Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh la một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng các chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài kết hợp với những chiến lược có dự tính trước để đề ra những quyết định đúng đắn, phát huy và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, đặc biệt là vấn đề đi lại. Vì thế công ty Honda Việt Nam đã có sự cạnh tranh gay gắt với các hãng sản xuất và lắp ráp xe máy tại Viêt Nam liên doanh với nước ngoài và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Để có thể đối phó được vấn đề đó thì công ty Honda Viêt Nam cần phải nghiên cứu và đưa ra những chiến lược cạnh tranh giúp công ty đứng vững trên thị trường và giữ vị trí số một của mình trong lòng người tiêu dùng. Để có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng em đã làm đề tài: thực trạng thị trường xe máy và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. III- Đề xuất phương án, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. Trước tiên, để hiểu được chiến lược cạnh tranh của công ty Honda VN ta xem hiệu quả kinh doanh của nó ra sao. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, vật lực, tiền vốn, ,để đạt được mục tiêu xác định. Nguồn lực sản xuất giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời, lựa chọn chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguộn lực sản xuất xã hội để sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường, tức là kinh doanh không đạt hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất. Mặt khác mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa, muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tạo ra được và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng.Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả kinh doanhcuar doanh nghiệp mình: + Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh + Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Áp dụng biện pháp này có nghĩa là giải quyết tốt hai vấn đề: quyêt định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào, xác định và phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp. + Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. + Phát triển công nghệ kỹ thuật. Để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật côgn nghệ phải giải quyết tốt ba vấn đề: một là, phải dự đoán đúng cung cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết lien quan tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đâu tư phát triển; hai là phân tích, đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp; ba là phải có giải pháp huy động vốn đúng đắn. +Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp Sau đây là vài ý kiến nhằm giúp công ty Honda Việt Nam hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của mình + Chiến lược giảm giá: trước sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, công ty Honda nên đưa ra chiến lược giảm giá. Việc giảm giá như vậy sẽ có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng, đảm bảo cho họ có đủ khả năng mua được những sản phẩm của Honda Việt Nam. + Chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở mạng lưới bán hàng với các đại lý lớn, có dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe ở khắp mọi nơi trên toàn quốc nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình. + Chiến lược sản phẩm: - Sản phẩm của Honda VN trên thị trường vẫn chưa đa dạng, nên nghiên cứu chế tạo sản phẩm xe máy sao cho phù hợp với thu nhập của người dân lao động và giới bình dân. - Phải có chiến lược sản phẩm xương sống mũi nhọn + Chiến lược dị biệt hóa sản phẩm: hiện nay sản phẩm xe máy có mặt trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như kiểu dáng. Một khi đời sống người dân ở mức cao hơn thì nhu cầu của họ không phải đơn giản là phương tiện đẻ đi mà còn là đi phương tiện gì?Chính vì vậy mà công ty Honda Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở việc sản xuất loại xe máy có giá bán phù hợp với người dân lao động mà công ty nên có một chiến lược dị biệt hóa sản phẩm, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu cách, tính năng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của những tầng lớp có thu nhập cao. Có như vậy Honda Việt Nam mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định vị trí số một của sản phẩm của xe máy trong suy nghĩ của người Việt Nam. + Chiến lược quảng cáo, tiếp thị rộng rãi: để sản phẩm của Honda Việt Nam được ngượi tiêu dùng biết đến công ty này nên có chiến lược marketing rộng rãi.

doc12 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP& MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP --------------&--------------- TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:1.Hoàng Thị Lan Anh 2. Trần Thị Huyền 3. Tống Diệu Linh 4. Đỗ Thị Ánh Nguyệt LỚP: K44 QLC.01 NHÓM: 15 THÁI NGUYÊN- 2009 TRƯỜNG ĐHKTCN TN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA QLCN &MT Độc lập –Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ HỌC VI MÔ ----------------&---------------- Họ và tên sinh viên: 1.Hoàng Thị Lan Anh 2. Trần Thị Huyền 3. Tống Diệu Linh 4. Đỗ Thị Ánh Nguyệt Lớp :K44 QLC.01 Nhóm : 15 Khóa :2008-2012 Trường ĐHKTCN Thái Nguyên Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hà ĐỀ TÀI: Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty HONDA Việt Nam. Bản giao nhiệm vụ: Tìm tài liệu: cả nhóm Đánh máy: Đỗ Thị Ánh Nguyệt Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Nghiên cứu về thực trạng thị trường xe máy Việt Nam. Trần Thị Huyền: Cơ hội và thách thức của công ty Honda Việt Nam Tống Diệu Linh: Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. Hoàng Thị Lan Anh: Đề xuất phương án, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh la một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng các chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài kết hợp với những chiến lược có dự tính trước để đề ra những quyết định đúng đắn, phát huy và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, đặc biệt là vấn đề đi lại. Vì thế công ty Honda Việt Nam đã có sự cạnh tranh gay gắt với các hãng sản xuất và lắp ráp xe máy tại Viêt Nam liên doanh với nước ngoài và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Để có thể đối phó được vấn đề đó thì công ty Honda Viêt Nam cần phải nghiên cứu và đưa ra những chiến lược cạnh tranh giúp công ty đứng vững trên thị trường và giữ vị trí số một của mình trong lòng người tiêu dùng. Để có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng em đã làm đề tài: thực trạng thị trường xe máy và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. Thị trường xe máy Việt Nam và thực trạng của công ty Honda Việt Nam. 1. Thị trường xe máy Việt Nam Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỷ lệ khoảng 61%, nghĩa là cứ 10 người dân thì có tới hơn 6 người sử dụng xe máy. Chỉ riêng thành phố HCM đã có khoảng 3 triệu xe máy, còn ở Hà Nội thì con số này xấp xỉ 2 triệu, còn không kể đến một số lượng xe không nhỏ ở các vùng khác. Nếu như ở Việt Nam khoảng một, hai thập niên trước đây, chiếc xe gắn máy mang tính thiểu số được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn thì trong những năm gần đây, chiêc xe máy đã trở nên phổ biến và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay có gia đình có 1,2 thậm chí có đến 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về xe máy như vậy, thị trường xe máy Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt. Thị trường xe máy đã có nhiều nhà cung cấp với những sản phẩm phong phú, đa dạng và hợp thời trang. Trước đây xe máy xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ qua con đường nhập khẩu nguyên chiếc thì nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số hãng sản xuất xe máy sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam, Suzuki Việt Nam… đã đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm của các liên doanh này rất phong phú, đa dạng. + Sản phẩm cua Honda gồm Wave RS,wave S, wave α, Click, Future Neo, Super dream, Air Blade, Lead. + Sản phẩm của Yamaha gồm Taurus, Sirius, Jupiter MX, Exciter, Nouvo LX, Mio Classic. + Sản phẩm của Suzuki gồm Suzuki Sky driver, Hayate, Revo. Từ khi đi vào hoạt động, Honda Việt Nam nói riêng và các công ty liên doanh nói chung có thể nói là rất thành công trên thi trường Việt Nam. Nhờ khối lượng tiêu thụ lớn với giá bán tương đối cao các công ty này đã đạt được siêu lợi nhuận.Qua một vài số liệu của Đoàn công tác liên ngành khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư nước ngoài đăng trên báo đầu tư ta thấy: + Cho tới nay, Honda Việt Nam đã tiêu thụ khoảng trên 500.000 chiếc xe máy, lợi nhuận thu về khoảng 105 triệu USD + Suzuki cũng đã kịp thời tiêu thụ được khoảng 80.000 xe,lợi nhuận khoảng 45 triệu USD +Công ty Yamaha đã tiêu thụ được khoảng 25.000 xe. Sau đây là bảng giá bán cua công ty Honda, Suzuki, Yamaha Hãng sản xuất Tên xe Giá bán Yamaha Taurus Sirius Jupiter MX Exciter Nouvo Mio classic 15.790.000đ 17.200.000đ 21.800.000đ 31.300.000đ 24.700.000đ 22.500.000đ Suzuki Suzuki sky drive Hayate Revo 24.500.000đ 24.590.000đ 16.500.000đ Honda Wave α Wave RSX Air blade Future Neo Super dream Click Lead 13.300.000đ 18.900.000đ 32.990.000đ 27.990.000đ 15.900.000đ 25.500.000đ 31.490.000đ Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay giá bán xe máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với giá các loại xe cùng loại được sản xuất tại các nước ASEAN, Đài Loan....Ví dụ như xe Super Dream được dự kiến ban đầu là bán 1750 USD/xe, nhưng giá bán lẻ thực tế ban đầu là 2100USD Trong vòng mấy năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu sử dụng xe máy của người dân Việt Nam là rất cao, hàng loạt sản phẩm Trung Quốc đổ sang Việt Nam với giá bán rất thấp, tùy thuộc vào từng chủng loại, động cơ mà giá bán chỉ dao động trong khoảng 8-10 triệuVND/chiếc. Điều đó thực sự phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng xe máy song lại có thu nhập thấp hoặc những người dân có nhu cầu đổi xe mới song lại không có đủ tiền. Tuy nhiên do gái bán rẻ như vậy thì một vấn đề luôn đi kèm với nó mà ta cần phải xem xét đó là chất lượng.Chất lượng có thể hiểu là tuổi thọ hay độ an toàn của những xe máy Trung Quốc thực sự là một vấn đề khó có thể kiểm soát nổi.Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho số vụ tai nạn giao thông tăng đáng kể. Qua đây cũng đủ cho ta thấy chất lượng của xe máy Trung Quốc đang thực sự bị thả nổi và hậu quả hoàn toàn về người tiêu dùng,còn trách nhiệm thì không thuộc về ai cả. Từ đó người dân Việt Nam cũng có được cái nhìn so sánh và khẳng định chất lượng của những sản phẩm do Honda Việt Nam cung cấp. Loai xe được nhập khẩu nhiều nhất là xe tay ga KTM, Air Blade, Honda Master. Trong mấy tháng đầu năm đã có trên 17.000 chiếc xe máy được nhập khẩu. Như vậy giờ đây Honda Việt Nam đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh kép, một bên là các liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy tại Việt Nam và một bên là những sản phẩm xe máy Trung Quốc được lắp ráp hoặc nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Gián tiếp đưa sản phẩm xe máy Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đó là những doanh nghiệp lắp ráp dây chuyền dạng IKD. Doanh nghiệp lắp ráp trên thị trường Việt Nam tồn tại hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ của Việt Nam cũng có mà lien doanh với nước ngoài cũng có. Hoạt động của những doanh nghiệp này chủ yếu là nhập linh kiện, chi tiết phụ tùng của các hãng sản xuất tại Trung Quốc rồi đem về Việt Nam lắp ráp, hoàn thiện rồi tung ra thị trường. Với giá đầu vào khoảng 300-350$/bộ linh kiện, trong đó giá bán dao động khoảng 8-10 triệu đồng/xe đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp lắp ráp này đi vào hoạt động. Lợi nhuận thu về tính trên một sản phẩm tuy đã giảm (có doanh nghiệp lợi nhuận chỉ còn khoảng 100.000VND/sp) nhưng vẫn có khoảng 150.000 bộ linh kiện được nhập khẩu. Họ vẫn kỳ vọng vào: + Những người dân có nhu cầu về xe may nhưng có thu nhập thấp hoặc muốn đổi xe song không đủ tiền. +Giá bán xe máy lắp ráp hạ vì tủ lệ áp dụng nội địa hóa ngày càng tăng. 2. Cơ hội và những thử thách của công ty Honda Việt Nam. 2.1 Cơ hội Điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là cần phải biết tận dụng những cơ hội, điểm mạnh của mình để ngày càng phát triển. Với dân số trên 80 triệu người, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, và điều đó đã tạo cơ hội rất lớn cho công ty Honda Việt Nam. Người tiêu dùng có nhu cầu về xe máy song lại có thu nhập thấp hoặc muốn đổi xe nhưng không đủ tiền giờ đây đã thỏa mãn nhu cầu của mình bằng những sản phẩm xe máy Trung Quốc đa dạng, phong phú mà giá lại rất rẻ. Những chiếc xe Trung Quốc được nhập về hoặc lắp ráp tại Việt Nam bởi các dây chuyền lắp ráp dạng IKD có giá dao động chỉ từ 8-10 triệu VND. Tuy giá xe Trung Quốc rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo, nhanh hỏng và khi đó thì khổ chủ nó phải mang tiền đi sửa,tiền sửa xe nhiều lần tính ra gần bằng tiền mua xe mới. Người tiêu dùng qua đó mà có được cái nhìn so sánh và khẳng định chất lượng sản phẩm do Honda sản xuất.Dù rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo thì việc mất thị phần ở Việt Nam la chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Bản than những điểm mạnh của Honda Việt Nam đã tạo ra cơ hội cho chính nó hoạt động trên thị trường Việt Nam. Honda là một tập đoàn sản xuất xe máy lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm xe máy của Honda đã xuất hiện trên thị trường từ những năm đầu thập kỷ 70. Sản phẩm đầu tiên là những chiếc xe Honda Cup 50, 70, Super Cup…đã thực sự chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam bằng chính chất lượng và sự tiện dụng của những sản phẩm đó. Với đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ sư được đào tạo tại nước ngoài thực sự là cơ sở để Honda Việt Nam bảo đảm chất lượng của từng sản phẩm sản xuất ra. Cùng với việc đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, Honda Việt Nam cũng đồng thời xây dựng một mạng lưới bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng cho tất cả các loại xe mang nhãn hiệu Honda trên toàn quốc.Chính sự phục vụ tận tình đó mà công ty Honda ngày càng củng cố được lòng tin của khách hàng. 2.2 Thách thức Thách thức đầu tiên phải kể đến là Honda Việt Nam phải đối mặt với sản phẩm xe máy Trung Quốc. Từ khi những chiếc xe Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam thị trường xe máy Việt Nam trở nên sôi động, nhu cầu mua xe tăng đột biến. Đứng trước tình hình đó, công ty Honda đã bị thiệt hại rất lớn ở chỗ: sức mua của người tiêu dùng giảm đi rất nhiều do họ chuyển sang mua sản phẩm xe máy Trung Quốc vì giá rẻ.Còn thiệt hại lớn hơn nữa là uy tín của công ty bị suy giảm bởi sự “ nhái lại ” những kiểu dáng, nhãn hiệu mà công ty đã gây dựng được. Người không sành về xe máy sẽ rất khó phân biệt được đâu là xe Nhật, đâu là xe Trung Quốc. Thách thức kế tiếp là phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất xe máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Mặc dù không thể cạnh tranh với Honda về chất lượng nhưng các hãng sản xuất xe máy khác lại có lợi thế hơn về chủng loại.Bên cạnh đó, các công ty này còn có chiến lược quảng cáo, tiếp thị rộng rãi, có dịch vụ chăm sóc khách hàng và có hình thức mua trả góp với lãi xuất hợp lý nhằm thu hút khách hàng. II- Nguyên nhân gây nên sự cạnh tranh Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như: ô tô, xe máy, xe đạp điện….Một nước với 80% dân số làm nông nghiệp thì người dân ở nước đó không phải là không khó khăn. Nhiều người có nhu cầu mua xe máy hoặc những người đang đi xe cũ nhưng muốn đổi xe mới nhưng không có đủ tiền. Nắm được nhu cầu cảu người dân Việt Nam, hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đưa vào hoạt động. Thêm vào đó, xe máy Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam làm cho thị trường Việt Nam sôi đông hẳn lên. Những sản phẩm xe máy Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá bán rẻ kỷ lục như vậy đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu của người dân lao động và người bình dân. III- Đề xuất phương án, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam. Trước tiên, để hiểu được chiến lược cạnh tranh của công ty Honda VN ta xem hiệu quả kinh doanh của nó ra sao. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, vật lực, tiền vốn,…,để đạt được mục tiêu xác định. Nguồn lực sản xuất giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời, lựa chọn chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguộn lực sản xuất xã hội để sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường, tức là kinh doanh không đạt hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất. Mặt khác mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa, muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tạo ra được và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng.Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả kinh doanhcuar doanh nghiệp mình: + Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh + Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Áp dụng biện pháp này có nghĩa là giải quyết tốt hai vấn đề: quyêt định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào, xác định và phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp. + Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. + Phát triển công nghệ kỹ thuật. Để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật côgn nghệ phải giải quyết tốt ba vấn đề: một là, phải dự đoán đúng cung cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết lien quan tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đâu tư phát triển; hai là phân tích, đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp; ba là phải có giải pháp huy động vốn đúng đắn. +Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp Sau đây là vài ý kiến nhằm giúp công ty Honda Việt Nam hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của mình + Chiến lược giảm giá: trước sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, công ty Honda nên đưa ra chiến lược giảm giá. Việc giảm giá như vậy sẽ có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng, đảm bảo cho họ có đủ khả năng mua được những sản phẩm của Honda Việt Nam. + Chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở mạng lưới bán hàng với các đại lý lớn, có dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe ở khắp mọi nơi trên toàn quốc nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình. + Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm của Honda VN trên thị trường vẫn chưa đa dạng, nên nghiên cứu chế tạo sản phẩm xe máy sao cho phù hợp với thu nhập của người dân lao động và giới bình dân. Phải có chiến lược sản phẩm xương sống mũi nhọn + Chiến lược dị biệt hóa sản phẩm: hiện nay sản phẩm xe máy có mặt trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như kiểu dáng. Một khi đời sống người dân ở mức cao hơn thì nhu cầu của họ không phải đơn giản là phương tiện đẻ đi mà còn là đi phương tiện gì?Chính vì vậy mà công ty Honda Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở việc sản xuất loại xe máy có giá bán phù hợp với người dân lao động mà công ty nên có một chiến lược dị biệt hóa sản phẩm, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu cách, tính năng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của những tầng lớp có thu nhập cao. Có như vậy Honda Việt Nam mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định vị trí số một của sản phẩm của xe máy trong suy nghĩ của người Việt Nam. + Chiến lược quảng cáo, tiếp thị rộng rãi: để sản phẩm của Honda Việt Nam được ngượi tiêu dùng biết đến công ty này nên có chiến lược marketing rộng rãi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_thi_truong_xe_may_viet_nam_va_nhung_giai__1484.doc
Tài liệu liên quan