Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách ở phòng tài chính

- Tài chính là công cụ trọng yếu để Nhà nước sử dụng, tạo lập và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vai trò của công tác tài chính là vô cùng quan trọng để tạo môi trường và khơi dậy những tiềm năng ưu thế về đất đai, tài nguyên, lao động và các nguồn lực khác trong xã hội. - Từ những ngày đầu mới được tái lập đến nay phòng Tài chính – KH Thị xã Từ Sơn đã gặp không ít những khó khăn thách thức đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, UBNH Thị xã, kết hợp với sự quan tâm giúp đỡ của Sở tài chính đã thực hiện nghiệm luật ngân sách Nhà nước, luật thuế giá trị gia tăng và các luật thuế khác, điều hành ngân sách đã được công khai thực hiện khoán thu – khoán chi tăng điều tiết cơ sở, tiết kiệm chi hành chính, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng mọi nguồn thu quan tâm chống lậu thuế trên khâu lưu thông

doc23 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách ở phòng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ Xà TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số Tỉnh Bắc Ninh có 82.271,12 ha diện tích tự nhiên và 1.009.779 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài, thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn Thị xã Từ Sơn được lập ngày 31 tháng 10 năm 2008 theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 24-9-2008 cuả Chính phủ, hiện trạng Thị xã Từ sơn có diện tích tự nhiên là 6.133,23 km2 , và 143,843 nhân khẩu. Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường: Đông Ngàn, Đồng Kị, Đình Bảng, Tân Hồng, Trang Hạ, Đồng Nguyên, và các xã Châu Khê, Tam Sơn,Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn. Từ Sơn là vùng đất đại linh kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi phát tích vương triều Lý và tạo dựng nên nhà nước Đại Việt, là nơi sinh ra nhiều danh nhân, thi sỹ nổi tiếng. Người Từ sơn cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh, luôn tự lực, tự cường, không chịu khuất phục trước khó khăn, có ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Từ sơn là một huyện có phong trào cách mạng sớm. Vào những năm 20 của Thế kỷ XX, nhiều thanh niên, học sinh yêu nước; tiêu biểu như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự đã sớm tiếp thu chủ nghĩa yêu nước, giác ngộ cách mạng trở thành cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, là đảng viên cộng sản đầu tiên có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của quê hương, đât nước, đã nêu cao phẩm chất cách mạng cao đẹp cho các thế hệ cán bộ và nhân dân Từ Sơn hôm nay và mai sau. Theo tài liệu lịch, Từ sơn xưa gọi là Đông Ngàn thuộc Phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc (năm 1428). Đến năm 1862 thời vua Tự Đức triều Nguyễn gọi là huyện Từ Sơn. Năm 1963, huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du sáp nhập thành huyện Tiên Sơn. Sau 36 năm chung vai sát cánh cùng đóng góp sức người, sức của trong kháng chiến chông Mỹ cứu nước, cán bộ và nhân dân huyện Tiên Sơn được Nhà nước tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Vớí điều kiện tự nhiên thuận lợi, các phường thuộc huyện Từ Sơn vẫn có những bước tiến vượt bậc về kinh tế, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn phát triển mạnh. Đến năm 1999, huyện Từ Sơn được tái lập, được sư quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đến năm 2008, huyện Từ sơn trở thành Thị xã, được sự quan tâm của tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các Sở, ban ngành, cùng với quyết tâm của Huyện uỷ, UBND Thị xã đã từng bước đầu tư xây dựng được hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn thiện và đồng bộ như: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng như trường học, bệnh viện, công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh, các khu công nghiệp tập trung, nhằm phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhan dân địa phương, đáp ứng được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thr công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2008 kinh tế Thị xã Từ sơn đã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tẳng tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp một cách hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, kết hợp với điều kiện thuận lợi về địa lý, hệ thống giao thông hoàn chỉnh, nguồn nhân lực dồi dào, cùng với ý chí và nghị lực vươn lên mạnh mẽ của người dân Thị xã Từ sơn. Thị xã Từ Sơn đã và đang trở thành điểm hấp dẫn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh. 2. Đặc điểm kinh tế - XH của huyện: Biểu số 1: Cơ cấu GDP ở thị xãTừ Sơn. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng 100 100 100 Công nghiệp - XD 65,8 67,2 68,5 Thương mại - dịch vụ 23,2 23,8 24,3 Nông lâm nghiệp 11 9 7,2 * Sản xuất công nghiệp – xây dựng đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, tăng từ 65,8% (2006) lên 68,5% (năm 2008); ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng phát triển tốt, tăng dần trong cơ cấu GDP, từ 23,3% (năm 2006) lên 24,3% (năm2008); lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP từ 11% (năm 2006) xuống còn 7,2% (năm 2008). * Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xãphát triển cao cả về giá trị và số lượng. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 2.797 tỷ đồng (giá CĐ năm 1994), bằng 108% kế hoạch, tăng 29,3 so với năm 2007. Toàn thị xãcó 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do thị xãquản lý, 01 khu công nghiệp tập trung (khu công nghiệp Tiên Sơn) do tỉnh quản lý với tổng diện tích trên 600ha, trong đó: Khu công nghiệp tập trung có diện tích 377 ha, các cụm công nghiệp có tổng diện tích 232 ha. Nhìn chung khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề đã xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 10 nghìn lao động. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn một số tồn tại: Công tác giải phòng mặt bằng một số khu công nghiệp, cum công nghiệp còn hết sức khó khăn như: Cụm công nghiệp sản xuất Châu Khê mở rộng, cụm công nghiệp làng nghề Đồng Quang; khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP – Phù Chẩn...; việc quản lý sau đầu tư ở cụm công nghiệp còn chậm, tình trạng ô n hiễm môi trường chậm được khắc phục, công nghệ sản xuất các làng nghề nhìn chung còn lạc hậu. * Hoạt động thương mại - dịch vụ khá sôi động và đa dạng. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ trên địa bàn năm 2008 đạt 1500 tỷ đồng bằng 105,4 % kế hoạch, tăng hơn so với năm 2006 là 550 tỷ đồng. Hoạt động xuất nhập khẩu được phát triển, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2008 đạt 35,6 triệu USD, bằng 135,3% kế hoạch, tăng hơn so với năm 2006 là 14,9 triệu USD, trong đó xuất khẩu 16,8 triệu USD, đạt 94,3 % so với kế hoạch, tăng 5,6 %; Nhập khẩu 18,8 triệu USD, đạt 221% so với kế hoạch, tăng 135%. * Sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản năm 2008 đạt 159,4 tỷ đồng ( tính theo giá cố định năm 1999) đạt 90% kế hoạch, giảm 4,7% so với năm 2007, giảm hơn so với năm 2005 là 10,3%. Trong đó: Giá trị sản xuất trồng trọt 69,9 tỷ đồng, giảm 5,5%, giá trị sản xuất chăn nuôi 73,1 tỷ đồng, giảm 5,7%; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 9,5 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, dịch bệnh ở các gia súc, gia cầm có nguy cơ tái phát, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm, do một phần diện tích chuyển sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Năm 2008 tổng diện tích gieo trồng đạt 6885 ha giảm 314 ha so với năm 2007 và giảm 627 ha so với năm 2006. Trong đó: diện tích lúa thực hiện 6.370 ha, rau mầu: 419ha, diện tích trồng hoa 96 ha. Năng suất lúa đạt 49 tạ/ha, sản lượng lương thực 31.634 tấn, giảm 3.083 tấn so với năm 2007 và 2052 tấn so với năm 2006. Kinh tế trang trại tiếp tục được phát triển. Năm 2008 toàn thị xã có 140 trang trại, tăng hơn so với năm 2007 là 01 trang trại năm 2008 đạt 18,9 tỷ đồng. Trong đó: 58 trang trại chăn nuôi, 29 trang tại nuôi trồng thuỷ sản, 01 trang trại trồng trọt và 52 trang trại tổng hợp VAC, diện tích bình quân một trang trại là 5.000m2; giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ trang trại năm 2008 đạt 18,9 tỷ đồng. Năm 2008 giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm, nguyên nhân do diện tích gieo trồng giảm 314 ha so với năm 2007 và 627 ha so với năm 2006, sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp; dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tiếp tục tái phát, vì vậy bà con nông dân chưa quan tâm chăm sóc, đầu tư thoả đáng cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm do quy hoạch và kế haọch sử dụng đất ở một số địa phương chưa ổn định, đất đai manh mún nhỏ lẻ do đó khó khăn cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất, thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. * Công tác thông tin liên lạc phát triển nhanh, đảm bảo thông suốt, nhanh chóng và kịp thời, tích cực nâng cao hoạt động của Bưu điện thị xã và các điểm Bưu điện văn hoá phường , thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2006 phát triển mới 3.700 máy điện thoại, đưa tổng số máy trên toàn mạng là 26, 425 thuê bao, bình quân 21 máy/100 dân; năm 2007 phát triển mới 3.360 máy đưa tổng số máy 29.785 thuê bao, bình quân 23 máy/100 dân; năm 2008 phát triển mới 3394 máy nâng tổng số máy lên 33.179 thuê bao, bình quân 31 máy/100 dân (không kể điện thoại di động). * Các hoạt động văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục cơ bản ổn định và ngày càng thực chất hơn, quy mô trường lớp được mở rộng cơ bản được nhu cầu học tập của học sinh, công tác kiên cố hoá trường hcọ đạt 88,5% ( tăng 5,8% so với năm 2006); số trường đạt chuẩn quốc gia ở 3 bậc học là 28/43 trường, đạt 65,1% tăng hơn so với năm 2006 là 5 trường. Hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, năm 2008 toàn thị xã có 45/61 làng, khu phố được công nhận làng văn hoá, tăng hơn so với năm 2006 là 8 làng. Công tác y tế - dân số gia đình và trẻ em có nhiều khởi sắc, năm 2008 có 10/11 phường, thị trấn II/ b¸o c¸o tæng hîp vÒ chøc n¨ng, nhiÖm vô cña c¸c phßng ban chøc n¨ng trong UBND TH Ị Xà TỪ SƠN 1. V ài nét về UBND Thị xã Từ Sơn UBND thị xã Từ Sơn lµ c¬ quan hµnh chÝnh nhµ n­íc cao nhÊt cña thÞ x·, cã vai trß ®iÒu hµnh vµ quyÕt ®Þnh nh÷ng vÊn ®Ò quan träng cña ®Þa ph­¬ng. HiÖn nay, UBND ThÞ x· ®­îc ph©n chia thµnh 12 phßng ban chøc n¨ng víi nh÷ng nhiÖm vô vµ quyÒn h¹n kh¸c nhau.chÞu sù ®iÒu hµnh trùc tiÕp cña chñ tÞch vµ 3 phã chñ tÞch UBND phô tr¸ch c¸c m¶ng c«ng viÖc kh¸c nhau trong UBND. 12 phßng ban chøc n¨ng bao gåm: + V¨n phßng UBND. + Phßng kinh tÕ. + Phßng tµi chÝnh-kÕ ho¹ch. + Phßng h¹ tÇng kinh tÕ. + Phßng tµi nguyªn m«i tr­êng. + Phßng néi vô_ lao ®éng th­¬ng binh vµ x· héi. + Phßng t­ ph¸p. + Phßng y tÕ. + Phßng thanh tra. + Phßng v¨n ho¸ th«ng tin. + Phßng gi¸o dôc, ®µo t¹o. + UB d©n sè, gia ®×nh vµ trÎ em. 2. Phòng tài chính - kế hoạch Từ Sơn a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Tài chính - Kế hoạch Từ Sơn Phòng Tài chính – kế hoạch Từ Sơn là một phân cấp của hệ thống tài chính trực thuộc Sở Tài Chính vật giá Bắc Ninh và chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân thị xã. Phòng Tài Chính được sát nhập với phòng Kế hoạch nên có tên là “Phòng Tài chính – kế hoạch Từ Sơn”. Để quản lý tất cả các nguồn thu – chi của Ngân sách thị xã, phòng tài chính – kế hoạch Từ Sơn có đội ngũ cán bộ chuyên môn thành thạo làm tốt công tác thu, chi ngân sách, kịp thời tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thị xã trong việc điều hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài Chính - Kế hoạch Phòng Tài chính - KH Trưởng phòng Phó phòng 2 Phó phòng 1 Ngân sách xã Ngân sách thị xã Kế hoạch Thẩm định DT, QT các CT XDCB Lập phương án bồi thường GPMB Kế toán Thu Kế toán chi b. Chức năng của từng bộ phận Hiện nay toàn phòng có 11 cán bộ (6 nữ và 5 nam), tất cả đều có trình độ đại học. Chức năng của từng bộ phận như sau: - Đồng chí trưởng phòng: có nhiệm vụ phụ trách chung. Trưởng phòng là người trực tiếp phụ trách và quản lý ngân sách, trực tiếp điều hành kế hoạch, điều hành cấp phát ngân sách trên địa bàn thị xã, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Ngoài ra, trưởng phòng còn định hướng về phát triển các doanh nghiệp làm ăn có lãi, kịp thời tham mưu cho uỷ ban nhân dân thị xã trong việc chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi khai thác các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, đồng thời cân đối chi ngân sách cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. - Đồng chí phó phòng 1: Phụ trách thẩm định báo cáo đầu tư, báo cáo quyết toán các công trình XD, thẩm định một số phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Giúp đồng chí trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. - Đồng chí phó phòng 2: Phụ trách theo dõi quản lý thu chi ngân sách khối các phường , khối các trường học, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng. Giúp đồng chí trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ khác do trưởng phong phân công. - Bộ phận kế toán: được chia ra những công việc cụ thể: + Kế toán thu ngân sách: Căn cứ vào chứng từ thu hàng ngà Kho bạc chuyển sang, kế toán có nhiệm vụ cập nhật số liệu theo từng nguồn thu, từng sắc thuế thu trên địa bàn để tính tỷ lệ điều tiết cho các cấp ngân sách được hưởng để lãnh đạo có kế hoạch cân đối cho từng đơn vị. + Kế toán chi ngân sách: Căn cứ vào chứng từ chi ngân sách kho bạc chuyển chứng từ sang. Kế toán chi cập nhất số liệu theo từng cấp ngân sách để nắm được số chi trên địa bàn thị xã theo từng cấp ngân sách. + Kế toán cấp phát: Căn cứ vào tỷ lệ điều tiết kế toán thu đã cập nhật được hằng ngày, kế toán cấp phát phân phối ngân sách theo dự toán ngân đã được phê duyệt cho các đơn vị chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và hỗ trợ cho các đơn vị không trực thuộc thị xã quản lý đóng trên địa bàn thị xã. Đồng thười giám đốc đơn vị chi tiêu đúng mục đích, đúng luật ngân sách Nhà nước. + Bộ phận kế hoạch: Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của thị xã để lập kế hoạch trong từng thời kỳ để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của cả thị xã đồng thời xây dựng kế hoạch cân đối thu – chi ngân sách trong từng thời kỳ. + Bộ phận ngân sách phường : Quản lý tình hình ghi thu, ghi chi chặt chẽ ngằm giúp chính quyền phường chủ động khai thác thế mạnh của phường về lao động, đất đai nhằm phát triển kinh tế phường . Đồng thờì có trách nhiệm tập huấn, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thu chi các hoạt động tài chính thôn. Ngoài ra bộ phận NS phường còn có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo thu, chi NS cấp phường gửi Sở tài chính hàng tháng, quý, năm. Để làm tốt tất cả các khâu công việc của phong Tài chính với cơ chế đổi mới như hiện nay thì cần phải có đội ngũ cán bộ giúp việc có đầy đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để tổng hợp, phân tích toàn bộ số liệu thu, chi ngân sách quản lý ngân sách của thị xã. Hình thức kế toán đang áp dụng Có nhiều hình thức kế toán được áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng hiện nay phòng Tài chính - Kế hoạch Từ Sơn đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI NS Ở PHÒNG TÀI CHÍNH – KH TỪ SƠN NĂM 2008 Kết quả đạt được Với nỗ lức, hăng say trong công tác của các cơ quan chuyên môn: Thuế, tài chính, thanh tra, kho bạc nhà nước,... Thị xã Từ Sơn đã thu được nhiều thánh tích trong công tác quản lý điều hành thu chi ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã năm 2008 đạt 230,1 tỷ đồng. Trong đó: - Thu từ giá quỹ đất tạo vốn xây dựng hạ tầng đạt 89,5 tỷ đồng. - Thu trong kế hoạch cân đối đạt 104,4 tỷ đồng bằng 163 % KH tỉnh giao, 153,8 % kế hoạch thị xã giao, tăng 19,3 % so với năm 2005. Tổng chi ngân sách thị xã trong cân đối đạt 57,1 tỷ đồng bằng 116,6 % KH, tăng 20% so với năm 2007 ( không kể chi XDCB từ nguồn quỹ đất tạo vốn). Nhìn chung thu, chi ngân sách năm 2006 đạt khá, vượt dự toán. Các nguồn thu ổn định được các cấp các ngành tập trung cao chỉ đạo và triển khai thu tích cực. Các khoản chi ngân sách đều đạt và vượt dự toán, cơ bản đúng chính sách chế độ, tiết kiệm, ưu tiên chi đầu tư phát triển, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi thường xuyên, chi đột xuất và phục vụ tích cực nhu cầu phát triển kinh tế XH của thị xã. Thu tiền đấu giá quỹ đất tạo vốn, tuy không đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thị xã đề ra nhưng đã tích cực tổ chức đấu giá, đến cuối năm thu 89,5 tỷ đồng. Tuy nhiên trong công tác thu chi ngân sách còn tồn tại là: Còn có khoản hu không đạt kế hoạch ( Thu thuế chuyền quyền sử dụng đất đạt 91,8% thuế nhà đất đạt 84,2% ). Các khoản thu xã đạt thấp ( Dự toán tỉnh giao là 5,6 tỷ nhưng thu năm 2006 là: 3,8 tỷ đạt 68,7 % so với dự toán giao). Năm 2008 Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thực hiện tốt những nhiệm vụ quản lý thu cho ngân sách như sau: a. Công tác xây dựng kế hoạch: Đã tham mưu cho thị xã uỷ, UBND thị xã xây dựng kịp thời sát thực tế kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, và thời kỳ 2008 đến 2010. Thường xuyên kiểm tra nắm bắt và giúp UBND thị xã đôn đốc các ngành, các cơ sở thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thực hiện với thị xã uỷ, UBND, HĐND thị xã 6 tháng và cả năm. b. Công tác thu chi ngân sách thị xã: Cùng với cơ quan chức năng như: Thuế, kho bạc tiến hành đôn đốc thu nộp các khoản thuế, phí theo dự toán được giao, có nhiều chỉ tiêu thu đủ và vượt dự toán tỉnh giao như: Thu thuế ngoài quốc doanh thị xã thu thực hiện 9,6 tỷ đồng bằng 109,5% kế hoạch tỉnh giao; Thu thuế từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ do tỉnh thu đạt 42,156 tỷ đồng bằng 193,6% KH tỉnh giao; Phí và lệ phí thu 1,103 tỷ đồng đạt 110,3% KH tỉnh giao; Lệ phí trước bạ đạt 4,148 tỷ bằng 345,7% KH tỉnh giao; Thu tiền khi giao đất cho dân đạt 39,666 tỷ đồng bằng 180,3% KH tỉnh giao. Với tổng kinh phí thu vượt dự toán tỉnh giao, Thị xã Từ Sơn chủ động hơn trong việc sắp xếp, bố trí nguồn vượt thu này sử dụng chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổ sung cho các sự nghiệp. c. Công tác thẩm định, thẩm tra các dự án xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng: - Trong năm 2008 thẩm định được 29 báo cáo đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 48,9 tỷ đồng, Thẩm tra 72 quyết toán xây dựng cơ bản, tổng giá trị đề nghị quyết toán là 35.850.358.000 đồng; Giá trị chấp nhận quyết toán là 34.172.991.000 đồng giảm trừ các khoản chi sai chính sách, chế độ quy định là 1.677.367.000 đồng, tiết kiệm cho chi ngân sách của thị xã và phường . - Đã phối hợp với các ngành làm tốt công tác lập, thẩm định và bồi thường GPMB các dự án thuê đất, giao đất thuộc địa bàn thị xã Từ Sơn. Trong năm đã lập, thẩm định và GPMB được 14 dự án thu hồi đất, đã chủ trì cùng hội đồng đấu giá đất tổ chức 9 cuộc đấu giá đất tạo vốn XD cơ sở hạ tầng, thu ngân sách 89,2 tỷ đồng. d. Công tác cấp phát đăng ký kinh doanh và quản lý giá: Trong năm đã giúp UBND thị xã cấp được 392 giấy phép đăng ký kinh doanh. Thường xuyên đi khảo sát giá thị trường, nắm bắt tình hình thị trường phản ánh kịp thời với UBND thị xã và ngành dọc cấp trên để có biện pháp xử lý. Thẩm định giá kịp thời các tài sản cho các đơn vị khi có yêu cầu trước khi mua Phối kết hợp với các ngành định giá tài sản thanh lý trong các bản án, thi hành án và hàng chống buôn lậu; kiểm soát thị trường để làm bình ổn giá thị trường e. Công tác tổng hợp xây dựng dự toán, quyết toán thu chi ngân sách: - Căn cứ quyết định Số 99/2007/QĐ-UBND ngày 15/8/2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2008. - Căn cứ văn bản số 31/STC-QLNS ngày 13/07/2007 của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn xây dựn dự toán năm 2008 trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị Phòng Tài chính – KH xây dựng, thẩm định và tổng hợp dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NS thị xã và phường , giúp UBND thị xã phân bổ dự toán thu chi ngân sách cho các phường , thị trấn, các phòng ban chuyên môn của thị xã, các trường tiểu học, THCS trong toàn thị xã; chủ động xât dựng kế hoach bổ sung kinh phí cho các đơn vị dự toán thuộc cấp mình quản lý trình UBND thị xã quyết định. - Thực hiện thẩm định quyết toán NS năm của các phường , thị trấn; các đơn vị thị hưởng ngân sách thị xã; các đơn vị thị xã hỗ trợ ( không thuộc nhiệm vụ chi của các cơ quan đơn vị trong toàn thị xã. f. Công tác quản lý cán bộ và chỉ đạo một số công tác chuyên môn khác - Phân công hợp lý cán bộ trong phòng phụ trách những công việc theo khối như: khối giáo dục 1 người, các phường thị trấn 2 người; khối y tế 1 người; khối các phòng ban 1 người đảm bảo được trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công tác quản lý tài chính, ngân sách ở khối, công việc mà mình phụ trách, được phân công. Các cán bộ trong phòng thường xuyên đi cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến những chế độ chính sách hiện hành, kịp thờì có biện pháp xử lý, uốn nắn những sai sót nhầm lẫn trong công tác tài chính, ngân sách hoặc báo cáo cấp trên giải quyết. - Tham dự lớp tập huấn chế độ NS và tài chính phường ban hành theo QĐ số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, lớp tập huấn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính do Sở tài chính Bắc Ninh tập huấn kết hợp với học tập, nghiên cứu tài liệu tổ chức tập huấn cho tất cả các kế toán NS phường , thị trấn, kế toán các đơn vị dự toán thụ hưởng NS thị xã cấp đảm bảo mọi chế độ kế toán mới được thực hiện đúng thời gian, chế độ quy định. - Xuất phát từ thực tế diễn ra, nguồn tài chính của các thôn được hình thành và phát triển rất phong phú. Đặc biệt trong thời gian qua nhiều phường trong thị xã, nơi có các dự án thuê đất của các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng góp tự nguyện cho thôn một khoản tiền khá lớn khi thuê đất và phần kinh phí thu được do cá nhân, hộ gia đình đóng góp khi giao quyền sử dụng đất nên đòi hỏi đặt ra nhiệm vụ thu, chi quản lý nguồn tài chính này đối với trưởng thôn, kế toán thôn. Như vậy để theo dõi và quản lý nguồn tài chính thôn có hiệu quả, đúng quy định Phòng Tài chính phải tổ chức tập huấn cho các đối tượng là trưởng thôn, kế toán thôn trong từng phường thực hiện quyết định số 122/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v ban hành quy định tạm thời về quản lý tài chính thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm giúp cho trưởng thôn, kế toán thôn quản lý nguồn tài chính của thôn chặt chẽ, tằng cường hiệu quả sử dụng và huy động nguồn tài chính này. 2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả, thành tích đạt được trong công tác quản lý thu chi tài chính, ngân sách Thị xã Từ Sơn còn có một số hạn chế, tồn tại sau: a. Hạn chế trong cơ chế, chính sách: Do chế độ chính sách về tài chính, ngân sách có nhiều thay đổi dẫn đến vấn đề tiếp cận các chế độ chính sách đó đòi hỏi phải có thời gian nhất định qua tập huấn các cấp nên có những vấn đề mới những khi áp dụng trong thực tế lại phải chờ đợi văn bản hướng dẫn thậm chí có một số văn bản hướng dẫn chung chung không cụ thể nên rất khó khăn trong vấn đề quản lý, điều hành thu chi ngân sách. Ví dụ như: Văn bản hướng dẫn quản lý thu chi tiền học 2 buổi, tiền in học của khối THCS,... b. Hạn chế do nhận thức của một số cán bộ, nhân dân trong chấp hành luật ngân sách: - Ở một số nơi, một số cán bộ do nhận thức về luật tài chính, ngân sách còn yếu kém nên xảy ra sai sót, khuyết điểm trong việc điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước. - Do ý thức trách nhiệm của một số bộ phận người dân chưa cao tring việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí cho các cơ ưuan vào ngân sách nhà nước. c. Hạn chế trong công tác chỉ đạo chuyên môn: Do công tác chỉ đạo, kiểm tra của các cấp tài chính thị xã, phường chưa thường xuyên liên tục đối với việc quản lý tài chính thị xã, phường , chưa thường xuyên liên tục đối với việc quản lý tài chính ở các thôn cùng với sự thiếu ý thức chấp hành luật ngân sách của một số cán bộ thôn nên một số thôn của phường không thực hiện chính sách chế độ quản lý tài chính thôn theo quyết định số 122/QĐ-UB ngày 28/11/2003 V/v ban hành quy định tạm thời về quản lý tài chính thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và quyết định số 86//2005/QĐ-UB ngày 20/07/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v sửa đổi khoản 3, điều 6 trong quy định tạm thời về việc quản lý tài chính thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU – CHI NS THỊ Xà TỪ SƠN 1. Những giải pháp chung: - Thị xã Từ Sơn có một vị trí địa lý khá thuận lợi với nhiều làng nghề truyền thống. Tuy nhiên để huy động một cách mạnh mẽ các khoản thu vào ngân sách Nhà nước và chi ngân sách một cách có hiệu quả theo tôi cần thực hiện giải pháp sau: Đẩy nhanh công tác thu ngân sách, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng thu ngân sách, thực hiện khoán thu, khoán chi, có biện pháp chống tham ô, lãng phí ngân sách Nhà nước và tài sản công. Phấn đấu thực hiện thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 12%/năm đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư và phát triển. 2. Những giải pháp cụ thể: a) Huy động mọi nguồn tài chính, đa dạng hoá các nguồn thu - Tài chính là công cụ trọng yếu để Nhà nước sử dụng, tạo lập và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vai trò của công tác tài chính là vô cùng quan trọng để tạo môi trường và khơi dậy những tiềm năng ưu thế về đất đai, tài nguyên, lao động và các nguồn lực khác trong xã hội. - Từ những ngày đầu mới được tái lập đến nay phòng Tài chính – KH Thị xã Từ Sơn đã gặp không ít những khó khăn thách thức đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, UBNH Thị xã, kết hợp với sự quan tâm giúp đỡ của Sở tài chính đã thực hiện nghiệm luật ngân sách Nhà nước, luật thuế giá trị gia tăng và các luật thuế khác, điều hành ngân sách đã được công khai thực hiện khoán thu – khoán chi tăng điều tiết cơ sở, tiết kiệm chi hành chính, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng mọi nguồn thu quan tâm chống lậu thuế trên khâu lưu thông. b. Phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thông: Ngoài sản xuất nông nghiệp, Từ Sơn còn có nhiều làng nghề truyền thống như sản xuất thép Đa hội – Châu Khê, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của 8 làng thuộc xã Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Quang, dệt nổi tiếng Tương Giang, sơn mài Đình Bảng, Tân Hồng, Trang Liệt - Đồng Quang, sản xuất mặt hàng song mây của Tân Hồng, Phù Chẩn, Thị trấn Từ Sơn; nghề xây dựng nổi tiếng Tiêu, Viềng của Tương Giang, Đồng Nguyên; ngoài ra còn chế biến thực phẩm có tiếng như: giò chả, nem chua, bún, bánh của phường Tân Hồng; bánh phu thê của Đình Bảng, rượu làng Cẩm của Đồng Nguyên. Ngoài những nghề truyền thống khu vực Đình Bảng, Từ Sơn đang tích cực ổn định thu hút các nhà đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng đa dạng, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và xuất khẩu như giấy xuất khẩu, bao bì, giấy vệ sinh,... Để phát huy các làng nghề truyền thống nhằm tăng thu ngân sách cần phải thực hiện những giái pháp sau: - Chính quyền các cấp đảm bảo thực hiện tốt hành lang pháp lý tạo điều kiện thuầnj lợi cho các thành phần kinh tế được phát triển một cách bình đẳng. - Quy hoạch mặt bằng cho sản xuất: bởi vì hiện nay mặt hàng sản xuất quá chặt hẹp không có điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, không có điều kiện khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trên mọi lĩnh vực như: ô nhiễm chất thải rắn, chất thải lỏng, khói bụi, tiếng ồn nhiệt độ. - Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có vậy mới nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nhất là sau năm 2003 thực hiện mậu dịch kinh doanh ASEAN. Đồng thời đổi mới công nghệ, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã mặt hàng, phải tính tới thay đổi nguyên liệu truyền thống chứ không nhất thiết phải sử dụng gỗ quý trong sản xuất mặt hàng mỹ nghệ. - Sớm thành lập các hiệp hội sản xuất kinh doanh từng mặt hàng. Ví dụ như: Hiệp hội sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ,... Trong sản xuất thép có nhiều mặt hàng khác nhau như: Hiệp hội sản xuất cán kéo thép, hiệp hội sản xuất lưới B40...các hiệp hội có tác dụng hỗ trợ nhau cả đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, cạnh tranh, không để khách hàng éo cấp, ép giá làm thiệt hại cho các đơn vị sản xuất, có khả năng tập trung vốn để đổi mới công nghệ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá, được đăng ký chất lượng sản phẩm có vậy mới đảm bảo thuận lợi cho khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm. - Thị xã liên kết chặt chẽ với các ngành chuyên môn của tỉnh, của Trung ương giúp các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tháo gỡ những khó khăn như: + Liên hệ với ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển cho vay vốn để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh. + Với ngành công nghiệp, liên minh các hợp tác xã giúp định hướng đổi mới công nghệ bồi dưỡng và đào tạo quản lý công nhân lành nghề. + Liên hệ với các ngành khoa học công nghệ môi trường tư vấn đổi mới công nghệ và đăng ký chất lượng sản phẩm buộc các doanh nghiệp, các hộ sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. + Liên kết chặt chẽ với các ngành thương mại xuất nhập khẩu, tiếp cận thị trường, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng đảm bảo sản xuất ổn định, hiệu quả bền vững. Thực tế hiện nay khâu tiêu thị gặp nhiều khó khăn như: đồ gỗ mỹ nghệ có khối lượng hàng hoá lớn, chủ yếu làm xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp hầu như không nắm được thị trường ngoài nước, khách hàng các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc thường đặt hàng tại địa phương nơi sản xuất hoặc mang hàng tới cửa khẩu. + Với ngành thuế: Đảm bảo thu thuế đúng chính sách theo hướng khuyễn khích sản xuất công nghệ vừa và nhỏ ở nông thôn, tránh thu chồng chéo đảm bảo lưu thông thông thoáng. Quan tâm tập huấn hướng dẫn các doanh nghiệp và các hộ sản xuất thực hiện hạch toán trong sản xuất kinh doanh. .Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về các luật thuế .Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ngành thuế, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thuế. + Ngành tư pháp: bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhất là các luật kinh tế có liên quan tới sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng các hình thức tư cấn thông tin thị trường giá cả tư vấn công nghệ, tư vấn pháp lý cho các chủ doanh nghiệp các hộ sản xuất kinh doanh. + UBND thị xã cùng các ngành thi đua khen thưởng cần quan tâm thực sự tới công tác thu đua khen thưởng trong sản xuất công nghiệp – TTCN góp phần làm đòn bẩy cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh. Từ Sơn đất chật người đông việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp – TTCN là một định hướng lâu dài. Đồng thời quan tâm phát triển nhanh Thương mại Du lịch và dịch vụ trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm tới phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá đồng bộ các khâu trong sản xuất nông nghiệp sản xuất mạ đến thu hoạch và chế biến thiết thực, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. c. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí được coi là nhiệm vụ trong tâm của các cấp, các ngành. Đối với chính quyền thị xã cần phải chỉ đạp nghiêm ngặt thực hiện tiết kiệm trong tiêu dùng, tiết kiệm trong chi tiêu của ngân sách Nhà nước, giảm các khoản chi từ ngân sách Nhà nước chưa thật bức bách, tinh giảm biên chế để giảm chi tiêu, tăng cường chống lãng phí thất thoát tham nhũng nhất là trong xây dựng cơ bản, sử dụng tài sản công Việc quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả có ý nghĩa nhiều mặt: - Giảm nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước cho việc xây dựng, mua sắm, duy tu bảo dưỡng tài sản công; giành vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng huyện lỵ, đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Khai thác mọi nguồn thu tài chính từ tài sản công nhất là thu từ đất đai, tài nguyên, thu từ thanh lý tài sản không cần dùng hoặc không còn dùng được, nguồn thu từ xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tóm lại: để đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, UBND Thị xã Từ Sơn với những giải pháp như trên tôi nghĩ chắc chắn các ngành sẽ hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách đáp ứng yêu cầu chi ngân sách của thị xã. 3. Kiến nghị và đề xuất: - Đề nghị chính phủ, quốc hội cần sửa đổi, bổ sung kịp thời về luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách để vận dụng phù hợp với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. - Đề nghị UBND tỉnh thường xuyên đổi mới các thể chế về nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân sách; phân phối nguồn thu hợp lý, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn tài chính cho đầu tư phát triển ở từng địa phương ( Cấp huyện) - Các cấp chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân sách, thuế nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân. Đồng thờì tăng cường thực hiện chức năng giám đốc tài chính, kiểm toán và thanh tra tài chính ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. - Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tài chính nhằm phát huy tốt vai trò quản lý và tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở nước ta nói chung và Thị xã Từ Sơn nói riêng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5759.doc
Tài liệu liên quan