Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội

Mục lục LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu I. Khái niệm và vai trò hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm 2. Vai trò 2.1. Vai trò đối với nền kinh tế 2.2. Vai trò đối với doanh nghiệp II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 1. Xuất khẩu trực tiếp 2. Xuất khẩu gián tiếp 3. Xuất khẩu uỷ thác 4. Tái xuất khẩu 5. Xuất khẩu theo nghị định thư 6. Xuẩt khẩu tại chỗ 7. Buôn bán đối lưu III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 1. Nghiên cứu thị trường nước ngoài 2. Nghiên cứu khách hàng 3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 3.1. Chuẩn bị giao dịch 3.2. Giao dịch đàm phán, chuẩn bị ký kết hợp đồng 3.3. Ký kết hợp đồng CHƯƠNG II. Thực trạng hoạt động XK tại công ty AGREXPORT I. Giới thiệu chung về công ty AGREXPORT Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3. Phạm vi kinh doanh của công ty 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy công ty 4.1. Sơ đồ bộ máy công ty 4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban II. Thực trạng XK của công ty AGREXPORT Hà Nội 1. Kết quả hoạt động kinh doanh 2. Mặt hàng xuất khẩu 3. Thị trường xuất khẩu 4. Đánh giá chung về hoạt động XK nông sản của công ty 4.1. Ưu điểm 4.2. Tồn tại 4.3. Nguyên nhân 4.3.1. Nguyên nhân khách quan 4.3.2. Nguyên nhân chủ quan CHƯƠNG III. Mét số giải pháp nhằm thúc đẩy XK nông sản tại công ty AGREXPORT Hà Nội I. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty AGREXPORT Hà Nội II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK của công ty AGREXPORT Hà nội 1. Giải pháp về phía công ty 2. Giải pháp về phía Nhà nước 2.1. Đa dạng hoá, ổn định công tác tạo nguồn hàng cho các sản phẩm nông nghiệp xuẩt khẩu 2.2. Áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu 2.3. Nâng cao hiệu quả điều hành XK nông sản 2.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp XK hàng hoá ra nước ngoài 2. 6. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc44 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến triển tiếp theo, mét trong hai bên gửi bản ghi đó cho bên kia. Đó là việc xác nhận. 3.3. Ký kết hợp đồng Việc giao dịch đàm phán có kết quả tốt thì coi nh­ đã hoàn thành công việc ký kết hợp đồng. Có thể ký kết trực tiếp hay thông qua tài liệu. Khi ký kết cần chú ý đến vấn đề địa điểm, thời gian và tuỳ từng trường hợp mà chọn hình thức ký kết. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY AGREXPORT HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY AGREXPORT HÀ NỘI 1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là AGREXPORT Hà Nội), có trụ sở đặt tại số 6 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm Hà Nội được thành lập năm 1963 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Bộ Thương mại quản lí. Năm 1985 được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lí theo quyết định số 08/HĐBT ngày 14/01/1985. Đến năm 1995, Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định 90/TTG ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ và công văn hướng dẫn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước số 04/UBKH ngày 05/05/1994. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty không ngừng biến đổi theo từng giai đoạn biến đổi của đất nước và thế giới: Giai đoạn Công ty mới được hình thành và đất nước chưa thống nhất (giai đoạn 1963-1975). Khi này cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ lớn: Xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì vậy mà Công ty có phương hướng hoạt động chính là đẩy mạnh xuất khẩu và tranh thủ nhập khẩu. Để phục vụ cho xuất khẩu Công ty được Nhà nước cho phép thành lập thêm nhiều nhà máy sản xuất (trên 10 nhà máy) và các trạm thu mua ở các tỉnh thành trong cả nước (chủ yếu là miền Bắc). Công ty cũng chỉ thực hiện các hợp đồng chính theo hướng dẫn của Bộ. Do đó mà tổng kim ngạch xuất khẩu của cả kỳ đạt tới 144,71 triệu Rúp và có rất nhiều mặt hàng được xuất khẩu trong đó hàng nông sản chiếm khoảng 20%, riêng gạo đạt từ 15-20 vạn tấn. Hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nước XHCN: Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ba Lan, Bungari...Và hàng nhập khẩu cũng đạt tới con sè 950 triệu Rúp trong kì này, nhưng chủ yếu là hàng viện trợ từ các nước XHCN nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội và cho tiêu dùng của nhân dân. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và Nhà nước thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp (giai đoạn 1976-1985) nên Công ty được phép độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng nông sản thực phẩm. Do đó để có nguồn hàng đảm bảo cho xuất khẩu, Công ty đã hợp tác với các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực và các tỉnh thành trong cả nước để kí kết hợp đồng thu mua hàng nông sản xuất khẩu (thị trường thu mua được mở rộng từ khi đất nước được thống nhất). Với những thuận lợi đó mà tổng kim ngạch xuất khẩu của cả kì đạt tới 411,2 triệu USD, còn tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đạt tới 1.360 triệu USD. Đến năm 1986, Nhà nước có sự chuyển đổi cơ chế quản lí từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Nên trong giai đoạn này (kinh tế thị trường có sự tồn tại của khối SEV từ 1986-1990) Công ty cũng có sự thay đổi về cách thức thực hiện hợp đồng (hợp đồng theo nghị định thư Ýt đi) lẫn cơ cấu bộ máy của mình. Tuân theo sự chỉ đạo của Nhà nước và Bộ nên Tổng công ty chuyển giao một số mặt hàng cho đơn vị quản lý chuyên ngành nh­: năm1987 chuyển mặt hàng đậu nành sang cho Bộ Thương nghiệp. Đến năm 1990, cùng với sự sụp đổ của khối SEV và Liên Xô thì Công ty cũng có những chuyển biến: Công ty không còn được độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản thực phẩm như trước nữa và cạnh tranh với nhiều đơn vị công ty khác. Thị trường chủ yếu của Công ty còng tan vỡ (khối SEV) thay vào đó là các nước thuộc ASEAN, một số nước Châu Á (Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...) và Tây Âu. Năm 1995, Tổng công ty đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội (AGREXPORT) và chịu sự quản lí của Tổng công ty nông sản và thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Bộ phận xuất nhập khẩu lương thực được chuyển sang cho Bộ Lương thực Thực phẩm. Năm 1998 chuyển bộ phận xuất nhập khẩu cà phê sang cho Liên hiệp xuất nhập khẩu cà phê. Công ty cũng thành lập theo các chi nhánh ở TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng với nhiệm vụ thu mua sản xuất và cho thuê kho bãi phục vụ cho xuất nhập khẩu. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty AGREXPORT Hà Nội có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể nh­ sau: Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn hàng năm về mua bán, chế biến, vận chuyển, bảo quản và xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm . Tổ chức trực tiếp thu mua nông sản thực phẩm và thu mua một số mặt hàng khác theo nhu cầu của xuất khẩu. Đồng thời tổ chức xuất khẩu những hàng hoá, sản phẩm theo kế hoạch được giao. Tổ chức nhập khẩu các loại vật tư, hàng hoá cần thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, còng nh­ đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và các ngành khai thác trong cả nước. Cùng với các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu tìm tòi, xây dựng tạo thị trường và nguồn hàng ổn định. Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để liên doanh, liên kết với các cơ sở, đơn vị trong và ngoài nước đảm bảo tự hạch toán kinh doanh, bảo toàn vốn có lãi. Tổ chức quản lí và sử dụng tốt các cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện phục vụ trực tiếp cho yêu câù kinh doanh của công ty. Tổ chức đào tạo cho cán bộ trong ngành đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện những kế hoạch và nhiệm vụ cần thiết khác. 3. Phạm vi kinh doanh của Công ty Xuất khẩu: Nông sản, lâm sản và các Ên phẩm chế biến từ nông lâm sản, nguyên liệu cho ngành dệt, hàng thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng. Nhập khẩu: Thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng và hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải máy móc thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Kinh doanh văn phòng và kho bãi. Sản xuất chế biến nông sản cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy Công ty Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội có bộ máy tổ chức quản lý được thực hiện theo mô hình trực tuyến kết hợp, nghĩa là Công ty được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng và các nhân viên dưới quyền được nhóm vào bộ phận phòng ban trên cơ sở hình thành tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau, tuy không phải không có nhược điểm nhưng đây là mô hình quản lí phù hợp nhất với Công ty. 4.1. Sơ đồ bộ máy Công ty Từ những nhiệm vụ, chức năng, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi hỏi phải có bộ máy quản lí và sản xuất hợp lí thì mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Căn cứ vào những nguyên tắc phù hợp với cơ chế quản trị mới nh­: Có mục tiêu chiến lược thống nhất Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn trách nhiệm cân xứng nhau Có sự mềm dẻo về tổ chức Có sự tập trung thống nhất về một đầu mối Đảm bảo phát triển hiệu quả trong kinh doanh Dùa và các nguyên tắc trên, công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lí theo mô hình sau đây (xem sơ đồ trang 12): SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Ban Giám Đốc 1 Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc Các phòng Các phòng ban C¸c phßng ban nghiệp vụ XNK quản lý qu¶n lý Phòng XNK 1 Phòng XNK 4 Phòng Phòng tổ chức tài tµi hànhchính chÝnh chính kế toán Phòng XNK 2 Phòng XNK 5 Phßng XNK 5 Phòng Ban đề Ban ®Ò Phòng XNK 3 Phòng XNK 6 kế án kÕ ¸n hoạch thanh thanh thị toán to¸n trường công nợ 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Để giúp cho Công ty hoạt động có hiệu quả tốt nhất mỗi, đơn vị phòng ban cần có chức năng nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng. Nhìn chung các phòng ban của Công ty đều có những chức năng và nhiệm vụ giống nhau nhưng tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động, bộ máy quản lí của Công ty mà các phòng ban này thêm, bớt đi một số chức năng nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Các Phó giám đốc: Có hai người, thực hiện các nhiệm vụ được ban giám đốc giao phó, thay mặt giám đốc công ty điều hành các công việc khi được giám đốc uỷ quyền. Các phòng kinh doanh nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng của Công ty đã được uỷ ban thành phố cho phép kinh doanh, ngoài ra còn làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng khác mà pháp luật cho phép. Khai thác mặt hàng trong phạm vi cả nước, xây dựng phương án kinh doanh thu mua và xuất khẩu. Khai th¸c mÆt hµng trong ph¹m vi c¶ n­íc, x©y dùng ph­¬ng ¸n kinh doanh thu mua vµ xuÊt khÈu. Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên cơ sở giám đốc uỷ quyền. Được phép liên doanh, liên kết xuất nhập khẩu với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước, ngoài nước và các đơn vị khác có liên quan trên cơ sở phương án được giám đốc duyệt. Được phép vay vốn trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất, thu mua, mua bán với nước ngoài trên cơ sở có phương án với sự tham gia của các phòng chức năng cùng với sự xét duyệt của giám đốc. Nhìn chung, các phòng này là tương đối độc lập với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp các mặt hàng. Tuy nhiên, các phòng đều có mặt hàng chủ lực của mình. Ví dụ: ngoài các mặt hàng nông sản thông thường thì mặt hàng chính của phòng 1 và phòng 6 là lạc nhân, phòng 2 và phòng 3 là cà phê, phòng 4 là tiêu còn phòng 5 chủ yếu là thực hiện nhập khẩu. Phòng kế hoạch thị trường: Có hai bộ phận là bô phận kế hoạch và bộ phận thị trường. Bộ phận kế hoạch: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là làm tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch, các mục tiêu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tổng hợp và cân đối toàn diện kế hoạch nhằm xác thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp giám đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch và điều chỉnh những mặt mất cân đối trong quá trình thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch xuất nhập khẩu của Công ty. Bộ phận thị trường, pháp chế và tuyên truyền quảng cáo: Giúp giám đốc quản lý về công tác đối ngoại, chính sách thị trường, thương nhân nước ngoài, về công tác quản lý, tuyên truyền quảng cáo, về thông tin liên lạc và lễ tân đối với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới những vấn đề đó. Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là giúp giám đốc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của Công ty và các đơn vị cơ sở. Đồng thời tiến hành các hoạt động quản lý, tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn...nhằm đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu lên giám đốc để sắp xếp bộ máy về tổ chức và công tác cán bộ của Công ty nhằm thực hiện có hiệu quả công việc kinh doanh của Công ty. Giúp giám đốc trong các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở, thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng về cán bộ. Giúp giám đốc thực hiện các mặt công tác bảo vệ nội bộ, an toàn cơ quan, khen thưởng, kỷ luật lao động. Ban đề án và thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước tồn đọng trước đây và hiện tại. Xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công nợ còn tồn đọng ở các địa phương, trình để giám đốc phê duyệt, đồng thời phối hợp với các phòng ban kinh doanh tổ chức đối chiếu sổ lưu cũ và kế hoạch thị trường đàm phán thương lượng với khách hàng trong nước cũng như thương nhân nước ngoài nhằm giải quýêt tốt công tác thanh toán nợ. Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng. Phối hợp với các phòng ban, cá nhân có liên quan, cung cấp các chứng từ cần thiết, tổng hợp các báo cáo định kì về tình hình thu hồi công nợ cho lãnh đạo Công ty và giúp tiến hành thanh toán công nợ được tiến hành thuận lợi. Tìm các đối tác xây dựng các đề án kinh doanh và làm thủ tục liên quan đến đề án có tính khả thi. Các đơn vị chi nhánh của Công ty (5 chi nhánh): Là các đơn vị đóng tại địa phương chịu sự quản lí của bộ máy Công ty nói trên. Chi nhánh TP.HCM có chức năng và nhiệm vụ thu mua chế biến hàng nông sản ở khu vực phía Nam. Xí nghiệp Vĩnh Hoà có chức năng và nhiệm vụ là thu mua chế biến hạt điều ở các tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Chi nhánh cảng Hải Phòng có chức năng và nhiệm vụ lưu và cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu. Kho Cầu Tiên có chức năng và nhiệm vụ lưu và cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu ở khu vực Hà Nội. Nhà máy Bắc Giang có chức năng và nhiệm vụ thu mua- tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang. Tất cả các chi nhánh trên đều chỉ tuân theo sự chỉ đạo của giám đốc Công ty, các phòng ban chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát hoạt động của các chi nhánh xem có đúng với chỉ đạo hay không. II. Thực trạng xuất khẩu của công ty AGREXPORT Hà Nội 1. Kết quả hoạt động kinh doanh Cùng với sự ra đời của cơ chế thị trường ở Việt Nam đi kèm theo nó là sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị kinh doanh khác trong và ngoài quốc doanh, đã khiến cho Công ty AGREXPORT gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá nên kết quả kinh doanh của Công ty không được như mong muốn. (Kết quả đó thể hiện qua bảng 1). Vốn kinh doanh của Công ty tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 tăng 6,93% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 5.55% so với năm 2004. Với lợi thế là Công ty Nhà nước nên việc vay vốn của Công ty cũng có những thuận lợi hơn. Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2004 tăng vọt so với năm 2003, tăng 42,61%. Nhưng sang năm 2005 doanh thu chỉ tăng nhẹ 0,33%, từ 177.410 triệu đồng lên 178.000 triệu đồng. Trong đó doanh thu xuất khẩu năm 2005 đã giảm 12,49% so với năm 2004. Rõ ràng năm 2005 là một năm kinh doanh không tốt của Công ty, nhất là đối với hoạt động xuất khẩu. Về chi phí: năm 2004 tăng 4,72% so với năm 2003, song do doanh thu năm 2004 tăng cao (42,61%) so với năm 2003 nên lợi nhuận tăng 47,43%. Còn năm 2005, lợi nhuận ròng lại bị giảm đi 7,47% so với năm 2004, vì chi phí tăng cao hơn doanh thu rất nhiều. Còng do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn nên nép ngân sách không được ổn định. Năm 2004 tăng 40% so với năm 2003, tức là từ 20 tỷ tăng lên 28 tỷ. Sang năm 2005 nép ngân sách lại giảm xuống 7,14%, chỉ được 26 tỷ. Công ty luôn cố gắng duy trì thu nhập của công nhân viên được đảm bảo, ổn định. Tiền lương bình quân năm 2004 tăng 16,28% so với năm 2003. Năm 2005 tuy có nhiều khó khăn song thu nhập bình quân vẫn được giữ ở mức 1.000.000 đồng, bằng với năm 2004. 2. Mặt hàng xuất khẩu Do sù ra đời của nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trong nước, cộng với sự tách ra của một số bộ phận chuyên doanh trước đây trực thuộc Công ty, các mặt hàng truyền thống như đường, ngô... không còn là mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty nữa mà thay vào đó là các mặt hàng hạt điều, chè đen, đồ gỗ, rượu, đồ hộp các loại... Tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây của Công ty có nhiều biến động không tốt cho Công ty. ( Xem bảng 2, 3 ). Từ bảng 2 ta thấy hạt điều có giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu vì Công ty đã thực hiện khai thác thị trường tương đối tốt và giữ vững các mối quan hệ tốt với nguồn cung hàng cũng như các công ty nhập khẩu nước bạn. Vào năm 2003 hạt điều có giá trị xuất khẩu là 1.793.091 USD. Đến năm 2004 con số này đã đạt tới 3.571.782 USD , tăng cao hơn năm 2003 là 99,19%. Nhưng sang năm 2005, tỉ lệ này lại bị sụt giảm gần một nửa 47,73% và đạt 1.867.030 USD so với năm 2004. Mặt hàng cao su có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau hạt điều nhưng lại giảm đáng kể từ 610.752 USD năm 2003 xuống còn 212.556 USD năm 2004, tức là giảm 65,2%. Năm 2005 so với năm 2004 có tăng lên đôi chút 14,62%, đạt 243.648 USD. Hai mặt hàng chè đen và rượu đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Đối với chè đen giá trị xuất khẩu từ 283.164 USD năm 2003 giảm xuống 126.454 USD năm 2004 và chỉ còn 109.200 USD năm 2005 với tỉ lệ giảm tương ứng năm 2004 so với 2003 là 55,35%, năm 2005 so với năm 2004 là 13,65%. Còn mặt hàng rượu, năm 2003 đạt 302.976 USD, đến năm 2004 chỉ đạt 227.592 USD, giảm 24,89%. Sang năm 2005 giá trị xuất khẩu là 103.104 USD, so với năm 2004 tỉ lệ giảm xuống còn 45,3%. Mặt hàng đồ hộp có giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2004 tăng 75,5% so với năm 2003. Năm 2005 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tiếp tục tăng đạt 197.640 USD so với 179.956 USD năm 2004 tức là tăng 9,82%. Tương ứng với sự tăng giảm giá trị xuất khẩu của các mặt hàng là sự tăng giảm về sản lượng của chúng. Thông thường khi sản lượng tăng thì giá trị xuất khẩu cũng tăng và ngược lại. Sản lượng cao su giảm dần qua các năm, từ 960 tấn năm 2003 giảm mạnh xuống 272 tấn năm 2004 và tiếp tục giảm nhẹ 1,18%, tức là đạt 268,8 tấn năm 2005. Nhưng tính về giá trị xuất khẩu thì năm 2005 vẫn có giá trị lớn hơn năm 2004 do giá xuất khẩu của cao su có cao hơn đôi chút. Đối với đồ gỗ tuy là mặt hàng mới được công ty đưa vào khai thác nhưng sản lượng đã tăng lên qua từng năm. Về sản lượng, đồ gỗ năm 2004 xuất khẩu tăng 4,04% so với năm 2003 và đạt giá trị xuất khẩu 95,3 nghìn USD. Năm 2005 tỉ lệ sản lượng tăng cao hơn 43,39% nhưng giá trị xuất khẩu thì lại giảm nhẹ 5,59% so với năm 2004 (năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 89,9 nghìn USD trong khi năm 2004 là 95,3 nghìn USD). Sở dĩ giá trị xuất khẩu giảm vì giá thị trường thế giới thời kỳ này giảm nhiều, buộc Công ty cũng phải giảm giá. Nhìn chung trong 3 năm qua, hạt điều luôn là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Công ty. Công ty cũng mạnh dạn khai thác những mặt hàng mới như đồ hộp, rượu...sau khi có sự phân công lại chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong Công ty, điều đó đã tác động làm cho các mặt hàng xuất khẩu của Công ty có sự biến động, không ổn định. Trong thời gian tới để có được giá trị xuất khẩu các mặt hàng ổn định mang lại hiệu quả cao, Công ty cần nghiên cứu đưa ra kế hoạch dài hạn có tính chiến lược để thoát khỏi tình trạng như hiện nay. 3. Thị trường xuất khẩu Thị trường của Công ty kể từ năm 1991 có nhiều thay đổi đáng kể so với các năm trở về trước. Từ năm 1963 đến năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các nước XHCN theo hình thức nghị định thư. Trung bình mỗi năm Công ty thực hiện xuất khẩu sang các nước XHCN với tỷ trọng chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đến năm 1990 khối SEV và Liên Xô tan rã, đồng nghĩa với việc các hợp đồng được kí kết theo nghị định thư không còn nữa. Kể từ đó thị trường chính của Công ty là các nước ASEAN như Lào..., một số nước Châu Á như Trung Quốc, Ên Độ...và một số nước Tây Âu như Đức, Bỉ... và đặc biệt là thị trường Hoa Kì đầy tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. (Thị trường xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng 4). Ta thấy rằng rõ ràng trong 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005 thị trường xuất khẩu luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu chính là thị trường Mĩ. Năm 2003 thị trường này chiếm 56,49% tổng giá trị và tỉ lệ này đã tăng vọt vào năm 2004 tới 80,1%, tức là đạt 3.571.782 USD. Đến năm 2005 giá trị xuất khẩu đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 1.218.469 USD, chiếm 45,74%, nhưng vẫn là một tỉ lệ rất cao so với các thị trường khác. Cùng với thị trường Mĩ thì thị trường Tây Âu cũng có những bước tiến khả quan. Tại thị trường Tây Âu, giá trị xuất khẩu đạt cao nhất so với 2 năm sau là 589.769 USD, chiếm 18,58%. Năm 2004 tỉ trọng chỉ còn chiếm 3,42%, đạt 152.450 USD. Sang năm 2005 giá trị xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng không đạt được mức nh­ năm 2003, chỉ đạt 350.290 USD, chiếm 13,15%. Các thị trường còn lại là thị trường Châu Á và ASEAN đều có giá trị xuất khẩu giảm dần qua từng năm và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Thị trường Trung Quốc vốn là thị trường gần gũi và có giá trị xuất khẩu cao những năm trước nhưng năm 2003 chỉ đạt 48.384 USD, chiếm tỉ trọng 1,52%. Tỉ trọng này có nhích lên đôi chút vào năm 2004 là 4,48% nhưng đến năm 2005 thì Trung Quốc không còn nằm trong bảng các thị trường xuất khẩu chính của Công ty nữa. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Nhật Bản và Ên Độ. Có thể nói Công ty đã có sự chuyển hướng trong việc lùa chọn thị trường xuất khẩu. Công ty đã tập trung vào những thị trường khó tính hơn nhưng có tiềm năng lớn hơn nh­ Tây Âu, Mĩ. Sự chấp nhận của các thị trường khó tính đã chứng tỏ sự thay đổi trong chất lượng hàng nông sản xuất khẩu còng nh­ các khả năng khai thác những thị trường mới của Công ty. Điều đó cũng cho thấy những nỗ lực cố gắng của Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho sản xuất và xúc tiến bán hàng. Tuy nhiên việc không tiếp tục giữ vững được và làm mất đi quan hệ xuất khẩu với những thị trường quen thuộc, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc giảm tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là một mối lo ngại lớn đối với Công ty. Kết quả kinh doanh không được nh­ mong muốn buộc Công ty phải có kế hoạch họp kiểm điểm nghiêm túc các mặt để có biện pháp khắc phục cụ thể và phải vươn lên đạt được mục tiêu năm 2006. 4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 4.1. Ưu điểm Công ty có cơ cấu tổ chức phù hợp, giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh. Do vậy các tình huống được xử lý nhanh đặc biệt là về thời gian. Đội ngò cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, biết nắm bắt nhanh, khá chính xác nhu cầu hàng hoá để xử lý trong kinh doanh một cách chủ động linh hoạt. Công ty đã biết tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác khá triệt để khả năng sản xuất, đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường uy tín đối với khách hàng. Bằng nhiều biện pháp có kết quả huy động tốt nguồn vốn đáp ứng kinh doanh. Từng bước hoàn thiện tốt công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh chặt chẽ khoa học. Có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ kinh doanh. Văn phòng làm việc hiện đại với các thông tin đáp ứng việc nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, nối liền giữa các bộ phận với ban giám đốc công ty để giám đốc kịp thời đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Có hệ thống kho tàng, trạm thu mua tại những vùng trọng điểm để phục vụ công tác hàng xuất khẩu, khai thác triệt để tiềm năng của nước nông nghiệp. Vấn đề có tính chất quyết định kết quả kinh doanh đó là sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo, sự lao động sáng tạo nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao của các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên. 4.2. Tồn tại Công tác thu mua nắm nguồn hàng của Công ty phải thực hiện qua nhiều trung gian nên giá thành cao, đôi khi chất lượng hàng không đảm bảo, thời gian cung ứng không chính xác. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất của Công ty, khi Công ty không chủ động được nguồn hàng cho xuất khẩu. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhất là vấn đề công nợ. Tình trạng công nợ dây dưa, tồn đọng khó đòi còn khá thường xuyên diễn ra, do vậy làm cho hiệu quả kinh doanh chưa cao. Dưới tác động của cơ chế thị trường, số lượng các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản đang ngày càng phát triển, tạo nên sự tranh đua mua bán, dẫn đến giá mua hàng cao mà giá bán lại hạ xuống. Hiện nay Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong nước còng nh­ nước ngoài. Do vậy đây thực sự là khó khăn lớn đối với Công ty trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty chưa có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường lâu dài, cho nên chưa tạo ra định hướng phát triển xuất khẩu ổn định và vững chắc. Trong vấn đề thương hiệu, Công ty cũng chưa thực sự quan tâm nên việc truyền bá thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của mình chưa có tác dụng để tăng xuất khẩu. 4.3. Nguyên nhân 4.3.1. 4.3.1. Nguyên nhân khách quan Về hành lang pháp lý: Vì đất nước mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật đặc biệt là luật kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính... vẫn đang trên con đường hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là Công ty sẽ phải luôn sẵn sàng đón nhận nhiều thay đổi, phải luôn kịp thời điều chỉnh phương thức kinh doanh, hạch toán kinh doanh cho phù hợp. Về việc xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô chưa thực sự có sự đồng nhất giữa các bộ ngành liên quan đến xuất khẩu, khiến cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam thường có quá nhiều khó khăn. Các công ty thường rất thiều thông tin từ chính phủ hay từ các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Mặt hàng nông sản nhiều khi gặp phải những rủi ro không lường trước được như thiên tai, bệnh dịch nên sản xuất thất thường, không ổn định. Trong khi đó Nhà nước chưa có chính sách đầu tư cho khâu sản xuất, chưa hình thành quỹ bảo hiểm sản xuất khi mất mùa màng hoặc mất thị trường tiêu thụ. Hàng nông sản xuất khẩu nói chung còn nghèo nàn về chủng loại, chưa có sự đa dạng để đáp ứng được các nhu cầu rất khác nhau và liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Mặt khác chất lượng hàng xuất khẩu chưa thật ổn định nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của một số thị trường khó tính nh­ EU, Mỹ, Nhật Bản... mà nguyên chính là do công nghệ chế biến lạc hậu, chưa chuyên môn hoá trong từng khâu. 4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Công ty luôn thiếu thông tin về thị trường, giá cả cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Công ty còn non nít trong kinh nghiệm thương trường, chưa thật sự nắm bắt hết được về luật lệ trong kinh doanh thương mại quốc tế. Công ty chưa có những giải pháp tình huống khác nhau cho công tác mua buôn. Công ty chưa xây dựng được những phương án thu mua thực sự có hiệu quả. Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình cổ phần hoá. Công ty đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp là khâu quan trọng, phức tạp và then chốt nhất trong cổ phần hoá, trong đó giải quyết nợ cũ từ thời kỳ bao cấp là khó khăn nhất. CHƯƠNG III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản TẠI CÔNG TY AGREXPORT HÀ NỘI I. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty Agrexport Hà Nội Công ty được Tổng công ty giao nhiệm vụ kinh doanh năm 2006 với các chỉ tiêu chính: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 14 triệu USD. Trong đó xuất khẩu là 3 triệu USD, nhập khẩu là 11 triệu USD. Tổng sản phẩm công nghiệp: 2200 tấn sản phẩm các loại ( gồm nhà máy Bắc Giang và Xí nghiệp thu mua chế biến nông lâm sản xuất khẩu Vĩnh Hoà). Đối với Xí nghiệp thu mua chế biến nông sản lâm sản xuất khẩu Vĩnh Hoà: tập trung và chỉ đạo sát sao việc thu mua chế biến điều, đưa công suất chế biến lên hơn 2000 tấn nguyên liệu/năm, đồng thời tiếp tục đầu tư liên doanh liên kết để tạo hàng xuất khẩu với các đơn vị chế biến điều khác, cố gắng đạt 2,5 triệu USD/năm. Thu nhập bình quân từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/ người/ tháng cả Công ty. Xem xét, điều chỉnh quy chế khoán thu nhập của người lao động gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh cụ thể, triệt để hơn, người làm nhiều phải được hưởng nhiều, người làm Ýt hưởng Ýt. Xem xét, bố trí cán bộ cho phù hợp hơn, xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi của mỗi tập thể, cá nhân từ người lao đông đến lãnh đạo các cấp. Lấy kết quả sản xuất, kinh doanh làm thước đo đánh giá cán bộ. Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho hai đơn vị ở phía Nam (Chi nhánh Công ty tại TP.HCM và Xí nghiệp thu mua chế biến điều Vĩnh Hoà tỉnh Bình Dương) về nguồn vốn để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận. Cụ thể, Xí nghiệp điều thu mua 2000 tấn điều thô để chế biến, lợi nhuận đạt đến 1.0 đến 1.5 tỉ đồng. Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh kim ngạch xuất nhập khẩu đạt từ 7 đến 7,5 triệu USD, liên doanh liên kết thu mua, chế biến, kinh doanh điều để đạt lợi nhuận xấp xỉ 1 tỷ đồng. Và để đạt được mục đích nêu trên, Công ty đã bảo lãnh cho Xí nghiệp và Chi nhánh vay 5,2 triệu USD tương 80 tỷ đồng, song đề nghị lãnh đạo Chi nhánh, Xí nghiệp căn cứ vào tình hình thưc tế để cân đối mua vào. Văn phòng Công ty phải đạt kim ngạch từ 8,5 đến 9,5 triệu USD và tự cân đối được thu chi, tạo được mặt hàng chủ lực và có bước đột phá trong kinh doanh. Đối với chi nhánh Nhà máy Bắc Giang, cần tăng cường khai thác công suất và công nghệ chế biến của dây chuyền sản xuất đã được trang bị, đồng thời bổ sung, trang bị thêm những thiết bị cần thiết, tổ chức tốt khâu sản xuất, thu mua nguyên liệu, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, liên doanh liên kết tạo vùng các loại phục vụ cho sản xuất, chú ý vùng nguyên liệu tại chỗ để đảm bảo sản phẩm sản xuất công nghiệp đạt 1500 đến 2000 tấn. Đặc biệt quan tâm, giữ vững và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu. Dự kiến tổng số vốn tối thiểu cần thiết để quay vòng sản xuất kinh doanh khoảng 4 tỷ đồng và đảm bảo trích khấu hao một phần máy móc thiết bị. Đối với chi nhánh Hải Phòng: tiếp tục giữ vững và phát huy khâu kinh doanh xuất nhập khẩu và khai thác hiệu quả hơn kho tàng hiện có, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu lên trên 0.5 triệu USD. Tích cực giải quyết nhanh gọn các khoản nợ tồn, nợ cũ, các vướng mắc, khó khăn khác để có thể hoàn thành công tác cổ phần hoá Công ty năm 2006. II. Một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của công ty Agrexport Hà Nội Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Công ty đã đạt những kết quả tương đối tốt, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín cho Công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Trên cơ sở thực tế đó, sau một thời gian thực tập tại Công ty và với kiến thức tích luỹ được em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau, mong rằng có thể đóng góp phần nào vào việc tăng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty AGREXPORT Hà Nội. 1. Giải pháp về phía Công ty Công ty cần tập trung giải quyết 6 giải pháp chính để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản. Giải pháp 1 : Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp Công ty nắm được nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu của thị trường theo phương châm bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mà doanh nghiệp có, nắm được xu hướng phát triển của thị trường để từ đó có những biện pháp cụ thể thâm nhập vào thị trường.Thông tin về thị trường hàng nông sản thế giới rất đa dạng và phức tạp. Muốn có được những thông tin cần thiết, Công ty cần coi nghiên cứu thị trường là công việc hàng đầu và tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có thể nghiên cứu thị trường qua các thông tin từ các tổ chức quốc tế như ITC ( Trung tâm thương mại quốc tế ), UNCTAD ( Tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc ), ESCAP ( Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ) và những Ên phẩm niên giám thống kê của các nước, các thời báo tài chính...; hoặc thông qua các chuyến viếng thăm cấp Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan, qua các phòng thương mại ở nước ngoài...để tìm hiểu nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường quốc tế; nghiên cứu các quy định về luật pháp, thuế quan, hạn ngạch của các thị trường mục tiêu... từ đó lùa chọn thị trường trọng điểm để tìm kiếm đối tác cho xuất khẩu hàng nông sản. Giải pháp 2: Chó trọng phát triển và hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu Công tác tạo nguồn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nguồn hàng tốt, đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của thị trường, thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng sẽ là nhân tố quyết định đem lại thành công trong thương vụ và nâng cao uy tín của Công ty. Để làm tốt công tác này, Công ty cần thực hiện hai nhiệm vụ: Mở rộng các hình thức tạo nguồn và thực hiện tốt khâu vận chuyển, bảo quản dự trữ. Mở rộng hình thức tạo nguồn: Các hình thức tạo nguồn hiện nay ở Công ty còn nhiều hạn chế. Hình thức chủ yếu Công ty sử dụng là mua từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc thu mua tập trung qua các trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn, không phải đầu tư trong thời gian dài, lại có thể nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên Công ty không chủ động được về chi phí, chất lượng, thời gian... Vì vậy, các hình thức thu mua phải đa dạng hơn nữa, cụ thể: Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng nông sản, giảm bớt hình thức thu mua qua trung gian. Tăng đầu mối thu mua ở ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng tại các cơ sở chế biến nông sản. Mở rộng phạm vi thu mua nguyên liệu, thiết lập thêm các đại lý thu mua ở miền Trung và miền Nam. Cần có sự hỗ trợ vốn đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung tạo ra nguồn hàng ổn định và vững chắc cho xuất khẩu. Thực hiện tốt công tác vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hoá: Để có hàng hoá tốt phục cụ cho xuất khẩu thì không thể không thực hiện tốt công tác này. Công ty cần đầu tư nhập khẩu các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phương tiện kho lạnh, nâng cấp thiết bị vận chuyển để đảm bảo hàng không bị hư hao, mất mát, đổ và suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển. Sau khi đưa hàng về đến kho trạm, các tổ kho phải thực hiện tốt các công tác phân loại, bao gói, xếp hàng vào kho và hàng loạt các nghiệp vụ dự trữ và bảo quản khác để giữ gìn chất lượng, số lượng hàng và luôn sẵn sàng xuất hàng một cách nhanh chóng thuận tiện. Trong dự trữ và bảo quản hàng hoá các yêu cầu kỹ thuật của kho chứa hàng rất quan trọng, nhất là đối với hàng nông sản rất dễ bị Èm mốc, mục... Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Hoạt động xúc tiến thương mại chính là sử dụng các phương tiện xúc tiến để giới thiệu về sản phẩm hàng hoá của Công ty tới khách hàng, thu hót sự quan tâm của họ, kích thích nhu cầu của họ về hàng hoá, qua đó tiêu thụ hàng hoá mạnh hơn. Hiện nay, các hoạt động quảng cáo của Công ty chưa được chú trọng, hoạt động còn thiếu tập trung, rời rạc nên hiệu quả không cao. Phương tiện xúc tiến thích hợp nhất đối với Công ty đó là quảng cáo và tuyên truyền. Những phương tiện quảng cáo chủ yếu là báo tập san trong nước và quốc tế, thư chào hàng, gửi hàng mẫu... Trong đó thư chào hàng, được thực hiện thông qua hình thức fax, có nhiều ưu điểm nhất. Bởi vì đây là loại quảng cáo có chi phí thấp, cùng lúc Công ty có thể chào hàng tới nhiều khách hàng Hội chợ thương mại cũng là một hình thức xúc tiến mang lại hiệu quả cao. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc môi giới, giới thiệu sản phẩm của Công ty, thiết lập quan hệ bạn hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, học hỏi các cách thức bán hàng, mẫu mã, bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hội chợ thương mại còn là nơi có thể ký kết hợp đồng với các đối tác. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay Công ty có thể áp dụng hình thức quảng cáo trên Internet. Hình thức này đang rất phổ biến mà lại không tốn kém và không bị giới hạn về mặt không gian, thời gian. Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng nông sản Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chính là một trong những yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và thành công của Công ty. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý phù hợp sau: Trong khâu thu mua yêu cầu người cung cấp phải ký hợp đồng cung cấp hàng hoá và phải thực hiện một cách nghiêm túc theo hợp đồng về các yêu cầu sản phẩm. Đầu tư máy móc thiết bị cải tiến công nghệ sản xuất. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây háng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu. Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển thì hàng nông sản của Công ty mới qua được cửa khẩu kiểm tra các nước này và được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy Công ty cần có chính sách đầu tư cho các khâu: nghiên cứu thị trường, thu mua nguồn hàng, đóng gói, quá trình cung ứng thiết kế, triển khai sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng... Điều cần nhất là Công ty phải phối hợp với các cán bộ khoa học địa phương các vùng nguyên liệu tổ chức các chương trình hướng dẫn quy trình trồng trọt, chăn nuôi cho bà con nông dân theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường yêu cầu. Hiện nay Công ty thực hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản chưa qua chế biến, chất lượng chưa cao nên Công ty cần tiến hành đầu tư cho khâu chế biến hàng nông sản. Điều đó có thể thực hiện được vì Công ty có nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ hơn so với các nước khác. Để làm được điều này, Công ty cần phải khai thác hết công suất hoạt động của hai nhà máy chế biến Vĩnh Hoà và Bắc Giang. Hiện nay, hai nhà máy này còn thiếu nguyên liệu đầu vào nên công ty cần thành lập quĩ để phối hợp với chính quyền địa phương nhằm đầu tư, cung cấp cho nông dân ở các vùng lân cận giống cây phù hợp với dây chuyền của nhà máy. Công ty cũng có thể khuyến khích hộ gia đình mở rộng diện tích cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Giải pháp 5: Công ty cần có kế hoạch và chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đề ra chiến lược phát triển làm cở sở định ra từng bước đi, từng kế hoạch thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, củng cố và dần mở rộng các thị trường xuất khẩu. Thị trường có vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy rằng, doanh nghiệp xuất khẩu nào có được thị trường và thị trường ngày càng rộng lớn thì hoạt động xuất khẩu càng có kết quả cao. Trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu, cần chú ý đến các thị trường tiềm năng nh­ Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản. Giải pháp 6: Quan tâm và chú trọng vấn đề xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu. Đây là mặt yếu của Công ty trong thời gian qua. Công ty muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần để cho khách hàng thấy được tính đa dang, phong phú mặt hàng xuất khẩu của mình. Cần phải xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm của mình, tạo ra những thương hiệu mạnh, có giá trị cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra Công ty có thể áp dụng các giải pháp: tăng cường vốn đẩu tư cho kinh doanh, có chính sách hợp lý trong tổ chức hoạt động kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực... 2. Giải pháp về phía Nhà nước 2.1. Đa dạng hoá,ổn định công tác tạo nguồn hàng cho các sản phẩm nông nghiệp XK. Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể, lâu dài về phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá phù hợp với yêu cầu phát triển với từng vùng khác nhau, đặc biệt là phù hợp với triển vọng buôn bán của sản phẩm trên thị trường thế giới. Nhà nước cần xây dựng các nhà máy chế biến ở trong hay gần vùng sản xuất nông sản. Các nhà máy chế biến này có nhiệm vụ ký kết hợp đồng thu mua nông sản đối với các hộ nông dân, với cam kết về số lượng, chất lượng, thời gian nhằm định hướng cho người nông dân sản xuất. 2.2. Áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tương đối thấp. Vì vậy, để thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hàng nông sản, Nhà nước cần xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp với đòi hỏi của thị trường nông sản thế giới, đặc biệt là thị trường khó tính như là Châu Âu và Hoa Kì. Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng hàng nông sản theo tiêu chuẩn của HACCP ( Hazard analysis Critical Control Point – phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) và ISO là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Thực hiện cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng xuất khẩu của công ty. 2.3. Nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu nông sản Công bố giá sàn thu mua nông sản ngay từ đầu vụ để người dân yên tâm sản xuất, đồng thời làm tín hiệu cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia điều hành điều hành thị trường nhằm giữ cho giá nông sản ở mức hợp lý. Chính phủ cũng nên thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu hàng nông sản nhằm hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu hàng nông sản, lập lại trật tự mua bán thị trường trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nông sản. Việc chỉ định doanh nghiệp đại diện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định chính phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp định chính phủ thường được giá cao, khối lượng lớn giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá và có cơ sở để đấu tranh giá cả đối với các khách hàng khác. 2.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hệ thống thuỷ lợi … để giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại thiên tai, thuận lợi trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn hàng cũng như tránh được sự tồn đọng hàng hoá của nông dân, tránh được tư thương Ðp giá, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm giá thành hàng hoá xuất khẩu, kích thích phát triển sản xuất. 2.5. Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh nông sản có tính chất thời vụ. Do vậy vốn cho thu mua hàng tại các thời vụ là rất lớn vì đòi hỏi phải diễn ra tập trung, nhanh chóng. Bên cạnh đó chi phí thu mua, vận chuyển, dự trữ, bảo quản để có hàng đúng theo yêu cầu cung cấp cho thị trường thế giới cũng rất tốn kém. Nhà nước cần phân bổ vốn đầu tư sao cho hiệu quả, không bị dàn trải, có chiều sâu. Nhà nước cấp đủ vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp bằng cách dùng vốn ngân sách để bổ sung cho vốn lưu động. Cho phép công ty giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư, phát triển. Đồng thời ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay và hạ lãi suất hợp đồng vay phù hợp với tốc độ tăng của giá cả. Bên cạnh đó cũng cần phải đổi mới cơ cấu vốn vay. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường: Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là không đủ chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thoả đáng. Hơn nữa thị trường nông sản thế giới biến động rất thất thường và mang tính thời vụ nên đòi hỏi về thông tin thị trường phải rất nhanh và chính xác, trong khi việc tiếp nhận các thông tin này ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất chậm. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước và các Bộ có liên quan phải đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu hàng nông sản trên thị trường quốc tế, thông tin về giá cả kịp thời cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng bị Ðp giá. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò, tìm kiếm thị trường. 2.6. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống mức thấp , chóng ta đã thu hót được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt đông kinh doanh quốc tế. Đồng thời chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng. Kết luận Cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông sản thực phẩm ngày càng gia tăng. Với tiềm lực về lao động, tài nguyên, môi trường, mặt hàng nông sản đang là một trong những ngành mòi nhọn của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nông sản Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động khá hiệu quả. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và góp một phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Công ty coi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và luôn cố gắng hết mình để đạt những thành tích cao nhất, đóng góp được nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước. Qua việc phân tích khái quát về tình hình thị trường và thực tế hoạt động của Công ty AGREXPORT Hà Nội, có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản ngày càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó, cũng như để tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân, Công ty rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách và biện pháp cụ thể, đồng thời các bộ ngành có liên quan cũng cần có những quy định cụ thể, rõ ràng trong việc quản lí ngành để Công ty có thể hoạt động tốt hơn, thực hiện đúng chức năng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý và Nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế – Tác giả PGS.TS Trần Văn Chu. Giáo trình Ngoại thương – Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1998 Tạp chí kinh tế và dự báo – Sè 1 năm 2005 Tạp chí kinh tế và dự báo – Sè 7 năm 2005 Trang web www.agroviet.gov.com Các báo: Thương mại, Ngoại thương, Kinh doanh tiếp thị, Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư. Các tạp chí: Ngoại thương, Thương mại - Đầu tư Niên giám thông kê Việt Nam ( 2003 - 2005) Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty AGREXPORT Hà Nội ( 2003 – 2005). Mục lục LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu I. Khái niệm và vai trò hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm 2. Vai trò 2.1. Vai trò đối với nền kinh tế 2.2. Vai trò đối với doanh nghiệp II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 1. Xuất khẩu trực tiếp 2. Xuất khẩu gián tiếp 3. Xuất khẩu uỷ thác 4. Tái xuất khẩu 5. Xuất khẩu theo nghị định thư 6. Xuẩt khẩu tại chỗ 7. Buôn bán đối lưu III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 1. Nghiên cứu thị trường nước ngoài 2. Nghiên cứu khách hàng 3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 3.1. Chuẩn bị giao dịch 3.2. Giao dịch đàm phán, chuẩn bị ký kết hợp đồng 3.3. Ký kết hợp đồng CHƯƠNG II. Thực trạng hoạt động XK tại công ty AGREXPORT I. Giới thiệu chung về công ty AGREXPORT Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3. Phạm vi kinh doanh của công ty 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy công ty 4.1. Sơ đồ bộ máy công ty 4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban II. Thực trạng XK của công ty AGREXPORT Hà Nội 1. Kết quả hoạt động kinh doanh 2. Mặt hàng xuất khẩu 3. Thị trường xuất khẩu 4. Đánh giá chung về hoạt động XK nông sản của công ty 4.1. Ưu điểm 4.2. Tồn tại 4.3. Nguyên nhân 4.3.1. Nguyên nhân khách quan 4.3.2. Nguyên nhân chủ quan CHƯƠNG III. Mét số giải pháp nhằm thúc đẩy XK nông sản tại công ty AGREXPORT Hà Nội I. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty AGREXPORT Hà Nội II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK của công ty AGREXPORT Hà nội 1. Giải pháp về phía công ty 2. Giải pháp về phía Nhà nước 2.1. Đa dạng hoá, ổn định công tác tạo nguồn hàng cho các sản phẩm nông nghiệp xuẩt khẩu 2.2. Áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu 2.3. Nâng cao hiệu quả điều hành XK nông sản 2.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp XK hàng hoá ra nước ngoài 2. 6. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: 1000đ Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004 /2003 (%) So sánh 2005 /2004 (%) Vốn kinh doanh 80.142.695 85.694.217 90.452.176 106,93 105,55 Tổng doanh thu 124.403.164 177.410.395 178.000.000 142,61 100,33 Doanh thu xuất khẩu 46.442.600 65.635.241 57.438.264 141,33 87,51 Doanh thu nhập khẩu 70.025.168 98.210.475 101.972.121 140,25 103,83 Doanh thu khác 7.935.396 13.564.679 18.589.615 170,94 137,04 Tổng chi phí 62.198.380 65.136.798 73.427.132 104,72 112,73 Lợi nhuận ròng 203.794 300.448 278.000 147,43 92,53 Thu nhập/người/tháng 860 1.000 1.000 116,28 0 Nép ngân sách 20.000.000 28.000.000 26.000.000 140 92,86 ( Nguồn: Công ty AGREXPORT Hà Nội ) BẢNG 2: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU NĂM 2003 - 2005 Đơn vị tính: USD Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 So sánh 2004 /2003 (%) So sánh 2005 /2004 (%) Hạt điều 1.793.091 3.571.782 1.867.030 199,19 52,27 Cao su 610.752 212.556 243.648 34,18 114,62 Chè đen 283.164 126.454 109.200 44,65 86,35 Đồ gỗ 60.338,6 95.326 89.998 157,98 94,41 Rượu 302.976 227.592 103.104 75,11 45,3 Đồ hộp các loại 102.539 179.956 197.640 175,5 109,82 ( Nguồn: Công ty AGREXPORT Hà Nội ) BẢNG 3: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH NĂM 2003 - 2005 Mặt hàng Đơn vị tính 2003 2004 2005 So sánh 2004 /2003 (%) So sánh 2005 /2004 (%) Hạt điều Tấn 481,09 887,76 490,61 184,53 55,26 Cao su Tấn 960 272 268,8 28,33 98,82 Chè Tấn 353,95 158,06 136,5 44,65 86,35 Đồ gỗ Bé 1.854 1.929 2.766 104,04 143,39 Đồ hộp Tấn 195,94 243,88 377,67 124,46 154,85 ( Nguồn: Công ty AGREXPORT Hà Nội ) BẢNG 4: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH NĂM 2003 - 2005 Năm Thị trường 2003 2004 2005 Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) ASEAN 302.916 9,61 224.592 5,05 168.205 6,44 Trung Quốc 48.384 1,53 199.932 4,49 -- -- Nhật Bản 8.904 0,28 5.142 0,12 -- -- Đài Loan 284.041 9,00 93.629,4 2,11 68.520 2,62 Ên Độ 36.600 1,16 - - -- -- -- Tây Âu 589.769 18,71 152.450 3,43 350.290 13,42 Mỹ 1.693.091,4 53,7 3.371.782 75,88 1.108.469 42,46 Tổng kim ngạch xuất khẩu 3.152.860,6 4.443.666 2.610.620 ( Nguồn: Công ty AGREXPORT Hà Nội ) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA THƯƠNG MẠI -------------- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Trà My : Lª ThÞ Trµ My Mã sinh viên: 2002D5147N : 2002D5147N Khoá: 7 : 7 Líp: 728 : 728 BÁO CÁO THỰC TẬP Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Bá Dư Hà Nội tháng 08 năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 8.doc
Tài liệu liên quan