Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một số lưu ý đối với doanh nghiệp khi thâm nhập các thị trường cao cấp - Đối với thị trường Nhật Bản: Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết rằng, khi Nhật Bản nhập khẩu nông sản, họ không chỉ xem kết quả xét nghiệm tồn dư về thuốc BVTV hoặc dư lượng kháng sinh mà còn muốn biết việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao Mặt khác, các doanh nghiệp lần đầu tạo quan hệ hợp tác với đối tác Nhật Bản phải kiên trì, đáp ứng được những yêu cầu ban đầu của họ như trả lời bộ câu hỏi hàng nghìn câu bằng tiếng Anh hoặc gửi mẫu cho đối tác kiểm tra có thể đến 10 - 20 lần để họ đánh giá. Giai đoạn này có thể rất mất thời gian (2 - 3 năm chỉ để trả lời câu hỏi của họ) nhưng khi đã hợp tác được với họ thì việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. - Đối với thị trường Hàn Quốc: Khi muốn thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực đổi mới cách làm, chú ý kỹ đến các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, sự phù hợp với sở thích tiêu thụ của người tiêu dùng Hàn Quốc như tính tiện lợi trong sử dụng sản phẩm, chú trọng đầu tư cho bao gói, truyền tải thông tin rõ ràng, chi tiết và hấp dẫn về sản phẩm. - Đối với thị trường Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có mong muốn đưa hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ thì cần phải thông qua kênh phân phối sẵn có của các đại gia bán lẻ như Wal-mart, Kroger, Costco, H-Mart Các công ty này đã có sẵn mạng lưới phân phối với hàng ngàn siêu thị, đại siêu thị phức hợp, kho bãi, phương tiện vận chuyển trải khắp 50 bang của Hoa Kỳ. Việc tiếp cận, đàm phán, giới thiệu sản phẩm và đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tem nhãn, điều kiện lao động, tiền lương, an toàn cháy nổ ban đầu tuy rất khó khăn; nhưng một khi đã đáp ứng được những tiêu chuẩn này, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng và phát triển ổn định hoạt động sản xuất. Thêm nữa, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế đó cũng giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận được các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Canada, EU

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM1 1 Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường này” của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, năm 2017. Tóm tắt: Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Nông sản của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với đó là không ít những thách thức. Bài viết phân tích một số khó khăn, rào cản đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thực hiện. Nguyễn Trọng Khương* Trương Thị Thu Trang** Abstract: For the past years, the value of the Vietnam's agricultural exports has been high, which makes considerable contribution to its total exports and GDP. Vietnam's agricultural products are increasingly asserting their position in the international market. Especially, once Vietnam joins the world economy, which opens up opportunities for Vietnam's export of its agricultural products. However, there are several challenges ahead. This article provides analysis of some key barriers to Vietnam's agricultural exports and also suggested solutions. Thông tin bài viết: Từ khóa: kim ngạch xuất khẩu, hàng rào kỹ thuật, hiệp định xuất khẩu, tự do thương mại, biện pháp bảo hộ Lịch sử bài viết: Nhận bài: 12/06/2017 Biên tập: 22/06/2017 Duyệt bài: 30/06/2017 Article Infomation: Keywords: Export turnover, technical barriers, export agreements, free trade, protection measures Article History: Received: 12 Jun 2017 Edited: 22 Jun 2017 Appproved: 30 Jun 2017 *, ** Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản đang là một trong những chính sách quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng xác định định hướng về “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu”. Điều này phản ánh những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý ngành, chuyển từ tập trung tăng năng suất, sản lượng sang quản lý định hướng thị trường, dựa trên nhu cầu. Thực tiễn xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm qua cho thấy, bên cạnh rất nhiều thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế đòi hỏi phải nhanh chóng có các giải pháp phù hợp để tìm ra con đường xuất khẩu nông sản của Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững. CHÑNH SAÁCH 42 Số 14(342) T7/2017 1. Thực trạng xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam Từ năm 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn ở mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016 (tăng trưởng 8,7%/ năm). Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và đều qua các năm như hạt điều (tăng trưởng 15,3%/năm), nhóm hàng rau quả (tăng trưởng 25,2%), hạt tiêu (tăng trưởng 21%/năm), riêng mặt hàng gạo có tăng trưởng âm (-3,5%/năm). Lúa gạo Mặt hàng lúa gạo của Việt Nam hiện nay không còn xếp nhất, nhì thế giới về kim ngạch xuất khẩu như giai đoạn trước nữa. 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017 3 Nguồn: (Trade Map là một hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại (đặc biệt là xuất nhập khẩu) của các nước do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thiết lập. Đây là một công cụ đặc biệt hữu hiệu cho cả các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu để có được những số liệu cập nhật và đầy đủ nhất về tình hình thương mại của các nước nhằm phục vụ công việc kinh doanh hay nghiên cứu). 4 5 Bộ Công thương, 2017, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2016, trang 18 6 |704 Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu chưa đến 2,2 tỷ USD2, chiếm khoảng 12% thị phần thế giới và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan và Hoa Kỳ3. Gạo của Việt Nam thường xuất khẩu ở dạng hạt xát trắng (nguyên hạt hoặc trộn tấm) chiếm tới 93%, còn lại là gạo xay (6%) hoặc thóc (1%)4. Đặc biệt, cơ cấu gạo xuất khẩu đã có bước chuyển biến tích cực khi tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng đang tăng cao. Theo Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2016 của Bộ Công thương năm 2017, cơ cấu gạo cao cấp chiếm tới 21,6%, gạo cấp trung bình 13,4%, gạo cấp thấp 7,2%, gạo thơm 28,5%, gạo Japonica 3,2%, gạo nếp 20,8%, gạo tấm 3,6% và gạo đồ 0,8%5. Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc (chiếm 31%), Philipines (17%), Indonesia (9%) và Malaysia (8%)6. - Thị trường Trung Quốc: Đây là quốc Nông sản chính Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng trưởng 2008-20162008 2010 2012 2014 2016 Cà phê 2.111 1.851 3.673 3.557 3.336 5,9 Hạt điều 911 1.135 1.470 1.992 2.843 15,3 Hàng rau quả 406 451 827 1.489 2.458 25,2 Gạo 2.894 3.248 3.673 2.935 2.172 -3,5 Cao su 1.604 2.388 2.860 1.780 1.672 0,5 Hạt tiêu 311 421 793 1.201 1.429 21,0 Sắn & sản phẩm từ sắn 364 564 1.361 1.137 999 13,5 Chè 147 200 225 228 217 5,0 Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính, giai đoạn 2008-2016 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2017 CHÑNH SAÁCH 43Số 14(342) T7/2017 gia sản xuất và tiêu thụ gạo lớn trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng toàn cầu. Một trong những chính sách của Trung Quốc có ảnh hưởng đến thương mại gạo là lập hàng rào kỹ thuật trong việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam bằng cách chỉ cấp giấy phép cho 22 doanh nghiệp xuất khẩu gạo từ Việt Nam. Những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc là Thái Lan và Pakistan. Nhưng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn về địa lý so với các nước này trong cung cấp gạo cho thị trường Trung Quốc. - Thị trường Đông Nam Á (Philipines, Indonesia, Malaysia): Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam chiếm hơn 48% (cao hơn so với 42,4% của Thái Lan)7. Tại thị trường Indonesia, gạo Việt Nam chiếm 57,6% (cao hơn so với 19% của Thái Lan, và 18% của Pakistan)8. Tại thị trường Malaysia, gạo Việt Nam chiếm gần 29%, thấp hơn Thái Lan (38,5%) nhưng cao hơn Pakistan (14,3%), Ấn Độ (10,2%) và Campuchia (7,7%)9. Sản xuất gạo trong nước của các nước này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên phải nhập khẩu. Nhưng các nước này cũng luôn có các chính sách đẩy mạnh sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, các hiệp định xuất khẩu của chính phủ đang có xu hướng giảm. Những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này chủ yếu là Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Thái Lan là đối thủ chính trong xuất khẩu sang thị trường này (thường thông qua đấu thầu giữa Việt Nam và Thái Lan). Ngoài ra, một số nước như Ấn Độ, Pakistan cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này. Về đối thủ cạnh tranh, Thái Lan được coi là đối thủ cạnh tranh chính của gạo Việt 7 |608 8 |360 9 |458 10 11 Nam trên các thị trường xuất khẩu. Thái Lan có thế mạnh là nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn cả về khối lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay Thái Lan đang có định hướng giảm 112.000 ha vào niên vụ 2017- 2018 để chuyển sang trồng mía. Như vậy, sản lượng gạo sản xuất của Thái Lan có khả năng giảm bớt trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội cho khối lượng gạo Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn. Tóm lại, gạo của Việt Nam vẫn chiếm lĩnh các thị trường truyền thống và trong khu vực như Trung Quốc và một số nước ASEAN và có xu hướng mở rộng sang các nước Trung Đông do lợi thế về giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, phù hợp với thị trường cấp thấp và các hợp đồng dạng G2G mang yếu tố quan hệ chính trị hợp tác. Hiên tại, việc thâm nhập các thị trường khó tính còn nhiều hạn chế về yêu cầu chất lượng và chủng loại. Tóm lại, thị trường gạo của Việt Nam vẫn là các quốc gia truyền thống và tập trung vào gạo phẩm cấp trung bình phù hợp với nhu cầu của các thị trường cấp thấp. Cà phê Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2016 đạt 3,3 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng giá trị xuất khẩu cà phê thế giới, là nước xếp thứ 2 thế giới sau Brazil 16%10. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hạt cà phê xanh chưa rang, chiếm tới 92,7% tổng giá trị xuất khẩu, hay nói cách khác là xuất khẩu thô. Các loại sản phẩm khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chẳng hạn như hạt đã rang chỉ chiểm 0,5% và cà phê hòa tan 6,5%11. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam là Đức (chiếm 13,44% tổng giá trị xuất khẩu), tiếp đến là Hoa Kỳ CHÑNH SAÁCH 44 Số 14(342) T7/2017 (11,74%), Tây Ban Nha (8,63%) và Italia (7,43%)12. Thị trường Đức là đầu mối nhập khẩu cà phê vào các nước châu Âu và có vai trò lớn trong cộng đồng Châu Âu (EC) nên Đức áp dụng tiêu chuẩn chất lượng châu Âu cho cà phê nhập khẩu từ Việt Nam. Những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này gồm Brazil (chiếm 26%), Honduras (7%) và Colombia (6%)13. Như vậy Brazil là đối thủ lớn với thị phần gấp hai lần Việt Nam. Cà phê của Brazil có thế mạnh về Arabica nhưng cũng xuất khẩu cả Robusta, trong khi Việt Nam chủ yếu là Robusta. Tuy nhiên, Việt Nam có thế mạnh là nhà sản xuất Robusta lớn nhất thế giới. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có nhiều biến động trong thời gian gần đây, nhất là vấn đề tự do thương mại, nhiều biện pháp bảo hộ áp dụng như kiện bán phá giá, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này gồm Brazil (chiếm 23%) Colombia (21%) Việt Nam (6%) và Indonesia (5%)14. Các nước này có lợi thế về địa lý là gần Hoa Kỳ hơn so với Việt Nam. Thị trường Tây Ban Nha cũng là một thị trường tiêu thụ lớn về cà phê. Những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này gồm Brazil (chiếm 14%) Colombia (7%) (thấp hơn mức 23% của Việt Nam)15. Brazil và Colombia là có lợi thế về sản phẩm cà phê Arabica nhưng lại kém Việt Nam về cà phê Robusta. Vì vậy, Việt Nam có thế mạnh là nhà sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, và đã ký hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam - EU. Tại các thị trường mới nổi tại Châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam là nhà 12 13 14 15 cung cấp lớn thứ hai sau Brazil. Việt Nam có lợi thế về địa lý và đã ký hiệp định thương mại tự do giữa hai nước. Nhưng đây cũng là các thị trường yêu cầu cao với các mặt hàng thực phẩm, đồ uống nói chung, cà phê nói riêng. Cụ thể, Luật bảo vệ thực vật (BVTV) của Nhật Bản quy định rõ là hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi và buộc phải tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật. Khi đó, các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của cơ quan kiểm dịch địa phương. Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật BVTV, chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, luật này sẽ kiểm tra và siết chặt hơn các thành phần trong sản phẩm cà phê nhập khẩu. Khi xuất khẩu sang Nhật, cà phê Việt Nam buộc phải kiểm tra loại và thành phần các chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác. Các sản phẩm có những thành phần bị cấm tại Nhật Bản hoặc là vượt quá mức độ cho phép, hoặc lượng độc tố nấm trên mức cho phép sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, các sản phẩm cà phê nhập từ Việt Nam phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và thành phần sản phẩm. Các quy định của Hàn Quốc cũng tương tự. Việt Nam đang tiếp tục duy trì những thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ và mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường tiềm năng, cà phê Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng và đảm bảo về tồn dư thuốc BVTV cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về mặt sản phẩm, ngoài việc duy trì CHÑNH SAÁCH 45Số 14(342) T7/2017 các sản phẩm cà phê xanh cần tăng cường sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan, cà phê rang xay Rau quả Rau quả là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2016 và cũng là mặt hàng mà Việt Nam đã có nhiều thành công trong mở rộng thị trường. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2016 đạt 2,5 tỷ USD, tăng mạnh 33,6% so với năm 2015 (theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016). Đây là ngành hàng có tăng trưởng nổi bật nhất trong nhóm các mặt hàng nông sản. Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016 thì trong khi các ngành hàng khác gặp khó khăn do sụt giảm lượng và giá xuất khẩu thì ngành hàng này liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây (cụ thể, năm 2014 tăng 28,4%, năm 2015 tăng 23,7%). Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản với mức tăng trưởng cao16. Trong thời gian qua, nhiều loại trái cây Việt Nam đã thâm nhập được và mở rộng xuất khẩu vào các thị trường “có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng” như nhãn, vải thiều, thanh long vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore Đặc biệt, những năm gần đây, lượng tiêu thụ các loại rau và năm loại quả chuối, dứa, đu đủ, xoài, bơ trên thị trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cao. Mà đây là những đặc sản thế mạnh của Việt Nam nên Việt Nam có khả năng mở rộng được sang các thị trường này. Tuy nhiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Hoa Kỳ đều là các thị trường khó tính với các hàng rào 16 Theo báo cáo tình hình xuất khẩu 2016 của Bộ Công thương, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc ở mức cao 45,8% đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD; tiếp theo là Hoa Kỳ tăng 44,2% đạt 84,5 triệu USD, EU tăng 22,1% đạt 93,2 triệu USD; Hàn Quốc tăng 23,4% đạt 82,6 triệu USD; ASEAN tăng 14,3% đạt 133,7 triệu USD... kỹ thuật cao đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản tươi. Quy định nhập khẩu của các thị trường “khó tính” này là tương đối giống nhau, đặc biệt là Hàn Quốc gần như “bắt chước” quy định của Nhật Bản, nhưng việc thực hiện giám sát chất lượng lại khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 100% các doanh nghiệp được khảo sát nhận định rằng, trong ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, tiêu chuẩn và việc giám sát chất lượng của Nhật Bản là cao nhất, sau đó đến Hoa Kỳ và cuối cùng là Hàn Quốc. Nhật Bản kiểm soát rất chặt chẽ khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật nên việc đưa trái cây tươi vào thị trường này không dễ, phụ thuộc nhiều vào việc đàm phán giữa các cơ quan chức năng hai bên. Chẳng hạn, trước khi Nhật Bản cho phép nhập trái thanh long (ruột trắng) từ Việt Nam vào năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản phải mất 4 - 5 năm đàm phán, chuẩn bị. Tương tự, để xuất lô xoài Cát Chu tươi vào Nhật Bản mới đây cũng mất gần bốn năm đàm phán. Điều đáng mừng, cả xoài và thanh long Việt Nam khi vào các hệ thống siêu thị lớn tại Nhật như Aeon, Simachu... đã được người tiêu dùng Nhật đón nhận. Quy trình thực tế để một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được sang Nhật Bản phải trải qua các bước rất chặt chẽ. Bước 1: Doanh nghiệp Nhật Bản gửi bảng hỏi khoảng 1.000 câu hỏi bằng tiếng Anh để tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm. Bước 2: Gửi mẫu, có thể phải gửi khoảng 10 - 20 lần để họ đánh giá và góp ý cho sản phẩm. Bước 3: Cử cán bộ sang kiểm tra vùng sản xuất (vùng trồng, khu vực sơ chế, khu nhà ở, khu vệ sinh, máy móc thiết bị sản xuất,...). Bước 4: Ký hợp đồng chính thức. Bước 5: Có cán bộ sang kiểm tra, đánh giá hàng năm. CHÑNH SAÁCH 46 Số 14(342) T7/2017 Như vậy, mặc dù Việt Nam có thế mạnh của nước nhiệt đới, sản xuất được rất nhiều mặt hàng rau quả đặc sản, phong phú nhưng muốn có chỗ đứng vững trên các thị trường cao cấp, nông nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải cải thiện từ khâu chọn giống, tổ chức sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch, xử lý kiểm dịch, đóng gói và vận chuyển... 2. Những khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn. Đối với các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Nga,) là các thị trường quan trọng với tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này lớn, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không cao. Tuy nhiên, cũng chính vì hầu hết nông sản của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào các thị trường này nên người nông dân Việt Nam thường rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”, đặc biệt có những vụ nông sản rơi vào thảm cảnh lịch sử như vụ thanh long tháng 9/2015, giá sụt thảm hại với hàng loạt thanh long đổ cho gia súc ăn, đổ đầy ra đường, hoặc gần đây nhất là mặt hàng thịt lợn xuất sang Trung Quốc. Các thị trường cao cấp (EU, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,) là các thị trường chủ lực của Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu bền vững và thu được giá trị gia tăng cao. Sự hấp dẫn của các thị trường này đồng nghĩa với sự cạnh tranh quyết liệt với những đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, những rào cản kỹ thuật về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ do các thị trường này đặt ra là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Một số nông sản như chè, rau quả tươi đã có tỷ lệ hàng bị trả lại cao do vượt ngưỡng tồn dư thuốc BVTV. Kết quả khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng của nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đã chỉ ra những điểm đáp ứng và chưa đáp ứng được của các tác nhân liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam như sau: - Phía người sản xuất: Người nông dân Việt Nam có đặc điểm rất cần cù, chịu khó, thông minh và rất dày kinh nghiệm trong việc sản xuất, canh tác các loại nông sản. Tuy nhiên phần lớn họ lại đang sản xuất theo phương thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng nhiều yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu,...), phụ thuộc vào thời tiết (mưa, nắng,...). Người nông dân rất khó thay đổi phương thức sản xuất. Đặc biệt, trong việc thực hiện đúng loại thuốc BVTV, đúng liều lượng và đúng thời gian cách ly là một điều hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chưa quản lý được việc sử dụng thuốc BVTV của người dân nên hàng nông sản không đảm bảo chất lượng, yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu. - Phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động và linh hoạt hơn trong việc tiếp cận các khách hàng “khó tính”, đổi mới công nghệ sản xuất - chế biến, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên còn tồn tại một số hạn chế như: (i) ít vốn đầu tư nên khó đổi mới khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc, áp dụng sản xuất công nghệ cao, (ii) hạn chế về việc tiếp cận các thông tin thị trường nước ngoài; (iii) còn nhiều doanh nghiệp có tư tưởng “ăn xổi”, chưa kiên nhẫn đáp ứng các yêu cầu kỹ lưỡng của khách hàng “khó tính” hoặc có tư tưởng xuất CHÑNH SAÁCH 47Số 14(342) T7/2017 khẩu được một vài lô hàng rồi, các lô hàng sau lại lơ là việc giám sát chất lượng; (iv) phần lớn doanh nghiệp còn thu mua nông sản trên thị trường, chưa có vùng nguyên liệu riêng để đảm bảo sản lượng, chất lượng, giám sát được dịch bệnh và việc sử dụng thuốc BVTV; (v) doanh nghiệp không có đất (vùng sản xuất) thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp mà phải đi ký hợp đồng thuê đất 5 năm -10 năm với rất nhiều hộ dân, nên doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro bị phá vỡ hợp đồng từ phía người dân hoặc khi hết thời hạn thuê đất, không ký tiếp được thì lại phải xin cấp lại mã số vùng trồng khác gây tốn chi phí và thời gian. - Hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước đã và đang kiên nhẫn, tích cực đẩy mạnh đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ nhằm giới thiệu các nông sản mới và đồng thời yêu cầu sự cho phép nhập khẩu của các nước này. Ví dụ Việt Nam đã mất 4 -5 năm thậm chí là 7 năm để đám phán, chuẩn bị để xuất thành công một loại quả tươi vào Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế: (i) chưa có cơ quan tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu người tiêu dùng tại nước ngoài và kết nối doanh nghiệp Việt Nam - doanh nghiệp nước ngoài; (ii) cơ sở vật chất phục vụ chiếu xạ/xử lý hơi nước nóng còn hạn chế, nếu như ở Thái Lan chỉ mất 0,3 đô la Mỹ/kg cho chi phí chiếu xạ thì ở Việt Nam là 0,5 đến 0,8 đô la Mỹ/kg17; (iii) chưa có chính sách phù hợp hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển nội địa và vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không; chi phí vận chuyển chiếm hơn 30% giá18, chi phí vận chuyển nội địa rất cao, như chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp ba lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc 17 18 gioi-38308.aspx về Việt Nam, tạo gánh nặng chi phí lớn cho doanh nghiệp, khiến cho giá nông sản kém khả năng cạnh tranh; (iv) chưa quy hoạch được vùng/khu công - nông nghiệp gồm từ vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất - chế biến, nhà máy chiếu xạ/xử lý hơi nước nóng hay kèm các dịch vụ nông nghiệp; (v) kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại ít và có xu hướng giảm mạnh, cách thức triển khai không đổi mới, hiệu quả thấp. 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản 3.1 Tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm - Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, cụ thể: sản xuất lúa hay cây ăn trái cần quy mô lớn, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều; đối với nhóm rau củ có thể không cần quy mô lớn (có thể học hỏi mô hình của một thương nhân Hàn Quốc trồng lá tía tô với diện tích 800m2, canh tác theo mô hình tầng cùng 14 nhân lực, thu hoạch được 15 tấn/lứa, xuất khẩu sang Nhật Bản thu được 35 triệu USD). - Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến sâu; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao. - Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; công nghệ sản xuất; quy trình sản xuất; phương thức quản trị doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực. - Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản CHÑNH SAÁCH 48 Số 14(342) T7/2017 phẩm cuối; giữa nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp (trong nông nghiệp); giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI; - Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường: Tận dụng sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước theo phương thức “Investment Partnership” (hợp tác đầu tư), nghĩa là đối tác họ đầu tư tiền vào Việt Nam, thuê người dân Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn của họ. Như vậy, có thể không quan tâm đến VietGap hay GlobalGap mà sản xuất theo tiêu chuẩn “Made in Lotte”- nghĩa là sản xuất theo tiêu chuẩn của chuỗi siêu thị Lotte Hàn Quốc hoặc “Made in Aeon”- sản xuất theo tiêu chuẩn của chuỗi siêu thị Aeon Nhật Bản. - Tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường sở tại. Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao. Đồng thời, đây là nhóm theo dõi, giám sát nhập khẩu các cơ quan chức năng Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ nên có thể cân nhắc việc giới hạn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lựa chọn những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có năng lực chế biến xuất khẩu. - Quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng, xây dựng chuỗi giá trị khép kín. Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực tế các vụ việc vướng mắc liên quan đến vấn đề vệ sinh kiểm dịch của hàng nông sản xuất khẩu cho thấy, trong nhiều trường hợp, mặc dù quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa vẫn không đạt các tiêu chí về vệ sinh kiểm dịch do ngay từ đầu vào, nguyên liệu đã có dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép. Vì vậy, cần phải kiểm soát theo chuỗi cung ứng ngay từ khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất cho đến xuất khẩu mới là giải pháp bền vững. 3.2 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước - Nhà nước đứng ra xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước, huy động hệ thống tham tán thương mại, kết nối với các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn sử dụng thông tin phải đóng phí để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân sách. - Đổi mới cách thức làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp có thể giảm bớt tỷ lệ chi đoàn đi, tăng tỷ lệ chi cho hiệp hội, doanh nghiệp đầu tàu có kế hoạch dài hơi thâm nhập một thị trường mới, chi đi gặp đối tác để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ). - Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua: + Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics + Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến CHÑNH SAÁCH 49Số 14(342) T7/2017 sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch. - Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại như thuế nhập khẩu nhà kính, cập nhật các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất - kinh doanh nông sản (máy chiếu xạ, máy xử lý hơi nước nóng) trong danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. - Chính phủ tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho các nông sản mới, đặc biệt là nhóm rau, hoa quả đang có nhiều tiềm năng. 4. Một số lưu ý đối với doanh nghiệp khi thâm nhập các thị trường cao cấp - Đối với thị trường Nhật Bản: Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết rằng, khi Nhật Bản nhập khẩu nông sản, họ không chỉ xem kết quả xét nghiệm tồn dư về thuốc BVTV hoặc dư lượng kháng sinh mà còn muốn biết việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao Mặt khác, các doanh nghiệp lần đầu tạo quan hệ hợp tác với đối tác Nhật Bản phải kiên trì, đáp ứng được những yêu cầu ban đầu của họ như trả lời bộ câu hỏi hàng nghìn câu bằng tiếng Anh hoặc gửi mẫu cho đối tác kiểm tra có thể đến 10 - 20 lần để họ đánh giá. Giai đoạn này có thể rất mất thời gian (2 - 3 năm chỉ để trả lời câu hỏi của họ) nhưng khi đã hợp tác được với họ thì việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. - Đối với thị trường Hàn Quốc: Khi muốn thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực đổi mới cách làm, chú ý kỹ đến các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, sự phù hợp với sở thích tiêu thụ của người tiêu dùng Hàn Quốc như tính tiện lợi trong sử dụng sản phẩm, chú trọng đầu tư cho bao gói, truyền tải thông tin rõ ràng, chi tiết và hấp dẫn về sản phẩm... - Đối với thị trường Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có mong muốn đưa hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ thì cần phải thông qua kênh phân phối sẵn có của các đại gia bán lẻ như Wal-mart, Kroger, Costco, H-Mart Các công ty này đã có sẵn mạng lưới phân phối với hàng ngàn siêu thị, đại siêu thị phức hợp, kho bãi, phương tiện vận chuyển trải khắp 50 bang của Hoa Kỳ. Việc tiếp cận, đàm phán, giới thiệu sản phẩm và đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tem nhãn, điều kiện lao động, tiền lương, an toàn cháy nổ ban đầu tuy rất khó khăn; nhưng một khi đã đáp ứng được những tiêu chuẩn này, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng và phát triển ổn định hoạt động sản xuất. Thêm nữa, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế đó cũng giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận được các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Canada, EU TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Công thương, 2017, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2017, Báo cáo thống kê hàng tháng, hàng năm 3 IPSARD, 2017, Báo cáo nghiên cứu “Nghiên cứu chính sách nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường này” Trademap ITC: CHÑNH SAÁCH 50 Số 14(342) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_thuc_day_xuat_khau_nong_san_cua_viet.pdf
Tài liệu liên quan