doanh thì còn có sự phối hợp, hổ trợ của các phòng ban khác. Ví dụ như phòng thiết kế sẽ hỗ trợ về kĩ thuật , phòng dịch vụ sẽ hỗ trợ về bên lắp đặt, chế độ với khách hàng. Phòng kế toán sẽ hổ trợ về bên tính toán chi phí cũng như giá cả để cân đối. Từ những hỗ trợ khác nhau của các phòng ban, mà phòng kinh doanh sẽ có những cơ sở nhất định để có thể thuyết phục được khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ . Trong các loại hợp đồng mua bán hàng hóa thường có các điều khoản khác. Thì điểu khoản khác của Việt Kim đối với khách hàng thường là có liên quan đến chế độ ưu đãi, khuyến mại, cũng như các hoạt động lắp đặt của phòng thiết kế. Ngoài ra với đặc thù sản phẩm công ty, mà công ty đã có hẳn những quy đinh chung cho riêng chế độ bảo hành: Bảo hành của công ty được quy định như sau: bất kỳ bộ phận nào của thiết bị lạnh có biểu hiện hư hỏng do nguyên vật liệu hay do kỹ thuật chế tạo trong vòng 1 năm kể từ ngày mua hàng, sẽ được sửa chữa hay thay thế bộ phận hư hỏng đó miễn phí. Việc bảo hành này sẽ không được áp dụng cho bất kỳ thiết bị lạnh nào đã thay thế hoặc sửa chữa dưới mọi hình thức, hay do sử dụng sai kỹ thuật, hay do bị rớt. Việc bảo hành chỉ áp dụng trong trường hợp quý khách là người mua với mục đích để dùng và không phải để chuyển nhượng. 3_ Việc thực hiện hợp đồng tại công ty Sau khi tiến hành kí kết hợp đồng, công ty bắt đầu thực hiện theo đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng tại công ty bao gồm những công việc sau dựa trên nội dung của hợp đồng mà công ty đã tiến hành giao kết 3.1. Thực hiện điều khoản về chất lượng, số lượng Với mục tiêu đặt chữ “ Tín ” lên hàng đầu, công ty CP Việt Kim luôn đảm bảo cho khách hàng nhận được hàng hóa có chất lượng tốt, được giao với đầy đủ số lượng theo nhu cầu của khách hàng . Bên cạnh đó, chất lượng mặt hàng của công ty luôn được bảo đảm bởi nó đã sản xuất tại nước sản xuất rồi vận chuyển về Việt Nam. Nhưng nếu khách hàng không tin tưởng có thể sử dụng các dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được giao đúng như đã thỏa thuận. Người mua hàng (khách hàng) có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc hợp đồng mua bán. Dịch vụ giám định được công ty thực hiện tại thời điểm xếp hàng hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp như hợp đồng hay không. Với những đặc tính chất lượng như phẩm cấp của thép thì sẽ được xác nhận cho khách hàng khi cung cấp chứng từ để chứng minh (như chứng chỉ chứng nhận chất lượng hàng hóa) 3.2. Thực hiện điều khoản về địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa Sau khi hàng hóa đã được bên mua xác định rõ về số lượng, cũng như chất lượng thì hàng được giao qua cân tại kho nhà máy của công ty trên phương tiện vận tải của bên mua hàng hoặc giao tại địa điểm do bên mua yêu cầu. Số lượng giao nhận hàng hóa thực tế được lập thành biên bản giao nhận, có xác nhận của đại diện hai bên để làm cơ sở thanh toán giữa hai bên. Với trường hợp giao hàng cho người vận chuyển thì nghĩa vụ của công ty coi như đã hoàn thành khi hàng đã được giao cho người vận chuyển theo thỏa thuận giữa công ty với khách hàng. Công ty xác định thời điểm chuyển rủi ro là sau khi hàng hóa đã đến địa điểm mà khách hàng đã chỉ định, trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3.3. Thực hiện điều khoản về giá cả và thanh toán Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty giao kết thì giá cả hàng hóa đóng vai trò quan trọng, bởi vì, nó đánh giá lợi nhuận mà công ty thu được từ hợp đồng là nhiều hay ít. Giá cả của hàng hóa của công ty sẽ được tính như sau: Chi phí bốc dỡ hàng xuống bên mua phải chịu Giá cả theo thời điểm bên mua đặt hàng Bên mua cho xe nhận hàng tại kho của Công ty CP Việt Kim. Ngoài việc xác định giá cả, thì thanh toán cũng là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện đối với công ty. Đồng tiền thanh toán công ty sử dụng chủ yếu là tiền Việt Nam đồng và phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, hay thông qua chuyển khoản. Bên khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng cho công ty là 70 % giá trị tiền hàng sau khi lấy hàng từ 7- 10 ngày. Khách hàng vẫn phải thanh toán tiền hàng cho công ty ngay cả trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng mất mát và việc này xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển dịch từ công ty sang phía khách hàng. Khách hàng không được viện cớ hàng mà họ đã nhận từ công ty sau đó có sự mất mát, hư hỏng hay trường hợp bị mất mát hay hàng hóa bị hỏng do lỗi từ phía công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chiếm dụng vốn giữa các công ty diễn ra rất phổ biến, các khách hàng của công ty cũng thường chậm thanh toán cho công ty sau một thời gian ngắn so với thời hạn thanh toán trong hợp đồng. Cho nên công ty trong khi giao kết hợp đồng, công ty đã nêu rất rõ: nếu quá hạn thanh toán mà hợp đồng có ghi, khách hàng phải chịu lãi suất 2% giá trị lô hàng chưa thanh toán. 3.4. Thanh lý hợp đồng Quá trình thực hiện hợp đồng kết thúc khi các bên thực hiện đúng các nghĩa vụ và tiến hành thanh lý hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty CP Việt Kim.sẽ tiến hành thanh lý khi nó hội đủ các yếu tố sau: hợp đồng đã được thực hiện xong; thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết, giữa công ty và khách hàng không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó; hợp đồng bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; khi một bên kí kết hợp đồng là pháp nhân bị giải thể thì trước khi giải thể 30 ngày, bên bị giải thể phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng; khi một bên kí kết là cá nhân có đăng ký kinh doanh phải ngừng hoạt động kinh doanh thì phải tiến hành thanh lý hợp đồng; khi một bên kí hợp đồng chuyển giao toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ sản xuất kinh doanh cho một pháp nhân hay cá nhân khác thì phải chuyển giao cả việc tiếp tục thực hiện hợp đồng và nếu người này không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng đã được chuyển giao thì họ phải yêu cầu bên chuyển giao thanh lý hợp đồng. Sau khi xem xét các điều kiện để tiến hành thanh lý hợp đồng, công ty sẽ làm thủ tục thanh lý. Công ty sẽ phải lập văn bản thanh lý hợp đồng. Văn bản này gồm có những vấn đề như sau: Xác định các mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng để từ đó công ty làm cơ sở xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản của mỗi bên, nghĩa vụ mới phát sinh do hợp đồng bị thanh lý nếu có. Quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng sẽ chấm dứt kể từ khi hai bên kí vào biên bản thanh lý hợp đồng. Riêng nghĩa vụ và quyền hạn phát sinh do việc thanh lý hợp đồng thì sẽ được công ty và bên khách hàng, đối tác ghi nhận trong biên bản thanh lý, và nó vẫn có hiệu lực cho tới khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Thời hạn mà công ty thường áp dụng khi tiến hành thanh lý hợp đồng là thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh các trường hợp cụ thể dẫn tới việc thanh lý hợp đồng. Nếu quá hạn đó mà hợp đồng không được thanh lý thì công ty có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 4. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng thể hiện trong các nghĩa vụ như giao hàng, thanh toán, bảo đảm nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty thường áp dụng hai biện pháp là cầm cố và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. + Đối với thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thì công ty thường phải trước hết định giá sơ bộ tài sản thế chấp. Sau đó khi đã nhất trí lấy thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trong hợp đồng thì các bên phải làm thành một biên bản riêng và phải đưa tới xác nhận tại cơ quan công chứng hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Trong vấn đề quản lý tài sản thế chấp sẽ do các bên trong hợp đồng thỏa thuận nhưng thông thường thì do bên có tài sản thế chấp sẽ giữ, hay họ có thể nhờ một tổ chức trung gian giữ nhưng phải ghi vào trong văn bản thế chấp tên cơ quan hay cá nhân giữ tài sản, xác định trách nhiệm của họ phải đảm bảo nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch quyền sở hữu hay tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp có hiệu lực. Việc xử lý tài sản thế chấp do cơ quan trọng tài hay tòa án thực hiện khi có tranh chấp xảy ra. + Đối với cầm cố thì nó cũng là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng chặt chẽ hơn thế chấp, thường là bên có nghĩa vụ phải chuyển giao động sản và giấy tờ sở hữu cho bên đối tác hay một cơ quan hay cá nhân trung gian để giữ tài sản đó. Khi thực hiện biện pháp cầm cố thì công ty cũng phải thực hiện các thủ tục như trong thế chấp tài sản như phải định giá sơ bộ, lập biên bản cần có xác nhận của công chứng viên và nêu rõ trách nhiệm giữ gìn bảo quản của người giữ tài sản. Trong hai biện pháp bảo đảm mà công ty sử dụng thì đều có những ưu điểm riêng. Nhưng nếu so sánh giữa thế chấp và cầm cố thì cầm cố xem ra có độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng chưa phải là biện pháp tối ưu nhất, bởi vì, đối tượng của cầm cố thường không lớn hơn so với nghĩa vụ so với nghĩa vụ mà bên cầm cố phải thực hiện, đó là chưa tính đến việc bảo quản tài sản cầm cố. Hơn nữa, khi lập biên bản cầm cố thì người ta thường xác định hay định giá tài sản cầm cố để khi có tranh chấp xảy ra việc giải quyết được thuận tiện. Nhưng có thể nói trong điều kiện hiện nay thì tài sản cầm cố rất dễ bị rớt giá và khi đó việc giải quyết việc này cũng rất phức tạp. Vì vậy, công ty khi chọn áp dụng biện pháp cầm cố hay thế chấp tài sản để bảo đảm khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì phải cân nhắc rất kỹ lưỡng để chọn ra biện pháp hiệu quả nhất. 5. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp Điều khoản về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là một điều khoản quan trọng trong các hợp đồng được kí kết giữa công ty CP Việt Kim.và đối tác, khách hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và khách hàng không thể tránh khỏi xảy ra các tranh chấp, các tranh chấp này phát sinh chủ yếu khi các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty CP Việt Kim.đã cố gắng không để xảy ra các tranh chấp bằng cách thực hiện công việc giao hàng đúng về số lượng, chất lượng và tiến độ. Nhưng việc phát sinh ra tranh chấp là không thể tránh khỏi, các vụ tranh chấp này đa phần đều phát sinh do lỗi của bên đối tác chậm trễ trong việc thanh toán. Theo số liệu của Phòng kinh doanh thì kể từ ngày thành lập cho đến hiện nay thì số vụ tranh chấp xảy ra cũng gần một trăm vụ. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp công ty thường sử dụng các biện pháp như thương lượng và trọng tài thương mại. - Khi phát sinh tranh chấp thì hai bên nỗ lực tối đa chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết tranh chấp. Công ty sử dụng phương pháp tự thương lượng, bởi vì, công ty muốn tạo ra sự thiện chí, muốn hợp tác lâu dài với các bên đối tác. Khi tiến hành thương lượng thì vụ việc sẽ được giải quyết dứt điểm bằng sự xác định rõ ràng phần quyền và nghĩa vụ tài sản của mỗi bên. Vì các bên đã có sự thống nhất ý chí cho nên các quyền, nghĩa vụ giữa họ dễ dàng được thực hiện đầy đủ và làm dứt điểm. Điều quan trọng khi công ty CP Việt Kim áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp là tự thương lượng là do phương pháp tự thương lượng có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với công ty. Do là: Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty không bị gián đoạn Uy tín của công ty và những bí mật trong kinh doanh được giữ gìn Tiết kiệm được chi phí theo kiện do không cần phải đưa vụ việc ra tòa án hay trọng tài thương mại để giải quyết - Trường hợp công ty và bên đối tác do không tìm được tiếng nói chung về lợi ích hay do những nguyên nhân khác, việc thương lượng bị rơi vào bế tắc không tìm ra phương pháp giải quyết bất đồng. Khi đó, công ty sẽ giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài hoặc nhờ tòa kinh tế giải quyết theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng như phương pháp tự thương lượng, công ty trong trường hợp này thường sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Nhưng công ty muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì trong hợp đồng giữa công ty và bên kí kết phải có điều khoản thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết bằng trọng tài thương mại, hay là sau khi xảy ra tranh chấp hai bên thỏa thuận dùng trọng tài thương mại để giải quyết mâu thuẫn. Công ty lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp thứ hai sau thương lượng bởi vì trọng tài có những ưu điểm sau so với giải quyết tại tòa án: Hầu hết các phán quyết của trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị. Các phán quyết này chỉ có thể bị xem xét lại trước tòa án vì những lý do rất hạn chế Trọng tài có tính linh hoạt cao trong việc xác lập thủ tục tố tụng trọng tài, xét xử, thời hạn, địa điểm xét xử, địa điểm nghị án của trọng tài viên khi soạn thảo phán quyết. Tốc độ giải quyết tranh chấp nhanh. Do trình tự tố tụng trọng tài được thực hiện nhanh hơn tòa án và có thể được giải quyết rất nhanh (trong vài tuần hay vài tháng nếu các bên đề nghị) Tính bảo mật cao hơn vì trọng tài tiến hành xét xử không công khai, chỉ có các bên tranh chấp mới nhận được bản sao chép phán quyết trọng tài. Đây là một thuận lợi lớn để bảo vệ uy tín và bí mật kinh doanh cho công ty Chí phí giải quyết tranh chấp ít hơn tại tòa án Nhưng trong xu hướng chung hiện nay, công ty CP Việt Kim và khách hàng luôn tìm biện pháp giải quyết tranh chấp một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng tránh gây những xung đột làm mất hòa khí giữa hai bên và thường tránh sử dụng các biện pháp tài phán để xử lý tranh chấp. Và nó đã giúp công ty tạo ra uy tín với các đối tác, bạn hàng. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP VIỆT KIM I. Nhận xét về quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim 1. Những kết quả đã đạt được: + Về việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Kể từ ngày đầu thành lập cho đến thời điểm hiện tại, công ty CP Việt Kim luôn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa của công ty. Nhờ vậy, công ty đã gặp được những thuận lợi trong việc giao kết hợp đồng, góp phần tăng doanh thu cho công ty và thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật. Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, Ban giám đốc công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng (nhất là vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng của bên đối tác) một cách kỹ lưỡng, để tìm ra những biện pháp hợp lý cho việc giao kết hợp đồng, để tránh sai sót, rủi ro trong khi thương thảo đàm phán hợp đồng. Chính nhờ việc quan tâm này nên các hợp đồng mà công ty đã giao kết đều tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng. Ngoài ra, trong khi thực hiện việc giao kết hợp đồng thì vấn đề đánh giá, xem xét nội dung và hình thức của hợp đồng cũng luôn được coi trọng. Bởi vì, đây là yếu tố quyết định đến hợp đồng mà công ty giao kết có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, nếu có sự sai sót hay không đúng thì công ty sẽ phải bàn với khách hàng về việc thay đổi điều khoản trong hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành giao kết hợp đồng. Mặt khác, công ty tích cực tìm hiểu những quy định mới của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, để từ đó nâng cao được việc áp dụng pháp luật trong khi giao kết hợp đồng. + Về việc thực hiện hợp đồng Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim thì nhận thấy việc đảm bảo chất lượng hàng hóa tại công ty luôn được chú trọng, điều này tăng lên uy tín của công ty với bên khách hàng. Công ty thường tiến hành công việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất ra khỏi kho để giao cho khách hàng. Chính nhờ việc luôn chú trọng đến vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng mà công ty đã tiến hành giao kết được những hợp đồng có giá trị lớn. Bên cạnh đó, để có được những kết quả như ngày hôm nay trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Ban giám đốc và công nhân viên trong công ty đã có sự cố gắng, nỗ lực hết mình với những phương hướng, chiến lược đúng đắn. Công ty đã có sự kết hợp giữa đội ngũ công nhân viên trẻ năng động nhiệt tình với những nhân viên giàu kinh nghiệm. Việc này chính là do công ty có một ban lãnh đạo có năng lực, khả năng tổ chức tốt đã sắp xếp phân công bố trí những các nhân viên vào những công việc phù hợp, để từ đó họ có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng và nhất quán từ việc soạn thảo các điều khoản khi giao kết đến khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty. Đây cũng là một phần tạo nên thành công cho quá trình thực hiện hợp đồng tại công ty. Ngoài ra, công ty cũng luôn có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng trong chủng loại vật liệu. Điều này tạo nên uy tín cho công ty giúp cho công ty có lượng bạn hàng lớn, do đó mà số hợp đồng được giao kết và thực hiện ngày càng tăng lên. Ban lãnh đạo công ty đã xác định yếu tố con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định mọi thành công, vì vậy, từ khi tuyển dụng lao động công ty đã lựa chọn những người có năng lực và trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do vậy mà công ty cũng tổ chức một số buổi họp để nhân viên trao đổi, thảo luận về công việc kinh doanh và lĩnh vực quản lý trong công ty, kết hợp là việc mở các khóa học nâng cao kiến thức pháp luật về hợp đồng cho nhân viên. Vì thế mà quá trình thực hiện hợp đồng tại công ty đã diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa cũng phải kể đến một nguyên nhân khách quan làm cho quá trình thực hiện hợp đồng tại công ty gặp nhiều thuận lợi. Đó là việc Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập thì hệ thống pháp luật của Việt Nam phải đổi mới để phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế. Do vậy năm 2005 hai đạo luật quan trọng là BLDS và LTM ra đời đã khẳng định cho điều này. Nó đã tạo ra môi trường hoạt động thông thoáng, linh hoạt cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp không phải lo lắng việc sẽ phải áp dụng những điều khoản trong văn bản pháp luật nào để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Như vậy có thể nói, BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời đã làm cho những quy định của luật về hợp đồng được thống nhất, không còn sự thiếu nhất quán trùng lặp trong việc áp dụng giữa các văn bản luật. Từ đó giúp cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng thương mại dễ dàng thuận lợi, nâng cao được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. 2. Những khó khăn Mặc dù đã có được những thành tựu trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn còn đó những khó khăn, vướng mắc mà công ty cần tháo gỡ, nghiên cứu và xem xét để hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty đạt được kết quả cao. Những khó khăn về mặt khách quan: Quá trình hội nhập đã giúp cho môi trường pháp lý được đổi mới phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Nhưng ngoài những thuận lợi do nó mang lại thì nó còn tác động đến các doanh nghiệp và gây cho các doanh nghiệp một số khó khăn trong những ngày đầu áp dụng. Bởi vì trước đây, các doanh nghiệp quen áp dụng các quy định trong các văn bản pháp luật như LTM 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, BLDS 1995… trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, mà khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời thì các doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong áp dụng pháp luật khi giao kết hợp đồng. Nguyên nhân của việc này đến từ cả phía Nhà nước và cả các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa có nhân viên trợ giúp pháp lý trong việc phân tích, tư vấn việc áp dụng pháp luật hợp đồng. Còn về phía Nhà nước, tuy hai văn bản LTM 2005 và BLDS 2005 ra đời đã lâu nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành của hai văn bản này còn rất ít và đa phần là không cụ thể, rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp. Những khó khăn về mặt chủ quan đối với công ty: Khó khăn về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty, tôi nhận thấy trong một số hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng vẫn áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 vào điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng, mặc dù Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực kể từ khi BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời. Vấn đề này của công ty xuất phát từ việc các cán bộ, nhân viên trong khi soạn thảo hợp đồng đã không chú ý đến việc cập nhật các thông tin mới, những văn bản mới điều chỉnh về lĩnh vực hợp đồng (LTM 2005, BLDS 2005), hoặc là họ đã biết được nhưng vẫn làm theo thói quen. Đây cũng có thể được coi là nguyên nhân khiến cho uy tín của công ty bị giảm sút, khách hàng sẽ đánh giá công ty là một doanh nghiệp yếu về mặt pháp lý hay không có đủ năng lực, hay khả năng thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, áp dụng đúng luật cho hợp đồng là việc bảo đảm cho hợp đồng được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo được uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó, các điều khoản mà công ty thỏa thuận trong hợp đồng còn rất chung chung, sơ sài, công ty và bên khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản sau trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Điều khoản về hàng hóa Điều khoản về số lượng, chất lượng Điều khoản về đặt hàng, giao hàng Điều khoản về giá cả, thanh toán Điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp… Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quy định không rõ ràng mà đôi khi còn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thể hiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng. Điển hình như, có một số điều khoản trong hợp đồng còn được quy định một cách khó hiểu như “theo quy định của pháp luật”. Việc quy định như vậy sẽ làm khó khăn cho các bên trong hợp đồng do các bên không hiểu nên theo điều khoản của luật nào để áp dụng. Nhất là đối với điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp. Đây là điều khoản mà các bên thường hay lúng túng, khó khăn khi áp dụng, bởi vì, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng thì không bên nào muốn giữa họ xảy ra tranh chấp. Nhưng để đảm quyền lợi của các bên thì trong hợp đồng phải quy định một cách cụ thể là vi phạm nào sẽ được giải quyết theo phương thức nào, thế nhưng trên thực tế hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng thì điều kiện về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lai được nêu ra một cách chung chung, không rõ ràng như: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên A, B gặp gỡ, trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu trường hợp không đạt được thỏa thuận thì việc giải quyết sẽ được thông qua hòa giải, trọng tài hay tòa án kinh tế thành phố Hà Nội. Thỏa thuận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp này cho thấy sự rập khuôn máy móc của nhân viên soạn thảo hợp đồng trong công ty khi đã chép gần như nguyên xi quy định của luật vào. Mà theo như những quy định của điều khoản này thì nếu công ty có xảy ra tranh chấp cũng không áp dụng được phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, bởi vì, theo PLTTTM 2003 quy định thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được thực hiện khi các bên có thỏa thuận điều khoản về trọng tài và điều khoản này không bị vô hiệu. Như vậy, nếu công ty trong thời gian tới, không khắc phục được những hạn chế thiếu sót trên thì có thể bị khách hàng hay các bên đối tác lừa gạt gây thiệt hại đến lợi ích của công ty Khó khăn về công tác thực hiện hợp đồng. Vì cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế chưa đầy đủ còn thiếu thốn. Do vậy, việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty tại một số giai đoạn còn gặp khó khăn. Điều này gây khó khăn trong việc tạo ra uy tín của công ty với khách hàng và làm đi giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng là yếu tố giúp cho công ty thực hiện hợp đồng được hiệu quả. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của công ty đa phần là các nhân viên trẻ, trình độ giữa họ chưa đồng đều còn thiếu kinh nghiệm vì thế nên việc thực hiện hợp đồng còn chậm, chưa linh hoạt. Khó khăn trong việc quản lý chất lượng hàng hóa. Bởi vì hiện nay công ty chưa có một đội kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa nhập về. Phương pháp mà công ty áp dụng để kiểm tra hàng nhập về là dựa trên các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa như ISO 9001 hay TCVN… Khó khăn trong việc xử lý nợ đọng trong việc thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và bên khách hàng. Bởi vì, một số khách hàng thường chậm thanh toán sau một khoảng thời gian ngắn cho nên làm giảm khả năng quay vòng vốn kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trong việc định giá tài sản bảo đảm, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc định giá tài sản bảo đảm trong khi giao kết hợp đồng là một bước rất quan trọng và nó phải tuân theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm (để đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng giữa các bên). Tuy nhiên, với công ty việc định giá tài sản bảo đảm nhiều khi gặp khó khăn như có trường hợp giá trị vật bảo đảm không tương xứng với giá trị thực tế của nó hay là vấn đề vật được đem là biện pháp bảo đảm là vật không được phép để đem ra làm vật thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh… Có thể nói, với những khó khăn như trên đã làm cho năng suất lao động và doanh thu của công ty giảm đi và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tại công ty. Vì vậy, công ty cần đề ra các phương hướng để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn trên một cách triệt để có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động mua bán hàng hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTA422.DOC
Tài liệu liên quan