Thực trạng nền nông nghiệp nông thôn nước ta

Thực trạng nền nông nghiệp nông thôn nước taMỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NƯỚC TA 1. Nền nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn sau 1986 đến 2000 2. Nền nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây II. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-2010 1. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thị trường 2. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn 3. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy phân công lao động tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp và nông thôn 4. Các vai trò khác III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN 1. Phát triển nông nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, chuyển dịch mạnh mễ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường 2. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các loại hình thương nhân trên địa bàn nông thôn 3. Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn 4. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ thương mại nông thôn 5. Hoàn thiện chính sách đối với lưu thông hàng hoá và thương mại nông thôn 6. Quy hoạch phát triển thượng mại nông thôn 7. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với thương mại và thị trường nông thôn IV. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Chính sách mặt hàng 2. Chính sách thị trường ở nông thôn nước ta KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc36 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng nền nông nghiệp nông thôn nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trong đó có một số mặt hàng có thứ hạng cao trong thị phần như cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều... Có thể thấy tăng trưởng của nông nghiệp nước ta ngày càng tuỳ thuộc vào kinh tế và thị trường thế giới. Thế nhưng kinh tế thế giới và khu vực trong những năm qua vẫn đang ở trong chu kỳ suy thoái, thậm chí nằm ở đáy chu kỳ này. Do vậy những nỗ lực gia tăng sản lượng đã không bù đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị trường thế giới những con số gần đây một mặt thể hiện những nỗ lực không kém trong lĩnh vực này. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng như cà phê, gạo, hạt điều... Phải thực hiện bù lỗ xuất khẩu dưới nhiều hình thức. Không ít hộ nông dân lâm vào tình trạng điêu đứng. Tình trạng ‘bí đầu ra’ thị trường thế giới đã tác động ngay đến thị trường nông sản trong nước, một thị trường mà như nhiều năm gần đây người nông dân luôn trong tình thế bất lợi. Năm nay hàng bán ra thị trường thế giới lỗ lã, tồn đọng ở thị trường trong nước nhiều. Độ co giãn về cầu trong nước của những mặt hàng này lại thấp. Những tín hiệu trên đây của thị trường mách bảo điều gì? Ít nhất cũng có 2 điều có thể nhận thấy từ động thái của thị rường trong những năm gần đây, nhất là năm 2001. Một là cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn cho thích ứng với thị trường. Hai là tổ chức lại nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và nắm bắt thông tin thị trường thế giới cũng như trong nước. Những tranh luận dai dẳng trong nhiều năm về an ninh lương thực của nước dưòng như được ngã ngũ bằng thực tế của nhiều năm 2001. Sau 10 năm có mức tăng hàng năm 1 triệu tấn lương thực (chủ yếu là lúa) lần đầu tiên sản lượng lúa đã giảm còn 98,3%, sản lượng lương thực có hạt còn 98,7% so với năm 2000. Diện tích lúa còn 97,6% so với năm 2000. Phần diện tích lúa giảm đi được chuyển sang nuôi tôm, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Khảo sát mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy thu nhập thuần của mô hình trồng lúa + tôm sú (nuôi quảng canh) cao gấp 3 lần mô hình ba vụ lúa. Theo tín hiệu của thị trường thế giới con tôm đang lên ngôi trong cơ cấu nông nghiệp đồng bằng ven biển nước ta. Tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây... tuy chưa mạnh mẽ bằng đồng bằng sông Cửu Long, cũng bước đầu chuyển thể độc canh lúa, chuyển một số diện tích lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.Ngay trong ngàng trồng lúa, một xu thế mới đã hình thành: không còn chạy theo sản lượng mà đã bắt đầu chú ý đến hiệu quả kinh tế. Nhiều địa phương đã đưa vào gieo trồng các giống lúa có phẩm chất cao, bán được giá. Đã hình thàh dự án 1 triệu hecta lúa xuất khẩu có phẩm chất cao. Năm 2001 là cái mốc khẳng định nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua “của ải lương thực”, đảm bảo được an ninh lương thực trên phạm vi toàn quốc. Từ nay nông nghiệp nông thôn có thể rãnh tay để phát triển những ngành khác có hiệu quả hơn. Nuôi trồng thuỷ sản là động thái nổi bật khác trong nông nghiệp năm qua. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng trong tổng sản lượng ngành thuỷ sản trong năm 2001 đã tăng từ 36% trong năm 2000 lên 42% năm 2001. Tỷ trọng sản lượng tôm tằng từ 8,6% năm 2000 lên 10,6% năm 2001. Giá trị sản xuất trong khai thác thuỷ sản tăng 4,6% trong khi đó giá trị sản xuất trong nuôi trồng ttăng từ 32,6% so với năm 2000. Kết quả này làm cho giá trị sản xuất chung toàn ngành năm qua tăng tới 14,8%, một bước nhảy lớn của ngành thuỷ sản. Điều quan trọng hơn là đây mới chỉ là bước khởi đầu trong nuôi trồng thuỷ hải sản. Triển vọng của nó còn lớn lao hơn rất nhiều và đang ở trong tầm tay của nông nghiệp Việt Nam. Cũng đã có những biến động tích cực trong phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là chế biến nông thuỷ sản .Có 2 nguyên nhân, một là sự hình thành và phát triển của những vùng nguyên liệu nông sản tập trung, trong đó đáng chú ý nhất là nuôi trồng thuỷ sản, một số cây công nghiệp như dứa, chè... Riêng chế biến thuỷ sản năm qua đã tăng tới 24,2%. Hai là do tác động của luật doanh nghiệp sau 2 năm đi vào cuộc sống và chủ trương khuyến khích của chính phủ về phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong năm qua đã kích thích việc thành lập mới hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hàng vạn cơ sở cá thể. Năm qua, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng 20,3% mức tăng trưởng cao nhất trong các khu vực kinh tế. Đây là sự tạo đà tốt cho phát triển công nghiệp nông thôn.Nếu như những năm tới, chính phủ đã có những chính sách khuyến khích đưa công nghiệp về nông thôn nhất là công nghiệp vừa và nhỏ, thì chắc chắn bộ mặt của kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta sẽ có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên nhìn chung Việt Nam còn có một số khó khăn khi một số mặt hàng còn thiếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chúng ta còn phải nhập khẩu, sau đây là một số mặt hàng cơ bản mà Việt Nam còn phải nhập khẩu Các mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu Stt Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 1 Phân bón (nghìn tấn) 3973 3242 2 Thuốc trừ sâu (Triệu USD) 137 109 3 Hoá chất (Triệu USD) 307 343 4 Bông (nghìn tấn) 84 114 II. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-2010 1. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thị trường Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp và có những tiềm năng to lớn cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp như: diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ lực lưỡng lao động dồi dào ,trình độ học vấn cao những yếu tố trên là ưu thế cho một nền nông nghiệp thâm canh cao và đa dạng hoá, cơ cấu xã hội nông thôn tương đối bình đẳng làm cho tổ chức nông thôn gắn bó chặt chẽ .Vì vậy dù có một số bất lợi như :hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn yếu kém, hệ thống về nông thôn chưa được trang bị đầy đủ, thị trường tuơng đối kém cạnh tranh .. nhưng về cơ bản Việt Nam có những khả năng to lớn cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Trước năm 1986 trong bối cảnh cơ chế kinh tế cũ vai trò thị trường không được chú trọng, nông dân là lực lưỡng sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế nhưng sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào phân phối cho ai đều theo mệnh lệnh của cơ quan quản lý nhà nước trong một nền kinh tế kế hoặch hoá tập trung quan liêu và chế độ phân phối bao cấp. Sản phẩm làm ra không tự do buôn bán thị trường cả nước nói chung và thị trường nông thôn nói riêng đều ỏ trong tình trạng kém phát triển, có thể nói là điều tiết Không có thị trường thì sản xuất hàng hoá không phát triển, cơ cấu sản xuất nghèo nàn. Sản xuất kém phát triển thì không có cái để trao đổi và do vậy thiếu sức mua. Thiêú khả năng thanh toán thì thị trường tiêu điều các vòng luẩn quẩn đó đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn qua nhiều thập kỷ Cải cách kinh tế 1986 đến nay đã dỡ bỏ cơ chế cũ chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giải phóng năng lực và tiềm năng to lớn cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho thương mại và thị trường thể hiện vài trò lớn của nó đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Trong vòng 10 năm (1990-2000) giá trị sản xuất nông gnghiệp tăng bình quân 5,4%. Từ một nước thiếu lương thức trầm trọng, Việt nam đã xuất khẩu gạo hàng năm 3,5-4,5 triệu tấn đứng thứ hai về xuất khẩu trên thế giới. Sản lượng cà phê năm 2000 tăng gấp 4,5 lần, cao su mủ khô tăng 4,5 lâng, chè gấp 2 lần, mía gấp3 lân. Sản lượng thuỷ sản đạt gần 2 triệu tấn tăng gấp 2,1 lần sản lượng năm 1990. Đó là những minh chứng có tính thuyết phục cao về vai trò của thường mại và thị trường với sự phát triển sản xuất nông nghịêp chuyển nông nghiệp từ một nền sản xuất lạc hậu tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng đáng kể. Sau đây là bảng đáng giá tốc độ tăng qua các năm Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và tốc độ tăng qua các năm năm giá trị sản xuất giá so sánh 1994 (tỷ đồng) tốc độ tăng (%) tổng số chia ra tổng số chia ra nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản 1991 77977,9 63512,1 5157,4 9308,4 4,1 2,7 3,8 14,4 1992 83712,4 68820,3 5093,4 9798,7 7,4 8,4 -1,2 5,3 1993 89129,0 73380,5 5041,5 10707,0 6,5 6,6 -1,0 9,3 1994 95233,2 76998,3 5206,9 13028,0 6,8 4,8 3,3 21,7 1995 100864,7 82307,1 5033,7 13523,9 5,9 6,9 -3,3 3,8 1996 107488,9 86489,3 5630,0 15369,6 5,7 5,1 11,8 13,6 1997 114322,2 92530,2 5447,8 16344,2 6,4 7,0 -3,2 6,3 1998 118280,4 96102,7 5257,4 16920,3 3,5 3,9 -3,5 3,5 1999 126809,8 102932,9 5624,2 18252,7 7,2 7,1 7,0 7,9 2000 139717,7 112111,8 6067,6 21538,3 5,6 5,0 0,5 10,7 2001 145406,7 114616,6 6069,1 24721,0 4,1 2,2 0 14,8 Vai trò đầu tiên của thương mại thể hiện ở chỗ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hương quy mô lớn thì phải giải quyết tốt vấn đề thị trường. Trong đó thị trường đầu ra cho nông sản có ý nghĩa quyết định. Thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp nông thôn. Các mặt hàng xuất khẩu cảu Việt Nam chủ yếu hiện nay bao gồm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Stt mặt hàng năm 2000 năm 2001 1 hải sản (Triệu USD) 1479 1800 2 gạo (nghìn tấn) 3500 3550 3 cà phê (nghìn tấn) 733 910 4 hạt tiêu nghìn tấn) 37 56,1 5 hạt điều (nghìn tấn) 34 40,9 6 cao su (nghìn tấn) 273 300 7 rau quả (Triệu USD) 213 305 8 chè (nghìn tấn) 56 58 9 lạc (nghìn tấn) 76 80 Thương mại có vai trò tích cực trong việc cung cấp các thông tin cho sản xuất, không ngừng mở rộng, đa dạng hoá các kênh lưu thông, sử dụng các biện pháp kích cầu ..để tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định trong nước Cùng với việc mở rộng thị trường trong nước, thương mại tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản việt nam, vì dù thị trường nội địa có được mở rộng nhưng vấn không thể tiêu thụ hết số lượng nông sản “dư thừa” ngày càng nhiều Thương mại còn cung cấp những yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và sức canh tranh của nông sản việt nam trên thị trương trong nước và quốc tế 2. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Trước năm 1986 cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào nông thôn nước ta rất lạc hậu Kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào trồng trọt. Trong trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và các cây lương thực. Chăn nuôi kém phát triển, trong chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn, trâu bò, gia cầm. Phần lớn các cây trồng vật nuôi đều có năng suất, chất lượng thấp, quy mô nhỏ mang nặng tính tự cấp tự cấp , tỷ suất hàng hoá rất thấp. Kinh tế nông thôn nặng về nông nghiệp, công nghiệp nông thôn phát triền chậm nhất là nông nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản vừa thiếu vừa lạc hậu. Nghành nghề nông thôn ngày càng bị mai một, dịch vụ nông thôn kém phát triến Cải cách kinh tế và mở cữa hội nhập kinh tế thế giới đã đưa đến sự thay đổi to lớn đối với thị trường và sự phát triển thương mại nông thôn Trong những năm gần đây sức mua trên thị trường nội địa tăng do thu nhập dân cư không ngừng tăng lên thị trường nứơc ngoài ngày càng được mở rộng nhờ mở của hội nhập. Thương mại trong nước phát triển và các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được tăng cường làm cho sản xuất nông nghiệp đã có thay đổi to lớn nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến như: lúa gạo ỏ đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, mía đường ở miền trung, Đông Nam Bộ, chè ở trung du miền núi phía bắc, cao su ở Đông Nam Bộ, cà phê, hạt điều ,hạt tiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều tỉnh ven biển ..Sản xuất đã hướng vào và ngày càng gắn với thị trường làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp trở nên đa dạng và quy mô sản xuất ngày càng tập trung Ngành công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển, các ngành chế biến và bảo quản lương thực, chế biến mía đường, chế biến cà phê, chè ,cao su, các loại đồ uống, chế biến thịt sữa và thức ăn chăn nuôi ,chế biến và bảo quản rau quả ,gỗ, lâm sản, chế biến thuỷ hải sản ..tạo ra một mạng lưới công nghiệp chế biến rộng khắp nông thôn. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn vùng nguyên liệu với công nghệ tiến bộ ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Các nghành công nghiệp khắc phục nông nghiệp như :cơ khí chế tạo và sữa cộng cụ lao động phân bón thuốc bảo vệ thực vật ..vật tư phục vụ nông nghiệp cũng có điều kiện phát triển Các làng nghề truyền thống ngành nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển Các nghành dịch vụ ở nông thôn được củng cố những dịch vụ mới như dịch vụ cung ứng vật tư ,dịch vụ kỹ thuật cây trồng vật nuôi ,dịch vụ cơ khí nông thôn, dịch vụ tà chính, tín dụng nông thôn bước đầu được phục hồi và phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng cho sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các nghành công nghiệp dịch vụ ở nông thôn Mặc dù có nhiều biến đổi to lớn so với trước đến nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu tỷ trọng trồng trọt sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (80%) chăn nuôi còn kém phát triển sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn xảy ra hết sức chậm chạp ví dụ tỷ lệ chăn nuôi tron sản xuất nông nghiệp 1990 là 17,9% đến năm 1995 chỉ tăng được 1% là 18,9% Xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 mặc dù tăng gấp 3 xong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu rất ít thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu thô còn rất cao năm 2000 tỷ lệ này là 50% Công nông nghiệp phảttiển chậm,ngành nghề dịch vụ nông thôn chưa có sự thay đổi cơ bản. Điều đó đòi hỏi thương mại cần phải bám sát thị trường trong nước và thị trương nước ngoài, cung cấp những thông tin cần thiết cho sản xuất, có biện pháp thiết thực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển có hiệu quả, gắn với kinh tế thị trường cho nền kinh tể nông nghiệp nông thôn có những biến đổi cơ bản nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 3. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy phân công lao động tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp và nông thôn Phân công lao động là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển thương mại nông thôn, ngược lại sự phát triển của thương mại góp phần mạnh mẽ thúc đẩy quá trình này. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì tổng số lao động cả nước là 38,6 triệu người trong đó có khoảng 30 triệu làm việc ở vùng nông thôn chiếm tỷ trọng 70% tổng số lao động chung. Tổng số lao động nông nghiệp và nông thôn khoảng 30 triệu, có khoảng 22 triệu lao động nông nghiệp, 8 triệu lao động phi nông nghiệp, nghĩa là lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận lao động trong cơ cấu lao động nông thôn. Hiện nay lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công làm theo kinh nghiệm truyền thống, số lao động qua đào tạo rất thấp khoảng 8%. Đát đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng làm cho lực lưỡng lao động dư thừa gia tăng này gây áp lực rất lớn ở nông thôn, đặc biệt là các đồng bằng đông dân. Theo số liệu điều tra thì có khoảng 30% thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn, tỷ lệ này tương đương với 7-8 triệu lao động ở nông thôn hiện nay còn thiếu việc làm Phát triển thương mại mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản .. Đẩy mạnh xuất khẩu kéo theo sự phát triển nhiều nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp .. làm gia tăng đáng kể số lượng công ăn việc làm trong những nghành này. Phát triển thương mại cũng góp phần củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống, nghành nghề và dịch vụ nông thôn, trong đó cần nhấn mạnh tới việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và các nghành dịch vụ khác thu hút nhiều lao động đó là hướng rất quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và lao động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn ngày nay Tất cả những điều đó đưa đến việc thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, nghành nghề, dịch vụ và nông thôn giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, thực hiện việc đa dạng hoá và chuyên môn hoá lao động sâu sắc trong nông nghệp và nông thôn 4. Các vai trò khác Sự phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò quan trọng đối với nâng cao thu nhập của nông dân và dân cư nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệnh và phát triển giữa thành thị và nông thôn. Phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống của nông dân và cư dân nông nghiệp, góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nông thôn văn minh, dân chủ, đoàn kết, lành mạnh, hiện đại, bảo vệ tốt môi trường sinh thái III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN 1. Phát triển nông nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, chuyển dịch mạnh mễ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo ra lực lưỡng hàng hoá dồi dào cung câps cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hoá xuất khẩu. Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng là điều kiện nâng coa thu nhập của nông dân và dân cư nông thôn, đưa thu nhập dân cư nông thôn ngang bằng với mức thu nhập chung của xã hội, trên cơ sở đó nâng cao sức mua của dân cư nông thôn. Đó chính là cơ sở mở rộng thị trường nông thôn và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển thương mại nông thôn Sản xuất nông nghiệp phải phát huy được các lợi thế so sánh của từng vùng. Phải căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu để phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đi nhanh vào những sản phẩm mà ta có khả năng và thị trường thế giới đang cần. Muốn vậy phải dự báo xu hướng tiêu dùng nông sản trong nước và nhu cầu hàng hoá trên thị trường thế giới để xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp tối ưu. Thị trường nông sản thô (không qua chế biến ) không có tương lai đáng kể ngay cả đối với những mặt hàng chúnh ta đang có lợi thế như gạo, cà phê...Cần phát triển nhanh chóng công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Việc chuyển hướng sang chế biến nông sản là phương hướng chiến lược để đưa kinh tế nong thôn đi lên kinh tế hàng hoá sản xuất lớn. Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản trước hết cần hướng vào phục vụ xuất khẩu. Cần phải xây dựng các cơ sở chế biến, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại của thế giới để tăng chất lượng và sức canh tranh sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu sự chuyển dịch nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa để phát triển cơ sở chế biến quy mô nhỏ là hình thức thích hợp và phổ biến với nhiều khu vực nông thôn, để tạo ra các sản phẩm đa dạng giá thành hạ phù hopự với như cầu tiêu dùng của dân cư trong nước. Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khác là những sử dụng nhiều lao động ở các vùng nông thôn để tạo việc làm và giải quyết vấn ddề dư thừa lao động ở nông thôn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Kết hợp sản xuất những mặt hàng có sắc thái vùng, chất lượng và hàm lượng công nghệ, văn hoá nghệ thuật cao để phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu khách du lịch. Củng cố mở mang du lịch nông thôn, phát triển thêm những ngành nghề mới một mặt tạo thêm việc làm mặt khác tăng nhanh thu nhập và naang cao đời sống của dân cư nông thôn 2. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các loại hình thương nhân trên địa bàn nông thôn a. Sắp xếp lại và đổi mới hoạt động thương mại nhà nước trên địa bàn nông thôn Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước do chưa chuyển đổi kịp với yêu cầu của cơ chế thị trường nên kinh doanh còn thiếu năng động, thói quen bao cấp, buôn bán theo mệnh lệnh hành chính còn rất nặng, chưa quen hạch toán lỗ lãi.. Vì vậy hiệu quả kinh doanh thấp, thị phần giảm, địa bàn hoạt động ngày càng bị co hẹp. Trên địa bàn nông thôn hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nhà nước rất yếu ớt, nhiều địa bàn quan trọng, lĩnh vực lưu thông quan trọng bị bỏ trống, không thể hiện vai trò chủ đạo hướng dẫn đối với thương mại và thị trường. Vì cậy củng cố và xây dựng lại vai trò và vị trí hoạt động thương mại thuộc kinh tế nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp thương mại nhà nước là hết sức cần thiết. Cần phải tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong đó các doanh nghiệp thương mại nhà nước, DNNN cần thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc kinh doanh lúa gạo, phân bón... Phát triển chế biến nông lâm thuỷ sản, quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, vốn lớn. Liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nông dân và hợp tác xã, giữ vai trò chủ yếu trong việc cung ứng các loại vật tư đầu vào thiết yếu và tiêu thụ nông sản đầu ra trong nông nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện những việc khác mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Theo đề án của bộ thương mại: hệ thống thương mại nhà nước nói chung sẽ được tổ chức lại theo các nhóm: + Nhóm Tổng công ty, tập đoàn, hãng, công ty “mẹ”, công ty”con” chuyên doanh theo mặt hàng hoặc nhóm hàng trên phạm vi thị trường cả nước + Nhóm Tổng công ty, tập đoàn, hãng, công ty “mẹ”, công ty”con” chuyên doanh xuất nhập khẩu ở các đô thị lớn. + Nhóm tổng công ty, công ty tổng hợp hoặc chuyên doanh chủ yếu kinh daonh hàng vật tư nông nghiệp và hàng nông sản ở các thành phố thị xã. Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động thương mại nhà nước ở thị trường nông thôn( từ huyện đến xã) thực chất là sắp xếp và củng cố mạng lưới chân rết của các tông công ty, công ty thương mại, nhất là các cơ sở knh daonh trực thuộc công ty vật tư nông nghiệp và nông sản đóng ở địa bàn thành phố và thị xã chuyên hoạt động lưu thông hàng hoá phục vụ nông nghiệp và nông dân. Ở các vùng đồng bằng việc củng cố và phát triển thương mại nhà nước cần tập trung theo hướng sau: + Duy trì mở rộng mạng lưới cơ sở kinh daonh ( chi nhánh, cữa hàng) của các tổng công ty, công ty chuyên doanh theo mặt hàng hoặc nhóm hàng xuyên cả nước, đặt tại các đô thị lớn, bố trí lại các cơ sở kinh doanh này tại các trung tâm thương mại thị trấn và cụm thương mại thị tứ + Duy trì một số đơn vị thương mại nhà nước chuyên kinh doanh một số mặt hàng như dược phẩm, dụng cụ y tế, sách và thiết bị trường học... tại các khu vực thị trấn. + Lựa chọn sắp xếp lại sát nhập các cơ sở kinh doanh hiện có các chi nhánh, cửa hàng hoặc công ty con (đối với những huyện nông nghiệp trọng điểm, huyện có kinh tế nông thôn phát triển) đặt tại thị trấn. Những chi nhánh cửa hàng công ty con này sẽ trực thuộc các tổng công ty, công ty ở thành phố và thị xã. Mỗi chi nhánh, cửa hàng nói trên sẽ có mạng lưới điểm cữa hàng mua bán tại các thị tứ hoặc cụm xã. Chức năng chủ yếu của thương mại nhà nước ở thị trấn và thị tứ là thông qua hợp đồng 2 chiều , hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hợp đồng gia công nông sản hàng hoá, hợp đồng cung ứng trước mua thu sau...để phát huy vai trò đối tác với nông dân, đối trọng với các thành phần kinh tế khác, thực hiện việc định hướng, điều tiết, chi phối và thúc đẩy thị trường nông thôn đảm bảo cung ứng vật tư đầu vào thiết yếu cho sản xuất và tiêu thụ những nông sản chủ lực cho nông dân. Về tổ chức lại thương mại nhà nước theo mô hình một doanh nghiệp: công ty thương mại nhà nước đặt tại địa bàn thành phố, thị xã. Cửa hàng đặt tại thị trấn, Mạng lưới điểm mua bán đặt tại các thị tứ, cụm xã. Cũng có thể tổ chức theo mô hình nhiều doanh nghiệp: mỗi tỉnh có thể có thể tổ chức thành một số doanh nghiệp thượng mại phục vụ miền núi, mối doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn liên huyện hoặc một huyện. Đối với địa bàn miền núi thương mại nhà nước cần tiếp tục mở rộng lưới mua bán trực tiếp đến cụm xã và trong điều kiện có thể phấn đấu phát triển mạng lưới đến xã. Các điểm mua bán này phải gắn với chợ hoặc phải nằm trong các quy hoặch chợ. Chú trọng việc phát triển cac địa lý nhằm phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống gần hơn và sát hơn với dân cư miền núi. b. Đối với thương mại thuộc thành phần kinh tế tập thể Hiện nay nhà nước chủ trương khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và họp tác xã trên cơ sở liên kết hợp tác tự nguyện giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, nhiều quy mô, nhiều cấp độ đa dạng để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kihn nông thôn. ở nông thôn việc thành lập các hợp tác xã thượng mại- dịch vụ là đòi hỏi khách quan do nhu cầu hợp tác của hộ gia đình, các trang trại trong sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã thương mại, dịch vụ tự quyết định hình tức tổ chức và nội dụng kinh daonh phù hợp với điều kiện khả năng của từng nơi và quy định của luật pháp Có thể tổ chức theo 3 loại hình sau: Các hợp tác xã đưa chức năng không phụ thuộc vào địa giới hành chínhhoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ sản xuất như : cungg ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, cơ sở san xuất tiểu thủ côn nghiệp và các làng nghề truyền thống. Hỗ trợ xã viên trong việc tìm kiếm thị trường. Trực tiếp tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhà nước, các hợp tác xã nhà nước, doanh gnhiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể để tiêu thụ hàng hoá cho xã viên. Ngoài ra tuỳ điều kiệ cụ thể và khả năng các hợp tác xã có thể thực hiện các chức năng khác. Các hợp tác xã kinh doanh thương mại: với hoạt động chính là làm đại lý cho các doanh gnhiệp nhà nước và liên hợp tác xã thượng mại, bán lẻ vật tư nông nghiệp như phân bón, xăng dầu... đaị lý hoặc trực tiếp bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu phục vụ dân cư nôn thôn, tổ chức hoặc phối hợp với thương lái, đầu nậu trong thu mua nông sản hàng hoá, tố chức chế biến với quy mô nhỏ chủ yếu là sơ chế nhằm bảo quản tạm trữ và gia tăng giá trị hàng hoá nông sản Liên hiệp hợp tác xã thượng mại có thể thành lập ở huyện lị, thị trấn, nơi có kinh tế hộ , kinh tế trang trại và các làng nghề tủ công đã phát triển. Sự hình liên hợp tác xã thượng mại trên cơ sở nhu cầu liên kết giữa các hợp tác xã trên cùng một địa bàn để tập trung nguồn lực nhằm mở rộng kinh doanh và kinh doanh hiệu quả. Liên hiệp hợp tác xã thượng mại có trách nhiệm hỗ trợ,giúp đỡ các hợp tác xã thành viên về nguồn hàng và thị trường. Ngoài ra liên hợp tác xã thương mại còn trực tiếp tổ chức kinh doanh, là đầu mối thu mua nông sản của các hợp tác xã và các trang trại. Tổ chức các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản với quy mô vừa và nhỏ và là đầu mối phân phối vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng. ở khu vực nông thôn và miền núi nên phát triển các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp vừa kết hợp việc thu mua nông sản, lâm sản của kinh tế hộ, kinh tế trang trại vưa mở rộng các hình thức bán lẻ kinh doanh ở trung tâm các cụm xã trong các chợ ở khu vực biên giới, khu kinh tế cữa khẩu, khu du lịch. những nơi chưa có điều kiện nên thành lập hợp tác ở mức độ thấp như tổ hợp tác mua bán chung hoặc mua chung bán riêng hoặc các tổ dịch vụ để hỗ trợ nhau trong sản xuất và phục vụ đời sống c. Với các loại hình thương mại tư nhân Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đa dạng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển để sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn hơn. Đôiư với loại hình thương mại tư nhân nhà nước khuyến khích phát triển cácc doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đại lý mua bán và các hộ cá thể trên địa bàn nông thôn Trong những năm gần đây thương mại tư nhân tăng đáng kể, kinh doanh linh hoạt họ đi sâu vào mọi ngóch ngách của đời sông nông thôn phục vụ cho sản xuất tiêu dùng . Tuy nhiên thương mại tư nhân phát triển và có những mặt tiêu cực và vậy cần định hướng hoạt động đối với loại hình thương nhân này. Kinh tế thương nhân là lực lưỡng quan trọng có khả năng thu hút nhiều lao động, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nôn sản, dịch vụ kỹ thuật và đời sống nông thôn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phù hợp và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể ở thị trường nông thôn còn có các chính sách kiên kết, hợp tác biến lực lưỡng này thành các vệ tinh cho thương mại nhà nước trong các khâu thu mua nông sản và khâu bán lẻ vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng công nghiệp trên địa bàn nông thôn 3. Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn Thị trường nông thôn là 1 địa bàn rộng lớn, nhưng mật độ hoạt động thương mại thưa thớt so với thành thị, là địa bàn hoạt động của mạng lưới thương nhân đông đảo và đa dạng về loại hình tổ chức cũng như về thành phần kinh tế trong đó chủ yếu là thương nhân quy mô nhỏ. Mạng lưới thương nhân trên địa bàn nông thôn bao gồm: a. Mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất chế biến và lưu thông thuộc mọi thành phần kinh tế Các doanhgnhiệp này có các chi nhánh, cữa hàng, điểm mua bán, các cơ sở sơ chế, phân loại bảo quản chế biến, hệ thống bến bãi kho cơ sở và kho trong chuyên đặt tại thị trấn, thị tư.Mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp này đong vai tro nòng cốt trong việc thu mua, tập trung nông sản để cung ứng cho bán buôn, cho công nghiệp chế biến, cho thị trường thành thị xuất khẩu. Cũng như cơ vai trò quan trọng trong việc phân phát vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng cho hệ thống bán lẻ tới ác hộ nông dân. b. Mạng lưới kinh doanh thương mại của các hợp tác xã với quy mô và cấp độ khác nhau Mạng lưới này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu vào, đầu ra và dịch vụ kỹ thuật cho kinh tế hộ kinh tế trang trại và sinh hoạt của dân cư nông thôn c. Mạng lưới chợ nông thôn Chợ tồn tại lâu đời và hiện nay rất phát triển và rất đa dạng về chủng loại. Căn cứ vào khu vực tiêu thụ cơ chợ thành thị và chợ nông thôn Sự phát triển nhanh chóng của chợ nông thôn có tác dụng to lớn với việc thúc đẩy và hướng dẫn sự phát triển của sản xuất tăng nhanh và làm sống động lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu tụ đa dạng và nhiều mặt của dan cư nông thôn Ngoài ra sư phát triển của chợ còn thúc đẩy tốc độ xây dựng cácthị trấn nhỏ, một số chợ trở thành trung tâm hoạt động kinh tế của 1 vùng, nơi vui chơi giải trí văn hoá quần chúng, và điểm du lịch hấp dẫn ... Nước ta có khoảng 4000 chợ, riêng khu chợ nông thôn có khoảng 3600 chợ xã, liên xá thỉtấn và thị tứ, không kể tới hàng ngàn chợ quy mô nhỏ của thôn và liên thôn. ỏ miền núi và vùng biên giới, vùng sâu vùng xa có vai trò của chợ càng đặc biệt quan trọng Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ nông thôn cần lấy chợ thị trấn làm trung tâm, mà vệ tinh xung quanh nó là các chợ thị tứ làm nòng cốt. Bên cạnh đó còn có các chợ bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, các chợ đầu mối, chợ đấu giá... Ngoài ra còn có các chợ đặc thù như chợ chuyên mặt hàng nông sản, chợ trên sông, chợ cữa khẩu, chợ biên giới... Phù hợp với tính chất và trình độ của nước ta. Chợ hiện đang và sẽ trở thành loại hình tổ chức kinh doanh thương mại phổ biến và chủ yếu ở thị trường nông thôn d. Mạng lưới tư thương, những người bán buôn nhỏ, kể cả hộ nông dân vào sản xuất vừa kinh doanh thương mại Mạng lưới tư thương, những người bán buôn nhỏ, kể cả hộ nông dân vào sản xuất vừa kinh doanh thương mại có mặt ở khắp các nơi trên địa bàn nông thôn, kinh doanh đa dạng, linh hoạt và rất năng động. Có vai trò rất quan trọng trong việc thoã màn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư nông thôn. Theo đề án phát triển thương mại nông thôn bọ thượng mại hướng xây dựng mô hình tố chức thương maị nông thôn, hình thành theo 2 cấp, được tạo thành bới 2 tổ hợp thương mại nông thôn là trung tâm thượng mại dịch vụ thị trấn và cụm thương mại dịch vụ tứ thị. Ccác tổ hợp thượng mại này lấy chợ làm tâm điểm, xoay quanh chợ là các công ty, chi nhánh, cữa hàng, điểm mua bán, cơ sở sản xuất, đơn vị đại lý... Theo hướng này mạng lưới kinh doanh và các hệ thống thương nhân trên thị trường nông thôn cần được định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bố trí, quy tụ lại ở các cụm xã, thị tứ. Chúng sẽ phat triển thành các cụm thượng mại dịch vụ hoạt động như những vệ tinh trong mối quan hệ tương tác và chi phối các trung tâm thương mại dịch vụ tại các thị trấn với quy mô và trình độ cao hơn Mô hình tổ chức này sẽ thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa thượng mại với sản xuất nông nghiệp, giữa thương nhân và hộ gia đình nông dân nhằm giải quyết mối quan hệ giữa chế biến, tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư hàng công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhằm mở rộng và phát triển thị trường nông thôn Các doanh nghiệp nhà nước trong đó các doanh gnhiệp thương mại nhà nước thôn qua hệ thống trực thuộc của mình tại cácc trung tâm thương mại dịch vụ thị trấn, tại các cụm thương mại dịch vụ thị tứ. Phát huy vai trò đối trọng, hướng dẫn với các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác để thị trường nông thôn phát triển ổn định và lành mạnh 4. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ thương mại nông thôn Tuy cơ sở hạ tầng nông thôn và kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ thương mại nông thôn đã có nhiều thay đổi so với trước. Nhưng về cơ bản còn rất lạc hậu và chưa đáp ứng được đòi hỏi sự phảttiển thương mại và thị trươngf nông thôn trong điều kiện mới. Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống sông cảng... đã cải thiện so với trước song chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng lưu thông hàng hoávà còn rất lạc hậu so với khu vực thành thị và so với nông thôn của các nước trong khu vực. Muốn phát triển thương mại nông thôn cần phải tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn nói chung và kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ thương mại nông thôn nói riêng. Về cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt chú trọng phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn, mở đường ô tô đến tất cả các cụm xã, nâng cấp mạng lưới giao thông từ huyện đến xã đi đôi với việc xây dựng các tuyến đường mới để đảm bảo giao lưu hàng hoá và đi lại thuận tiện chon hân dân Phát triển hệ thống điện nông thôn cung cấp có hiệu quả chất lượng cao chon hu cầu sản xuất sinh hoạt ở nông thôn Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, các dịch vụ bưu điện phủ sóng phát thanh truyền hình tới tất cả các vùng nông thôn Phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp hiện đại từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong noong nghiệp và nông thôn Xây dựng các điểm dân cư các cụm xã, các điểm đô thị nhỏ có công nghiệp dịch vụ, cơ sở văn hoá giáo dục, y tế Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại như bến cảng, kho tàng hệ thống chợ nông thôn 5. Hoàn thiện chính sách đối với lưu thông hàng hoá và thương mại nông thôn Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển thương nhân trên địa bàn nông thôn như: chính sách về tín dụng và đầu tư, chính sách về thuế, chính sách về giá cả, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh ở địa bàn miền núi, các chính sách về thông tin tiếp thị... Khuyến khích mọi thanhg phần kinh tế tham gia thị trường kinh doanh vật tư tiêu thụ nông sản hàng hoá. Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý một số ngành hàng có triển vọng nhưng còn khó khăn như : chăn nuôi, rau quả... bằng các hình thức hỗ trợ đầu tư vào thông tin thị trường, giống, thú y, bảo vệ thục vật, chế biến... để nông dân hạn chế những rủi ro của quá trình thực hiện đấy các cam kết vào hội nhập quốc tế Thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất bán trả góp vật tư, máy móc thiết bị cho nông dân, ứng vốn cho nông dân vay sản xuất nguyên liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp người sản xuất khi gặp rủi ro Có chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại nông thôn, tăng cường thông tin thị trường xúc tiến thương mại xây dưng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quý hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6. Quy hoạch phát triển thượng mại nông thôn Là một bộ phận của quy hoặch tổng thể nông thôn, quy hoahj phát triển thương mại nong thôn cần phải xác định phương hướng,mục tiêu và phân bố mạng lưới thương mại trên từng địa bàn vừa phuc vụ vụ tốt lưu thông hàng hoá, chuyển hướng cơ cấu theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô thị trường, lựa chọn quy mô, loại hình thương mại, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ mua bán, bảo quản chi trả phù hợp với xu hướng phát triển nhu cầu thị trường Cần quy hoạch lại vùng thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, gắn khai thác khả năng hiện có với các đầu tư phát triển để toạ ra những vùng sản xuất hàng hoá có tỷ trọng hàng hoá lớn, chất lượng và khả năng canh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài Công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch thương mại nông thôn nói riêng phải được coi trọng và đặt trong quy hoặch tổng thể của quốc gia, trong bối cảnh hội nhập kinh té thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Phải căn cứ vào lợi thế kinh tế và thị trường, khả năng canh tranh để xây dựng quản lý và điều chỉnh kịp thời các quy hoạch 7. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với thương mại và thị trường nông thôn Thiết lập sự quản lý của nhà nước trên thị trường nông thôn theo hướng phát huy vai trò tự điều tiết của thị trường nhưng đảm bảo Nhà nước quản lý thị trường IV. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Chính sách mặt hàng Đó là chính sách nền tảng của chính sách thương mại ở nông thôn giai đoạn 2001-2010. Chính sách này nếu hoặch định một cách hợp lý thì tạo điêù kiện thuận lợi cho sự phát triển các mặt hàng, làm cho mặt hàng ở nông thôn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính sách mặt hàng đảm bảo danh mục mặt hàng hợp lý cấp quốc gia trong đoa cần chú trọng mặt hangf có ảnh hưởng tới đời sống an ninh quốc phòng hoặc mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đặc biệt là các mặt hàng cấp quốc gia. Vì vậy cần phải: - Xác lập cơ cấu mặt hàng hợp lý nó biểu hiện bằng tỷ trọng, tên mặt hàng, nhóm hàng..hợp lý theo nhu cầu của thị trường trong nước, của nước ngoài, hợp lý theo mặt hàng, hopự lý theo nhóm hàng - Phải đảm bảo ổn định và phát triển mở rộng danh mục mặt hàng. Tăng tỷ trọng của mặt hàng chế biến, chế tạo dựa trên công nghệ cao - Có chính sách thay thế hàng nhập khẩu đặc biệt ở các nước đang phát triển có tác động sản xuất trong nước Cơ chế hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản, hải sản ở dạng thô qua sơ chế Cơ cấu thị trường hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn trước tập trung chủ yếu vào thị trường các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng gần đây thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng với nhiều nước trên thế giới Mặc dù trong nước đã có những chuyển biến lớn trong sản xuất nói chung và thị trường nói riêng nhưng nhìn chung còn nhiều ách tắc chưa được tháo gỡ nhu cầu đầu tư cho sản xuất tạo sức mua cho thị trường các chính sách liên quan chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Trước đây những khó khăn trên Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách mở cữa trên cơ sở đa dạng hoá đa phương hoá hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy trong thời kỳ này thương mại quốc tế của nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa Sản lượng và chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng và từng bước được cải thiện. Nhìn chung tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời xuất hiện một số mặt hàng mới trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giữ vị trí khá ổn định có mức tăng trưởng khá như: gạo dầu thô, kể cả một số mặt hàng do thời tiết cũng giảm sút sản lượng như thuỷ sản, càphê, hạt tiêu, hạt điều.. cũng nhanh chóng được khắc phục và giữ được mức tăng trưởng tương đối ổn định. Có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã ngày càng xác định được vị thế nhất định trên thị trường khu vực và thị trường thế giới chất lượng hàng xuất khẩu của Vệt Nam đã được nâng lên đáng kể bước đầu tạo sức canh tranh cao trên thị trường thế giới. Đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện nay gạo dầu thô, thuỷ sản, càphê, hạt tiêu, hạt điều... xuất khẩu từ Việt Nam đang từng bước được thừa nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số mặt hàng đã dần dần xác định vị thế trên thị trường quốc tế như: gạo. càphê, thuỷ sản..Riêng mặt hàng cà phê hiện nay đã xuất khẩu trên 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thị trường thế giới chủ yếu là Mỹ, Đức, Italya ...Đặc biệt vừa qua tổ chức cà phê thế giới đã chọn cà phê của nước ta và inđônêxia để làm căn cứ xác định chỉ giá cà phê robusta Tuy nhiên nhìn chung một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta chất lượng vẫn còn khó khăn đáng kể so với yêu cầu và trình độ hàng hoá chung trên thị trường thế giới chính sách mặt hàng tạo mọi điều kiện đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tối đa các mặt hàng đang là chủ lực như cao su, cà phê, lạc nhân.. đồng thời khuyến khích mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới như rau, hoa quả, thịt..vào các thị trường truyền thống và khu vực tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu 2. Chính sách thị trường ở nông thôn nước ta Đây là chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Chính sách thị trường bao gồm chính sách thị trường trong nước và chính sách thị trường nước ngoài Chính sách thị trường trong nướcphải đảm bảo các yêu cầu sau: - Chính sách thị trường trong nước nó không chỉ là quản lý hoạt động thương mại tạo ra động lực phát triển hàng hoá trong nước để thoả mãn nhu cầu trong nước - Chính sách thị trường trong nước phải đảm bảo thống nhất có hiệu quả lưu thông hàng hoá trên thị trường nội địa, loại bỏ những biến động của chính sách giá - Chính sách thương mại nội địa sẽ ảnh hưởng thị trường trong nước đảm bảo tập trung các nguồn lực thúc đẩy sự lưu thông sản xuất hàng hoá - Chính sách thị trường trong nước đảm bảo quy hoặch, cơ cấu lại các vùng sản xuất hàng hoá để tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, tạo ra các vùng chuyên canh - Chính sách thj trường trong nước đảm bảo hàng hoá lưu thông thông suốt, đảm bảo cân đối giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá nội địa. Tạo ra sự cân đối thống nhất giưã sản xuất và tiêu dùng - Chính sách thị trường trong nước đảm bảo sự ổn định nhất quán của chủ thể kinh doanh tham gia thị trường trong nước tạo ra điều kiện của thị trường nó liên quan đến chính sách hoặch định - Chính sách thị trường trong nước phải đảm bảo thích hợp và thống nhất hoá các loại thị trường nội địa tạo ra điều kiện để phát triển thị trường nước ngoài Chính sách thị trường nước ngoài cần có những mục đích cơ bản đó là thúc đẩy và phảt triển xuất khẩu, tạo lập cân bằng cán cân thương mại tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả gồm phát triển mặt hàng và phát triển thị trường Nội dung của chính sách thị trường nước ngoài bao gồm: - Triển khai ngiên cứu dự báo thị trường nước ngoài - Nguồn thông tin được thu thập bằng nhiều cách thức khác nhau - Đổi mới phương pháp trong thu thập phân tích và xử lý thông tin - Chính sách thị trường nước ngoài đảm bảo thực hiện các mục tiêu xuất khẩu trong đó phải tăng trưởng kim ngạch, phát triển đa dạng hoá các mặt hàng, phát triển thị trường xuất khẩu Chính sách thị trường là một chính sách trọng yếu để phát triển mở rộng mặ hàng tiệu thụ sản phẩm bên cạnh việc khôi phục thị trường truyền thống đang phát triển hiệu quả sẽ quan tâm đặc biệt đến các thị trường không đòi hỏi hạn ngạch và những thị trường ít chụi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và kinh tế. Điều quan trọng là cần nắm vững quan điểm, đặc diểm của từng thị trường để có cách đi và hình thức thâm nhập tối ưu cho từng mặt hàng hoăc nhóm hàng cụ thể nhằm thu được hiệu quả cao nhất, tăng cường vai trò của hệ thống thương mại ở nước ngoài. Ngoài việc cung cấp thông tin thường xuyên còn được giao nhiệm vụ tìm kíêm thị trường kể cả việc đăng ký chỉ tiêu xuất khẩu vào thị trường để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước cần phải đổi mới chính sách quản lý đối với hoạt động thương mại hoàn thiện chính sách thị trường xuất khẩu 1 vấn đề đặt ra khi xem xét định hướng thị trường xuất nhập khẩu của việt nam là cần phải duy trì tỷ trọng cao của các nước ở châu á hay không? nói cách khác định hướng thị trường có 1 tầm quan trọng trong chính sách thương mại nông nghiệp nông thôn đặc biệt là giai đoạn 2001-2010 bới lẽ có thể thị trường không được xác định rõ thì nền kinh tế chậm trong hội nhập hoặc nó có thể dễ bị tổn thương do sự phụ thuộc của thị trường khu vực thị trường bất ổn định nào đó. Việc xác định phương hướng thị trường không thể là sự lựa chọn chủ quan mà phải dựa trên phân tích những chuyển biến trong nền kinh tế thế giới và khu vực cũng như những nguồn lực hiện có và triển vọng phát triển kinh tế của doanh nghiệp Ngày nay mọi ngưới thừa nhận châu á thái bình dương là khu vực kinh tế phát triển năng động và có triển vọng nhất nền kinh tế thế giới Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7 năm 1995 và tham gia chương trình CEPT nhằm tiến tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006 và từ ngày 14/11/1998 trở thành thành viên chính thức của APEC. hiện tại Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của nước ta chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu đơn vị % Tên nước năm 2000 năm 2010 NHẬT BẢN 12 22 ASEAN 10 10 TRUNG QUỐC 8 7 CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 50 45 CHÂU ÂU 25 23 CHÂU MỸ 20 25 CHÂU PHI 5 7 ĐÀI LOAN 6 5 HÔNG KÔNG 5 4 MỸ 8 12 EU 15 15 c. Chính sách xuất nhập khẩu ở nông thôn Việt Nam Có 3 phương thức xuất nhập khẩu gồm Xuất nhập khẩu trực tiếp Xuất nhập khẩu gián tiếp Hợp tác xuất khẩu Đối với Việt Nam giai đoạn 2001-2010 tiếp tục triển khai quảtình công nghiệp hoá hiện đại hoá những hình thức xuất khẩu chủ yếu vào Việt Nam - Các hình thức xuất khẩu trực tiếp - Tạm nhập tái xuất - Tạm xuất tái nhập, chuển giao quá cảnChuyển giao sỉ hữu công nghệ - Đại lý bán hàng, uỷ thác... Những nguyên tắc cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu - Tuân thủ luật pháp quốc gia, và hệ thống chính sách chính phủ quốc gia, nhà nước. Những chính sách đó liên quan đến sản xuất lưu thông hàng hoá, thị trường - Tôn trọng các cam kết của nước ngoài, các quy ước và tập quán thương mại quốc tế, thông lệ quốc tế - Phải đảm bảo quyền tự chủ kinh daonhcủa các doanh nghiệp, đảm bảo quản lý nhà nước chính phủ đôi với hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại với tư cách laf đơn vị chủ quản sẽ hoạch địngh chính sách thương mại - Trách nhiệm hoặch định chiến lược và chính sách thương mại bộ thương mại phải có được những thông tin, tình thế môi trường trong nước, môi trường quốc tế.. - Giám sát và kiểm tra chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp - Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện chính sách và quy định của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu - Kiến nghị và điều chỉnh chính sách biện pháp quản lý, nhằm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu Hoàn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với tốc dộ nhanh thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế cần có 1 tư duy về cơ cấu hàng h0á thể hiện Chuyển hoàn toàn và chuyển nhanh mạnh sang hàng chế biến sâu giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp hàng sơ chế Phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới chuyển xuất khẩu từ sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng chế biến mặt khác cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có nhưng tiềm năng và triển vọng phù hợp với xu hướng quốc tế muốn chuyển sang xuất khẩu hàng chế biếnvà mở ra các mặt hàng mới xuất khẩu dang chế biến sâu và tinh thì phải thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác kinh doanh với nước ngoài đặc biệt là các nước tiên tiến Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào 2000-2010 nhóm hàng năm 2000 năm 2010 kim ngạch (tỷ USD) tỷ trọng % kim ngạch (tỷ USD) tỷ trọng % hàng nguyên liệu thô và sơ chế: cà phê, cao su, chè, gạo, lạc hạt, điều rau quả thô và sơ chế, tơ tắm, thuỷ sản, lâm sản 6 30 10 14,3 hàng chế biến nông sản chế biến 2 12,5 5 7,1 hoá chất, phân bón, cao su 3 4,5 10 5 ` KẾT LUẬN Qua những nội dung đã trình bày trên chúng ta cũng có thể hiểu hơn về vai trò của thương mại trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó Đảng và nhà nước nên có những biện pháp để phát triển thương mại ở nông thôn tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp nông thôn có sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Mặt khác Đảng và nhà nước cũng nên có những chiến lược và chính sách khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng có chất lượng cao. Giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường. Muốn vậy cần phải xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi. Có như vậy mới tạo cho thương mại nông thôn phát triển nhanh chóng, bền vững Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên cuốn tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô. Cuối cùng từ đáy lòng mình em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã dày công dạy dỗ trong suốt môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế thương mại 2. Kinh tế 2001-2002 Việt Nam -Thế giới 3.Văn kiện đại hội IX 4. Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và 1 số định hướng đến năm 2010 5. Chiến lược và chính sách thương mại 6. Việt Nam với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (221).doc
Tài liệu liên quan