Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở Việt Nam

- Môi trường đầu tư nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng găy gắt đã hạn chế phần nào kết quả thu hút đầu tư mới. - Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán trước. Một số bộ ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn, các nghị định của chính phủ( Như nghị định số 06 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo) đã gây khó khăn đối với việc thẩm định cấp giấy phép đầu tư và thu hút các dự án mới vào lĩnh vực này. một số ưu đãi của chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất 5 năm đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng. Nghị định 164 về thuế thu nhập doanh nghiệp là bước tiến mới trong lộ trình xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm giảm ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài nhất là vào các KCN, KCX.

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thỡ việc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư ngày càng trở nên cần thiết. khi nước ta được mở cửa thị trường thỡ cỏc doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ dần được cổ phần hoỏ mà khụng cũn đứng dưới sự bảo hộ của nhà nước nữa. Và cũng sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam. Khi đó các dự án được thực hiện ở Việt Nam sẽ nhiều lờn một cỏch nhanh chúng, vỡ vậy cỏc doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để thực hiện cỏc cụng trỡnh này. Mà lượng vốn ở trong nước sẽ là không đủ để thực hiện các dự án mang tính quy mô lớn và ngày càng nhiều như vậy. Tuy nhiên hoạt động khai thác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta vẫn cũn nhiều hạn chế như: cơ cấu vốn đầu tư cũn bất hợp lý, vốn đầu tư đăng ký tuy tăng nhưng vẫn cũn ở mức thấp…. Do đó, vấn đề được đặt ra ở đõy là: chỳng ta phải làm gỡ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) vào Việt Nam có hiệu quả nhất? Trên cơ sở lý luận chung về đầu tư nước ngoài, dựa trờn tỡnh hỡnh thực tế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua và những lợi thế của nước ta trong đề án môn học này tôi sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tửtực tiếp nước ngoài có hiệu quả góp phần thực hiện mục tiờu phỏt triển kinh tế xó hội. Giỳp nước ta có những điều kiện và khả năng thuận lợi cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nội dung của đề án gồm có: Chương I : cơ sở lý luận chung. Các khái niệm và phân loại. Các nhân tố ảnh hưởng. Chương II : Thực trạng và giải pháp. Tổng quan. Thực trạng Kiến nghị và giải pháp. Kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Các khái niệm và phân loại. Khái niệm về đầu tư: Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc: “ Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là “chìa khoá” của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực có thể sử dụng đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau( cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đèu nhằm mang lại những lợi ích xác định. những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả của đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Phân loại. Căn cứ vào mực đích đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước: là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong nước. Đầu tư nước ngoài( còn gọi là đầu tư quốc tế): là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người cua nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam. Căn cứ vào tính chất quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lícủa nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.( Khoản 2 điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp trong nước là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định( như hợp tác kinh doanh, thành lập các loại hình doanh nghiệp…). đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư( tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư. Như vậy, khác với đầu tư trực tiếp, trong hoạt động đầu tư gián tiếp, người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư. những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyển quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất gián tiếp như(đầu tư tài chính, nhượng quyền, quyền theo hợp đồng, cho vay, cho thuê…). Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Quá trình thu hút vốn FDI chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số nhân tố có thể coi là quan trọng đối với tất cả các nước và ở mọi giai đoạn khác nhau, như sự ổn định chính trị, các chính sách phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp về đầu tư, trình độ phát triển kinh tế, qui mô thị trường…Sự ổn định chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư nước ngoài phải xem xét trước khi quyết định đầu tư vào một nước nào đó. lịch sử thế giới cho thấy, nếu chính trị ổn định sẽ khuyến khích FDI và ngược lại. Sự bất ổn về chính trị gây ra nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài như việc phát sinh thêm nhiều chi phí do phải thay đổi mục tiêu kinh doanh khi có đổ vỡ chính trị, tỷ lệ hoàn vốn không chắc chắn, việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ. Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn tới FDI nhất là các chính sách kinh tế trực tiếp liên quan đến đầu tư như các quy định về chuyển lợi nhuận, chính sách thương mại…Các chính sách này có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất và do đó trở thành mối quan tâm của tất cả các ngành, đặc biệt là ngành xuất khẩu thường muốn có chi phí sản xuất thấp để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra các quy định về quyền sở hữu nước ngoài, thuế, chuyển lợi nhuận và các yêu cầu về hoạt động cũng như các chính sách khuyến khích các dự án FDI cũng là các chính sách rất quan trọng tác động mạnh đến các quyết định của nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư bao gồm luật và các văn bản pháp lý khác quy định đối với hoạt động FDI. Hệ thống luật pháp là thành phần rất quan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác lập các khuôn khổ hoạt động cho các nhà đầu tư và các dự án FDI. Mức độ phát triển kinh tế bao gồm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, GDP/ đầu người có ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng lớn tới FDI là cơ sở hạ tầng của nước sở tại bao gồm: nhà kho, cảng, sân bay, đường xá….Đó là các nhân tố cần thiết cho sản xuất, sự sống và đảm bảo cho sự tiếp tục các hoạt động thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải. Ngoài các nhân tố trên còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI như vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản(đặc biệt là dầu khí), tài nguyên đất, tài nguyên du lịch… các tố này có thể gây tác động hết sức mạnh mẽ đối với việc thu hút vốn từ nước ngoài. vị dụ ở Malayxia, ngành công nghiệp dầu khí và than chiếm 60% tổng vốn FDI từ năm 1986 đến 1990. Quy mô thị trường có tạo ra sự hấp đẫn mạnh hay không đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang hi vọng mở rộng mạng lưới tiêu thụ và doanh số bán hàng quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Tổng quan về nền kinh tế-xã hội Việt Nam sau thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1. Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn trong giai đoạn đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực 1997-1998, chúng ta lại tiếp tục đối mặt với muôn nàgn khó khăn do thiên tai liên tiếp xảy ra, dịch bệnh sars, cúm gà và sản phẩm xuất khẩu liên tục bị kiện( như cá tra, cá ba sa, giày da…). Trước tình hình đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát huy mạnh mẽ nội lực, tháo gỡ từng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Kết quả cho thấy tình hình kinh tế -xã hội nước ta đã có những biến chuyển tích cực qua từng tháng nhất là các tháng tổng kết cuối năm. Cùng với tăng trưởng kinh tế, cân đối đầu tư liên tục được cải thiện qua các năm, tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế trong 5 năm 2001-2005 tính theo giá năm 2002 đạt khoảng 960,9 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 157,6 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, vốn thự hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 2,58 tỷ USD( tương đương 41,28 nghìn tỷ đồng) tăng 15% so với cùng kỳ năm trứơc. Đạt được mức tăng trưởng cao như vậy là nhờ có thêm nhiều dự án vừa hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Và cũng nhờ đó mà tổng số lao động trực tiếp làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,09 triệu người, tăng thêm khoảng 255,000 người so với cùng kỳ năm trước. 1.2. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng chung của thế giới ngày nay vẫn là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển, nhưng theo dự báo, tình hình chính trị thế giới và khu vực trong giai đoạn 2006-2010 sẽ diễn biến phức tạp, khó lường: xung đột cục bộ, khủng bố có thể sẽ diễn ra gay gắt hơn và phạm vi lan rộng hơn ở cả Châu Á và khu vực Đông Nam Á. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đã, đang diễn ra và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Quan hệ song phương,đa phương giữa các quốc gia với nhau, giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế ngày càng sâu rộng. Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2006-2010 sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam thông qua quan hệ hợp tác của Việt Nam với các đối tác, trước hết là 3 đầu tầu kinh tế thế giới: Nhật Bản, Hoa kỳ và EU. Ngoài các đối tác trên, các nước thuộc khối ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác quan trọng, tin cậy cả về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức đối với Việt Nam đặc biệt là sức épcạnh tranh khi gia nhập WTO cũng như việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ AFTA, APEC, ASEM. Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như sức cạnh tranh của chúng ta, chủ động tránh được những khó khăn do quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nền kinh tế đem lại. Bên cạnh việc duy trì quan hệ hợp tác kinh tế đã có từ trước, chúng ta cần mở rộng quan hệ với các nước thuộc khối EU, đặc biệt là cộng hoà Pháp và cộng hoà liên bang Đức, triển khai nhanh chóng chương trình hợp tác với Nhật Bản, tranh thủ tối đa hiệp định thương mại Việt Mỹ và những lợi thế sau khi trở thành thành viên chính thức 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO… II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở Việt Nam. 1. Tình hình chung. 1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trong tháng 10/2006, ước tính vốn thực hiện của các doanh nghiệp ĐTNN đạt khoảng 340 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2006 lên 3,1 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ, bằng 84,4% kế hoạch cả năm (3,7 tỷ USD). Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 ước đạt 3,5 tỷ USD, đưa tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm ước đạt 25,1 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm (trừ dầu thô) đạt 12,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 đạt khoảng 1,6 tỷ U SD, đưa tổng giá trị nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 13,5 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ. Trong tháng 10, ước các doanh nghiệp ĐTNN nộp ngân sách nhà nước đạt 185 triệu USD, đưa tổng số nộp ngân sách trong 10 tháng đầu năm đạt 1,1 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 10 năm nay, khối doanh nghiệp ĐTNN đã tạo việc làm cho trên 1,1 triệu lao động. 1.2. Thu hút vốn đầu tư: a) Về cấp mới: Trong tháng 10/2006 cả nước có 125 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới 929 triệu USD. Tính chung, trong 10 tháng đầu năm đã có 705 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,7 tỷ USD, tăng 7% về số dự án và 60,1% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Các dự án cấp mới tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 67,6% về số dự án và 64,9% tổng vốn đăng ký; nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 6,8% về số dự án và 2,3% tổng vốn đăng ký và ngành dịch vụ chiếm 25,6% về số dự án và 32,8% tổng vốn đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đứng đầu cả nước về thu hút ĐTNN trong 10 tháng đầu năm, chiếm 26,9% về số dự án và 24,1% tổng vốn đăng ký của cả nước; tỉnh Bình Dương đứng thứ 2 chiếm 21,7% về số dự án và 13,9% tổng vốn đăng ký của cả nước ; Hà Nội đứng thứ 3 chiếm 12,6% về số dự án và 11,1% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong 10 tháng đầu năm có 37 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông tiếp tục dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, chiếm 17,4% tổng vốn cấp mới; tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 16,1% tổng vốn cấp mới; Hoa Kỳ đứng thứ 3 chiếm 13,3% tổng vốn cấp mới; Cayman Islands đứng thứ 4 chiếm 12,05% tổng vốn cấp mới; Nhật Bản đứng thứ 5 chiếm 11,6% tổng vốn cấp mới. Nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng đầu. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong 10 tháng đầu năm đạt 6,7 triệu USD/dự án. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn được cấp phép trong 10 tháng đầu năm : (1) Công ty TNHH Intel Products Việt Nam vốn đầu tư 605 triệu USD, (2) Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel (Vietnam), xây dựng nhà máy cán thép, vốn đầu tư 556 triệu USD, (3) Công ty TNHH Phát triển T.H.T vốn đầu tư 314 triệu USD, (4) Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) vốn đầu tư 300 triệu USD; (5) Công ty cảng Container Trung tâm Sài Gòn vốn đầu tư 249 triệu USD, (6) Công ty liên doanh dịch vụ Container quốc tế cảng Sài gòn-SSA vốn đầu tư 160 triệu USD; (7) Liên doanh Du lịch & Giải trí Quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt vốn đầu tư 86 triệu USD, (8) Công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam vốn đầu tư 76 triệu USD, (9) Công ty ITG Phong phú vốn đầu tư 65,6 triệu USD; (10) Liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong vốn đầu tư 60 triệu USD, (11) Hợp đồng chia sản phẩm tại Lô 127 và lô 128 với Ấn độ, vốn đầu tư 60 triệu USD, (12) Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices Việt Nam vốn đầu tư 50 triệu USD.v.v. b) Về tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất: Trong tháng 10 có 88 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 405 triệu USD đưa tổng số vốn tăng trong 10 tháng đầu năm là 1.706,6 triệu USD, tăng 4,7% về số dự án và tăng 6,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án tăng vốn lớn trong 10 tháng đầu năm là: (1) Công ty TNHH công nghiệp gốm Bạch Mã (Việt Nam) vốn tăng thêm 150 triệu USD, (2) Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam vốn tăng thêm 98 triệu USD, (3) Công ty VMEP vốn tăng thêm 93,6 triệu USD; (4) Công ty TNHH Canon Việt Nam vốn tăng thêm 70 triệu USD, (5) Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vốn tăng thêm 66,434 triệu USD, (6) Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Holding Company) vốn tăng thêm 55,5 triệu USD, (7) Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam vốn tăng thêm 43,065 triệu USD, (8) Công ty TNHH Ritek Việt Nam vốn tăng thêm 30,5 triệu USD, (9) Công ty Nortel tăng vốn đầu tư thêm 30,triệu USD ; (10) Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Siêu thị An Lạc vốn tăng thêm 28,9 triệu USD, (11) Công ty TNHH SumiDenso Việt Nam, vốn tăng thêm 26,6 triệu USD, (12) Liên doanh Vietnam Land SSG vốn tăng thêm 21,5 triệu USD; (13) Công ty TNHH Indochina Riverside Tower vốn tăng thêm 20 triệu USD. Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 6.485,8 triệu USD, tăng 41,4% cùng kỳ năm trước và bằng 99,7% kế hoạch cả năm (6,5 tỷ USD). 2. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. a) Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ngµnh 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT Chuyªn ngµnh Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn I C«ng nghiÖp 4,566 35,466,782,841 15,233,488,400 19,690,247,921 CN dÇu khÝ 31 1,993,191,815 1,486,191,815 5,452,560,006 CN nhÑ 1920 9,632,985,205 4,297,007,537 3,411,833,441 CN nÆng 1988 16,281,872,920 6,535,848,102 6,743,541,418 CN thùc phÈm 275 3,252,531,916 1,395,521,219 1,947,234,568 X©y dùng 352 4,306,200,985 1,518,919,727 2,135,078,488 II N«ng, l©m nghiÖp 832 3,873,835,578 1,782,145,464 1,921,406,176 N«ng-L©m nghiÖp 717 3,544,961,398 1,636,808,083 1,755,554,292 Thñy s¶n 115 328,874,180 145,337,381 165,851,884 III DÞch vô 1,363 21,130,460,533 8,419,929,874 6,907,525,618 GTVT-Bu ®iÖn 585 1,448,975,358 665,710,149 377,436,247 Kh¸ch s¹n-Du lÞch 181 3,349,026,235 2,424,248,925 720,973,796 Tµi chÝnh-Ng©n hµng 165 3,281,085,068 1,498,703,421 2,366,379,125 V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc 64 840,150,000 777,395,000 682,870,077 XD Khu ®« thÞ míi 224 978,529,862 428,633,794 351,676,490 XD V¨n phßng-C¨n hé 5 2,865,799,000 794,920,500 51,294,598 XD h¹ tÇng KCX-KCN 119 4,183,447,505 1,452,648,488 1,828,838,895 DÞch vô kh¸c 20 1,020,599,546 377,669,597 528,056,390 Tæng sè 60,471,078,952 25,435,563,738 28,519,179,715 nguồn: cục đầu tư nước ngoài- bộ kế hoạch và đầu tư b) Phân theo hình thức đầu tư: - Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,98% về số dự án và 55,01% về tổng vốn đăng ký. - Liên doanh chiếm 20,87% về số dự án và 34,47% về tổng vốn đăng ký; - Số còn còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, Công ty cổ phần và Công ty quản lý vốn. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ht®t 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) H×nh thøc ®Çu t­ Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 100% vèn n­íc ngoµi 5137 31,522,498,697 13,599,866,754 10,724,350,618 Liªn doanh 1411 19,752,041,261 7,536,180,545 10,885,337,064 Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh 197 4,318,571,538 3,714,781,814 5,963,956,272 BOT 6 1,370,125,000 411,385,000 727,030,774 C«ng ty cæ phÇn 9 246,986,497 90,391,625 198,774,987 C«ng ty qu¶n lý vèn 1 98,008,000 82,958,000 19,730,000 Tæng sè 6,761 57,308,230,993 25,435,563,738 28,519,179,715 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-bộ kế hoạch và đầu tư c) Phân theo nước: Đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng vốn đăng ký. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo n­íc 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT N­íc, vïng l·nh thæ Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 1 §µi Loan 1547 8,050,841,996 3,552,555,203 2,906,606,007 2 Singapore 447 8,037,186,155 2,972,549,453 3,634,945,624 3 NhËt B¶n 724 7,110,330,416 3,244,728,594 4,810,494,127 4 Hµn Quèc 1246 6,153,865,751 2,604,530,440 2,584,127,725 5 Hång K«ng 375 4,599,265,576 1,864,072,945 2,140,519,315 6 British VirginIslands 276 3,225,209,025 1,135,285,844 1,320,593,011 7 Ph¸p 176 2,197,145,735 1,339,357,010 1,116,701,148 8 Hµ Lan 307 2,186,648,447 1,224,767,613 756,809,009 9 Malaysia 73 2,160,539,122 1,298,573,674 1,942,554,165 10 Th¸i Lan 202 1,642,451,050 762,695,421 969,906,037 11 Hoa Kú 19 1,630,083,740 650,721,518 570,335,837 12 V­¬ng quèc Anh 77 1,346,671,531 488,599,051 642,586,433 13 Samoa 141 1,315,458,904 506,303,245 823,836,713 14 Luxembourg 23 906,066,668 282,266,000 12,399,882 15 Cayman Island 399 834,768,012 461,381,090 207,741,469 16 Trung Quèc 14 800,616,324 723,259,400 12,107,668 17 Thôy Sü 41 744,371,029 357,097,032 530,619,721 18 Australia 124 686,204,248 312,538,623 351,443,658 19 British West Indies 5 511,131,090 146,839,327 117,169,763 20 CHLB §øc 77 367,279,832 151,334,445 160,110,013 21 Liªn bang Nga 55 339,638,658 149,909,028 20,851,321 22 Canada 47 278,323,841 164,351,086 609,046,458 23 Bermuda 5 270,322,867 98,936,700 193,463,752 24 Philippines 25 240,658,899 118,563,336 85,564,058 25 §an M¹ch 25 187,803,600 121,413,424 822,751,126 26 Mauritius 36 179,094,364 87,798,929 83,580,669 27 Indonesia 13 130,092,000 70,405,600 127,028,864 28 Channel Island 16 123,543,710 101,081,891 607,535,845 29 BØ 14 96,500,788 39,151,729 49,114,603 30 Cook Islands 27 80,349,379 38,607,606 60,730,558 31 Thæ NhÜ Kú 26 76,360,000 27,490,000 1,950,000 32 Saint Kitts & Nevis 3 73,570,000 22,571,000 12,974,654 33 Italia 1 65,643,000 19,693,140 - 34 Na Uy 6 63,450,000 19,185,000 6,085,800 35 Ên §é 3 56,685,000 18,625,000 23,458,904 36 Céng hoµ SÐc 22 55,968,988 26,080,826 27,439,591 37 Liechtenstein 11 36,693,005 17,285,005 14,091,214 38 Brunei 7 36,528,673 14,098,673 9,322,037 39 Thuþ §iÓn 2 35,500,000 10,820,000 35,510,100 40 Ba Lan 7 33,500,000 16,654,000 13,903,000 41 Ir¾c 12 32,597,000 13,167,000 4,356,167 42 New Zealand 13 32,031,918 19,957,307 9,607,806 43 Ukraina 2 27,100,000 27,100,000 15,100,000 44 Lµo 6 23,954,667 13,085,818 14,092,291 45 Grand Cayman 8 23,353,528 15,613,527 5,478,527 46 Bahamas 4 21,000,000 9,360,000 979,000 47 Panama 1 20,000,000 6,000,000 3,464,625 48 Belize 3 18,850,000 5,850,000 8,181,940 49 Isle of Man 6 16,882,400 7,185,000 3,528,815 50 ¸o 3 16,335,000 5,350,000 6,006,758 51 Srilanca 1 15,000,000 5,200,000 1,000,000 52 Ma Cao 4 13,014,048 6,564,175 4,174,000 53 Dominica 10 12,075,000 4,766,497 5,245,132 54 Saint Vincent 6 12,700,000 7,600,000 2,480,000 55 Israel 2 11,000,000 3,400,000 - 56 T©y Ban Nha 1 8,000,000 1,450,000 1,050,000 57 Cu Ba 5 7,560,786 4,170,786 5,720,413 58 Campuchia 5 6,889,865 5,249,865 195,000 59 Hungary 1 6,600,000 2,200,000 7,320,278 60 Guatemala 4 4,000,000 2,790,000 400,000 61 Nam T­ 1 1,866,185 894,000 - 62 Maritius 3 1,806,194 1,007,883 1,740,460 63 PhÇn Lan 1 1,580,000 1,000,000 - 64 Syria 1 1,192,979 529,979 546,000 65 Céng hoµ SÝp 3 1,050,000 430,000 30,000 66 St Vincent & The Grenadines 1 1,000,000 400,000 - 67 Turks & Caicos Islands 1 1,000,000 700,000 700,000 68 Slovakia 1 850,000 300,000 - 69 Guinea Bissau 1 720,000 504,000 - 70 Guam 1 500,000 500,000 - 71 Belarus 1 500,000 200,000 - 72 Ireland 1 400,000 400,000 400,000 73 Achentina 1 200,000 200,000 - 74 CHDCND TriÒu Tiªn 1 120,000 120,000 1,372,624 75 Rumani 1 100,000 100,000 - Tæng sè 1 40,000 40,000 nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- bộ kế hoạch và đầu tư d) Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự như sau: (1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 30,57% về số dự án và 23,97% tổng vốn đăng ký và 22,9% tổng vốn thực hiện; (2)     Hà Nội chiếm 11,09% về số dự án; 17,33 tổng vốn đăng ký và 12,2% tổng vốn thực hiện; (3)   Đồng Nai chiếm 11,54% về số dự án; 15,81% tổng vốn đăng ký và 14,2% tổng vốn thực hiện; (4)   Bình Dương chiếm 18,56% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn thực hiện; (5)   Bà Rỵa –Vũng Tàu chiếm 18,04% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 4,4% tổng vốn thực hiện. ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ®Þa ph­¬ng 1988-2006 (tÝnh tíi ngµy 20/10/2006 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT §Þa ph­¬ng Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 1 TP Hå ChÝ Minh 2067 13,729,608,380 6,316,976,966 6,274,233,826 2 Hµ Néi 737 9,932,731,898 4,249,274,615 3,489,541,495 3 §ång Nai 780 9,059,268,234 3,637,253,294 4,056,595,710 4 B×nh D­¬ng 1255 6,105,100,732 2,608,134,994 1,961,436,721 5 Bµ RÞa – Vòng Tµu 130 3,420,032,896 1,411,178,111 1,257,434,513 6 H¶i Phßng 215 2,165,550,585 914,893,433 1,245,637,124 7 DÇu KhÝ 30 1,961,191,815 1,454,191,815 5,452,560,006 8 VÜnh Phóc 117 1,027,788,114 420,904,743 417,193,980 9 Long An 92 879,705,429 386,211,733 387,461,454 10 H¶i D­¬ng 109 858,482,514 361,794,809 413,832,958 11 Thanh Ho¸ 23 725,502,142 230,507,687 410,351,460 12 Qu¶ng Ninh 81 699,671,294 285,788,775 168,334,424 13 §µ N½ng 10 594,463,689 329,430,000 12,816,032 14 Kiªn Giang 81 593,984,030 267,799,554 311,636,732 15 Hµ T©y 64 476,985,654 167,184,380 303,491,981 16 Kh¸nh Hoµ 51 457,696,092 191,191,782 219,203,786 17 T©y Ninh 9 454,538,000 199,478,000 394,290,402 18 Phó Thä 114 424,852,247 285,852,701 185,835,279 19 B¾c Ninh 53 364,644,349 148,055,402 163,961,650 20 NghÖ An 41 313,767,987 164,630,290 205,855,466 21 Phó Yªn 72 264,929,025 128,688,134 119,400,141 22 Qu¶ng Nam 19 255,625,001 111,207,458 109,994,123 23 Th¸i Nguyªn 34 247,906,313 118,118,655 118,142,280 24 L©m §ång 37 240,155,071 104,637,233 58,762,841 25 Thõa Thiªn HuÕ 32 230,848,462 88,294,999 142,240,118 26 H­ng Yªn 78 214,691,862 123,363,776 136,818,232 27 B×nh ThuËn 19 209,960,472 82,323,472 23,132,565 28 CÇn Th¬ 42 197,036,683 75,308,064 33,526,740 29 L¹ng S¬n 39 116,625,876 64,694,250 55,040,905 30 TiÒn Giang 28 97,251,376 47,969,058 17,936,061 31 Nam §Þnh 11 83,419,340 35,115,729 93,994,982 32 Ninh B×nh 28 81,494,440 43,887,380 12,951,506 33 B×nh Ph­íc 11 69,599,022 29,752,142 6,547,500 34 Lµo Cai 7 65,807,779 26,494,629 6,100,000 35 Hoµ B×nh 32 47,601,040 28,147,247 25,536,321 36 Qu¶ng TrÞ 11 44,427,000 18,197,100 4,288,840 37 B×nh §Þnh 18 43,590,506 15,442,200 3,080,000 38 Qu¶ng Ng·i 10 41,695,000 18,460,000 1,595,000 39 Hµ TÜnh 12 41,651,255 16,421,574 13,161,062 40 VÜnh Long 12 40,995,000 19,085,000 10,276,630 41 Th¸i B×nh 10 39,859,490 20,843,165 3,807,156 42 Qu¶ng B×nh 15 37,688,500 16,567,000 20,305,000 43 Ninh ThuËn 28 36,762,820 25,378,820 12,425,893 44 B¾c Giang 7 34,142,476 20,886,517 32,212,302 45 Tuyªn Quang 4 32,333,800 9,733,800 25,490,197 46 B¹c Liªu 8 30,471,000 12,908,839 6,040,442 47 S¬n La 2 26,000,000 5,500,000 - 48 Gia Lai 5 25,070,000 9,171,000 15,674,654 49 B¾c C¹n 5 20,500,000 10,660,000 19,100,500 50 §¾c L¾c 6 17,572,667 8,104,667 3,220,331 51 Kon Tum 7 17,125,688 8,542,081 7,197,373 52 An Giang 2 15,232,280 4,518,750 15,232,280 53 Yªn B¸i 4 15,161,895 4,846,000 15,552,352 54 BÕn Tre 3 15,080,000 10,015,000 2,248,043 55 Cao B»ng 5 11,344,048 4,954,175 5,514,621 56 Hµ Nam 8 11,057,701 10,893,701 1,917,147 57 §¾c N«ng 7 10,820,000 7,520,000 200,000 58 Trµ Vinh 8 7,203,037 5,733,037 1,514,970 59 §ång Th¸p 4 6,950,770 2,891,770 3,074,738 60 Hµ Giang 2 5,925,000 2,633,000 - 61 Sãc Tr¨ng 3 5,286,000 2,706,000 2,055,617 62 Cµ Mau 2 3,000,000 2,000,000 180,898 63 Lai Ch©u 3 1,763,217 1,211,232 1,054,000 64 HËu Giang 1 875,000 875,000 930,355 65 §iÖn Biªn 1 129,000 129,000 - Tæng sè 57,308,230,993 25,435,563,738 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mặt tích cực. Đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Tính chung từ năm 1996 đến nay vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. thông qua vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước( lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối có hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1993 là 3,6%/năm, năm 1995 là 6,3%, năm 1998 là 10,1%/năm, năm 2000 là 13,3%, năm 2001 là 13,1%, năm 2002 là 13,9%, năm 2003 là 14,3%. Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh: trong thời kỳ 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD( không tính xuất khẩu dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trứơc đó; trong 3 năm 2001-2003, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 14,6 tỷ USD, riêng năm 2003 đạt 6,34 tỷ USD, chiếm 31,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tới 84% giá trị xuất khẩu mặt hàng điện tử, 42% đối với mặt hàng giày dép và 25% hàng may mặc. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đã tăng nhanh; bình quân thời kỳ 1991-1995 đạt 30%; thời kỳ 1996-2000 đạt 47,8%; trong 3 năm 2001-2003 đạt khoảng 50%. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài( trừ dầu thô) ước đạt 1,2 tỷ USD đưa tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt 6,6 tỷ USD tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2005. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đầu tư nước ngoài hiện chiếm 36,2% giá trị sản lượng công nghiệp( năm 2003), góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước. Hiện nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính, khoảng 60% sản lượng về thép cán, 28% về xi măng, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 55% về sản lượng sợi các loại…. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy hình thành hệ thống các khu vực công nghiệp, khu chế xuất góp phần phân bốcông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư…ngoài ra, việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2006 khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm 10.000 lao động trong khu vực FDI cho đến nay khoảng 1.067 triệu lao động. 3.2. Mặt hạn chế. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn có những mặt hạn chế sau: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn có một số bất hợp lý. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng đầu tư nước ngoài còn quá thấp và tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký liên tục giảm. Mà đầu tư nước ngoài lại tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, đã gây tác động hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Việc cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, làm giảm khả năng tham gia vào chương trình nội địa hoá và xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, sự liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế còn rất nhiều hạn chế. Vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, những con ở mức thấp. Năm 2003 vốn đăng ký mới là 3,1 tỷ USD chỉ bằng khoảng 40% của năm 2006. Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần do vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng chậm hơn so với vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 25% trong giai đoạn 1991-1995 xuống 24% trong giai đoạn 1996-2000 và xuống còn 17,8% trong năm 2003. Đầu tư từ các nước phát triển, có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật, EU,Mỹ tăng chậm, những năm gần đây chưa có sự chuyển biến đáng kể. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch buon bán giữa hai nước nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn không thay đổi nhiều. Tính đến hết năm 2005 Hoa Kỳ vẫn là nước đứng thứ 11 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam. Chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các địa phương. Ban quản lý các khu công nghiệp đã phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân công quản lý đầu tư giữa các địa phương dẫn đến thua thiệt cho phía Việt Nam. Nguyên nhân của những mặt hạn chế nêu trên là: Môi trường đầu tư nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng găy gắt đã hạn chế phần nào kết quả thu hút đầu tư mới. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán trước. Một số bộ ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn, các nghị định của chính phủ( Như nghị định số 06 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo) đã gây khó khăn đối với việc thẩm định cấp giấy phép đầu tư và thu hút các dự án mới vào lĩnh vực này. một số ưu đãi của chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất 5 năm đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng. Nghị định 164 về thuế thu nhập doanh nghiệp là bước tiến mới trong lộ trình xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm giảm ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài nhất là vào các KCN, KCX. Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xư hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo quy định của pháp luật, ngoài các dự án không cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư có quyền lập các dự án xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo điều hành, chính phủ đã ban hành thêm một số quy định tạm dừng hoặc chống cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành: sản xuất thép, xi măng,xây dựng nhà máy đường…. Ngoài ra, các văn bản về 1 số ngành ban hành gần đây cũng đã hạn chế đầu tư nước ngoài như điều kiện về kinh doanh dịch vụ hàng hải, về đại lý vận tải hàng không…. thực tế trên đã bó hẹp lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng chính sách của Việt Nam không nhất quán ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án còn dài do phải thống nhất ý kiến giữa các bộ ngành. Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nứơc ngoài ban hành năm 2002 còn thiếu những thông tin cần thiết khi chủ đầu tư quan tâm. Mặt khác, danh mcụ này chưa bao quát hết nhu cầu kêu gọi đầu tư nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Tiếp tục cải tiến quy trình thẩm định dự án, theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định, từng bước chuyển từ “tiền kiểm” sang “ hậu kiểm”. Trứơc mắt, đề nghị các bộ và uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố xem xét có ý kiến sớm về các dự án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi xin ý kiến, thực hiện đúng quy định về thời gian xem xét góp ý ghi trong nghị định 24/2001/NĐ-CP ( không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ). Đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Đề nghị chính phủ quyết định thống nhất cơ chế 1 giá đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài và công bố rộng rãi để các nhà đầu tư được biết. Giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi, kết hợp với khuyến khích mở rộng đầu tư. tiếp tục rà soát các dự án theo tinh thần nghị quyết số 09 của Chính Phủ để một mặt thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án gặp khó khăn, một mặt xử lý rút giấy phép đầu tư của các dự án không có khả năng triển khai để tìm đối tác khác thay thế. Tháo dỡ các dào cản do quy hoạch. Hoàn chỉnh, quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư. Rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngaòi tham gia nhiều hơn vào phát triển ngành. Trước mắt, đề nghị điều chỉnh ngành xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, tổng sơ đồ phát triển ngành điện theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với cam kết đa phương và song phương. Ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các lĩnh vực này. Trên cơ sở đó sớm xem xét, chấm dứt hiệu lực của công văn số 180/VPCP-QHQT của văn phòng Chính Phủ về việc yêu cầu tạm dừng xem xét các dự án mới về đào tạo đại học. điều chỉnh lại quy hoạch phát triển lại khu công nghiệp đến năm 2010 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có thể chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng khu chế xuất trong trường hợp đã lấp đầy khu công nghiệp hiện có. Hoàn chỉnh danh mục dự án Quốc Gia, kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung các dự án quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đề nghị Chính Phủ giao cho Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành, địa phương soạn thảo trình thủ tướng chính Phủ về việc kêu gọi đầu tư đến năm 2010. 3.Xây dựng và củng cố luật pháp. Quán triệt hơn nữa quan điểm của Đảng về tằng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là nhiệm vụ đề ra tại nghị quyết TW 9. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Đề nghị đưa vào chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 09 các quan điểm chỉ đạo và các biện pháp cụ thể. Nghiên cứu chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2010 với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài,tạo thêm điều kiện thuận lợi , đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán ,phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế . trước mắt cần giải quyết các vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng theo hướng bộ kế hoạch và đầu tư đã trình thủ tướng chính phủ tại công văn số 806/ BKH-PC ngày 6/2/2004.sửa đổi nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 19/9/2003của chính phủ theo hướng nới lỏng , hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hạot động trong lĩnh vực công nghệ ,giáo dục,cơ sở khám bệnh . Triển khai có hiệu quả các nghị định mới của chính phủ như nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ xung một số điều NĐ 24/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại việt nam ;Nghị định 38/003/NĐ-CP về chuyển đổi một một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạy động theo hình thức công ty cổ phần ; quyết định số 16/2003/NĐ-TTg ngày 1/3/2003 về việc góp vốn mua cổ phần đầu tư của nước ngoài trong các daonh nghiệp việt nam .Sớm ban hành nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 36/CPngày 24/4/1997 về quy chế KCN-KCX-KCN cao. Đề nghị các bộ nghành sớm ban hành các thông tư hướng dẫn như thông tư của BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO ,thông tư của ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam ; thông tư hướng dẫn việc niêm ýet cổ phiếu của các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ;văn bản của Bộ thương mại phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất , vật tư ,linh kiện được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với dự án đầu tư nước ngoài vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn Sửa đổi một số nghị định của chính phủ nhằm mở rộng lĩnh vực đầu tư như nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh hàng hải .Nghiên cứu mở rộng thu hút đầu tư xây dựng và kinh daonh siêu thị Nghiên cứu và áp dụng hình thức mua lại và sát nhập (M&A) vào thực tế nước ta để mở kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,và đây cũng là một động lực của dòng vốn đầu tư nước ngoài hiện nay .Nghien cứu áp dụng một số hinh` thức đầu tư mới như mô hình công ty me , con (holing _company),công ty hợp danh để tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư việt nam. Đề nghị chính phủ giao cho bộ tài nguyên &môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu trinh` chính phủ phương án xủ lý các vướng mắc của các dự án kinh doanh nhà và phát triênt khu đô thị .cụ thể :các vướng mắc về cơ chế chuyển quyền sử dụng đất cho người mua , cơ chế thuê lại đất ;cơ chế đối với các dự án thứ cấp ;các quy định đối với công trình sau khi bán hết nhà Tiếp tục mở rộng phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài ,sửa đổi quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phân cấp quản lý dự án đầu tư nước ngoài với uỷ ban nhân dân các tỉnh ,thành phố trực thuộc Trung ương dến 20 triệu USD-áp dụng cho tất cả các tỉnh thành phố. KẾT LUẬN. Trên đây là một số khái quát cở bản về thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua. Và một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nước ta trong giai đoạn hiện nay đặc biệt mới tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO cần rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngaòi để tăng cường khả năng cạnh tranh, thay đổi môi trường công nghệ, cũng như khả năng quản lý của những nước phát triển. vì vậy tìm ra biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một việc hết sức cần thiết. Trong khuôn khổ đề án này, dựa trên những cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tình hình thực tế của nước ta tôi đưa ra một số giải pháp và kiến nghị. Mặc dù những kiến nghị và giải pháp đó có thể chưa được tối ưu nhưng tôi mong nó cũng giúp cho công việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng có hiệu quả hơn. PHỤ LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: cơ sở lý luận chung 3 I. các khái niệm và phân loại 3 II. Các nhân tố ảnh hưởng 5 Chương II: Thực trạng và giải pháp 6 I. Tổng quan 6 II. Thực trạng 8 III. Kiến nghị và giải pháp 25 IV. Kết luận 29 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang web báo đầu tư www.vir.com.vn Trang web bộ kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.vn Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2007 Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.(Lê Văn Châu-NXB Chính Trị Quốc Gia)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0217.doc
Tài liệu liên quan