Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Phần mở đầu Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp (DN) có vị trí , vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường . Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách, biện pháp, phương pháp quản lí nhằm tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp V&N. Phát triển tốt các DN không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Hơn nữa các DN V&N có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn dễ thích ứng vối sự thay đổi của thị trường, phù hợp với sự quản lí của phần lớn các chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DN là tác nhân và động lực thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. ở nước ta, các DN tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DN, do phần lớn các doanh nghiệp đó vừa hình thành, còn yếu kém, sự phát triển của chúng cho đến nay vẫn mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước đi phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước . Trước tình hình đó và để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhằm phát huy những thế mạnh , tiềm năng của các DN , thực hiện CNH ,HĐH đất nước ,việc cụ thể hoá những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư phát triển những DN ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết .Để đóng góp phần nào nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp tích cực hỗ trợ phát triển các DN nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển , góp phần thực hiện sự CNH,HĐH đất nước . Do vậy em đã chọn đề tài : "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam". Mục lục A.Phần mở đầu . Chương 1: Những vấn đề chung về doanh nghiệp 1.1. KháI niệm chung về doanh nghiệp . 1.2. Tiêu thức xác định 1.2.1. Quan đIểm 1: . . 1.2.2. Quan đIểm 2: . . 1.2.3. Quan đIểm 3: . 1.3. Vai trò và xu hướng phát triển của doanh nghiệp 1.3.1. Vai trò: . 1.3.2. Xu hướng phát triển . 1.4. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp ở Việt Nam . 1.4.1. Các hình thức pháp lý 1.4.2. Hình thức pháp lý 1.4.3. Lĩnh vực và địa bàn hoạt động . 1.4.4. Công nghệ và thị trường 1.4.5. Trình độ tổ chức pháp lý 1.5. Những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp . 1.5.1. Lợi thế 1.5.2. Bất lợi . 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp 1.6.1. Các nhân tố thuộc nền kinh tế quốc dân 1.6.2. Các nhân tố quốc tế . 1.7.Tính tất yếu phảI đầu tư và phát triển doanh nghiệp 1.7.1. Đầu tư,phát triển DN chính là để huy động mọi nguồn vốn,tạo thêm nhiều việc làm,góp phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH 1.7.2. Đầu tư phát triển DN tạo ra sự năng động linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế,trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế 1.7.3. Đầu tư phát triển DN nhằm đảm bảo cho sự cạnh tranh trong nền kinh tế . .Chương 2: Thực trạng phát triển Doanh Nghiệp ở Việt Nam 2.1. Đánh giá kháI quát 2.1.1. Qui mô vốn 2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư . a. Cơ cấu vốn đầu tư phân chia theo từng loại DN b. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển DN trong ngành kinh tế c. Nguồn hình thành vốn đầu tư . d. Nhịp độ thu hút vốn 2.1.3. Đánh giá cụ thể a. Về mặt số lượng b. Về mặt ngành nghề . c. Về mặt công nghệ . d. Nguồn nhân lực 2.1.4. Một số ưu nhược đIểm chủ yếu a. Ưu đIểm: . b. Nhược đIểm . Chương 3: Một số giải pháp hỗ trợ Doanh Nghiệp ở Việt Nam 3.1. Đổi mới quan đIểm, phương thức hỗ trợ 3.1.1. Đổi mới quan đIểm hỗ trợ . 3.1.2.Đổi mới phương thức hỗ trợ 3.2. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ . 3.2.1. Hình thức khung khổ pháp lý . . 3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức ,quản lý của DN . 3.2.3. Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ DN . 3.2.4. Khuyến khích thành lập các hiệp hội và các tổ chức của DN 3.2.5.Hoàn thiện chính sách . 3.2.6. Các giảI pháp thực hiện chính sách hỗ trợ C.Kết luận . D.TàI liệu tham khảo .

doc42 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài. Sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân (hầu hết là DN ) khoảng 25-28% GDP. Nộp ngân sách, chỉ tính riêng khoản thu thuế công,thương nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm bằng 30% thu thuế từ kinh tế quốc doanh (khoảng 8000 tỷ đồng năm 1999). DN chiếm khoảng 31% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp hằng năm .Chiếm 78% tổng mức bán lẻ của ngành thương nghiệp và 64% tổng lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tăng hiệu quả kinh tế ,tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. 2.1.1. Quy mô vốn Theo tính toán của các nhà nghiên cứu kinh tế, em thấy trong thời gian qua , các DN phát triển rất mạnh mẽ , số lượng các doanh nghiệp tăng nhưng hầu hết đó là các doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn nên nguồn vốn đầu tư hàng năm có tăng mạnh về tốc độ nhưng về giá trị tuyệt đối thì không lớn lắm. Theo số liệu tính toán gần đây nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư thì tính từ ngày 1/1/1992 đến 31/12/1997 đã có 38.423 doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đầu tư lên tới 84.396 tỷ VND. Năm 1993 là năm tăng nhanh nhất về cả số lượng và chất lượng vốn đầu tư. Mức vốn đầu tư năm 1993 là 21.221 tỉ đồng đã tăng 13.519 tỉ đồng so với năm 1992 tương ứng với tốc độ tăng so với năm 1992 là 275%. Từ năm 1993 đến nay, nhìn chung hàng năm nền kinh tế cũng thu thêm được lượng vốn không nhỏ. Tuy nhiên mức độ tăng thêm có giảm dần bởi những năm đầu phát triển, nhiều nhà đầu tư thấy cơ chế chính sách thông thoáng, thấy đầu tư vào đó thuận lơi , nhưng sau vài năm đi vào hoạt động nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp đã bị phá sản, làm cho một số nhà đầu tư giảm sút lòng tin vào các doanh nghiệp này. Mặt khác lúc này, thị trường trong những lĩnh vực béo bở đã dần dần bị thu hẹp, nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh ngắn hạn chớp nhoáng đã tương đối bão hòa. Tuy nhiên do vốn nhu cầu dài hạn cho nên nền kinh tế vẫn còn rất cao. Cũng trong thời gian này, Nhà nước đã có chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, do đó đã rất hạn chế việc thành lập mới các doanh nghiệp có qui mô vừa và nh, do đó vốn đầu tư của Nhà nước vào khu vực này giảm. Chính vì vậy mà đồng vốn đầu tư vào các DN có xu hướng giảm và đến năm 1997 con 9.612 tỉ đồng. 2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư: a. Cơ cấu vốn đầu tư phân chia theo loại hình doanh nghiệp: Qua số liệu nghiên cứu cho thấy năm 1991 vốn dành cho doanh nghiệp Nhà nước chiếm 1.428 tỉ đồng trong tổng số vốn đầu tư cả năm là 1.543 tỉ đồng, tương đương 93.57% tổng vốn đầu tư trong năm. Nhưng đến năm 1994, cơ cấu này đã thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang tăng dần vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Từ 6,4% năm 1991 đến năm 1994 tăng lên 14,2% trong đó doanh nghiệp Nhà nước và các công ty TNHH tăng mạnh nhất. Đến năm 1997 mức vốn của doanh nghiệp tư nhân đã chiếm tới 18,6% tăng vốn đầu tư trong năm và ngược lại nguồn vốn của Nhà nước giảm từ 17.420 tỉ năm 1994 xuống còn 7.828 tỉ năm 1997 hay tỉ trọng giảm từ 93.5% năm 1991 xuống 85,8% năm 1994 và xuống 81,4% năm 1997. Hiện nay, Nhà nước ta vẫn đang tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, xu hướng chỉ giữ lại các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế hay những doanh nghiệp mà tư nhân không tham gia được hoặc tư nhân hoạt động không có hiệu quả…nên trong những năm tới tỉ trọng vốn thuộc sở hữu Nhà nước sẽ tiếp tục giảm và thay vào đó là sự tăng thêm mạnh mẽ về vốn của các thành phần kinh tế khác. b. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp cho ngành kinh tế: Qua tài liệu em thấy, vốn đầu tư của các DN trong 6 năm (1992-1997) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp chế biến. Riêng trong hai lĩnh vực này số doanh nghiệp chiếm 77,2% và vốn đầu tư chiếm 69,2% tổng số vốn đầu tư cả thời kỳ. Sau đó là tập trung vốn cho ngành xây dựng chiếm 4.338 tỉ đồng tương ứng 15,6% tổng số vốn đầu tư cả thời kỳ. Chỉ còn lại một lượng vốn nhỏ cho các ngành khác, điều đó chứng tỏ cơ cấu phân bố doanh nghiệp và phân bổ vốn đầu tư là chưa hợp lý. Đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư cho các ngành khác. Đây là một hạn chế cho trong thực trạng đầu tư phát triển của các hệ thống các DN, nó đã phần nào hạn chế vai trò của khu vực kinh tế này trong toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Điều đó còn phản ánh sự bất cập trong các chính sách của Nhà nước. Nhà nước vẫn chưa hướng được nhà đầu tư bỏ tiền vào những lĩnh vực không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư mà còn cho nên kinh tế. c. Nguồn hình thành vốn đầu tư: Như ta đã biết, nguồn vốn đầu tư có thể hình thành từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Vì số lượng các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Do vậy ở đây ta chỉ nghiên cứu các DN có nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn đầu tư trong nước cũng được chia ra thành nguồn vốn từ ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự có của tư nhân, hộ gia đình và vốn của các tổ chức tín dụng Với doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn vốn trước đây chủ yếu là do ngân sách Nhà nước cấp, nhưng kể từ khi chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập thì nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thường được huy động từ ngân sách Nhà nước 30%, vốn tín dụng 45%, và vốn tự có của doanh nghiệp khoảng 25% Với các doanh nghiệp tư doanh thì hoàn toàn phải kinh doanh theo hình thức hạch toán kinh doanh độc lập. Nguồn vốn để đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là do sự vay mượn của bản thân chủ đầu tư. Nguồn vốn này được huy động từ các thân hữu, bạn bè thông qua hình thức đi vay mượn với lãi suất thỏa thuận. Chính vì hình thức này tuy đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong dân mà kết quả làm cho thị trường bị lũng đoạn trong những năm vừa qua do sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của Nhà nước. Nhiều người đã bị mất các khoản tiền rất lớn do các con nợ của họ – các công ty làm ăn không hiệu quả bị phá sản… mà cũng chính điều này làm cho nguồn vốn đầu tư cho năm 1994 bị giảm sút. Ngoài ra còn nguồn vốn tín dụng vay ngân hàng này còn rất hạn chế vì để được vay phải trải qua nhiều thủ tục nghiêm ngặt, phiền hà và thế chấp chặt chẽ, doanh nghiệp phải có luận chứng cụ thể của phương án kinh doanh mới được vay vốn. Đây chính là một hạn chế lớn trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN Do các nguyên nhân trên mà vấn đề cần đặt ra là Nhà nước phải khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường tài chính chính thức và làm giảm bớt các thủ tục, các khâu trong quá trình cho vay. Như vậy mới đảm bảo được sự phát triển ổn định cho nền kinh tế d. Nhịp độ thu hút vốn: Từ thời kì đổi mới đến nay, tốc độ tăng vốn đầu tư tăng mạnh nhất trong 2 năm: 1993, 1994, tương ứng là 275,5% và 263,7% so với năm 1992. Tuy nhiên sau đó giảm dần và đến năm 1997 vốn đầu tư chỉ tăng 24,8% so với vốn đầu tư năm 1992. Nếu xét ở tốc độ phát triển liên hoàn vốn đầu tư thì nhịp độ thu hút vốn đầu tư của các DN tăng khá nhanh từ năm 1992 đến 1997. Tốc độ vốn tăng bình quân chung là 22,68% /năm. Tuy nhiên các năm có tốc độ tăng giảm khác nhau. Năm 1993 so với năm 1992 tăng lên 275,5%, năm 1994 bằng 95,7% so với năm 1993, năm 1995 bằng 59,6% so với năm 1994, năm 1996 bằng 11,1% so với năm 1995, năm 1997 bằng 71,5% so với năm 1996. Nếu xét riêng từng loại doanh nghiệp thì thấy công ty cổ phần vẫn có vốn đầu tư trung bình hằng năm tăng nhanh nhất là 94,1%. Qua đây một lần nữa ta có thể khẳng định rằng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tăng rất mạnh. Tuy nhiên với qui mô vốn trong các doanh nghiệp này không nhiều làm cho mức vốn đầu tư của các DN nói chung chỉ tăng ở mức trung bình. 2.1.3. Đánh giá cụ thể: a.Về mặt số lượng: Bảng 1 chỉ ra xu thế phát triển của các loại hình doanh nghiệp được thành lập mới từ 1991-1997. Qui mô trung bình của doanh nghiệp giảm từ 1991 (1073 triệu /doanh nghiệp) đên 1994 (361 triệu /doanh nghiệp) và sau đó lại tăng đến 956 triệu /doanh nghiệp năm 2000 Bảng 1: Số lượng và vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 1991-2000 Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Số lượngDN 110 3985 7493 7175 6158 5490 3657 3022 3601 14417 Vốn(tỷ đồng) 118 3015 3458 2588 2880 25806 1784 2204 3435 13783 Vốn trunng bình 1 Doanh nghiệp (triệu đồng) 1073 757 461 361 468 456 488 729 954 956 Nguồn:Vụ Doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu vốn của các doanh nnghiệp mới thành lập. Theo số liệu bảng6(dưới đây), cônng ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân (loại hình chủ yếu của các DN) đang tăng lên mạnh mẽ về số lượng và quy mô vốn.Trong số gần 41000 doanh nghiệp được thành lập mới từ năm 1991-1997, gần 34000 doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân(24000)và công ty TNHH(10000), chiếm 83%.Về vốn của các doanh nghiệp thành lập mới, trong giai đoạn 1991-1997 với tổng số vốn 120.688.874 (tr.đ) trong đó doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH (Loại hình chủ yếu của DN) chiếm 11.19% tương ứng với số vốn 13.515.874(tr.đ). Bảng 2 Số lượng và vốn của các doanh nghiệp mới thành lập. Tổng DNTư nhân Công ty TNHH Công ty CP DNNN Năm số lượng Vốn (tr đồng) Số lượng Vốn (tr đồng) Số lượng Vốn (tr đồng) Số lượng Vốn (tr đồng) Số lượng Vốn (tr đồng 1991 109 119791 69 12059 36 27141 4 78600 1992 5170 8239292 2858 608722 1064 1506826 56 925456 1192 5196096 1993 10670 33055123 5265 975901 2104 1930378 40 569015 3261 29577836 1994 7527 17817942 5306 846088 1840 1452289 25 1240739 356 14276832 1995 6592 31925856 4076 830892 2047 1658290 35 402226 434 29032453 1996 6172 20899686 3696 659893 1753 1433781 39 428123 684 18375893 1997 4277 8630623 2607 475176 1064 1098438 22 229066 584 6825946 2000(a) 14433 13854696 6450 2799683 7242 7923986 723 3059307 16 71720 Tổng (b) 40517 120688313 23877 4408731 9908 9107143 221 3837225 6511 103285256 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư: (a): 1 công ty hợp danh với số vốn là 600 triệu đồng; (b) không kể số liệu của năm 2000. Bảng 3: Quy mô vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp (triệu đồng) Năm Tổng DNTN Cty TNHH Cty cổ phần DNNN 1991 1.080,73 174,77 753,92 19.650,00 1992 1.583,16 212,99 1.416,19 16.526,00 4.359,31 1993 2.947,81 185,36 917,48 14.225,38 9.070,17 1994 2.323,57 159,46 789,29 49.492,17 40.103,46 1995 4.796,52 203,85 810,11 11.492,17 66.895,05 1996 3.301,78 178,54 817,90 10.977,51 26.865,34 1997 2.017,00 182,27 1.032,37 10.412,09 11.688,26 2000 (a) 959,93 434,06 1094,17 4231,41 4482,50 tổng thể (b) 2.979,95 184,64 919,17 17.525,90 15.863,256 Nguồn: Tính toán theo số liệu bảng 6 (a): 1 công ty hợp danh với số vốn là 600 triệu đồng; (b) không kể số liệu của năm 2000. Trong giai đoạn từ 1991-1997, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới là 184 triệu đồng; công ty TNHH thành lập mới là 920 triệu đồng; công ty cổ phần thành lập mới là trên 17,5 tỷ đồng và DNNN là khoảng 15,9 tỷ đồng. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn, trong tổng số 23.078 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước tại thời điểm 01/7/1995, có tới 20.856 doanh nghiệp là DN, chiếm tỷ lệ 87,97%. Xem bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Tỷ trọng các DN theo tiêu chí vốn trong các loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp Tổng số DN DN Số lượng DN Tỷ trọng DN trên tổng số DN (%) Tổng số 23.708 20.856 87,97 1. DN trong nước 23.016 20.623 89,61 1.1. DNNN 5.873 3.869 65,88 1.2. Hợp tác xã 1.867 1.818 97,37 1.3. DN tư nhân 10.916 10.868 99,56 1.4. Công ty cổ phần 118 50 42,37 1.5. Công ty TNHH 4.242 4.018 94,72 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 692 233 33,67 2.1. DN 100% vốn nước ngoài 150 45 30,0 2.2. DN liên doanh 542 188 34,68 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997, Biểu 21, trang 158-159. Xét cả số tương đối lẫn số tuyệt đối thì các DN tập trung nhiều 0nhất ở khu vực ngoài quốc doanh với loại hình doanh nghiệp tư nhân có 10.868 doanh nghiệp trong tổng số 20.856 DN chiếm 52,11%, sau đó là công ty TNHH với 4.018 doanh nghiệp chiếm 19,26%. Bảng 5: Sự phân bổ các DN trong các khu vực kinh tế (năm 1999) Doanh nghiệp Tổng số DN Vốn dưới 5 tỷ Số lượng DN Tỷ trọng DN trên tổng số DN (%) Tổng số 48.133 43.772 91,0 1. DN quốc doanh 5.718 3.672 64,2 1.1. DN ngoài quốc doanh 42.415 40.100 94,5 Nguồn: Báo cáo của BKH&ĐT trình Thủ tướng tháng 5/2000 (dựa vào báo cáo của các Bộ, địa phương trong toàn quốc). Theo chỉ tiêu vốn, số lượng doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng là 43.772 doanh nghiệp, chiếm 91% tổng số các doanh nghiệp (48.133 doanh nghiệp); DN ngoài quốc doanh là 40.100 doanh nghiệp, chiếm 94,5% trong tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (42.415 doanh nghiệp gồm: các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và hợp tác xã). Bảng 6: Tỷ trọng DN có vốn dưới 1 tỷ và từ 1-5 tỷ trong tổng số DN theo loại hình doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp Tổng số DN Vốn < 1 tỷ VND Vốn từ 1-5 tỷ VND Số lượng Tỉ trọng/tổng DN (%) Số lượng Tỉ trọng/tổng DN (%) Tổng số 20.856 16.673 79,94 4.183 20,06 1. DN trong nước 20.623 16.547 80,23 4.076 19,77 1.1. DNNN 3.869 1.585 40,96 2.284 59,04 1.2. Hợp tác xã 1.818 1.634 89,87 184 10,13 1.3. DN tư nhân 10.868 10.383 95,53 485 4,47 1.4. Công ty cổ phần 50 17 34,0 33 66,0 1.5. Công ty TNHH 4.018 2.928 72,87 1090 27,13 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 233 123 52,78 110 47,22 2.1. DN 100% vốn nước ngoài 45 19 42,22 26 57,78 2.2. DN liên doanh 188 104 55,31 84 44,69 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô vốn và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 21, trang 158-159. Dựa vào số liệu bảng 6 ta có kết luận như sau: trong tổng số 20.856 DN thì tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ chiếm 79,94% và hoạt động chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, tỷ trọng doanh nghiệp vừa là 20,06% hoạt động chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp Nhà nước và Công ty TNHH. b. Về mặt ngành nghề Theo số liệu tổng điều tra các doanh nghiệp năm 1995. Số lượng và tỷ trọng các DN trong tổng số các doanh nghiệp ở một số ngành chủ yếu như: Công nghiệp chế biến; buôn bán và sửa chữa biểu hiện: Buôn bán và sửa chữa có 8.803 DN chiếm 93% trong tổng số 9.468 doanh nghiệp hoạt động ở ngành này. Như Bảng 7 dưới đây. Bảng 7: Phân bố các DN theo ngành kinh tế căn cứ vào tiêu chí vốn Doanh nghiệp Tổng số DN Vốn dưới 5 tỷ đồng Số lượng DN Tỷ trọng DN trên tổng số DN (%) Tổng số 23.708 20.856 88,0 Công nghiệp khai thác mỏ 298 249 83,6 Công nghiệp chế biến 8.577 7.373 86,0 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 117 72 61,5 Xây dựng 2.355 2.019 85,7 TN, sửa chữa có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng 9.468 8.803 93,0 Khách sạn, nhà hàng 1.094 923 84,4 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 870 678 77,9 Tài chính, tín dụng 206 149 72,3 Hoạt động KH và công nghệ 17 16 94,1 Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 521 435 83,5 Giáo dục và đào tạo 8 7 87,5 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 8 7 87,5 Hoạt động văn hoá và thể thao 98 66 67,4 Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 71 59 83,1 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 22, trang 163-163. Bảng 8: Cơ cấu DN trong các ngành kinh tế căn cứ vào tiêu chuẩn vốn, %. Ngành DN Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số 20.856 100% Công nghiệp khai thác mỏ 249 1,19 Công nghiệp chế biến 73,3 35,35 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 72 0,34 Xây dựng 2019 9,68 TN, sửa chữa có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng 8803 42,21 Khách sạn, nhà hàng 923 4,42 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 678 3,25 Tài chính, tín dụng 149 0,71 Hoạt động KH và công nghệ 16 0,07 Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 435 2,08 Giáo dục và đào tạo 7 0,03 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 7 0,03 Hoạt động văn hoá và thể thao 66 0,31 Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 59 0,28 Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở SXKD trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 1997. Biểu 22, trang 160-1963. Qua nghiên cứu số liệu bảng 8 ta thấy: tỷ trọng DN tham gia buôn bán, sửa chữa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 42,21 trên tổng số DN. Sau đó là ngành công nghiệp chế biến tỷ trọng các DN chiếm 35,35% trên tổng số DN. Hai ngành: giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội xem ra không được các DN ưa chuộng lắm, hai ngành chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn 0,06% trên tổng số DN. c. Về mặt công nghệ: Các hỗ trợ được dành cho các doanh nghiệp Nhà nước hiếm khi đến với các DN. Thêm vào đó, thông tin không được thông báo đầy đủ cho các doanh nghiệp . Hầu như tất cả các DN không biết được các thông tin này, các hoạt động xúc tiến không thật sự tích cực do nhu cầu từ phía các DN thấp, hỗ trợ đối với các DN trong đào tạo kĩ năng d. Nguồn nhân lực: Với tỉ lệ lao động biết viết chiếm 88% tổng số lao động, mức phổ cập lao động giáo dục ở Việt Nam nhìn chung là cao so với các nước đang phát triển. Có trên 100 trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay đào tạo không đáp ứng được nhu cầu cho các ngành công nghiệp và các công ty trong lĩnh vực như quản lý và đào tạo nghề. Phần lớn những người được đào tạo có trình độ cao đều làm trong khu vực Nhà nước hoặc khu vực đầu tư nước ngoài. Đào tạo về quản lý và người quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của nên kinh tế thị trường. 2.1.4.Một số ưu nhược điểm chủ yếu: a.Các ưu điểm chủ yếu: Qua tình hình đầu tư phát triển của các DN trong thời gian qua ta thấy có các ưu điểm sau: Đầu tư phát triển các DN đã và đang lựa chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tại và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần của đất nước. Trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, lao động dồi dào, đầu tư phát triển DN chính là cơ hội để khai thác mọi tiềm năng của đất nứơc -Đầu tư các DN đã góp phần quan trọng vào việc giảm tỉ lệ thất nghiệp chung trong cả nước. Do nguồn vốn ít, họ dành phần lớn số tài sản lưu động để thu hút nhiều việc làm, giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở từng địa phương, nâng cao giá trị ngày công, có lợi cho người lao động nói riêng và cho xã hội nói chung. -Đầu tư phát triển các DN đã giảm bớt rủi ro cho các chủ đầu tư trong điều kiện trình độ còn hạn chế về quản lý và khả năng am hiểu thị trường mà phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, do khi đầu tư DN nhanh chóng tạo ra được sản phẩm và dịch vụ không mất nhiều thời gian xây dựng, lắp đặt. Mặt khác, với qui mô đó sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể chuyển đổi cơ chế sản xuất, ngành hàng, quản lý một cách nhanh chóng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường khi doanh nghiệp luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng phải đáp ứng lại tín hiệu thay đổi của thị trường. Chính điều này hạn chế được các rủi ro cho các chủ đầu tư, góp phần ổn định môi trường đầu tư trong thời gian qua. b. Những nhược điểm chủ yếu: Trong thời gian qua số lượng các DN tăng lên nhanh chóng, nhưng qua quá trình hoạt động nó cùng với ưu điểm trên cũng tồn tại không ít nhược điểm. Nhược điểm quan trọng đó là các nhà đầu tư chưa tìm hiểu kĩ thị trường đã vội đầu tư, thành lập doanh nghiệp. Vì vậy một số doanh nghiệp được thành lập nhưng không đi vào hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, chụp giật và cuối cùng rơi vào tình trạng khó khăn, dễ dẫn đến phá sản. Nhược điểm thứ hai, được biểu hiện trong cơ cấu ngành sản xuất. Việc đầu tư trong các DN vào các ngành sản xuất vật chất không bằng qui mô đầu tư vào kinh doanh buôn bán. Điều này còn phản ánh sự bất cập của chính sách Nhà nước chưa hướng được các nhà đầu tư bỏ tiền vào các khu vực không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhược điểm nữa là do trong quá trình đầu tư đã bộc lộ “hội chứng khuyến khích các DN giữ qui mô nhỏ và phát triển theo chiều rộng hơn là chiều sâu” nên đã phần nào làm cho các doanh nghiệp này tuy đầu tư phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng nhưng hiệu quả đầu tư không cao. Nguyên nhân do: -Thiếu vốn: vì phần lớn các doanh nghiệp huy động vốn từ nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao, không ổn định. Các DN không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, khó xác định tài sản thế chấp, chuyển nhượng đất. Ngân hàng chưa sẵn sàng cho các DN vay vì mức độ rủi ro cao, chưa có thị trường, hiệu quả sử dụng thấp, chưa có sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian như tổ chức bảo lãnh tín dụng. -Năng lực công nghệ và kỹ khuật hạn chế -Trình độ lao động và quản lý hẹn chế -Thiếu thông tin kiến thức, thiếu mặt hàng sản xuất. -Thiếu các văn bản luật của Nhà nước -Thiếu sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước và chưa có sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng như các hiệp hội nghề nghiệp. CHương 3 Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam 3.1. Đổi mới quan điểm , phương thức hỗ trợ 3.1.1 Đổi mới quan điểm hỗ trợ a. Quan điểm hỗ trợ DN cần đặt trên cơ sở quan điểm , mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước Hỗ trợ các DN phải được đặt trong tổng thể các giải pháp phát triển nền kinh tế cả nước Để có thể đổi mới quan điểm hỗ trợ các DN , trước hết cần nhận thức đúng vai trò quan trọng của các DN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay . Đồng thời cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và chiến lược kết hợp qui mô lớn trong sự đan xen qui mô . Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định : “Trong phát triển mới, ưu tiên qui mô , công nghệ tiên tiến , tạo nhiều việ ,làm thu hồi vốn nhanh ; đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả ” .Đây là một quan điểm chiến lược rất quan trọng vừa có ý nghĩa định hướng cho DN phát triển đúng đắn vừa định hướng hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp này từ phía các ngành các cấp . Như vậy, hỗ trợ cho các DN không phải là sự ban ơn mà là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền và toàn xã hội , trong đó có các doanh nghiệp lớn b. Quan điểm hỗ trợ trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo Vấn đề này tưởng như là hiển nhiên nhưng trên thực tế ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đúng mức Hỗ trợ DN theo quan điểm hiệu quả kinh tế – xã hội thể hiện :một mặt, hỗ trợ nhằm đạt được mục đích làm cho các DN kinh doanh hiệu quả hơn ; mặt khác cần tính đến hiệu quả của việc hỗ trợ . Trong điều kiện nguồn lực có hạn , nhu cầu hỗ trợ thì vô hạn nên cần phải xác định thứ tự ưu tiên .Dưới đây là một số nét chính: -Hỗ trợ trước hết đối với doanh nghiệp ngành , lĩnh vực có hiệu quả kinh tế :suất sinh lợi cao cả trong ngắn hạn , trung hạn và dài hạn -Hỗ trợ các DN nhằm đặt hiệu quả kinh tế –xã hội cao , bao gồm cả hiệu quả kinh tế và cả ý nghĩa xã hội trong từng giai đoạn phát triển , góp phần thực hiện các mục đích xã hội như giải quyết việc làm , công bằng xã hội , xoá đói ,giảm nghèo… -Hỗ trợ DN làm ăn hiệu quả đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái . Như vậy , hiệu quả không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế mà cả hiệu quả sinh thái (hiện nay , khắi niệm “hiệu quả xanh”- green productivity đang khá phổ biến ở nhiều nước) . Qua nghiên cứu thực tế ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng , tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất nghiêm trọng , trong đó , các DN đã “ghóp phần to lớn ” vào việc làm ô nhiễm đó (do công nghệ của các doanh nghiệp này quá lạc hậu , các sơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm gây ) . Nhà nước đã chi rất nhiều công sức , tiền của để khắc phục nhưng kết quả đạt được không đáng kể -Hỗ trợ theo phương thức hiệu quả nhất : xu hướng hỗ trợ ở nhiều nước là giản những tác động trực tiếp , tăng những giải pháp gián tiếp ; tác động ít nhưng hiệu quả cao và hiệu ứng rộng . Hiện nay ở các nước có rất nhiều cách thức có hiệu quả : chẳng hạn , thay vì cấp vốn lãi suất ưu đãi hoặc bắt buộc các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay thì chỉ cần trợ cấp lãi suất (nhà nước bù chênh lệch lãi suất giữa lãi suất thị trường và lãi suất cho vay ưu đãi đối với DN ) -Kết hợp hỗ trợ của nhà nước với hỗ trợ của cộng đồng , thông qua các hiệp hội nghề nghiệp , sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn , sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước c. Hỗ trợ DN cần thiết thực và gắn với thực tế Điều đó có nghĩa là hỗ trợ những mắt khâu mà doanh nghiệp rất cần mà tự doanh nghiệp không thể giải quyết được ,đồng thời việc hỗ trợ cần gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương , trong từng thời kỳ nhất định. Ngoài ra cần tìm những phương thức phù hợp để các nguồn lực hỗ trợ đến đúng đối tượng , tránh thất thoát có thể xảy ra d. Hỗ trợ DN nhằm phát huy tiềm năng , lợi thế của từng vùng , từng ngành nghề Trong chính sách hỗ trợ cần có những vấn đề chung , nhưng đồng thời cần có những điểm riêng biệt để phát huy lợi thế của từng vùng , từng ngành nghề . Chẳng hạn , cần chú trọng đặc điểm phát triển và những khó khăn , vướng mắc của các doanh nghiệp ở nông thôn ở miềm núi khác với ở các đô thị ; việc khuyến khích các làng nghề truyền thống khác với việc phát triển các nghề mới , phát triển các ngành cần nhiều lao động khác với các nghề cần nhiều vốn…Hiện nay, nhiều tiềm năng trong dân, như: Vốn, lao động, tay nghề tinh xảo, trí tuệ, kinh nghiệm kinh doanh…cũng như các tiềm năng tự nhiên như khả năng phát triển du lịch, dịch vụ…chưa được khai thác tốt. Việc khuyến khích doanh nghiệp không nên dàn đều mà căn cứ vào lợi thế của từng nơi, từng ngành nghề để có giải pháp hỗ trợ đúng lúc, đúng cách. e. Hỗ trợ doanh nghiệp nhằm làm cho các doanh nghiệp này phát triển theo hướng công nghiệp hoá, kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại. Để thực hiện mục đích công nghiệp hoá, hiện đại hoá , cần đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu quan trọng như công nghệ, đào tạo chủ doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường và dự báo xu hướng phát triển trong nước và quốc tế…Đồng thời, cần có những giải pháp để khuyến khích đầu tư công nghệ sạch, công nghệ mới, tìm kiếm các giải pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,…Để thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng văn minh, cần khuyến khích các doanh nghiệp này kinh doanh đúng luật, làm ăn công khai…Cùng với việc hỗ trợ, cần thiết phải có biện pháp tốt để kiểm soát việc sử dụng các công nghệ , đặc biệt là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. 3.1.2. Đổi mới phương thức hỗ trợ: Việc lựa chọn phương thức hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng , quyết dịnh tính thực thi và hiệu quả của các hình thức hỗ trợ. Phương thức hỗ trợ doanh nghiệp trên thực tế ở Việt Nam hiện nay thường theo hai hướng: đối với các doanh nghiệp Nhà nước quy mô trong thời kỳ đầu thì thiên về hỗ trợ trực tiếp (cấp vốn, cấp mặt bằng, đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp) với nhiều chính sách ưu đãi hơn; đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phương thức hỗ trợ chủ yếu là gián tiếp dưới dạng giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi…Tuy nhiên , mức độ hỗ trợ còn ít ỏi so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Có nhiều phương thức hỗ trợ doanh nghiệp : hỗ trợ trực tiếp , hỗ trợ gián tiếp, kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp, hỗ trợ dẫn đường (đi tiên phong), hỗ trợ thông qua trung gian… Hỗ trợ trực tiếp bao gồm: - Đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép, rút giấy phép, kiểm tra. - Cấp vốn - Xây dựng cơ sở hạ tầng. - Đào tạo chủ doanh nghiệp, - Cung cấp thông tin - Cung cấp ưu đãi về mặt bằng sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ gián tiếp chủ yếu là tác động thông qua môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các giải pháp chủ yếu là: - Hình thành môi trường kinh doanh ổn định, an toàn và bảo hộ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp (bao gồm môi trường thể chế, môi trường luật pháp, môi trường thị trường, môi trường cơ sở hạ tầng…) - Ưu đãi về thuế (giảm , miễn thuế). - Bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý, chống nhập lậu hàng ngoại - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài. Hỗ trợ dẫn đường: Nhà nước có vai trò đi tiên phong trong những lĩnh vực khó để mở đường cho đến lúc các doanh nghiệp có thể đứng vững. Hỗ trợ thông qua trung gian: thông qua các trung tâm hỗ trợ, các công ty tư vấn, các viện nghiên cứu… ở Việt Nam hiện nay, để hỗ trợ có kết quả tốt, cần chú trọng một số phương thức sau: Kết hợp hỗ trợ trực tiếp với hỗ trợ gián tiếp. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng các giải pháp : Đơn giản hoá thủ tục hành chính; hỗ trợ thông qua chiến lược, chính sách đồng thời với hỗ trợ trực tiếp thông qua cung cấp cơ sở hạ tầng, trợ cấp lãi suất, miễn, giảm thuế; hỗ trợ đào tạo chủ doanh nghiệp ; cung cấp thông tin về công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, khuyến khích các hình thức hỗ trợ mang tính cộng đồng, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp bởi cơ cấu sản xuất nhiều tầng… Ngoài ra , cần chú ý tới cách thức hỗ trợ bằng quy hoạch phát triển, tạo lập cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở kinh tế làm tiên phong trong một số lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn như công nghệ cao; hỗ trợ thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như có biện pháp cụ thể , thiết thực khuyến khích hình thành và phát triển các công ty dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp (thay vì Nhà nước phải đứng ra thành lập các cơ sở hỗ trợ thì chỉ cần hỗ trợ một phần cho các trung tâm này hoạt động). 3.2. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ. Vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp , thể hiện trước hết bằng việc thực hiện các chức năng của quản lý Nhà nước: - Tạo lập môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động - Định hướng và hướng dẫn - Điều tiết và hỗ trợ - Kiểm soát Như vậy, hỗ trợ là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước đối với nền kinh tế , đặc biệt là đối với các doanh nghiệp . Trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, cần phát huy vai trò của Nhà nước trên các lĩnh vực sau: 3.2.1. Hình thức khung khổ pháp lý. Việc tạo lập khung khổ pháp lý rõ ràng và chuẩn xác là điều kiện quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ . Khung khổ pháp lý bao gồm những quy định có liên quan tới doanh nghiệp và những quy định riêng cho các doanh nghiệp này. Trên tinh thần đó, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây: a. Ban hành , bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp . Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này định kỳ cần được xem xét, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung những điểm không còn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại và không thích hợp với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, cần thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Hiện nay, các văn bản luật, pháp lệnh được ban hành trước, sau đó các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, trên thực tế, thời điểm thực hiện văn bản thường bị chậm so với thời hiệu được quy định tại văn bản . Bên cạnh đó việc áp dụng văn bản cũng không thống nhất về thời gian và không gian, gây nên tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng luật, phải đồng thời tiến hành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng ngay vào cuộc sống mà không cần phải đợi các văn bản hướng dẫn thi hành. b. Ban hành các luật riêng đối với các doanh nghiệp . Việc ban hành các luật riêng đối với các doanh nghiệp nhằm: - Xác định rõ đối tượng điều chỉnh (doanh nghiệp cần hỗ trợ): tiêu chí phân loại doanh nghiệp cũng như khung khổ các trị số của các tiêu chí, địa vị pháp lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với cơ quan quản lý của Nhà nước. - Có giải pháp khung cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp . - Các giải pháp khung để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp . - Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và toàn xã hội trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp này. Các luật riêng cho doanh nghiệp có thể là: Luật cơ bản về doanh nghiệp , luật về các hiệp hội doanh nghiệp , luật về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp … 3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp . Hiện nay, việc quản lý các doanh nghiệp này có khác nhau tuỳ thuộc loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước quy mô do các bộ, các ngành, các địa phương hoặc do một số cơ quan (doanh nghiệp đoàn thể) quản lý. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có cơ quan quản lý Nhà nước đích thực mà chỉ mới thực hiện cấp giấy phép kinh doanh , đăng ký kinh doanh và thực hiện các chức năng rất hạn chế như thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường…Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp lại có quá nhiều đầu mối "quản": các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các tổ chức đoàn thể,…gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp theo lĩnh vực . Cơ quan này cần được thành lập ít nhất trong 2 lĩnh vực: công nghiệp và thương mại. Chẳng hạn cục quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ công nghiệp, Cục quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu như: - Giúp Nhà nước hoạch định chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp . - Nắm bắt tình hình , nguyện vọng của các doanh nghiệp , dự báo xu hướng phát triển. - Cung cấp thông tin cần thiết về chính sách , thị trường, công nghệ, lao động,…cho các doanh nghiệp . - Thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp về các mặt như chuyển giao công nghệ, đào tạo chủ doanh nghiệp , hỗ trợ vốn… - Xúc tién hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước, giúp đỡ các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế. - Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Quản lý môi trường. - Đào tạo chủ doanh nghiệp - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp . - Hợp tác quốc tế về doanh nghiệp … 3.2.3 Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp rất lớn mà khả năng cũng như tiềm lực của Nhà nước thì có hạn. Do đó, để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp này, cần thiết phải huy động lực lượng hỗ trợ của toàn xã hội. Do đó , cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp . Đây là giải pháp khá hiệu quả vì: - Nhà nước chỉ cần có chính sách hợp lý và hỗ trợ một phần cho các tổ chức làm chức năng hỗ trợ mà không cần đầu tư nhiều nguồn lực của Nhà nước nhưng vẫn đạt được mục đích. - Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với các doanh nghiệp thông qua các chương trình , dự án về tài chính. - Cả ba phía (Nhà nước, người thực hiện hỗ trợ và người được hỗ trợ) đều có lợi: - Cho phép thực hiện hỗ trợ theo phương thức ứng xử thị trường thay cho phương thức cung cấp không mất tiền thường dẫn đến trì trệ, ỷ lại và dễ thất thoát. 3.2.4. Khuyến khích thành lập các hiệp hội và các tổ chức của các doanh nghiệp . Nhu cầu bức xúc hiện nay của các doanh nghiệp là cần có những tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này, đồng thời có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh tế, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp thông tin, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ,…Các tổ chức này có thể được thành lập dưới dạng các hội nghề nghiệp, hiệp hội các câu lạc bộ,…hoạt động thường xuyên hoặc định kỳ dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. 3.2.5 . Hoàn thiện chính sách: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì: - Với số lượng DN khá lớn như hiện nay, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp rất khó bao quát hết mà chỉ có thông qua chính sách hỗ trợ mới có thể tác động diện rộng. Thực tế công cuộc đổi mới ở Việt Nam ho thấy việc tháo gỡ trong chính sách có tác động rất nhanh chóng tới toàn bộ nền kinh tế. Nhờ đó mà chỉ trong thời gian ngắn đã làm cho Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo ( trên 40 vạn tấn/ năm) thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (gần 2 triệu tấn/ năm) - Mặc dù chính sách có vai trò to lớn như vậy nhưng trong chính sách của Nhà nước hiện nay còn nhiều trở ngại cho phát triển DN, đặc biệt là trong chính sách hỗ trợ DN. Dưới đây là một số đề suất về đổi mới chính sách hỗ trợ các DN ở Việt Nam. a.. Chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư đổi mới theo hướng khuyến khích mọi nỗ lực đầu tư phát triển vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Cần lấy lại thế cân bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Khuyến khích những công dân VN có vốn, có kiến thức đứng ra kinh doanh b. Chính sách vốn: Bao gồm việc tạo lập, huy động và sử dụng vốn. Các giải pháp về tháo gỡ vốn có vai trò rất lớn đối với DN. Cần thiết phải có hai nhóm giải pháp tác động đến tình hình vốn của DN: chính sách vốn chung (tác động tới toàn bộ nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp ) và chính sách vốn đối với các DN *Chính sách vốn chung: chính sách vốn có tác động mạnh đến việc cải thiện tình hình vốn cho các DN. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn, thuận lợi và có hiệu quả, cần thiết phải đổi mới theo hướng: -Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ: có chính sách chống độc quyền kinh doanh ngân hàng, giảm mức dự trữ bắt buộc, Nhà nước chỉ nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở và dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất trần một cách linh hoạt sát với cung cầu vốn trên thị trường. Việc khống chế mức lãi suất trần cứng nhắc như hiện nay sẽ làm hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế đáng kể. -Mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng: giải pháp này nhằm thiết lập lãi suất thị trường thực sự, ổn định lãi suất, giảm bớt phiền hà cho khách hàng trong việc vay vốn. -Giảm bớt các thủ tục vay vốn: mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động, khuyến khích cạnh tranh hợp pháp. -Phát triển quỹ tín dụng nhân dân. -Phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung - dài hạn. -Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu… *Chính sách và các giải pháp về vốn đối với các DN: như trên đã phân tích, do yếu thế nên các doanh nghiệp rất khó tiếp cận với các nguồn vốn. Vì vậy, ngoài chính sách vốn chung cho các doanh nghiệp, cần thiết phải có ưu đãi vốn đối với các DN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển bình thường. Để hỗ trợ vốn có hiệu quả cho DN, cần thiết phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng ưu đãi lãi suất và khuyến khích thành lập các trung tâm hỗ trợ vốn cho các DN: -Ưu đãi lãi suất: như trên đã phân tích, lãi suất tiền vay là khá cao đối với các doanh nghiệp và càng cao đối với các DN. Tuy nhiên, do số lượng DN trong nền kinh tế khá lớn, mà nguồn tài chính lại có hạn nên không thể ưu đãi tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy, trong chính sách ưu đãi vốn (khác với ưu đãi thuế) cần chọn đúng đối tượng thì với nguồn lực ít mới có thể hỗ trợ hiệu quả. Chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ chiến lược và hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ mới, sản xuất thử, nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề, các hoạt động dịch vụ tư vấn… Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp trong điều kiện nguồn tài chính có hạn, cần phải có các giải pháp đặc biệt. Một trong những giải pháp đó là trợ cấp lãi suất cho đối tượng được hỗ trợ, tức là bù trênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho các DN vay. -Thành lập các quỹ hỗ trợ: huy động các nguồn vốn để thành lập quỹ hỗ trợ DN. Các nguồn đó có thể là: từ ngân sách Nhà nước trung ương, địa phương, từ các doanh nghiệp lớn, từ các tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ này có thể do Nhà nước quản lý và cũng có thể thuê một trung tâm chuyên trách quản lý. Việc sử dụng quỹ này do Nhà nước quản lý với sự nhất trí của nhà tài trợ thông qua trung gian là người chuyên trách về vốn (thường là ngân hàng). Quỹ này hỗ trợ cho các hoạt động như: đào tạo chủ doanh nghiệp, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, trung tâm tư vấn cho doanh nghiệp , các hoạt động về cung cấp thông tin kinh tế, khoa học, công nghệ… cần thiết cho các DN. -Thành lập trung tâm bảo lãnh: đối với các DN, một trong những khó khăn lớn nhất là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó cần tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong các hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay (doanh nghiệp) và người cho vay (ngan hàng), tổ chức trung gian (các công ty bảo lãnh) và Nhà nước, nhờ đó mà giảm bớt mức độ rủi ro khi vay vốn. c. Chính sách đất đai: Đất đai là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, các DN, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh phổ biến là nhỏ bé, phân tán, diện tích mặt bằng chật hẹp, phải tận dụng nhà ở để sản xuất. Các cơ sở này gặ nhiều khó khăn trong việc mở rộng mặt bằng sản xuất. Nguyên nhân một phần do các doanh nghiệp thiếu vốn, giá đất cao, phần khác do còn nhiều vướng mắc trong những qui định hiện hành như: quyền sở hữu sử dụng đất không rõ ràng, rứt khoát… Để góp phần tháo gỡ những khó khăn về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển, cần thiết phải có những giải pháp tháo gỡ như: -Nghiên cứu sửa đổi các qui định hiện hành chưa phù hợp, đặc biệt là vấn đề thời hạn giao đất, việc quyền sử dụng đất. -Mở rộng quyền cho chính quyền địa phương trong việc cấp đất sử dụng vào mục đích sản xuất và cho thuê đất -Cho thuê, đấu thầu những cơ sở sản xuất bị giải thể -Tăng thời hạn sử dụng và miễn, giảm thuế đối với phần vốn bỏ vào việc mở mang đất đai, tận dụng đất thừa, ao hồ, đầm lầy… để đưa vào sản xuất -Đơn giản hóa thủ tục thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn -Tiến tới cho phép các DNkhu vực ngoài quốc doanh được hưởng những quyền lợi về sử dụng đất như với các doanh nghiệp Nhà nước: được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, được thuê đất theo giá như doanh nghiệp Nhà nước phải trả, được hưởng đầy đủ 5 quyền lợi với người có quyền sử dụng đất như Luật Đất đai (1993) đã qui định -Hình thành các khu công nghiệp tập trung để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết xây dựng hạ tầng để cho thuê mặt bằng, nhà xưởng với giá ưu đãi, đó là cách thức xây dựng “khu công nghiệp nội địa” mà thành phố Hà Nội đang làm. d. Chính sách thuế: Cần đổi mới chính sách thuế theo hai nội dung: *Hệ thống thuế chung đổi mới theo các hướng: -Đơn giản hóa hệ thống thuế suất , hạ mức thuế suất -Tránh đánh thuế chồng chéo (sớm chuyển sang thuế GTGT) -Cải cách cơ chế định – thu (nộp) – kiểm tra thuế theo hướng có sự độc lập giữa các bộ phận này, có thể kiểm tra lẫn nhau. -Thực hiện cơ chế tự khai báo mức thuế, Nhà nước kiểm định và doanh nghiệp tự nộp thuế… -Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời ưu tiên các doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay có tình trạng trái ngược: các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài có nhiều ưu thế hơn, mạnh hơn thì chỉ nộp thuế lợi tức10-15% trong khi đó các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế lợi tức tới 35-50% *Chính sách thuế đối với DN: cần đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng được ưu đãi thuế, tăng mức độ ưu đãi thuế, tăng mức độ ưu đãi,… -Mở rộng đối tượng được ưu đãi: đến nay các chính sách thuế của Nhà nước, loại đối tượng được ưu đãi về thuế không nhiều, chỉ các doanh nghiệp mới thành lập sau 1993 (mà phần lớn đã quá hạn 2 năm được ưu đãi như luật định), các doanh nghiệp ở vùng núi, hải đảom một số doanh nghiệp trong ngành chế biến nông sản. Như vậy là trong chính sách ưu đãi thuế chưa quan tâm đến sự yếu ớt của các doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Do đo trong chính sách thuế cần mở rộng đối tượng hơn nữa, như vậy mới nuôi dưỡng được nguồn thu, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích lũy để phát triển sản xuất, mở rộng qui mô. -Tăng mức độ ưu đãi cho các DN: thời gian qua, mức ưu đãi đã tăng lên nhưng vẫn còn rất dè dặt , chỉ miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp 1-2 năm, trong khi mức ưu đãi thuế ở nhiều nước là từ 4-5 năm. Hơn nữa mức giảm thuế còn thấp, số đối tượng được miễn giảm thuế còn ít. Do đó, để các doanh nghiệp có tích lũy ban đầu cho phát triển sản xuất thì cần thiết phải tăng mức ưu đãi thuế từ 3 đến 5 năm. Miễn thuế cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. Miễn thuế cho các khâu như chi phí đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp cũng như đầu tư vào sản xuất sản phẩm mới. - Có hình thức và mức độ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, huy động nhiều vốn. Hiện nay đang có tình trạng doanh nghiệp càng huy động nhiều lao động (chi phí biên tăng lên) thì mức thuế càng cao. Như vậy sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng qui mô. Các nước phát triển đều có chính sách để mở rộng qui mô doanh nghiệp, vì qui mô quá nhỏ sẽ không có hiệu quả. 3.2.6. Các giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ: a. Đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp và công nhân Các nhà doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Họ là người trực tiếp sử dụng các nguồn lực để tạo ra của cải vật chất, trực tiếp quản lý người lao động. Do đó nhiều nước rất chú trọng phát triển đội ngũ này. Tại Việt Nam, đội ngũ các nhà kinh doanh hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó cần thiết phải đào tạo các nhà kinh doanh: cung cấp kiến thức về luật pháp, kinh tế, công nghệ quản lý… Các hình thức đào tạo có thể là: -Mở các lớp ngắn hạn đào tạo về kinh doanh và pháp luật … -Thành lập các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp. -Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề cho các doanh nghiệp như: miễn, giảm thuế, cho vay ưu đãi, cấp vốn… -Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường ngoài nước -Đầu tư cho các trung tâm dạy nghề hiện có ở các địa phương, xây dựng các trung tâm mới đáp ứng với nhu cầu đào tạo nghề hiện nay -Sử dụng quỹ đào tạo lại cho cả việc đào tạo nghề ở các doanh nghiệp -Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, trích một phần trong thuế nghĩa vụ của doanh nghiệp giữ lại lam thuế đào tạo, giảm phần chi phí đào tạo trong tổng thu nhập chịu thuế cho các doanh nghiệp (như dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ) b. Cung cấp thông tin: Các DN đang rất thiếu thông tin về thị trường, công nghệ, luật pháp, kinh tế, khách hàng, đối tác kinh doanh … Do đó cần thiết hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp Các giải pháp hỗ trợ thông tin có thể là: -Thành lập các ngân hàng dữ liệu về các doanh nghiệp , về thị trường, công nghệ, thể chế… để cung cấp hoặc bán cho doanh nghiệp với giá hợp lý. -Phổ biến các thông tin về pháp luật , chính sách… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. -Phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức. -Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, kí kết hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước. -Tổ chức các câu lạc bộ để doanh nghiệp có thể trao đổi học tập kinh nghiệm của nhau. -Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng các quản lý thông tin hiện đại như máy vi tính, mạng thông tin,… để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc các cơ sở dữ liệu hiện đại trong và ngoài nước. c. Xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản, là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp. ở nhiều vùng trong cả nước, cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước kém phát triển. Đó là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém, chậm thu hồi vốn và ít sinh lãi nên các doanh nghiệp không muốn đầu tư. Hơn nữa, các DN không đủ sức đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Do đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo kinh nghiệm của các nước thì đây là một trong những lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu của Nhà nước. Tuy nhiên do ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương còn hạn chế nên cần: -Đầu tư theo trọng điểm, tập trng vào các công trình mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao -Kết hợp Nhà nước, địa phương và nhân dân cùng làm. KếT LUậN Như một tác động của quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam , các DN ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng đồng thời có những đóng ghóp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân . Mặc dù vậy sự phát triển của các doanh nghiệp này trong những năm qua còn rất nhiều hạn chế , điều đó phần nào chứng tỏ tiềm năng của chúng ta còn chưa được khai thác triệt để , vì thế thông qua bài viết này phần nào thấy rõ được những khó khăn tồn đọng của DN , từ đó đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhất nhằm khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào khu vục kinh tế này Tuy có cố gắng rất nhiều nhưng do bị hạn chế về mặt số liệu , thời gian , kinh nghiệm thực tế và phương tiện nghiên cứu nên nội dung của tiểu luận này chắc còn nhiều sai sót . Rất mong được sự góp ý của cô giáo và các bạn Em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác_ Lênin _ NXB Chính trị quốc gia 2.Báo Doanh Nghiệp Việt Nam 3.Báo Tài Chính Doanh Nghiệp 4. Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp 5.Quản lý và kinh doanh thương mại quốc tế_ NXB Thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKC031.doc
Tài liệu liên quan