Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam

EC đã đem lại nguồn tiềm năng về lợi nhuận to lớn cho con người. EC đã tạo cơ hội tập hợp được hàng trăm người, hàng ngàn người trên thế giới bất kể quốc gia hay dân tộc nào. Những lợi nhuận này đang trở thành hiện thực, và sẽ gia tăng khi EC lan rộng. - Đối với khách hàng: + Sự tiện lợi: Người tiêu dùng có thể mua hàng vào bất cứ lúc nào mình thích từ chính bàn làm việc của mình, đơn đặt hàng nhanh chóng được thực hiện chỉ thông qua vài thao tác đơn giản và họ được nhận hàng tại nhà, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. + Mua được đúng thứ mình cần với chi phí hợp lý nhất: Người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những mặt hàng tốt nhất với giá rẻ nhất, có thể nhanh chóng tìm được những loại hàng hoá dịch vụ cần thiết với một danh sách về giá cả, phương thức giao nhận cũng như chế độ hậu mãi của các nhà cung cấp khắp nơi trên thế giới. + Người tiêu dùng được hưởng chế độ hậu mãi tốt hơn: Thay vì phải gọi điện liên tục đến bộ phận hỗ trợ kĩ thuật hay phải chờ đợi, người tiêu dùng có thể chủ động và nhanh chóng tìm kiếm các thông tin cần thiết qua website của nhà cung cấp. Chắc chắn sự hỗ trợ sẽ nhanh hơn vì thương mại điện tử giúp cho các nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng với hiệu suẩt cao hơn. Họ cũng có thể phản ánh trực tiếp những nhu cầu, những ý kiến của mình tới các nhà lãnh đạo, tới các bộ phận chuyên trách.

doc30 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ gia tăng khi EC lan rộng. - Đối với khách hàng: + Sự tiện lợi: Người tiêu dùng có thể mua hàng vào bất cứ lúc nào mình thích từ chính bàn làm việc của mình, đơn đặt hàng nhanh chóng được thực hiện chỉ thông qua vài thao tác đơn giản và họ được nhận hàng tại nhà, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. + Mua được đúng thứ mình cần với chi phí hợp lý nhất: Người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những mặt hàng tốt nhất với giá rẻ nhất, có thể nhanh chóng tìm được những loại hàng hoá dịch vụ cần thiết với một danh sách về giá cả, phương thức giao nhận cũng như chế độ hậu mãi của các nhà cung cấp khắp nơi trên thế giới. + Người tiêu dùng được hưởng chế độ hậu mãi tốt hơn: Thay vì phải gọi điện liên tục đến bộ phận hỗ trợ kĩ thuật hay phải chờ đợi, người tiêu dùng có thể chủ động và nhanh chóng tìm kiếm các thông tin cần thiết qua website của nhà cung cấp. Chắc chắn sự hỗ trợ sẽ nhanh hơn vì thương mại điện tử giúp cho các nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng với hiệu suẩt cao hơn. Họ cũng có thể phản ánh trực tiếp những nhu cầu, những ý kiến của mình tới các nhà lãnh đạo, tới các bộ phận chuyên trách. - Đối với nhà cung cấp và nhà sản xuất: + Hoạt động kinh doanh 24/7 trên toàn cầu, đáp ứng nhanh với những nhu cầu khác nhau: Tham gia thương mại điện tử là một phương thức tốt để tiếp cận thị trường toàn cầu. Với EC, nhà cung cấp có thể phục vụ khách hàng thuộc mọi múi giờ khác nhau từ mọi nơi trên thế giới, việc kinh doanh không bị ngưng trệ vì những ngày lễ tết hay ngày nghỉ Trong môi trường kinh tế cạnh tranh thì chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhanh chóng với những yêu cầu riêng biệt của thị trường là bắt buộc đối với doanh nghiệp. Mức sống ngày càng cao thì người ta coi trọng sự tiện lợi hơn giá cả và EC có lợi thế vựơt trội về điều này. + Giảm chi phí sản xuật tiếp thị và bán hàng: Trước hết là giảm chi phí văn phòng- quản lý. Khi tham gia thương mại điện tử công ty có thể chào bán mặt hàng dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công. Các văn phòng- cửa hàng điện tử chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với văn phòng truyền thống, phục vụ đước đồng thời một lượng khách hàng lớn hơn hàng ngàn lần, hoạt động 24/7, không gian không giới hạn. Thông tin về mặt hàng luôn đảm bảo được cập nhật mới nhất khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu. Lúc đó, các chi phí in ấn tờ rơi, quản cáo không còn cần thiết nữa. + Cải thiện hệ thống liên lạc, giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác: Công ty có thể liên hệ với nhân viên, khách hàng, đối tác thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website, và bất kì ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với công ty. Người tham gia thương mại điện tử có thể liên hệ với nhau, không giới hạn không gian và khoảng cách địa lý với chi phí thấp, nhờ vậy cả sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành nhanh chóng liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, quốc tế và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Việc tìm kiếm đối tác cũng trở lên thuận tiện hơn, thông qua việc nắm vững và đầy đủ thông tin về nhau, việc tiến hành đàm phán trở nên nhanh gọn và tin cậy. + Tạo một hình ảnh về một công ty được tổ chức tốt: Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để các công ty có thể tạo lập bất kì hình ảnh nào về mình. Điều cần thiết là thiết kế một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức công ty bắt đầu có hình ảnh của mình. Công ty cho dù nhỏ thế nào cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên Internet. + Dịch vụ hậu mãi tốt hơn và thuận tiện hơn Với thương mại điện tử, các công ty có thể cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt hơn mà không còn bị làm phiền nhiều. Thay vì thuê thêm nhân viên hỗ trợ kĩ thuật, thay nhân viên phải trả lời lặp đi lặp lại những vấn đề nảy sinh liên tục giống nhau như cách sử dụng mặt hàng, sử lý sự cố hay lau chùi di chuyển hay thay đổi mặt hàng, khách hàng của bạn có thể chủ động tìm những câu trả lờiqua hệ thống FAQ hay support của công ty. Bạn có thể đưa ra những tình huống có thể, tạo câu hỏi và câu trả lời, và tất nhiên dễ dàng cập nhật thường xuyên. Nhờ thương mại điện tử mà các nhà cung cấp đã tiếp cận gần hơn với khách hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Nhà cung cấp cũng có thể dễ dàng thu thập ý kiến khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ của mình. + Thu hút được những khách hàng lập dị, khó tính: Nhiều người không muốn đi mua sắm tại các cửa hàng, những nơi ồn ào. Họ sợ những nhân viên bán hàng phát hiện điều bí mật của họ, có người thì xấu hổ không giám hỏi mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng liên quan đến các vấn đề tế nhị. Với một website, bạn có 100% cơ hội để chinh phục đối tượng khách hàng này. + Nắm được thông tin phong phú và cập nhật Nhờ Internet và Web các doanh nghiệp có thêt dễ dàng nằm được thông tin thị trường phong phú và đa chiều, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với thị hiếu, xu thế phát triển mới nhất của thị trường trong nước và quốc tế. + Đem lại sự cạnh tranh bình đẳng Vì thương mại điện tử được tiến hành trên mạng nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, do đó công ty dù là nhỏ hay lớn thì điều đó cũng không ảnh hưởng gì, các công ty vẫn được nhiều người biết đến nhờ tính toàn cầu của mạng. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính cung cấp cho họ. Thương mại điện tử đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp và sự lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. + Gia tăng ưu thế cạnh tranh Giá trị của thương mại điện tử không đơn thuần là tăng doanh số, thương mại điện tử được sử dụng như một ưu thế cạnh tranh, đảm bảo thông tin cho khách hàng được đầy đủ, mở rộng khả năng lựa chọn và đối sách cho khách hàng, thiết kế dịch vụ mới, đẩy nhanh quá trình giao hàng và giảm giá thành mặt hàng. Thương mại điện tử làm giảm chi phí trung gian, hàng hoá dịch vụ có thể đi thẳng từ nhà cung cấp tới khách hàng, đặc biệt nếu bạn là những nhà sản xuất và mặt hang của bạn phải qua quá nhiều nhà phân phối trung gian mới đến tay người tiêu dùng thì EC là một giải pháp hữu hiệu giảm bớt phần chia sẻ lợi nhuận. Việc tham gia vào thương mại điện tử còn là một phương thức khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng. - Đối với nhà nước Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của công nghệ thông tin, khai thác dữ liệu và phát triển tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, các nước đang phát triển có thểt sẽ bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiền lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hoá. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm chuyển sang kinh tế tri thức có thêt một nước phát triển tạo được một bước nhảy vọt tiến kịp các nước đi trước với thời gian ngắn hơn. Nhanh chóng theo kịp xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Tận cùng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực trong thời đại thông tin kĩ thuật số. Giảm chi phí quản lý hành chính, thực hiện quản lý nhà nước hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Tạo mối liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia. - Đối với xã hội Hình thành một tập quán kinh doanh mới (phi giấy tờ), tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại hơn. Nền tảng của thương mại điện tử là mạng máy tính, trên toàn thế giới đó là mạng Internet và phương tiện truyền thông hiện đại như vệ tinh viễn thông, cáp, vô tưyến, các khí cụ điện tử khácDo phát triển của hệ thống mạng máy tính, mọi việc đều có thêt xử lý và giải quýêt trên mạng tại nhà, do vậy, ngoài phố sẽ vắng người và phương tiện giao thông, như vậy tai nạn giao thông sẽ ít hơn trước nhiều. Một vài hàng hoá được mua và bán có thể được bán với giá thấp cho phép người giàu có mua nhiều hàng hoá hơn và gia tăng chất lượng cuộc sống. Người dân trong các nước ở thế giới thứ 3, và các khu vực nông thôn bây giờ có thể mua các mặt hàng và dịch vụ mà trước đây họ không thể mua được. b.Thách thức của thương mại điện tử Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại. Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 rào cản lớn nhất của TMĐT theo thứ tự là: An toàn Sự tin tưởng và rủi ro Thiếu nhân lực về TMĐT Văn hóa Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế) Nhận thức của các tổ chức về TMĐT Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...) Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT - Những cản trở về mặt kĩ thuật Bảo mật hệ thống, tính đáng tin cậy, tiêu chuẩn, và các phương thức giao tiếp vẫn còn đang tiến triển. Ở một số nơi, độ rộng dải tần của thông tin liên lạc bằng cáp không đủ. Công cụ phát triển phần mềm vẫn còn đang tiến triển và thay đổi nhanh chóng. Một vài phần mềm EC có thể không thích hợp với phần cứng, hoặc nó có thể trở nên không hợp với hệ điều hành hiện tại hoặc thiết bị hiện tại. - Những cản trở không phải về mặt kĩ thuật Chi phí để phát triển EC trong công ty có thể rất cao và có thể gây ra lỗi do việc thiếu hiểu biết, dẫn đến việc trì hoãn công việc. Hơn nữa, để chứng minh cho hệ thống, phải chỉ ra được những lợi nhuận không thể nhìn thấy được và rất khó xác định được số lượng (chẳng hạn như việc phát triển dịch vụ khách hàng và giá trị của việc quản cáo). Bảo mật và sự riêng tư là rất quan trọng trong mô hình doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C), đặc biệt là các vấn đề về bảo mật là rất nghiêm trọng. Giới hạn của việc bảo vệ sự riêng tư đang phát triển. Đối với khách hàng, những vấn đề này rất quan trọng. Ngành công nghiệp EC có một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng rằng những giao dịch và thông tin cá nhân trên mạng rất bảo mật. Trong vài trường hợp, khách hàng không tin tưởng vào người bán hàng mà mình không quen biết, không biết mặt, và những dịch vụ không có giấy tờ, tiền điện tử. Bởi vì những điều đó, việc thuyết phục khách hàng chuyển từ giao dịch vật lý thông thường sang giao dịch điện tử là rất khó khăn. Một vài khách hàng thì thích tiếp xúc với mặt hàng mình sẽ mua, chẳng hạn như quần áo để mà họ biết đựơc cách chính xác mặt hàng họ mua như thế nào. Có những vấn đề thuộc về luật pháp vẫn còn chưa được giải quyết, và trong nhiều nền tài chính của chính phủ, mối quan hệ và trình độ không đủ để cải tiến được tính phức tạp của EC. Cũng như là một ngành học, EC vẫn còn tiến triển và thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều người đang tìm kiếm một EC ổn định trước khi họ tham gia vào EC. EC không có đủ các dịch vụ hỗ trợ. Ở một số nơi, không đủ các điều kiện then chốt của EC để đạt được sự thành công. Trong hàu hết các ứng dụng, không có đủ người bán và người mua để thu lợi nhuận từ các tiến trình EC. Một vài điều đáng lo ngại là EC phát huy được công dụng của việc giao tiếp trực tiếp, có thể có một vài thất bại trong mối quan hệ của họ. Việc truy cập Internet vẫn còn đắt và tiềm năng khách hàng còn hạn chế. PHẦN II.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thương mại điện tư đã hình thành và đang phát triển tại Việt Nam, tuy còn gặp một số khó khăn, như thiếu thốn môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông chưa đủ mạnh, nguồn nhân lực còn yếu, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa cao. So với năm 2005 và những năm trước đó, tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong năm 2006 của các doanh nghiệp tiến bộ trên tất cả các mặt. I. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, nhưng thương mại điện tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. II. Thực trạng ở một số doanh nghiệp ứng dụng mại điện tử 1. Công ty điện toán và truyền số liệu, tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Data Communication Company (VDC) Là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoạt động theo luật pháp Việt Nam và theo điều lệ tổ chức hoạt động của VNPT được quy định tại nghị định 51/CP ngày 1 tháng 8 năm 1995 của chính phủ. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của VDC: Dịch vụ VNN Internet: Chính thức triển khai tháng 12/1997, là mạng Internet mạnh nhất Việt Nam, chiếm 70% thị phần với doanh thu luôn luôn tăng. Dịch vụ thư điện tử (Vnmail): Mail offline, Fmail, Mail Plus, Wedmail. Dịch vụ truyền số liệu Vietpac: Dịch vụ chuyển mạnh gói trên X25, kết nối mạng toàn cầu với hơn 30 nước, môi trường, truyền dẫn nhanh, an toàn là mạng truyền số liệu hoàn chỉnh nhất tại Việt Nam. Leased IP, Frame relay, VPN Dịch vụ truyền báo, viễn ấn, chế bản điện tử Dịch vụ Void, Internet roaming. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tin học: phần mềm kế toán VNPT, phần mềm tính cước và quản lý thuê bao, quản lý mạng cáp, phần mềm quản lý được chứng nhận của ORACLE Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai là triển khai mạng TMĐT, đây là chiến lược đứng đắn, đầy triển vọng phát huy được những lợi thế của công ty. Hiện nay, VDC là công ty duy nhất ở Việt Nam được cấp phép IAP. VNN/Internet của VDC chiếm hơn 70% thị phần Việt Nam. Hơn nữa trong thời kỳ 2001- 2006 công ty nào có thể phát huy những nguồn tài chính mạnh hơn bất cứ ISP Việt Nam nào khác để đầu tư vào phát triển Internet/Web và mọi công nghệ xung quang Internet/Web. Tuy nhiên, đi vào TMĐT đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn là các tiêu chuẩn của mọi công ty công nghệ cao: Đó là các yêu cầu và tiêu chuẩn của doanh nghiệp tri thức, trong đó công nghệ là quan trọng nhưng không mang tính quyết định, mà vai trò quyết định là trí tuệ và sức mạnh của tổ chức mới, của lãnh đạo, của chuyên gia và cả của khách hàng của nhà cung cấp và đối tác chiến lược của công ty. VDC có 3 dự án thử nghiệm TMĐT: *Dự án thanh toán tại VDC3 Dự án thanh toán VDC-VDC1/ VCB Dự án Payment Gateway VDC2. Phương hướng trong thời gian tới của công ty là: triển khai TMĐT trong nội bộ trước đây là hướng thực tiễn hơn, và có thể đơn giản hơn, hiệu quả có thể thấy rõ hơn là khi đem ra thị trường, bao gồm: -Hoàn thiện một bước hệ thống cước và mọi hệ thống cơ sở dữ liệu khách của VDC thành một cơ cấu kho dữ liệu thống nhất toàn công ty. -Trong kho dữ liệu của công ty, xây dựng một Data Mart làm nền cho hệ thống quản lý khách hàng theo hai phương pháp luận và thực hành thích hợp là CMR (Custommer Relationship Managerment: Quản lý hệ thống khách hàng) và ERP(Enterprise Resourees Planning) -Triển khai một hệ thống phần mềm tổng hợp để củng cố VNN/Internet. Xây dựng một cơ chế xử lý thông tin sâu, nhằm hỗ trợ lãnh đạo chi tiết mọi luồng thông tin quản lý và tác nghiệp tạo tính minh bạch tổ chức, hỗ trợ ra quyết định lãnh đạo Xây dựng hệ thống trả lương cho nhân viên công ty và các dịch vụ thanh toán tiền mặt, thanh toán chuyển khoản giữa VDC và VNPT trên cơ sở hợp tác với một ngân hàng thương mại hoặc tạo ra một máy chủ thanh toán, thuê một vài máy Teller công suất nhỏ, đặt trong nhà để tự làm dịch vụ này cho nội bộ VDC và VNPT. Như vậy, VDC vừa trực tiếp kinh doanh điện tử trực tiếp, vừa cung cấp các dịch vụ xung quanh kinh doanh điện tử. 2. Các ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam cho tới năm 1995 bao gồm Ngân hàng Nhà nước, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bốn ngân hàng liên doanh, 50 ngân hàng cổ phần 21 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 62 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn chiếm 80% tổng khối lượng giao dịch và có tới 70% tổng số tài khoản khách hàng trong đó có nhiều khách hàng lớn là các tổng công ty 90/91. Phương tiện thanh toán bằng tiền mặt đã giảm dưới 12% tổng khối lượng thanh toán và không còn giữ vai trò là phương tiện thanh toán được uỷ quyềnChiếm vị trí chủ yếu 85% trong khối lượng thanh toán qua các hệ thống ngân hàng. Đến nay ngân hàng nhà nước và bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đều có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán Swift với hàng ngàn bức điện thanh toán đi đến. Mặc dù vậy các ngân hàng lớn trong nước chưa chuyển đổi được mô hình giao dịch cũ sang mô hình ngân hàng có các sản phẩm TMĐT được cung cấp trên Internet, đến từng khách hàng và cho phép các khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng đòi hỏi các khoản thanh toán phải được thực hiện ngay lập tức. Mặt khác còn phải chịu sức ép cạnh tranh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với cách thức hoạt động chuyên nghiệp. Trước sức ép gay gắt của quá trình hội nhập toàn cầu hoá, trong lĩnh vực ngân hàng không có bất cứ một hàng rào nào bảo vệ cho các ngân hàng trong nước. Tất cả sẽ có cùng một sân chơi bình đẳng. Do đó các ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng đưa ra các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ trên cơ sở công nghệ mới để trước hết cạnh tranh thắng lợi trong nước sau đó vươn ra ngoài khu vực và thế giới. Hiện nay, ngân hàng công thương đang tham gia thực nghiệm dự án “Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử trong TMĐT” Theo đó khách hàng có thể truy cập đến địa chỉ Website của ngân hàng công thương Việt Nam và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet (Online banking) sau khi được kiểm tra các yếu tố truy xuất như tên chủ tài khoản, mã bảo mật khách hàng có thể xem thông tin về tài khoản của mình, kiểm tra số dư tài khoản, tìm chi tiết các giao dịch gần nhất, chỉ số mới nhất như tỷ số hối đoái, lãi xuất tiền gửi, tư vấn về một số lĩnh vực 3. Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT được thành lập theo quyết định số 80-88TC/VNC năm 1988 với tên gọi ban đầu là “Công ty Công nghệ thực phẩm” trực thuộc Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Trong quá trình hoạt động, công ty đã nhiều lần đổi tên, tách nhập cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ thực tế. Ngày 25 tháng 6 năm 1993, theo quyết định số 85-93 QĐTC/VNC công ty có tên gọi chính thức được sử dụng cho tới ngày nay là công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT trực thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Các hoạt động kinh doanh chủ đạo của công ty FPT thể hiện chủ yếu thông qua trung tâm Internet FPT. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm trang bị khá hiện đại. Được hỗ trợ bởi các đối tác, phần lớn thiết bị mạng dùng tại trung tâm Internet FPT là sản phẩm của hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: Compaq, 3com, IBM, Packard Bell. Toàn hệ thống vận hành trên nền tảng hệ điều hành Windows NT 4.0 của Microsoft. Trong quá trình kinh doanh của mình, trung tâm Internet FPT đã đóng góp vào việc thúc đẩy TMĐT phát triển tại Việt Nam thông qua các hoạt động sau: *Phát triển số lượng khách hàng nối mạng Internet *Cung cấp các thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam lên mạng Internet. *Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ TMĐT (Có thể lấy hai dịch vụ sau làm ví dụ: Dịch vụ Web hosting -Văn phòng ảo giao dịch trên toàn cầu; Dịch vụ đặt tên miền cho địa chỉ website của doanh nghiệp trên Internet- Mail- Offline) *Phổ cập kiến thức và tuyên truyền về lợi ích sử dụng Internet (Cung cấp các sản phẩm phần mềm phục vụ thương mại và hỗ trợ kỹ thuật) III. Mức độ chuẩn bị cho các doanh nghiệp việt nam tham gia vào thương mại điện tử 1.Tình hình sử dụng lao đông của doanh nghiệp việt nam Trước hết, có thể thấy đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến hành điều tra 1.300 doanh nghiệp trên toàn quốc có tới 60% các doanh nghiệp tham gia khảo sát có số lao động nhỏ hơn 20, con số tương ứng cho các doanh nghiệp có từ 21-50 lao động là 17%. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 500 lao động chiếm chưa tới 5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Hình 1 Quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra Số lượng lao động (người) Tỷ lệ doanh nghiệp (%) Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp theo lao động có sự khác biệt nhất định giữa các ngành. Chẳng hạn, tỷ lệ doanh nghiệp có dưới 50 lao động trong ngành công nghệ thông tin là 91% và ngành thủ công mỹ nghệ là 94%. Trong khi đó, chỉ 28% các doanh nghiệp ngành dệt may tham gia khảo sát có số lao động dưới 50 và tỷ lệ doanh nghiệp dệt may có trên 500 lao động chiếm tới 40%. 2.Tình hình sử dụng máy tính trong các doanh nghiệp Tình hình đầu tư cho mua sắm máy tính tại các doanh nghiệp rất khả quan. Trong khi phần lớn doanh nghiệp tham gia khảo sát có quy mô nhỏ thì số máy tính trung bình tại mỗi doanh nghiệp lên tới 17,6 và trung bình chung cứ 6,3 người có một máy tính. Phân tích kỹ hơn có thể thấy chỉ có 0,1% doanh nghiệp được điều tra là chưa có máy tính, do đó có thể coi như mọi doanh nghiệp đã có ít nhất một máy tính. Tương ứng với việc phần lớn doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa (78% doanh nghiệp có dưới 50 lao động), phần lớn các doanh nghiệp (82%) có dưới 20 máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính chỉ chiếm khoảng 5%. Hình 2 Phân bổ máy tính trong các doanh nghiệp Số lượng máy tính (chiếc) Tỷ lệ doanh nghiệp(%) Xét về số máy tính trung bình tại mỗi doanh nghiệp và tỷ lệ máy tính trên nhân viên phân theo ngành thì kết quả điều tra cho thấy ngành công nghệ thông tin, tư vấn và luật có tỷ lệ ứng dụng CNTT cao nhất. Trung bình mỗi doanh nghiệp trong ngành CNTT có 32 máy tính và mỗi người sử dụng một máy tính. Trong ngành tư vấn và luật, trung bình mỗi doanh nghiệp có tới 51,4 máy tính và chưa đầy 2 người đã có 1 máy tính. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch có mức độ ứng dụng CNTT cao, trung bình cứ 1,4 lao động trong ngành này sử dụng 1 máy tính. Ngành dệt may có mức ứng dụng CNTT khá thấp, trung bình mỗi doanh nghiệp có chưa đầy 10 máy tính và trung bình 22 lao động mới có 1 máy tính. Điều này phản ánh thực tế là các doanh nghiệp ngành dệt may chủ yếu sử dụng lao động đơn giản trong sản xuất, chỉ có bộ phận quản lý và văn phòng mới sử dụng máy tính. Tương tự, ngành cơ khí có mức độ ứng dụng CNTT thấp, khoảng 10 lao động mới có 1 máy tính để phục vụ công việc. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng là ngành có tỷ lệ máy tính trên đầu người thấp (6 người/1 máy tính). Tính chung các ngành, tỷ lệ máy tính trên nhân viên trung bình của doanh nghiệp là 6,5 người/1 máy tính. Bảng 1: Mức trung bình máy tính trong doanh nghiệp phân theo ngành Ngành Số máy tính trung bình Số nhân viên/máy tính Cơ khí 14,43 9,99 Công nghệ thông tin 32,00 1,10 Dệt may 9,82 22,32 Điện tử viễn thông 17,16 1,36 Du lịch 17,16 1,36 Tài chính ngân hàng 16,65 3,07 Thủ công mỹ nghệ 10,25 6,31 Tư vấn, luật 51,39 1,85 Vận tải 24,31 6,72 Khác 13,44 6,49 Trung bình chung 17,66 6,25 (Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử) a. Đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Mức độ chuẩn bị nguồn nhân lực cho TMĐT cho thấy hình thức đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc là phổ biến hơn cả, được 62,9% DN lựa chọn. Một tỷ lệ thấp hơn DN kết hợp thêm hình thức gửi nhân viên đi học hoặc mở lớp tập huấn ngắn hạn. Số DN không đào tạo gì về công nghệ thông tin và TMĐT cho nhân viên còn chiếm 21,1% đối tượng điều tra. Bảng 2: Các hình thức đào tạo nhân viên của doanh nghiệp Hình thức đào tạo Có Không Mở lớp đào tạo 8,16% 91,84% Gửi nhân viên đi học 30,21% 69,79% Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc 62,91% 37,09% Không đào tạo 21,06% (Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử) Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT tại các tổ chức, DN hoàn toàn chưa có hoặc rất ít. Trong khi đó, các khóa ngắn hạn lại không thể đem lại kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết bởi đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người tham gia phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Do đó, nguồn nhân lực về TMĐT trong các tổ chức, DN Việt Nam đang được coi là vấn đề cấp thiết. b. Hạ tầng viễn thông và Internet Về hạ tầng viễn thông và Internet, kết quả điều tra cho thấy 100% doanh nghiệp có điện thoại, 100% doanh nghiệp có máy fax và tỉ lệ doanh nghiệp đã kết nối Internet là 92%. Trong số doanh nghiệp đã kết nối Internet, hình thức truy cập bằng ADSL chiếm 81,5%, đường truyền riêng chiếm 5,4% và hình thức truy cập bằng quay số chỉ còn 5,2%. Trong số 8% doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 3,5% cho biết đã có kế hoạch kết nối trong năm tới. Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng thương mại điện tử đã được xác lập ở hầu hết các doanh nghiệp tại khu vực đô thị trên cả nước. Hình 3 Hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp 3 1: ADSL 2: Đường truyền riêng 3: Quay số 4: Không kết nối 5: Sẽ kết nối trong năm tới 5 4 2 1 c. Mục đích của việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp Về mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp, điều tra cho kết quả 82,9% doanh nghiệp dùng Internet để tìm kiếm thông tin, 64,3% doanh nghiệp dùng Internet cho mục đích trao đổi thư điện tử, 62,8% doanh nghiệp có mục đích truyền và nhận dữ liệu, 40,9% doanh nghiệp với mục đích mua bán hàng hóa và dịch vụ, 39,8% doanh nghiệp dùng để duy trì và cập nhật website. Đáng chú ý là chỉ có 22,1% doanh nghiệp dùng Internet như một kênh liên lạc với các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã kết nối Internet cho các mục đích khác như gọi điện thoại VoIP. Kết quả điều tra này cho thấy các doanh nghiệp đã khai thác nhiều lợi thế của Internet. Kết nối Internet giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành hàng, tìm các thông tin quảng cáo hoặc chủ động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp đã có website, kết nối Internet là điều bắt buộc để doanh nghiệp cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết nối Internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để doanh nghiệp liên lạc với khách hàng, với đối tác thông qua thư điện tử hoặc các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác. Tỷ lệ khá thấp các doanh nghiệp sử dụng Internet như một phương tiện trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước phản ánh thực tế các dịch vụ công trực tuyến chưa phong phú. d. Mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ Theo kết quả điều tra, có 73,8% doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN và 4,0% doanh nghiệp có sử dụng mạng WAN. Những con số này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp khá cao. Thương mại điện tử ở mức cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ doanh nghiệp Bảng 3: Mức độ sử dụng mạng trong doanh nghiệp Mạng được sử dụng Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng Mạng LAN 73,78% Mạng WAN 4,03% Mạng Intranet 8,01% Mạng Extranet 1,21% Ghi chú: một doanh nghiệp có thể dùng nhiều hơn một mạng Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử e. Trở ngại đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp Đánh giá các trở ngại đối với việc sử dụng Internet trong công việc kinh doanh, 36,5% doanh nghiệp coi vấn đề an toàn và bảo mật thông tin là trở ngại cao nhất. Tiếp theo, 19,4% coi việc kết nối Internet chậm và không ổn định là trở ngại lớn nhất, 5,1% doanh nghiệp cho rằng chi phí đầu tư thiết bị là trở ngại lớn, và 5,8% doanh nghiệp cho rằng Internet chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Hình 4 Trở ngại an toàn bảo mật trong sử dụng Internet Tỉ lệ doanh nghiệp(%) Những số liệu điều tra này đã phản ánh đúng tình hình thực tế khi mà năm 2006 được coi là năm có nhiều vấn đề về an toàn, an ninh mạng. Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng CNTT và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng. Chính vì thế thái độ của hầu hết doanh nghiệp vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng. 3. Thực tiễn việc ứng dụng thương mại điện tử trong cac doanh nghiệp a. Số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử tăng lên Theo số liệu điều tra, 38,0% doanh nghiệp cho biết đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, với mức trung bình là 1,5 người trong một doanh nghiệp. Số liệu này được đánh giá là chưa cao khi so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi so sánh nguồn nhân lực cho thương mại điện tử của năm 2006 với các năm trước đó thì có nhiều dấu hiệu lạc quan. Lực lượng cán bộ thương mại điện tử ở nhiều doanh nghiệp đã tăng khi doanh nghiệp có các kế hoạch và chiến lược ứng dụng thương mại điện tử mới, đặc biệt trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế, số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách có thể thấp, nhưng nhiều doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách vẫn đã có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách mảng hoạt động thương mại điện tử. b. Tỷ lệ các doanh nghiệp có website Nếu xem việc doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp thì số liệu điều tra năm nay cho thấy một bức tranh tương đối khả quan. Trong tổng số 1.077 doanh nghiệp được điều tra, 31,3% đã có website và 35,1% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website trong năm tới. Hình 5 Tỷ lệ doanh nghiệp có website 1: Doanh nghiệp không có website 2: Doanh nghiệp có website 3: Doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong thời gian tới 3 2 1 Khảo sát sâu hơn về hiệu quả của website đối với hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, các câu hỏi về tính năng của website và nhóm sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trên website cho thấy: Bảng 5: Tính năng và đặc điểm của website doanh nghiệp Tính năng của website Giới thiệu doanh nghiệp 98,3% Giới thiệu sản phẩm 62,5% Giao dịch TMĐT (cho phép đặt hàng) 27,4% Thanh toán trực tuyến 3,2% Đối tượng khách hàng hướng tới Khách hàng cá nhân 46,3% Doanh nghiệp 53,5% Sản phẩm dịch vụ trên website Hàng hóa tổng hợp (Siêu thị điện tử) 7,2% Sản phẩm cơ khí, máy móc 8,3% Thiết bị điện tử viễn thông 13,4% Hàng tiêu dùng 8,0% Hàng thủ công mỹ nghệ 4,9% Nông, lâm, thuỷ sản 5,4% Dệt may, giày dép 4,2% Sách, văn hóa phẩm, quà tặng 2,0% Hàng hóa số hóa 3,2% Dịch vụ du lịch 7,2% Dịch vụ luật,tư vấn 6,0% Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử Từ kết quả trên, có thể thấy là chất lượng và sản phẩm được giới thiệu trên các website đã có những biến đổi nhất định so với năm 2005. Trước hết là tính năng giao dịch thương mại điện tử của website tăng lên, 27,4% website đã cho phép tương tác đặt hàng. Hàng hóa và dịch vụ giới thiệu trên các website cũng có sự thay đổi. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất là thiết bị điện tử viễn thông, thủ công mỹ nghệ, dày dép, quần áo, mỹ phẩm, quà tặng. c. Tần suất cập nhật thông tin trên website tăng lên Khác với giai đoạn 2001 – 2005, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn đến đầu tư phát triển các website theo chiều sâu. Số liệu điều tra chỉ ra 62,2% doanh nghiệp cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 13,7% doanh nghiệp cập nhật thông tin trên website hàng tuần. Thống kê này là một tín hiệu đáng mừng thể hiện doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến hiệu quả hoạt động thực chất của website, chứ không chỉ đơn thuần lập website theo phong trào. Hình 6 Tần suất cập nhật thông tin trên website 1: Hàng ngày 2: Hàng tuần 3: Hàng tháng 4: Thỉnh thoảng 1 4 3 2 Cụ thể hơn, xem xét mối quan hệ giữa tần suất cập nhật thông tin trên website và các mặt hàng được giới thiệu trên những website đó cho thấy sản phẩm điện tử, viễn thông, sách, văn hoá phẩm và quà tặng có tần suất cập nhật cao nhất. Đây cũng là những mặt hàng có doanh số bán qua mạng cao. Kết quả này phù hợp với tình hình chung trên thế giới: sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa càng cao sẽ càng thích hợp cho việc mua bán trên mạng d. Số doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh Bên cạnh việc thiết lập website, việc tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử là một tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử là một giải pháp mang tính chiến lược và có hiệu quả cao. Theo điều tra, 7,9% doanh nghiệp đã tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, và 55% trong số đó tham gia nhiều hơn 1 sàn. Bảng 6: Danh sách các sàn giao dịch TMĐT được nhiều doanh nghiệp tham gia Sàn trong nước Sàn nước ngoài www.ecvn.gov.vn www.hotels.vn www.vnemart.com www.alibaba.com www.thuonghieuviet.com www.logistics.com www.vietco.com www.amazon.com www.golict.com www.ebay.com www.chodientu.vn www.btspalaza.com www.gophatdat.com www.vietnamfood.com.vn Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử Trong năm 2006 đã có khá nhiều doanh nghiệp tìm được khách hàng mới, hợp đồng mới nhờ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử ở trong và ngoài nước. e. Phương thức giao dịch điện tử đa dạng nhưng hình thức giao hàng ít thay đổi Ngoài website, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp còn có thể được tiến hành qua nhiều phương tiện khác. Doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các phương tiện điện tử khác nhau như thư điện tử, fax, điện thoại để thực hiện giao dịch thương mại. 78,9% doanh nghiệp được điều tra cho biết cho phép đặt hàng bằng các phương tiện điện tử. Bảng 7: Các phương thức đặt hàng qua phương tiện điện tử Phương tiện điện tử Tỉ lệ % Website 22,2 Thư điện tử 34,9 Fax 24,2 Điện thoại 29,3 Ghi chú: Có những doanh nghiệp cho phép đặt hàng bằng nhiều phương tiện Nguồn: Điều tra của Vụ thương mại điện tử Những số liệu trên về phương thức đặt hàng qua các phương tiện điện tử phần nào phản ánh tốc độ phát triển theo chiều sâu của ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài hai phương tiện fax và điện thoại đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng từ lâu, website và thư điện tử là những phương tiện điện tử mới mà doanh nghiệp sử dụng nhiều do chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Đáng chú ý, thư điện tử đã trở thành phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch thương mại. Điều tra về hình thức giao hàng của các doanh nghiệp cho thấy hình thức giao hàng vẫn không thay đổi nhiều so với các năm trước. Với các đơn đặt hàng điện tử, tùy theo loại hình hàng hóa mà doanh nghiệp có thể giao hàng trực tuyến, lấy hàng từ đại lý, chuyển hàng qua đội ngũ giao nhận của doanh nghiệp hoặc qua bưu điện. Việt Nam hiện vẫn chưa có đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp cho các hợp đồng trực tuyến, do đó với những đơn hàng từ xa, doanh nghiệp thường phải sử dụng dịch vụ bưu điện để giao hàng cho khách. Theo kết quả điều tra, phương thức chuyển hàng qua bưu điện chiếm 17,1% trong tổng số giao dịch của doanh nghiệp. Với hàng hoá số hoá, có 8,9% được giao hàng trực tuyến. PHẦN III. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TMĐT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. Nâng cao nhận thức về TMĐT 1. Khối chủ thể chính phủ Để nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam, khối đi tiên phong phải là khối chủ thể Chính phủ. Trước hết cần hoạch định chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiệm, khai thác Internet. Qua những việc thử nghiệm này, các doanh nghiệp mới có điều kiện so sánh giữa phương thức cũ và phương thức mới. Thực tiễn chính là môi trường tốt nhất cho việc nâng cao nhận thức về TMĐT. Ngoài ra, theo kinh nghiệm tổng kết của nước ngoài. Chính phủ cần khuyến khích mọi biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT cho mọi thành phần trong xã hội như: in và phổ biến sách báo nói về TMĐT, cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo về TMĐT phù hợp với từng lứa tuổi, từng loại đối tượng; tổ chức các cuộc hội thảo về TMĐT để các doanh nghiệp để các doanh nghiệp đã đi trước, có kinh nghiệm về TMĐT hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đi sau triển khai áp dụng TMĐT có hiệu quả hơn. Cần chủ trương giảm đáng kể các chi phí trong quá trình thực hiện như: khai thác thông tin trên Internet, chi phí truyền thông, chi phí mở những Website chuyên đề về TMĐT. Qua đó tạo ra nhu cầu, mong muốn và hứng thú để các doanh nghiệp áp dụng TMĐT trong công việc kinh doanh. Như vậy với khối chủ thể Chính phủ bên cạnh việc cần chuẩn bị lại kiến thức về TMĐT cập nhật và nâng cao nhận thức về lĩnh vực này thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy để sớm đạt được ba chỉ tiêu nói trên. 2. Khối chủ thể doanh nghiệp Trước hết phải nâng cao nhận thức về nhu cầu và lợi ích của TMĐT và đào tạo đơn giản bước đầu, nâng cao trình độ vận dụng TMĐT để các doanh nghiệp chủ động đi vào kinh doanh mua bán hàng qua TMĐT. Mua bán hàng hóa là hoạt động sống còn của doanh nghiệp, không ai khác có thể thay thế cho họ, nên chỉ khi thấy lợi ích thì họ mới thực hiện. Do cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về TMĐT không đồng đều, nên chúng ta sẽ nghiên cứu theo hai loại: doanh nghiệp hạt nhân hay doanh nghiệp có quan tâm chuẩn bị về TMĐT và các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hạt nhân tuy rất ít nhưng đã có chuẩn bị một số cơ sở vật chất, nhân lực để tham gia TMĐT. Đối với các doanh nghiệp này cần nâng cao kiến thức TMĐT cho họ chứ không cần trang bị các kiến thức cơ bản, họ cần được khuyến khích để tham gia vào thử nghiệm TMĐT do nhà nước chỉ đạo, đầu tư. Nhà nước có thể cung cấp Website cho họ thử nghiệm TMĐT với những nội dung ban đầu đơn giản như cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, tìm kiến bạn hàng, thư tín thương mạiTừ những thử nghiệm thành công của họ và nhân diện rộng, tạo ra những hình ảnh mẫu. Với phần đông các doanh nghiệp còn lại, có thể nói nhận thức về TMĐT hầu như chưa có hay nếu có thì chưa chuẩn bị nên việc phổ cập kiến thức cơ bản cho khối chủ thể này là rất quan trọng. Muốn bán được hàng (cũng như tìm mua hàng) qua TMĐT các doanh nghiệp phải quảng bá, giới thiệu hàng qua trang Web, qua internet, hướng dẫn cách đặt mua hàng của doanh nghiệp, các thủ tục cần thiết để người có nhu cầu tìm mua hàng của mình. Có thể qua các hoạt động sau: a. Giới thiệu hàng, quy cách phẩm chất, điều kiện mua bán, cách thức giao hàng, thanh toán qua internet, bằng trang Web b. Quảng cáo bán hàng để thực hiện cạnh tranh ban đầu, quảng cáo củng cố khi đã bán và cần tăng lượng hàng hoá (chú ý là trước đó phải có thương hiệu đăng ký đúng cách thức và thủ tục để khách mua hàng tin tưởng và tìm đến) c. Chào hàng, đàm phán, giao dịch và ký kết qua mạng internet, cam kết về các điều kiện d. Thực hiện giao hàng và thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức COR (Cash on Receipt-trả tiền khi nhận hàng) hay bưu điện là chính (nếu hàng nhỏ, nhẹ), và có giấy tờ để nhận hàng giao e. Giải quyết khiếu nại, bồi thường (nếu có) cũng qua ngân hàng, bưu điện như khi mua bán Ngày nay ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp chưa quen, chưa có kinh nghiệm hoạt động qua TMĐT. Cần phân loại để hướng họ vào hoạt động bán hàng qua TMĐT thể hiện qua 4 mức doanh nghiệp sau: *Với các doanh nghiệp ở mức 1 Không có cơ sở vật chất cho TMĐT như máy tính, máy điện thoại, máy fax thì cần cho họ nhận thức thấy tác dụng của chúng và từ đó đầu tư mua sắm. Bên cạnh đó cần tiến hành các biện pháp trang bị các kiến thức về TMĐT cũng như tạo cho họ sự hiện diện trên Website trên Internet để môi trường kinh doanh bên ngoài tác động vào họ, hiện có tới 60% doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức này. *Với các doanh nghiệp mức 2 Đã có cơ sở vật chất cần thiết (như đã nói ở trên) nhưng chưa kết nối truy cập mạng Internet thì cần đáp ứng nhu cầu thông tin nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng mở ra khả năng cung cấp cho họ các cơ hội để làm quen với cách buôn bán hiện đại trên mạng. Với các doanh nghiệp loại này tham gia TMĐT chủ yếu là để trao đổi tin tức. Qua khảo sát số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 30%. *Với các doanh nghiệp mức 3 (Chiếm 10%) Đã có sự hiện diện trên website ở Internet nhưng họ chưa biết sử dụng website đó để tiến hành TMĐT, cần có sự hỗ trợ, thúc đẩy để họ nhanh chóng tham gia vào TMĐT bằng cách cung cấp những cơ hội kinh doanh, gỡ bỏ các cản trở, tạo các công cụ và biện pháp hỗ trợ. *Với các doanh nghiệp ở mức 4(0%) Doanh nghiệp đang tiến hành TMĐT, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, môi trường pháp lý, phòng rủi ro 3. Khối chủ thể người tiêu dùng Khi đất nước đi vào sử dụng internet, TMĐT phát triển phục vụ quảng đại người tiêu dùng là nhân dân. Người tiêu dùng tham gia vào TMĐT trong quan hệ với doanh nghiệp có bán lẻ hàng hoá, thông tin sản phẩm, dịch vụ online, mở rộng phát triển thị trường, trong quan hệ với chính phủ gồm có các quan hệ về thuế, giấy phép, thông tin phúc lợi và giữa những người tiêu dùng với nhau như các vấn đề về thanh toán tiền mặt, bán đấu giá online, mua bán đồ đã qua sử dụng. Người mua hàng là người dân sẽ thành mạng lưới mua hàng rộng khắp, các doanh nghiệp dựa vào đó mà bán hàng. Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng cao trong thương mại. Quy cách, phẩm chất hàng hoá và thông tin có liên quan trong TMĐT đều ở dạng số hoá, nên người mua có thể chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể. Dễ bổ trợ, phải có cơ chế trung gian bảo đảm chất lượng. Đây là một khía cạnh đang nổi lên trước nhiều rủi ro ngày càng gia tăng trong giao dịch TMĐT, gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dung II.Xây dựng cơ sở hạ tầng 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý Một trong những thách thức cần phải được giải quyết ngay là xây dựng một khung pháp luật cho các hoạt động thương mại và mua bán nói riêng tiến hành thông qua các phương tiện điện tử và đặc biệt là các giao dịch thông qua mạng Internet. Khung pháp lý cần có tính thống nhất để có thể điều chỉnh không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh, không phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng cho giao dịch. mặt khác, tính thống nhất của khung pháp luật về mặt TMĐT còn phải được thể hiện sự thống nhất cả ở trong nước lẫn phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, khung pháp lý đặt ra phải là một môi trường pháp lý linh hoạt và rõ ràng, tránh sơ cứng, không phát huy được những ưu thế vốn có của các giao dịch, tránh việc người sử dụng phải tuân thủ quá nhiều thủ tục phiền hà. Việc cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích phát triển của TMĐT cũng cần được đặt ra. Chúng ta không có những ưu thế về cơ sở hạ tầng công nghệ, vì vậy, pháp luật cũng phải tiên liệu những thách thức, rủi ro gặp phải khi tham gia môi trường. Lợi ích của nhà nước thể hiện ở việc quy định những chính sách về thuế, hải quan- nhưng đây là vấn đề rất nan giải trong điều kiện hoạt động TMĐT không biên giới. Để hoàn thành nhiệm vụ tạo ra nền tảng pháp lý cho các hoạt động thương mại trên siêu xa lộ thông tin toàn cầu, chính phủ nên tạo điều kiện cho việc phát triển các quy tắc và điều luật đơn giản và có thể dự đoán được của quốc gia cũng như của quốc tế. Hiện nay, Uncitral (United Nations Commision on International Trade Law- uỷ ban luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc) đã hoàn thành một luật mẫu về TMĐT mở đường cho việc sử dụng các thủ tục điện tử, góp phần xây dựng sự thừa nhần về pháp lý đối với TMĐT. Đây có thể coi là một dự thảo luật mẫu về những vấn đề chủ yếu và cốt lõi nhất của luật thương mại. nội dung của dự luật mẫu này gồm các vấn đề sau: Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử; giá trị pháp lý của chữ kỹ điện tử, bản gốc, pháp luật về hợp đồng, chính sách thuế, hải quan; Lưu ý bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật cá nhân; Nắm chắc việc giải quyết tranh chấp liên quan đến TMĐT. Thương mại ngày càng đậm nét tính toàn cầu. Việc các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch và đơn giản nhất là điều chỉnh giao dịch thương mại của mình ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy việc lựa chọn pháp luật cần phải được đặt ra. Tức là pháp luật nước ta cần có quy định mới đối với việc lựa chọn pháp luật cho các TMĐT với điều kiện vẫn đảm bảo với lợi ích kinh tế và các lợi ích liên quan khác của quốc gia cũng như các doanh nghiệp 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở nên phổ biến, đất nước ta lại đứng trước những thách thức mới của TMĐT nhiều vấn đề khác có liên quan đến nền kinh tế số. Ứng dụng CNTT lĩnh vực đang tiến bộ hết sức nhanh chóng, cần có hiệu quả vào các hoạt động của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mới cũng luôn thay đổi, luôn xuất hiện những nhu cầu mới Xây dựng cơ sở hạ tầng về bảo vệ hệ thống bảo mật thông tin trên mạng, các hệ thống ngăn chặn sự truy cập trái phép “Fire wall” từ bên ngoài đảm bảo tính riêng tư, sự an toàn cho khách hàng, loại bỏ được các hành vi xấu của những kẻ phá hoại thì nước cần ban hành những chính sách, quy định cụ thể theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (như hệ thống bảo mật an toàn mã hoá với chữ ký điện tử, các mẫu chứng từ..) nhằm tăng cường khả năng quản lý, và khai thác vốn để tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các doanh nghiệp KẾT LUẬN TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá phát triển tạo ra động lực kinh tế, tác động đến môi trường kinh doanh, cách thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong việc thiết lập các kết nối điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế Ở Việt Nam, tuy cơ sở hạ tầng về kỹ thuật TMĐT còn yếu kém và bất cập, TMĐT hầu như chưa được phát triển nhưng những áp lực mà TMĐT tạo ra ngày một rõ nét. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã vất vả trong việc giành giật lấy một chỗ đứng trên thị trường nội địa, hiện đang phải đối mặt với các lực lượng cạnh tranh mới từ việc mở cửa tất yếu thị trường trong xu hướng tự do hoá và hội nhập kinh tế đang phải quan tâm, lo lắng về những đối thủ cạnh tranh đến từ những nơi không xác định qua Internet. Internet đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội kinh doanh của TMĐT nhưng không vì thế mà cho phép doanh nghiệp vượt qua ngưỡng an toàn và bỏ qua tính chính xác, hay độ tin cậy của thông tin. Thông tin qua Internet đem lại sự phát triển bán hàng qua TMĐT của doanh nghiệp càng thực sự hiệu quả đối với kinh doanh khi nó được tiếp cận và xử lý đúng quan điểm kinh doanh hiện đại. Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thích ứng bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu kỹ các đặc điểm của thương mại và khả năng áp dụng đối với lĩnh vực sản xuất, ngành hàng kinh doanh của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho thương mại điện tử bằng việc tham gia hoàn thiện và cải thiện môi trường pháp lý, bắt đầu đưa việc mua sắm công lên mạng, thực hiện các chương trình thí điểm giúp doanh nghiệp bước vào thương mại điện tử. Các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này cũng cần tập trung hướng vào việc phổ cập và tạo động lực ứng dụng cho thương mại điện tử cũng như chính phủ điện tử. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các hoạt động trên, chúng ta có quyền tin rằng thương mại điện tử sẽ thắt chặt sự lớn mạnh, đóng góp xứng đáng vào tăng trưởng thương mại, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh khi bước vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vơi nền kinh tế thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tìm hiểu về thương mại điện tử- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006- Bộ thương mại. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6145.doc
Tài liệu liên quan